Lưu trữ cho từ khóa: thay tã

Cách thay tã ‘chuẩn’ cho bé

Chuyện thay tã cho bé tưởng dễ nhưng không hề dễ.

Lần đầu làm cha mẹ, bạn lo lắng không biết phải chăm con thế nào? Bình tĩnh đi! Eva sẽ giúp bạn tháo gỡ hết những 'bí ẩn' quanh việc bế con, thay tã, quấn tã, chăm sóc rốn và cắt bao quy đầu cho bé...

Chuẩn bị

-   Một bàn thay tã hoặc một mặt phẳng an toàn

-    Một hoặc hai tã vải 3 lớp sạch.

-    Một ít khăn lau cho trẻ.

-    Miếng lớp lót ngoài tã.

Ngoài ra, mạn cũng cần chuẩn bị thêm ít kem chống rôm và tã giấy dùng 1 lần phòng khi trẻ bị sẩn ngứa.

Lưu ý: Không bao giờ được để bé nằm một mình trên bàn thay tã để tránh rủi ro.

cach-thay-ta-chuan-cho-be

Cách thay tã:

Bước 1: Đảm bảo bạn có đủ 'đồ nghề' bên cạnh và được đặt ở những vị trí dễ lấy nhất.

Bước 2: Đặt bé nằm lên bàn thay tã. Sau đó, bạn có thể bắt đầu chuẩn bị tã. Đầu tiên, trải tã lên 1 miếng vải sao cho phần đầu và cuối hơi ngắn hơn một chút. Quấn phần cuối của tã lên đủ dài bằng chiều dài của quần mặc bên ngoài.

Bước 3: Gấp sang bên phải 1/3 miếng tã, sau đó gấp nốt phần còn lại. Đặt tã sang một bên trong tầm với của bạn và bắt đầu bế bé.

Lưu ý: Bạn có thể tranh thủ vài phút lúc bé ngủ hoặc tự chơi một mình để gấp trước một chồng tã.

Bước 4: Đặt bé nằm lên bàn thay tã và tháo lỏng lớp lót ngoài tã mà bé đang mặc. Gỡ phần trước xuống nhưng không tháo hẳn ra.

Bước 5:  Nhấc lớp vải lót ngoài tã ra. Gấp tã vải và đặt xuống dưới mông em bé.

Bước 6: Sử dụng giấy lau để lau mông cho bé. Chú ý lau từ trước ra sau và làm cẩn thận không để vương lại gì trên người trẻ.

Lưu ý: Nên quá tã vải cho bé càng nhanh càng tốt để tránh cho bé khỏi bị nhiễm lạnh.

Bước 7: Tháo tã bẩn ra khỏi người bé. Nếu tã vẫn còn sạch bạn có thể gấp ngược lại và dùng lại nó. Nếu tã bị bẩn, hãy dùng tã mới.

Bước 8: Nếu mông em bé bị đỏ hoặc sẩn, bôi một ít kem chống rôm lên vùng đó.

Lưu ý: Một số trẻ thường bị dị ứng với tã vải và xuất hiện các vết rôm xảy khi dùng tã vải. Nếu em bé của bạn là một trong số đó, hãy thử thay tã vải bởi tã giấy dùng một lần.

Bước 9: Gấp phần trước của tấm lót ngoài với tã vải sạch bên trong, vòng qua đùi em bé và dán chặt lại.

Bước 10: Đặt em bé lại ngay ngắn, chỉnh lại quần áo hoặc cài lại các cúc nếu cần.

Bước 11: Dọn qua những thứ có thể dọn được, bỏ tã bẩn vào thùng rác và lau tay một cách cẩn thận. Lau thật sạch và khô trước khi bế em bé.

(Theo Giadinh)

Những điều nên biết về chứng hăm tã ở trẻ

Bạn đã biết gì về chứng hăm tã gây khó chịu cho trẻ nhỏ? Liệu cách chữa trị và phòng tránh mà bạn chọn đã phù hợp với làn da nhạy cảm của con yêu. Bạn hãy tìm hiểu thêm về chứng hăm tã và những khuyến cáo hữu ích cho việc chăm sóc da trẻ nhỏ để có thể bảo vệ bé yêu một cách an toàn nhất.

Hăm tã là khu vực bị viêm, hay sưng đỏ gây ngứa được phát hiện tại vùng da mang tã của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nguyên nhân phổ biến là do sự kích ứng khi da tiếp xúc, cọ xát kéo dài với nước tiểu và phân trong tã. Các bậc phụ huynh nên hiểu được mức độ nhạy cảm của làn da trẻ nhỏ để có thể chăm sóc và tìm mua những loại sản phẩm cũng như mỹ phẩm phù hợp hơn cho con mình.

Có phải chỉ khi vệ sinh và chăm sóc trẻ không tốt thì mới xuất hiện chứng hăm tã?

Không hẳn vậy. Dù được chăm sóc vệ sinh kỹ thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn có nhiều khả năng bị hăm tã do cấu trúc da của trẻ ở giai đoạn này rất mong manh và nhạy cảm. Da trẻ chưa phát triển đầy đủ những yếu tố bảo vệ chính như các lớp sừng, phần mô sợi bảo vệ da và lớp màng có tính acid nhẹ ở bề mặt da giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, bạn cần lưu ý khi quấn tã cho con mình: sử dụng loại vải quấn, bỉm tã nào để đảm bảo mức độ vệ sinh, cũng như các sản phẩm mỹ phẩm bôi ngoài da ở vùng da quấn tã của trẻ nhằm tránh sự kích ứng với làn da nhạy cảm.

Ngoài môi trường trong bỉm lót, còn lý do nào khác gây ra chứng hăm tã?

Trước hết, nguyên nhân chính và phổ biến nhất cho chứng hăm tã là sự cọ xát của tã lót và môi trường ẩm thấp bên dưới lớp tã. Bạn nên biết nước tiểu, phân cùng sự thiếu thông thoáng từ tã lót đã tạo nên một môi trường rất “thù địch” đối với làn da non nớt của bé.

Bên cạnh đó việc thay đổi thức ăn (từ dạng lỏng sang dạng đặc), ngưng cho bé bú sữa mẹ hoặc chăm sóc da bé không đúng cách như dùng xà phòng dạng lỏng hoặc phấn rôm có chất kích ứng cũng là những nguyên nhân gây hại cho da của bé.

Chăm sóc đúng cách giúp bảo vệ làn da mong manh của trẻ (Nguồn: Bayer)

Vậy nên chăm sóc và lựa chọn sản phẩm trị hăm tã cho trẻ như thế nào?

Các chuyên gia về làn da trẻ em khuyến cáo bạn nên thực hiện các bước sau để tránh gây tổn thương cho vùng da mang tã của bé:

  • Lau nhẹ da mông trẻ bằng nước, rồi thấm khô bằng gạc.
  • Dùng dầu bôi để ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa nước tiểu và phân với da trẻ, đồng thời tạo độ ẩm thích hợp cho da nhằm đẩy nhanh quá trình lành bệnh tự nhiên.
  • Không cần phải tẩy rửa lớp dầu bôi khi thay tã lót, việc này có thể làm hại các mô đang phục hồi.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần sử dụng thêm thuốc mỡ có chứa Dexpanthenol và Lanolin, không chỉ trong điều trị mà còn có thể dùng hàng ngày để phòng ngừa tình trạng hăm tã.Thuốc mỡ đặc trị hăm tã chứa Dexpanthenol và Lanolin giúp tạo màng phân cách giữa các tác nhân gây kích ứng da cũng như hơi ẩm thừa, đồng thời giúp dưỡng ẩm và điều trị các thương tổn trên da bé. Bên cạnh đó, thuốc mỡ không chứa tá dược gây kích ứng như các loại kem khác, không cần chất hóa học bảo quản mà cũng giữ được rất lâu. Ngoài tác dụng tuyệt vời trong việc phòng ngừa và điều trị hăm tã, Dexpanthenol được xếp vào loại dược chất an toàn nên các bà mẹ có thể sử dụng để chăm sóc núm vú mà không sợ tác dụng phụ và nguy hiểm cho con mình.

Hãy tìm hiểu kỹ tình trạng sức khỏe làn da của con mình để có sự lựa chọn phương thức chăm sóc phù hợp cũng như sản phẩm bảo vệ da tốt nhất cho bé yêu, bạn nhé!

Nguồn: Bayer

Xem đầy đủ thông tin chi tiết về Bepanthen tại đây

Chăm sóc vùng ‘dưới ấy’ của bé

Một hôm, bạn từ bệnh viện về với một em bé sơ sinh, và không kèm theo một chỉ dẫn nào. Thật là choáng ngợp với nào là bú mớm, ngủ nghê, tè ị và tất nhiên là tắm rửa và vệ sinh vùng kín.

Cái nhìn đầu tiên

Tiếp sau câu thông báo của y tá “Con trai!” hay “Con gái!”, rất tự nhiên các bố mẹ trẻ sẽ đưa mắt nhìn vào “cái ấy” của con như để kiểm chứng lại thông báo. Có thể bố mẹ trẻ sẽ hơi ngạc nhiên một chút nếu bạn chưa chuẩn bị tinh thần là bộ phận sinh dục của em bé sơ sinh trông như thế nào.

Trời ơi, “chỗ ấy” của con tôi sưng đỏ!”

Nếu bạn chưa bao giờ thấy một em bé vừa lọt lòng, đừng vội la lên như thế. Dù con bạn là trai hay gái, lúc vừa ra đời, bộ phận sinh dục của bé đều có thể hơi mọng nước hoặc sưng nhẹ, bên cạnh những sự khác biệt hiển nhiên.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Bé gái

Với bé gái, sự sưng tấy thường ở quanh âm hộ, và phụ huynh cũng có thể thấy chất tiết trong, trắng hoặc thậm chí lẫn máu, điều này là bình thường, nhưng có thể gây bối rối. Bạn không cần và cũng không được khuyến khích phải xả sạch chất tiết này. Ngoài ra, hai môi trong âm hộ của bé cũng có thể kết với nhau theo nhiều mức độ, trong một số trường hợp có thể đủ để che kín cả vùng âm đạo hoặc niệu đạo. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do sự kích thích âm môi. Bạn không nên cố tách chúng ra vì có thể càng làm chúng dính chặt vào nhau hơn. Tốt hơn hết là nói chuyện với bác sĩ để họ quyết định nên làm thế nào.

Bé trai

Với 10% bé trai, một hoặc cả hai bên 'cậu bé' có thể sưng lên hoặc to hơn, với dịch lỏng bên trong. Tinh hoàn của một số bé trai có thể chưa xuống bìu ngay, và một số bé có thể bị tật lỗ tiểu lệch dưới, còn được gọi niệu đạo lạc chỗ, khi mà lối ra của dương vật không nằm ở đầu dương vật. Bác sĩ nhi khoa sẽ lưu ý điều này trong những lần khám nhi đầu tiên cho bé, nên bạn hãy yên tâm.

Chăm sóc đặc biệt cho “chỗ ấy” của bé

Vệ sinh và chăm sóc cho “em bé tí” của trẻ sơ sinh cũng khá đơn giản. Đừng cố kéo tụt da quy đầu, và nếu bạn chọn cắt da quy đầu cho bé, hãy chuẩn bị sẵn tâm lý về việc dương vật của bé trông sẽ như thế nào trong thời gian lành vết thương. Lúc này, đầu dương vật của bé có thể có màu đỏ tía và / hoặc sưng lên trong cả tuần. Bạn cũng có thể nhận thấy đầu dương vật của bé mưng mủ hoặc đóng mày dẻo dính trong quá trình lành. Sử dụng vaseline hay thuốc mỡ kháng sinh thường giúp lớp mày này không bị dính vào tã. Nếu bạn có một em bé gái, hãy luôn nhớ lau từ trước ra sau khi thay tã cho bé và luôn kiểm tra các nếp gấp âm hộ.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Thay tã

Không cần thiết phải dùng các loại khăn ướt cầu kỳ, có hương thơm hay sữa dưỡng da cho trẻ sơ sinh, càng ít thì càng tốt. Bạn có thể dùng nước ấm với khăn lau mềm hoặc gạc vuông, hoặc thử loại khăn giấy ướt không mùi cho em bé trong những tuần đầu sau khi bé ra đời. Hãy thay tã thường xuyên cho bé, đặc biệt là sau khi bé ị, đây là lưu ý đầu tiên trong kế sách phòng hăm tã cho bé. Nhưng ngay cả khi bạn giữ sạch và khô, da của một số bé vẫn quá nhạy cảm so với các bé khác. Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo bạn nên thoa một lớp thuốc mỡ hoặc kem mỏng để bảo vệ cho da bé mỗi lần thay tã. Nếu bạn thấy vùng da mặc tã của bé ửng đỏ với những nốt đỏ rõ, bé có thể đã bị hăm tã do nấm, loại này rất phổ biến. Hãy hỏi bác sĩ để được chỉ định loại kem trị nấm phù hợp cho bé.

Khi nào thì cần cho bé đi khám bác sĩ

Mỗi em bé khi sinh ra đều đã được kiểm tra sức khỏe tổng quát kỹ trước khi rời viện, trong đó có phần kiểm tra bộ phận sinh dục của bé. Nếu bạn vẫn thắc mắc về việc chăm sóc vùng “dưới ấy” của bé ở nhà, đừng ngại gọi cho bác sĩ. Nếu hăm tã không thuyên giảm, hoặc nếu thấy chúng chảy mủ, hoặc thậm chí bạn cần được đảm bảo mọi thứ đều ổn, hãy đặt số điện thoại bác sĩ nhi của con bạn ở chế độ gọi nhanh. Đừng lo, không có câu hỏi nào của phụ huynh về con mình bị xem là ngớ ngẩn cả.

Meo.vn (Theo Eva)

Muốn tránh bệnh, hãy luôn rửa tay

Theo các chuyên gia sức khỏe, việc giữ hai bàn tay luôn sạch sẽ là một trong những phương pháp quan trọng mà mỗi người cần thực hiện để tránh bệnh tật cho bản thân và phát tán vi khuẩn sang người khác. Phương pháp tốt nhất là bạn hãy rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch.

Khi nào bạn cần rửa tay?

- Trước khi làm bếp và trước khi ăn.

- Sau khi: đi vệ sinh, thay tã hoặc tắm rửa cho trẻ, thăm người bệnh, dùng tay hỉ mũi, hoặc che miệng khi ho và nhảy mũi; sờ vuốt thú nuôi hoặc dọn dẹp vệ sinh chuồng trại của thú; đổ rác.

- Trước và sau khi chăm sóc, băng bó vết thương.

Sử dụng xà phòng sao cho đúng?

- Trước tiên, bạn hãy xoa xà phòng lên hai bàn tay đã được làm ướt. Nên sử dụng nước ấm nếu có thể.

- Chà hai bàn tay với nhau để tạo bọt, rồi xoa đều lên khắp hai bàn tay và các ngón tay.

- Tiếp tục chà hai bàn tay trong khoảng 20 giây.

- Xối sạch xà phòng bám trên hai tay dưới vòi nước sạch.

- Làm khô hai bàn tay bằng khăn giấy hoặc bằng máy sấy. Sau đó, sử dụng khăn giấy lót tay để tắt vòi nước nếu có thể.

Lưu ý: Trong trường hợp không có sẵn nước và xà phòng, bạn có thể sử dụng các loại chất lỏng có chứa cồn để rửa tay. Và khi làm vệ sinh hai bàn tay bằng những loại sản phẩm này, bạn cần nhớ:

- Đổ sản phẩm lên lòng một bàn tay.

- Chà xát hai bàn tay lại với nhau.

- Xoa đều sản phẩm lên hai bàn tay và ngón tay cho đến khi chúng trở nên hoàn toàn khô ráo.

 

Meo.vn (Theo PNO)

Kế hoạch để chồng sa bẫy

Anh đang ngồi đó, chăm chú ngắm nhìn con trai xinh xắn đang ngủ ngon lành trong chiếc nôi và mỉm cười mà không mảy may biết có một kế hoạch được âm thầm chuẩn bị kỹ lưỡng từ lâu…

Hai năm trước em còn là một cô bé sinh viên mới tốt nghiệp ở nước ngoài về. Vừa lớn lên bố mẹ đã cho em ra nước ngoài với hy vọng em được tiếp thu nền giáo dục tiên tiến và tránh được đám bạn 8x, 9x đua đòi của em.

Em trở về nước với tấm bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi cùng rất nhiều niềm tin vào tương lai. 21 tuổi 6 tháng em chưa từng yêu ai và cũng chẳng hề tin vào tình yêu. Em không quá xinh đẹp nhưng em có chiều cao và số đo ba vòng hợp lý, khuôn mặt hài hòa và nụ cười tỏa nắng. Vốn có học thức và là con gái út trong một gia đình công chức cơ bản, em tự tin rằng em có thể điều khiển cuộc sống của mình đâu vào đó. Em sẽ có một người chồng tuyệt vời nếu em biết cách khống chế tình cảm của mình. Mẹ em vẫn hay nói rằng: “Thước đo thành công của người phụ nữ được tính bằng sự hoàn hảo của chồng cô ấy", em luôn tâm niệm rằng em sẽ dùng trí thông minh của mình để trở thành người phụ nữ thành công.

Và em gặp lại người ấy, một người quen cũ. Em choáng ngợp trước sự thay đổi toàn diện của anh ấy. Từ một chàng sinh viên thích lêu lổng, anh ấy đã trở thành giám đốc điều hành hào nhoáng của một công ty thương mại trẻ nhưng có quy mô không nhỏ. Một chiếc ô tô đời mới và một căn hộ cao cấp giá trị trong khu đô thị mới. Tất cả làm một con bé mới lớn và háo thắng như em đã không thể để vuột mất cơ hội trở thành người phụ nữ thành công.

Sau 2 tháng nhận lời yêu người đàn ông ấy, em bước lên xe hoa đẹp đẽ với nụ cuời rạng rỡ trước con mắt ngạc nhiên và ghẹn tỵ của rất nhiều bạn gái trẻ, trong sự ngỡ ngàng của các chàng vệ tinh ưa lãng mạn. Em đắm mình trong cảm giác tự mãn của kẻ đi săn thu được chiến lợi phẩm đầu tiên. Em đã và sẽ chứng minh cho mẹ em thấy những lo lắng mẹ dành cho em là thừa thãi, sự phản đối của bố trước một đám cưới vội vàng là một sai lầm. Em cũng chứng minh cho chị gái em biết em vẫn sẽ có được gia đình hạnh phúc và một người chồng tuyệt vời hơn chị mà chẳng cần tốn thời gian và nước mắt cho tình yêu.

Em sẽ khiến cho bạn bè của em phát ghen lên vì những gì em có. Cuộc sống hôn nhân trước mắt em tràn ngập màu hồng. Em là bà chủ của một căn hộ tiện nghi 160m2. Bố mẹ chồng đã ly hôn và đều đã có gia đình mới nên em chẳng cần phải lo lắng đến việc đối phó với mẹ chồng. Những ngày lễ tết em được thảnh thơi về với bố mẹ mà không phải tất bật, chạy tới chạy lui giữa 2 gia đình như chị gái em. Thu nhập của chồng em cũng đủ để em ngồi nhà xem ti vi và thỉnh thoảng ra ngoài cùng bạn bè mua sắm. Thi thoảng trong những chuyến công tác hoặc đón tiếp đối tác nước ngoài, với vốn ngoại ngữ kha khá của mình (em nói được 3 ngoại ngữ) em sẽ thành thư ký đặc biệt của chồng mình.

Cuộc sống mới của em thật tuyệt vời, sau tuần trăng mật bằng chuyến đi Đà Lạt 5 ngày, em bắt tay vào thực hiện trách nhiệm của người vợ. Chồng cho em toàn quyền bố trí lại căn nhà sao cho em thấy thoải mái nhất. Mỗi sáng đi chợ em đều nhớ mua hoa tươi về trang trí thêm cho căn nhà hạnh phúc của mình. Em dành nhiều thời gian cho bữa cơm gia đình, chồng em chỉ về nhà vào bữa tối nên em có cả một ngày để chuẩn bị cho một thực đơn ngon miệng. Thi thoảng, em lại trang điểm thật đẹp, chọn một bộ cánh đắt tiền đến công ty cùng chồng đi ăn trưa trước con mắt ngưỡng mộ của bao nhiêu cô nhân viên trẻ. Những dịp cuối tuần vợ chồng em vẫn đi xem ca nhạc, đến những chỗ vui chơi với những người bạn thay bồ như thay áo của chồng. Em tự hào vì người chồng hoàn hảo của mình, về cuộc sống mà em tự cho rằng em đã giành được nhờ trí thông minh, thứ quan trọng hơn nhiều so với tình yêu.


Em mỉm cười vì biết anh đang dần sa chân vào cái bẫy của em... (Ảnh minh họa)

Và rồi em chợt nhận ra trong cuộc sống của em có những điều rất lạ. Người đàn ông gối ấp tay kề với em hàng đêm chẳng bao giờ nói với em quá 10 câu mỗi ngày, những cuộc điện thoại với nội dung ngắn ngọn không quá 1 phút. Chiếc thẻ ngân hàng anh đưa cho em được ra hạn ở mức 10 triệu đồng mỗi tháng. Mỗi dịp đặc biệt em vẫn nhận được hoa và quà nhưng không kèm theo một lời chúc nào cả. Người đó chỉ cười nói âu yếm với em khi ở giữa đám đông, căn nhà chỉ trở nên nhộn nhịp khi anh mời bạn bè đến thưởng thức tài bếp núc của vợ.

Chồng em sẽ xem xét những yêu cầu của em và nếu em biết an phận và nghe lời, em sẽ có những gì em muốn. Em cô đơn giữa căn nhà rộng lớn và lạnh lẽo. Em thường về thăm bố mẹ một mình và có những lúc sống mũi chợt cay khi nhìn thấy gia đình hạnh phúc của chị. Trước cuộc sống nhàm chán của em, chị gái giới thiệu em làm giáo viên cho một trang web dạy ngoại ngữ trực tuyến. Em cũng nhận thêm việc dịch thoại phim tại nhà cho một kênh truyền hình số. Nhờ đó cuộc sống mỗi ngày của em trôi qua nhanh hơn.

Một năm trôi qua, cuộc sống của em trở nên âm thầm và ngột ngạt. Em thèm được làm mẹ trẻ con nhưng chồng em nói cả 2 còn quá trẻ, anh ấy muốn con của chúng em phải có cuộc sống đầy đủ nhất. Anh ấy muốn chúng em có đứa con đầu lòng khi em 27 tuổi, độ tuổi đủ chín chắn để làm mẹ. Nhưng khát khao làm mẹ của em đã khiến em lần đầu tiên làm trái ý chồng mình. Cho đến khi chồng em nhận ra điều khác biệt ở cơ thể em thì con của chúng em đã được 15 tuần tuổi. Em ngỡ rằng sau sự bất ngờ này, anh sẽ thấy hạnh phúc khi lần đầu tiên được làm cha, và sẽ tha thứ cho sự ngang bướng của em. Nhưng em đã lầm.

Người đàn ông em gọi là chồng gầm lên như một con thú hoang, anh gào vào mặt em và nói những lời mà em không dám tin đó là chồng em, là cha của con em nữa. Mắt em tối sầm trước sự thật mà mà anh che giấu suốt một 1,5 năm chung sống. Cuộc hôn nhân hoàn hảo của em trong chớp mặt sụp đổ. Anh chọn em vì em đủ tiêu chuẩn trở thành một con búp bê sống trong lâu đài anh tạo ra. Anh muốn trở thành người đàn ông hoàn hảo trong mắt mọi người. Anh muốn sống thật tốt để chứng minh cho những người sinh ra anh rằng họ đã sai lầm khi cho rằng anh là đồ bỏ đi. Anh muốn làm được tất cả những gì mà cha anh không làm được để rồi cười nhạo vào mũi của ông.

Anh mang em về đây để cho đám bạn chơi bời của anh ghen tỵ khi anh có một cô vợ đẹp, ngoan ngoãn, “sạch sẽ” và không biết nghen. Để những cô gái chân dài qua đường của anh bỏ hẳn đi cái giấc mơ bước chân vào làm nữ chủ nhân của cuộc đời anh. Anh không muốn sinh con vì không muốn cuộc sống của anh bị đảo lộn lên. Và dự định của anh là qua 5 năm chung sống, nếu em không an phận, em sẽ bị hất ra đường mà chẳng có gì. Anh phát điên lên và nói rằng sự ngu ngốc của em đã phá hỏng kế hoạch cuộc sống của anh. Tai em ù đi, em nằm vật xuống nền nhà mà khóc. Anh im lặng, đi về phía phòng ngủ.

Và rồi em đã khóc, đã định rời bỏ cái lồng sơn son thiếp vàng mà em đang bị nhốt. Em sẽ tự mình nuôi con mà không cần đến anh. Nhưng rồi em nhận ra em chẳng có gì, không tiền, không nghề nghiệp, không nhà cửa. Hơn cả em sợ bị mọi người cười vào nỗi thất bại ê chề của em. Em không muốn nghe tiếng bố mẹ thở dài trong nỗi buồn "cá không ăn muối cá ươn". Trong những ngày không ăn, không ngủ em đã vạch ra một kế hoạch cho mình. Em sẽ vẫn ở đây, với kẻ nghiệt ngã ấy, em sẽ khiến anh phải yêu thương đứa con em sinh ra. Và khi anh tưởng anh đã thành công, đã có tất cả thì em sẽ khiến anh gục ngã, khiến tất cả mọi người nhìn thấy bản chất thật của anh.

Và em đã gói lòng tự trọng của mình lại, giấu sâu vào bên trong. Em thông báo cho tất cả mọi người về em bé sắp ra đời để khiến anh không thể làm gì ảnh hưởng đến mẹ con em. Mặt khác em đến bên anh van xin anh để em ở lại, thề thốt rằng em sẽ nghe lời anh, em sẽ chăm sóc con và không để ảnh hưởng gì đến cuộc sống của anh với lý do là em đã trót yêu anh, không thể rời xa anh được. Anh lặng thinh, hôm đó phòng đọc sách được chuyển đến một chiếc giường và một chiếc tủ đồ. Em lẳng lặng dọn đồ qua căn phòng ấy.


Chồng em chỉ đứng từ xa nhìn rất lâu những khi em cho con ăn, thay tã và tắm cho con... (Ảnh minh họa)

Em mua về nhà một chiếc nôi xinh xắn, tự làm bản thiết kế nội thất cho căn phòng nhỏ bé ấy, em luôn tỏ vẻ hạnh phúc khôn cùng của một người đàn bà may mắn. Chồng em là kẻ sỹ diện, luôn muốn mình hoàn hảo trong mắt mọi người. Lợi dụng điểm yếu đó, cứ vào mỗi thứ 5 đầu tiên của tháng, em sẽ đến cơ quan anh vào buổi chiều để anh đưa em đi khám thai. Trước mặt mọi người anh buộc phải dịu dàng với mẹ con em, phải chú ý đến tình hình sức khỏe của bé trai đang lớn lên từng ngày trong cơ thể em. Nhưng khi ở nhà anh hầu như im lặng, em mua về rất nhiều sách báo về chăm sóc trẻ sơ sinh, cố ý để anh nhìn thấy. Thỉnh thoảng em lại đem giặt những bộ đồ sơ sinh nhỏ xíu, phơi ra ban công, cuối tuần đón cu Bi con chị gái em qua chơi để đánh thức tiềm thức làm cha trong anh.

Em vẫn chuẩn bị cho anh bữa cơm ngon mỗi tối, 1 bộ quần áo là thẳng mỗi sáng để đi làm, sàn nhà sạch bóng và ngăn nắp. Chi tiêu thật tiết kiệm, làm việc chăm chỉ hơn để tích lũy cho mình một khoản tiền nho nhỏ. Còn anh vẫn nhởn nhơ với những cuộc vui, những mối quan hệ xác thịt bên ngoài. Cho đến tháng thứ 7 của thai kỳ, em trở nên ỳ ạch và mệt mỏi. Anh thuê đến một người giúp việc, em không đồng ý và nói với anh trong những giọt nước mắt lăn chầm chậm rằng em không muốn có người lạ sống trong nhà mình, không muốn mọi người biết về sự lạnh lùng đến đáng sợ của chồng mình.

Anh ngỡ ngàng trong vài giây rồi thuê cho em một người giúp việc bán thời gian từ 9h sáng đến 2h chiều nhưng em vẫn giữ thói quen đích thân nấu bữa tối và là quần áo cho chồng, anh biết nhưng không nói gì. Có lần chồng em về muộn, mâm cơm trên bàn nguội ngắt, em bỏ ăn về phòng ngủ. Đêm đó khi trở về nhà anh đã mở cửa nhìn vào phòng em rất lâu, sững sờ vì tất cả những gì em chuẩn bị cho đứa con sắp chào đời. Chiều hôm sau anh về sớm, đặt trên bàn ăn một bộ đồ chơi ru ngủ lắp vào nôi cho trẻ sơ sinh. Em mỉm cười vì biết anh đang dần sa chân vào cái bẫy của em.

Có lẽ vì quá mệt mỏi với những toan tính, em trở dạ khi cái thai mới đang ở tháng thứ 8. Cô giúp việc cuống quýt gọi xe cấp cứu đưa em vào viện. Con trai em yếu ớt không cất nổi tiếng khóc chào đời và phải ấp trong lồng kính làm em vì suy nhược cũng phải nằm viện, gia đình lo lắng vô cùng. Sau khi sinh, cột sống của em có dấu hiệu bị thoái hóa, cần nằm viện điều trị, việc chăm sóc bé do cô giúp việc phụ trách. Em lo lắng vô cùng, ngày em xuất viện về nhà, khi được ôm con trai bé bỏng của mình trong tay em đã khóc. Sự nhịn nhục của em đã khiến con phải chịu khổ từ trứng nước. Em cho cô giúp việc nghỉ, tự tay chăm sóc cho con trai bé bỏng của mình. Chồng em chỉ đứng từ xa nhìn rất lâu những khi em cho con ăn, thay tã và tắm cho con.

Một ngày thứ 7, chồng em nằm dài trên ghế sofa xem tin tức , em lặng lẽ bế con ngồi xuống kế bên, bàn tay nhỏ xíu của con trai em huơ huơ 1 lát và bất chợt nắm chặt lấy ngón tay bố nó. Anh nhìn đứa trẻ đầy ngạc nhiên và từ từ dùng ngón tay cái của mình nhè nhẹ miết trên những ngón tay non tơ của con. Những ngày sau đó anh thường tìm cớ để nhìn con trước khi đi làm hay lúc về nhà. Không ít lần em thấy anh nhân lúc em nấu ăn hay rửa bát lén lên phòng thơm trộm lên mái tóc lưa thưa của con trai. Thỉnh thoảng anh lại mang về nhà một đôi giày nhỏ xíu, một hộp phấn rôm (tối hôm trước em có nói phấn rôm của con hết mà quên chưa mua), một món đồ chơi lẳng lặng đặt trên bàn uống nước.

Và đêm nay, anh đang ngồi trong căn phòng nhỏ của mẹ con em, trên chiếc giường đơn lẻ nơi em đã trải qua bao đêm trong nước mắt, đưa nôi nhẹ nhàng cho con trai say giấc ngủ. Anh mỉm cười, nụ cười hiền lành đầy hạnh phúc. Em thấy mắt mình cay cay. Kế hoạch của em đã thành công, chỉ cần em ký tên vào tờ đơn ly hôn em đã viết sẵn từ lâu để vạch trần bộ mặt đạo đức giả của anh và mang con em ra đi với những gì em đáng được hưởng.

Em sẽ bỏ lại anh trong cái nhà tù sơn son này. Nhưng sao em bỗng thấy mình quá yếu đuối, em muốn buông xuôi tất cả để giữ cho con trai em khoảnh khắc bình yên bên cha của nó, dù cha nó đã từng không muốn nó có mặt trên cuộc đời này. Em phải làm sao?

Meo.vn (Theo Afamily)

10 bí quyết chăm con không phải ai cũng biết – Phần 1

Bạn có thể học được rất nhiều từ sách vở và những lớp học tiền sản, nhưng có những điều có lẽ bạn chẳng nghe đến bao giờ cho đến khi trực tiếp đối mặt, chẳng hạn phải làm sao khi bé đòi bú nơi đông người, hay làm thể nào để sống sót nếu chỉ ngủ 12 phút / ngày. Hãy chứng kiến vấn đề của bạn được giải quyết chỉ trong tích tắc.

Thay tã trong bóng tối

Con bạn vừa bú xong cữ tối và đang thiếp đi trong mãn nguyện, bỗng bất thình lình bạn nghe một tiếng bụp nho nhỏ – và ngửi thấy mùi thoang thoảng từ cũi của bé. Nếu bạn mở đèn để thay tã, con bạn sẽ nghĩ, “A, đến giờ chơi rồi!” Nhưng chỉ cần chút chuẩn bị và thực tập, bạn có thể thay tã cho con mà không cần bật công tắc đèn – đồng nghĩa với không quấy rối giấc ngủ êm đềm của bé. Trước tiên, hãy dự trữ những bộ đồ ngủ có thể cởi ra mà không cần phải vặn vẹo thân hình con, nên tránh xa những bộ áo ngủ liền quần; túi ngủ có khóa kéo dành cho em bé cũng là món nên có nếu có điều kiện.

Webtretho - Thay tã cho bé

Đừng đánh thức con chỉ vì việc thay tã nhé! - Ảnh: Gettyimages

Bạn không cần phải mò mẫm trong bóng tối đen như mực, hãy vặn một ngọn đèn ngủ mờ mờ cạnh cũi của con để tránh mặc tã nhầm lên đầu cục cưng của mình. Ban không việc gì phải mang bé ra khỏi cũi, chỉ cần kéo khóa túi ngủ và bộ đồ ngủ, luồn tã mới xuống bên dưới mông bé, lấy tã bẩn ra, lau sạch cho bé bằng khăn ướt (hãy làm ấm khăn trước bằng cách chà xát vào tay một chút để con không giật mình tỉnh giấc vì lạnh,) sau đó gài tã lại. Hy vọng bé có thể vẫn sẽ đắm chìm trong giấc mơ của mình trong suốt quá trình thay tã.

Chụp một tấm ảnh đàng hoàng cho một đứa bé không ngừng cựa quậy

Rõ ràng con bạn đẹp nhất trần đời, nhưng khi đèn flash loé lên, con lại xụ mặt làm xấu hoặc ngọ nguậy quay đi chỗ khác. Mánh khoé ở đây là giả vờ như bạn không có ý định chụp ảnh, bạn chỉ nằm trên sàn chơi với bé và tình cờ cầm máy chụp hình trong tay thôi. Đa số mọi người đứng cao phía trên con, nhưng bạn nên hạ thấp người xuống ngang tầm của bé; sau đó, hãy giơ một món đồ chơi lên và phát ra tiếng kêu hay âm thanh mà bé chưa từng nghe trước đây để thu hút và làm bé cảm thấy thú vị. Nếu là âm thanh cũ mà con bạn đã quen, bé sẽ chẳng thèm để ý đâu, nhưng nếu bạn làm điều gì đó thật kỳ quặc, bé sẽ tròn xoe mắt nhìn bạn. Và lúc đó, hãy nhanh tay bấm máy đi nhé!

Webtretho - Cho con bú nơi công cộng

Cho con bú nơi công cộng không phải là điều bất khả thi đâu mẹ ạ! - Ảnh: Gettyimages

Cho con bú nơi công cộng mà không bị ai để ý

Trong những lần đầu tiên khi cho đứa con háu đói của mình bú ở quán cà phê hay ngoài ghế đá công viên, có thể bạn sẽ phải mất đến nhiều phút mới choàng được tấm chăn che qua vai, tìm được một tư thế thoải mái, và dỗ dành con. Nhưng khi cả hai đã quen, công cụ che chắn tốt nhất chỉ là một nụ cười và thái độ tự nhiên, bình tĩnh. Hãy mặc một chiếc áo cánh rộng và cởi khoảng hai chiếc nút ở trên cùng ra. Sau đó luồn đầu con vào trong áo và cho bé bú – đầu bé sẽ che chắn kín đáo cho bạn, và thường thì những người trông thấy sẽ nghĩ là bạn đang ôm ấp con thôi. Nếu bạn làm như chẳng có chuyện gì đang xảy ra, thì cũng sẽ chẳng có ai đế ý cả!

Thuê một người giữ trẻ đáng tin cậy

Dù bạn đang chuẩn bị đi làm lại và cần người chăm sóc con, hay chỉ là cần ai đó trông giúp con vài tiếng đồng hồ vào một hôm Thứ Ba nào đó, bạn cũng cần một vú em biết yêu trẻ, có trách nhiệm và không bị cảnh sát truy nã. Trừ khi bạn biết rõ người đó, không thì hãy yêu cầu dịch vụ giới thiệu cung cấp tên 3 người để tham khảo, cộng với tên tuổi, địa chỉ hiện tại hoặc tạm trú và số điện thoại các nhà chủ trước; sau đó nói rằng bạn sẽ kiểm tra lý lịch cô ta, Nếu cô ta không chịu cung cấp thông tin hay xử sự kì lạ khi bạn đề cập đến chuyện đó, hãy chuyển sang ứng viên khác! Bạn có thể tự gọi điện cho những người tham khảo hoặc nhờ hỏi lý lịch với cơ quan phường xã mà cô này đăng ký thường (tạm) trú,

Làm sao cho con chịu ngủ ở bất cứ đâu

Webtretho - Bé chịu ngủ ở chỗ lạ

Ảnh: Gettyimages

Dĩ nhiên, đặt bé vào chính chiếc cũi của bé ở nhà là giải pháp lí tưởng nhất, nhưng không phải ngày nào bạn cũng ở nhà đúng vào giờ đó. Có thể hai mẹ con đang trên đường đến nhà bà ngoại, hay đưa nhóc anh đi tập bóng đá chẳng hạn. Để con chịu ngủ trên xe nôi, ghế xe hơi hay sân chơi, hãy giữ cố định những điều kiện đưa đến giấc ngủ – chẳng hạn việc cho con bú bình và hát ru trước khi bé thiếp đi – kể cả khi hai mẹ con đang trong khu mua sắm. Cũng nên có một món mền/gối hay thú bông ghiền mà con bạn thường sử dụng cho giấc ngủ trưa. Khi con đã dụi mắt, hãy hạ lưng ghế xe nôi xuống, đưa cho bé Gấu Ngủ và đẩy bé đi vòng vòng cho đến khi bé bắt đầu ngáy đều.

>> Xem tiếp: Phần 2

Khi bé ghen tỵ với em

Bạn có thể tìm và đọc cho bé những câu chuyện thiếu nhi ca ngợi tình yêu thương của anh chị em (với các nhân vật ngộ nghĩnh, chẳng hạn).

Ngoài ra:

- Bạn hãy để bé trò chuyện cùng “bụng bầu” từ khi mẹ đang mang thai.

- Cho bé tham gia vào những công việc chăm sóc em. Hãy chọn những việc nhỏ mà bé tự tin có thể làm tốt (đừng để bé nghĩ rằng bạn không tin con hoặc bé quá hậu đậu, làm hại đến em).

- Nhanh chóng cách ly bé nếu bé làm tổn thương em và bình tĩnh giải thích lý do cho bé.

http://images.yume.vn/blog/201108/27/1314386025_chi-em5.jpg
Ảnh minh họa

Ngay cả khi có em bé, bạn cũng nên quan tâm đặc biệt tới bé lớn:

- Hãy tích cực yêu thương bé lớn để bé thấy bé vẫn có vị trí đặc biệt trong nhà. Khen thưởng cho những việc bé đã hoàn thành.

- Dạy bé bộc lộ cảm xúc với mẹ, thay vì ngấm ngầm ghen tỵ với em.

- Gợi ý: “Con giúp mẹ thay tã cho em nhé” hoặc “Con và bố chơi cùng em nhé”... Tránh luôn miệng quát: “Đừng nghịch nữa, không thấy em đang ngủ à?”...

Meo.vn (Theo mevabe)

Bất ngờ thú vị từ bé 5 tuần tuổi

Thời điểm này, bé sẽ tặng cha mẹ 1 món quà cực kỳ ý nghĩa... Đảm bảo rằng cha mẹ sẽ 'ngất ngây' đấy.

Phản xạ nâng đầu

Các cơ cổ của bé đang chắc khoẻ hơn, cho phép bé nâng đầu lên trong một thời gian ngắn. Bé có thể chống đỡ được một lúc trong khi nằm lật úp bụng, chẳng hạn bé có thể quay sang hai bên. Bé có thể nâng đầu lên khi đang nằm trong ghế xe ô tô hoặc được địu.

Đổi thay về giấc ngủ

Bé trở nên linh hoạt, lanh lợi hơn và có thể thôi ngủ 10 tiếng/ngày (nhưng không phải thức cùng trong một thời điểm và không nhất thiết thức suốt ban ngày). Chẳng bao lâu, chu trình ngủ - thức sẽ trở nên dễ đoán hơn (trẻ ngủ từ 2 đến 3 giấc, mỗi giấc kéo dài 2 – 3 tiếng). Số giờ thức còn lại dành cho bé của bạn học thêm những kỹ năng mới, nắm bắt thế giới xung quanh và tiếp xúc với ba mẹ.

Bất ngờ thú vị từ bé 5 tuần tuổi, Làm mẹ, be 5 tuan tuoi, con 5 tuan tuoi, tre 5 tuan tuoi, be hon 1 thang, cham soc tre so sinh, lam me, nuoi con, day con

5 tuần tuổi là lúc bé đã biết mỉm cười. (Ảnh minh họa).

Bạn có thể giúp bé đạt tới mốc tăng trưởng quan trọng sớm bằng cách thiết lập một thói quen đi ngủ lành mạnh ngay từ đầu, như một lịch trình đi ngủ với việc bôi kem dưỡng, mát xa cho trẻ hoặc kể một câu chuyện.

Nụ cười bé xinh

Vào tuần thứ 5, khi khóe miệng của bé trễ xuống, đó là lúc bạn có thể chắc rằng đấy là một nụ cười thực sự (tất nhiên là trừ phi bạn vô tình phát hiện ra rằng đó chỉ là dấu hiệu đã đến lúc phải thay tã lót khác). Không ai tốt hơn cha mẹ tập luyện cho bé những nụ cười đầu tiên. Do vậy, hãy duy trì những cử chỉ tiếp xúc đáng yêu với bé (những điều nhỏ bé mà có ý nghĩa rất lớn như nói chuyện, hát hay nựng yêu bé) để bé có cảm giác thư thái nhất bên cha mẹ.

Và đây có lẽ là món quà ý nghĩa đầu tiên bé dành tặng cha mẹ!

Meo.vn (Theo eva)

Đúng – sai khi chăm sóc da cho trẻ sơ sinh.

Vốn quen với môi trường an toàn trong bụng mẹ nên khi phải đối diện với môi trường bên ngoài, thì làn da mỏng manh yếu ớt của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương.

Cùng trò chuyện với PGS.TS. BS. Ngô Minh Xuân – trưởng Khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ (Tp.HCM) để hiểu đúng về cách chăm sóc cho làn da bé yêu luôn khoẻ mạnh.

Hỏi: Bệnh viêm da do tã lót là bệnh như thế nào? Tôi nên ngưng cho bé không mặc tã khi bị viêm da phải không? (Chị Trần Thị Thu Hà – 28 tuổi, Quận Ba Đình, Hà Nội)

Đáp (BS. Minh Xuân): Hăm tã là tình trạng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, thường là do da trẻ bị kích ứng bởi chất liệu của tã lót, biểu hiện của bệnh là các vết hăm  đỏ ở vùng có quấn tã. Nghiêm trọng hơn, da vùng quấn tã có các biểu hiện cấp tính như: vết hăm  màu đỏ tươi, bóng, viêm tiết dịch sau đó có thể bị  bong hay lở loét, có khi bị bội nhiễm do vi trùng.

Khi da trẻ đang bị hăm tã nặng thì bạn có thể tạm ngưng dùng một thời gian cho đến khi hết hẳn. Nếu chỉ là kích ứng nhẹ thì không cần thiết ngưng dùng hoàn toàn nhưng nên thay đổi loại tã phù hợp hơn. Có nhiều trường hợp các bà mẹ dùng tã giấy không phù hợp (không đúng kích cỡ, chống tràn và thấm hút không tốt, hoặc chất liệu khiến da bị kích ứng) dẫn đến hăm tã. Theo tôi nên chọn miếng lót vừa vặn cho trẻ sơ sinh, bề mặt tã tiếp xúc trực tiếp với da bé phải được làm từ chất liệu siêu mềm mịn sẽ giúp hạn chế tình trạng hăm tã và viêm da cho bé.

Đúng - sai khi chăm sóc da cho trẻ sơ sinh, Làm mẹ,

PGS.TS.BS. Ngô Minh Xuân

Hỏi: Mặc dù đã cố gắng thay tã cho bé thường xuyên, dù vậy bé nhà tôi vẫn bị hăm. Có phải là do da bé? (Chị Ngọc Bảo – 29 tuổi, Nhân viên Truyền thông, Tp.HCM)

Đáp: Đúng là tùy từng bé sẽ có sự khác nhau về mức độ nhạy cảm của da, thế nhưng tôi nghĩ nguyên nhân ở đây chính là do bạn đang sử dụng sai loại tã. Các sản phẩm tã phổ biến trên thị trường hầu như không vừa vặn với trẻ sơ sinh thế nên khi trẻ tè dầm, rất có thể bị tràn ra ngoài gây nên tình trạng ẩm ướt và mẩn ngứa mà bạn không biết.

Bạn nên chọn miếng lót thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh, vừa vặn giữa hai chân bé và có vách ngăn chống tràn để đảm bảo nước tiểu không trào ngược ra ngoài.

Đúng - sai khi chăm sóc da cho trẻ sơ sinh, Làm mẹ,

Chị Ngọc Bảo và bé

Hỏi: Bé nhà tôi hay ngứa ngáy do nổi rôm sảy làm cho bé rất khó ngủ, hay trở mình và dẫn đến bị chệch miếng tã. Tôi nên thoa phấn rôm cho bé nhiều hơn trước khi mặc tã? (Chị Trâm Quyên, 31 tuổi  – Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh)

Đáp: Hoàn toàn không nên. Nếu trường hợp bé tè dầm nhiều mà miếng lót hoặc loại tã bạn đang dùng không vừa vặn và không thấm hút tốt làm trào ngược nước tiểu ra ngoài, kết hợp cùng phấn rôm sẽ làm cho da bé bị bịt kín rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Nên chọn loại miếng lót có kích cỡ phù hợp, thiết kế thông minh giúp chống tràn tốt và đặc biệt chú ý thay tã cho bé thường xuyên để giúp da bé khô ráo.

Đúng - sai khi chăm sóc da cho trẻ sơ sinh, Làm mẹ,

Chị Trâm Quyên và bé

Meo.vn (Theo eva)

8 Nguyên do chính khiến bé khóc

Có những lúc, con ngồi thật buồn... Vì sao con khóc? Cho lòng mẹ, lòng mẹ rối bời hơn!

Đang chơi đùa vui vẻ, bất chợt bé ủ rũ và... bật khóc thì có thể bé muốn nói: “Trò chơi thật thú vị, nhưng con đã chán ngấy!”. Biết được nguyên nhân khiến bé khóc, giúp các bậc cha mẹ nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu bé yêu.

1.    Quá nóng

Trong trường hợp bé bắt đầu khóc mà không rõ nguyên nhân, bạn nên xem xét cách bạn quấn tã hay mặc đồ cho bé, vì rất có thể bé đang quá nóng.

Hãy nhớ: Kiểm tra tã của bé và thay nó để có thể đáp ứng nhu cầu của trẻ. Hoặc bạn ngó xem quần áo trẻ mặc có quá chật hay quá khó chịu với trẻ không.

8 Nguyên do chính khiến bé khóc, Làm mẹ, vi sao be khoc, vi sao tre khoc, nguyen nhan khien be khoc, be khoc, tre khoc, nuoi con khoe, lam me, khoc
Có thể bé khóc vì cảm thấy bất an. (Ảnh minh họa).

2.    Bất an

Dù bé còn quá nhỏ để thực sự hiểu hết những điều mà bạn nói, nhưng nếu cha mẹ bất hòa hay người xung quanh cãi lộn, bé sẽ có cảm giác bất an và òa khóc ngay lập tức.

Đó là lý do tại sao, các bậc cha mẹ nên dỗ dành cho bé ngủ hoặc gửi con cho người thân nếu đang ‘chiến tranh lạnh’ và sẵn sàng ‘bùng nổ’ bất cứ lúc nào.

3.    Quá căng thẳng

Không chỉ riêng người lớn mới gặp stress vã mồ hôi, trẻ cũng rất hồi hộp và lo lắng khi ở một chỗ quá nhiều tiếng ồn, ánh sáng và chuyển động như một tiệm cà phê hay một bữa tiệc gia đình… Quá nhiều người khiến bé lạ lẫm và bé sẽ khóc để báo cho cha mẹ biết cảm xúc bất an của mình.

4.    Đau bụng

Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau bụng như: táo bón, dị ứng hoặc nhạy cảm với sữa… Vì vậy, để xoa dịu cơn đau của bé, bạn nên cố gắng giúp bé ợ hơi và thường xuyên mát xa chiếc bụng nhỏ xinh của bé.

5.    Mệt mỏi

Nếu không buồn ngủ, bé có thể vẫn thích yên tĩnh một lát. Thế nên, nếu như đang chơi đùa vui vẻ, bất chợt bé ủ rũ và... bật khóc thì có thể bé muốn nói: “Trò chơi thật thú vị, nhưng con đã chán ngấy!”.

8 Nguyên do chính khiến bé khóc, Làm mẹ, vi sao be khoc, vi sao tre khoc, nguyen nhan khien be khoc, be khoc, tre khoc, nuoi con khoe, lam me, khoc

Quá mệt mỏi cũng là nguyên nhân khiến bé khóc. (Ảnh minh họa).

6.    Muốn làm nũng

Nũng nịu là đặc tính của con trẻ. Một số bé thích và cảm thấy an tâm khi được âu yếm. Một số trẻ lớn hơn dễ dàng xoa dịu bằng cách muốn nhìn thấy bạn trong phòng hay nghe giọng nói của bạn.

Tuy nhiên, hầu hết các em bé mới sinh thường có nhu cầu gần gũi và tiếp xúc với cơ thể bố mẹ để cảm nhận sự an tâm và thoải mái. Nếu bạn đã cho em bé của bạn ăn và thay tã thì đơn giản bé chỉ muốn mẹ ôm ấp vỗ về.

7.    Khi bé đói

Đói là lý do phổ biến nhất khiến một em bé khóc. Nếu bạn đang cho con bú, bạn cũng có thể phải chú ý điều này. Thường thì dạ dày của một em bé rất nhỏ không thể ăn nhiều một lúc, vì vậy nếu trẻ khóc, hãy cố gắng cung cấp một ít sữa cho bé vì có thể bé đang đói.

Khi ấy trẻ sẽ không thể ngừng khóc ngay lập tức, nhưng hãy tiếp tục cho trẻ bú nếu trẻ muốn. Và dần dần trẻ sẽ được xoa dịu khi chiếc bụng đầy lên.

8.    Mọc răng

Bé mọc răng thường chảy nước dãi, hay cho tay vào miệng. Và do khó chịu trong miệng nên cũng hay khóc nhè.

Meo.vn (Theo Newborn)