Lưu trữ cho từ khóa: thẳng lưng

Dễ bị cụp xương sống

Nếu không có các biện pháp dự phòng thì cụp xương sống giản đơn có thể trở thành những chứng bệnh nặng nề về sau.


Hướng dẫn bệnh nhân tập tăng cường cơ tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM

Bà N.T.T bị chứng bệnh đau thần kinh tọa hành hạ do thoát vị đĩa đệm nhiều năm nay. Một lần đi khám, bà tá hỏa khi biết bị cụp xương sống lúc khiêng chậu kiểng hồi trẻ chính là thủ phạm gây bệnh.

Dễ bị biến chứng nặng

Bác sĩ Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM, cho biết cụp xương sống là việc dây chằng ở cột sống bị đứt do phải chịu lực quá độ (thường do khiêng vác vật nặng sai tư thế), làm phát ra tiếng cụp và bệnh nhân bị đau nhiều ngày. Sau đó, cơn đau dường như biến mất, người bệnh lại có thể sinh hoạt bình thường.

Ít ai biết dây chằng bảo vệ cột sống khi đã đứt hoặc dãn thì nguy cơ thoát vị đĩa đệm rất cao. Lúc này, người bệnh dễ bị chèn ép dây thần kinh kéo theo đau thần kinh tọa, đau tê hai tay sau khi cụp xương sống vài tháng hoặc nhiều năm như trường hợp bà T. nói trên.

Theo bác sĩ Ánh, không phải trường hợp cụp xương sống nào cũng dẫn đến biến chứng. Nguy cơ này còn phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt, tư thế đứng, ngồi, lao động và việc tập luyện của bệnh nhân. Không hiếm người làm việc nhẹ nhàng nhưng vẫn gặp biến chứng, thậm chí đau trở lại chỉ vì sơ ý cúi xuống nhặt vật dụng nào đó không đúng tư thế.

Luôn giữ cột sống thẳng

Theo kỹ thuật viên Trần Thái Học, Trưởng Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM, đối tượng dễ bị cụp xương sống là người ngồi làm việc lâu, chạy xe máy nhiều hoặc hay cúi. Các bác sĩ cũng cho biết đa phần bệnh nhân đến khám vì cụp xương sống, đau lưng là do khiêng vật nặng không đúng tư thế; số lượng này tăng nhiều vào dịp lễ, Tết.

Nguyên tắc cơ bản để giảm đau, mỏi ở lưng và phòng ngừa các bệnh về cột sống là luôn giữ cho cột sống thẳng trong mọi hoạt động. Khi ngồi làm việc hay chạy xe nên giữ lưng thẳng, ghế cao vừa tầm, lý tưởng nhất là để cẳng chân và đùi vuông góc; điều chỉnh độ cao, góc độ bàn phím và màn hình khi làm việc với máy tính để không phải khom lưng hoặc cúi quá nhiều.

Khi khiêng vật nặng hay cúi xuống nhặt đồ nên giữ thẳng lưng và ngồi xổm xuống, từ từ nâng thân người lên bằng lực của đôi chân, tuyệt đối không khom người để vác vật dụng vì như vậy cột sống sẽ phải chịu một trọng lượng rất lớn. Với người có các vấn đề về cột sống, khi chuyển từ tư thế nằm sang đứng thì nên nằm nghiêng người qua một bên trước rồi mới chống tay xuống giường và ngồi dậy.

Không được chủ quan

Người vừa bị cụp xương sống không được chủ quan khi thấy cơn đau hết hẳn sau một vài tuần; cần có các biện pháp phòng tránh biến chứng như thực hiện bài tập tăng cường cơ; điều chỉnh các tư thế đứng, ngồi khi làm việc hoặc khi phải cúi mình. Các bài tập trị liệu này khá đơn giản. Cụ thể như nằm ngửa, hít sâu và tự ngồi dậy bằng cách vận dụng các cơ lưng, bụng; nằm úp, tay vòng ra sau, nâng đầu và ngực lên cách xa mặt đất. Tập tăng cường cơ cũng là cách đơn giản để đề phòng thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa về sau.

Meo.vn (Theo NLD)

6 bệnh nguy hiểm với nhân viên văn phòng

Theo Tạp chí The Sun, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu khác nhau để xác định những bệnh nguy hiểm với người làm việc văn phòng. Một số nghiên cứu còn cho thấy, ngồi quá lâu bên bàn làm việc cũng có tác hại như hút thuốc lá. Dưới đây là 6 căn bệnh nguy hiểm đáng cảnh báo:

Ảnh: newsfobia.com

1. Ung thư ruột

Ảnh: www.pres2.com

Nhân viên văn phòng sử dụng máy tính thường xuyên trong vòng 10 năm sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư đường ruột cao gấp đôi so với người không sử dụng. Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Western (Australia) cũng cho thấy một trong những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thiếu vận động trong thời gian quá lâu.

Tiến sĩ Claire Knight thuộc Viện nghiên cứu Ung thư Anh quốc, cho biết: “Chúng ta vận động càng nhiều, nguy cơ mắc bệnh ung thư đường ruột càng giảm”.

2. Đau tim

Ảnh: topnews.in

Những người ngồi hàng giờ trước máy tính có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tim. Theo các bác sĩ chuyên khoa tim của Trường Đại học London, 67% người làm việc 11 giờ/ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim.

3. Tụ máu

Những người làm việc trước máy tính trong khoảng thời gian dài có nhiều khả năng xuất hiện những cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch). Điều này làm tăng nguy cơ nghẽn mạch phổi lớn hơn gấp 2 lần.

4. Bệnh béo phì

Ảnh: topnews.in

Các chuyên gia về sức khỏe ở Australia đã phát hiện rằng, những người ngồi quá lâu, vòng eo sẽ lớn và có lượng cholesterol LDL (cholesterol xấu) cao hơn. Bác sĩ Genevieve Healy thuộc Trường Đại học Queensland, Australia cho rằng hành động đơn giản như đứng lên khoảng một phút trong thời gian làm việc cũng giúp giảm được nguy cơ béo phì.

5. Đau lưng

Ảnh: firehow.com

Số liệu từ Hiệp hội Chỉnh hình khớp xương của Anh cho thấy, nếu bạn ngồi hơn 10 giờ một ngày trước máy tính và không đứng lên đi lại sẽ có nguy cơ mắc bệnh đau lưng.

6. Chứng tâm thần phân liệt

Ảnh: storesonline.com

Nếu bạn làm việc từ sáng sớm cho tới đêm khuya, có thể dẫn đến chứng tâm thần phân liệt hoặc suy nhược thần kinh. Các nhà khoa học cũng cho rằng, người ở độ tuổi trung niên làm việc hơn 55 giờ/tuần có kỹ năng và thần kinh yếu hơn những người chỉ làm việc 41 giờ.

Tiến sĩ John Challenor cho biết: “Sử dụng nhiều thời gian làm những việc giống nhau có thể làm cho não mệt mỏi”.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh?

Bạn có thể làm một số việc đơn giản để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:

• Trước tiên, hãy bắt đầu bằng việc điều chỉnh tư thế ngồi cho đúng. Ngồi thẳng lưng và cân đối hai vai, mắt song song với màn hình máy tính.

• Nếu phải ngước lên hoặc cúi xuống liên tục khi làm việc thì bạn cần phải điều chỉnh lại độ cao của màn hình máy tính. Đồng thời đảm bảo cổ tay của bạn không đặt trên bàn phím hay con chuột.

• Thực hiện co duỗi hoặc di chuyển thường xuyên, đặc biệt là co duỗi cánh tay, chân và cổ. Có thể thực hiện trong khi bạn đang ngồi. Xoay, vặn vai và cổ ra đằng trước và sau. Đứng lên và đi lại 30 phút một lần.

• Đôi khi, bạn nên đi thang bộ thay vì  thang máy. Nếu có thời gian nghỉ lâu bạn có thể đi ra ngoài một chút. Cứ 30 phút bạn nên rời mắt khỏi màn hình máy tính một lần và ngắm nhìn phong cảnh bên ngoài văn phòng. Cách này sẽ làm cho mắt được nghỉ ngơi. Bạn cũng cần chuyển động mắt thường xuyên để giảm chứng đau đầu hay cáu gắt.

• Thở sâu cũng có thể giúp bạn giảm stress. Đừng quên uống nhiều nước. Bạn sẽ tập trung vào công việc nhiều hơn nếu bạn uống một lượng nước đầy đủ.

Phạm Thanh Thủy (Theo ibloghealth.net)

Một số cách giúp giảm nếp nhăn

Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để phòng tránh những nguyên nhân tạo ra nếp nhăn cho làn da của bạn.

1. Ngủ thẳng lưng

Viện Da liễu Mỹ (AAD) cảnh báo rằng, nằm ngủ ở một số vị trí nhất định từ ngày này sang ngày khác có thể dẫn đến sự xuất hiện của những đường ngủ - hay còn gọi là nếp nhăn- sẽ khắc sâu lên bề mặt của da. Ngủ nghiêng một bên làm tăng nếp nhăn ở má và cằm, trong khi đó ngủ úp mặt sẽ làm tăng nếp nhăn ở chân mày. Để giảm việc hình thành nếp nhăn, theo lời khuyên của AAD, nên ngủ thẳng lưng là tốt nhất.

1. Ăn nhiều cá – đặc biệt là cá hồi

Không chỉ cá hồi mà những loại cá nước lạnh khác là nguồn cung cấp tuyệt vời chất protein – một trong những loại giúp có làn da tuyệt vời. Ngoài ra, nó còn chứa lượng axit béo quan trọng là omega 3. Theo bác sĩ da liễu Nicholas Perricone của Đại học Yale (Mỹ), loại chất béo này rất cần thiết giúp nuôi dưỡng, giữ cho da luôn tươi tắn và giảm các nếp nhăn.

2. Đừng nhăn mặt

AAD cho biết những cử động thường được lặp lại trên mặt – như nhăn nhó,  sẽ khiến các cơ mặt làm việc quá sức, hình thành đường rãnh dưới bề mặt da. Và cuối cùng nó sẽ trở thành các nếp nhăn. Vì vậy, nên luôn giữ mắt mở rộng. Hãy đeo kính để đọc nếu cần, hoặc là kính mát, vừa giúp bảo vệ da xung quanh mắt tránh ánh nắng mặt trời mà còn giúp bạn không nhăn nhó.

3. Hấp thụ nhiều axit alpha-hydroxy (AHAs)

Những axit trái cây tự nhiên giúp mang đi những lớp màng trên của các tế bào da chết, làm giảm sự xuất hiện của những nếp nhăn, đặc biệt là xung quanh mắt. Kết quả những nghiên cứu mới đây cho thấy, lượng AHAs nhiều sẽ kích thích sự sản sinh ra chất collogen.

4. Đổi cà phê lấy cacao

Một nghiên cứu năm 2006 đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng (Mỹ) cho thấy, trong cacao có chứa 2 loại flavonols dinh dưỡng (epicachin và catechin) rất cao, giúp bảo vệ da khỏi những tác hại của ánh mặt trời, cải thiện sự tuần hoàn của tế bào da, tác động lên sự giữ ẩm và làm cho da lúc nào trông cũng mượt mà.

5. Đừng rửa mặt quá nhiều

Theo các chuyên gia da liễu của Trung tâm y khoa, Đại học Maryland (Mỹ), rửa mặt bằng nước sẽ mang đi những chất dầu tự nhiên cùng với những chất ẩm giúp chống lại các nếp nhăn của da. Rửa mặt thường xuyên sẽ vô tình làm mất đi chất bảo vệ cho da của bạn. Vì vậy, ngoài việc rửa bằng những chất giữ ẩm giúp bảo vệ da, thì tốt nhất là bạn nên dùng sữa rửa mặt.

6. Vitamin C

Những nghiên cứu tại Đại học Tulane cho thấy, so với những loại khác thì vitamin C có thể làm tăng sự sản sinh ra collagen, giúp chống lại những thương tổn do tia UVA và UVB gây ra, sửa chữa lại những vấn đề sắc tố và cải thiện bệnh viêm da. Vấn đề ở đây chính là loại vitamin C nên sử dụng. Ngày nay, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy axit L- ascorbic là loại giúp giảm nếp nhăn nhiều nhất.

7. Ăn nhiều đậu nành

Nghiên cứu cho thấy, đậu nành có thể giúp chống lại hoặc chữa trị một số thương tổn  do ánh mặt trời gây ra. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng châu Âu cho biết, thực phẩm làm chủ yếu từ đậu nành (nguyên liệu của nó chỉ bao gồm các vitamin, protein cá, và những mẫu trích từ trà trắng, hột nho hay cà chua) đều giúp cải thiện cấu trúc và sự chắc chắn của da chỉ sau 6 tháng.

8. Thực hành những động tác tốt cho da.

Nếu bạn thực sự muốn da mình trông trẻ khỏe thì trước tiên nên bắt đầu với những điều cần thiết đã. Sau đây là những lời khuyên:

• Tránh nắng

• Mang kính máy

• Không hút thuốc

• Sử dụng chất dưỡng ẩm

Song Nguyễn (Theo webmd.com)
(PNO)

5 mẹo nhỏ chống đau lưng

Những nghiên cứu gần đây cho thấy sinh hoạt và lối sống ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Ví như khi thường xuyên làm việc với web hoặc xuống phố trên những đôi giày cao gót thì rất có thể bạn sẽ sớm gặp các vấn đề về lưng. Vậy phải làm thế nào?

Đừng quá nghiêm trang

'Một điệu bộ đúng không có nghĩa là đứng nghiêm như người lính bởi như thế vô hình chung đã tạo sức ép cho xương sống. Thay vào đó, hãy thả lỏng cơ thể với thế đứng vững vàng (không xoắn 2 chân vào nhau, 2 chân hơi cách nhau, thành hình chữ V). Khi phải đứng lâu, nên đặt một chân lên vật cao hơn một chút và thỉnh thoảng đổi chân',  Th.S AthurWhite, nhà phẫu thuật cột sống đồng thời là tác giả cuốn  Các quy tắc đi đứng bật mí.

Để tạo thành thói quen, bạn nên 'để ý' đến dáng đứng của mình khi đang chờ đợi, nói chuyện hay khi đang trong thang máy…

Chú trọng tới bàn chân

Bàn chân bị uốn cong quá mức (đi giày cao gót) hay tiếp xúc quá nhiều với mặt đất (chân đất, đi giày bệt) cùng với một số yếu tố khác sẽ ngấm ngầm làm hỏng dáng đi của bạn và dẫn tới chứng đau lưng mãn tính.

Phụ nữ thuộc nhóm đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương với tỉ lệ bệnh tật có nguồn gốc từ đôi chân cao gấp 4 lần so với nam giới. Không gì khác, thủ phạm số 1 của tình trạng này chính là những đôi giày cao gót.

Các bác sỹ thống nhất rằng với những đôi giày đặt, đúng kích cỡ sẽ cải thiện được hầu hết các rắc rối kể trên.

Tất nhiên, bạn vẫn có thể đi giày cao gót trong các buổi họp hoặc các bữa tiệc nhưng để đi dạo, hãy chọn những đôi giày mềm và giúp bạn thoải mái (gót không cao quá 4cm và các kiểu giày xuồng không cao quá 5cm)

Đi bộ đúng cách

Các nghiên cứu chỉ ra rằng: đi bộ giúp giảm nhẹ các cơn đau lưng nhưng nếu dáng điệu không đúng thì đi bộ sẽ phản tác dụng. Ví như vác nặng một bên hoặc khom lưng khi đi bộ sẽ gây ra chứng đau lưng kinh niên.

Nhà vật lý trị liệu Shery Brouman (Los Angeles, Caliornia), một chuyên gia 'chỉnh dáng' để chữa các vấn đề lưng khuyên: thả lỏng gối và chú ý vào việc 'đánh' hông. Mông thả lỏng nhưng bụng lại thót vào (không quá chặt). Bước đi giống như khiêu vũ, tức là gót chân phía trước chạm vào mũi của của bàn chân phía sau tập trung lắc xương sườn và xương chậu, buông lỏng cơ mông và thóp bụng (không quá chặt). Cố gắng để sao cho có cảm giác thăng bằng, không quá cứng nhắc và không tạo quá nhiều sức ép lên gót chân.

Mỗi ngày nên tập ít nhất 4 lần, mỗi lần 5 phút cho đến khi có được dáng điệu thật tự nhiên.

Tạo vẻ thanh thoát

Đôi khi bạn phải mang vác những thứ quá với sức lực của bản thân như cõng đứa trẻ chỉ mới biết đi hay vác một máy tính xách tay leo tầng và cả việc tham gia một số môn thể thao yêu thích... đều sẽ khiến các cơ bắp bị kéo căng quá mức.

Giải pháp tốt nhất là 'sẻ việc' đều cho cả 2 vai và hông. Tức là khi phải vác vật gì đó trên vai hay ôm ngang hông, hãy chuyển chúng từ vai trái sang vai phải rồi lại chuyển sang vai trái… sau mỗi quãng đường hay khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, hãy cố gắng 'ép' vật đang mang càng sát người càng tốt.

Năng vận động, ít ngồi yên

Nếu như phần lớn thời gian làm việc, 'lướt' web và xem ti vi mỗi ngày chỉ là ngồi thì đó thực sự là kẻ thù của lưng.

Một nghiên cứu có tính bước ngoặt tại Thụy Điển cho thấy ngồi đúng tư thế sẽ giúp tăng cường sức chịu đựng của cột sống lên tới 140% tư thế ngồi thẳng lưng so với đứng thẳng, còn ngồi thụm xuống là 185%.

Nguyên tắc ngồi đúng: Tạo thành một đường thằng từ đầu đến vai, từ vai đến hông, sao cho trọng tâm cơ thể rơi vào phần xương cụt. Hai bàn chân đặt trên sàn nhà với phần đầu gối gập vuông góc.

Tất nhiên là bạn không thể ngồi liên tục như vậy trong suốt cả ngày hay ít hơn là vài tiếng. Bạn nên đổi tư thế cứ sau 40 - 60 phút để ngăn ngừa cảm giác căng mỏi nhưng tốt nhất là đứng lên và vươn người, lắc cổ, bẻ cằm,  gập lưng và vặn hông.

Thu Phương - Giản Lâm (Theo Dantri)

Hội chứng về mắt do ngồi máy vi tính

Theo một số nghiên cứu của Mỹ khoảng ba phần tư số người thường xuyên sử dụng máy vi tính gặp các rối loạn chức năng về mắt. Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng máy vi tính bạn có thể đã gặp phải một trong những rắc rối này.

HỘI CHỨNG VỀ MẮT DO SỬ DỤNG MÿY VI TÍNH (COMPUTER VISION SYNDROME hay CVS)

Các triệu chứng thường gặp của CVS là: căng thẳng về mắt hay mệt mỏi thị giác, khô mắt, cảm giác rát mắt, chói sáng, nhìn mờ, đau đầu và mỏi vai, mỏi cổ và lưng .

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới CVS như : giảm lượng nước mắt đến giác mạc, quá nhiều ánh sáng chói hoặc ánh sáng phản xạ từ màn hình, vị trí đặt màn hình không đúng hoặc mắt bạn có tật khúc xạ cần đeo kính hoặc thay kính mới. Sau đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể và đưa ra hướng giải quyết cho từng vấn đề.

LÀM GIẢM SỰ KÍCH THÍCH CHO MẮT :

Mắt bị kích thích thường có các biểu hiện sau : mỏi mắt, khô mắt, nóng rát trong mắt và chói sáng.

* BẠN CHỚP MẮT CÓ ĐỦ KHÔNG ?

Khi chúng ta sử dụng máy tính do quá chăm chú ta thường chớp mắt ít hơn thường lệ (chỉ bằmg 2/3 số lần so với bình thường), thêm nữa do màn hình máy tính thường đặt cao hơn tầm mắt làm cho ta phải nhướng mắt lên và mở to mắt ra điều này làm cho mắt bị khô.

Hướng xử lý

1 - Bạn hãy chú tâm hơn đến việc chớp mắt.

2 -Nghỉ mắt 15 phút sau mỗi giờ làm việc trên máy vi tính.

3 - Nếu mắt quá khô bạn có thể sử dụng thêm nuớc mắt nhân tạo (đặc biệt khi bạn sử dụng máy tính mà có đeo kính tiếp xúc thì mắt sẽ dễ bị khô hơn).

Bổ xung nước mắt nhân tạo là cần thiết

* SỰ CHÓI SÁNG VÀ ÁNH SÁNG PHẢN XẠ TỪ MÀN HÌNH

Anh nắng mặt trời và đèn trong văn phòng đều có thể phản xạ lên màn hình và làm cho mắt ta khó chịu. Bạn nên lưu ý :

1 - Sắp đặt vị trí màn hình sao cho cửa sổ ở về một bên .

2 - Chỉnh màn cửa sao cho ánh nắng mặt trời không chiếu trực tiếp lên màn hình và mắt của bạn.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

3 - Tắt bớt đèn trên trần nhà nếu quá sáng còn trong trường hợp ngược lại bạn có thể sử dụng một ngọn đèn bàn có chụp.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

(Đèn trong phòng quá sáng có thể làm giảm độ tương phản của màn hình)

4 - Nếu sử dụng đèn bàn bạn nên đặt đèn tại vị trí sao cho ánh đèn không phản chiếu lên màn hình.

5 - Bạn có thể đặt thêm kính lọc cho màn hình để lọc bớt ánh sáng chói từ màn hình

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

(Kính lọc cũng giúp ích )

* HÃY XEM XÉT ĐẾN MÀN HÌNH

Mọi người thường lo lắng về những tia bức xạ độc hại từ màn hình máy tính nhưng thực sự thì lượng bức xạ này thường thấp hơn mức tối đa cho phép.

Màn hình nên được đặt cách mắt 50 đến 60 cm và tâm của màn hình nên đặt thấp hơn tầm mắt từ 10 đến 20 cm vì mắt của chúng ta chỉ làm việc thoải mái khi chúng ta liếc nhẹ xuống khi đọc sách cũng như khi làm việc gần. Nếu màn hình thấp hơn hoặc cao hơn vị trí này sẽ làm cho ta hay bị mỏi cổ gáy và vai.

Bạn cũng nên thường xuyên lau bụi cho màn hình vì bụi sẽ làm giảm tương phản (contrast) của màn hình.

* SỰ CHIẾU SÁNG VÀ ĐỘ TƯƠNG PHẢN CỦA MÀN HÌNH

Trước khi chỉnh độ sáng và tương phản của màn hình ta cần lưu ý đến cường độ chiếu sáng trong phòng vì nếu phòng quá sáng thì màn hình cũng phải chỉnh cho sáng để có thể đọc được chữ trên đó. Do đó ta cần lưu ý điều chỉnh lượng ánh sáng trong phòng không quá sáng hoặc quá tối, sau đó ta sẽ chỉnh đến độ sáng và độ tương phản của màn hình cho đến khi mắt ta cảm thấy dễ chịu.

* CỠ CHỮ VÀ MÀU SẮC

Việc chỉnh cỡ chữ của trang văn bản cũng giúp làm giảm những cố gắng gây mệt mỏi về thị giác. Cỡ chữ lý tưởng là cỡ chữ gấp 3 lần cỡ chữ nhỏ nhất mà ta có thể đọc được. Muốn  chỉnh được cỡ chữ này ta chỉ cần đứng xa máy tính một khoảng cách gấp 3 lần khoảng cách thông thường sử dụng máy và chỉnh cỡ chữ sao cho nhỏ nhất mà ta vẫn có thể đọc được.

Tốt nhất là ta nên chọn chữ đen trên nền trắng  hoặc chữ đậm trên nền sáng cũng có thể chấp nhận. Ta không nên chỉnh cho độ tương phản giữa chữ và nền quá kém hoặc đọc chữ trên một nền quá rối rắm sẽ dễ gây mệt mỏi về thị giác.

* CHẤT LƯỢNG CỦA MÀN HÌNH

Chất lượng của màn hình cũng ảnh hưởng đến sự thoải mái về thị giác khi sử dụng .

Ba yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của màn hình đó là : tốc độ quét, độ phân giải và điểm ảnh. Ta được khuyên nên sử dụng màn hình có tốc độ quét là trên 80 Hz, độ phân giải 800x600 và điểm ảnh dưới 0.28mm.

KÍNH ĐEO MẮT SỬ DỤNG CHO MÁY VI TÍNH

Nếu bạn có tật khúc xạ việc đầu tiên là bạn nên đeo kính khi sử dụng máy vi tính vì các tật khúc xạ như viễn thị, loạn thị hay cận thị nếu không được điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đúng sẽ dẫn đến nhức mỏi mắt nếu làm việc lâu trên màn hình.

Dấu hiệu của tật khúc xạ là bạn nhìn mờ và hay mỏi mắt khi làm việc với máy vi tính. Khi đó bạn nên đi đo mắt, các bác sĩ nhãn khoa và kĩ thuật viên khúc xạ sẽ đo mắt và cho bạn lời khuyên về việc đeo kính thích hợp.

Nếu bạn ở tuổi lão thị (trên 40 tuổi) thì bạn càng cần phải dùng kính khi làm việc với máy tính. Nhưng việc chọn kính cho người lão thị sử dụng máy tính hơi phức tạp vì màn hình máy tính nằm trong vùng thị giác trung gian chứ không phải ở thị giác gần hoặcthị giác xa. Trong trường hợp này kính 2 tròng thường không phù hợp vì tròng dưới chỉ phục vụ cho thị giác gần, người đeo phải ngẩng đầu lên cao và sát vào màn hình mới thấy chữ do đó dễ gây mỏi cổ.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

(Kính hai tròng có thể không phù hợp khi làm việc với máy tính vì thị giác đòi hỏi là thị giác trung gian)

Giải pháp là ta có thể sử dụng kính 3 tròng, nhưng kính này hơi hiếm trên thị trưởng Việt Nam cộng với vùng thị giác trung gian của loại kính này không lớn lắm do đó ta đọc cũng không đượcthoải mái. Nếu đeo kính công suất tăng dần (kính progressive) thì ta nên chọn loại đặc chủng dùng cho máy vi tính vì loại này cho người đeo 1 thị trường trung gian khá rộng, loại kính này còn có ưu điểm là giúp ta nhìn rõ ở mọi khoảng cách (nhưng bất lợi là giá hơi cao).  Còn nếu không ta có thể dùng kính đọc sách (loại kính 1 tròng) dùng riêng khi làm việc trên máy tính.

Kính đeo mắt dùng cho máy tính được khuyên là nên dùng loại tròng có chống tia phản xạ (tròng chống loé) vì sẽ làm giảm bớt lượng ánh sáng phản xạ từ 2 bề mặt kính đeo gây mệt mỏi thị giác.

Bạn cũng không nên đeo loại kính lão có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người.

Kính đeo mắt phù hợp sẽ giúp chúng ta rất nhiều khi sử dụng máy tính. Nó giúp ta tránh khói nhức mỏi mắt, đau đầu mỏi gáy, và mỏi cổ…

Tuy nhiên chúng ta cũng cần chú ý đến một yếu tố không kém phần quan trọng đó là việc sắp xếp chỗ ngồi làm việc sao cho hợp lý.

VIỆC SẮP CHỖ NGỒI LÀM VIỆC

Việc sắp xếp chỗ ngồi làm việc không hợp lý sẽ dẫn tới đau đầu, mỏi cổ, mỏi gáy và mỏi vai.

Bạn hãy để màn hình thẳng ngay trước mặt chứ đừng dể lệch về một bên

Màn hình nên để cách mắt từ 50 đến 60 cm, không để quá cao cũng như quá thấp, tâm màn hình thấp hơn tầm mắt từ 10 đến 20 cm.

Khi ngồi bạn nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà, 2 đùi vuông góc với cẳng chân và 2 bàn chân của bạn được đặt phẳng trên nền nhà.

Bạn cũng nên nhớ luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng

Nếu bạn sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.

Theo YK

Hiểu đúng về Kegel – bài tập thu nhỏ “cô bé”

Các bài tập kegel giúp chị em lấy lại tự tin và tăng cảm giác khi “yêu”, nhất là sau khi sinh con. Chỉ sau 4 đến 6 tuần tập luyện, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt.

Bài tập Kegel hay còn gọi là bài tập cho các cơ vùng chậu có thể đem lại lợi ích cho cả nam giới và phụ nữ, đặc biệt với những người không kiểm soát được đường tiểu của mình. Đối với nam giới, bài tập kegel giúp phục sau khi phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt. Còn với phụ nữ, tập kegel giúp chị em lấy lại tự tin và tăng cảm giác khi “yêu”, nhất là sau khi sinh con. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, bài tập này cần được thực hiện một cách chính xác.

Tìm đúng vùng cơ chậu cho bài tập Kegel

Hãy giữ các cơ của chân, mông hoặc bụng ở trạng thái bình thường, không co cơ, sau đó hãy tưởng tượng như bạn đang cố gắng kiểm soát luồng khí hít vào thở ra. Lúc này bạn cần làm gì? Bạn thắt chặt hoặc co lại vòng cơ xung quanh trực tràng - cơ xương chậu của bạn. Bạn sẽ cảm thấy một cảm giác nâng lên ở khu vực xung quanh âm đạo.

Cơ chế của bài tập Kegel

Một bài tập Kegel bao gồm cả "siết chặt và thư giãn". Việc kiểm soát sự siết chặt và thư giãn của cơ bắp là vô cùng quan trọng. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để thư giãn bằng với thời giãn siết chặt các cơ đó. Thắt cơ vùng chậu của bạn và giữ trong khoảng 3 giây, sau đó thư giãn các cơ bắp hoàn toàn cũng trong 3 giây. Sau đó, bạn có thể tăng thời gian lên 5 - 10 giây và thậm chí lâu hơn.

Thực hành bài tập Kegel ở đâu?

Bạn có thể thực hành bài tập Kegel ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Bạn nên làm các bài tập cơ vùng chậu ở các vị trí:

• Ngồi: Ngồi thẳng lưng ở trên một chiếc ghế, đầu gối hơi đưa ra ngoài, hoặc ngồi xếp bằng trên sàn nhà, hoặc ngồi duỗi thẳng chân ra phía trước.

• Nằm: Nằm ngửa ở tư thế thẳng hoặc đầu gối trên một chiếc gối, co đầu gối lại, bàn chân để chếch ra ngoài.

• Đứng: Đứng bám vào ghế, đầu gối hơi cong, vai rộng, bàn chân và ngón chân hơi cách nhau chỉ ra phía ngoài.

Những sai lầm thường gặp trong khi tập Kegel

• Không chỉ tập trung và siết chặt các cơ sàn chậu mà co thắt cả cơ bắp chân, bắp đùi, mông hoặc bụng. Nếu bạn cảm thấy dạ dày mình di chuyển thì tức là bạn đã co thắt các cơ nói trên.

• Không giữ hơi thở của bạn. Hít thở bình thường và / hoặc đếm thành tiếng.

Bài tập Kegel có hại hay không?

Không. Các bài tập Kegel không có hại. Bạn sẽ thấy bài tập này rất dễ tập và cũng rất thư giãn. Nếu thấy đau lưng hoặc đau bụng sau khi tập, thì có thể bạn đã tập một cách khó khăn và đã sử dụng cả cơ bụng. Nếu bị đau đầu thì có thể bạn đã co thắt cơ ngực và không giữ nhịp thở ổn định.

Bài tập Kegel có hiệu quả sau bao lâu?

Nếu chăm chỉ tập các bài tập kegel mỗi ngày, thì chỉ sau 4 đến 6 tuần, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy sự thay đổi rõ rệt. Làm cho phần bài tập của cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn cũng có thể thực hành thắt chặt các cơ bắp khi bạn đi bộ, khi bạn đứng lên, và trên đường vào phòng tắm.

Mẹ và bé cùng tập

Nhiều chị em cứ hay than phiền rằng từ khi có em bé không còn thời gian đâu mà tập thể dục. Thân hình chẳng còn được 'gọn gàng' như trước. Thế tại sao bạn không cho 'bé yêu' cùng tập thể dục với mình nhỉ. Mẹ và bé hãy cùng tập bài thể dục đơn giản gồm 4 động tác sau đây nhé! Đặc biệt lưu ý khi tập những động tác này là mẹ phải hết sức cho ý đến độ an toàn cho bé. Nếu động tác nào không phù hợp hoặc quá khó để tập cùng bé, mẹ nên thử trước khi để bé tập cùng.

Động tác 1

Tập thệ dục cho mẹ mới sinh

Tư thế chuẩn bị: Duỗi thẳng người nằm ngửa trên sàn. Đặt em bé lên trên hông. Giữ khoảng cách nhất định giữa cằm và ngực bạn. Tránh cúi xuống quá thấp. Chống hai chân của bạn lên, trọng lượng dồn về phía mũi chân.

Thực hiện: Thở ra: từ từ nhấc hông của bạn lên cao. Giữ thẳng người từ đầu gối cho đến vai. Thở ra: từ từ hạ người xuống, trở về tư thế chuẩn bị. Lặp lại động tác 10-15 lần.

Lưu ý: Bạn cần lưu ý giữ an toàn khi tập động tác này với bé. Bạn nên tập từ từ nhịp nhàng, giữ chắc tay bé để bé không bị tuột.

Động tác 2

Bài tập cho bà mẹ mới sinh 2

Tư thế chuẩn bị: Để thực hiện động tác này trước hết bạn cần chuẩn bị một cái “địu” em bé ở đằng trước. Đứng thẳng người. Bước chân phải lên trên, chân trái lùi lại phía sau. Hai chân bước rộng để thực hiện động tác được dễ dàng.

Thực hiện: Hít vào: chân phải nhún xuống, vuông góc với sàn nhà. Chân trái duỗi căng, mũi chân chúc xuống đất. Thở ra: trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại động tác một vài lần đối với chân phải sau đó đổi bên.

Lưu ý: Khi thực hiện động tác, bạn nên giữ cho người lưng thẳng. Không nên nghiêng người nhất là khi bạn đang thực hiện động tác và hít vào thở ra đều đặn.

Động tác 3

Bài tập cho bà mẹ mới sinh 3

Tư thế chuẩn bị: Hai chân bước rộng bằng vai, ngón chân hơi hướng ra ngoài. Thân người thẳng.

Thực hiện: Hít vào: hai tay bạn chống hờ vào đùi. Nhún xuống và đưa hai tay là phía trước. Thở ra: trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 10-15 lần

Động tác 4

 

Bài tập cho bà mẹ mới sinh 4

Tư thế chuẩn bị: Hai chân bước rộng bằng vai. Đầu gối và ngón chân hướng về phía trước. Giữ thân người thẳng. Thả lỏng đầu gối.

Thực hiện: Hít vào:Từ từ hạ thấp người bạn giống như khi bạn ngồi ghế. Trọng lượng dồn vào gót chân, giữ thẳng lưng hết mức có thể. Hai tay chống hờ vào đùi. Nhún người xuống vừa phải, tránh nhún đầu gối quá sâu. Bé phải được bạn địu ở ngay trước ngực trong tư thế này. Thở ra: trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác từ 10-15 lần.

Lưu ý: Đầu gối hạ vuông góc không quá 900 nếu không bạn sẽ thấy đau ở khớp gối. Nếu bạn cảm thấy đau ở đầu gối thì có thể ngừng tập hoặc thực hiện động tác nhún xuống nhẹ nhàng. Cần thiết bạn có thể tìm một chiếc ghế thích hợp hoặc bóng để ngồi lên khi thực hiện động tác.

(Theo mevabe)

Những ‘hung thần’ đe dọa ‘trái đào tiên’

Bạn làm mọi cách để sở hữu cặp đào tiên gợi cảm và khỏe mạnh: massage, tắm vòi sen, tập thể dục, mặc áo độn ngực... Nhưng mọi nỗ lực có thể sẽ vô nghĩa, nếu bạn....

Ngồi sai tư thế

Đừng tưởng cứ mỏi thì ngồi phịch xuống thế nào cũng được. Tư thế ngồi ảnh hưởng tới núi đào tiên ra trò đấy! Khi ngồi, hãy giữ thẳng lưng trong phần lớn thời gian, không cúi gù lưng, không vẹo sườn, không co chân, ép bụng …

Tư thế ngồi không chuẩn không những khiến cặp tuyết lê của bạn thiếu săn chắc, mà còn gây hại cho xương sống cũng như làm giảm khả năng thực thi 'sứ mạng chăn gối'. Không thể đùa được, phải không nào?

Tắm nước nóng

Tắm nước nóng quả là sảng khoái, nhất là vào mùa đông. Thế nhưng, nhiệt độ cao của nước làm giảm đáng kể khả năng sản xuất collagen trong các tế bào da, khiến da khô và giảm đàn hồi. Tác hại có thể nhìn thấy ngay được trên núi đào tiên là sự kém mượt mà, tươi tắn của làn da, thậm chí còn xuất hiện vết nhăn quanh nhũ hoa nữa.

Trời lạnh, bạn vẫn có thể tắm nước nóng, nhưng hãy thương lấy vòng một của mình mà chỉnh nhiệt độ vừa phải thôi nhé! Nhiệt độ càng cao thì thì hậu họa càng lớn mà.

Bra sai cỡ

Kích cỡ của bra thực sự rất quan trọng. Bra quá chật sẽ cản trở máu lưu thông. Ngược lại, nếu bra quá rộng, ngực bạn rất dễ chảy xệ và mau xuống cấp.

Nhiều nàng còn mặc bra cả ngày lẫn đêm vì nghĩ rằng nó sẽ định vị khuôn ngực, tránh cho cặp đào tiên bị xô vẹo, lệch lạc trong lúc ngủ.

Thế nhưng, khi ngủ, cơ thể chúng ta cần được thư giãn hoàn toàn, kể cả núi đôi. Mặc bra ban đêm, bạn tạo áp lực lên vùng ngực, khiến giấc ngủ kém ngon. Chưa kể tới nguy cơ mắc ung thư vú!

giảm cân đột ngột

Nếu bạn giảm được quá nhiều kí-lô trong thời gian ngắn thì cũng chớ vội mừng, nhất là khi nguồn cơn giảm cân là vì đau ốm, ăn uống quá kham khổ hoặc dùng thuốc giảm béo thiếu an toàn.

giảm cân đường đột khiến sức sản xuất collagen trong da suy yếu, khó đảm bảo sự săn chắc và căng mịn cho làn da. Tai họa này sẽ trực tiếp giáng xuống vùng núi đôi, khiến nó rơi vào tình trạng nhăn nheo giống… quả thị héo.

Tia cực tím

Dù chẳng mấy khi lộ thiên, nhưng núi đôi vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi cô nàng nham hiểm mang tên UV nhé.

Dưới sự tra tấn của tia cực tím, vùng da quanh cổ và trước ngực sẽ bị sạm đen, nóng rát, và mất dần tính đàn hồi. Và như một lẽ tất nhiên, núi đôi khó tránh khỏi vạ lây.

Đấy là lúc bình thường nhá. Thế còn những khi hớ hênh một tí, bạn càng phải chăm bẵm - kem chống nắng phải là vật bất ly thân mới được!

Massage không đúng cách

Massage có thể làm tăng kích cỡ của núi đôi – điều này thì đúng quá rồi, nhưng còn phải xem bạn làm đúng cách không đã.

Nhiều người đánh đồng massage với kiểu… mân mó lung tung, thành ra 'núi' chẳng cao to thêm tí nào, lại còn bị mòn đi là khác.

Hãy thoa một lớp mỏng loại kem massage dành riêng cho vòng một, dùng hai ngón tay giữa massage nhẹ nhàng quanh bầu ngực theo hình vòng tròn, lực hướng lên trên.

Dùng thuốc tránh thai để nở ngực

Đúng là uống thuốc tránh thai có cả tác dụng giúp vòng một nở nang hơn nhờ thành phần estrogen và progesterone. Nhưng nếu dùng trường kỳ, thuốc sẽ gây rối loạn nội tiết, khiến núi đào tiên trở lại trạng thái ban đầu, thậm chí có thể còn khiêm nhường hơn xưa, sau khi bạn ngừng uống thuốc, hoặc bị nhờn thuốc vì dùng quá lâu.

(Theo Lửa ấm)

Tập cho thân hình thon thả

Đã là phụ nữ ai cũng mong muốn mình sở hữu một thân hình thon thả và gọn gàng. Hãy tranh thủ những lúc rảnh rỗi để thực hiện những động tác thể dục rất đơn giản, và có thể tập ngay tại nhà để thực hiện mong muốn của mình.

Động tác 1

Ngồi trên sàn nhà, co hai chân, chân phải co trước mặt, chân trái co về phía sau. Lưng giữ thẳng, tay trái nắm cổ chân trái. Hít mạnh vào, sau đó từ từ thở ra, đồng thời nâng tay phải lên ngang vai, song song với mặt đất.  Ngả người sang trái. Trở về tư thế lúc đầu và thực hiện tương tự cho bên kia.  Lặp lại động tác 3 lần.

Động tác này ảnh hưởng đến các cơ bụng và vai, giúp bạn có vòng eo thon thả và cơ vai săn chắc.

Động tác 2

Ngồi thẳng lưng trên sàn, hai chân duỗi thẳng hướng về trước và mở rộng trong khoảng cách vừa phải. Nếu ngồi trên thảm thì hai chân mở ra và chạm vào hai góc thảm. Hít vào, đồng thời hai tay dang ngang cao bằng vai. Thở ra và xoay người sang trái. Trở lại tư thế lúc nãy rồi xoay người sang phải. Thực hiện động tác 3 lần.

Động tác này giúp giảm bớt các mô mỡ thừa ở bụng và hông, giúp bạn có vòng eo nhỏ gọn và cột sống lưng thẳng.

Động tác 3

Nằm trên sàn nhà. Dùng vai và lòng bàn chân để chống đỡ toàn thân. Hít mạnh vào. Lưng giữ thẳng. Nâng chân phải thẳng lên hướng trần nhà. Lặp lại như thế 3 lần chân trái và chân phải. Động tác này đem đến sự chắc khỏe cho đôi chân và vòng hông săn gọn.

(Theo Muctim)

Có thể tập yoga ngay tại phòng làm việc

Các chuyên gia cho rằng yoga là bài tập luyện rất tốt cho sức khỏe. Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện những động tác yoga đơn giản ngay tại nơi làm việc.

Thứ nhất: Đứng thẳng, đưa tay qua đầu và các ngón tay lồng vào nhau, ngửa lòng bàn tay hướng lên phía trần nhà. Hít sâu và thở ra khi toàn thân đang vươn lên, 2 vai khép chặt. Tiếp tục hít sâu và thở ra khi nghiêng người từ bên này sang bên kia.

Thứ hai: Hít vào, nâng hai vai lên sát tai và rồi thở ra và để vai rơi tự do trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại 3 lần. Cố gắng ép sát các múi cơ hình thang ở sau lưng khi bạn nâng vai lên và rồi khi để vai rơi tự do, thả lỏng các múi cơ đó hoàn toàn.

Thứ ba: Đứng (hoặc ngồi ở ghế) sao cho 2 chân bám chặt mặt đất. Hít sâu và dang 2 tay ra, lòng bàn tay hướng xuống dưới. Thở ra và ngửa lòng bàn tay lên đồng thời đẩy vai về phía sau. Hít vào và thở ra rồi hạ tay sao cho cùi tay hướng về eo. Hít vào và thở ra khi vòng tay lên phía trước bụng. Bài tập này giúp nở nang lồng ngực và thẳng lưng trên.

(Theo ANTĐ)