Lưu trữ cho từ khóa: tập thể thao

Làm cách nào để tránh đau nhức khi tập thể thao?

Nếu có những triệu chứng này thì bạn phải khởi động thật kỹ, uống nhiều nước để các cơ được hoạt động trơn tru, đồng thời loại bỏ các độc tố.

Dù tập thể thao đã nhiều năm, nhưng thi thoảng tôi vẫn bị đau nhức các cơ, khớp, thậm chí là đau nhói một vài vùng như vai, bụng, tay… Xin hỏi cách phòng tránh? - Trần Hoàng Anh (Hà Nội).

lam-cach-nao-de-tranh-dau-nhuc-khi-tap-the-thao

Ảnh minh họa.

TS Trần Đình Hòa, nguyên giảng viên trường Đại học Thể dục Thể thao:

Nếu có những triệu chứng này thì bạn phải khởi động thật kỹ, uống nhiều nước để các cơ được hoạt động trơn tru, đồng thời loại bỏ các độc tố. Uống nước thành các ngụm nhỏ trong suốt quá trình tập.

Tập luyện vừa phải, không cố quá sức, giữ nhịp độ và tăng từ từ các bài tập, đến cuối buổi thì giảm dần để cơ bắp không bị tổn thương. Kết thúc tập thì nên thư giãn nhẹ nhàng, tắm nước lạnh để thư giãn cơ bắp, tăng tuần hoàn máu. Nếu vẫn bị đau cơ thì có thể uống thuốc giảm đau hoặc mát xa cơ bắp, xoa bóp từ dưới lên trên, hướng về tĩnh mạch.

Theo Kienthuc.net.vn

Tác dụng phụ của nước tăng lực đối với người tập thể thao

Để thư giãn và làm đầy năng lượng của bạn thông qua chế độ nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh, thay vì phụ thuộc vào nước tăng lực đóng lon.

Nếu bạn vẫn tin rằng uống nước tăng lực trước khi thi đấu hay sau khi chơi thể thao là một ý tưởng thông minh, hãy lưu ý điều này: Một nghiên cứu mới trên tạp chí Dinh dưỡng của Anh cho thấy, mặc dù các đồ uống chứa caffein này giúp các vận động viên cảm thấy mạnh mẽ và nâng cao hiệu suất hoạt động một chút, nhưng chúng cũng đồng thời mang lại các chứng mất ngủ, căng thẳng, và kích thích quá mức.

Bất cứ người chơi thể thao hay tập gym nào cũng biết, nước tăng lực đang ngày càng trở nên phổ biến hơn tại các cửa hàng. Nhãn hiệu khác nhau, nhưng thành phần chính không thể thiếu trong loại đồ uống này là caffein. Bởi vì caffein vốn được biết đến với các tác dụng phụ về cả mặt tinh thần và thể chất.

tac-dung-phu-cua-nuoc-tang-luc-doi-voi-nguoi-tap-the-thao

Ảnh minh họa

Các tác giả nghiên cứu muốn tìm hiểu xem liệu vận động viên, những người thường xuyên tiêu thụ nước uống thể thao, liệu có chịu các lợi ích và tiêu cực tương tự không. Họ đã thực hiện một chương trình nghiên cứu với 90 vận động viên đăng ký, cả nam lẫn nữ, những người bình thường tiêu thụ ít caffein. Một nhóm sử dụng lượng tương đương với ba lon nước tăng lực mua ở cửa hàng, trong khi nhóm kia  chỉ uống một chút giả dược có chứa các thành phần tương tự nhưng không có caffein. Một giờ sau, từng người được đưa vào tham gia buổi tập luyện, sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động thể thao. Các nhà nghiên cứu cũng yêu cầu những người tham gia cho biết họ cảm thấy như thế nào khi ở trên sân hoặc sàn tập.

Kết quả: Một mặt, các vận động viên thể hiện tốt hơn từ 3-7% sau khi tiêu thụ các thức uống tăng lực. Những người này cũng cho biết họ cảm thấy cơ bắp mạnh mẽ hơn sau khi sử dụng đồ uống thể thao. Nhưng sau đó các dấu hiệu tiêu cực bắt đầu xuất hiện: 31% đối tượng nghiên cứu – những người đã uống nước tăng lực, bị mất ngủ đêm đó, và các vận động viên nữ cảm thấy mức độ mệt mỏi cao nhất vào sáng hôm sau. Tác dụng phụ khác được báo cáo trong nhiều giờ sau khi tiêu hóa loại đồ uống này, bao gồm căng thẳng và kích thích quá mức, ở cả vận động viên nam và vận động viên nữ.

Phát hiện này thực sự thú vị bởi vì nó chứng minh được rằng nước uống tăng lực quả thật làm tăng hiệu quả hoạt động thể thao lên đôi chút. Mặt khác, cũng cần phải cân nhắc xem liệu với 7% tốt hơn đó có đáng không khi bạn phải chịu đựng cảm giác bồn chồn, kích thích sau đó, và thêm một đêm mất ngủ với tất cả mệt mỏi khó chịu vào sáng hôm sau hay không?

Theo Afamily.vn

8 cơn đau trên cơ thể bạn không thể “phớt lờ”

Khi nói đến đau cơ, có những lúc cơn đau không đáng kể và mau chóng qua đi nhưng cũng có những cơn đau bạn không thể làm ngơ và buộc phải tìm bác sỹ.

Không hiểu rõ người khác biệt giữa hai tình huống này là vấn đề rất đáng kể vì có những thương tổn nếu tiếp tục trở nên trầm trọng hơn, bạn sẽ cần một khoảng thời gian không nhỏ để hồi phục.

Tìm hiểu về sự khác biệt giữa các triệu chứng đau cơ, nhất là hiểu rõ những cơn đau nào phổ biến hơn cần phải cảnh giác sẽ giúp bạn duy trì công việc và tránh không bị tổn thương cơ thể.

Tuy nhiên dù thế nào thì đây cũng chỉ là những chỉ dẫn chung chung, không thể thay thế những tư vấn khám chữa bệnh cụ thể của bác sỹ. Do vậy nếu bạn rơi vào trường hợp nào mà không rõ lắm về tình trạng bệnh thì đừng đắn đo gì mà không tới gặp bác sỹ điều trị để tìm hiểu nguyên nhân.

Dưới đây là 8 cơn đau trên cơ thể bạn không thể “phớt lờ”:  

1. Đau đầu và cổ đột ngột

Nếu bạn cảm thấy đau đột ngột trong đầu, nhất là khi đang ngồi xổm nâng tạ thì hãy ngừng ngay lại để tìm hiểu căn nguyên. Hiện tượng đau này không thể bỏ qua vì đó có thể do một thành mạch máu bị quá tải do áp lực hoặc một nhóm cơ nào đó bị siết khiến cơ thể khó giải quyết với độ căng của sức tạ nặng bạn đang nâng.

Nếu bạn là một trong những người thường xuyên nâng tạ nặng ở tư thế ngồi xổm, ở tình huống này bạn hãy nhìn về phía trước và tập trung thả lỏng vai và cổ. Nếu không làm vậy, sức nặng của tạ sẽ dồn lên vai và cổ và có thể sẽ dẫn tới sức căng rất lớn tại hai bộ phận cơ thể này.

2. Đau cơ vùng háng

Lại nữa, nếu bạn đang nâng tạ nặng hay dạy ngựa chạy vòng quanh (đây là hoạt động đặc biệt không tốt với chứng đau này), bạn bị đau nhói ở vùng háng thì cần dừng lại ngay vì đây chính là triệu chứng nhất thiết không được xem thường. Chứng đau này có thể biểu hiện rất đơn giản như chuột rút hay co cơ, tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của thương tổn.

Nếu bạn tiếp tục tiến hành hoạt động nói trên một lần nữa và cơn đau lại xảy ra nhưng với mức độ giảm hơn thì đây là dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ bạn đã co kéo quá mức phần cơ đùi bên trong của bạn.

Mặc dù một số cơn đau cơ thường xuất hiện khi tập những bài tập nâng tạ nặng, kiểu căng cơ này thường giống như chuột rút lại là dấu hiệu của một tình trạng rất đau đớn và bạn cần phải tạm ngừng ngay việc tập luyện trước khi gây ra thêm những thương tổn. Nếu điều này xảy ra với bạn, hãy ngừng việc nâng tạ và tiếp tục tiến hành những bài tập không gây đau đớn trong suốt thời gian còn lại. Nếu có thể, bạn nên dùng nước lạnh để giảm bớt các chỗ sưng tấy có thể có.

Bạn nên dành ra khoảng 4 ngày cho tới một tuần để hồi phục sức khỏe rồi hãy quay trở lại với kế hoạch tập luyện bình thường.

3. Đau lưng dữ dội

Mặc dù có thể bạn luôn lưu tâm tới những dạng thức đau lưng vì căn bệnh này đã trở thành kinh niên nhưng khi cơn đau trở nên dữ dội và liên tục, bạn cần ngừng tập ngay. Đau dữ dội thường là dấu hiệu trông thấy của một trục trặc nào đó, có thể từ trẹo đĩa khớp cho đến đau dây thần kinh.

Nếu bạn thường xuyên tập luyện với nhiều lần nâng đòi hỏi phải đưa tạ qua đầu thì cũng có nghĩa bạn đã bắt xương sống của mình phải chịu quá nhiều sức nặng.

Cơn đau này là do sự thay đổi tư thế của bạn làm cho các đốt sống không còn thẳng hàng với nhau, do đó gây đau trên toàn cơ thể, và đau như thế nào thì tuỳ thuộc vào việc xương sống bị trật ra chỗ nào.

Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để có thể đánh giá mức độ thương tổn ra sao và cần hiểu rõ vấn đề trước khi tập lại. Điều quan trọng là bạn không nên cố nâng bất cứ thứ gì trong khi bị đau như thế này vì xương sống là nền tảng của mọi hoạt động. Khi có trục trặc nào xảy ra ở xương sống, bạn luôn có thể làm tổn thương nhiều hơn nếu chất sức nặng lên bất cứ phần nào của cơ thể.

4. Đau mắt cá chân khi chạy

Rất nhiều vận động viên thực sự say nghề và trở nên quen thuộc với những cơn đau xảy ra lúc này hay lúc khác trong khi tập luyện. Nhưng nếu bạn cố ép cơ thể chạy theo các khoảng cách của một số vận động viên, có thể bạn sẽ bị đau nhức ở chân.

Điều đáng nói là ngay cả với một số vận động viên vì quá quen với việc ép cơ thể vượt qua cơn đau để tiếp tục chạy nên nhiều khi họ cũng bỏ qua những thương tổn cơ thể rất nghiêm trọng.

Nếu đang chạy bạn cảm thấy bị đau nơi cổ chân, cơn đau khiến bàn chân bạn như muốn rời ra thì hãy coi chừng. Đây có thể là dấu hiệu bong gân hoặc căng dây chằng, nếu không để tâm tới chung, có thể bạn sẽ phải mất vài tuần nghỉ ngơi vì không thể tập luyện được gì nữa.

Khớp cổ chân là nơi tập trung rất nhiều loại gân và dây chằng khác nhau, vì vậy chẳng có gì lạ khi xảy ra vấn đề gì do mất cân bằng. Một đôi giày chạy tốt và chỉ chạy trên mặt phẳng cũng có thể là cách phòng ngừa bị đau cổ chân nhưng cũng không thể tránh tuyệt đối nguy cơ này. Nếu bạn định tập chạy, bạn cần học cách quan tâm tới cơ thể mình hơn và biết thế nào là đủ.

5. Cảm giác đói cực độ

Với nhiều người đàn ông, có được thân hình lý tưởng là một ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống. Dù họ chủ động với mong muốn tham gia một cuộc thi thể hình hay đơn giản chỉ để chứng tỏ họ đã nỗ lực như thế nào trong phòng tập thì những người này vẫn sẽ luôn gò cơ thể quá mức để đạt được mục đích mong muốn.

Nếu muốn tạo cơ, rõ ràng họ phải quan tâm tới chế độ ăn và kiểm soát lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Nếu bạn luôn khắt khe trong việc ăn uống và đã hạn chế mình về chuyện ăn từ một tháng trở lên, bạn cần lắng nghe những phản hồi của cơ thể.

Đôi khi sau một thời gian ăn kiêng căng thảng, độ cân bằng hormone trong cơ thể bị thay đổi và bạn cảm thấy đói cực độ dù có ăn gì đi nữa. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy cơ thể bạn muốn “nhắn nhủ” điều gì đó và bạn nên nghỉ hai tuần ăn kiêng trước khi tiếp tục.

6. Cảm giác đau đầu váng vất

Một triệu chứng đau nữa bạn không thể bỏ qua khi tập luyện là cảm giác đau đầu váng vất. Cảm giác này thường xảy ra nhất sau khi bạn thực hiện bài tập cong người và bật trở lại trong tư thế đứng. Mặc dù cảm giác này chỉ có ở một số người song nếu đó là vấn đề của bạn thì tốt nhất bạn nên kiểm tra lại huyết áp của mình vì đây có thể là dấu hiệu hạ huyết áp.

Mặc dù nhiều người thường lo lắng vì sợ bị cao huyết áp nhưng với tình huống này thì có thể huyết áp của bạn xuống thấp và rất dễ bị ngất trong khi tập luyện. Cần tính tới nguy cơ tiềm ẩn bạn bị hoa mắt khi đang nâng tạ qua đầu, do đó bạn cần để tâm tới hiện tượng đau này.

Còn một điều nữa bạn cũng cần xem xét là phải đảm bảo ăn đủ lượng muối trong thực đơn mỗi ngày. Tất nhiên cũng không tới mức bạn phải ăn thêm thật nhiều nuối nhưng cũng đừng quá lo lắng quá nhiều về lượng muối dùng hàng ngày. Miễn là bạn hoàn toàn khoẻ mạnh và không có tiền sử bệnh tật thì một lượng muối hơi cao cho những người thường xuyên tập luyện thể thao sẽ có lợi cho sức khoẻ vì khi đổ mồ hôi, bạn sẽ bị mất một lượng muối đáng kể.

Dù thế nào thì bạn cũng phải lưu ý đây không phải là những chẩn đoán của bác sỹ, thế nên nếu bạn gặp tình trạng này thường xuyên, tốt nhất bạn hãy đi khám để phòng ngừa những nguy cơ rắc rối khác.

7. Đau cẳng chân dai dẳng

Đau xương cẳng chân là một dạng tổn thương khá phổ biến và có thể kéo dài dai dẳng, nguyên nhân đau thường là do xương ống quyển liên tục bị va đập. Mặc dù một số cơn đau ở cẳng chân chỉ là do tập luyện quá sức và có thể chữa khỏi trong vài ngày nhưng nếu bị đau dai dẳng, bạn cần một quá trình hồi phục lâu dài.

Nếu đang bị đau cẳng chân, bạn cần để ý xem cơn đau đó kéo dài bao lâu rồi và chính xác là đau chỗ nào. Nếu bạn bị đau trong khoảng hai tuần hoặc hơn thì cần phải tới gặp bác sỹ ngay để biết rõ nguyên nhân và cách điều trị. Nếu tình trạng cứ trầm trọng hơn mà không được chữa trị, có thể bạn sẽ bị gãy hoặc rạn xương do tập luyện quá căng.

8. Mệt mỏi rã rời

Điểm cuối cùng bạn cần lưu ý trong những cơn đau của cơ thể là tình trạng mệt dường như không dứt. Bạn ngủ nhiều hơn, bạn thay đổi chế độ ăn, bạn nghỉ ngơi vài ngày về bạn làm tất cả những gì nghĩ ra để khiến tâm trạng vui vẻ hơn nhưng chẳng tác dụng gì. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã tập luyện quá tải.

Nhiều bạn nam đã quen với việc gò mình vượt qua những cơn đau và mệt mỏi trong khi tập, do vậy thường bị rơi vào tình trạng quá sức khi nâng dần khối lượng và chế độ tập luyện.

Nếu bạn nhận thấy mình bỗng nhiên không còn cảm hứng với những khía cạnh khác trong cuộc sống vốn trước đó là niềm yêu thích ngoài những bài tập thể thao thì điều đó chứng tỏ bạn đang bị quá tải. Cũng như thế đây cũng có thể là cảm giác của bạn khi tập luyện quá lâu mà không thấy có gì tiến bộ như mong muốn. Va dù thế nào thì bạn cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi lúc này.

Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng, tình trạng quá tải có thể cần từ hai tuần cho tới nhiều tháng để hoàn toàn hồi phục. Vì vậy hiểu rõ cơn đau của cơ thể sớm hơn sẽ rất có lợi cho bạn và cho cả quá trình phục hồi sau đó.

Bạn hãy cẩn trọng để không thờ ơ với những triệu chứng đau trong phòng tập chúng tôi vừa nêu. Phớt lờ đau đớn có thể là một điều tốt khi bạn thực sự dồn ép cơ thể tập luyện nhưng nếu không hiểu những cơn đau nào sẽ gây tổn thương thực sự cho bạn thì rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khoẻ lớn hơn vào cuối buổi.

(Theo Đàn ông)

Bí quyết bạo cơ bắp nhờ thực phẩm

Thanh niên trai tráng khỏe đẹp nhờ cơ bắp cuồn cuộn. Tuy nhiên, không phải ai cũng “cầu được, ước thấy”, người thì ốm như “bộ xương cách trí”, kẻ lại có vòng bụng tròn như… chum nước.

Để có cơ bắp, ngay từ khi còn bé, các cậu con trai đã phải “ti” sữa đều đặn. Sữa chứa nhiều đạm, canxi giúp tăng trưởng chiều cao và cơ bắp. Sai lầm thường thấy là đến một độ tuổi nào đó, khoảng năm-sáu tuổi là các anh nhỏ không thèm uống sữa. Mất nguồn xây dựng đạm, thuộc loại kén ăn (chỉ ăn những món ưa thích) sẽ khiến cơ thể phát triển không cân đối. Và nếu không có một môn thể dục, thể thao ưa thích thì các anh chàng này dù khuân vác vật nặng cũng không thấy bắp to bắp nhỏ đâu cả.

Do đó duy trì thói quen uống sữa mỗi ngày là điều cần thiết. Bác sĩ Đào Thị Yến Phi – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM hướng dẫn cách ăn uống để tăng cơ bắp như sau: “Cần ăn nhiều đạm, có nhiều trong thịt, cá, trứng… Cần nhớ ăn đạm không có chất béo đi kèm để có cơ bắp sắc nét. Các vận động viên thể hình thường uống bột đạm để tạo cơ là vậy”.

Các món ăn chỉ có đạm tinh không kèm mỡ như: thịt bò bít tết, bò hầm tiêu, cá nướng… Cần tránh ăn các món: cánh gà chiên giòn, thịt ba rọi chiên, thịt kho rệu… Cần ăn thêm các loại nhuyễn thể: hàu, trai, sò… chúng vừa chứa nhiều đạm, vừa chứa nhiều kẽm giúp cơ thể tổng hợp cơ bắp. Các món gà luộc, gà nướng, vịt luộc… giúp cơ thể tạo sợi cơ nhưng với điều kiện ăn thịt nạc. Trứng luộc, trứng nướng cũng là món chứa nhiều đạm nhưng không tốn nhiều thời gian chế biến, nên sử dụng khi thời gian eo hẹp. Cần nhớ, ăn nhiều đạm, ít chất béo nhưng vẫn phải đầy đủ bốn nhóm như thế mới giúp cơ thể phát triển hài hòa, không thiếu chất.

Dinh dưỡng chỉ là nguyên liệu tạo sợi cơ, còn muốn có cơ bắp cuồn cuộn cần luyện tập. Chính sự luyện tập đã tạo ra nhu cầu giúp cho cơ bắp phình to “hoành tráng”. Không ít người tập luyện huỳnh huỵch để tăng cơ bắp, sau khi thấy “chuột mẹ, chuột con” nổi lên rần rần mỗi lần co tay, nhấc chân đã say men chiến thắng nên nghỉ tập. Một thời gian sau, họ dễ dàng nhận thấy gia đình nhà chuột “cuốn gói” đi đâu mất để lại toàn mỡ trên người.

Nguyên nhân, thứ nhất khi tập luyện, tế bào cơ bắp săn chắc, phình to nhưng khi ngưng luyện tập, nhu cầu bị… “cắt”, các tế bào xẹp xuống. Thứ hai, khi ngưng tập các anh vẫn giữ chế độ ăn uống như cũ, trong khi cơ thể cần ít năng lượng hơn. Năng lượng thừa được cơ thể chuyển hóa thành mỡ để dành xài khi cần. Thứ ba, người tập thể thao khi bỏ tập thường mập lên nhanh vì tế bào cơ bắp xài tốn năng lượng gấp ba lần tế bào mỡ.

Do đó, nếu vì lý do gì đó mà phải ngưng tập thể dục thể thao, cần điều chỉnh ngay lượng thực phẩm ăn vào sao cho đúng với năng lượng tiêu hao của cơ thể, như thế mới tránh được béo phì.

(Theo DanOng)

Những điều cần tránh khi tập thể thao mùa hè

Trong mùa hè nóng nực, cứ hoạt động là mồ hôi nhễ nhại, luyện tập thể dục thể thao trong mùa hè phải chú ý mấy điểm sau đây.

Không nên luyện tập dưới trời nắng chói chang

Trước và sau buổi trưa là lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày. Ngoài đi bơi ra, không nên rèn luyện vào buổi trưa để tránh bị say nắng. Tia tử ngoại có trong ánh nắng mùa hè thường rất mạnh, nếu phơi nắng trong thời gian dài da sẽ bị cháy nắng. Tia tử ngoại còn có thể xuyên qua da và xương, gây tổn hại đến não, võng mạc và con ngươi mắt.

Không nên luyện tập trong thời gian quá dài

Mỗi lần luyện tập khoảng 20-30 phút là tốt nhất, để tránh ra quá nhiều mồ hôi, nhiệt độ cơ thể tăng lên quá cao, dễ bị say nắng. Mỗi lần luyện tập trong thời gian dài thì giữa giờ nên nghỉ một đến hai lần.

Trong khi luyện tập không nên uống quá nhiều nước

Tập luyện trong mùa hè ra nhiều mồ hôi, nếu lúc này mà uống nhiều nước sẽ tăng thêm gánh nặng cho hệ thống tuần hoàn máu, hệ thống tiêu hoá, đặc biệt là tim. Đồng thời, uống nhiều nước sẽ càng ra nhiều mồ hôi, làm cơ thể mất nhiều muối, dẫn đến những triệu chứng co giật, chuột rút…

Sau khi luyện tập không nên tắm nước lạnh ngay

Bởi vì tập luyện trong mùa hè, nhiệt lượng trong cơ thể tăng lên rất nhanh, mạch mao dưới da sẽ giãn ra để giúp cho cơ thể toả nhiệt. Đột nhiên gặp nước lạnh, khiến cho các lỗ chân lông co lại rất nhanh nên dễ gây nrối loạn các nội tạng trong cơ thể, sự điều tiết nhiệt độ trong cơ thể của não bộ không bình thường, dẫn đến bị ốm.

Sau khi luyện tập không nên ăn, uống những thứ để trong tủ lạnh

Luyện tập khiến cho một lượng máu lớn dẫn đến các cơ bắp và dưới da, còn hệ thống tiêu hoá thì lại ở trong trạng thái thiếu máu. Ăn nhiều đồ ướp lạnh không những hạ thấp nhiệt độ trong dạ dày, mà cũng làm loãng dịch trong dạ dày, nếu nhẹ thì bị đầy bụng, nặng thì dẫn đến viêm dạ dày cấp tính.

Ra mồ hôi nhiều không thay áo

Luyện tập trong mùa hè nhất định là ra nhiều mồ hôi, áo hầu như ướt đẫm mồ hôi. Có một số người cho là mình khoẻ mạnh không cần phải thay áo, mặc một lúc là khô, như vậy rất dễ bị viêm khớp hoặc thấp khớp.

BACSI.com (Theo Nongnghiep)