Lưu trữ cho từ khóa: Theo Suckhoedoisong

Bài thuốc điều trị bệnh tâm phế mạn

Bệnh tâm phế mạn là một dạng bệnh tim thứ phát có nguyên nhân khởi đầu là từ một bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen phế quản mạn tính, giãn phế quản, bệnh bụi phổi… làm tổn thương đến chức năng hô hấp, suy giảm chức năng phổi từng phần, rồi suy giảm chức năng phổi toàn bộ, làm tăng áp động mạch phổi dẫn đến suy tim phải.

Y học cổ truyền không có bệnh danh cho bệnh tâm phế mạn. Tuy nhiên,  đối chiếu với những triệu chứng của bệnh như khó thở, tức ngực, ho khạc đờm nhiều, phù… nằm trong phạm vi các chứng suyễn, kinh quí, đàm ẩm, thủy thũng của Y học cổ truyền. Bao gồm thể phế khí hư đàm trở ở thượng tiêu và thể tỳ thận dương hư – thủy thấp, tùy thể mà dùng bài thuốc thích hợp.

bai-thuoc-dieu-tri-benh-tam-phe-man

​Tiền hồ.

Thể phế khí hư đàm trở ở thượng tiêu:

Người bệnh khó thở, tình trạng này nặng lên khi vận động nhiều, kèm theo ho, khạc ra nhiều đờm loãng, trắng. Toàn thân sợ gió, ra mồ hôi, người mệt mỏi, chất lưỡi bệu sắc nhợt, mạch tế hoặc kết đại.

Phương pháp điều trị: ôn hóa đàm ẩm, giáng khí định suyễn.

Kết hợp 2 bài thuốc cổ phương: Linh quế truật cam thang và Tô tử giáng khí thang gồm: phục linh 16g, quế chi 8g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, tô tử 12g, hậu phác 10g, tiền hồ 10g, trần bì 10g, xuyên qui 12g, sinh khương 3 lát, bán hạ chế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Gia giảm: Để bổ phế gia thêm các vị bổ khí: đẳng sâm 16g, hoàng kỳ 16g. Trong trường hợp môi xanh tím gia thêm các vị thuốc hoạt huyết, hóa  ứ: đan sâm 12g, xích thược 12g, hồng hoa 6g. Trong trường hợp bệnh nhân nghiêng về nhiệt chứng: môi khô, khát nước, khó thở, tức ngực, đờm vàng đặc có thể chuyển sang dùng bài Ma hạnh thạch cam thang: ma hoàng 4 – 12g, hạnh nhân 12g, thạch cao 12g, cam thảo 8g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Tác dụng thanh nhiệt, tuyên phế, bình suyễn.

Gia giảm: có thể gia thêm các vị thuốc kim ngân hoa 10g, ngưu bàng tử 8g, hoàng cầm 8g… để thanh nhiệt giải độc ở thượng tiêu.

Thể tỳ thận dương hư – thủy thấp

Người bệnh khó thở thường xuyên, sắc mặt xanh tím, tay chân lạnh, phù tím hai chi dưới, đi tiểu ít hay hồi hộp đánh trống ngực thường phải nằm đầu cao, chất lưỡi bệu nhợt, rêu lưỡi dày nhớt, mạch trầm tế.

Phương pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận, hóa đàm lợi thủy.

Bài thuốc: Kết hợp 2 bài Chân vũ thang và Ngũ linh tán gia giảm gồm: hắc phụ tử 6g, can khương 6g, quế chi 8g, phục linh 16g, bạch truật 16g, trư linh 16g, trạch tả 12g, sa tiền 12g, trần bì 8g, bán  hạ chế 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Gia giảm: Nếu người bệnh có biểu hiện khí hư nhiều gia đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 12g để ích khí, hành thủy.

ThS. BS. Trần Thái Hà

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc chữa bệnh từ đậu ván trắng

Cây đậu ván trắng còn gọi là quả đậu ván đến khi già thì hái, tách lấy hạt phơi khô để làm thuốc, còn gọi bạch biển đậu. Theo Đông y, bạch biển đậu vị ngọt, tính ấm, vào 4 kinh tỳ, vị, đại trường và tiểu trường, là vị thuốc ôn trung hạ khí, bổ tỳ chống nôn, giải thử trừ phiền khát… Sau đây là một số bài thuốc có đậu ván trắng.

bai-thuoc-chua-benh-tu-dau-van-trang

Ngộ độc thực phẩm đau bụng dữ dội, đi ngoài nhiều lần, bụng đầy hơi…: bạch biển đậu 20g (sao vàng), tía tô 20g, quế tâm 8g, sinh khương 8g, lá đinh lăng 20g, cây cỏ sữa 20g. Các vị cho vào ấm, đổ 4 bát nước, sắc còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.

Trẻ em ra mồ hôi trộm: bạch biển đậu 10g (sao vàng), đương quy 10g, bạch thược 10g, bạch linh 8g, tâm sen 4g, chích thảo 6g. Cho các vị vào ấm đổ 1.000ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, phân sống, rối loạn tiêu hóa, ăn uống kém…: bạch biển đậu (sao vàng) 20g, bạch truật (sao hoàng thổ) 20g, hoài sơn (sao) 20g, sơn thù 12g, cao lương khương 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g, lá khổ sâm 16g. Các vị trên cho vào ấm, đổ nước 1.400ml, sắc còn 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Bị nôn khi có thai, ăn uống kém, người mỏi mệt: bạch biển đậu (sao) 20g, tía tô 16g, ngải diệp (sao qua) 16g, bạch truật 16g, liên nhục 16g, sa sâm 16g, sinh khương 8g, cam thảo Bắc 10g, đỗ trọng (sao muối) 12g. Lần 1: đổ 1.400ml nước, sắc lấy 200ml. Lần 2: đổ 1.000ml nước, sắc lấy 150ml. Chung 2 nước lại, hãm sôi, chia 2 lần uống trong ngày.

Trẻ bị suy dinh dưỡng: bạch biển đậu 12g, hoài sơn 12g, trần bì 6g, cam thảo 6g, bạch truật 10g, táo tàu 4 quả, rễ đinh lăng 10g. Sắc đặc cho trẻ uống ngày 3 lần.

Tỳ vị hư hàn, ăn uống kém: bạch biển đậu 16g (sao qua), bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hoài sơn 20g, liên nhục 20g, đinh lăng (sao gừng) 20g, ngũ gia bì 12g, cam thảo 10g, đỗ trọng 10g, trần bì 10g. Cho 1.400ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Về mùa xuân bị cảm thời khí, hoa mắt chóng mặt, chao đảo, buồn nôn, ớn rét…: bạch biển đậu 20g (sao vàng), tía tô 16g, kinh giới 16g, hoàng kỳ (sao mật) 16g, bạch chỉ 10g, mạch môn 16g, cát căn 16g, phòng sâm 16g, trần bì 10g, sinh khương 8g. Lần 1: đổ 1.400ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Lần 2: đổ 1.000ml nước, sắc lấy 150ml, chung 2 nước lại hâm sôi, chia 2 lần uống trong ngày.

Mùa hè nắng nóng nhiều, mồ hôi ra quá mức: bạch biển đậu 12g, khoai lang khô 30g (sao vàng), cát căn 20g, sâm đại hành 16g, cam thảo 10g. Sắc uống.

Phụ nữ ra khí hư: bạch biển đậu 16g, hạ liên châu 20g, hương phụ 12g, bạch linh 10g, rễ bạch đồng nữ thái mỏng sao vàng 20g, uất kim 10g, trạch lan 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc chữa bệnh từ hồng hoa

Hồng hoa là hoa khô của cây hồng hoa (Carthamus tinctorius L.) còn gọi cây rum. Hồng hoa có tác dụng làm hạ huyết áp và mỡ máu, tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm. Theo y học cổ truyền, hồng hoa vị cay, tính ôn; vào tâm can, có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, thông kinh chỉ thống. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh có dùng vị thuốc hồng hoa.

Hoạt huyết thông kinh

Bài 1: hồng hoa 12g, dùng rượu sắc, chia uống làm 3 lần. Trị đau bụng kinh.

Bài 2: hồng hoa 6g, xuyên khung 4g, đương quy 12g, hương phụ 12g, diên hồ sách 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu để uống. Uống trước khi thấy kinh. Trị đau bụng kinh.

bai-thuoc-chua-benh-tu-hong-hoa

Hồng hoa.

Bài 3: hồng hoa 4g, ích mẫu thảo 20g, sơn tra 20g. Thêm lượng đường đỏ vừa đủ. Sắc uống. Trị sau khi đẻ huyết hôi không ra hết.

Bài 4: hồng hoa 10g, xuyên khung 10g, ngưu tất 10g, ngâm với 500ml rượu trong 7 ngày. Uống sáng chiều, mỗi lần không quá 15ml trước bữa ăn 15 – 30 phút. Dùng cho các trường hợp đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau tức ngực, đau quặn bụng, đau bụng kinh.

Bài 5: hồng hoa 4g, đương qui 12g, đan sâm 15g, tất cả sắc lấy nước bỏ bã; cho 100g gạo nếp vào nấu cháo. Khi cháo chín cho thuốc vào, nấu cho vừa mức ăn là được. Cho ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp kinh nguyệt không đều do huyết hư huyết ứ.

Bài 6: hồng hoa 12g, hương phụ 18g, gạo nếp 60g. Dược liệu sắc lấy nước bỏ bã; gạo nấu cháo. Khi cháo chín cho thuốc vào, nấu cho vừa mức ăn là được. Mỗi ngày 1 lần, cho ăn khi đói. Cho uống trước kỳ kinh, do kinh nguyệt kéo dài sau kỳ, kinh ít, sẫm tím, có huyết khối, đau trướng tức vùng tiểu khung và đau tức vùng bụng ngực, liên sườn và hai vú.

Bài 7: hồng hoa 10g, gừng tươi 8g, đậu đen 50g. Hồng hoa, gừng gói trong vải xô, cùng nấu chín, vớt bỏ gói bã thuốc, cho thêm muối và chút gia vị thích hợp. Ngày 1 lần cho ăn, liên tục trong 10 ngày. Dùng cho bệnh nhân huyết hư thiếu máu.

Trừ ứ, trị chấn thương

Bài 1: hồng hoa 12g, đào nhân 12g, sài hồ 12g, đương quy 12g, đại hoàng 8g. Dùng rượu loãng sắc uống.

Bài 2: hồng hoa 250g, đào nhân 250g, quy vĩ 250g, chi tử 500g. Nghiền chung thành bột mịn; thêm một lượng bột mỳ quấy hồ với giấm, đắp lên vết thương.

Bài 3: hồng hoa 30g, rượu 500ml, ngâm trong 7 ngày. Mỗi lần uống 20 – 30ml. Ngày 2 – 3 lần.

Hoạt huyết, mọc sỏi

Đương quy 8g, hồng hoa 12g, tử thảo 12g, lá đại thanh 12g, liên kiều 12g, ngưu bàng tử 12g, hoàng liên 6g, cam thảo 4g, cát căn 12g. Sắc uống. Dùng khi nốt sởi khó mọc, nhọt độc sưng.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và người kinh nguyệt nhiều quá không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc chữa bệnh từ thanh uyển

Thanh uyển thuộc họ Cúc (Adteraceae), tên khác là tử uyển, dã ngưu bàng, là một cây thảo, sống lâu năm, cao 1 – 1,2m. Thân mọc thẳng, phân cành nhiều có lông thưa, cuống lá dài có rìa bên; lá phía trên mọc so le, nhỏ và hẹp hơn gần như không cuống. Cây mọc tự nhiên ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Bộ phận dùng làm thuốc của thanh uyển là rễ, thu hái quanh năm.

Dược liệu thanh uyển có vị đắng, cay, tính ôn, không độc có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, chỉ khái, hạ khí, chữa ho có đờm, hen suyễn, viêm họng, viêm phế quản cấp và mạn tính. Liều dùng hàng ngày 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác theo những phương thức sau:

Chữa ho, hen có đờm khò khè: thanh uyển 12g, bách bộ 12g, cát cánh 8g, mạch môn 8g, kinh giới 8g, trần bì 6g, cam thảo dây 6g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

bai-thuoc-chua-benh-tu-thanh-uyen

Cây và rễ thanh uyển

Chữa ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính: thanh uyển 10g, khoản đông hoa 10g, thổ bốn mẫu 10g, hạnh nhân 10g, cát cánh 10g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ho gà ở giai đoạn hồi phục: thanh uyển 8g, bách bộ 8g, rễ quả lâu 16g, sa sâm 12g, mạch môn 12g. Sắc uống trong ngày.

Chữa lao phổi: thanh uyển 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, cỏ nhọ nồi 12g, thổ phục linh 8g, bách hợp 8g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 6g, thổ bối mẫu 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Chữa hen phế quản: thanh uyển 12g, tế tân 12g, khoản đông hoa 12g, đại táo 12g, ma hoàng 10g, ngũ vị tử 10g, bán hạ chế 8g, xạ can 6g, gừng sống 4g. Sắc uống trong ngày.

Chữa suy nhược cơ thể do phế hư: thanh uyển 12g, ngũ vị tử, tang bạch bì, thục địa, đảng sâm, hoàng kỳ mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày.

DS. Huyền Hoa

Theo Suckhoedoisong.vn