Lưu trữ cho từ khóa: thai kỳ

Những bệnh gì khó tránh mắc phải trong thời gian mang thai?

Trong thời gian mang thai, người phụ nữ có thể phải đối mặt với một số bệnh phổ biến khó tránh như chảy máu răng, táo bón, chuột rút.

Em đang mang bầu được 5 tuần và chưa có hiện tượng nghén. Em đã đi khám và siêu âm thì bác sĩ nói thai đã vào tử cung, hiện tại cả hai mẹ con khỏe mạnh. Nhưng em nghe bạn bè nói, trong thời gian thai kì, người phụ nữ khó tránh mắc phải một số bệnh phổ biến, kiểu gì cũng gặp vì đó là đặc trưng của thời gian thai kì.

Em đang rất lo lắng vì sức khỏe của em vốn không được tốt lắm, nếu bị bệnh nào đó thì không biết có chịu được không. Bác sĩ cho em hỏi, những bệnh khó tránh mắc phải trong thời gian thai kì như bạn em nói là bệnh gì? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! - (Phương Thùy)

nhung-benh-kho-tranh-trong-thoi-gian-thai-ki-la-benh-gi

Trong thời gian mang thai, người phụ nữ có thể phải đối mặt với một số bệnh phổ biến khó tránh như chảy máu răng, táo bón, chuột rút… Ảnh minh họa

Trả lời

Bạn Phương Thùy thân mến!

Thời gian thai kì là những tháng ngày cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, cả về nội tiết lẫn vẻ bề ngoài. Đúng là trong thời gian này người phụ nữ có thể phải đối mặt với một số bệnh phổ biến khó tránh như ốm nghén, chán ăn, choáng váng, tay chân sưng phù, rạn da…

Tuy nhiên, những bệnh này không phải quá nguy hiểm và đặc biệt có thể phòng tránh được. Vì vậy, nếu bạn đang ở thời gian đầu của thai kì thì hãy lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt để giữ cho mình khỏe mạnh. Bạn nên chuẩn bị cho mình kiến thức cơ bản về những chứng bệnh thông thường trong quá trình mang thai như dưới đây:

- Chảy máu nướu răng: Mang thai khiến sức đề kháng của bạn giảm sút, lúc đó nướu răng sẽ mềm và rất dễ bị tổn thương. Bạn nên dùng chỉ nha khoa và đánh răng kỹ sau khi ăn.

- Chứng khó thở: Vào cuối thai kì, khi sức ép của thai nhi đặt lên cơ hoành thì việc bạn khó thở là hoàn toàn bình thường. Khoảng một tháng trước khi sinh, chứng khó thở này sẽ giảm đi khá nhiều. Bạn nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

- Chứng táo bón: Kích thích tố progesterone trong quá trình mang thai sẽ làm chùng giãn các cơ ruột khiến nhu động ruột giảm đi và gây chứng táo bón. Bạn nên ăn thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước.

- Bị chuột rút: Đây là triệu chứng cơ bắp co thắt khiến bạn rất đau, thường xảy ra ở bắp chuối chân và bàn chân, đặc biệt là vào ban đêm. Bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân và bàn chân bị co rút, sau đó đi dạo một vòng để máu lưu thông tốt hơn. Bạn cũng nên đi khám để bác sĩ bổ sung thêm canxi và vitamin D.

- Bệnh trĩ: Khi đi cầu, bạn sẽ cảm thấy ngứa, đau và thậm chí là chảy máu thì đó là biểu hiện của bệnh trĩ. Đó là do đầu thai nhi đè lên các tĩnh mạch quanh hậu môn khiến chúng bị giãn nở. Bạn cần bổ sung chất xơ, tránh táo bón và đứng quá lâu.

Bạn nên chú ý tới những thay đổi của cơ thể để kịp thời đi khám khi cần thiết và điều trị triệt để.

Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!

Theo Afamily.vn

Những khó khăn thường gặp trong vài tuần cuối thai kỳ

Thời gian đếm ngược đến “ngày lâm bồn” của bạn có lẽ chính là thách thức lớn nhất trong suốt thai kỳ. Vì vậy, bạn nên biết những khó khăn trong vài tuần cuối để chuẩn bị tâm lý chào đón thiên thần của đời mình!

Mất Ngủ:

Nếu bạn có thể tìm thấy một vị trí thoải mái để ngủ với bụng bầu đã to, xin vui lòng chia sẻ điều đó với những bà bầu khác! Vì với nhiều bà bầu, họ gần như không thể ngủ, hoặc thấy rất khó chìm vào giấc ngủ, và chỉ khao khát con mau chào đời để có thể trở lại giấc ngủ bình thường như xưa.

Phải ngồi lâu:

Khi các mẹ bầu phải ngồi đâu đó trong một khoảng thời gian dài, phần xương cụt và lưng phía dưới bắt đầu đau nhức. Thậm chí nhiều người còn thuê những chuyên gia mát-xa để giúp mình thư thái hơn ở tháng cuối trước khi sinh.

Đứng hoặc đi bộ trong một thời gian dài:

Cũng như việc phải ngồi lâu, đứng và đi bộ trong thời gian dài sẽ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, thậm chí đôi chân còn bị phù nề. Do vậy, với những bà bầu sắp tới lúc sinh, việc phải đứng hoặc đi bộ mất nhiều thời gian là điều khó khăn đối với họ.

Chăm sóc con nhỏ:

Dù đây là lần mang thai thứ hai thì  nhiệm vụ chăm sóc đứa đầu bạn vẫn không thể lơ là được. Hẳn bạn phải vất vả lắm khi chăm sóc cho con lúc bụng bầu đã trở nên nặng nề. Tuy là một việc không hề dễ dàng, nhưng lại là công việc khiến các bà mẹ thấy hạnh phúc nhất.

nhung-kho-khan-thuong-gap-trong-vai-tuan-cuoi-thai-ky

Ăn uống:

Ở thời kỳ cuối của 3 tháng cuối thai kỳ, bạn có thể cảm thấy bụng mình như thể không còn chỗ chứa thức ăn nữa. Nỗi khổ của những bà bầu sắp sinh ở chỗ luôn có cảm giác đói và thèm ăn, nhưng chỉ cần ngồi xuống và ăn được vài miếng, họ lại thấy no căng không thể tả.

Ăn mặc:

Đúng là không ai muốn trở lại thời kỳ “khủng hoảng nhan sắc” với những bộ đồ rộng thùng thình mình mặc hồi còn bầu bí cả. Nhiều người thậm chí còn muốn quên đi quãng thời gian đi lạch bạch khó khăn và mất hàng tiếng đồng hồ băn khoăn trước tủ quần áo trước khi đi ra ngoài có việc.

Tập thể dục:

Với nhiều mẹ bầu, việc cố gắng giữ dáng khi mang thai là điều gần như không thể. Nhưng áp dụng  một chế độ tập luyện giữ gìn sức khỏe lại là lời khuyê nhiều bác sĩ thường áp dụng. Dù thế nào, một người mẹ có thể tập thể dục liên tục trong suốt chín tháng như vậy hẳn sẽ nhận được sự ngưỡng mộ và khâm phục của nhiều bà bầu khác.

Dọn dẹp:

Một trong những công việc khó khăn nhất với những mẹ bầu sắp sinh đó là dọn dẹp nhà cửa. Với thân hình như vận động viên su-mô, không bà bầu nào muốn quỳ gối lau nhà hay nhướn người sắp xếp tủ đồ cả, kể cả công việc nhẹ nhàng nhất như rửa bát và hút bụi cũng khiến họ mệt lả đi rồi.

Đi mua sắm:

Việc phải đi qua các dãy hàng chọn những món đồ cần thiết cho gia đình cũng là một trong những điều các bà chửa vượt mặt e ngại. Nếu có con nhỏ, họ thường đưa con đi cùng để có thể sai chúng đi lấy những thứ ở gian hàng xa hơn. Đi mua sắm chính là nguyên nhân khiến bà bầu phải đứng và đi bộ trong một khoảng thời gian dài, dẫn đến chân phù nề như đã nói ở trên.

Chờ đợi:

Càng đến gần ngày sinh nở, mỗi ngày với bạn kéo dài như vô tận vậy. Thức dậy lúc sáng sớm, bạn tự hỏi bản thân: “Tại sao mình vẫn chưa sinh con?” và chỉ muốn bé yêu ra đời ngay lập thức. Hẳn là “trò chơi” chờ đợi là điều khó khăn nhất trong tất cả những việc được liệt kê phải không?

Theo Afamily.vn

Những việc cần làm trong 3 tháng đầu thai kỳ

Khám thai theo đúng lịch trình sẽ giúp đảm bảo thai nhi đang phát triển tốt và tránh những rủi ro có thể xảy ra.

3 tháng đầu có thể coi là giai đoạn quan trọng nhất trong thai kỳ bởi thời gian này cơ thể mẹ đang “bỡ ngỡ” tiếp nhận sự có mặt của thai nhi. Những triệu chứng phổ biến nhất mẹ có thể gặp phải là ốm nghén, mệt mỏi… Đây lại là thời gian vô cùng quan trọng với thai nhi vì các cơ quan chính của bé đang được hình thành và phát triển… Vì vậy việc khám thai làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa là rất cần thiết giúp đảm bảo thai nhi đang phát triển tốt và tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Những xét nghiệm cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ

Test thử thai tại nhà

Việc làm này vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần ra hiệu thuốc, mua 1-2 hộp que thử thai và về nhà thử với nước tiểu. Mẹ cần chú ý xem hạn sử dụng của sản phẩm và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Thời điểm thử nước tiểu đạt hiệu quả chính xác nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Chị em cũng nên chờ sau khi trễ kinh nguyệt 1 tuần hãy thử. Cách thử thai này tiện lợi nhưng có thể cho kết quả âm tính giả. Nếu kết quả âm tính thì nên đợi 1 tuần sau thử lại, nếu lần này vẫn âm tính thì nên đến bệnh viện để thử hCG trong máu sẽ cho kết quả chính xác hơn.

nhung-viec-can-lam-trong-3-thang-dau-thai-ky

Mẹ nên chờ 1 tuần sau khi chậm kinh nguyệt mới nên thử thai. (ảnh minh họa)

Siêu âm thai

Sau khi test que thử thai đã lên 2 vạch, mẹ nên dành thời gian đến khám tại các trung tâm sinh sản hoặc bệnh viện. Việc khám thai này nên được thực hiện sau khi trễ kinh 2 tuần. Tại đây, chị em sẽ được siêu âm thai để xác định đã có tim thai chưa (thông thường khi mang thai khoảng 6-8 tuần mới có tim thai), thai trong hay ngoài tử cung, có mấy thai, xác định tuổi thai để ghi nhận ngày dự sinh, tìm những bất thường của tử cung và 2 buồng trứng nếu có.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giai đoạn đầu thai kỳ tuy chưa thực sự cần thiết nhưng vẫn nên thực hiện để xác định nhóm máu, công thức máu. Ngoài ra cần xét nghiệm đường huyết, tổng phân tích nước tiểu và xét nghiệm phát hiện các bệnh lây nhiễm như rubella, giang mai, HIV, viêm gan siêu vi B để có biện pháp can thiệp can thiệp, dự phòng kịp thời.

Đo độ mờ da gáy

Đo độ mờ da gáy được thực hiện trong quá trình siêu âm thai từ tuần 11,5-13,5. Siêu âm đo độ mờ da gáy kết hợp với xét nghiệm sinh hóa máu mẹ để tính nguy cơ thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể cao hay thấp. Từ đó sẽ quyết định có cần làm thêm xét nghiệm nước ối hay không. Siêu âm đo độ mờ da gáy là siêu âm rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện sớm những bất thường của thai nhi.

Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy có bất cứ bất thường nào, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mẹ phải thực hiện xét nghiệm máu triple test để xác định chính xác nguy cơ với thai nhi. Xét nghiệm tầm soát trước sinh Triple test là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Triple test có thể thực hiện khi thai 15 – 20 tuần. Tuy nhiên, kết quả chính xác nhất khi thai 16 – 18 tuần. Tất cả phụ nữ mang thai đều nên được thực hiện xét nghiệm này. Đặc biệt những thai phụ sau đây rất cần được xét nghiệm:

- Tiền sử gia đình có dị tật bẩm sinh

- Trên 35 tuổi

- Có sử dụng thuốc hoặc các chất có thể gây hại cho thai

- Bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin

- Bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai

- Có tiếp xúc với phóng xạ liều lượng cao

nhung-viec-can-lam-trong-3-thang-dau-thai-ky

Khám thai theo đúng lịch trình sẽ giúp đảm bảo thai nhi đang phát triển tốt và tránh những rủi ro có thể xảy ra. (ảnh minh họa)

Việc mẹ nên làm

Những triệu chứng mẹ thường gặp phải khi mang thai những tháng đầu thai kỳ là mệt mỏi, buồn nôn, ốm nghén… Mẹ sẽ cảm thấy khó ăn uống và muốn nghỉ ngơi nhiều hơn. Để hạn chế những “tác dụng phụ” này, chị em nên:

- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và chú ý đến những thực phẩm chống nghén như bánh quy giòn, trà gừng…

- Uống đủ 2-2,5 lit nước mỗi ngày

- Bổ sung viên sắt, bổ sung thêm vitamin B6, acid folic theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Tập thể dục nhẹ nhàng từ 20-30 phút mỗi ngày với những bài tập yoga, đi bộ, bơi lội…

- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đỏ 8 giờ/ngày và tranh thủ 30 phút – 1 giờ nghỉ trưa.

- Không đứng, ngồi quá lâu một chỗ mà nên đứng lên vận động nhẹ nhàng.

Việc mẹ nên tránh

- Hạn chế tối đa những đồ uống có chất kích thích như cà phê, trà đặc, rượu, bia…

- Không nên thức quá khuya.

- Không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào đặc biệt là thuốc kháng sinh.

- Không nên đi giầy cao gót vì có thể khiến mẹ bầu bị ngã, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Theo Khampha.vn

7 nguyên tắc ăn uống trong thai kỳ

Việc lựa chọn thực phẩm thông minh đóng vai trò quyết định giúp bạn đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cũng như nuôi dưỡng một em bé thông minh khỏe mạnh.

Hãy luôn ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây trong suốt thai kỳ:

1. Đừng bỏ bữa sáng

Bạn nên ăn đồ ngũ cốc làm sẵn hoặc được nấu kèm với trái cây. Ngũ cốc sẽ bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như sắt, canxi cần thiết cho bạn.

Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, bắt đầu với bánh mì ngũ cốc nguyên hạt 100%, rồi tiếp tục ăn nhiều thức ăn hơn sau đó.

2. Ăn thực phẩm chất xơ

• Các loại rau và trái cây, như đậu xanh, rau bina, lê, và chuối

• Các loại ngũ cốc như gạo nâu và bột yến mạch

• Các loại đậu như đậu đen và đậu tây

3. Chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh

• Sữa chua ít chất béo hoặc sữa chua không béo với trái cây

• Bánh ngũ cốc nguyên hạt với pho mát không béo hoặc ít chất béo.

7-nguyen-tac-an-uong-trong-thai-ky

Ảnh minh họa.

4. Uống vitamin trước khi sinh với sắt và acid folic mỗi ngày

Sắt giúp máu của bạn khỏe mạnh, trong khi đó axit folic giúp ngăn ngừa một số khuyết tật bẩm sinh. Đến gặp bác sĩ để được tư vấn một loại vitamin trước khi sinh phù hợp với bạn.

5. Ăn từ 227g đến 340g hải sản mỗi tuần

• Một khẩu phần ăn tầm 85g với kích cỡ của một cỗ bài.

• Ăn nhiều loại hải sản khác nhau từ 2 đến 3 lần một tuần.

• Tránh ăn các loại cá, tôm hoặc cua có hàm lượng thủy ngân cao. Cũng không nên ăn cá mập, cá kiếm, cá thu, hoặc cá kình.

• Cá ngừ trắng đóng hộp có ít thủy ngân hơn so với cá ngừ vây dài (trắng). Nếu bạn chọn cá ngừ vây dài, nên hạn chế chỉ ăn dưới 170g/ tuần.

• Các loại cá có ít thủy ngân bao gồm cá hồi, cá mòi và tôm.

6. Tránh xa các loại pho mát mềm và thịt nguội

Một số thực phẩm có thể chứa vi khuẩn không tốt cho bé mà bạn không nên ăn có thể kể đến:

• Pho mát mềm và pho mát dê

• Các loại thịt hoặc cá (như sushi) còn sống, hoặc nấu chưa chín

• Các loại thịt nguội như xúc xích, trừ khi chúng được nấu chín.

7. Hạn chế caffeine và đồ uống có cồn

Bạn vẫn có thể uống trà hoặc cà phê được lọc bỏ hết cafein. Tốt hơn hết bạn nên uống nước lọc thay vì soda hay nước ngọt có gas, đặc biệt không uống rượu hoặc đồ uống có cồn.

Theo Afamily.vn

Nguyên nhân khiến bụng bầu co cứng trong thai kỳ

Rất nhiều cơn gò trong thai kỳ không nguy hiểm như các mẹ vẫn nghĩ.

Trong thời gian mang thai, mẹ sẽ được trải qua rất nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Hiện tượng đầu tiên đó là bụng bầu sẽ lớn dần, cảm giác ốm nghén, mệt mỏi, niềm hạnh phúc đến nghẹn lời khi cảm nhận những chuyển động đầu tiên của con… Những thay đổi đó sẽ khiến mẹ hồi hộp, hạnh phúc nhưng cũng không khỏi lo âu đặc biệt là với những cơn gò cứng bụng.

Những cơn gò cứng bụng là hiện tượng khá phổ biến khi mang thai, hiện tượng này thường xảy ra từ cuối quý 2 đến quý 3 thai kỳ nhưng cũng có mẹ sẽ cảm nhận được rất sớm ngay từ tuần 12 trở đi. Nhiều người cho rằng bụng gò cứng là dấu hiệu nguy hiểm, thậm chí là dấu hiệu sắp sinh non tuy nhiên thực tế không hẳn như vậy.

Nghiên cứu của các chuyên gia khoa sản cho hay, có rất nhiều nguyên nhân khiến bụng bầu co cứng trong đó cảm xúc của mẹ bầu là nguyên nhân chính. Mẹ buồn rầu, căng thẳng hay hạnh phúc đột ngột cũng khiến thai nhi gò cứng bụng. Nếu chỉ nhận thấy những cơn gò nhẹ, không đi kèm với những triệu chứng nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút… thì mẹ đừng quá lo lắng nhé.

nguyen-nhan-khien-bung-bau-co-cung-trong-thai-ky

Rất nhiều cơn gò trong thai kỳ không nguy hiểm như các mẹ vẫn nghĩ. (ảnh minh họa)

Dưới đây là những nguyên nhân khiến bụng bầu co cứng trong thai kỳ:

Tử cung bị gây áp lực

Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Ở ba tháng đầu, khi thai nhi còn nhỏ thì mẹ không cảm nhận rõ áp lực này nhưng từ quý thứ 2, em bé lớn dần, tử cung cũng phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng.

Xương thai nhi phát triển

Thông thường các mẹ sẽ hay nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng từ cuối quý thứ 2 thai kỳ là bởi lúc này xương của thai nhi phát triển và tăng chiều dài đáng kể. Mỗi lần thai nhi xoay người sẽ gây ra những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ.

Hiện tượng táo bón

Một nguyên nhân khác cũng khiến bụng bầu hay bị cứng đó là do triệu chứng táo bón. Chế độ ăn uống nghèo nàn và không khoa học khi mang thai sẽ khiến thực ăn khi được nạp vào cơ thể khó hấp thụ dẫn đến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức và ảnh hưởng đến tử cung mẹ. Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh để giảm nguy cơ bị táo bón, trĩ.

Cảm xúc của mẹ

Mẹ có biết rằng cảm xúc vui, buồn hay căng thẳng quá mức của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trẻ và gây ra hiện tượng thai nhi gò cứng bụng không? Trong trường hợp này, mẹ không cần quá lo lắng, tuy nhiên, chị em bầu nên cố gắng tạo tâm lý thoải mái nhất để thai nhi phát triển tốt.

Theo Eva.vn

4 loại bệnh thường xảy ra trong thai kỳ

Trong thai kì, có một số tác dụng phụ khiến bạn cảm thấy lo lắng. Nhận biết được những điều này sẽ giúp mẹ có một thai kì khỏe mạnh.

1. Viêm bàng quang

Sàn chậu là phần đáy khung chậu, cấu thành bởi các cơ và dây chằng có nhiệm vụ giữ cho khung chậu cố định. Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ tiết ra mạnh hoc-môn relaxin để làm mềm cổ tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho em bé chào đời. Chính vì vậy sàn chậu bị kéo căng và yếu đi, có nghĩa là bạn có khả năng bị són tiểu hoặc vi khuẩn có thể dễ xâm nhập vào tử cung. Vì vậy viêm bàng quang rất dễ xảy ra. Nên hỏi bác sỹ trong trường hợp muốn dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và uống nước ép quả nam việt quất có thể khắc phục được vấn đề.

4-loai-benh-thuong-xay-ra-trong-thai-ky

Ảnh minh họa: Internet

2. Viêm âm đạo do vi khuẩn

Nếu âm đạo của bạn có mùi như mùi amoniac thì có thể bạn đã bị viêm âm đạo do vi khuẩn – một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi sự phát triển quá mức của một số sinh vật trong âm đạo. Viêm âm đạo do vi khuẩn có nguy cơ dẫn đến sinh non. Vì vậy, nếu mẹ bầu cần được điều trị trong quá trình mang thai nếu nghi ngờ bị viêm âm đạo.

3. Nhiễm nấm men

Do âm đạo là một môi trường có tính axit, việc thay đổi cân bằng pH có thể làm giảm số lượng vi khuẩn bảo vệ  của âm đạo. Thêm nữa, cùng với sự gia tăng lượng đường trong dịch tiết âm đạo xảy ra trong quá trình mang thai là nguyên nhân phát triển của nấm men.

Nếu bị ngứa, khó chịu hoặc phát ban vùng kín, khí hư màu trắng như bột có thể là bạn đã bị nhiễm trùng vùng kín. Bệnh này không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho bạn và em bé, tuy nhiêm để lâu sẽ gây khó chịu. Phụ nữ mang thai cần đi khám và tư vấn sử dụng các loại thuốc chống nấm để điều trị.

4. Bệnh trĩ

Khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho trùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ.

Ngoài ra khi bạn cố gắng thải phân (các bà mẹ trong thời kì mang thai thường hay bị táo bón), các tĩnh mạch trĩ sưng lên này còn có thể chảy máu và gây đau đớn.

Vì thế, các mẹ cần uống nhiều nước, đảm bảo cung cấp đủ 25gram chất xơ mỗi ngày. Để giảm bớt đau đớn khi bị trĩ có thể ngâm hậu môn trong nước ấm có pha môt chút muối.

Theo Yeutretho.com

Những triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ

Những triệu chứng nguy hiểm như chảy máu âm đạo, rỉ ối, đau bụng nặng có thể khiến mẹ mất con.

Mẹ bầu hãy chú ý đến sức khỏe để kịp thời phát hiện những triệu chứng xấu và đến bác sĩ ngay lập tức. Chị em cũng cần lưu ý đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để sớm phát hiện những bất thường có thể xảy ra.

Dưới đây là những triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ mẹ không nên “phớt lờ”:

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo có thể xảy ra ở bất cứ thời kỳ nào của thai kỳ đặc biệt là 3 tháng đầu. Nếu mẹ bầu phát hiện thấy máu chảy ra nhiều kèm triệu chứng đau bụng dưới như những ngày kinh nguyệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh nhưng cấy vào một nơi khác ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng mẹ bầu.

Chảy máu nặng kèm đau bụng cũng có thể là dấu hiệu bị sảy thai đặc biệt trong 3 tháng đầu hoặc tháng thứ 4,5. Ngược lại nếu triệu chứng này xảy ra trong 3 tháng cuối có thể là dấu hiệu bong nhau non – xảy ra khi nhau thai tách ra từ nội mạc tử cung.

Chảy máu âm đạo luôn là triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Vì vậy khi phát hiện bị chảy máu âm đạo, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

nhung-trieu-chung-nguy-hiem-trong-thai-ky

Chảy máu âm đạo có thể xảy ra ở bất cứ thời kỳ nào của thai kỳ đặc biệt là 3 tháng đầu. (ảnh minh họa)

Buồn nôn và nôn nặng

Buồn nôn là triệu chứng rất phổ biến khi mang thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên nếu mẹ bị nôn ói thường xuyên, nôn nặng và không thể ăn uống được gì thì đó là vấn đề nghiêm trọng và cần đi gặp bác sĩ.

Nếu mẹ bầu không thể ăn uống được bất cứ đồ ăn gì cộng với việc nôn ói thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước khiến cả mẹ và bé bị suy dinh dưỡng, bé kém phát triển. Khi bị nôn ói nghiêm trọng, chị em cần đi khám bác sĩ, bác sĩ sẽ kê cho bạn những đơn thuốc giúp kiểm soát triệu chứng này.

Thai nhi giảm chuyển động

Nếu thai nhi giảm cường độ chuyển động trong cả ngày liền so với thời gian trước hoặc ngừng đạp bụng mẹ thì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Để kiểm tra xem có vấn đề gì xảy ra với bé hay không, trước tiên mẹ hãy thử phản ứng của bé bằng cách uống một ly nước lạnh hoặc ăn một cái gì đó. Sau đó mẹ hãy nằm lên giường và đếm nhịp chuyển động của bé.

Mẹ hãy nằm thư giãn và đếm nhịp chuyển động của bé. Về nguyên tắc bé phải đạp khoảng 10-12 lần trong 2 giờ liền thì mới an toàn và lúc này mẹ mới yên tâm không phải đến gặp bác sĩ.

Xuất hiện cơn co thắt

Các cơn co thắt trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu sinh non. Tuy nhiên, có một số cơn đau bụng giả cũng có thể diễn ra trong thời gian này. Mẹ cần chú ý nếu những cơn co thắt này không lặp lại và cường độ giảm dần thì mẹ không nên quá lo. Những cơn đau giả – những cơn gò Braxton -Hicks thường không thể đoán trước, không diễn ra nhịp nhàng và không tăng cường độ. Tuy nhiên, những cơn co thắt báo hiệu sinh non thường diễn ra khoảng 10 phút/lần hoặc ít hơn.

Nếu mẹ thấy xuất hiện những cơn co thắt lặp đi lặp lại trong 2 giờ liền, hãy đến bệnh viện để kiểm tra.

nhung-trieu-chung-nguy-hiem-trong-thai-ky

Nếu mẹ thấy xuất hiện những cơn co thắt lặp đi lặp lại trong 2 giờ liền, hãy đến bệnh viện để kiểm tra. (ảnh minh họa)

Rỉ ối hoặc vỡ ối

Bỗng nhiên mẹ nhận thấy quần lót của mình ướt nhèm hoặc nước ồ ạt chảy ra có nghĩa là mẹ đã bị rỉ ối hoặc vỡ ối. Triệu chứng rỉ ối rất dễ khiến mẹ bầu nhầm lẫn mình bị són tiểu vì trong quý 3 thai kỳ, khi thai nhi lớn chèn ép vào tử cung cũng dễ khiến mẹ bị són tiểu.

Nếu mẹ không chắc chắn đó là nước tiểu hay nước ối, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra.

Đau đầu nặng

Đau nhức đầu nặng kèm triệu chứng đau bụng, rối loạn thị giác và phù chân trong 3 tháng cuối thai kỳ thì mẹ cần đặc biệt lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu mẹ bị tiền sản giật. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm trong thai kỳ và có thể gây tử vong cho cả hai mẹ con. Triệu chứng bệnh này xảy ra khi huyết áp mẹ cao và protein dư thừa trong nước tiểu. Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 thai kỳ.

Triệu chứng cúm

Các chuyên gia khoa sản luôn nhắc nhở chị em bầu hãy cẩn trọng với bệnh cúm. Họ cũng được khuyên nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai và trong thai kỳ. Mẹ bầu bị cúm đặc biệt trong 3 tháng đầu có thể gây nguy hiểm tời thai nhi, khiến em bé bị dị tật.

Khi phát hiện thấy mình bị triệu chứng cúm, hãy gọi điện hoặc đi khám ngay để được chữa trị kịp thời các mẹ nhé.

Theo Khampha.vn

Những bộ phận cần chăm sóc đặc biệt khi mang thai

Chăm sóc ngực là việc làm quan trọng để chuẩn bị cho nguồn sữa sau khi bé chào đời.
Trong 9 tháng mang thai, ngoài việc thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng, có lối sống khoa học thì việc vệ sinh cơ thể đúng cách là điều rất cần thiết. Vệ sinh cơ thể thường xuyên sẽ giúp bà bầu tránh được nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm trên da và những bệnh thường gặp nơi “vùng kín”.
Mẹ cần biết những bộ phận cần sự chăm sóc đặc biệt trong thời gian “đeo bao lô ngược”:

Ngực

Chúng ta đều biết rằng khi mang thai, “núi đôi” sẽ phát triển to hơn mức bình thường vì vậy cách chăm sóc cũng cần chú ý hơn để tránh gây tổn thương và phòng ngừa các vết nứt ở “nhũ hoa” khi mang thai. Như thế nào là vệ sinh “núi đôi” đúng cách? Khi tắm rửa, bạn cần rửa vùng nhũ hoa và đầu nhũ hoa bằng nước ấm và sữa dưỡng thể (nên rửa bằng vòi hoa sen). Sau đó, nhẹ nhàng lau khô bằng khăn bông mềm, tránh làm trầy da.
Chăm sóc vùng ngực khi mang thai cũng là điều quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa của người mẹ sau này. Chị em cũng cần ghi nhớ trong quá trình vệ sinh không được kéo mạnh hoặc chà xát đầu ngực để tránh các cơn co thắt tử cung. Khi chọn áo ngực, mẹ chọn loại có độ co giãn cao để cảm thấy thoải mái khi mặc và không chèn ép ngực.
nhung-bo-phan-can-cham-soc-dac-biet-khi-mang-thai
Mẹ nên vệ sinh ngực nhẹ nhàng khi mang bầu để chuẩn bị cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.  (ảnh minh họa)

Nách

Nhiều thai phụ sẽ giật mình khi nhận thấy vùng nách của mình trở nên sẫm màu hơn, tiết nhiều mồ hôi và cảm giác như thể đây là vùng không sạch sẽ, đặc biệt là vào mùa hè. Nguyên nhân của hiện tượng này chính là do tuyến yên tiết ra melanin làm gia tăng sắc tố da. Mẹ nên giữ vệ sinh, khi tắm không nên dùng nước quá nóng để tránh gây tổn thương, hãy dùng nước ấm và sử dụng một chút xà phòng tắm để làm sạch khu vực cơ thể này. Sau khi sinh em bé, hiện tượng sẫm màu da ở nách sẽ dần biến mất.

Lưng

Theo khảo sát, từ 1/2 đến 3/4 số  phụ nữ mang thai bị đau lưng nhẹ, và 1/3 còn lại thì bị chứng đau lưng nghiêm trọng. Nguyên nhân là vì để chuẩn bị cho sự mang thai 9 tháng 10 ngày và sự ra đời của một sinh linh bé bỏng, các bộ phận khác trên cơ thể phải chia sẻ chất dinh dưỡng với bụng bầu, trong đó, vùng lưng phải san sẻ nhiều nhất.
Để khắc phục hoặc giảm bớt bệnh ở lưng trong thời kỳ mang thai, các bà bầu nên chăm chỉ luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, nên thực hiện từ từ, giữ tư thế thẳng, hai vai giữ bằng. Khi bị đau, không nên lạm dụng các loại thuốc hay dầu nóng mà nên điều trị bằng các cách chườm nóng hoặc matxa.
nhung-bo-phan-can-cham-soc-dac-biet-khi-mang-thai
Để khắc phục hoặc giảm bớt bệnh ở lưng trong thời kỳ mang thai, các bà bầu nên chăm chỉ luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng. (ảnh minh họa)

Răng miệng

Trong thời gian mang thai, chị em phụ nữ rất dễ gặp các vẫn đề về răng miệng như chảy máu chân răng, sưng lợi… Nếu bạn cũng gặp phải vấn đề đó thì nên đến ngay trung tâm nha khoa để được khám chữa. Lời khuyên của các bác sĩ là để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh răng miệng khi bầu bí, trước khi mang thai,  chị em cần đi lấy cao răng và học cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Hàng ngày chị em cần đánh răng đủ 2 lần và nên súc miệng bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Mẹ nên biết rằng bệnh răng miệng trong thời gian mang thai là rất nguy hiểm vì có thể gây sinh non vì vậy chị em cần đặc biệt chú ý.

Vùng kín

“Vùng kín” là bộ phận nhạy cảm và cần sự chăm sóc đặc biệt trong suốt thời gian mang thai để tránh bị viêm nhiễm, đặc biệt là chứng viêm đường tiết niệu thường xảy ra với bà bầu. Để vùng kín luôn được an toàn, chị em cần vệ sinh mỗi ngày một lần bằng nước ấm hoặc nước muối nhạt.
Để ý nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường ở vùng âm đạo như xuất hiện dịch màu hồng nhạt, ngứa rát âm đạo, chảy máu âm đạo… bạn cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra. Lưu ý trong trường hợp này bạn không được tự ý thụt rửa âm đạo và đặt thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi mang thai, chị em bầu rất dễ mắc bệnh trĩ, gây đau đớn và mất vệ sinh cho bà bầu. Để hạn chế bệnh, chị em cần ăn uống nhiều đồ mát và có chế độ ăn uống khoa học cũng như tập luyện thể dục điều độ, thường xuyên hơn.
Theo Eva.vn
The post Những bộ phận cần chăm sóc đặc biệt khi mang thai appeared first on Tin Sức Khỏe.

15 sự thật gây “choáng” về thai kỳ

Các nhà khoa học chứng minh phụ nữ mang thai hay ợ nóng sẽ có khả năng sinh con nhiều tóc.
Có rất nhiều bí mật kỳ lạ về thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu “mắt chữ A, miệng chữ O” khi biết. Dưới đây là 15 sự thật gây “choáng” và được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội.

1. Kích thích núm vú là phương pháp khoa học duy nhất được công nhận có khả năng kích thích sinh sản.

Xoa, vân vê núm nú của thai phụ khi đủ tháng có thể giúp kích thích cơ thể sản sinh một loaiị hormone gây ra các cơn co thắt gọi là oxytocin. Phương pháp này được gọi là “kỹ thuật kích sinh bằng sự thoải mái”, được các bệnh viện khuyên dùng cho sản phụ đến thời điểm sinh.

2. Người phụ nữ mang thai lâu nhất thế giới đã có thai kỳ kéo dài 1 năm 10 ngày.

15-su-that-gay-choang-ve-thai-ky
Kỷ lục này thuốc về cô Beulah Hunter ở Los Angeles.

3. Trẻ có thể thưởng thức các món ăn người mẹ ăn ngay từ trong bụng mẹ.

Những thực phẩm có hương vị mạnh như tỏi có thể đi qua nước ối vào tử cung. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi mang bầu nếu mẹ uống nhiều nước ép cà rốt thì khi sinh ra, trẻ sơ sinh cũng có xu hướng thích nước ép cà rốt.

4. Cứ 2000 em bé sẽ có một trẻ sơ sinh chào đời có sẵn một chiếc răng

5. Trung Phi là nơi có tỷ lệ các cặp song sinh chào đời nhiều nhất thế giới.

15-su-that-gay-choang-ve-thai-ky

6. Quan hệ tình dục bằng miệng cũng có thế mang thai.

Trong thực tế, đã từng có một cô gái người Lesotho thụ thai sau khi quan hệ tình dục bằng miệng và bị một con dao đâm vào bụng.

7. Từ tháng thứ 3 trở đi, em bé bắt đầu đi tiểu trong tử cung và sau đó sẽ uống nó. Rồi lại tiếp tục như thế, lặp đi lặp lại.

Nước ối trong thực tế có thể hiểu chính là nước tiểu vô trùng.

8. Một em bé bắt đầu lần đi tiêu đầu tiên khi được 21 tuần. Phân này được gọi là phân su.

9. Phụ nữ mang thai và sản phụ sau sinh có thể tự động chảy sữa khi họ nghe thấy trẻ con khóc, ngay cả khi đó không phải là tiếng con của họ.

10. Một bé gái khi sinh ra đã có đầy đủ số trứng cần thiết cho cả cuộc đời nhưng bé trai thì không hề có tinh trùng cho đến khi dậy thì.

15-su-that-gay-choang-ve-thai-ky

11. Những mẹ bầu khi mang thai hay ợ nóng sẽ có nhiều khả năng sinh con nhiều tóc.

Nguyên nhân là theo các nhà khoa học, hàm lượng estrogen và progesterone kích thích tăng trưởng tóc cũng làm giãn thực quản, gây trào ngược axit.

12.Trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ, em bé sẽ bắt đầu hình thành vân tay.

13. Mang thai bé trai có thể khiến hệ miễn dịch của người mẹ suy giảm.

Nói cách khác: mẹ mang bầu bé trai sẽ dễ ốm hơn mẹ mang bầu bé gái.

14. Các nhà khoa học đo mẫu hơi thở và cho biết thai nhi cũng khóc ngay từ trong bụng mẹ.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa em bé đang buồn mà đơn giản chỉ là luyện tập.

15. Khi mang thai, tử cung người mẹ phát triển nở ra đến hơn 500 lần kích thước bình thường.

Theo Eva.vn
The post 15 sự thật gây “choáng” về thai kỳ appeared first on Tin Sức Khỏe.

Nhiễm trùng đường tiểu thai kỳ có nguy hiểm không?

Tôi rất hay bị nhiễm trùng đường tiểu, giờ mang thai nên lại lo lắng hơn về vấn đề này. Xin bác sĩ tư vấn giúp về bệnh nhiễm trùng đường tiểu trong thai kỳ. Mức độ nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi ra sao?

Mai Lan (Q.2, TP.HCM)

nhiem-trung-duong-tieu-thai-ky-co-nguy-hiem-khong

BS Bùi Thị Phương Loan

, Khoa Phụ sản, BV Mỹ Đức trả lời:
Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, có thể ở dạng nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng đến nhiễm trùng đường tiểu có triệu chứng.
Đáng nói là nhiễm trùng đường tiểu làm tăng tỷ lệ sinh non, thai nhẹ cân, thai chậm tăng trưởng, thai chết lưu, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh.Trong đó, khoảng 15-45% nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng sẽ tiến triển thành viêm thận-bể thận; nhiễm trùng huyết, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, gây tổn thương thận khó phục hồi, cao huyết áp, thiếu máu…
Chính vì sự nguy hiểm như vậy nên thai phụ cần được tầm soát nhiễm trùng đường tiểu trong thai kỳ. Nhiều nghiên cứu cho rằng, nên tầm soát ở thời điểm 12-14 tuần hoặc ở lần khám thai đầu tiên sau thời điểm trên. Đặc biệt, với những nhóm thai phụ nguy cơ cao (bất thường đường tiết niệu, sỏi thận, hồng cầu liềm, sinh non, đái tháo đường) cần phải được theo dõi kỹ.
Theo Phunuonline.com.vn
The post Nhiễm trùng đường tiểu thai kỳ có nguy hiểm không? appeared first on Tin Sức Khỏe.