Lưu trữ cho từ khóa: tang ký sinh

Thực hư “tang ký sinh chữa bách bệnh”

 

Thời gian gần đây, người dân đổ xô đi mua tang ký sinh (tầm gửi mọc trên thân cây dâu) về chữa bách bệnh. Theo lời người rao bán, tang ký sinh là một loại dược liệu rất quý đã từng chữa khỏi bệnh cho cả những người lâm vào tình trạng “thập tử nhất sinh”…

Tang ký sinh chữa cả yếu sinh lý?!

Thời gian gần đây, người dân truyền tai nhau về một loại dược liệu quý có thể chữa bách bệnh đó là tang ký sinh. “Một đồn mười, mười đồn trăm”, không cần biết thực hư công dụng của loại dược liệu này đến đâu nhưng rất nhiều người đã lùng mua về, rồi tự chữa bệnh.

Theo tìm hiểu của PV, trên phố Lãn Ông (Hà Nội) – thủ phủ của các loại thuốc đông y – rất nhiều người tìm đến hỏi mua tang ký sinh về làm thuốc chữa bệnh. Tại chợ thuốc đông y ở Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), tang ký sinh cũng được nhiều người hỏi mua. Được biết, không ít người còn tìm lên vùng rẻo cao Sơn La, Yên Bái, Lai Châu… để mua tang ký sinh tươi về phơi khô dùng dần. Theo quảng cáo của người bán, tang ký sinh là một loại thuốc quý, có thể chữa bách bệnh, thậm chí chữa được cả yếu sinh lý?!

Rủ thêm một anh bạn đồng nghiệp đóng vai vợ chồng, chúng tôi tìm đến phố Lãn Ông và phố Thuốc Bắc (Hà Nội). Hai bên phố, các tiệm thuốc đông y mọc lên san sát nhau. Chủ một tiệm đông dược trên phố Lãn Ông đon đả mời chúng tôi mua với giá 50.000 đồng/ kg tang ký sinh tươi. Chủ cửa hàng khẳng định, tang ký sinh có thể chữa rất nhiều bệnh, cũng có thể hỗ trợ tăng cường sinh lý?! Hầu hết các cửa hàng đông dược ở phố này nhà nào cũng bán tang ký sinh tươi, khô.


Tang ký sinh được rao bán trên mạng 50 nghìn đồng/kg tươi

Theo các chủ cửa hàng đông dược trên phố Lãn Ông, tang ký sinh là dược liệu quý hiếm, không phải bất kỳ vùng đất nào cũng trồng được. 1kg tang ký sinh tươi có giá 50.000 đồng, loại tang ký sinh khô giá đắt gấp nhiều lần từ 420.000 – 450.000 đồng/kg. Phần lớn người bán đều khuyên khách nên dùng tang ký sinh để làm thuốc (sử dụng kèm theo các vị thuốc đông y khác) với lời đảm bảo, không khỏe không lấy tiền!

Trên mạng, chỉ một cú nhấp chuột là hàng loạt các shop đông y online quảng cáo, rao bán rầm rộ tang ký sinh với những tác dụng bổ gan, thận, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa, dùng để chữa gân cốt tê đau, động thai… Theo quảng cáo của chủ nhân số điện thoại 091938xxxx trên trang muabanyduoc.com, tang ký sinh được trồng ở vùng Bảo Lộc, Lâm Đồng – “thủ đô dâu tằm” nên có công dụng tốt hơn ở các vùng đất khác, hàng chất lượng tốt. Nhận chuyển hàng tận nhà, đặt hàng trăm kg cũng có sẵn.

Sắm vai một người đang đi lùng mua dược liệu chữa bệnh hen suyễn và cao huyết áp, tôi bắt tay vào công cuộc tìm kiếm vị thuốc mang tên tang ký sinh. Thông tin dược lý được các chủ hàng đẩy lên thành công dụng thần kỳ như thần dược- chữa bách bệnh. Tôi gọi vào số điện thoại 091234xxxx của một người mang tên H. đăng thông tin mua bán trên mạng.

Nghe điện là một người đàn bà có giọng nói lanh lảnh.  Sau một hồi thăm dò xác định đúng đối tượng đang có nhu cầu, bà H. chào bán hàng một cách xởi lởi: “Hàng khô thì em cần mua bao nhiêu cũng có, nhưng hàng tươi thì phải chờ, chị gom hàng xong sẽ gọi đến lấy.” Người phụ nữ này còn tiếp thị, các tài liệu y học cổ truyền đều ghi ứng dụng lâm sàng của tang ký sinh là để trị cơ thể suy nhược, cao huyết áp, suy thận, co thắt mạch vành… Nói chung, dược liệu này có thể chữa bách bệnh!

Tuy nhiên, cũng vì người mua (là chúng tôi) đang “sốt xình xịch” cho nên, người bán đã tăng thêm nhiều công dụng cho tang ký sinh. Họ đẩy tang ký sinh lên cấp thần dược, trong đó có cả khả năng cải thiện chức năng đàn ông. Tất cả đều chưa có sự kiểm nghiệm của cơ quan y tế, nhưng người mua vẫn cứ mua, người bán vẫn bán đắt như tôm tươi.

Dược liệu quý nhưng nhiều tính năng bị thổi phồng

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, PGĐ Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, tang ký sinh là một dược liệu quý nhưng nhiều tính năng không như đồn thổi, đặc biệt công dụng quảng cáo yếu sinh lý chỉ là chiêu “làm hàng” của người kinh doanh.

Trong y học dân tộc, cây dâu chỉ có một số công dụng nhất định nhưng nhờ nó mà cây tầm gửi trở thành một loại biệt dược gọi là tang ký sinh chữa được rất nhiều bệnh. Vì theo sách đông y, cây tầm gửi phải sống nhờ vào cây dâu, hút được tinh cốt của cây dâu và hấp thụ phong khí của trời đất mới tạo nên tính của tang ký sinh và giúp cho tang ký sinh có công dụng hết sức kỳ diệu.

Hai bậc thánh y Việt Nam là Tuệ Tĩnh thiền sư và Hải thượng Lãn Ông đã rất “trọng dụng” vị thuốc này. Ngay cả danh y Cung Điền Hiền đời nhà Minh – Trung Quốc cũng ca ngợi công dụng chữa bệnh của tang ký sinh. Nó có tác dụng chữa các bệnh cao huyết áp, suy thận, co thắt mạch vành…nhất là những bệnh phong thấp, đau thần kinh toạ, cầm máu an thai và chữa ung nhọt.

Chúng tôi tìm đến lương y Đinh Ngọc Chất (ở Thanh Trì, Hà Nội) để được nghe ông chia sẻ về những bài thuốc quý từ tang ký sinh. Điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất là ngay trước cửa nhà ông cây xanh um tùm phủ kín cổng ra vào. Đó là hai cây dâu nguyên sinh ông đã cất công mang từ Hà Giang về trồng. Nhưng điều đặc biệt lại ở chỗ những cây dâu không trồng một mình mà nó là “gốc” để tạo ra thuốc quý.

Ông đã mất ngót nghét 20 năm để tìm hiểu và trồng tang ký sinh. Ông đã từng sang Trung Quốc để học đông y và đi nhiều nơi tìm hiểu các cây thuốc. Suốt thời gian đó, ông thấy trên khắp cả nước không có một cây tầm gửi nào sống trên thân cây dâu. Trong khi sách đông y và trong bài thuốc gia truyền của ông cha để lại đều viết đây là một cây thuốc rất quý có thể chữa cả các bệnh hiểm nghèo. Thế là vừa đi khắp nơi làm nghề thuốc, ông vừa trồng cây tầm gửi trên cây dâu với hy vọng sẽ khôi phục được một loại thuốc cổ truyền quý giá.

Đến năm 1998, ông trở về nhà thì thấy tang ký sinh bắt đầu vươn cành và ra những chiếc lá non xanh. Ông ngỡ ngàng và sung sướng đến rơi nước mắt vì ước nguyện bảo tồn được cây thuốc quý cổ truyền đã thành công.

Ông cho biết, đã có nhiều bệnh nhân thoát khỏi “lưỡi hái của tử thần” từ phương thuốc có vị tang ký sinh và ông cũng thấy ngỡ ngàng trước những trường hợp bệnh nhân được chữa khỏi bệnh.

Ông kể: Năm 1998, chị Nguyễn Thị Phương (40 tuổi) – kế toán nhà máy Pin Văn Điển bị đau thần kinh tọa đã chữa khắp nơi nhưng không khỏi. Ông cắt cho thang thuốc trong đó có 30g tang ký sinh, chị Phương uống, sau 10 ngày khỏi hẳn bệnh. Vào năm 2002, một người thợ xây dựng quê ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, làm tại nhà tôi bị ốm gần chết, 2 chân bị liệt nhũn, người yếu đến mức không đứng nổi, cả ngày anh ta không ăn được một chút cơm, sau khi uống hết 3 thang thuốc có nhiều tang ký sinh thì anh này khỏi hẳn.

Cấy ghép thành công với cây dâu, lương y Đinh Ngọc Chất đã thực hiện cấy ghép tiếp cây tầm gửi trên cây gạo. Cũng nhờ cây tầm gửi ký sinh cây gạo mà ông đã chữa cho một người cháu trong Buôn Mê Thuột khỏi bệnh sơ gan cổ trướng trong giai đoạn cuối. Giống cây này hiện được ông trồng nhiều ở vườn thuốc trong Chùa Hương và Buôn Mê Thuột.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thuần cho biết, ông chưa biết đến tài liệu khoa học nào nghiên cứu tầm gửi cây gạo. Khi nghe PV trình bày một số tác dụng chữa bệnh của tầm gửi cây gạo đã tìm hiểu qua dân gian, thì PGS.TS Nguyễn Duy Thuần nói: “Không thể phủ nhận giá trị của y học dân gian vì người ta thường nói y học dân gian là một bộ phận của y học cổ truyền. Nhưng y học dân gian chỉ là kinh nghiệm chữa bệnh của một nhóm người hay một khu vực nào đó. Nếu muốn y học sử dụng như một loại thuốc phổ biến thì cần phải có sự nghiên cứu theo quy trình khoa học cụ thể”.

Theo dân gian thì loại cây này có thể có tác dụng chữa được một số bệnh. Tuy nhiên, có tác dụng hay không, chữa được bệnh gì, cách uống thế nào, liều lượng ra sao thì cần có sự phân tích, nghiên cứu trên cơ sở khoa học mới có thể khẳng định được. Ngoài việc xác định tác dụng của loài cây này, thì việc nghiên cứu trên cơ sở khoa học còn có mục đích đặc biệt quan trọng là để xác định độ an toàn của nó. Vì trong tự nhiên có rất nhiều cây cỏ có tác dụng làm mát cơ thể và cũng không có hại gì. Tuy nhiên, có một số loại cây được cho là có tác dụng chữa bệnh lại có thể gây tác dụng phụ mà có khi đến 20 năm sau khi uống mới có biểu hiện.

(Người đưa tin)

 

10 vị thuốc quý cho thai phụ

Trong kho tàng dược liệu quý giá của nước ta, nhiều vị thuốc có tác dụng rất tốt cho thai phụ, những dược liệu này được gọi là những thuốc an thai. Với mong muốn năm Nhâm Thìn có được những “rồng con” khỏe mạnh, xin giới thiệu một số vị thuốc quý thường dùng cho phụ nữ mang thai.

Trữ ma căn: Vị thuốc là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây gai, tên khoa học là Boehmeria nivea (L) Gaud, họ gai Urticaceae. Cây sống lâu năm, thuộc loại nửa bụi, có thể cao tới 1,5 – 2m, mọc khắp nơi trong nước, thường lấy sợi và lấy lá làm bánh. Rễ củ thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Trữ ma căn vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh phế, tỳ, can. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, thông lâm, an thai. Dùng trong các trường hợp đơn độc, sang lở, đái buốt, đái dắt, phụ nữ có thai đau bụng, ra huyết, xích bạch đới, viêm cổ tử cung. Liều dùng 10 – 20g.

Tô ngạnhlà cành đã phơi hay sấy khô của cây tử tô có tên khoa học là Perilla frutescens (L) Britt, họ Hoa môi Lamiaceae, là loại rau thơm phổ biến. Tô ngạnh vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế, tỳ. Tác dụng thuận khí, an thai. Dùng trong trường hợp khí nghịch lên gây đau bụng, động thai. Liều dùng 6 -12g.

Tô ngạnh tác dụng thuận khí, an thai.

Bạch truật: Vị thuốc là rễ cây bạch truật, tên khoa học Astractyloides macrocephala, Koidz, họ cúc Asteraceae. Cây mọc lâu năm cao khoảng 70 – 80cm. Rễ phát triển thành củ to và mầm. Rễ cây thu hái vào mùa đông khi lá ngả vàng. Cây được di thực về trồng ở một số nơi kể cả vùng núi và đồng bằng. Thuốc có vị ngọt, đắng, quy kinh tỳ, vị. Tác dụng kiện tỳ vị, tiêu thực, lợi thủy, ráo thấp, cố biểu, liễm hãn, an thai, chỉ huyết. Trường hợp động thai, ra huyết có thể dùng bạch truật. Liều dùng 6 -12g.

Tục đoạn

dùng rễ của cây tục đoạn, tên khoa học là Dipsacus japonicus, Mig, họ tục đoạn Dipsacaceae. Là loại cây thảo, cao chừng 1,5 – 2m, rễ củ không phân nhánh, thân đứng có khía dọc, có gai thưa. Vị thuốc còn có tên tiếp cốt thảo. Cây có ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, nhất là ở Sa Pa (Lào Cai). Tục đoạn có vị đắng, tính hơi hàn, quy hai kinh can, thận. Tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, thông điều huyết mạch, chỉ thống, trị phong thấp, chấn thương, xương khớp sưng đau, an thai, chỉ huyết. Dùng tốt trong các trường hợp động thai, đau bụng, ra huyết. Liều dùng 6 -12g

Tục đoạn bổ can thận, thông điều huyết mạch.

Tang ký sinh

: là toàn thân của cây tầm gửi cây dâu, tên khoa học Loranthus parasiticus (L), Merr, họ tầm gửi Loranthaceae. Thuốc có vị đắng, tính bình, vào hai kinh can, thận. Tác dụng trừ phong thấp, kiện cân, cường cốt, hạ huyết áp, dưỡng huyết, an thai. Dùng cho thai phụ huyết hư dẫn đến động thai, ra huyết. Liều dùng 8 -12g.

Sa nhân: Vị thuốc là hạt của cây sa nhân Amomum (wall ex Bak) vilosum, Lour.Var Xanthioides A, Longiligulare T.L Wu, họ Gừng Zingiberaceae. Cây thảo sống lâu năm, cao chừng 1,5m, phổ biến ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Quả được thu hái vào tháng 8 dương lịch. Thuốc có vị cay, tính ấm, quy vào kinh tỳ, thận, vị. Tác dụng lý khí hóa thấp, trừ thấp, giảm đau. Làm an thai trong trường hợp thai động không yên, ra máu. Liều dùng 2 – 4g.

Ngải diệp là lá của cây ngải cứu tên khoa học Artemisia vulgaris L. Họ cúc Asteraceae. Loại cây thảo, dùng làm rau ăn. Thành phần hóa học chủ yếu là tinh dầu. Ngải diệp vị đắng, cay, tính ấm, quy kinh can, vị. Tác dụng điều hòa khí huyết, ôn kinh, tán hàn, giải cảm, giảm đau, an thần, kiện vị, an thai. Liều dùng 6 -12g.

Đỗ trọng: Vị thuốc là vỏ phơi hay sấy khô của cây đỗ trọng, tên khoa học Eucommia ulmoides olive. Là loại cây gỗ cao 10-20m, được di thực về Việt Nam nhưng chưa nhiều. Trên thị trường chủ yếu là nhập từ Trung Quốc. Đỗ trọng vị cay, tính ấm, quy kinh can, thận. Tác dụng bổ can thận, mạnh cân cốt, bình can, hạ áp, dưỡng huyết, an thai. Dùng trong trường hợp thai động, ra huyết. Liều dùng 8 – 16g.

A giao là cao da lừa. Thành phần hóa học chứa collagen, khi thủy phân cho các amino acid, ngoài ra có chất vô cơ. A giao vị ngọt, tính bình vào 3 kinh phế, can, thận. Tác dụng tư âm, dưỡng huyết, nhuận phế, chỉ huyết, an thai. Dùng cho phụ nữ rong huyết, có thai ra huyết, đau bụng hoặc sau sảy thai vẫn rong huyết. Liều dùng 6 -12g

Ban long còn gọi làlộc giác giao là chế phẩm cao được bào chế từ gạc hươu, nai. Thành phần hoạt chất chủ yếu gồm gelatine, các acid amin, calci phosphat, calcicarbonat, các chất nội tiết kích thích sinh trưởng. Ban long vị ngọt, tính ấm, quy kinh can, tỳ, thận là thuốc ôn bổ hạ nguyên, bồi bổ dương đạo, sinh tinh tủy, mạnh gân cốt, bổ huyết, chỉ huyết, điều hòa chức năng nội tiết, thuốc có tác dụng an thai, cầm máu. Ngày dùng 10g ăn với cháo nóng, hoặc ngâm rượu uống.

DSCKI. Phạm Hinh

Công dụng của ba kích

Lương y Như Tá cho biết, ba kích có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng, những người đang bị táo bón, tiểu đỏ, miệng đắng, đau mắt, bứt rứt và bệnh tim thì không nên dùng.

Về y học cổ truyền, ba kích có vị cay, hơi ngọt, công dụng trợ dương bổ thận; trị dương nuy bất khởi (liệt dương), cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung ích khí, dưỡng 2 kinh tỳ và thận... Sau đây là một số cách vận dụng. Lưu ý là cần tham khảo thêm ý kiến nhà chuyên môn trước khi sắc thuốc và uống.

Trị phong thấp đau nhức, cước khí, phù: ba kích, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn đều 12g, tang ký sinh 10g, sơn thù nhục 8g, hoài sơn 16g. Đem sắc uống.


Ba kích

Trị huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh: ba kích thiên, tiên mao, hoàng bá, dâm dương hoắc, tri mẫu, đương quy, mỗi loại từ 20g, đem sắc uống.

Trị sán khí do thận hư: Ba kích thiên, hoàng bá, quất hạch, lệ chi hạch, ngưu tất, tỳ giải, mộc qua, kim linh tử, hoài sơn, địa hoàng. Mỗi loại từ 8-12g, đem sắc uống.

Trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ do thận dương hư: ba kích thiên, bổ cốt chỉ, phúc bồn tử. Mỗi loại từ 8-12g, đem sắc uống.

Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: ba kích (bỏ lõi), nhục thung dung, sinh địa (mỗi loại đều 60g), tang phiêu tiêu, thố ty tử, sơn dược, tục đoạn (cùng 40g), sơn thù du, phụ tử (chế), long cốt, quan quế, ngũ vị tử (mỗi loại cùng 20g), viễn chí 16g, đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, lộc nhung 4g. Tán bột, làm viên hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn.


Dâm dương hoắc - Ảnh: H.Mai

Trị gân cơ sưng đau, gân cơ suy yếu, teo cơ, khớp đau mạn tính do thận hư: ba kích thiên, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn. Mỗi loại bằng nhau từ 8-12g, đem sắc uống.

Người lớn tuổi lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi, dùng: ba kích thiên, xuyên tỳ giải, nhục thung dung, đỗ trọng, thố ty tử (lượng bằng nhau). Đem tán nhuyễn, trộn với mật làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2-3 lần với nước ấm.

Để chữa lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn, thì dùng bài thuốc gồm: ba kích, khương hoạt, quế tâm, ngũ gia bì, can khương (bào) - cùng 60g, đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng) 80g, ngưu tất 120g. Đem tán bột, trộn mật làm (vò) thành viên hoàn để dành uống với rượu ấm.

Chữa tiểu nhiều thì dùng: ba kích thiên (bỏ lõi) và ích trí nhân, hai vị chưng với rượu và muối. Tang phiêu tiêu, thố ty tử (sao với rượu). Tất cả lượng bằng nhau. Rồi tán bột, làm viên hoàn to bằng hạt bắp, mỗi lần uống 10-15 viên với rượu pha ít muối hoặc sắc thành thang uống.

Cách sắc (nấu) các bài thuốc như sau: nước nhất cho các vị thuốc vào nồi đất cùng 4 chén nước, sắc còn lại 1 chén, chiết ra; nước hai cho tiếp 3 chén nước vào nồi, sắc còn lại nửa chén. Hiệp hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

 

Meo.vn (Theo TNO)

Điều trị bệnh loãng xương

Y học cổ truyền cho rằng, do tiên thiên bất túc, tuổi già, ăn uống không điều độ, hay bệnh mãn tính... mà dẫn đến tình trạng loãng xương.


Ảnh minh họa.

Chứng loãng xương chủ yếu là do cả thận âm, lẫn thận dương hư yếu. Thận dương hư sẽ kéo theo tỳ dương hư. Can huyết và thận âm hư liên hệ đến tuổi già, cơ thể suy yếu, bệnh nhiệt kéo dài. Ngoài ra, rượu cũng làm tổn thương tỳ, tăng thấp nhiệt. Thuốc lá làm tổn thương phế, làm hại âm dịch, đều có thể gây nên bệnh.

Nếu loãng xương do tỳ thận dương hư, sẽ có triệu chứng như: lưng và thắt lưng đau, yếu, người mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, chân tay lạnh, ăn kém. Việc chữa trị là nhằm kiện tỳ, ích khí, bổ thận, tráng dương, mạnh gân xương. Dùng bài thuốc gồm: thục địa 30gr, hoài sơn 12gr, bạch truật 10gr, phụ tử 6gr, nhục quế 6gr, sơn thù 12gr, nhân sâm 12gr, đỗ trọng 12gr, cốt toái bổ 12gr, chích thảo 8gr, kỷ tử 16gr. Nếu có đau ở thắt lưng thêm ngũ gia bì 10gr; đau giữa lưng thêm tang ký sinh 12gr...

Nếu loãng xương do can thận âm hư, thì triệu chứng sẽ là: lưng và thắt lưng đau, chân và gối mỏi, yếu, tai ù, chóng mặt, mất ngủ, mặt trắng nhạt nhưng về chiều cảm thấy bừng nóng... Phép trị trong trường hợp này là bổ thận, dưỡng can, làm mạnh lưng, xương. Dùng bài thuốc gồm: thục địa 30gr, hoài sơn, huỳnh ký sinh, kỷ tử (đều 15gr), phục linh, sơn thù, cốt toái bổ (đều 12gr), chích thảo 8gr.

Nếu bệnh do âm dương lưỡng hư, triệu chứng biểu hiện gồm: lưng và thắt lưng đau mỏi, tê, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, nóng bừng, lạnh nửa người bên dưới, chóng mặt, ù tai, tiểu đêm, giảm tình dục, ăn ít... Việc chữa trị là để giúp cho bổ thận âm, ôn thận dương sinh cốt tủy. Dùng bài "Bổ âm thang", gồm: thục địa, sinh địa (đều 15gr), ngưu tất, cốt toái bổ, quy đầu, đỗ trọng (cùng 12gr), bạch thược, tri mẫu, huỳnh bá (cùng 9gr), phục linh 10gr, tiểu hồi, trần bì, nhân sâm, chích thảo (đồng 6gr).

Nếu do khí trệ huyết ứ, triệu chứng biểu hiện toàn thân đau, có khi một số chỗ đau nhiều, da mặt nổi mụn, hoặc các tia máu ứ... Phép trị là để hoạt huyết, thông kinh lạc, chỉ thống, dùng bài gồm các vị: đào nhơn, hồng hoa, quy đầu, ngưu tất, xuyên khung, mộc dược, ngũ linh chi, cốt toái bổ, tục đoạn, quy bản, cam thảo (cùng 9gr), địa long 6gr, tần giao, khương hoạt, hương phụ (đều 3gr).

Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên như sau: nước thứ nhất cho các vị thuốc vào cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén, cho nước thuốc ra. Nước thứ hai cho tiếp vào 3 chén nước, nấu còn lại nửa chén. Hai nước hiệp lại chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Lương y Như Tá

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

Y học cổ truyền trị đau lưng

Đau cột sống thắt lưng là một triệu chứng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng ngang đốt sống thắt lưng.

Đau cột sống thắt lưng là một triệu chứng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng ngang đốt sống thắt lưng L1 - L5 và S1 bao gồm cột sống thắt lưng và các tổ chức xung quanh do nhiều nguyên nhân gây ra (bệnh lý đĩa đệm, cột sống, thần kinh, nội tạng...).

Y học cổ truyền phân dạng và bài thuốc dưới đây.

Đau lưng cấp do co cứng cơ

Triệu chứng: Đau đột ngột sau khi bị lạnh, đau nhiều không cúi được, đau thường khu trú ở một bên cột sống, các cơ lưng co cứng, ấn đau, mạch trầm huyền.

Bài thuốc: Quế chi 8g, rễ lá lốt 8g, thiên niên kiện 8g, ý dĩ 16g, ngưu tất 16g, tỳ giải 16g, kê huyết đằng 16g, trần bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đau lưng do thay đổi tư thế, mang vác nặng

Triệu chứng: Sau khi mang vác nặng hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột nhiên bị đau, thường là đau một bên, đau dữ dội, vận động hạn chế, không cúi được.

Thuốc: Muối rang đắp nóng; Chườm ngải cứu nóng; Cồn xoa bóp: Ô đầu sống, quế, đại hồi (không được uống vì ô đầu độc).

Đau lưng do thoái hóa cột sống

Triệu chứng: Đau lưng âm ỉ, hay tái phát, ăn ngủ kém, mạch nhu hoãn, trầm nhược.
Bài thuốc: Độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, phòng phong 12g, tế tân 4g, quế chi 6g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, đẳng sâm 12g, phục linh 12g, cam thảo 6g, bạch thược 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, đại táo 12g. Sắc uống.

Meo.vn (Theo 123suckhoe)

Điều trị chứng “đọa thai”

Phụ nữ có thai thời kỳ đầu khoảng từ 20 - 90 ngày thì bị sẩy được, Đông y gọi là chứng "đọa thai". Nếu bị chứng này từ 2 - 3 lần trở lên thì gọi là "hoạt thai".

Dưới đây là 2 nguyên nhân và cách trị.

Do thận hư không bền, sinh chứng đọa thai

Triệu chứng: Sau khi có thai thường lưng gối ê mỏi, bụng dưới nặng trệ, đầu choáng váng, tai ù, âm đạo ra huyết, hay đi tiểu vặt, mạch bộ xích nhược, đã có một hai lần sẩy thai.

Bài thuốc: Tang ký sinh 50g, a giao 50g, tục đoạn 50g, thỏ ty tử 50g, thung căn bì 20g.
Cách dùng: Các vị thuốc trên tán bột mịn, mỗi lần uống 10g. Uống các ngày trong tháng như sau: Mồng 1, 2 , 3, 11, 12, 13, 21, 22, 23, mỗi ngày uống một lần vào buổi sáng.
http://bee.net.vn/dataimages/201110/original/images787061_T9_thuoc_nam_chua_benh.jpg
Phụ nữ có thai thời kỳ đầu khoảng từ 20 - 90 ngày thì bị sẩy được, Đông y gọi là chứng "đọa thai.
Do tỳ hư thận yếu, thai nhiệt dẫn đến đọa thai

Triệu chứng: Bệnh nhân ăn kém, miệng khô, khát nước, tinh thần mệt mỏi, có khi đau bụng, có khi không đau, bụng dưới nặng, đã có một hai lần sẩy thai.

Bài thuốc: Bạch truật 15g, tang ký sinh 15g, nhân sâm 15g, liên tử 15g, cam thảo 9g , hoàng cầm 15g, tục đoạn 15g, phục linh 15g, sa nhân 2g.

Gia giảm: Nếu đau bụng do huyết hư gia thì dùng đương quy (sao) 6g, hoàng kỳ 30g, bạch thược 15g để bổ khí sinh huyết hòa doanh giảm đau. Nếu thận dương hư đau lưng và lạnh gia ba kích 9g, lộc giác giao 9g (xung phục) để ôn bổ thận dương.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trong thời kỳ mang thai. Mỗi tháng uống 5 thang uống trong 3 tháng. Sau đó uống cách nhật 2 ngày/thang đến tháng thứ 7 của thời kỳ mang thai là đạt yêu cầu.

Meo.vn (Theo Bee)

Bài thuốc đẩy lui bệnh đau lưng

Đau cột sống thắt lưng là một triệu chứng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng ngang đốt sống thắt lưng L1 - L5 và S1 bao gồm cột sống thắt lưng và các tổ chức xung quanh do nhiều nguyên nhân gây ra (bệnh lý đĩa đệm, cột sống, thần kinh, nội tạng...). Y học cổ truyền phân dạng và đưa ra bài thuốc:

Đau lưng cấp do co cứng cơ

Triệu chứng: Đau đột ngột sau khi bị lạnh, đau nhiều không cúi được, đau thường khu trú ở một bên cột sống, các cơ lưng co cứng, ấn đau, mạch trầm huyền.

Bài thuốc: Quế chi  8g, rễ lá lốt  8g, thiên niên kiện 8g, ý dĩ 16g, ngưu tất 16g, tỳ giải 16g, kê huyết đằng 16g, trần bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đau lưng do thay đổi tư thế, mang vác nặng

Triệu chứng: Sau khi mang vác nặng hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột nhiên bị đau, thường là đau một bên, đau dữ dội, vận động hạn chế, không cúi được.

Thuốc: Muối rang đắp nóng; Chườm ngải cứu nóng; Cồn xoa bóp: Ô đầu sống, quế, đại hồi (không được uống vì ô đầu độc).

Đau lưng do thoái hoá cột sống

Triệu chứng: Đau lưng âm ỉ, hay tái phát, ăn ngủ kém, mạch nhu hoãn, trầm nhược.

Bài thuốc: Độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, phòng phong 12g, tế tân 4g, quế chi 6g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, đẳng sâm 12g, phục linh 12g, cam thảo 6g, bạch thược 12g, đương quy 12g, thục địa 12g,  đại táo 12g. Sắc uống.

Meo.vn (Theo Bee)

Hai thể bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là rối loạn khả năng cảm nhận thăng bằng, biểu hiện thông thường là chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu. Nặng thì chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy được và vẫn buồn nôn hoặc nôn dữ dội.

Theo Đông y, bệnh thường biểu hiện bởi hai thể loại là "thực chứng" và "hư chứng".

Thực chứng: Đột nhiên ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, nhà cửa cảm thấy như đảo lộn, nghiêng ngửa buộc người bệnh phải luôn nhắm nghiền mắt và nằm xuống không sẽ bị ngã. Kèm theo buồn nôn hay nôn thốc tháo nhiều lần, mặt nhợt nhạt, mồ hôi toát ra toàn thân. Cơn choáng chóng mặt quay cuồng này có khi xảy ra chốc lát hay kéo dài vài tiếng hoặc vài ba ngày. Người bệnh thấy nóng, khát nước, táo bón, tiểu nước vàng, mạch thực.

http://suckhoe365.net/wp-content/uploads/2010/09/chong-mat.jpg
Rối loạn tiền đình là rối loạn khả năng cảm nhận thăng bằng, biểu hiện thông thường là chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu.
Điều trị: Câu đằng 12g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g, phục thần 12g, sơn chi 12g, tang ký sinh 12g, dạ giao đằng 10g, đỗ trọng 10g, hoàng cầm 10g, thạch quyết minh sống 20g, thiên ma 8g, hà thủ ô trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần trong ngày. Uống 3 - 5 thang liền.

Hư chứng: Triệu chứng cũng xảy ra đột ngột bị ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, nhà cửa quay cuồng nên người bệnh cũng phải nằm nhắm mắt không sẽ bị ngã và kèm buồn nôn hay nôn mửa nhiều lần, toàn thân vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt. Cơn chóng mặt cũng có thể xảy ra trong chốc lát hay mấy tiếng đồng hồ hoặc vài ngày. Kết hợp có nóng, khát nước và táo bón, tiểu vàng, đặc biệt khi làm việc lại hoa mắt, chóng mặt càng tăng, ăn ngủ kém, sắc mặt xanh, mạch hư, không lực.

Điều trị: Bạch cúc hoa 120g, câu kỷ tử 120g, đơn bì 120g, phục linh 120g, trạch tả 120g, sơn dược 160g, sơn thù 160g, thục địa 320g. Tất cả tán bột làm hoàn. Ngày uống 8 - 16g, chiêu với nước muối nhạt.

Meo.vn (Theo Bee)

8 bài thuốc trị cảm mạo

Cảm mạo, dân gian thường gọi là “thương phong”, là một trong những bệnh ngoại cảm hay gặp nhất, bốn mùa đều có đặc biệt là vào mùa hè thời tiết nắng nóng.

Cảm mạo có 2 nguyên nhân chính: do phong hàn thử thấp nhiễm vào cơ thể làm cho các chức năng sinh lý bị rối loạn, trở trệ, không giữ được ở trạng thái cân bằng bình thường; do nguyên khí của cơ thể bị suy yếu, sức đề kháng của cơ thể yếu từ đó sinh bệnh. Sau đây là các thể bệnh thường gặp và bài thuốc Đông y điều trị thích hợp.

Cảm mạo thể phong hàn: Người bệnh có biểu hiện người lạnh, chân tay lạnh, đau mỏi toàn thân, hắt hơi sổ mũi. Tiết nhiều đờm và dịch. Da khô ớn lạnh muốn nằm. Người rét run, huyết áp có thể thấp hơn bình thường. Phép điều trị: ôn trung, tán hàn, giải cảm. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: phòng phong 10g, kinh giới 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, xuyên khung 10g, bạc hà 10g, bạch truật 12g, thương nhĩ 12g, cam thảo 10g, ngải diệp 12g.

Bài 2: cúc hoa 10g, thương nhĩ 12g, sài hồ 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, thổ phục linh 16g, tang ký sinh 16g, độc hoạt 12g, tế tân 10g, bạch chỉ 10g, tía tô 16g, trần bì 10g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 3: xuyên khung 12g, bạch chỉ 10g, hà thủ ô 12g, tế tân 10g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch truật 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, tất bát (lá lốt) 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, cam thảo 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g.

Cảm mạo thể phong nhiệt: Người bệnh sốt cao, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy. Ho, đau họng, mắc đờm, đờm dính, mũi tắc, hơi thở nóng, khát nước, mạch phù sác. Phép trị: thanh nhiệt, trừ phong, giải cảm. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 10g, bạch mao căn 16g, sinh địa 12g, tang diệp 16g, lá tre 16g, đương quy 16g, sâm hành 16g, cam thảo 10g, tía tô 16g.

Bài 2: rau má 16g, cát căn 16g, sa sâm 12g, quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, tang bạch bì 16g, kinh giới 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 10g, tía tô 16g, trần bì 10g, cam thảo 12g.

Bài 3: cát căn 16g, tía tô 16g, tang diệp 16g, lá tre 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 10g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, trần bì 10g, cam thảo 10g, đại táo 10g, cát cánh 12g, tang bì 16g.

Cảm thử: Người bệnh mồ hôi ra nhiều, ra liên tục. Hoa mắt, chóng mặt thở nông, người chao đảo, nôn nao. Do nắng nóng quá mức, khát nhiều, uống nhiều. Tuyến mồ hôi mất chức năng thu liễm làm cho tân dịch thoát ra ngoài quá mức. Cơ thể lâm vào tình trạng bị thoát dương, mạch nhanh, huyết áp tụt. Phép trị là hồi dương, cố biểu, giải cảm thử. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: bạch biển đậu 16g, cát căn 16g, hương nhu 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, mẫu lệ (chế) 12g, ngân hoa 12g, thương nhĩ 12g, đại táo 10g, cam thảo 12g, sinh khương 6g.

Bài 2: hoài sơn 16g, sơn thù 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, thủ ô chế 12g, biển đậu 16g, cát căn 16g, đương quy 12g, mẫu lệ chế 12g, quế 8g, cam thảo 12g, phòng sâm 12g, củ đinh lăng 16g.

Gia giảm: – Nếu còn nôn gia bán hạ 10g, hậu phác 10g, sinh khương 8g.

- Huyết áp còn thấp gia: nhân sâm 12g, gừng tươi 8g.

- Đau mỏi các khớp gia: nam tục đoạn 16g, kinh giới 12g, ngũ gia bì 16g, đỗ trọng 12g, tang ký sinh 16g.

Sắc thuốc ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Theo suckhoedoisong.vn

Dùng táo mèo chữa cao huyết áp

Táo mèo trong Đông y có tên là sơn tra, có tác dụng hạ huyết áp nhờ làm giãn mạch ngoại vi. Mặt khác, nó còn giúp hạ mỡ máu, chống huyết khối, làm giãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp cơ tim, phòng chống tích cực các biến chứng do cao huyết áp gây ra.Một số cách dùng sơn tra chữa cao huyết áp:

Sơn tra 15g, hà diệp (lá sen) 20 g. Hai thứ tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thanh dẫn thông trệ, làm giãn mạch máu, dùng thích hợp cho người bị cao huyết áp và béo phì có kèm theo đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Sơn tra 10 g, cúc hoa 10 g, lá trà tươi 10 g, ba thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt trừ đàm, bình can tiềm dương, dùng cho người bị cao huyết áp, bệnh lý mạch vành và rối loạn lipid máu.

Sơn tra 24 g, cúc hoa15 g, kim ngân hoa 15 g, tang diệp (lá dâu) 12 g. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín, chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh can nhiệt, hóa ứ tích, dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp thuộc thể can nhiệt ứ trở biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, dễ cáu giận, miệng khô họng khát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ…

Sơn tra 50 g, gạo tẻ 50 g, đường phèn vừa đủ. Sơn tra bỏ hạt, thái phiến, đem nấu với gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Khứ ứ huyết, tiêu thực tích, dùng cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu.

Sơn tra sao đen 12 g, thảo quyết minh 12 g, hoa cúc trắng 9 g. Ba thứ sấy khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Sơ phong, tán nhiệt, bình can, giáng áp, nhuận tràng thông tiện, dùng rất tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo táo bón kéo dài.

Sơn tra 9-15 g, hoàng kỳ 30-60 g, cát căn 15-30 g, tang ký sinh 15-30 g, đan sâm 20-40 g. Tất cả đem sắc 2 lần, mỗi lần 30 phút, sau đó cô lại còn khoảng 300-400 ml, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ khí hoạt huyết, ích tâm kiện não, dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo rối loạn tuần hoàn não. Nó cũng cải thiện rối loạn nhịp tim thuộc thể khí hư huyết ứ, biểu hiện bằng các triệu chứng như: Tinh thần mệt mỏi, hay có cảm giác khó thở, ngại hoạt động, kém ăn, hay hoa mắt chóng mặt, dễ vã mồ hôi, đau tức hoặc đau nhói vùng ngực sườn, mạch có lúc không đều, đại tiện nát, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh hoặc thống kinh.

Sơn tra 16 g, sinh đỗ trọng 16 g, thảo quyết minh 16 g, tiên ngọc mễ tu (râu ngô tươi) 62 g, hoàng bá 6 g, sinh đại hoàng 3 g. Tất cả đem sắc với 6 bát nước, cô lại còn 3 bát, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ can thận, thanh can nhiệt, giáng áp, dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp, béo phì.

Hải đới 30 g, sơn tra 30 g, mã thầy 10 củ, chanh 3 quả. Hải đới rửa sạch, cắt ngắn; sơn tra bỏ hạt, thái miếng; mã thầy bóc vỏ, thái vụn; chanh cắt lát. Tất cả đem sắc kỹ, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, cường tim lợi thủy, giáng áp, dùng tốt cho người bị cao huyết áp.

Sơn tra 30 g, táo tây 30 g, rau cần tây 3 cây, đường phèn vừa đủ. Sơn tra và táo bỏ hạt, thái miếng; rau cần rửa sạch, cắt đoạn. Tất cả cho vào bát to, đổ thêm 300 ml nước rồi đem hấp cách thủy, sau chừng 30 phút là được, cho thêm đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết, giáng áp, dùng cho người bị cao huyết áp và rối loạn lipid máu.

Sơn tra 150 g, đậu xanh 150 g, đường phèn vừa đủ. Sơn tra bỏ hạt, thái miếng; đậu xanh rửa sạch, ngâm trong nước 30 phút. Hai thứ đem sắc kỹ, cho thêm đường phèn, chia uống hai lần trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thanh nhiệt giáng áp, dùng thích hợp cho người bị cao huyết áp có các biểu hiện nhiệt chứng.

Sinh địa 200 g, sơn tra 500 g, đường trắng 100 g. Sinh địa rửa sạch, thái lát; sơn tra bỏ hạt, thái phiến. Hai thứ đem sắc trước cho thật nhừ, cho thêm đường rồi đánh nhuyễn thành dạng cao lỏng, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh. Công dụng: Dưỡng âm lương huyết, hoạt huyết giáng áp và làm mềm mạch máu, dùng cho người bị cao huyết áp thuộc thể âm hư, biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, lòng bàn tay, bàn chân nóng, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều, miệng khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ…

Sơn tra 30 g, quyết minh tử 30 g, lá sen tươi nửa lá, đại táo 4 quả, thịt lợn nạc 250 g, gia vị vừa đủ. Sơn tra bỏ hạt, thái phiến; quyết minh tử rửa sạch; đại táo bỏ hạt; lá sen rửa sạch thái nhỏ; thịt lợn rửa sạch thái miếng. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần. Công dụng: Thanh can tiết nhiệt, làm giãn mạch máu và giáng áp, dùng cho người bị cao huyết áp thuộc thể Can dương thượng xung, biểu hiện: mặt đỏ, mắt đỏ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tính tình nóng nảy, ngực sườn đầy tức, đại tiện táo, có thể hay chảy máu cam.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống