Lưu trữ cho từ khóa: Tẩy giun

Bài thuốc dân gian tẩy giun hiệu quả cho trẻ

Trong dân gian có nhiều bài thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ rất đơn giản, có thể các mẹ không biết.

Tẩy giun cho bé là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc tẩy giun có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Trong dân gian có nhiều bài thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ rất đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả tuyệt vời, có thể các mẹ không biết.

Rau sam

Hẳn không nhiều mẹ biết, rau sam là ‘vị thuốc’ trị giun kim rất hiệu quả. Cách làm: khi trẻ có dấu hiệu bị giun, mẹ chỉ cần lấy khoảng 50g rau sam tươi (đã rửa sạch), sau đó thêm ít muối vào giã nát rồi vắt lấy nước. Để bé dễ uống hơn, mẹ có thể thêm vào ít đường (nhưng đừng quá ngọt). Cho bé uống liền trong 3-5 ngày.

bai-thuoc-dan-gian-tay-giun-hieu-qua-cho-tre

Hẳn không nhiều mẹ biết, rau sam là ‘vị thuốc’ trị giun kim rất hiệu quả. (Ảnh minh họa).

Hạt trâm bầu

Tác dụng tẩy giun của hạt trâm bầu tới 70% so với dùng thuốc lại an toàn, không hại sức khỏe. Cách làm: Dùng hạt trâm bầu nghiền trộn với lá mơ tam thể, hấp chín tới và cho trẻ ăn vào buổi sáng sớm khi đói. Ăn liên tục từ 3-5 ngày.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô chữa sán, giun kim, giun móc cực kỳ hay.

Để tẩy giun sán, dùng hạt bí bóc vỏ, nghiền nát, thêm nước và trộn với mật hoặc đường khi uống. Người lớn dùng 100g, trẻ em 3-4 tuổi dùng 30g, trẻ 5-7 tuổi dùng 50g, 7-10 tuổi dùng 75g. Uống vào sáng sớm, lúc đói.

Để tẩy giun đũa, có thể rang hạt bí, ăn vào sáng sớm, lúc đói. Trẻ em mỗi lần ăn từ 30-50g, người lớn từ 60g.

Để tẩy giun kim khoảng 30-50g hạt bí giã nát. Ngày uống 2 lần với nhiều nước, liên tục trong 7 ngày, lúc đói.

Để tẩy giun móc, dùng khoảng 120g hạt bí và hạt cau nghiền thành bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng, chiều lúc đói, liền trong 3-4 ngày.

Tỏi

Lấy tỏi đã bóc võ, giã nát. Sau đó, cho tỏi vào nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 1/10, ngâm trong 1-2 giờ. Tiếp theo, lấy nước cốt ngâm tỏi qua gạc lọc. Cuối cùng, trộn đều nước cốt tỏi với lòng đỏ trứng gà.

Sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày để trị giun kim. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn để trị giun kim cho trẻ.

Lá mơ lông

Nếu trẻ bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.

Cà rốt

Cà rốt có công năng tẩy giun (nhờ chứa lưu huỳnh), hơi nhuận tràng (giúp thải loại giun) và bổ dưỡng nhờ rất giàu vitamin (A, C, B6), khoáng chất, kali, thiamine, folic acid và măng-gan để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, loại quả này cũng trị bệnh viêm đường tiêu hóa và tiêu chảy.

Theo Eva.vn

Bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp có tẩy giun được không?

Suy giảm miễn dịch tạo điều kiện cho vi trùng, ký sinh trùng xâm nhập gây nên những biến chứng nhiễm trùng trầm trọng.

Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp 7 năm nay. Xin bác sĩ tư vấn giúp liệu mẹ tôi có tẩy giun được không?Đặng Trọng Vĩ (huyện Tân Phú, Đồng Nai).

bi-benh-tieu-duong-va-cao-huyet-ap-co-tay-giun-duoc-khong

Ảnh minh họa.

TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu

, Phó Giám đốc  Bệnh viện Nguyễn Trãi TPHCM:

Bệnh tiểu đường gây suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, nhất là trên cơ địa người lớn tuổi. Suy giảm miễn dịch tạo điều kiện cho vi trùng, ký sinh trùng xâm nhập gây nên những biến chứng nhiễm trùng trầm trọng. Bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến trên người tiểu đường là nhiễm giun lươn và nhiễm nấm ở đường tiểu, cơ quan sinh dục nữ…

Do đó, bệnh nhân tiểu đường lâu năm nhất thiết phải tầm soát ký sinh trùng để điều trị kịp thời. Bạn nên cho mẹ thử phân tìm ký sinh trùng, nếu phát hiện trứng hoặc ấu trùng ký sinh trùng đường ruột, phải uống thuốc theo toa của bác sĩ, nên uống thuốc với nhiều nước để dễ hấp thu. Điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng không ảnh hưởng đến bệnh cao huyết áp.

Theo Kienthuc.net.vn

Bài thuốc dân gian tẩy giun an toàn cho bé

Trong dân gian có nhiều bài thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ rất đơn giản, sử dụng các loại rau củ quen thuộc nên rất an toàn cho sức khỏe của bé.

Tẩy giun cho bé là việc làm cần thiết, tuy nhiên nhiều mẹ lo ngại các sản phẩm thuốc tẩy giun có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Trong dân gian có nhiều bài thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ rất đơn giản, sử dụng các loại rau củ quen thuộc nên rất an toàn cho sức khỏe của bé.

Nếu bạn muốn tẩy giun cho bé, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những thực phẩm dưới đây

1. Rau sam chữa giun kim

 

Rau sam tươi 50g rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường vào cho dễ uống. Uống liền trong 3-5 ngày.

2. Hạt bí ngô chữa sán, giun kim, giun móc

bai-thuoc-dan-gian-tay-giun-an-toan-cho-be

Bóc bỏ vỏ cứng của hạt bí ngô, để nguyên màng xanh ở trong. Trẻ em 3-4 tuổi dùng 30 g, trẻ 5-7 tuổi dùng 50 g, 7-10 tuổi dùng 75 g nhân hạt bí ngô.

Bệnh nhân dùng thuốc vào lúc đói, uống hết cả liều này trong vòng 1 giờ, nằm nghỉ, 3 giờ sau uống thuốc tẩy muối, đại tiện trong một chậu nước ấm.

Sử dụng khoảng 30-50g hạt bí giã nát, uống hai lần mỗi ngày với nhiều nước, uống 7 ngày liên tục, lúc đói để tẩy giun kim.

Lấy 120g hạt bí và hạt cau, nghiền thành bột, trộn đều. Uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều lúc đói, uống liên tục trong 3 – 4 ngày để tẩy giun móc.

3. Tỏi trị giun kim

Lấy tỏi đã bóc võ, giã nát. Sau đó, cho tỏi vào nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 1/10, ngâm trong 1-2 giờ. Tiếp theo, lấy nước cốt ngâm tỏi qua gạc lọc. Cuối cùng, trộn đều nước cốt tỏi với lòng đỏ trứng gà. Sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày để trị giun kim.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn để trị giun kim.

4. Trâm bầu chữa giun đũa

Quả trâm bầu với lá mơ tam thể lượng bằng nhau, thái nhỏ, trộn đều, thêm bột vào làm bánh, hấp lên, ăn vào sáng sớm lúc đói.

5. Lá mơ lông

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Nếu bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.

6. Bồ công anh

Mặc dù vòng đời của bồ công anh kéo dài từ xuân sang thu, lá trở nên đắng hơn vào mùa thu, và dùng để tẩy giun tốt hơn. Công năng của bồ công anh là điều trị trì trệ, và rất hiệu quả khi kết hợp với bí đỏ để trục xuất giun sán đang bị say ra khỏi cơ thể.

7. Cà rốt

Cà rốt có công năng tẩy giun (nhờ chứa lưu huỳnh), hơi nhuận tràng (giúp thải loại giun) và bổ dưỡng nhờ rất giàu vitamin (A, C, B6), khoáng chất, kali, thiamine, folic acid và măng-gan để tăng cường hệ miễn dịch. Nó cũng trị bệnh viêm đường tiêu hóa và tiêu chảy.

8. Cây sử quân

bai-thuoc-dan-gian-tay-giun-an-toan-cho-be

Cây sư tử quân có tên khoa học là Quisqualis indica L, trong dân gian còn gọi là cây quả giun, dây giun, quả nấc, có tác dụng tẩy được giun đũa. Nghiền thành bột hạt quả sử quân, cho trẻ em uống từ 5-10 g, người lớn uống từ 10-20 g. Uống liên tục trong 3 ngày vào buổi sáng.

Theo Webphunu.net

Trung Quốc: 300 con giun làm tổ trong bụng cô gái

Một cô gái 23 tuổi tại thành phố Vĩnh Khang (Chiết Giang, Trung Quốc) vừa trải qua cuộc phẫu thuật “dài hơi” để lấy ra khoảng 200 – 300 con giun làm tổ trong bụng mình.

Bệnh viện Nhân dân số 1 thuộc thành phố Vĩnh Khang là nơi cứu chữa cho cô này qua cơn nguy kịch. Bệnh nhân tên Tiểu Mỹ. Vào ngày 15/7, sau ca làm đêm, Tiểu Mỹ trở về nhà lúc 4h 30 phút sáng (giờ địa phương) và than vãn với chồng về hiện tượng đau bụng quằn quại của mình trước đó. Vừa đặt lưng nghỉ ngơi, những cơn đau lại ập đến, khiến cô không chịu nổi.

Chồng Tiểu Mỹ nhanh chóng đưa vợ vào bệnh viện kiểm tra. Sau khi khám tổng thể, các bác sĩ nghi ngờ có giun làm tổ trong bụng bệnh nhân. “Chúng tôi đã nghĩ tới trường hợp này, nhưng không ngờ số lượng giun lại nhiều tới vậy. Sau khi mổ banh ruột, chúng tôi nhìn thấy cả tập đoàn giun đang cựa quậy bên trong. Phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ mới dùng kìm lấy sạch chỗ giun này. Mỗi con dài hơn chục cm, tổng cộng có khoảng 200 – 300 con”, bác sĩ Đinh, người phụ trách ca phẫu thuật cho biết.

Ảnh minh họa.

Bệnh nhân này đang được điều trị hồi sức sau ca mổ. Do phải phẫu thuật vùng ruột, Tiểu Mỹ không thể ăn uống, sắc mặt vàng vọt, cơ thể gầy yếu, nói năng khó khăn.

Theo lời kể của bệnh nhân này, từ nhỏ cô đã lớn lên ở vùng nông thông nên thường xuyên hái quả dại trên núi để ăn. Suốt nhiều năm qua, Tiểu Mỹ uống thuốc tẩy giun. Nhưng tới nửa năm trước, cô phát hiện, thuốc đã uống mà không thấy giun xuất ra ngoài, nên ngưng sử dụng. Một thời gian sau thì xuất hiện triệu chứng đau bụng quằn quại như trên.

Phó chủ nhiệm Đồng Vĩ Dân của bệnh viện Nhân dân số 1 nhận định: “Giun sán xuất hiện là do thói quen sinh hoạt của con người. Trước khi ăn, chúng ta nên rửa tay và hạn chế dùng các thực phẩm còn sống”.

(Theo Datviet)

Thạch lựu làm thuốc

Cây lựu còn có tên gọi là tháp lựu, thạch lựu, an thạch lựu, đan nhược, kim bàng, kim tương, tạ lựu… là một loại cây nhỏ, thuộc mộc, cao chừng 2-3m, thân xám có vỏ mỏng, cành mảnh, lá đơn mọc đối, hình thuôn dài, mép nguyên cuống ngắn. Hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng (bạch lựu) mọc riêng lẻ, hoa thường nở về mùa hè. Quả da màu lục, khi chín màu vàng đỏ lốm đốm. Trong quả có 8 ngăn xếp thành hai tầng, tầng trên có 5 ngăn, tầng dưới có 3 ngăn, phân cách nhau bởi một màng mỏng. Hạt rất nhiều, hình 5 cạnh, sắc hồng trắng, có vị ngọt, thơm.

Cây lựu được trồng ở khắp nơi để làm cảnh và lấy quả ăn. Vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, … Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, quả lựu có vị ngọt, chua, chát, tác dụng làm nhuận được họng bị khô, trừ được lao. Rễ dùng sát trùng rất tốt và trị được huyết lậu.


Quả lựu cũng là một vị thuốc.

Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh:

Bài 1: Chữa nổi mày đay, mẩn ngứa do nhiệt: Vỏ quả lựu tươi, ké đầu ngựa, bèo cái, bồ công anh, thổ phục linh, hà thủ ô, mỗi loại 12 g xác ve sầu, mã đề, cam thảo đất, mỗi thứ 8g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 750 ml nước trong 15 phút, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Mỗi liệu trình 3-5 ngày.

Bài 2: Chữa ho do nhiễm lạnh: Hoa lựu trắng tươi 24 bông, đường phèn 15g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 500 ml nước trong 15 phút, sắc còn 150 ml, chia 2 lần uống trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.

Bài 3: Hỗ trợ trị viêm tiền liệt tuyến: Hoa lựu tươi 30g nấu canh với thịt lợn ăn hàng ngày.

Bài 4: Chữa chảy máu cam: Hoa lựu 6g, rửa sạch cho 250 ml nước, sắc còn 100 ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.

Bài 5: Tẩy giun đũa, giun kim, giun tóc: Vỏ quả lựu 15 g; binh lang (hạt cau già) 10g. Sắc sắc 3 lần rồi cô lại còn 100ml, thêm đường đủ ngọt (20g). Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.

Chú ý: Vỏ quả lựu cần sao khô, giã cho dập thành bột thô rồi mới sắc để rút hết chất thuốc. Hoa lựu nên thu hái khi mới nở, dùng tươi hoặc đem phơi trong bóng râm mát cho khô rồi cho vào lọ đậy kín, cất giữ nơi khô ráo để dùng dần. Hoa vỏ quả và vỏ rễ thạch lựu không nên dùng cho người bị táo bón.

Meo.vn (Theo Suckhoegiadinh)

Bài thuốc hay từ bí đỏ

Trong quả bí đỏ,  từ hạt đến cùi và ruột  đều có thể trở thành  vị thuốc tự nhiên có tác dụng tốt đối với sức khỏe của bạn.

Cùi của bí đỏ:

- Chứa nhiều vitamin A và carotene, vì thế cùi bí đỏ là thực phẩm tốt để chống khô mắt, mù lòa, suy dinh dưỡng, chống oxy hóa.
cg
Món cháo bí đỏ

- Bổ não vì chứa axit glutamic là chất làm tăng cường phản ứng chuyển hoá các tế bào thần kinh.

- Chống táo bón do có cấu tạo sợi giúp cho ruột vận chuyển được thuận lợi.

- Là một trong những thực phẩm cần lựa chọn cho người ăn kiêng vì cung cấp ít năng lượng và không chứa chất béo. Khi ăn kiêng cơ thể thường bị thiếu chất triptophan mà chất này lại có nhiều trong bí đỏ.

Ruột bí đỏ:

Phần ruột bí đỏ thường bị cho là vô dụng, thực ra đây chính là phần có chứa nhiều vitamin E tự nhiên làm tăng sức đề kháng, chống lão hóa, cải thiện chức năng tim mạch. Vì vậy, khi làm món ăn từ bí đỏ, nên tận dụng phần này.

Hạt của bí đỏ:

Cũng như phần cùi, phần hạt chứa nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Hạt bí đỏ có tác dụng tẩy giun sán, dầu được ép từ hạt có chứa nhiều carotenoid là những chất chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa.

Một số bài thuốc từ bí đỏ:

- Đối với người bệnh gan: ăn cùi bí đỏ sống hoặc nấu với gạo thành cháo, ăn dầu ép từ hạt bí đỏ.

- Tiểu đường: uống nước ép bí đỏ.

- Trị mụn, viêm da: cùi bí đỏ tươi giã nát đắp lên da.

- Mặt nạ: cùi bí đỏ giã nát hoặc hạt nấu chín giã nhuyễn đắp lên mặt có tác dụng dưỡng da và loại bỏ chất nhờn.

- Tẩy giun sán: hạt rang chín, bỏ vỏ, ăn vào buổi sáng.

BS Đào Tuyết, Trung tâm Thông tin và GDSK Trung ương

(bee.net)

Phòng ngừa đục thuỷ tinh thể

Dinh dưỡng có liên quan mật thiết với sự hình thành đục thủy tinh thể. Chế độ ăn giàu đường galactose (một thành phần của đường lactose trong sữa) sẽ khiến chất này tích tụ ở mắt, làm mất cân bằng nước và điện giải của thủy tinh thể, dẫn đến tăng sinh tế bào sợi gây đục thủy tinh thể.

Thủy tinh thể là một bộ phận của nhãn cầu, là một thấu kính 2 mặt lồi, trong suốt, dày 4 mm và rộng 9 mm, được bao bởi một màng bán thấm đối với nước và chất điện giải. Thủy tinh thể có chức năng điều tiết để vật thể bên ngoài mắt dù gần hay xa cũng đều có ảnh xuất hiện trên võng mạc. Thủy tinh thể bị đục cũng giống như tấm kính bị mờ không nhìn rõ được bên ngoài. Nếu bị đục hoàn toàn, hình ảnh sẽ không vào được võng mạc, gây mù.

Bệnh đục thủy tinh thể (cataract) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới và ở Việt Nam, thường gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất; khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì. Việc điều trị bằng phẫu thuật sửa chữa cho kết quả tốt nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo kết quả và đủ điều kiện để mổ. Điều quan trọng là phải biết cách phòng ngừa đục thủy tinh thể từ những nguyên nhân gây bệnh đã xác định được.

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là thiếu oxy, tăng lượng nước, giảm protein. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo (đèn pha sân khấu, trường quay phim, đèn cao áp...), tiếp xúc với virus, vi trùng, chất độc của môi trường, khói (thuốc lá, máy xe, nhà máy...). Sự tiếp xúc này sẽ làm tổn thương tiềm tàng thành phần protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein và dẫn đến đục.

Chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết với sự hình thành đục thủy tinh thể. Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa và chức năng gan tốt sẽ có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh. Người bị đục thủy tinh thể có khuynh hướng thiếu vitamine C, đồng, mangan, kẽm. Beta-carotene giúp 'dọn dẹp' tốt các gốc tự do - một tác nhân gây tổn hại mắt, bảo vệ mắt không bị những tổn thương liên quan đến ánh sáng. Còn taurin là một acid amin chính trong thủy tinh thể, có khả năng làm chậm sự khởi phát của bệnh.

Để phòng ngừa đục thủy tinh thể, cần lưu ý:

- Ngưng hút thuốc lá.

- Ăn nhiều đậu lăng (lentils), hành, tỏi, rau bina (spinach), bắp cải, giá, đậu và hạt tươi.

- Không ăn tảo, thực vật biển, sò ốc, sản phẩm từ sữa ít béo, chocolate, gà công nghiệp... vì đây là những nguồn chứa vanadium vốn độc hại cho mắt.

- Xét nghiệm xem có bị ngộ độc chì hay thủy ngân không? Phát hiện và điều trị suy giáp, đái tháo đường, rối loạn nước và điện giải, tăng cholesterol và triglycerid máu.

- Tẩy giun và khử độc gan định kỳ 16 tháng một lần.

- Không tiếp xúc trực tiếp với tia UV.

- Nếu làm việc trong phòng có máy lạnh, phải giành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, mỗi giờ nên nhắm mắt khoảng 2 phút, ra ngoài hít thở khí trời. Trong văn phòng nên có cây xanh để không khí được lọc trong lành. Ở Trung Quốc, nhân viên văn phòng, thầy cô giáo và học sinh phải giành thời gian thư giãn mắt ('tập thể dục' cho mắt) vào lúc 10 giờ sáng và 3 giờ chiều.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)