Lưu trữ cho từ khóa: tăng

5 loại mặt nạ tốt cho da khô và nứt nẻ

Nếu da bạn thường khô và dễ nứt nẻ. Vì vậy, bạn cần làm mặt nạ có tác dụng tăng nước cho da, tăng lượng dầu bảo vệ độ sáng bóng.

Dưới đây là 5 loại mặt nạ dễ làm, tiện lợi cho bạn:

Mặt nạ trái bơ

5-loai-mat-na-tot-cho-da-kho-va-nut-ne5-loai-mat-na-tot-cho-da-kho-va-nut-ne

Trong bơ chứa nhiều vitamin, khoáng chất chống ôxy hóa sẽ làm da mềm mại. Trong mùa khô, nứt nẻ, mặt nạ trái bơ sẽ cân bằng độ ẩm hiệu quả.

Dùng một thìa trái bơ nghiền trộn thìa dầu ô liu đắp lên mặt khoảng 30 phút. Sau đó rửa sạch bằng sữa rửa mặt, bạn sẽ tránh được căng nứt mùa khô.

Mặt nạ lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng rất có tác dụng làm sạch da, tránh bắt bụi mùa khô. Dùng cọ mềm quét lòng trắng trứng đều lên mặt để 30 phút rồi rửa sạch.

Mặt nạ chuối

5-loai-mat-na-tot-cho-da-kho-va-nut-ne5-loai-mat-na-tot-cho-da-kho-va-nut-ne

Chuối tiêu pha vài giọt sữa hoặc nước cốt chanh rất có tác dụng làm mềm da. Hãy nghiền chuối tiêu với sữa hoặc cốt chanh, dùng mặt nạ giấy đắp lên.

Mặt nạ từ sữa

Các sản phẩm sữa hoặc sữa chua, kem giúp cân bằng độ PH và làm giảm thiểu các tác hại của gió heo may.

Đắp mặt nạ 30 phút, dùng khăn ấm đắp phủ lên mặt trong 3-5 phút. Nhiệt ấm sẽ làm thành phần dinh dưỡng trong mặt nạ thẩm thấu tốt hơn vào da. Sau đó rửa sạch bằng nước mát.

Mặt nạ bột yến mạch

Dùng một thìa yến mạch trộn với một lòng trắng trứng và nửa thìa mật ong. Đắp mặt nạ trong vòng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Bột yến và mật ong sẽ làm mềm da, tạo độ ẩm, mềm da chống lại thời tiết khô hanh.

Theo Bình Nguyên/Suckhoegiadinh.com.vn

Cách đơn giản giữ hoa tươi lâu

Theo nhiều nghiên cứu, cắm hoa tươi trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và cũng sẽ làm giảm mức độ căng thẳng cho bạn. Nếu bạn thích hoa tươi, hãy mua một chiếc bình thật đẹp và trang trí cho ngôi nhà của bạn.

Xét ở một khía cạnh khác, việc cắm hoa tươi trong chiếc bình có vẻ như sự lãng phí tiền vì tuổi thọ của những bông hoa này rất ngắn. Vì vậy, nhiều người đang có xu hướng chuyển sang dùng hoa giả để trang trí cho ngôi nhà của họ.

Trang Boldsky đã tập hợp một số biện pháp khắc phục tốt nhất để hoa đã cắt tươi lâu hơn khi được cắm trong bình.

1-1811-1380178938.jpg
Ảnh minh họa: Boldsky.

Cho thuốc aspirin vào nước cắm hoa

Nếu bạn nghiền nát một vài viên thuốc aspirin và cho vào bình cắm hoa tươi, nồng độ axit trong nước sẽ tăng lên, và nó sẽ được ngấm lên thân cây. Điều này sẽ giúp cho hoa tươi lâu hơn.

Cho đồng xu vào bình hoa

Một đồng xu để trong bình cắm sẽ làm cho hoa tươi và kéo dài. Lý do là kim loại hoạt động như chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp cuống hoa lâu bị thối.

Đổ Listerine vào nước

Nếu bạn muốn bình hoa giữ được lâu trong nhà, một trong những lời khuyên bạn có thể làm theo là hãy nhỏ vài giọt Listerine vào trong bình. Chúng sẽ giúp diệt vi khuẩn, các mảng bám và mùi hôi trong bình hoa.

Dùng thuốc tẩy

Một muỗng canh thuốc tẩy đổ vào nước cắm hoa sẽ làm điều kỳ diệu để giữ cho hoa tươi lâu hơn. Thuốc tẩy có tác dụng ngăn chặn nấm mốc.

Cho giấm trắng vào bình trước khi cắm hoa

Một trong những cách tốt nhất để giữ hoa tươi lâu là hãy thêm giấm trắng vào bình hoa khoảng một phút trước khi cắm. Giấm trắng và nước hoạt động như một chất xúc tác để ngăn chặn những bông hoa bị héo úa sau ngày thứ ba.

Thêm đường vào bình hoa

Thêm một muỗng canh đường vào bình hoa sẽ làm cho hoa tươi lâu hơn vì đường giúp gia tăng quá trình quang hợp. Nhưng một bất lợi của mẹo này là nó thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử giữ hoa tươi lâu bằng cách này.

Lan Lan (theo Boldsky)

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

- 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

- Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

- Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

- Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

- Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

- Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

- Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

- Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

- Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa

Những điều lưu ý khi trẻ bị đau đầu

Đau đầu ở trẻ hiện đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên. Những cơn đau đầu có thể thoáng qua hoặc lặp đi lặp lại, có thể là đơn thuần nhưng có nhiều trường biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm?

Đó có thể là là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm như u não, tăng áp lực sọ não, dị dạng mạch máu, thần kinh….

Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ

- Đau đầu khi bị sốt, do các bệnh viêm dây thần kinh, viêm màng não, viêm não, viêm xoang, viêm ở mắt, răng.
- Đau đầu do căn nguyên mạch máu (đau nửa đầu), do cao huyết áp, dị dạng động tĩnh mạch.
- Đau đầu do khối choán chỗ nội sọ, u não, chảy máu nội sọ, não úng thủy, tăng áp lực sọ não lành tính.
- Đau đầu do yếu tố tinh thần: lo âu, stress, học quá sức, căng thẳng thần kinh kéo dài. Hiện nay sức ép học tập, thi cử có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề lên sức khỏe tinh thần của trẻ, vì ngoài học văn hóa, các em còn phải học thêm ngoại ngữ, vi tính… Có trẻ đau đầu vì trong gia đình có người thân bị mất; Do trẻ thấy bố đối xử bất công với mẹ nên buồn rồi mắc bệnh đau đầu.

nhung-dieu-luu-y-khi-tre-bi-dau-dau

Ảnh minh họa

Những điều cha mẹ cần lưu ý

Cha mẹ cần đặc biệt chú ý những cơn đau đầu có biểu hiện bất thường như: Đau đầu dữ dội, dai dẳng, đau đầu kèm buồn nôn, sốt cao, đau đầu kèm đau khối cơ vùng gáy, đau đầu kèm giảm hoặc mất thị lực, thính lực.

Khi trẻ kêu đau đầu, các bậc phụ huynh cần hết sức quan tâm và xem xét các biểu hiện kèm theo. Cần cặp nhiệt độ cho trẻ xem trẻ có bị sốt không, hỏi trẻ xem có đau ở đâu không: đau họng, đau răng, đau tai… Bên cạnh đó xem trẻ có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc màu da của trẻ có thay đổi không (xuất huyết, sung huyết, nổi mẩn…).

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần hỏi xem trẻ có buồn nôn và có bị nôn lần nào không. Cha mẹ cũng hỏi trẻ khi ngồi học trên lớp có thấy mỏi mắt, nhức đầu khi nhìn vào các chữ, số trên bảng và nhìn có rõ nét không. Khi đã biết được các thông tin nghi có liên quan đến chứng đau đầu của trẻ, nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Khi có biểu hiện đau đầu khác thường, nên đến bệnh viện để khám cụ thể, chứ không nên vội quy cho đau đầu do “thời tiết” hay do “hội chứng tiền đình”.

Các loại đau đầu ở trẻ: có 2 loại

- Đau đầu cấp tính: Đau đầu cấp tính thường xuất phát từ các bệnh mang tính chất cấp tính như viêm nhiễm do vi sinh vật gọi là bệnh nhiễm trùng, như viêm họng cấp, viêm amidan cấp, viêm tai cấp, viêm xoang cấp hoặc một số bệnh như sốt xuất huyết, viêm não, màng não.

Triệu chứng hay gặp nhất là sốt và đau đầu. Tùy theo tính chất và bản chất của từng bệnh nhiễm trùng mà còn nhiều triệu chứng kèm theo như bệnh u não, viêm màng não thì ngoài triệu chứng đau đầu có thể có buồn nôn, nôn vọt, sợ ánh sáng, sợ tiếng động hoặc bị mờ mắt hoặc liệt…

- Đau đầu tái diễn (tái phát): có thể gặp lặp đi lặp lại nhiều lần, điển hình nhất là hội chứng Migraine. Hội chứng Migraine ở trẻ là thường bị đau nửa đầu khá nhiều lần (cơn) trong 1-2 ngày (thường có từ 5 cơn trở lên). Ngoài ra người ta còn thấy đau đầu có khi chỉ âm ỉ và kéo dài suốt ngày đêm (đau đầu do bệnh tăng huyết áp, đau đầu do rối loạn tiền đình) hoặc đau từng cơn và cũng có loại đau đầu hay xảy ra vào lúc nửa đêm gần sáng.

Theo VnMedia.vn

6 loại thực phẩm có thể gây bệnh trầm cảm

Theo các chuyên gia, có vài loại thực phẩm có đặc tính làm tăng mức hormone gây trầm cảm cortisol trong cơ thể. Vì thế, để ngăn ngừa tâm trạng căng thẳng, trầm cảm, bạn nên hạn chế tiêu thụ 6 loại thực phẩm dưới đây:

1. Chất béo bão hòa: Nghiên cứu cho thấy, chất béo bão hòa không chỉ làm tăng mức cholesterol trong máu mà còn thúc đẩy cơ thể sản xuất ra hormone cortisol, vốn là tác nhân gây trầm cảm.

2. Đường tinh luyện: Tất cả các loại đường, đặc biệt là đường tinh luyện, khiến mức đường huyết gia tăng một cách đáng kể nếu bạn tiêu thụ nhiều. Nhất là đối với những người thường xuyên ăn nhiều đường, cơ thể của họ sẽ dễ trở nên nghiện và tăng tiết hormone cortisol, làm gia tăng mức độ trầm cảm.

6-loai-thuc-pham-co-the-gay-benh-tram-cam

Ảnh minh họa: internet

3. Cà phê: Nhìn chung cà phê là loại thức uống lành mạnh. Tuy nhiên, chất cafein chứa trong cà phê có thể làm gia tăng trạng thái căng thẳng và trầm cảm, đặc biệt đối với những người nghiện loại thức uống này.

4. Các loại thực phẩm ít chất xơ: Theo các chuyên gia, khi ăn những loại thực phẩm ít chất xơ sẽ khiến bạn mau có cảm giác đói, dễ trở nên nhạy cảm trước các vấn đề xảy ra trong cuộc sống và tâm lý hay gắt gỏng. Ngoài ra, khi bạn tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm này còn gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa.

5. Rượu: Giới chuyên môn cho biết, rượu là một độc tố đối với gan, vì cơ thể không thể chuyển hóa một số hợp chất chứa trong đó. Kết quả là các cơ quan trong cơ thể dễ trở nên căng thẳng và tăng tiết hormone cortisol, làm gia tăng mức trầm cảm.

6. Bột mì tinh chế: Tương tự như đường tinh luyện, bạn cũng cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm được chế biến từ bột mì tinh chế. Cách tốt nhất là bạn hãy chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, vì chúng được đánh giá là lành mạnh và không gây trầm cảm.

Theo Phunuonline.com.vn

Dấu hiệu thoái hóa khớp bàn tay ở người cao tuổi

Người xưa có câu “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”.  Bàn tay rất khéo léo, linh hoạt và là một công cụ lao động vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, thoái hóa khớp bàn tay (THKBT) là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người có tuổi, gây đau, ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ở Việt Nam, THKBT chiếm tỷ lệ 14%, đứng hàng thứ tư trong các vị trí thoái hóa khớp thường gặp.

dau-hieu-thoai-hoa-khop-ban-tay-o-nguoi-cao-tuoi

Bàn tay bình thường và bàn tay viêm khớp.

Thoái hóa khớp thường đi kèm với tuổi tác

Tuổi trung bình của bệnh nhân THKBT là 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên, từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của THKBT. Tỷ lệ THK tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 – 79 tuổi. Tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất của THK, có thể nói rằng tuổi càng cao, lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hóa sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp. Ngoài ra, người già vẫn phải làm việc thêm để kiếm sống, chăm lo các công việc trong gia đình như giặt giũ, bế cháu, các công việc nội trợ khác, họ lao động chân tay là chủ yếu, tạo điều kiện cho THK phát triển. Thứ hai, bệnh cũng thường gặp ở nữ giới (75%). Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi hormon như estrogen, dẫn đến thay đổi tế bào sụn khớp. Thứ ba, những người béo phì cũng dễ bị THKBT. Có tới 1/3 bệnh nhân THKBT bị béo phì. Thứ tư là THKBT thường xuất hiện sau một số bệnh lý bàn tay như sau chấn thương, gãy xương khớp, hoại tử xương, viêm khớp dạng thấp, gút mạn tính, đái tháo đường…

Dấu hiệu của THKBT thế nào?

Bàn tay phải hay bị thoái hóa hơn, vì đa số trong chúng ta đều thuận tay phải, dùng nhiều tay phải hơn trong cuộc sống, lao động và sinh hoạt. Trong số 5 ngón tay thì các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa (ngón I, II, III) hay bị thoái hóa nhất, do các ngón này phải hoạt động tích cực nhất như khi cầm,  nắm, mang, vác, hay xách đồ vật. Còn trong các vị trí khớp của từng ngón tay thì khớp gốc ngón tay cái hay bị THK nhất, liên quan đến việc sử dụng các khớp này nhiều nhất khi cầm nắm đồ vật. Đặc biệt, khớp gốc ngón tay cái có hình yên ngựa, đảm nhiệm chức năng cầm nắm đồ vật của bàn tay, do đó dễ bị tổn thương hơn.

Hiện nay, người ta đã chứng minh vai trò chắc chắn của yếu tố nghề nghiệp trong THK gốc ngón tay cái ở phụ nữ. Người bệnh than phiền đau khớp bàn tay 1 bên hoặc cả 2 bên, đau kiểu cơ học, tức là đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau tăng lên khi mặc quần áo, khi cài Tkhuy áo; đau khi nắm bàn tay lại, đau khi rót nước vào ly và đỡ đau khi nghỉ ngơi. Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình. Vào buổi sáng, khi thức dậy, khớp bị cứng, khó cử động, kéo dài từ 15 – 30 phút. Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp. Đó là dấu hiệu phá rỉ khớp. Dần dần bàn tay trở nên khó làm các động tác sinh hoạt thường ngày hơn, phát tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ bàn tay teo nhỏ.

Ở các giai đoạn muộn, 1/3 số người bệnh có các ngón tay bị biến dạng. Đó là do sự có mặt của các chồi xương, mọc ở khớp ngón xa (hạt Heberden) hay ở khớp ngón gần (hạt Bouchad), gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khoảng 50% số bệnh nhân THKBT gặp khó khăn khi thực hiện các công việc tự chăm sóc bản thân, nội trợ và các công việc trong sinh hoạt hàng ngày khác như chải đầu, giặt giũ, mặc quần áo, ăn, uống, chăm sóc con cháu, bế cháu. Có 4 dấu hiệu cơ bản của THKBT là gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, hốc xương. Có thể chụp thêm Xquang bàn tay để chẩn đoán xác định.

dau-hieu-thoai-hoa-khop-ban-tay-o-nguoi-cao-tuoi

Làm gì để phòng THKBT?

Cần tránh lao động, mang vác nặng. Không nên sử dụng đôi tay trong thời gian liên tục, quá dài.  Các thành viên trong gia đình và cộng đồng xã hội nên quan tâm, chia sẻ bớt gánh nặng của người cao tuổi. Tăng cường việc sử dụng máy móc hỗ trợ cho lao động và sinh hoạt nếu có thể. Việc phát hiện sớm THK bàn tay là cần thiết, vì sẽ giúp điều trị sớm, giảm thiểu các hậu quả của bệnh. Khi có các dấu hiệu như đau khớp bàn tay, biến dạng khớp hay cứng khớp buổi sáng, hạn chế vận động bàn tay thì nên đến khám chuyên khoa xương khớp để được tư vấn và điều trị kịp thời.

PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa Khớp – BV Bạch Mai)

Theo Suckhoedoisong.vn

Người lớn tuổi bị thiếu máu tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Một nghiên cứu mới đây cho thấy người lớn tuổi bị thiếu máu có thể tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

nguoi-lon-tuoi-bi-thieu-mau-tang-nguy-co-sa-sut-tri-tue

Ảnh minh họa

“Chúng tôi phát hiện ra rằng nguy cơ sa sút trí tuệ tăng 60% do thiếu máu. Sau khi hiệu chỉnh các yếu tố khác thì nguy cơ vẫn tăng 40-50%”, tác giả chính của nghiên cứu tiến sĩ Kristine Yaffe, giáo sư về tâm thần học, thần kinh và dịch tễ học thuộc Đại học California, San Francisco, cho biết.

Nhóm nghiên cứu nêu rằng thiếu máu có thể chỉ báo sức khỏe tổng thể kém. Nguyên nhân gây thiếu máu có thể do thiếu sắt và mất máu. Ung thư, suy thận và một số bệnh mạn tính cũng có thể dẫn tới thiếu máu.

Một chuyên gia nói nghiên cứu này nhắc nhở các bác sĩ rằng rất nhiều tình trạng dẫn tới thiếu máu, và điều trị thiếu máu có thể tránh được nguy cơ suy giảm tâm thần.

Được đăng trên tạp chí Neurology ngày 31/7, các tác giả cho rằng cần nghiên cứu thêm để xác nhận mối liên quan này trước khi đưa ra các khuyến cáo về phòng ngừa sa sút trí tuệ.

Theo Anninhthudo.vn

Lợi ích bất ngờ từ trái me

Ăn me rất tốt cho hệ thần kinh chúng ta đấy các bạn ạ!

Tốt cho hệ thần kinh

Thiamin trong quả me là một loại vitamin B có vai trò quan trọng trong các hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp. Nếu thiếu chất dinh dưỡng này, các màng bọc myelin của dây thần kinh có thể gặp phải các tổn thương từ nhẹ đến nặng. Đây là lý do khiến bạn thường xuyên có các cảm giác tê chân tay, chuột rút, đau mỏi, cảm giác như bị gai châm ở lòng bàn tay, bàn chân…

Me là một nguồn cung cấp thiamin tuyệt vời với hàm lượng 29%. Điều này rất có lợi cho hệ thần kinh của chúng ta. Vì thế, các bạn nên bổ sung thêm món này vào thực đơn hàng ngày nhé!

loi-ich-bat-ngo-tu-trai-me

Ngăn ngừa bệnh béo phì và kiểm soát huyết áp

Thành phần của quả me có chứa riboflavin, giúp chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể thành năng lượng. Vì thế, khi ăn me, các bạn vẫn có thêm năng lượng cho các hoạt động của mình. Đặc biệt, chất niacin có trong me còn giúp giảm cholesterol xấu và tăng cường cholesterol tốt trong cơ thể, giúp tránh được bệnh béo phì và các bệnh liên quan đến huyết áp.

Bên cạnh đó, hàm lượng kali trong quả me khá lớn, nhiều gấp 2 lần quả chuối. Nhờ đó, nó có tác dụng kiểm soát và ổn định huyết áp rất tốt. Thông qua đóm quả me giúp tránh tình trạng huyết áp tăng giảm đột ngột và rất tốt cho những người mắc bệnh huyết áp.

loi-ich-bat-ngo-tu-trai-me

Ngăn chặn thiếu máu, hỗ trợ cơ chế đông máu

Với hàm lượng sắt lên tới 16%, quả me sẽ giúp chúng ta tránh được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt, nó rất tốt cho bạn gái trong việc bổ sung lượng sắt bị mất vào thời kỳ “đèn đỏ”.

Không chỉ thế, me còn là một loại trái cây chứa nhiều canxi. Thành phần canxi có trong đó có thể hỗ trợ tích cực trong quá trình đông máu. Vì thế, nó được coi là một loại thực phẩm có thể giúp cơ chế đông máu hoạt động hiệu quả hơn đó!

loi-ich-bat-ngo-tu-trai-me

Ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ miễn dịch

Quả me là một trong những loại quả chứa nhiều chất xơ nhất trong các loại trái cây. Nó có tác dụng điều hòa như động ruột, nhuận tràng tự nhiên mà không gây tác dụng phụ. Vì thế, quả me có thể ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, lượng protein có trong me cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng. Nó giúp sản xuất kháng thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Cùng với đó, vitamin C trong quả me hỗ trợ rất hiệu quả trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Đồng thời, nó cũng rất tốt cho răng lợi nữa đó!

Theo Kenh14.vn

Tại sao phải uống kèm vitamin C với viên sắt?

Tôi có thai lần đầu tiên được 3 tháng. BS bảo thai nhi phát triển bình thường và cho tôi uống viên sắt nhưng dặn phải uống kèm vitamin C.

Tôi có thai lần đầu tiên được 3 tháng. BS bảo thai nhi phát triển bình thường và cho tôi uống viên sắt nhưng dặn phải uống kèm vitamin C. Xin hỏi vitamin C có vai trò như thế nào, và tại sao lại phải dùng kèm khi uống sắt?  – (Hồng Hải, 27 tuổi – Nam Định)

tai-sao-phai-uong-kem-vitamin-c-voi-vien-sat

Ảnh minh họa – Internet

Chào bạn,

Vitamin C là loại vitamin tan trong nước, chủ yếu có trong thực vật (trong các rau quả tươi), có ít trong động vật.

Hiện vitamin C cũng được bào chế dưới dạng thuốc viên, hỗn dịch, thuốc tiêm…

Vitamin này hấp thu dễ dàng qua niêm mạc ruột non, phân bố tới hầu hết các mô, đặc biệt tuyến yên, thượng thận, não. Nó không tích lũy trong cơ thể, thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hóa.

Vitamin C có vai trò rất quan trọng với cơ thể như tham gia tạo colagen và một số thành phần tạo nên các mô liên kết ở cơ, da, xương, mạch máu; tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể như protid, lipid, glucid.

Vitamin C còn tham gia vào quá trình tổng hợp một số chất như catecholamin, hormon vỏ thượng thận; tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stress nên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Đặc biệt, vitamin C có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu sắt của cơ thể, khi chúng ta uống viên sắt (ở dạng hợp chất, có hóa trị 2) nhưng chỉ sắt hóa trị 3 mới được hấp thu ở tá tràng.

Do đó, để hấp thu được cần có quá trình chuyển từ sắt hóa trị 2 thành sắt hóa trị 3 (quá trình này xảy ra tại ruột non)  bắt buộc phải có sự xúc tác của vitamin C.

Nếu thiếu vitamin C sẽ gây thiếu máu do thiếu sắt, chính vì vậy bác sĩ mới khuyên bạn khi uống viên sắt cần uống kèm với vitamin C.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu dùng vitamin C liều cao liên tục, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn như: loét dạ dày, tá tràng; viêm bàng quang, tiêu chảy, tăng tạo sỏi thận và bệnh goute, có thể gây ra hiện tượng ức chế ngược nếu ngừng đột ngột.

BS Bạch Đằng

Theo Suckhoedoisong.vn

Giảm hư hại cho mái tóc khi thường ở phòng điều hòa

Bảo vệ tóc khi ngồi phòng điều hòa

Để tóc luôn khỏe đẹp khi thường xuyên phải ngồi trong phòng điều hòa, bạn nên chú ý những điểm sau:

- Không nên bước vào phòng điều hòa ngay khi vừa từ ngoài nắng nóng vào. Nguyên nhân là nhiệt độ thay đổi đột ngột, mồ hôi sẽ bốc hơi nhanh chóng gây khô tóc, làm cơ thể hạ nhiệt nhanh dẫn đến rối loạn điều hòa nhiệt.

- Nên để nhiệt độ trong phòng và ngoài trời chênh nhau tối đa 8 độ. Không nên ngồi ở chỗ điều hòa thổi trực tiếp vào.

- Tránh ngồi trong phòng điều hòa khi tóc ướt vì lúc này tóc thường yếu hơn, lượng nước bị mất đi đột ngột sẽ khiến tóc của chúng ta dễ bị tổn thương hơn.

cham-soc-toc-khi-ngoi-dieu-hoa-nhieu1-13
Chú ý tới nhiệt độ trong phòng điều hòa, không để nhiệt độ chênh lệch quá nhiều so với ngoài trời sẽ giúp tóc bạn giảm hư hại.

- Không nên ở trong phòng điều hòa liên tục quá 4 giờ liên tục.

- Nên có bình hơi xịt nước để thỉnh thoảng xịt cho tóc. Chú ý không phun nhiều, tóc sẽ bị bết.

- Ra ngoài đường nên thoa kem chống nắng và đội mũ cẩn thận để tránh tóc bị gãy, khô, chẻ ngọn.

- Nếu tóc bạn thường xuyên tiếp xúc với máy lạnh, không nên sử dụng máy sấy nhiều. Nếu trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể sấy tóc ở chế độ mát. Nếu bắt buộc phải thường xuyên thay đổi kiểu tóc thì bạn nên dùng loại kem bảo vệ đặc biệt. Hạn chế sử dụng hóa chất với tóc như ép, nhuộm, uốn xoăn.

Gội đầu và dưỡng tóc

Nên chọn những loại dầu gội đầu dầu bảo vệ tóc chống ôxy hóa chứa nhiều vitamin E để chống lại các gốc tự do gây lão hóa tóc.

Với những người thường xuyên ngồi phòng điều hòa, việc gội đầu và dưỡng tóc rất quan trọng. Nên dùng dầu xả mỗi khi gội đầu để tăng cường dưỡng chất và độ ẩm cho tóc. Không nên thoa kem xả khô ở phần chân tóc, sẽ làm tóc nhanh bẩn.

Đặc biệt, các bạn hãy sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên cho tóc như mặt nạ bơ, đu đủ, chanh hoặc mật ong… Nó có thể giúp tóc phục hồi hư tổn, tăng cường sức sống, độ chắc khỏe và bóng mượt.

Tăng độ ẩm trong phòng

Việc thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa sẽ khiến mái tóc mất đi độ bóng mượt và sức sống tươi trẻ vốn có. Nguyên nhân do không khí trong phòng điều hòa thường khô hơn, khiến tóc mất đi độ ẩm cần thiết.

Để tăng cường độ ẩm trong phòng và hạn chế sự khô xơ của tóc, bạn có thể đặt một chậu nước trong phòng mỗi khi bật điều hòa. Cách làm này tuy đơn giản nhưng nó có tác dụng rất hiệu quả trong việc tăng cường độ ẩm và giúp hạn chế hư tổn mái tóc khi ở lâu trong phòng điều hòa.

Uống đủ nước

Thông thường, cơ thể một người cần được cung cấp 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, khi ngồi trong phòng điều hòa, lượng nước trong cơ thể bị “bốc hơi” nhanh hơn. Vì thế, bạn cần tăng cường uống nước.

Ngoài việc uống nước lọc, bạn cũng có thể sử dụng các loại nước trái cây tươi, nhất là nước cam để thay thế. Đây không chỉ là nguồn cung cấp nước, cam còn bổ sung rất nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Theo Webphunu