Lưu trữ cho từ khóa: thải axit uric

Nấm lim xanh – Cây thuốc hỗ trợ điều trị bệnh nan y

Nấm lim xanh hiện nay là loại nấm quý, được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh nan y.

Nấm lim xanh có tên khoa học là Garnodema Lucidum, là dòng linh chi đặc hữu, mọc trên cây lim xanh trong rừng nguyên sinh (trong đó có rừng của Việt nam và Lào). Thương lái hiện nay đang thu mua nấm lim xanh với giá khá cao, từ 3.000.000 VNĐ – 3.500.000 VNĐ/ 1kg khiến cho loài nấm quý hiếm này đang dần trở nên khan hiếm và cạn kiệt.

Công dụng của nấm lim xanh trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh:

Đối với ung thư giai đoạn đầu, nấm lim xanh được dùng để hỗ trợ, kết hợp với quá trình trị liệu của Tây y trong việc chữa trị các bệnh ung thư đa thể như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư cổ tử cung..v…v… Đối với ung thư giai đoạn cuối, nấm lim xanh giúp ổn định và nâng cao thể trạng bệnh nhân để kéo dài sự sống.

- Chữa các chứng bệnh về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ, nhiễm độc gan do rượu bia (ngộ độc ancol etylic trường diễn do uống rượu bia nhiều): Khả năng thanh lọc gan, giải độc và phục hồi gan của nấm lim xanh được đánh giá là rất mạnh. Người bị bệnh gan có thể xảy ra các hiện tượng vàng da, ăn uống không ngon miệng, nóng trong người, đêm khó ngủ…v…v… sau khi sử dụng nấm lim xanh (hai tháng trở lên) các triệu chứng của bệnh có chiều hướng được giảm dần.

- Điều trị bệnh thống phong (bệnh gout): Thống phong hay còn gọi là bệnh gout, bệnh gút là chứng viêm đa khớp xảy ra ở hai thể cấp tính và mạn tính, nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa khiến lượng axit uric tăng cao. Do cơ thể không kịp đào thải nên axit uric lắng đọng trong các khớp dưới dạng tinh thể muối urat, gây ra tổn thương khớp biểu hiện ra bên ngoài bằng các cơn đau, khớp viêm sưng tấy. Bệnh gout nếu để lâu không chữa lành có thể gây nên hư hoại khớp dẫn đến tàn phế. Nấm lim xanh có tác dụng tăng cường chuyển hóa, đào thải axit uric trong máu và phục hồi cơ thể, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh gout.

- Giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu: Nấm lim xanh có khả năng phục hồi, tái tạo cơ thể rất tốt. Thông thường sau hai đến năm tháng, sau khi điều trị bệnh, kết hợp sử dụng nấm lim xanh, khi xét nghiệm lại thì các chỉ số huyết áp và mỡ máu của người bệnh đều được cải thiện rõ rệt.

- Hiện nay có xuất hiện nhiều lại nấm có hình dạng tương tự nấm lim xanh khiến người mua khó phân biệt. Được biết hiện nay, công ty Nông lâm sản Tiên Phước là đơn vị cung ứng nấm lim xanh đảm bảo về mặt chất lượng (thông tin tại www.namlimxanh.com). Đây cũng là đơn vị hàng đầu nắm giữ bí quyết chế biến nấm lim xanh để tăng cường hoạt tính của nấm lim xanh.

- Nấm lim xanh mặc dù có những công dụng quý giá như vậy, nhưng cơ chế hỗ trợ cơ thể phòng và chống bệnh tật lại dựa trên nguyên lý phục hồi các tổn thương bệnh lý, chứ không phải là trực tiếp công phạt bệnh, một mặt là rất an toàn cho người bệnh nhưng mặt khác cũng đòi hỏi người sử dụng nấm lim cần phải kiên trì sử dụng liên tục từ hai đến năm tháng mới thấy được công dụng của nấm lim xanh.

Meo.vn (Theo Giadinh)

Người bệnh gút ăn được sữa chua

Vừa qua chúng tôi nhận được một số thư của bạn đọc với băn khoăn: tại sao người bệnh gút phải kiêng ăn chua nhưng lại được khuyến khích ăn sữa chua?

BS Ngọc Thanh, phòng khám tư vấn dinh dưỡng Cần Thơ chia sẻ, chế độ dinh dưỡng của người bệnh gút cần giảm các đồ uống có tính chua như: nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ lắng đọng axit uric ở khớp, gây tình trạng viên khớp cấp tính, và tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.

Việc uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải axit uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.

Sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua lại là các thức ăn tốt cho việc phòng và chữa bệnh gút. Người bị bệnh gút nên dùng 1 hộp sữa chua/ngày là thích hợp.

Lượng dùng vừa phải này giúp hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh mà không ảnh hưởng đến tình trạng lắng đọng axit uric.Quá trình lên men mang đến cho sữa chua một số vi khuẩn tạo ra enzym proteaza, có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt…Đường lactose được chuyển hóa thành axit lactic trong sữa chua còn giúp kích thích gia tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột và khử hoạt tính một số chất gây hại, kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng và tăng hiệu quả hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm.Với hàm lượng carbogydrate, protein ở mức vừa phải, lại được phân giải thích hợp, sữa chua vừa có tác dụng giảm đói và giảm duy trì lượng đường huyết ổn định.

Theo Khoa học & Đời sống

Hãy chú ý ăn uống, sinh hoạt điều độ để đẩy lùi bệnh gút

Thực đơn cho bệnh gút

Ở nước ta, bệnh gút ngày càng trở lên phổ biến. Khi các hiện tượng xưng đau đột ngột bất thường ở ngón chân, bàn chân, cổ chân… Đặc biệt là đối với nam giới tuổi trung niên, thì có khả năng bạn bị bệnh gút.

Nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng mà chú ý tới ăn uống, sinh hoạt điều độ, kết hợp với điều trị theo bác sĩ chuyên khoa.

Ăn đa dạng nhiều loại thức ăn

Theo ThS.BS Phan Hướng Dương phó trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện nội tiết TƯ, bệnh gút là  do rỗi loạn chuyển hóa prurin, nguyên nhân do dinh dưỡng thường ăn nhiều, nhất là những thức ăn chứa nhiều thành phần prurin (như gan, lòng, thịt, cá, tôm, cua …) và uống nhiều rượu bia.Vì vậy, ngoài phải uống thuốc bệnh nhân phải lựa chọn những thức ăn  chứa prurin ở mức thấp và trung bình. Cụ thể, trong 100mg thức ăn  có chứa khoảng 10 – 15mg prurin như:  ngũ cốc, bơ, dầu, mỡ, đường, trứng, sữa, pho mát. Giảm các loại thức ăn có prutin cao như: nội tạng động vật, nước luộc thịt, măng tây, hải sản, rượu bia, cà phê. Bệnh nhân nên ăn thức ăn đa dạng, kết hợp nhiều rau xanh và hoa quả không chua.

Năng lượng cho người lao động bình thường khoảng 1.500 – 2.000 kcal/ ngày, nên người bệnh cần cân đối năng lượng phù hợp như chất béo (lipit) chiếm khoảng 20%, nhưng nên dùng mỡ, bơ từ dầu thực vật ở nhiệt độ trung bình. Chân giò lợn là thực phẩm chứa khá nhiêu lipit, vì vậy không nên ăn nhiều, đặc biệt ở những người có rối loạn các thành phần của lipit máu. Bột, đường (gluxit) chiếm 68% tổng năng lượng từ gạo, mì, khoai…có thể sử dụng với tỷ lệ cao hơn người bình thường. Chất đạm là một trong những thành phần quan trọng trong dinh dưỡng của mọi lứa tuổi. Vì vậy, không thể loại bỏ hoàn toàn nó trong khẩu phần ăn, nhưng cũng không được vượt nhu cầu thiết yếu. Mỗi người lớn nhu cầu đạm khoảng 1g/kg thể trọng/ngày, tương đương với 10% năng lượng từ đạm, chú ý nguồn đạm từ trứng, sữa , lạc;  tuy nhiên nhu cầu này sẽ tăng khi lao động nặng, có thai. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều đạm như: trong 100g thịt nạc có chưa 22,4g đạm; 100g thịt ếch có chứa 20g đạm; 100g thịt trâu có chứa 21,4g đạm…Ngoài ra, người bệnh gút phải chú ý ăn nhiều rau xanh và chất xơ từ củ, quả kết hợp với uống  nước mỗi ngày khoảng 3 lít nước, nên uống nước khoáng có chứa bicacbonat để đào thải axit uric trong máu.

Ngâm chân nước ấm thường xuyên

ThS.BS Phan Hướng Dương cũng nhấn mạnh, một chế độ sinh hoạt và tập luyện hợp lý là rất quan trọng cho bệnh nhân gút. Người bệnh nên thường xuyên ngâm chân bằng nước ấm vào các buổi tối, nhưng những lúc lên cơn đau thì không nên ngâm. Tránh căng thẳng, stress, thức khuya, hay bị lạnh do gấm nước mưa. Đi bộ mỗi ngày 30 phút là cách tập thể dục dễ dàng và hiệu quả nhất đối với người bị bệnh gút. Việc phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng, duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt luyện tập hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh các hậu quả xấu ở khớp, thận và tim mạch.

Theo Khoa Học và Đời Sống

Triệu chứng và cách hạn chế bệnh gout

Sau một bữa tiệc thịnh soạn với đầy rượu thịt, nếu có cơn đau dữ dội nổi lên ở các khớp, nhiều khả năng là bạn đã bị bệnh gout (thống phong).

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gút là loại bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa. Nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa chất purine dẫn đến làm tăng lượng acid uric trong máu.

Khi quá trình chuyển hóa các acid nhân bị rối loạn, gây tăng acid uric trong máu và từ đó gây nên bệnh gút khớp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút:

- Là đàn ông trên 30 tuổiVnEtips -, có những đợt viêm khớp bàn ngón chân cái (hoặc khớp bàn ngón chân thứ 2, vùng bàn, vùng gối), tái đi, tái lại nhiều lần.

- Thường xuyên uống rượu, bia, ăn thực phẩm nhiều đạm và có biểu hiện viêm đau khớp, nhất là khớp bàn ngón chân cái, bàn chân, gối. Cơn đau thường khởi phát về đêm gây thức giấc, mức độ dữ dội nhưng giảm nhanh vài ngày sau cho dù không điều trị gì.

Trong một số trường hợp, gút xảy ra ở những người không ăn nhiều đạm hay uống nhiều rượu, bia.

Cách hạn chế bệnh gout

- Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả.

- Hạn chế thức ăn chứa nhiều axit uric như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đổ.

- Bỏ rượu, thức uống có rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit-uric qua thận, hậu quả là làm tăng lactat máu.

- Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, trong trường hợp thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.

- Tăng cường đào thải axit uric qua thân bằng uống nhiều nước( uống nước: 2-2,5 lít nước mỗi ngày, nên uống nước khoáng)

- Không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua…)

- Lượng đạm ăn vừa phải: tổng lượng thịt hoặc cá… dưới 150 gam/ngày.

Ngoài ra, cần tránh làm việc quá sức, tránh stress. Người đã mắc bệnh gút, cần tuân thủ ngặt nghèo hướng dẫn điều trị của bác sĩ trong ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc.

(Theo Tretoday)