Lưu trữ cho từ khóa: thai phụ

Cách thức theo dõi thai máy

Thai máy trước tuần thứ 16 là sớm. Thai máy tuần thứ 20 được coi là muộn.

Điều này là vì:

- Sự khác nhau của từng cơ thể phụ nữ: Bình thường, nhóm bà bầu sinh con so cảm nhận thấy thai máy chậm hơn nhóm thai phụ sinh con dạ.

- Tình trạng nhau thai: Nếu nhau thai bám mặt trước, bạn sẽ cảm nhận được thai máy muộn. Nếu nhau thai bám mặt sau, thai sẽ máy sớm hơn.

- Người mẹ bị béo bụng: Lớp mỡ dày bao quanh bụng sẽ khiến bạn khó khăn khi nhận biết bé chuyển động hơn.

- Nhầm lẫn: Nhiều người mẹ không phân biệt được chuyển động của thai với hoạt động của ruột (hay dạ dày). Do đó, nếu bạn cảm nhận thấy thai máy trước tuần 13 thì phần lớn khả năng, bạn nhầm với hoạt động của ruột (hay dạ dày).

- Giới tính thai: Không ít người mẹ tin rằng, thai bé trai sẽ máy sớm hơn thai bé gái (vì bé trai thường hiếu động hơn bé gái). Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

cach-thuc-theo-doi-thai-may

Thời gian thai máy

Bé thường chuyển động vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày, tùy vào lúc bé thức hoặc ngủ. Buổi tối là thời điểm bé hoạt động mạnh mẽ hơn cả (khoảng 21h đêm và 1 giờ sáng là lúc bé thích “đạp” bạn nhất).

Theo dõi thai máy

Tần suất thai máy phụ thuộc vào nhịp sinh học của từng bé. Các bác sĩ cho rằng, rất khó đề ra tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy có bình thường hay không. Tuy nhiên, bé càng lớn thì càng có nhiều cử động.

Bạn có thể tham khảo cách thức theo dõi thai máy như sau: Đếm số lần đạp của bé vào một giờ cố định mỗi ngày. Có thể vào buổi tối, lúc bạn rảnh rỗi và thoải mái. Càng ngày, bé càng đạp nhiều, tuy nhiên, nếu đôi khi bé đạp ít đi thì điều đó hoàn toàn bình thường vì có thể bé đang ngủ.

cach-thuc-theo-doi-thai-may

Những dấu hiệu nên đi khám

Nếu số lần thai máy bạn đếm được càng ngày càng giảm đi (trong khoảng mấy ngày đến một tuần) bạn nên lưu ý và đi khám, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy thai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do bé bị thiếu oxy.

Khi có biểu hiện bất thường, cử động của bé ít đi kèm theo những dấu hiệu khác như, xuất hiện những cơn đau bụng, âm đạo chảy một chút máu… bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ (tình trạng này xuất hiện vào quý III của thai kỳ, có thể là tín hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non).

Theo TTVN.vn

Bị rỉ ối tuần thứ 24 có nguy hiểm?

Vợ tôi bị rỉ ối tuần thứ 24, sau khi tiêm 3 mũi kháng sinh bác sĩ kiểm tra lại và kết luận rỉ ối đã ổn rồi cho xuất viện về nhà nghỉ ngơi kèm theo uống thuốc kháng sinh cùng utrogestan.

Với lượng nước ối từ 15 – 16cm thì vợ tôi có cần xin nghỉ việc nằm nghỉ tại giường không? Lượng nước ối trên có thiếu so với tuổi thai không?(Huỳnh Khôi Nguyên, quận 3, TPHCM)

bi-ri-oi-tuan-thu-24-co-nguy-hiem

Ảnh minh họa – Internet

Lượng nước ối 15 – 16cm là không thiếu so với tuổi thai 24 tuần. Việc nằm nghỉ tại giường hay không đối với thai 24 tuần phụ thuộc sức khoẻ của bà mẹ.

Khi khám thai, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể trên cơ sở các dấu chứng khám được.

ThS.BS Ngô Thị Yên

Theo Kienthuc.net.vn

Dấu hiệu cảnh báo tai biến sản khoa

Tai biến sản khoa ảnh hưởng đến cả tính mạng của mẹ và con vì thế hãy chú ý đến các nguy cơ và dấu hiệu cảnh báo để có một thai kỳ an toàn nhé.

Dưới đây là những nguy cơ có thể dẫn đến tai biến sản khoa và dấu hiệu của chúng, mẹ bầu cần biết để phòng tránh và xử lý nhé:

Những điều cần biết về tai biến sản khoa

là tất cả các rối loạn, bệnh lý mang tính chất nghiêm trọng, đe dọa sự an toàn cho cả mẹ lẫn con trong thời kỳ mang thai, trong và sau khi chuyển dạ, trong và sau khi sinh. Tai biến sản khoa còn là các trường hợp nguy kịch trong thai kỳ do quá trình mang thai không bình thường gây ra.

Với tai biến sản khoa, vấn đề cấp cứu luôn được đặt lên hàng đầu. Lúc này, sự can thiệp của y tế rất quan trọng. Nếu bác sỹ can thiệp đúng lúc, cơ hội sống cho mẹ và con rất cao. Nếu bác sỹ tắc trách, làm chậm, lơ là hoặc không có trang thiết bị đầy đủ, chuyện tử vong là điều khó tránh.

dau-hieu-canh-bao-tai-bien-san-khoa

Tai biến sản khoa có thể ảnh hưởng tới tính mạng của cả mẹ và thai nhi

Những rối loạn, bệnh lý trong thai kỳ được xếp vào tai biến sản khoa gồm chửa ngoài tử cung, nhau bong non, nhau tiền đạo, tiền sản giật và sản giật, thuyên tắc ối, vỡ tử cung, nhau cài răng lược, ngôi ngang, sa dây rốn, vỡ ối sớm và chảy máu hậu sản.

Trong đó, năm vấn đề cần đặc biệt lưu tâm là nhau bong non, sản giật, thuyên tắc ối, vỡ tử cung, chảy máu hậu sản vì khả năng tử vong của mẹ và con rất cao. Đặc biệt, chuyện có tai biến hay không có tai biến, nguy cơ cao hay nguy cơ thấp đều liên quan chặt chẽ với sức khỏe của bà mẹ trong .

Nếu trong quá trình mang thai, bạn hoàn toàn khòe mạnh, ít hoặc hầu như không có dấu hiệu cảnh báo thì có thể yên tâm.

Dấu hiệu cảnh báo tai biến sản khoa

Có những tai biến mà dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài nhưng cũng có những tai biến chỉ thể hiện ra trong thời kỳ sinh nở. Do đó, việc định lượng tai biến là nhiệm vụ quan trọng

trong quá trình theo dõi sức khỏe thai kỳ, đặc biệt vào các tháng sắp sinh: tháng thứ bảy, tám với con so và tháng thứ tám, chín với con rạ.

dau-hieu-canh-bao-tai-bien-san-khoa

Nếu bạn cảm thấy bị đau bụng dữ dội và chảy máu bất thường thì cần đến khám bác sỹ gấp

Mỗi tai biến có biểu hiện riêng và cách xử trí đặc thù. Bạn có thể để ý các dấu hiệu chung nhất như đau bụng dữ dội và chảy máu bất thường trong thời kỳ mang thai, giảm cử động trong thai kỳ vào những tháng sắp sinh, huyết áp của bạn tăng cao bất thường, phù nặng, tim thai yếu và không bình thường. Bạn cũng có thể tiết dịch âm đạo có mùi bất thường, ngất và mất ý thức, sốt cao và chảy máu nhiều sau khi sinh.

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, bạn cần đến bệnh viện gần nhất để khám và xử lý ngay.

Không dùng biện pháp can thiệp nào từ bên ngoài như Đông y, đắp thuốc, dán cao, tiêm trợ lực ở các phòng khám nhỏ lẻ có thể khắc phục được các tai biến này.

Ai có nguy cơ bị tai biến sản khoa?

- Tuổi tác: Nếu bạn mang thai quá sớm, trước 16 tuổi, tử cung chưa sẵn sàng cho việc nuôi trứng và bao bọc thai kỳ. Bạn cũng chưa đủ sức để vượt cạn an toàn. Nếu bạn mang thai quá muộn, sau 35 tuổi, thai nhi hay bị ngôi ngang, nhau tiền đạo và các vấn đề liên quan đến tiền sản giật và sản giật.

dau-hieu-canh-bao-tai-bien-san-khoa

Tuổi tác hoặc tiền sử bệnh có thể là nguy cơ cao dẫn đến tai biến sản khoa

- Chị em nạo phá thai liên tục thường có nguy cơ yếu, mỏng và xơ chai tử cung. Khi đó, nếu mang thai vào các lần sau, bà mẹ có nguy cơ bị nhau tiền đạo, vỡ tử cung và nhiễm khuẩn hậu sản.

- Chị em có bất thường ở khung chậu và tử cung như khung chậu hẹp, mông nhỏ, hẹp sẽ hay bị ngôi ngang. Khi tử cung bất thường, mạch máu vôi hóa và hẹp thì hay xảy ra vấn đề thiếu ối, thuyên tắc ối, nhau bong non.

- Mang bệnh nặng trước khi mang thai như tăng huyết áp mà không được điều trị ổn định. Điều này sẽ dẫn đến nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật và sản giật. Nếu bạn bị suy thận, suy tim, vấn đề tiền sản giật càng trở nên nghiêm trọng. Bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát tối thiểu một tháng trước khi mang thai.

- Mang thai sau khi mổ lấy thai chọn giờ sinh. Điều này khiến bà mẹ dễ có nguy cơ bị nhau cài răng lược, nhau tiền đạo, vỡ tử cung ở lần mang thai kế tiếp.

Theo Webphunu.net

Bí quyết giảm ngứa da cho bà bầu

Mẹ bầu nên tránh tắm nước nóng, uống đầy đủ 2 lít nước một ngày, tăng cường chế độ ăn nhiều vitamin A… để giảm ngứa da.

Tin liên quan:

  • Bệnh ngứa ở các bà bầu
  • Nguyên nhân gây ngứa khi mang thai
  • Vì sao bà bầu bị ngứa chân?

Khổ như ngứa ngáy trong thai kỳ

Lượn một vòng quanh các diễn đàn dành riêng cho các mẹ bầu, có thể thấy không ít các topic than phiền về tình hình ngứa ngáy đến phát điên. Chị H.A (Hà Nam) chia sẻ: “Ôi các mẹ ạ. Mấy tuần nay em ngứa không chịu nổi. Đầu tiên là ngứa bụng rồi đến chân, nổi mẩn đỏ dầy đặc như bị lên mề đay ý. Gãi suốt ngày, trầy xước cả người,nhìn như ghẻ lở hắc lào, kinh lắm. Đêm ngứa quá không chịu nổi em đành dậy tắm. Có đêm tắm đến 3 lần các chị ạ. Có mẹ nào có kinh nghiệm đối phó với ngứa ngáy thì chỉ cho em với. Chứ cứ thế này em stress không ăn không ngủ được. Đêm nằm lại thút thít khóc, mẹ cứ thế này thì làm sao con lớn được. Em thương con em quá”.

Cũng cùng hoàn cảnh với chị H.A là chị M.L (Hà Nội). Chị kể: “Em thì bắt đầu ngứa từ tuần 18. Lúc đầu là bầu ngực, sau đó lan lên trên cổ rồi xuống lưng. Giờ đến bụng và chân tay rồi các mẹ ạ. Đi làm ai cũng hỏi han vì trông em khiếp quá, cứ như con ghẻ. Có lúc ngứa đến điên dại, gãi chảy cả máu. Sợ thật đấy cứ như có ai thả con sâu ngứa vào người mình vậy. Không biết có mẹ nào có kinh nghiệm gì hay không thì chia sẻ để mình thử nghiệm xem có đỡ không”.

bi-quyet-giam-ngua-da-cho-ba-bau

Ngứa trong thai kỳ hành hạ nhiều mẹ bầu

Vì đâu nên nỗi?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến chứng gãi sồn sột suốt ngay là do sự thay đổi hormone estrogen trong thời kỳ mang thai. Hơn nữa, thai nhi lớn lên đi kèm với việc cơ thể tăng cân khiến các vùng da bụng, đùi, ngực…bị rạn, gây ngứa ngáy khó chịu. Với những mẹ bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc dị ứng thức ăn thì tình trạng ngứa càng tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, ngứa ngáy trầm trọng trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai hoặc ba có thể là một dấu hiệu của bệnh ứ mật trong gan của thai kỳ. Mật chảy không bình thường trong ống dẫn nhỏ của gan và tích tụ trong cơ thể, gây ra hiện tượng ngứa quá mức. Đôi khi, ngứa nặng đến mức người bị ngứa sẽ gãi đến trầy xước và tổn thương da. Có thể kèm theo một số triệu chứng khác như chán ăn, vàng da, nôn mửa, buồn nôn….

Ngoài ra, bà bầu cũng nên lưu ý với những dấu hiệu ngứa kèm phát ban, sốt vì rất có thể đó là triệu chứng của bệnh thủy đậu hay herpes…Nếu ngứa đi kèm với tổn thương da, rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy các mẹ đã mắc chứng chàm, vảy nến….Khi thấy các triệu chứng nói trên, chị em nên đi khám để được điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng lên sức khỏe của mẹ và bé.

Giải pháp nào cho chị em?

Để hạn chế ngứa ngáy trong thời kỳ bầu bì, các mẹ nên giữ cơ thể sạch sẽ, mặc trang phục thoáng mát bằng chất liệu cotton và tránh xa các loại quần áo bằng chất liệu tổng hợp vì chúng có xu hướng kìm hãm sự ẩm ướt. Đồng thời không nên ở những nơi quá nóng bức.

Tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm sẽ khiến da bạn bị khô và ngứa hơn. Do đó chị em cũng nên hạn chế điều này. Sử dụng xà phòng nhẹ, không mùi để tắm cũng là lời khuyên mà các bác sĩ dành cho mẹ bầu.

Sau khi tắm xong hãy thoa một lượng kem dưỡng ẩm lên vùng da bị ngứa ngay khi da còn ẩm. Điều này giúp da hấp thụ độ ẩm nhiều hơn. Các sản phẩm dưỡng ẩm chất lượng như kem dưỡng bơ, ca cao, chiết xuất nha đam… rất tốt và phù hợp cho làn da bị ngứa.

Lưu ý tránh cào, gãi vì da sẽ càng bị kích thích, không chỉ khiến bạn ngứa hơn mà có thể để lại di chứng về sau. Hãy dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa để cảm thấy dễ chịu hơn.

Ghi danh các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)… vào thực đơn cho mẹ bầu và uống nước đủ 2 lít hàng ngày. Nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc và các loại kem bôi da nếu không có chỉ định của bác sĩ. Trước khi dùng sản phẩm gì, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn cẩn thận.

Trên đây là một số điều bà bầu cần lưu ý để có một thai kì khỏe mạnh, đồng thời giảm bớt sự khó chịu vì ngứa ngáy, nhất là khi mùa đông sắp tới. Chúc các mẹ và bé khỏe mạnh.

Theo Kienthucgiadinh.com.vn

Những dấu hiệu cảnh báo thai nhi gặp nguy hiểm

Trong quá trình mang thai, nếu thấy những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để giữ thai nhi an toàn.

Cảm giác sưng vú biến mất. Nếu triệu chứng sưng vú đột nhiên biến mất và áo ngực trở nên lỏng lẻo thì khả năng hoại tử villous xảy ra, phôi có thể đang teo đi hoặc đã chết.

nhung-dau-hieu-canh-bao-thai-nhi-gap-nguy-hiem

Tin liên quan:

  • Mang thai to – Coi chừng bị tiểu đường
  • Chớ vội mừng khi thai to
  • Tìm hiểu thêm về thai trứng và thai đa ối

Nôn ói nhiều. Nôn ói là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Nó làm bà bầu khá khó chịu nhưng lại không gây hại cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn nôn nhiều hơn 2-3 lần/ngày trong quý I; nôn nhiều ở quý II hoặc những cơn nôn đi kèm dấu hiệu sốt nhẹ (tăng thân nhiệt) thì bạn cần đi khám ngay lập tức.

Tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm. Nếu thai phụ tăng cân nhanh chóng dù không ăn hay uống nhiều, đi kèm lại có dấu hiệu phù nề chân tay, đau đầu, rối loạn thị giác thì cần cảnh giác với tiền sản giật – một chứng bệnh vô cùng nguy hiểm với bà bầu. Nếu trong vòng ba tuần liên tiếp không tăng cân thì có thể xảy ra rối loạn phát triển đối với thai nhi.

Tiểu ít hoặc không buồn tiểu. Thai phụ thường có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu đột nhiên bạn tiểu ít hoặc không buồn tiểu, đây có thể là dấu hiệu của chứng mất nước hay tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này tương đối nguy hiểm với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

nhung-dau-hieu-canh-bao-thai-nhi-gap-nguy-hiem

Xuất huyết âm đạo. Xuất huyết âm đạo là một trong các tín hiệu nguy hiểm đe dọa sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Trong ba tháng cuối thai kỳ, nếu có xuất huyết âm đạo và không có liên quan đến đau bụng thì đó là nguyên nhân phổ biến của nhau tiền đạo. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cầm máu sau sinh hay các cơn co thắt tử cung. Cũng có thể gây ra xuất huyết sau sinh.

Đau bụng. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu thai phụ cảm thấy đau ở vùng bụng dưới (thường được mô tả đau dọc, song song theo hai nếp bẹn) lại đi kèm với xuất huyết âm đạo thì có thể có nguy cơ dọa sẩy hoặc thai ngoài tử cung.

Dịch âm đạo bất thường. Nếu chất lỏng âm đạo xuất hiện đồng thời cùng với những cơn co thắt  trước tuần thai thứ 37 thì rất có thể bạn sắp sinh non. Trong trường hợp này bạn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Bất ngờ chảy sữa trong thai kỳ. Một số bà mẹ có dấu hiệu chảy sữa sớm trong thai kỳ, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu như tiết sữa kèm theo đau bụng và chảy máu âm đạo, đặc biệt là người có tiền sử sảy thai không rõ nguyên nhân thì cần hết sức lưu ý vì có thể liên quan tới nồng độ prolactin trong máu. Mức độ prolactin cao ức chế một số hoạt đông, tiết ra nội tiết tố tuyến yên, ảnh hưởng đến chức năng nhau thai và phát triển bào thai.

Nhức đầu kèm sưng phù chân tay. Nếu chứng đau đầu nhẹ xảy ra trong 3 tháng đầu mang thai thì không có vấn đề gì nghiêm trọng vì đó là triệu chứng của bệnh ốm nghén. Dấu hiệu sưng phù chân trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng không ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe. Nếu như khắp người từ chân, tay, mặt đều bị sưng phù nặng nề trong thời gian mang thai thì cần tới gặp bác sỹ ngay vì rất có thể bạn đang bị tiền sản giật.

Ngứa – Ứ mật thai kỳ. Trong suốt thai kỳ, một số phụ nữ mang thai có thể có triệu chứng ngứa, điều đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân bị ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan. Đây có thể được chẩn đoán là hội chứng ứ mật intrahepatic và bệnh dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu, mẹ xuất huyết sau sinh…

nhung-dau-hieu-canh-bao-thai-nhi-gap-nguy-hiem

Chuyển động của thai nhi bất thường. Chuyển động của thai nhi thay đổi bất thường, đột ngột tăng gấp đôi hoặc giảm gần như một nửa so với thường ngày, trong vòng 12 giờ thì thai phụ cần đặc biệt chú ý. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu oxy của thai nhi. Nếu chuyển động của thai nhi biến mất (sau tháng thứ 5) thì có thể thai nhi đã bị tử vong.

Tử cung mở rộng. Nếu tử cung đột nhiên mở rộng hay tăng kích thước quá nhanh thì thai phụ cần phải chú ý đến khả năng mang song thai, thai to hoặc polyhydramnios và các vấn đề khác. Trong trường hợp này, siêu âm có thể giúp các bác sĩ xác định chẩn đoán chính xác.

Theo Kienthuc.net.vn

6 cách phòng tránh rạn da khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin, tập thể dục… là một trong những bí quyết để hạn chế tối đa tình trạng rạn da khi mang bầu.

Làm thế nào để phòng tránh rạn da khi mang thai là câu hỏi được rất nhiều thai phụ quan tâm. Bên cạnh việc sử dụng kem chống rạn da thì 6 cách làm dưới đây sẽ rất hữu ích để ngăn chặn tình trạng này.

6-cach-phong-tranh-ran-da-khi-mang-thai

Theo Afamily.vn

Thắc mắc thường gặp về sữa dành cho bà bầu

Một người mẹ thừa cân thắc mắc, liệu có thể vẫn dùng sữa ít béo trong thai kỳ được không?

1. Một thai phụ băn khoăn: “Tôi đang mang thai nhưng không uống được sữa bà bầu. Liệu tôi uống sữa thường thì có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai không?”

Sữa bà bầu thường được các hãng sản xuất bổ sung nhiều chất cần thiết cho mẹ và bé như canxi, sắt, axit folic, các loại vitamin… Đây cũng là những chất dễ bị thiếu hụt khi bạn mang thai.

Ngoài ra, sữa bà bầu cũng được bổ sung Omega3, Omega6, DHA, ARA… – chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của bộ não thai nhi.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, bạn không sử dụng được sữa bà bầu thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Nguồn dưỡng chất có trong sữa bà bầu thì cũng hiện diện trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày như:

– Thực phẩm giàu canxi: tôm, cá; các loại sữa bình thường…

– Thực phẩm giàu sắt: thịt, gan động vật…

– Thực phẩm giàu Omega3, Omega6, DHA: các loại cá biển, cá nước ngọt…

thac-mac-thuong-gap-ve-sua-danh-cho-ba-bau

Do đó, nếu bạn ăn uống đa dạng, cân bằng thì vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.

Nếu muốn bổ sung canxi, axit folic, sắt… bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thật cẩn thận. Bạn không nên tự ý dùng thuốc, kể cả đó là những loại thuốc bổ. Vì nếu quá liều, chúng sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

2. “Tôi thừa cân nên thường dùng sữa ít béo. Bây giờ, tôi đang mang thai, liệu tôi có nên chuyển sang dùng sữa bà bầu?”

Bạn không nhất thiết phải chuyển sang sữa bà bầu. Tuy nhiên, để tránh bị thiếu hụt canxi khi mang thai, bạn nên uống sữa như bình thường mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại thức ăn giàu canxi là sữa chua, phômai, sữa đậu nành, nước hoa quả…

So với sữa ít béo, sữa bình thường (bao gồm cả sữa bà bầu) thường chứa hàm lượng chất béo cao hơn. Bác sĩ khuyến cáo, bạn không nên tiêu thụ quá 30% chất béo trong tổng số dinh dưỡng mà bạn ăn hàng ngày. Hơn nữa, việc ăn nhiều chất béo cũng không có lợi cho bà bầu.

Theo Afamily.vn

Bị bệnh lupus ban đỏ có nên mang thai?

Tôi 30 tuổi, bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tôi nghe nói bệnh có nhiều nguy hiểm khi mang thai. Xin quý báo tư vấn người bị bệnh như tôi có thể mang thai  được không? – Thắm (Hưng Yên)

bi-benh-lupus-ban-do-co-nen-mang-thai

Lupus ban đỏ hệ thống (gọi tắt bệnh lupus) là bệnh tự miễn, chưa rõ nguyên nhân, biểu hiện bởi tổn thương nhiều cơ quan. Tuổi mắc bệnh từ 16 – 50 tuổi, song cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nữ giới chiếm ưu thế (tỷ lệ 9/1).

Thai nghén làm nặng thêm bệnh lupus. Vì vậy, một phụ nữ mắc bệnh lupus chỉ nên có thai khi không có các dấu hiệu tiến triển bệnh về lâm sàng và cận lâm sàng trong 6 tháng liền trước đó. Khi có thai phải theo dõi như là thai nghén có nhiều nguy cơ. Đồng thời, thai nghén cũng làm tăng các biến chứng thai sản. Với mẹ, lupus dẫn đến tình trạng tiền sản giật, tăng nguy cơ băng huyết sau đẻ do biến chứng giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu, tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.

Với thai nhi, lupus gây nguy cơ sảy thai, đẻ non, thai suy dinh dưỡng chậm phát triển trong tử cung, block tim bẩm sinh… Người bệnh lupus cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và theo dõi lâu dài kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, tránh nắng và tránh sử dụng các thuốc có thể làm bệnh nặng thêm. Như trên đã nói, bệnh sẽ nặng lên khi mang thai, do vậy nếu bạn muốn mang thai phải tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi quyết định.

BS Nguyễn Kim Dung

Theo Suckhoedoisong.vn

Những điều mẹ bầu nên biết về sinh mổ

Sinh mổ giúp mẹ bầu tránh được cơn đau khi chuyển dạ những những thủ thuật sau đó lại khiến người mẹ bị đau hơn nhiều.

Trong quá trình chuyển dạ, vì một lý do từ cơ thể người mẹ hoặc em bé, biện pháp sinh thường không thể thực hiện được. Khi ấy, bác sĩ phải can thiệp lấy thai bằng phẫu thuật (mở bụng và tử cung), phương pháp này gọi là sinh mổ.

Nguyên nhân

Đặc điểm bà mẹ

- Nhóm phụ nữ sinh con đầu lòng, trên 35 tuổi.

- Thai phụ mắc những bệnh lý như thiếu máu, tim mạch, huyết áp cao, hen phế quản, tiểu đường, nhiễm độc thai nghén…

- Tử cung hoặc khung xương chậu có điểm bất thường.

- Người có tiền sử sinh mổ.

Đặc điểm của thai nhi

- Nhau tiền đạo: Khi nhau thai ở dưới thấp trong tử cung của người mẹ và cản đường đi của thai nhi.

- Thai nhi quá lớn không qua được khung xương chậu.

- Bé nằm ngang, ngược (ngôi thai bất thường).

- Sa dây rốn: Dây rốn rơi về phía trước và cản trở bé.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như vỡ tử cung, chuyển dạ kéo dài, thai quá ngày, song thai hoặc đa thai…

nhung-dieu-me-bau-nen-biet-ve-sinh-mo

Một em bé được sinh ra bằng phương pháp sinh mổ. (Ảnh: Chí Toàn)

Quá trình sinh mổ

Sau khi quyết định, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê cho người mẹ. Đồng thời, người mẹ sẽ được nối ống dẫn tiểu để làm sạch bàng quang (ống sẽ được gắn trên cơ thể người mẹ khoảng 12 giờ sau khi mổ).

Bác sĩ bắt đầu rạch một đường nhỏ (phía bụng dưới và tử cung của người mẹ) để lấy em bé ra được dễ dàng. Tiếp đến, bác sĩ thực hiện thao tác khâu bụng và tử cung của người mẹ lại. Quá trình này diễn ra rất nhanh nên người mẹ chỉ cảm thấy cơn đau thoáng qua một chút.

Sau đó, bé sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Nếu bé khỏe mạnh, bé sẽ được giao cho người mẹ (khi người mẹ đã tỉnh lại). Nếu bé yếu, bác sĩ sẽ đưa bé vào lồng kính với chế độ chăm sóc đặc biệt và tiến hành theo dõi tiếp.

Thời gian người mẹ hồi phục: Khoảng 24h sau khi sinh mổ, người mẹ có thể ngồi dậy được. Từ 5-7 ngày sau đó, người mẹ có thể ra viện. Tuy nhiên, người mẹ sẽ mất thêm khoảng 6-8 tuần sau đó, để cơ thể hoàn toàn hồi phục. Thời gian ở nhà, người mẹ nên giữ gìn sức khỏe, nghỉ ngơi tốt, đặc biệt là vệ sinh vùng âm đạo và những mũi khâu để tránh bị nhiễm trùng.

Những nguy cơ từ sinh mổ

Ngày nay, không ít người mẹ chọn phương pháp sinh mổ để quyết định “ngày đẹp, giờ vàng” cho bé ra đời hoặc vì lý do sợ đau, sợ bị giãn âm đạo khi sinh thường. Tuy nhiên, người mẹ phải hết sức thận trọng khi quyết định cách sinh này. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, sinh mổ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu cho lần mang thai sau.

Sinh mổ sẽ tránh cho người mẹ những cơn đau khi chuyển dạ, tuy nhiên, những thủ thuật sau đó lại khiến người mẹ bị đau hơn nhiều.

Những nguy cơ khi sinh mổ như, tai biến khi gây tê, vết mổ bị rách, chảy máu, tổn thương đường tiết niệu, nhiễm trùng, băng huyết… đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người mẹ. Đặc biệt, nhiễm trùng mổ có khả năng gây hoại tử cổ tử cung. Nguy hiểm hơn, sinh mổ còn khiến người mẹ có thể bị tắc ruột, tắc ống dẫn trứng, gây vô sinh thứ phát…

Ngoài ra, sinh mổ cũng buộc người mẹ phải dùng kháng sinh trong khoảng thời gian cho bé bú sau đó. Điều này sẽ khiến chất lượng sữa của giảm sút, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé.

Những bé sinh mổ có nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch và hô hấp lớn hơn nhóm bé được sinh thường.

Lưu ý: Để tử cung hoàn thiện, tránh bị rạn, tốt nhất, người mẹ nên có kế hoạch sinh bé thứ hai khoảng từ 3 đến 5 năm sau đó. Bởi vì, phần lớn trường hợp, người sinh mổ lần đầu nhiều khả năng phải sinh mổ tiếp lần thứ hai.

Theo Afamily.vn

Nên và không nên làm gì khi mang thai?

Mang thai không có nghĩa là bạn phải thay đổi toàn bộ nếp sinh hoạt thường nhật của mình.

Mang thai là quãng thời gian hết sức đặc biệt. Hơn lúc nào hết bạn và thai nhi cần được chăm sóc chu đáo nhất. Tuy nhiên mang thai không có nghĩa là bạn phải thay đổi toàn bộ nếp sinh hoạt thường nhật của mình. Vậy bạn nên và không nên làm gì khi mang thai?

Bà bầu vẫn có thể uống rượu bia?

Nhiều phụ nữ cảm thấy ân hận về những giọt rượu họ trót uống trước khi biết mình có mang. Hoặc nhiều người thì lo về những thực phẩm có hại cho thai nhi. Bạn đừng lo, nếu bạn phát hiện có thai và kịp thời dừng ngay những thói quen độc hại (hút thuốc, uống rượu) và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh thì bạn có thể yên tâm là thai nhi phát triển bình thường.

Bà bầu có thể đi máy bay không?

Nhiều hãng hàng không từ chối vận chuyển phụ nữ có thai trên 8 tháng nhưng bạn cần kiểm tra kỹ với từng hãng nhé. Nếu là chuyến bay dài, bạn hãy đứng dậy đi lại thường xuyên. Nên uống nhiều nước và đi bít tất đàn hồi. Không nên bay loại máy bay nhỏ như ATR hay Focker vì bạn sẽ bị thiếu ô-xy và thường những máy bay này bay chậm và rất xóc. Nhiều bác sỹ khuyên thai phụ có tiền sử huyết áp cao hoặc sinh non không nên đi máy bay.

Bà bầu có thể nhuộm tóc không?

Chưa có bằng chứng nào về sự độc hại của việc nhuộm tóc đối với thai nhi. Nhiều thai phụ đợi đến tam cá nguyệt thứ hai (khi các bộ phần của bé đã hình thành đầy đủ) mới dám nhuộm tóc. Nếu bạn muốn nhuộm, hãy chọn những tiệm làm tóc thoáng mát. Bạn chớ để thuốc ngấm lâu quá. Dùng loại thuốc nhuộm có xuất xứ từ thảo mộc sẽ an toàn hơn.

nen-va-khong-nen-lam-gi-khi-mang-thai

Chưa có bằng chứng nào về sự độc hại của việc nhuộm tóc đối với thai nhi. (ảnh minh họa)

Bà bầu hít phải mùi sơn có nguy hiểm không?

Mặc dù khoa học đã chứng minh được rằng một số hoá chất có thể gây nên dị dạng bào thai, nhưng rất khó có thể kết luận được độ gây độc hại của sơn tường. Có một điều chắc chắn rằng nếu bạn ở quá lâu trong môi trường nồng nặc mùi sơn thì sức khỏe của bạn và thai nhi sẽ không được an toàn nhưng nếu chỉ là tình cờ thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy vậy, nếu gia đình bạn quyết định sơn lại tường nhà để đón bé chào đời thì nhất định bạn phải  mở cửa sổ thông thoáng khi sơn và đừng ngủ ngay trong phòng mới sơn. Hãy bảo vệ da của bạn không bị dính sơn.

Bà bầu có được dùng máy tính không?

Nhiều thai phụ lo ngại việc dùng máy tính nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Điều này chưa được chứng minh nhưng nếu bạn ngồi trước màn hình lâu thì chắc chắn sẽ bị đau lưng. Vì vậy hãy thay đổi tư thế thường xuyên hoặc đứng dậy đi bộ loanh quanh trong phòng một lúc rồi lại tiếp tục làm việc với máy tính.

Bà bầu có được dùng lò vi sóng không?

Chẳng có gì chứng minh được sự độc hại của lò vi sóng cả. Tuy nhiên, bạn cần phải chắc chắn rằng máy hoạt động tốt và cửa máy đóng kín. Cẩn thận hơn nữa thì bạn nên tránh đứng cạnh lò khi máy đang vận hành.

Bà bầu có được uống thuốc bổ?

Bà bầu được khuyến khích dùng thêm viên sắt và axit fôlic. Nhiều thai phụ còn uống bổ sung thêm các loại vitamin và chất khoáng, đặc biệt là những chị em bị nghén và không ăn được. Nếu bạn uống thuốc bổ, cần kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng cho bà bầu. Trường hợp bạn bị choáng, cần tăng cường thêm sắt.

Bà bầu có được sinh hoạt tình dục?

Nếu thai phụ có tiền sử sẩy thai, đẻ non hoặc chảy máu khi mang thai, tuyệt đối không được sinh hoạt tình dục. Bạn nên khám và hỏi ý kiến bác sỹ. Trong trường hợp bánh nhau nằm về phía tiền đạo, bác sỹ có thể khuyến cáo thai phụ không sinh hoạt tình dục. Ngoài ra, không có chống chỉ định nào cho những thai phụ khác.

Theo Eva.vn