Lưu trữ cho từ khóa: tập yoga

Bao nhiêu tuổi thì có thể học yoga?

Yoga phù hợp với nhiều lứa tuổi nhưng người học nên từ 13 tuổi trở lên.

Bao nhiêu tuổi thì có thể học yoga?Nguyễn Thúy Lan (Nghệ An).

bao-nhieu-tuoi-thi-co-the-hoc-yoga

Ảnh minh họa.

Ông Dương Bảo Ngọc, Câu lạc bộ Yoga Hà Nội:

Yoga phù hợp với nhiều lứa tuổi nhưng người học nên từ 13 tuổi trở lên. Bởi yoga là môn học mang tính trầm, trong khi trẻ đang là lứa tuổi hướng ngoại, tinh nghịch, cần sự khám phá…

Người cao tuổi cũng có thể tập yoga nhưng tùy vào điều kiện sức khoẻ, bệnh tật phải có các bài tập khác nhau, thời gian tập hợp lý, mức khó hay dễ để tránh tác động không mong muốn.

Biện pháp ngăn chặn chấn thương khi tập yoga

Nếu tập yoga không chính xác hoặc tập với thời lượng quá nhiều, kéo dài… thì lại có thể gây ra những bất lợi cho cơ thể của bạn.
Tập yoga có lợi cho sức khỏe nhưng nếu tập không chính xác có thể sẽ gây ra thương tích cho chính người tập. Vì vậy, nếu bạn có thói quen tập yoga, hãy tham khảo những điều sau đây để tránh những thương tích có thể xảy ra.
Mục tiêu chính của việc tập yoga là giúp thư giãn cho cơ thể và tâm trí. Người ta cũng tin rằng luyện tập yoga một cách thường xuyên có thể giúp giữ gìn sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật va đem lại tâm trạng hạnh phúc cho bạn. Sở dĩ sức khỏe của cơ thể được duy trì nhờ tập yoga là bởi vì các bài tập kết hợp yoga thường thúc đẩy hoạt động của một số bộ phận cơ thể và làm cho chúng khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, nếu được thực hiện không chính xác hoặc tập với thời lượng quá nhiều, kéo dài… thì lại có thể gây ra những bất lợi cho cơ thể của bạn. Mặc dù khả năng bị thương nặng hiếm khi xảy ra với những người tập yoga nhưng một số chấn thương phổ biến như đau đớn, trật khớp, bong gân từ nhẹ đến nghiêm trọng… cũng thường xuyên xảy ra. Các bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương phổ biến nhất là cổ tay, đầu gối, vai, và lưng dưới.
bien-phap-ngan-chan-chan-thuong-khi-tap-yoga
Ảnh minh họa
Làm thế nào để ngăn chặn chấn thương khi tập yoga?
Để tránh những chấn thương không may có thể xảy ra, bạn hãy lưu ý những điều sau đây:

Tìm một giáo viên có kinh nghiệm

Về cơ bản, yoga không phải là một cái gì đó có thể học được trong ngày một ngày hai bằng cách chỉ xem người khác tập và tập theo. Muốn tập yoga có hiệu quả, bạn cần được một người có chuyên môn, chuyên nghiệp hướng dẫn cụ thể đối với từng động tác. Trong quá trình tìm lớp học yoga, bạn nên tham khảo về trình độ và sự nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn. Những giáo viên có nhiều kinh nghiệm sẽ biết cách chỉ cho bạn cách tập làm sao để hạn chế tối đa nhất những tổn thương có thể xảy ra.

Không được chủ quan

Rất nhiều người bị tổn thương khi tập yoga vì chính thái độ chủ quan của mình. Ví dụ, bạn nghĩ rằng bạn có thể thực hành được một tư thế yoga rất dễ dàng sau khi nhìn người khác tập và bạn tự tin thực hành đó mà không cần nghe những lưu ý của giáo viên hướng dẫn. Kết quả là, bạn có thể bị tổn thương bộ phận nào đó mà không rõ tại sao. Thực tế, yoga có từng cấp độ, từ đơn giản đến nâng cao. Khi bạn thấy những học viên tập những động tác nâng cao một cách thuần thục, dễ dàng không có nghĩa là bạn cũng có thể làm được ngay vì thực tế các tư thế đó cũng rất khó khăn và họ cũng đã phải tập luyện rất vất vả mới được như vậy.
Vì vậy, hãy chuyên tâm vào thực hiện những động tác trong cấp độ hiện tại của mình để đạt hiệu quả tốt nhất và nâng cấp dần dần, đồng thời lại đảm bảo sức khỏe.
bien-phap-ngan-chan-chan-thuong-khi-tap-yoga
Ảnh minh họa

Tránh tâm trạng cạnh tranh với người khác

Điều quan trọng khi tập yoga là có suy nghĩ rõ ràng, thông suốt trước khi tập. Thực hành yoga la để tốt cho bản thân bạn, cả về thể chất và tinh thần, nhất là việc giữ cho bạn thư thái, đầu óc minh mẫn, vui vẻ… Thực hành yoga cũng không phải là hoạt động nóng vội mà được. Do vậy, khi tập bạn cần để cho tâm trạng mình thư giãn, loại bỏ những phiền muộn, đặc biệt là suy nghĩ cạnh tranh với những người khác cùng tập. Không ít người chỉ vì có tâm lý cạnh tranh mà gắng sức để tập khiến cho cơ thể không đáp ứng được, thay vào đó để lại những chấn thương đáng tiếc.

Không bao giờ được bỏ qua động tác khởi động

Cho dù tập yoga hay bất kì hoạt động thể dục nào khác, việc khởi động trước tiên đều vô cùng quan trọng. Nó có tác dụng “khởi động” các cơ quan bên trong cơ thể, đặc biệt là tim, để chúng hoạt động tích cực hơn bằng cách tăng lưu lượng máu và lưu thông trong cơ thể. Điều này sẽ có lợi hơn khi bạn tập các động tác vận động.
Mặc dù yoya là những động tác nhẹ nhàng nhưng việc khởi động cũng vô cùng quan trọng. Nếu không khởi động trước mà tập những động tác vận động một cách đột ngột sẽ rất có hại cho cơ thể vì nó làm cho lưu lượng máu tăng đột ngột trong cơ thể, các cơ quan trong cơ thể dễ bị sốc, gân, dây chằng dễ bị tổn thương vì các cơ bắp chưa được làm ấm… Nếu được vận động một chút trước khi tập, lưu lượng máu đến các cơ bắp tăng và các khớp xương được bôi trơn để giúp cơ thể linh hoạt, dẻo dai hơn, dễ dàng tập các tư thế yoga phức tạp.
Mặc dù đã chăm sóc tốt bản thân và thực hành theo những lời khuyên trên, nhưng bạn cũng có thể vô tình bị thương trong khi luyện tập yoga. Trong hoàn cảnh đó, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt, tránh để các cơn đau kéo dài. Bạn nên dừng tập các động tác yoga cho tới khi hoàn toàn bình phục chấn thương. Ngoài ra, bạn cũng nên nói chuyện chấn thương với giáo viên hướng dẫn của mình để được thay đổi bài tập phù hợp hơn với sức khỏe của mình.
Theo Afamily.vn
The post Biện pháp ngăn chặn chấn thương khi tập yoga appeared first on Tin Sức Khỏe.

Tập yoga cũng có thể gây chết người

Giống như bất kỳ phương pháp luyện tập nào khác, yoga có thể là có lợi với người này nhưng chưa chắc đã có lợi với người khác.

Có thể gây chết người:

Trong trường hợp người tập đã đi tới cảnh giới cao nhất của việc tập luyện yoga có nghĩa là đã có thể tác động sâu tới tiềm thức của bản thân tức là đã tìm được chìa khoá của bản thân nhưng không thoát ra được tức là không mở cửa được và không thể tỉnh lại, họ sẽ chết.

tap-yoga-cung-co-the-gay-chet-nguoi

Không thích hợp với người bị bệnh

: Cơ thể con người được cấu tạo khác nhau và khả năng trí tuệ cũng như năng lự tập trung ý chí của mỗi người cũng không hề giống nhau, do đó các asana cần được chỉ dẫn riêng biệt cho từng người.

Chẳng hạn, tư thế cây nến không thích hợp với người bị đau lưng, bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm khi tập yoga mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo cặn kẽ của các nhà chuyên môn y tế hay thể thao.

Phấn khích quá đà:

Có nhiều người gấp gáp tập luyện do muốn đạt hiệu quả nhanh hoặc tự tăng thời gian tập luyện gấp đôi nên sau một thời gian bị rơi vào tình trạng quá phấn khích. Hậu quả dẫn đến mất ngủ, tâm trạng bồn chồn, hay la mắng, cáu gắt.

Gây hại cho trẻ em:

Tập luyện yoga là cả một quá trình khó khăn và khắt khe bao gồm luyện thở, luyện asana và luyện trí. Việc luyện tập này đòi hỏi người tập phải tập trung được ý chí và năng lực của bản thân bằng những động tác chậm rãi và trong không gian tĩnh lặng.

kid-yoga

Vì vậy, yoga thật sự không thích hợp với trẻ nhỏ và thiếu niên dưới 15 tuổi, nếu tập luyện chỉ nên hướng dẫn giới hạn các em ở các phương pháp tập thở và cách ăn uống vệ sinh để giữ gìn sức khoẻ.

Đối với những bạn gái

trong những ngày có kinh nguyệt cần chú ý không nên tập một số động tác như trồng cây chuối.

Những người bị thương

hay đang điều trị các bệnh nghiêm trọng hoặc bị bệnh có liên quan đến xương cột sống cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Đối với những người mới tập yoga

, không nên cố gắng tập những động tác khó như trồng cây chuối, đứng bằng đầu, ngồi khoanh tròn hai chân, xoạc ngang hai chân. Do đó bạn nên từ từ nâng dần độ khó của bài tập để cơ thể có thời gian thích nghi dần dần.

Nên chọn nơi mặt sàn bằng phẳng, đủ rộng để có thể thực hiện các động tác xoạc chân và đủ cao để bạn thực hiện động tác giơ thẳng tay lên cao.

tap-yoga-cung-co-the-gay-chet-nguoi

Các phụ nữ mang thai

vẫn có thể tập yoganhưng nên chọn các động tác hết sức nhẹ nhàng như massage thư giãn vùng mặt, vùng bụng. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Bạn nên tập bộ môn này khi bụng đói vào buổi sáng mới thức dậy hoặc sau bữa ăn chính 2 tiếng.

Bạn có thể mua loại chiếu để tập yoga và chiếc khăn tắm để trải xuống sàn tập.

Phòng tập Yoga cần thoáng mát, không bị các vật dụng gây cản trở và tách biệt khỏi sự quấy nhiễu của các tác nhân bên ngoài.

Chỉ nên uống nước trước và sau khi tập. Bạn có thể uống một chút nước trong lúc tập nếu bạn thực sự thấy khát.

Bạn có thể chọn cho mình một đôi giày chuyên dụng, thậm chí bạn có thể đi chân không khi tập.

Khi tập, bạn nên tập trung và thư giãn. Đồng thời bạn nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng và chậm rãi.

Theo Kienthuc.net.vn

Hát đồng ca có lợi như tập Yoga

Hát trong một dàn đồng ca hoặc đám đông cổ vũ sự kiện thể thao có thể đem lại lợi ích sức khỏe, đặc biệt đối với tim mạch, như luyện tập Yoga.

Kết luận trên được rút ra sau khi các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về những ảnh hưởng của âm nhạc đối với sức khỏe của con người. Họ phát hiện, khi mọi người tham gia hát đồng ca, nhịp tim của họ cũng trở nên đồng bộ hóa, mạch đập tăng và giảm nhịp nhàng.

Báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Frontiers in Psychology cũng cho thấy, một tác động đáng kể của hát đồng ca lên sự biến thiên nhịp tim của một cá nhân – sự thay đổi của các quãng giữa hai nhịp phách, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

hat-dong-ca-co-loi-nhu-tap-yoga

Khi mọi người tham gia hát đồng ca, nhịp tim của họ cũng trở nên đồng bộ hóa, mạch đập tăng và giảm nhịp nhàng. (Ảnh: Internet)

“Giả thuyết của chúng tôi là, hát là một dạng luyện thở đều đặn, có kiểm soát do việc thở ra xuất hiện trong khi ngân nga các đoản khúc và hít vào giữa các đoản khúc này. Mỗi lần tim đập, mạch của một người sẽ tăng và giảm.

Đối với những người trẻ hơn và khỏe mạnh hơn, có sự biến thiên về mạch đập lớn hơn, mạch đập cũng rõ nét hơn và trơn tru hơn. Sự biến thiên về nhịp đập của tim như thế này là một dấu hiệu giúp chẩn đoán nguy cơ và bệnh tim mạch”, tiến sĩ Björn Vickhoff, người đứng đầu nghiên cứu đến từ Viện Sahlgrenska thuộc Đại học Gothenburg của Thụy Điển, nói.

Theo tiến sĩ Vickhoff, khi hát đồng ca, nhịp tim của cả nhóm tăng lên và giảm xuống cùng lúc. Điều này mang đến tác dụng tương tự như việc luyện thở trong tập Yoga, giúp mọi người thư giãn. Có nhiều dấu hiệu khẳng định, quá trình đó rất có lợi cho sức khỏe hệ tim mạch.

Nhà nghiên cứu Vickhoff nhận định, hát có thể tăng cường sức khỏe cho chúng ta theo những cách khác. Ông tuyên bố: “Khi vui, bạn cất tiếng hát. Điều đó luôn luôn tốt vì bạn đang luyện cho phổi hít thở tốt hơn. Khi bạn hát cùng người khác, bạn đang đồng bộ hóa với họ và hòa hợp các trái tim. Điều đó sẽ khiến mọi người trở nên cởi mở và cảm thông với nhau hơn”.

Ông Vickhoff và các cộng sự hiện sẽ tiếp tục nghiên cứu xem liệu việc hát đồng ca trong thực tế có thể tạo ra việc chia sẻ quan điểm trong trí não của những người tham gia hay không.

Theo Khoahoc.com.vn

Phụ nữ mang thai có nên tập yoga?

Khi mang thai vẫn có thể và nên tiếp tục tập luyện yoga như lúc bình thường, tuy nhiên cần tránh những động tác khó.

Tôi có thai lần đầu, hiện đã được 6 tháng. Từ khi mang thai, tôi vẫn tập thể dục bằng cách đi bộ, nhưng gần đây vì trời mưa rét nên không đi bộ được. Tôi nghe nói tập yoga rất tốt cho phụ nữ mang thai, giúp đẻ ít đau đớn hơn. Xin hỏi có đúng không? - Lê Thị Yến (Hà Nội)

phu-nu-mang-thai-co-nen-tap-yoga

Trả lời:

Yoga là loại hình thể dục dưỡng sinh chủ yếu là luyện thở. Như chúng ta đã biết, thở đúng sẽ tốt cho sức khỏe. Thở đúng sẽ cung cấp cho cơ thể lượng ôxy dồi dào và đào thải tốt khí cacbonic.

Khi mang thai, bộ máy hô hấp của người mẹ phải làm việc nhiều hơn lúc không mang thai. Khi thai càng lớn thì hoạt động hô hấp của bà mẹ càng tăng lên. Bình thường, thể tích không khí qua phổi là 7,25 lít/phút, khi có thai tăng lên tới 10,50 lít/phút. Nhịp thở của người có thai cũng tăng, đặc biệt vào những tháng sắp sinh, tử cung to chèn ép vào cơ hoành thì nhịp thở lại nhanh hơn.

Tuy nhiên, với người mẹ khỏe mạnh, các thay đổi đó đều nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được và cơ thể lúc này cũng phải có những thay đổi để giúp cải thiện sự thay đổi khí ôxy và cacbonic. Nếu các bà mẹ trước khi có thai đã luyện tập yoga thì dung lượng không khí trao đổi khi hô hấp đã thường cao hơn người bình thường, khả năng cung cấp ôxy và đào thải cacbonic đều cao hơn người không luyện tập, nên khi có thai, các bà mẹ này sẽ dễ dàng thích nghi với tình trạng biến đổi về hô hấp.

Vì vậy, khi mang thai vẫn có thể và nên tiếp tục tập luyện yoga như lúc bình thường. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh một số động tác khó không nên tập mà chủ yếu nên luyện thở. Hiện nay, tại một số bệnh viện phụ sản có lớp học hướng dẫn thai phụ tập thở để đẻ ít đau. Nói như vậy cũng có nghĩa mọi người từ trẻ đến già đều nên tập yoga.

BS. Vũ Hồng Ngọc

Theo Suckhoedoisong.vn

Tập Yoga khi mang bầu

Tôi có thai lần đầu, hiện đã được 6 tháng. Từ khi mang thai, tôi vẫn tập thể dục bằng cách đi bộ, nhưng gần đây vì trời mưa rét nên không đi bộ được.

Tôi nghe nói tập yoga rất tốt cho phụ nữ mang thai, giúp đẻ ít đau đớn hơn. Xin hỏi có đúng không.  – Lê Thị Yến (Hà Nội).

tap-yoga-khi-mang-bau

Yoga là loại hình thể dục dưỡng sinh chủ yếu là luyện thở. Như chúng ta đã biết, thở đúng sẽ tốt cho sức khỏe. Thở đúng sẽ cung cấp cho cơ thể lượng ôxy dồi dào và đào thải tốt khí cacbonic. Khi mang thai, bộ máy hô hấp của người mẹ phải làm việc nhiều hơn lúc không mang thai.

Khi thai càng lớn thì hoạt động hô hấp của bà mẹ càng tăng lên. Bình thường, thể tích không khí qua phổi là 7,25 lít/phút, khi có thai tăng lên tới 10,50 lít/phút. Nhịp thở của người có thai cũng tăng, đặc biệt vào những tháng sắp sinh, tử cung to chèn ép vào cơ hoành thì nhịp thở lại nhanh hơn.

Tuy nhiên, với người mẹ khỏe mạnh, các thay đổi đó đều nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được và cơ thể lúc này cũng phải có những thay đổi để giúp cải thiện sự thay đổi khí ôxy và cacbonic. Nếu các bà mẹ trước khi có thai đã luyện tập yoga thì dung lượng không khí trao đổi khi hô hấp đã thường cao hơn người bình thường, khả năng cung cấp ôxy và đào thải cacbonic đều cao hơn người không luyện tập, nên khi có thai, các bà mẹ này sẽ dễ dàng thích nghi với tình trạng biến đổi về hô hấp.

Vì vậy, khi mang thai vẫn có thể và nên tiếp tục tập luyện yoga như lúc bình thường. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh một số động tác khó không nên tập mà chủ yếu nên luyện thở.

Hiện nay, tại một số bệnh viện phụ sản có lớp học hướng dẫn thai phụ tập thở để đẻ ít đau. Nói như vậy cũng có nghĩa mọi người từ trẻ đến già đều nên tập yoga.

BS. Vũ Hồng Ngọc

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Tập yoga giúp ích cho bệnh nhân đột quỵ

Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy yoga có thể giúp những bệnh nhân sống sót sau cơn đột quỵ cải thiện khả năng cân bằng, theo báo Daily Mail.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng yoga có thể cải thiện khả năng cân bằng ở những bệnh nhân sống sót sau đột quỵ không còn được chăm sóc phục hồi.

Trong một cuộc nghiên cứu thí điểm, các nhà khoa học đã kiểm tra những lợi ích tiềm tàng của yoga ở những bệnh nhân sống sót sau đột quỵ mãn tính. Những người này bị đột quỵ hơn sáu tháng trước đó.


Tập yoga giúp ích cho bệnh nhân đột quỵ - Ảnh: Shutterstock

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Arlene Schmid thuộc Đại học Indiana (Mỹ) phát biểu: “Đối với người bị đột quỵ mãn tính thì một hoạt động như yoga trong môi trường nhóm có thể cải thiện chức năng vận động cũng như sự cân bằng”.

47 tình nguyện viên trong cuộc nghiên cứu này, đa số là các cựu quân nhân, được phân thành ba nhóm: tập yoga theo nhóm hai lần/tuần trong 8 tuần; nhóm tập thêm yoga bao gồm tập yoga hai lần/tuần và có đĩa hát thư giãn để sử dụng ít nhất ba lần/tuần; và nhóm được chăm sóc y tế thông thường mà không có sự tập luyện.

So với các bệnh nhân trong nhóm được chăm sóc thông thường, những người trong hai nhóm còn lại đã cải thiện đáng kể khả năng cân bằng.

Các nhà nghiên cứu nói rằng những vấn đề về sự cân bằng thường kéo dài sau khi người ta bị đột quỵ, dẫn đến tình trạng ốm yếu tàn tật cao hơn và nguy cơ té ngã cũng cao hơn.

Những người sống sót sau đột quỵ trong nhóm tập yoga còn đạt điểm số cải thiện về khả năng tự lập và chất lượng cuộc sống, cũng như ít sợ bị té ngã hơn.

(Theo Thanhnien)

Tránh tái phát trầm cảm

Hồi phục từ bệnh trầm cảm là một chặng đường dài và đầy khó khăn. Khoảng phân nửa bệnh nhân trầm cảm có khả năng tái phát bệnh.

Dưới đây là một số cách giúp bạn tránh tái phát bệnh trầm cảm.

Đừng “gồng gánh” quá nhiều.

Bận rộn không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng bận rộn quá nhiều thì có thể “sinh chuyện”. Tình trạng quá tải tạo ra căng thẳng, vốn là một yếu tố gây trầm cảm. Bên cạnh đó, những hoạt động căng thẳng có thể làm cho sự lo lắng và trầm cảm nghiêm trọng thêm. Theo các chuyên gia, bạn có thể ngăn chặn căng thẳng bằng cách tạo ra sự cân bằng và biết được những giới hạn của mình.

Rau quả có thể giúp cải thiện tâm trạng - Ảnh: Shutterstock

Tập thể dục thường xuyên.

Là một trong những phương cách tốt nhất để ngừa trầm cảm. Kết hợp aerobic với bài tập tăng cường sức bền có tác dụng tốt hơn là chỉ tập aerobic. Các bài tập yoga cũng rất hiệu quả.

Hoãn các quyết định lớn.

Bạn có thể cảm thấy mình là một người mới, nhưng đây không phải là lúc thực hiện những thay đổi lớn, ngay cả những thay đổi mà bạn nghĩ sẽ làm cho mình vui hơn. Theo tiến sĩ Susan L.Marusak thuộc Trung tâm y khoa Đại học California, Los Angeles (Mỹ), cả quyết định tốt lẫn xấu trong khoảng thời gian này đều gây căng thẳng. “Tôi thường khuyên bệnh nhân chờ đợi, nếu có thể, đến lúc họ cảm thấy ổn hẳn trước khi đưa ra một quyết định có thể thay đổi cuộc sống”, ông cho biết.

Ngừng tự trách mình.

Nếu bị trầm cảm, bạn có thể nhiếc móc bản thân về những sai lầm, dù có thật hay tưởng tượng. Nhưng những câu như “Tôi nên làm khác đi” hoặc “Phải chi tôi đừng làm thế” là phản tác dụng, và có thể khiến bạn lún sâu vào tình trạng trầm cảm. “Bạn cần phải biết chấp nhận cái bạn không thể thay đổi và tập trung vào cái bạn có thể”, tiến sĩ Gerard Sanacora, thuộc Đại học Yale (Mỹ), cho biết. Có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia trị liệu nhận thức - hành vi.

Chú ý ăn uống, thuốc men.

Ăn uống và tập thể dục là “song kiếm hợp bích” trong việc duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất. “Một chế độ ăn uống ít chất béo, nhiều rau quả, nhiều cá, đặc biệt là omega-3, và a xít folic rất có ích cho tâm trạng. Tránh rượu và giảm thiểu sử dụng caffeine”, tiến sĩ Marusak nói.

Cũng theo ông này, cần duy trì việc uống thuốc hoặc theo đuổi các phương pháp trị liệu theo chỉ định của bác sĩ. Việc ngừng điều trị (nếu có) phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Meo.vn (Theo Thanhnien)

Bị tim mạch tập yoga thế nào?

Tập yoga sai động tác, chẳng những không đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng ngược lại khiến cho cơ thể yếu và mệt.

Tôi bị cao huyết áp và tim mạch. Tôi muốn đi tập yoga nên muốn xin lời khuyên của bác sĩ, bị bệnh như tôi có thể tập yoga được không và cần lưu ý gì?

Trả lời


Có một số tư thế trong yoga không thích hợp với người bị bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu (ví dụ tư thế cây nến) . Nếu tập sẽ làm triệu chứng bệnh nặng thêm.

Đặc biệt là cách hít thở - một yếu tố quan trọng của yoga. Khi tập yoga, bạn cần luyện thở thật chính xác, hít vào thì phải căng bụng lên, thở ra thì phả thót bụng lại, dùng tâm trí để dẫn khí đi theo các kinh mạch từ dưới chân lên tới đỉnh đầu…

Nếu thực hiện không đúng cách và đồng bộ, hít thở không phù hợp với từng phần tập chính của những động tác yoga chắc chắn sẽ không mang lại tác dụng nào cho sức khỏe. Ngược lại, còn có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh như trầm cảm, “tẩu hỏa nhập ma”…khó có thể phục hồi được.

Những người bị bệnh tim mạch trước khi luyện yoga cần lưu ý những điểm sau:

Không nên để đầu ở vị trí thấp hơn tim nếu bạn bị cao huyết áp, có vấn đề về tim, tăng nhãn áp hay bong võng mạc.

Nếu bị cao huyết áp hoặc bệnh tim mạch, bạn chỉ nên giữ những tư thế đứng mạnh mẽ hay nằm sấp trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, đối với chứng cao huyết áp, hãy lót 2 cánh tay dưới đầu.

Nếu bị chứng huyết áp thấp, nên thoát khỏi các tư thế lộn ngược một cách chậm rãi.

Bạn cũng cần lưu ý, tập yoga đòi hỏi sự kiên trì mới có tác dụng thật sự.

Theo BS. Đặng Hanh Sơn

Meo.vn (Theo Dep)

Để tâm lý thoải mái khi mang thai

Khi mang thai, các bà mẹ cần phải chú ý rất nhiều điều, trong đó có việc phải luôn giữ được tâm lý thoải mái trong quãng thời gian này. Vậy, làm thế nào để làm được điều này?

Việc tạo tâm lý thoải mái cho thai phụ trong suốt thai kỳ là rất quan trọng. (Nguồn: Internet)

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai có nhiều biến đổi về sinh lý, điều này gây nên những trạng thái tâm lý thất thường của chị em. Ví dụ cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khiến chị em khó chịu trong người, dễ quên, cáu gắt. Ngoài ra, cảm giác thiên chức làm mẹ phải bảo vệ che chở cho mầm sống trong bụng khiến chị em luôn hồi hộp và lo lắng.

Không chỉ riêng bản thân họ, nhiều bà bầu còn chịu thêm áp lực từ những người thân xung quanh khiến họ không có được tâm trạng thoải mái khi mang thai. Bác sỹ sản khoa Mai Trọng Hưng, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, đã gặp nhiều thai phụ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến cả bà mẹ và thai nhi. 

Lời khuyên để tạo tâm lý thoải mái cho bà bầu:

- Gia đình hòa thuận êm ấm: Theo các chuyên gia, để tạo tâm lý thoải mái cho bà bầu thì một không khí gia đình hòa thuận, êm ấm là vô cùng quan trọng.

- Chăm sóc bản thân nhiều hơn: Bên cạnh đó, chị em cũng cần chăm sóc bản thân nhiều hơn. Không nên làm việc nặng và quá sức.

- Nghỉ ngơi và thư giãn: Thai phụ nên nghe, đọc, xem những điều nhẹ nhàng, vui vẻ. Đây là những hoạt động có lợi cho việc điều hòa cảm xúc, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé.

- Tâm sự để được chia sẻ: Hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với người thân. Những cảm xúc tiêu cực sẽ có ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi.

- Chú ý trong ăn uống: Duy trì lối sống khoa học và nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.

- Thường xuyên tập luyện: Tập luyện đều đặn và tập yoga vừa giúp thai phụ giữ vóc dáng, vừa giúp tinh thần được thoải mái.

- Hãy luôn nở nụ cười: Tâm lý vui vẻ vừa có lợi cho sức khỏe của mẹ, vừa cải thiện lượng máu đưa đến phôi thai, giúp thai nhi phát triển tốt.

Meo.vn (Theo VTV)