Lưu trữ cho từ khóa: thắt lưng

Bài thuốc chữa bệnh từ lan cuốn chiếu

Lan cuốn chiếu còn được gọi là bàn long sâm, thụ thảo, trư liêu sâm, long bão trụ, bàn long côn, liêm đao thảo,…

Là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Thân rễ ngắn, có những rễ củ tỏa từ gốc ra. Thân nhỏ, dài, lá mọc từ gốc, hình lưỡi mác hẹp, dài ngắn không đều, những lá phía trên thường thoái hóa, chỉ còn như bẹ ôm lấy thân. Hoa mọc theo từng đường xoắn ốc, cánh hoa màu trắng, phớt hồng hoặc đỏ.

Quả nang, hình trứng, có lông mịn. Cây thường mọc ở các bãi đất hoang, đồng cỏ, ven đường. Mùa ra hoa tháng 5-6. Để dùng làm thuốc, vào mùa thu người ta đào lấy rễ củ, rửa sạch đất cát, rồi phơi hoặc sấy khô. Ở một số địa phương người ta dùng cả cây làm thuốc thu hái vào mùa xuân hoặc hè rửa sạch và phơi khô hoặc dùng tươi.

Lan cuốn chiếu có vị ngọt đắng, tính bình, có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái (chống ho), giải độc. Thường dùng chữa cơ thể suy nhược, nóng trong do âm hư, ho, váng đầu, thắt lưng đau mỏi, nước tiểu đục đục, mụn nhọt lở loét ngoài da.

Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh có lan cuốn chiếu:

Bồi dưỡng cơ thể sau ốm: Rễ củ lan cuốn chiếu 30g, rễ cây đậu đũa 15g, thịt lợn hoặc thịt gà 250g. Tất cả rửa sạch, thịt thái miếng ướp vừa vặn. Đổ nước ngập lan cuốn chiếu, rễ cây đậu đũa đun sôi, cho thịt vào hầm nhỏ lửa. Làm món canh ăn trong bữa ăn (bỏ bã thuốc, chỉ ăn thịt và uống nước canh); cách 3 ngày ăn 1 lần. Mỗi liệu trình 20 ngày.

Chữa táo bón người cao tuổi: Lan cuốn chiếu 9-15g, cá diếc tươi 60g. Cá riếc làm sạch ướp gia vị cho vừa. Lan cuốn chiếu rửa sạch cho vào nồi đổ 500ml nước đun sôi thả cá diếc vào nấu chín, thêm đường trắng, chia 2 lần ăn trong ngày. Tuần ăn 2 lần, mỗi liệu trình 10 ngày.

Chữa ho do âm huyết hư tổn (lòng bàn chân bàn tay nóng, miệng khô, đêm ngủ hay ra mồ hôi trộm, môi lưỡi đỏ nhạt hoặc đỏ tía, mạch nhỏ nhanh): Rễ củ lan cuốn chiếu 9-15g, mạch môn đông 8g, rửa sạch cắt nhỏ cho 500ml nước sắc nước uống 2 lần trong ngày. Dùng liền 5 ngày một liệu trình.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường:Lan cuốn chiếu 30g, tụy lợn 1 cái, lá ngân hạnh 30g. Tất cả rửa sạch, nấu canh ăn, tuần ăn 2 lần.

Kiêng kỵ: Người có thấp nhiệt ứ đọng kiêng dùng.

Bác sĩ  Trần Huy

(Theo SKDS)

Mẹo chọn thắt lưng phù hợp với vóc dáng

Với những người có thân hình quả lê (vai nhỏ và lưng, hông và đùi to), hãy làm nổi bật vòng eo thon nhỏ của bạn bằng cách “đặt” thắt lưng ở chính điểm này.

Đúng mốt chưa phải là tất cả, chiếc dây lưng của bạn còn phải “ăn rơ” với trang phục, các phụ kiện khác và phải hài hòa với vóc dáng. Nó có thể nâng bạn lên tầm đẳng cấp về thời trang hoặc đưa bạn vào mục biếm họa.

Vóc dáng và thắt lưng

Kích cỡ trung bình của một chiếc thắt lưng là bản rộng 2,5 – 5 cm. Đây là kích cỡ tương đối phù hợp với mọi vóc dáng. Những người dáng cao nên dùng thắt lưng mỏng và nhỏ, còn những người thấp nên dùng loại to bản hơn.

Thân hình đồng hồ cát hợp với những chiếc thắt lưng mỏng, nhỏ và đơn sắc, nhất là những màu tối và trung tính.

Với những người có thân hình quả lê (vai nhỏ, hông và đùi to), hãy làm nổi bật vòng eo thon nhỏ của bạn bằng cách “đặt” thắt lưng ở chính điểm này. Tuyệt đối không mang thắt lưng trễ xuống bụng và hông. Nên chọn thắt lưng mỏng và nhỏ (chỉ khoảng 1 – 1,2 cm) thay vì loại  rộng bản.

Chiếc thắt lưng mỏng nhưng bản to đặt ngay tại vùng eo lại có tác dụng làm cho vòng hai trông gọn gàng hơn thực tế, với điều kiện bạn chọn màu tối và đơn sắc. Còn chiếc thắt lưng to bản nhưng sáng màu hoặc sặc sỡ thì ngược lại, nó như “hô hoán” về kích cỡ vòng bụng của bạn.

Nếu cơ thể bạn to, thô mà thiếu vắng đường cong, hãy thắt lưng thật cao, thậm chí sát chân ngực để vòng một trông đầy đặn hơn.

Còn nếu có thân hình mũm mĩm kiểu trái táo, chiếc thắt lưng cỡ vừa bằng da mềm và mỏng đặt  ngay vùng eo là lựa chọn hợp lý. Đừng dại thắt ở ngay dưới vòng một kẻo trông bạn càng béo và “ngắn”.

Kết hợp với trang phục

Những chiếc áo suông rộng mặc cùng quần ống bó hoặc quần ngố, những chiếc đầm rộng đang được ưu ái trong mùa hè này. Và nếu không có thắt lưng, trông bạn sẽ “tăng cân” cũng như lùn đi đáng kể, nhất là trông khá buông tuồng, lôi thôi. Vì vậy, khi mặc các loại trang phục này, bạn đừng bao giờ bỏ quên thắt lưng, nó sẽ giúp bạn trở nên đầy phong cách.

Chiếc váy cocktail dáng ôm cùng thắy lưng to bản phù hợp với những bạn gái thừa cân nặng nhưng lại thiếu chiều cao, giúp tạo vòng eo thon.

Những chiếc thắt lưng mảnh rất phù hợp với quần tây, jean, những bộ váy mềm mại, thiết kế đơn giản. Nó giúp tạo điểm nhấn của bộ trang phục và tạo vòng eo thon gọn. Còn thắt lưng to bản lại hợp với những bộ đầm bó sát cơ thể tôn đường cong hấp dẫn.

Đừng vì ton sur ton mà nhất thiết chọn thắt lưng cùng màu với cả bộ trang phục và các phụ kiện. Khi đó, chiếc thắt lưng sẽ bị chìm đi và không còn tác dụng gì nữa. Vì vậy, bạn hãy linh hoạt trong việc phối màu thắt lưng; có khi cần có màu sắc nổi bật để làm điểm nhấn, khi lại “giấu mình” đi một chút.

Bí quyết dùng thắt lưng cho chàng

Thắt lưng gần như là phụ kiện không thể thiếu của nam giới, và có vai trò rất quan trọng trong việc tôn lên vẻ nam tính và lịch lãm của chủ nhân.

Bạn cần phân biệt hai loại thắt lưng cơ bản: Loại dùng thường ngày rộng bản hơn, khoảng 3,8 – 4,2 cm; còn loại đặc biệt dùng trong những sự kiện quan trọng mang tính nghi lễ thường bé hơn, chỉ 3,5 cm, thậm chí nhỏ hơn nữa.

Chiếc thắt lưng mà quý ông sử dụng phải “ăn nhập” với đôi giày. Vào những dịp quan trọng, nếu bạn đi đôi giày đen bóng thì thắt lưng cũng cần có màu đen và cùng độ bóng. Còn trong chuyện ăn mặc thường ngày, bạn không nhất thiết phải tuân theo quy tắc này một cách quá chặt chẽ.

Khi xuất hiện trong những sự kiện trang trọng, bạn không nên dùng những chiếc thắt lưng có phần khóa quá “ngầu”, tức là to, thô và nặng. Nên chọn loại có khóa nhỏ gọn thanh lịch, sáng.

Thắt lưng nam giới không đa dạng về màu sắc, kiểu dáng như của nữ, thường có các gam màu “kinh điển” không bao giờ sợ lỗi mốt: nâu đậm, nâu vàng và đen. Nếu có đủ ba màu thắt lưng này thì dù mặc trang phục gì, bạn cũng yên tâm về mặt phối màu. Nếu không thích sắm nhiều đồ, bạn nên mua một chiếc màu nâu bản rộng cho trang phục thường ngày và một chiếc màu đen bản nhỏ hơn cho trang phục lễ lạt.

(Theo Datviet)

Thời trang có thể gây bệnh

Cách ăn mặc có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng là dễ mắc bệnh viêm nhiễm, cố gắng thụ thai và có khi còn dẫn tới tử vong.

Áo thít eo

Tác dụng phụ: Stress mất kiểm soát, ợ nóng, đầy hơi, choáng.

Loại áo này làm ép bụng của bạn, nếu mặc một thời gian dài sẽ làm co thắt bụng và vùng bàng quang, làm suy yếu cơ bắp. Nó dẫn đến rò rỉ nước tiểu với một áp lực nhỏ, nhất là khi bạn ho hoặc hắt hơi.

Hơn nữa, loại áo này ép phổi và sau thời gian dài, tình trạng thiếu oxy làm cho bạn ra mồ hôi. Nếu không ngay lập tức nhận ra những gì đang xảy ra, rất có thể bạn sẽ bị choáng và ngất. Nếu mặc áo này trong và sau bữa ăn, áp lực ở bụng dưới càng tăng lên đẩy lượng axit lên ống dẫn thức ăn dẫn đến ợ nóng. Áo thít eo này còn có thể gây ra hội chứng ruột kích thích trào ngược.

Đồ lót bó chặt

Tác dụng phụ: Viêm bàng quang, nhiễm trùng nấm, nam giới vô sinh.

Trong khi lựa chọn đồ lót (áo ngực hoặc quần lót), cần đảm bảo rằng đàn hồi không phải là quá chặt chẽ và phải bằng vải tự nhiên. Hiệp hội Y khoa Anh cho rằng, loại áo ngực siết eo không tốt bởi vì chúng ngăn chặn việc lưu thông bạch huyết bằng cách ép chặt vào da. Ở nam giới, mặc đồ lót quá chặt chẽ sẽ chống lại các tuyến sinh dục, làm cản trở dòng chảy của tinh trùng và có thể dẫn đến vô sinh trong thời gian dài.

Đồ lót bằng sợi tổng hợp còn ngăn cản không cho không khí lưu thông, dẫn đến nhiễm nấm trên da, hoặc nhiễm nấm đường tiết niệu.

Quần jeans bó sát

Tác dụng phụ: Đau dây thần kinh ở chân / tay / ngón tay, ợ nóng, thoát vị trầm trọng hơn.

Quần jeans bó chặt quá sẽ gây áp lực lên dây thần kinh quan trọng từ cột sống. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy đau buốt chạy xuống ngón tay út, hoặc chân, thì rất có thể đó là do sự căng thẳng xung quanh thắt lưng của bạn. Tạp chí Hiệp hội Y tế Canada gần đây đã báo cáo một nghiên cứu cho biết quần ôm bó sát sẽ làm tăng áp lực lên các dây thần kinh chạy từ xương chậu vào đùi bên ngoài, gây ra các triệu chứng như ngứa ran, tê và cảm giác nóng đốt bên trong.

Quần jeans bó chặt cũng tạo ra một môi trường ấm và ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh. Một nguy hiểm khác nữa là ảnh hưởng đến thoát vị. Nếu bạn ho, cười hoặc hắt hơi, có thể dẫn đến thoát vị.

Cổ áo hoặc đeo ca vát quá chặt

Tác dụng phụ: Tăng nhãn áp, chóng mặt, nhức đầu, đau vai.

Cổ áo và ca vát khi quá chặt vào cổ sẽ có thể gây ra thắt động mạch cảnh ở vai và đầu. Kết quả là đau đầu, mờ mắt, chóng mặt, đau xuống cánh tay, và nếu bạn cực kỳ không may mắn thì thậm chí có thể bị mù,.

Bệnh tăng nhãn áp xuất hiện là khi có quá nhiều áp lực lên bóng mắt, gây tổn hại thần kinh thị giác. Bệnh tăng nhãn áp cũng có thể do di truyền, vì vậy những người dễ bị bệnh tốt nhận nên để cổ áo rộng và ca vát không quá chặt.

Cổ áo và ca vát khi quá chặt vào cổ sẽ có thể gây ra thắt động mạch cảnh ở vai và đầu. (ảnh minh họa)

Đi giày dép chật

Tác dụng phụ: Sưng tấy ngón chân cái, nhiễm nấm.

Điều đầu tiên cần nhớ là nếu giày và tất không phù hợp có thể làm cho chân chúng ta ra nhiều mồ hôi và đó chính là nguyên nhân bị nấm. Mùi hôi và phát ban chỉ là một rắc rối nhỏ khi đi giày dép quá chật. Ngoài ra, nó còn có thể làm cho ngón chân bị biến dạng, nếu đi về lâu dài còn khiến các ngón chân dính với nhau.

Giày hẹp quá chật cũng bẻ cong khớp ngón chân, làm cho ngón chân luôn cuộn tròn, làm móng chân mọc vào trong, mắt cá chân sưng và nổi chai...

(Theo Eva)

Hỏi: Do đâu người cao tuổi hay bị táo bón?

Bố tôi năm nay 68 tuổi, mặc dù bố tôi ăn uống bình thường, ăn nhiều trái cây nhưng vẫn hay bị táo bón. Nhiều khi vừa táo bón vừa tiêu chảy rồi lại táo bón. Xin hỏi nên làm gì để khắc phục tận gốc chứng táo bón này?

Nghiêm Thanh Trúc(Nam Định)

Táo bón là tình trạng quá 3 ngày chưa đi ngoài hoặc đi ngoài dưới 3 lần/tuần, phân rắn. Người trên 65 tuổi thường bị táo bón hơn những người khác. Nguyên nhân do rất nhiều yếu tố gây nên, có thể do suy giảm chức năng sinh lý ở người cao tuổi, do uống không đủ nước, ăn không đủ chất xơ, ít hoạt động, không có thói quen đi tiêu nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác như do hệ thống thần kinh trung ương (gây ra tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson, trầm cảm, sa sút trí tuệ đều ảnh hưởng đến biểu hiện táo bón); những bệnh ở cột sống thắt lưng có thể làm cho đại tràng bất động như chấn thương cột sống, ung thư cột sống, teo cột sống…; dùng thuốc hoặc do bệnh tại đường tiêu hóa như những bệnh về hậu môn và trực tràng, ung thư đại tràng…

Khi bị táo bón, phân khô cứng lại có thể gây tắc nghẽn ruột, cũng có thể gây tiêu chảy do khi bị táo bón, đại tràng phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều chất nhờn và nước. Lúc này, nếu sử dụng thuốc cầm tiêu chảy sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng hơn dẫn đến vòng luẩn quẩn táo bón rồi tiêu chảy, sau tiêu chảy lại táo bón. Táo bón cũng làm cho người cao tuổi bị bí tiểu, nhiễm độc, phình đại tràng, xoắn đại tràng hình chữ Z…

Để tránh táo bón, người cao tuổi nên uống nước các loại (1,5 lít nước/ngày), ăn nhiều chất xơ, các loại rau thích hợp như rau mồng tơi, khoai lang, rau muống, rau dền… hay ăn các loại quả như quýt, chuối, đu đủ…; thể dục thường xuyên (chỉ cần làm động tác thể dục hay đi bộ 30 phút/ngày), luyện tập thói quen đi tiêu. Nếu bị táo bón thường xuyên, bạn phải đưa bố tới cơ sở y tế và nói rõ về bệnh của bố mình để có được những lời khuyên, cách thức điều trị cho phù hợp. Đặc biệt không được tự ý thụt, tháo khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

Theo suckhoedoisong

Đau thần kinh tọa: Hậu quả của nhiều bệnh

Thần kinh tọa còn gọi là thần kinh hông to là dây thần kinh lớn nhất cơ thể đi từ thắt lưng mông xuống mặt sau đùi và cẳng chân. Bệnh đau thần kinh tọa gặp ở nam nhiều hơn nữ và thường ở lứa tuổi từ 30-50. Ðau dây thần kinh tọa do tổn thương rễ chiếm 90-95%, số còn lại là do tổn thương dây và đám rối thần kinh.

Những bệnh dẫn đến đau thần kinh tọa

Các nghiên cứu cho thấy có nhiều bệnh dẫn đến đau thần kinh tọa, gồm hai nhóm: các bệnh toàn thân và những tổn thương tại chỗ. Các bệnh toàn thân gây đau thần kinh tọa thường gặp là: cúm, thấp tim, thương hàn, sốt rét, giang mai giai đoạn III, lậu… Nhóm bệnh tại chỗ dẫn đến đau thần kinh tọa gồm: thoát vị đĩa đệm hay gặp ở người trẻ, đang độ tuổi lao động, bị thoát vị đĩa đệm cấp tính sau các động tác gắng sức mạnh, không đúng tư thế của cột sống như cúi xuống nâng vật nặng sai tư thế, cử động đột ngột của thân…

Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh - một nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.

Thoái hoá đĩa đệm ở người cao tuổi gây đau thắt lưng hông mạn tính và tái phát. Tổn thương đĩa đệm do vi chấn thương kéo dài như tài xế lái xe đường dài, ngồi lái ở tư thế lệch người sang một bên hay cúi ra trước trong thời gian dài, khi đó chỉ một gắng sức nhẹ cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm. Thoái hóa cột sống thắt lưng cùng do loãng xương, nhuyễn xương, gai xương, biến dạng thân đốt sống, gai xương kèm theo phì đại dây chằng, thoát vị đĩa đệm.
Trượt cột sống là tình trạng đốt sống bị trượt ra phía trước hoặc sau, do bẩm sinh hay chấn thương, tổn thương các rễ thần kinh, hẹp ống sống thắt lưng. Viêm đốt sống, thường gặp ở người cao tuổi, gây chèn ép các rễ thần kinh, hẹp ống sống thắt lưng… Viêm cột sống dính khớp: với biểu hiện đau thắt lưng hông và mông, cứng khớp cột sống vào buổi sáng, không đỡ đau khi nghỉ.
Chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh tọa, gãy xương cột sống thắt lưng, gãy xương chậu, do tiêm trực tiếp vào dây thần kinh tọa hay do tiêm thuốc thuốc dạng dầu ở mông lan tới dây thần kinh toạ, phẫu thuật áp-xe mông. Các khối u: màng tủy, đốt sống, u thần kinh, u di căn từ các ung thư biểu mô tuyến tiền liệt, vú, phổi, thận, đường tiêu hoá, bệnh đa u tủy xương, u lympho. Nhiễm khuẩn cột sống: viêm cột sống do tụ cầu, thường gặp sau các nhiễm khuẩn ngoài da, tiết niệu, phổi; viêm cột sống do lao, thứ phát sau lao phổi; áp-xe ngoài màng cứng…

Biểu hiện bệnh thế nào?

Khởi đầu đau dây thần kinh tọa rất khác nhau tùy từng nguyên nhân. Nhìn chung có những dấu hiệu sau:

Đau tự nhiên, xuất phát từ thắt lưng và lan xuống dưới chân, có khi chỉ xuống tới mông, tới đùi hay xuống tận bàn chân. Nếu tổn thương thắt lưng (L5) thì lan từ thắt lưng xuống mông ra mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, trước mắt cá ngoài, mu bàn chân, đến ngón chân cái. Tổn thương thắt lưng cùng (S1) thì đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, gót, lòng bàn chân, bờ ngoài bàn chân đến ngón út. Thường đau liên tục, có khi có cơn bộc phát, nhưng cũng có thể giảm hay hết đau khi nằm… Mức độ đau rất thay đổi từ đau âm ỉ cho tới đau dữ dội không chịu được, đau tăng lên khi ho, hắt hơi, có khi chỉ thấy dị cảm mà không thấy đau.

Ðau khi thăm khám: ấn đau ở giữa hay bên cạnh cột sống từ đường giữa ra 2cm ngang vùng thắt lưng L4, L5, S1. Đau khi ấn dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa qua thống điểm Valleix 2cm từ giữa cột sống ra ngang đốt sống L5, S1, giữa lằn mông, giữa mặt sau đùi, hõm khoeo chân, điểm cổ xương mác, điểm bắp chân và điểm hõm mắt cá ngoài. Ðau do căng dây thần kinh, dấu hiệu Lasègue: bệnh nhân nằm ngửa, nâng thẳng chân bệnh nhân từng bên một lên cao, nếu chưa tới 70° mà bệnh nhân kêu đau ở mặt sau đùi hay cẳng chân là dương tính…
Phản xạ gân gót của bệnh nhân giảm hay mất trong tổn thương rễ S1. Bệnh nhân không đi bằng ngón được khi tổn thương S1, còn tổn thương L5 thì không đi bằng gót được. Bệnh nhân bị teo cơ mác trong tổn thương L5, còn tổn thương S1 thì teo cơ bắp chân. Bệnh có thể biểu hiện các thể: thể teo cơ nhanh còn gọi là thể liệt; thể hội chứng đuôi ngựa, thường do thoát vị đĩa đệm chính giữa, tổn thương dây chằng gây liệt mềm hai chân, rối loạn cảm giác hai chân và vùng yên ngựa, kèm bí tiểu, táo bón, bất lực; thể đau thần kinh tọa hai bên: đau xuống cả hai chân nhưng không rối loạn cơ tròn và không rối loạn cảm giác vùng yên ngựa, có khi đau bên này rồi chuyển sang đau bên kia.

Xét nghiệm: chụp Xquang thấy đĩa đệm hẹp. Chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ thấy rõ tổn thương nhiều loại và xác định được vị trí thoát vị.

Các phương pháp chữa trị

Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa là: nghỉ ngơi tuyệt đối, bệnh nhân phải nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế dựa. Tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người… Vật lý trị liệu: kéo giãn cột sống, nắn cột sống, thể dục trị liệu, hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến… Dùng thuốc: giảm đau, chống viêm không steroide, phong bế rễ thần kinh bằng corticoid hay novocain kết hợp với vitamin B12. Thuốc giãn cơ, an thần, vitamin nhóm B liều cao kết hợp với acid folic. Điều trị nguyên nhân như dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Phẫu thuật các trường hợp: thể liệt, hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống thắt lưng, đau không thể chịu được mặc dù đã dùng thuốc giảm đau hoặc hay tái phát.

BS. Ninh Thanh Tùng