Lưu trữ cho từ khóa: tâm sinh lý

Con không theo mẹ!

(Webtretho) Mẹ bận rộn đi làm, ít gần gũi con, mẹ ép con ăn mỗi ngày, làm con "ghét" mẹ. Con dường như thích bà hơn. Điều đó làm mẹ buồn biết bao?

Ảnh: Getty images

"Các mẹ ơi, có ai như em không? Con bé nhà em mới được 4 tháng rưỡi thôi, bé mới trải qua đợt viêm họng hơn 1 tuần, lại lười ăn, suốt ngày đối mặt với thuốc men và bình sữa, bầu sữa nên sợ. Mà khổ nỗi, cái gì nó sợ thì lại là mẹ làm. Bây giờ khỏi ốm, nó chỉ cười và chơi với bà nội thôi, nhìn thấy bà là nó cười tít còn em nựng nịu, vuốt ve, cười đùa, dỗ dành kiểu gì nó cũng không cười. Đã mấy ngày rồi em ức chế quá. Bà nội thì toàn bế những lúc nó ngoan, khi đang chơi. Sáng mở mắt ra thay rửa cho con xong bà đã xuất hiện. Còn mẹ bế lúc thay rửa, cho ăn, cho uống thuốc, gắt ngủ, cho đi ngủ... Ôi trời làm sao em giải tỏa được tâm lý này. Cứ cái cảm giác em yêu con thế, mà nó bé thế, sao nó lại nỡ 'đối xử' với em như thế giời ơi..."

Thế nhưng, sự thật có đáng lo như vậy không? Trong trái tim nhỏ bé của các con, mẹ vẫn là nhất đấy!

"Bạn ơi, như con mình tám tháng là biết theo mẹ rồi, mà bện hơi mẹ lắm, còn trước đó chả biết mẹ là gì đâu. Bây giờ hơn ba tuổi lúc nào cũng lẵng nhẵng theo mẹ, chơi với ai thì chơi, nhưng cứ tối đến là theo mẹ từng bước, lúc nào cũng: 'Con yêu mẹ nhất trên đời.' Bạn cứ yên tâm nhé, bây giờ bé quá nên bé chưa biết gì đâu, vài tháng nữa là bé nhận biết được ngay."

"Bạn ơi không lo đâu, các em bé lớn lên ai cũng dính lấy mẹ cả thôi. Mình ngày trước đi học 2 năm để con 10 tháng ở nhà cho bố và ông bà nội nuôi, lần về hè đầu tiên con còn khóc khi gặp mình, mẹ ở trong nhà thì con cứ đứng ngoài sân không dám vào gần, đêm tỉnh dậy thấy mẹ nằm cạnh hai bố con là khóc toáng lên. Thế mà chỉ 4 ngày sau là lại dính vào đít mẹ ngay. Ngay từ khi cả nhà đoàn tụ là con lúc nào cũng mẹ thôi, bố toàn bảo 'Công bố nuôi từ bé mà giờ hắt hủi bố thế.' Lúc mẹ về, bố hay ông bà muốn bế còn đuổi ra không chịu."

Những nhu cầu của trẻ đã bị xâm phạm như thế nào? – Phần 2

(Webtretho) Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý / nhân cách của trẻ khi trưởng thành, trong đó có việc những ứng xử của cha mẹ đã ít nhiều xâm phạm vào nhu cầu căn bản của trẻ, tước đoạt đi những nhu cầu đáng ra trẻ phải được hưởng.

>> Phần 1

5. Hạn chế không gian hoạt động của trẻ

Chúng ta biết rằng với trẻ em, nhu cầu nhận thức dường như là số một. Trẻ em hoạt động không ngưng nghỉ hầu như cả ngày (chỉ trừ khi trẻ ngủ); chúng năng động quan sát, chạy nhảy, đập phá, khám phá… với mục đích “tối cao” là nhận thức. Não của trẻ khi sinh ra và não của người lớn có số lượng tế bào thần kinh tương đương nhau, nhưng hàng trăm tỉ tế bào thần kinh này của các em bé chưa được mã hóa thông tin (chưa có tri thức) nên ở trong tình trạng “đói” thông tin (về mặt sinh học, đói là phải đi tìm cái thỏa mãn), tình trạng đói thông tin trở thành một dạng “xung năng” hướng tới hành động thỏa mãn nhu cầu. Như vậy, các hành vi đập phá, chạy nhảy, quan sát… của trẻ em chẳng qua chỉ là một dạng “tìm kiếm”  thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức.

Ảnh: Getty images

Từ quan điểm trên chúng ta nhìn nhận lại sinh hoạt của trẻ em thành phố và thấy rằng, hầu hết các em đang thiếu vận động trầm trọng: Sau khi được sinh ra từ nhà hộ sinh, trẻ được đưa về nhà ở trong 4 bức tường, cửa lúc nào cũng đóng kín và không được ra ngoài vì có nhiều nỗi sợ từ người lớn (khác với trẻ em Tây, cha mẹ có thể cho trẻ đi du lịch từ khi mấy tháng tuổi); đến khi biết đi, vận động của trẻ chỉ ở trong khuôn viên nhà ở (khác với trẻ em nông thôn được chạy nhảy ở không gian rộng và đi chơi từ nhà này đến nhà khác, tầm nhìn thoáng rộng và tiếp nhận nhiều kích thích); đến khi đi học, trẻ "được" đẩy vào khuôn phép (phải ngoan, ngồi yên trên ghế, khoanh tay nghe lời cô, ít có thời gian vận động vì không có đủ giáo viên quản lớp, trường không có sân hoặc sân trường quá nhỏ, đồng thời trong ý thức của các giáo viên chưa nhận ra tầm quan trọng của vận động, vận động nhiều đồng nghĩa với quậy phá - không ngoan). Nói chung, trong ý thức của chúng ta ngày nay vẫn thường thích trẻ ngoan, ngồi yên, không chạy nhảy leo trèo, tuyệt đối nghe theo lời cha mẹ. Các bậc cha mẹ rất hãnh diện khi trẻ có phong thái điềm tĩnh như người lớn và rất tự hào về phẩm chất này của con.

Để phát triển bình thường, trẻ em phải vận động với một cường độ nào đó mới có thể đáp ứng đủ sự đòi hỏi sinh học và phát triển tâm lý. Thiếu vận động sẽ là sự thiệt thòi của trẻ trong qua trình phát triển tổng thể, chẳng hạn khi thiếu hụt trong phát triển vận động thô và vận động tinh, trẻ không thể phát triển tốt khả năng tâm vận động, cảm nhận cơ thể kém, nhận biết bản thân không hoàn chỉnh và nhận biết cái tôi bị khiếm khuyết. Những thiếu sót này ảnh hường tiêu cực đến sự thiết lập các mối quan hệ, dẫn đến tăng động giảm chú ý, thiếu kỹ năng ứng phó với stress sau này.

6. Ép trẻ ăn

Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề này, tuy nhiên điều phải lưu ý là sự kỳ vọng của cha mẹ cho trẻ có một thân hình mập mạp. Cha mẹ đi tư vấn bác sỹ dinh dưỡng để có một thực đơn khoa học, đủ chất và đầy đủ calo (ngày trẻ phải ăn bao nhiêu gram thịt, cá, rau dền, cà rốt, cam…), ăn giờ nào trong ngày và ngày ăn mấy bữa… Khi các bậc cha mẹ quá tin vào bác sỹ thì sẽ không tin trẻ (chưa chắc trẻ đã thích thực đơn bác sỹ cung cấp) và chính mình (về bản năng người mẹ có thể nhận ra trẻ thích gì và không thích gì, trẻ ăn được bao nhiêu là đủ…). Khi tuân theo công thức của bác sỹ, các bà mẹ không quan tâm đến con mình thích món ăn gì, trẻ ăn bao nhiêu là đủ và khi nào trẻ muốn ăn. Điều này sẽ đẩy tình trạng căng thẳng giữa cha mẹ và con cái ngày càng tăng cao. Lâu ngày không được giải quyết trẻ sẽ rơi vào tình trạng biếng ăn tâm lý.

Cảm giác của cha mẹ khi ép con ăn thường có sự bực bội, nóng vội (do suy nghĩ sợ con gầy yếu) khiến cha mẹ căng thẳng và tiếp tục ép ăn nghiêm khắc hơn. Hiện tượng này diễn ra hàng ngày có thể dẫn trẻ tới cảm giác ám sợ ăn. Đồng thời trong quá trình ép ăn, nét mặt căng thẳng của mẹ làm trẻ mất an toàn cộng với sự sợ hãi của bản thân trẻ sẽ càng làm mất đi cảm giác thèm ăn (vì không ai thèm / thích ăn khi đang sợ hãi). Một cái vòng luẩn quẩn được tạo ra.

Ảnh: Getty images

Để giải quyết tốt mối quan hệ mẹ con trong ăn uống và giúp trẻ trọn vẹn thỏa mãn, trước hết các bậc cha mẹ nên lắng nghe sự mách bảo từ bản năng của mình xem trẻ thích ăn gì, không thích gì, ăn bao nhiêu là đủ, ăn khi nào. Còn các chỉ dẫn mang tính khoa học hay thực đơn hướng dẫn của bác sỹ nên chỉ dùng để tham khảo, định hướng cho cảm nhận bản năng của người mẹ mà thôi.

7. Ép trẻ học

Học tập là một nhu cầu của hầu hết trẻ em, thông qua học tập, trẻ được thỏa mãn trí tò mò nhận thức, lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng từ cuộc sống... và trên cơ sở đó có thể ứng phó và hòa nhập vào cuộc sống sau này. Do đó, học tập là một hoạt động thiết yếu trong việc tạo dựng một cá nhân trưởng thành và một nhân cách hoàn thiện.

Ý thức rõ vai trò to lớn của học tập, cộng thêm áp lực từ cộng đồng và cả gia đình, các bậc phụ huynh đã nhanh chóng (nóng ruột) cho con tiếp cận sớm với kiến thức học đường. Họ cho rằng: nếu không cho con đi học sớm sẽ không bằng bạn bè, không theo kịp chương trình phổ thông. Khi này khả năng hiểu biết, tư duy, trải nghiệm và vận động của trẻ vẫn ở mức độ giới hạn; nhưng với sự kỳ vọng và áp lực từ xã hội, người ta đã dạy cho trẻ những kiến thức vượt quá khả năng lĩnh hội của trẻ, tạo ra các áp lực tâm lý cho trẻ.

Hiện tượng này xảy ra có liên quan đến những hiểu biết chưa đầy đủ về các hình thức học tập khác nhau ở các độ tuổi khác nhau của trẻ em. Chẳng hạn với trẻ dưới 6 tuổi, do đặc trưng sinh học, ở giai đoạn này trẻ còn phải hoạt động rất nhiều để phát triển nhạy cảm các giác quan và còn rất nhiều kiến thức đơn giản diễn ra trong các hoạt động sống hàng này mà trẻ chưa biết, do đó phải cần nhiều thời gian chơi để quan sát và trải nghiệm thế giới.

-         Trước tuổi mầm non: chơi là chủ đạo

-         Giai đoạn mầm non, mẫu giáo: chơi mà học, học mà chơi

-         Giai đoạn tiểu học: học thông qua chơi

-         Giai đoạn trung học cơ sở: học ra học, chơi ra chơi

-         Giai đoạn trung học phổ thông: học kiến thức là chủ đạo

-         Giai đoạn đại học: học và tập nghiên cứu. 

8. Luyện viết chữ đẹp

Ảnh: Getty images

Luyện chữ đẹp là quan niệm mang tính truyền thống của người Việt. Xét về mặt thẩm mỹ, viết chữ đẹp có một ý nghĩa nào đó đối với trẻ và cha mẹ trẻ. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta đã gặp khá nhiều trẻ em là nạn nhân của quá trình luyện chữ đẹp, mà tác hại của hoạt động này đến với trẻ lớn gấp nhiều lần lợi ích của nó:

- Bị bắt phải viết chữ nắn nót (đòi hỏi vận động tinh xảo của đôi bàn tay trong khi vận động thô là chủ đạo của các em giai đoạn này);

- Điều chỉnh các nét chữ trong ô ly rất nhỏ (hoạt động này gây ức chế về hành vi của trẻ);

- Cần độ tập trung chú ý rất cao của mắt và đôi bàn tay (để phát triển nhận thức, trẻ cần phải chú ý nhiều thứ sống động chứ không phải chữ viết. Nguyên nhân này dẫn đến tình trạng quá tải và cận thị, loạn thị ở trẻ);

- Hoạt động lặp lại làm cho trẻ chán nản, không hứng thú học tập (hoạt động này làm cho trẻ lo sợ, mất đi tính hồn nhiên vốn có);

- Bắt trẻ phải chịu đựng quá lâu với trương lực cơ và trương lực chú ý với cường độ cao;

- Trẻ phải chịu áp lực rất cao từ sự giám sát của người lớn.

Theo Bs Nguyễn Minh Hiếu (Bệnh viện E): trẻ dưới 6 tuổi, hệ thống cơ xương khớp ở tay chưa phát triển thành thục nên việc luyện chữ nhuần nhuyễn theo các ô ly là rất khó khăn. Còn với trẻ đã đi học, việc phải luyện viết ngoài giờ sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, sợ đi học; khi bị ép quá, trẻ thường biểu hiện căng thẳng, toát mồ hôi, đau bụng và ngủ mơ, lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.

Luyện chữ đẹp thực ra là đem lại sự vui vẻ cho cha mẹ, giáo viên nhưng tạo ra sự khó chịu, căng thẳng cho trẻ. Và nếu ép trẻ quá tải trong việc luyện chữ đẹp, thì không những gây khó chịu cho trẻ mà còn có thể dẫn đến rối nhiễu tâm lý, rối loạn nhân cách.

Ngoài những yếu tố trên, trẻ em còn bị người lớn xâm phạm vào nhiều nhu cầu chính đáng khác:

Xâm phạm vào nhu cầu tự nói một mình, không cho trẻ có ý kiến, hạn chế sự tự suy nghĩ độc lập của trẻ, ngăn cấm sở thích của trẻ; cấm đoán sự tò mò khám phá thế giới xung quanh; muốn trẻ ứng xử trưởng thành hơn so với tuổi; ngăn cấm sự cạnh tranh giữa các anh chị em; ép trẻ đi mẫu giáo đột ngột làm cho trẻ hoảng sợ; các quan điểm giáo dục không thống nhất giữa các thành viên trong gia đình làm trẻ khó khăn trong việc ứng xử; ép trẻ theo định hướng giá trị vô lý từ cha mẹ; cấm trẻ thể hiện tình cảm với người này hay ép trẻ thể hiện tình cảm với người khác; không biết cách khen chê làm cho trẻ quá tự ti hoặc quá tự tin...

Vậy cha mẹ nên làm gì? nuông chiều tất cả theo ý trẻ?

Với những nội dung trên, phải chăng chúng ta để trẻ muốn gì thì muốn và trẻ đòi gì thì đều chiều theo ý? Thực ra bài viết này không nhằm mục đích muốn các bậc cha mẹ tuyệt đối thực hiện các nhu cầu đòi hỏi của trẻ mà nhằm cảnh tỉnh những ai không quan tâm đến nhu cầu của trẻ, không nhận biết nhu cầu của trẻ và có nhưng hành vi xâm phạm vào các nhu cầu căn bản ấy.

Tuy nhiên trong nuôi dạy và giáo dục trẻ, muốn trẻ thực sự cân bằng về đời sống tâm lý và trưởng thành về nhân cách sau này, ngoài việc tôn trọng nhu cầu thì cần phải có các giới hạn hành vi cho trẻ, cần phải xây dựng những khung hành vi chuẩn để trẻ căn cứ vào đó mà ứng xử; nhân cách của trẻ sẽ được hình thành trên cơ sở khung hành vi này.

Bàn về lĩnh vực này, các nhà tâm lý học cho rằng giáo dục, ứng xử của cha mẹ trong giai đoạn đầu đời có ý nghĩa to lớn ảnh hưởng đến đời sống tâm lý trẻ. Họ cho rằng các bậc cha mẹ không quá khắt khe cũng không quá nuông chiều,không quá quan tâm cũng không quá thờ ơ mà sẽ nên là bậc cha mẹ đủ tốt - không quá tốt và không quá tồi. Để ổn định trong cách chăm sóc trẻ (không thể nay chăm sóc thế này, mai thế khác) cha mẹ nên bàn bạc, thương lượng và thống nhất với nhau từng nội dung trong việc ứng xử với con cái; các nội dung giao tiếp ứng xử luôn ổn định (không được thay đổi), ai đang có khúc mắc với trẻ thì người đó sẽ quyết định cách ứng xử với trẻ trong tình huống đó (người khác không nên tham gia vào), công bằng và khách quan trong các quyết định, lắng nghe và giải thích cho trẻ khi có sự mâu thuẫn trong từng nội giáo dục.

Cha mẹ cũng nên biết cách đặt câu hỏi khi giải quyết một khúc mắc với trẻ; một hình phạt nghiêm khắc được giải thích rõ ràng sẽ giúp trẻ sửa lỗi lầm hơn là một hình phạt nhẹ nhưng có thái độ hằn học, không chấp nhận. Muốn trẻ tâm sự với cha mẹ trước hết cha mẹ phải tâm sự với trẻ (không cung cấp thông tin thì cũng không nên hy vọng nhận thông tin); khi trẻ còn tâm sự với cha mẹ thì trẻ vẫn nằm trong tầm kiểm soát.


Khi con cứ học trước quên sau

(Webtretho) Con bạn đã bước vào tuổi phải học hành nhưng bé vẫn rất ham chơi, hay lơ đãng khi nghe giảng bài và rất hay quên bài học khi về nhà. Bạn giận dữ la mắng và đánh đòn bé nhưng mọi việc vẫn không biến chuyển. Vậy phải làm sao?

Ảnh: Getty images

"Có ai khổ như em không? Đi làm cả ngày, về đến nhà lại vướng phải ông tướng nghịch như quỷ sứ. Trên lớp thì học hành thì lẹt đẹt, lúc quên lúc nhớ. Đã vậy khi cô giảng không lo nghe mà toàn quậy phá linh tinh, chẳng chịu tập trung học hành gì cả. Bài kiểm tra thì ôi thôi toàn dưới trung bình. Cô giáo mời em lên than phiền mãi. Mỗi lần đi họp phụ huynh là mỗi lần em xấu hổ với cả lớp. Chổi lông gà gãy cũng vài ba cái rồi, em đánh còn nhẹ chứ mỗi lần bố nó mà ở nhà thì chỉ có nổi lằn lên. Ấy thế mà được vài hôm lại đâu vào đó. Người ta nói dạy con từ thuở còn thơ nhưng thật sự đến thời điểm này em thấy bất lực lắm rồi các chị ạ. Mọi người có ai giúp dùm em dạy dỗ nó được không, em thấy sợ cho tương lai của con quá các mẹ ạ".

"Tớ rất thông cảm cho cái cảnh con đi học bị cô phàn nàn, gọi đến để mách tội, cũng vì cái nền giáo dục VN thành tích nặng quá thôi .Nhưng tớ thấy đánh đập ko giải quyết được gì đâu, dành thời gian mà học cùng con, xem cô giáo thích kiểu gì thì đối phó kiểu ấy, nịnh nọt hay quà cáp (cái này các mẹ bảo tớ tiêu cực cũng chịu chứ thực tế nó phải thế).

Quan trọng là hiểu con mình thế nào bạn ạ, mỗi đứa mỗi khác chứ không có công thưc chung nào cả, tớ cũng giận giữ chán rồi chả kết quả gì giờ phải tự uốn mình mềm mỏng, kiên nhẫn với con lại thấy hiệu quả hơn (mà con mình là con gái đấy)."

"Mẹ nó có nghe đến chứng bệnh mất tập trung chưa? Có thể mẹ nó đánh oan con lâu nay rồi đấy. Mình thấy giải pháp cứng rắn như dùng roi đòn cũng nên áp dụng nếu như các bé quá lỳ lợm, nói miệng không nghe. Tuy nhiên nên áp dụng các phương pháp mềm mỏng trước cái đã. Mẹ thử dùng cách này xem sao, em cũng hay áp dụng cho con nhà em và thấy hiệu quả. Hỏi xem bé thích cái gì, và sẽ thưởng cho bé cái đó nếu như bé làm đúng và đạt yêu cầu của mình."

Con bạn có gặp phải hoàn cảnh này không? Hãy cùng chia sẻ nhé!

8 tháng tuổi, con biết làm gì?

(Webtretho) Đây không hẳn là câu hỏi, mà thật ra chính là niềm mong mỏi của không ít các bà mẹ có con ở tháng tuổi này, bởi mỗi điều con đã "biết làm" mang đến cho mẹ niềm hạnh phúc thật kỳ diệu.

Ảnh: Getty images

"Bé nhà mình 8 tháng, trộm vía đã biết bò, nếu bò chán thì tự chống dần tay lên và ngồi, biết bye bye, chi chi chành chành, vỗ tay, ai vỗ nhẹ tay vào miệng thì kêu để phát ra tiếng uơ uơ. Khi bé gần 7 tháng thì biết tự xuống giường (tự biết úp sấp sau đó xoay mông lại phía thành giường sau đó trườn lùi lại). Nhưng bây giờ mới có 1 răng. Trộm vía! Trộm vía!"

"Con tớ cũng 8 tháng, 8 kg và chỉ 70 cm thôi, mới biết trườn. Ngồi cứ gù lưng xuống, được 1 lúc là đổ kềnh. Chưa mọc răng nữa. Con mấy đứa bạn thì đi men rồi, răng mọc mấy cái rồi. Ông bà gọi điện ra hỏi suốt, mọi người cứ giục đưa nó đi khám, hic, cố không sốt ruột mà chả được. Thế mẹ nó có nghĩ con thiếu canxi không? Tớ thì phơi nắng đầy đủ, uống D nữa nên không nghĩ con thiếu canxi, thế mới lo chứ."

Những lo lắng, vui, buồn lẫn lộn trong từng nỗi niềm mong chờ của các mẹ, bạn có thể cùng chia sẻ điều đó tại đây.

Bạn đã biết gì về nụ cười của bé thơ?

(Webtretho) Ngoài những lợi ích về thể chất thì nụ cười, tiếng cười, khả năng hài hước còn là một kỹ năng xã hội có giá trị với tất cả mọi người. Chúng ta đã bắt đầu sử dụng nụ cười của mình như một cách giao tiếp hiệu quả từ rất sớm.

webtretho_nụ cười của bé

Tiếng cười của bé cũng "trưởng thành" dần theo thời gian đó mẹ! (Ảnh: Inmagine)

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ rất nhạy bén với cảm xúc nên thường tìm kiếm cơ hội tạo lập tình cảm thông qua tiếng cười; vậy nên bạn mới thấy nhiều khi dù chắc chắn không hiểu gì cả nhưng bé vẫn cười hùa theo bạn. Không chỉ vậy, giống như với người lớn, tiếng cười cũng có thể tạo bầu không khí thân thiện, thoải mái, từ đó giúp bé tìm được cách giải quyết vấn đề hoặc ít nhất, bé có thể tưởng tượng những tình huống buồn cười để giảm nhẹ căng thẳng. Từ chỗ tập được cách làm chủ cảm xúc của mình, làm chủ tình hình như vậy, bé sẽ được nuôi dưỡng sự tự tin.

Nụ cười, tiếng cười có những tác dụng về thể chất:

- Tăng lượng hormone tạo những cảm xúc tích cực, giảm đau, như endorphin hay neurotransmitter;

- Kích thích những tế bào T (T-cells) có tác dụng như chất kháng sinh;

- Giảm lượng hormone gây căng thẳng như adrenaline và cortisol;

- Cải thiện chức năng tuần hoàn và hô hấp;

- Giúp cơ bắp thả lỏng, thư giãn.

Sau khi biết được ích lợi của tiếng cười như vậy, mời bạn thử cùng chúng tôi tìm hiểu về tiếng cười của bé bi nhà mình nhé!

Phần lớn chúng ta không biết được rằng tiếng cười – biểu hiện hạnh phúc của con – còn có thể có liên quan đến nỗi sợ. Các chuyên gia tâm lý học giải thích tiếng cười của bé trong nhiều trường hợp được gây ra sau khi bé giật mình / căng thẳng và tình trạng nay biến mất. Bé có thể cảm nhận được thứ gì đó mà bé cho là lạ lùng hay đáng báo động nhưng sau đó nhanh chóng nhận ra là không sao; và sự nhẹ nhõm bé cảm nhận được có thể “kích hoạt” tiếng cười. Một ví dụ cho điều này là trò chơi ú òa: mẹ biến mất khiến bé lo lắng, và khi mẹ xuất hiện trở lại khiến bé cười rất tươi; hoặc có nhiều bé khác lại rất thích trò xé giấy với những âm thanh “ghê người”.

Các bé dưới 6 tháng tuổi

Nụ cười thật sự của con sẽ chưa xuất hiện trong bốn tháng đầu đời của bé. Tuy nhiên khi mới vài ngày tuổi, bé có thể sẽ có phản xạ cười gây ra bởi gió hay sự ngạc nhiên – do tiếng động, giọng nói có âm độ cao khiến bé hơi giật mình. Vài tuần sau đó (khi sang tháng thứ 2), bé bắt đầu có nụ cười chung chung khi trông thấy khuôn mặt của người lớn. Ta thường suy rằng bé cười là do nhận ra ta, nhưng sự thật đây chỉ là một bản năng sinh tồn – bé muốn được quan tâm và chăm sóc. Phải ít nhất 4 tháng tuổi thì bé mới có thể nở nụ cười vì nhận ra người quen, và thường đến khoảng tháng thứ 6 hoặc sau đó, bé mới cho bạn nghe thấy tiếng cười đầu tiên của mình.

Các bé từ 6-12 tháng tuổi

Phản xạ cười của vài tháng đầu đời dần mất đi, và thay vào đó là nụ cười có chủ đích và có qua… dạy dỗ. Vậy nên bé rất cần được thấy những người xung quanh mỉm cười để có thể học được biểu cảm khuôn mặt này; nghiên cứu đã cho thấy các bé sống giữa những người ít cười cũng sẽ có xu hướng ít cười.

Trước khi học nói, bé sẽ bị thu hút nhất bởi hình ảnh và sẽ cảm thấy buồn cười nhất với những hình ảnh, cảnh tượng lạ lùng. Vậy nên bạn sẽ thấy bé cười khi người lớn làm mặt xấu hay trông có vẻ ngớ ngẩn. Bởi vì bé còn quá nhỏ và những điều được cho là “bình thường” của bé còn rất giới hạn nên sẽ có rất nhiều điều có thể khiến bé nhoẻn cười – vì bé đều chưa được trông thấy những cảnh này trước đây.

Các bé từ 12-18 tháng tuổi

Khái niệm về những điều buồn cười đặc biệt hấp dẫn các bé ở khoảng tuổi này. Bé đang học mọi thứ rất nhanh – giày là để đi vào chân, chiếc áo này của bé, chiếc áo kia của mẹ… Những kinh nghiệm sống ngày càng nhiều này sẽ giúp bé cảm thấy buồn cười khi bạn cố mặc chiếc áo của bé hoặc xỏ giày của bé vào tay…

webtretho_bé cười

Lớn hơn một chút, bé không chỉ buồn cười với những gì diễn ra xung quanh mình mà còn bắt đầu có khả năng chọc cười người khác (Ảnh: Inmagine)

Các bé từ 18-24 tháng tuổi

Các kỹ năng thể chất của bé đang ngày càng tăng lên, và có thể dựa vào đây để bé bật cười, với những trò như cù cù vào người bé, cho bé chơi trò tàu bay hoặc xoay tròn. Bé đang học hiểu hơn về thế giới quanh mình không chỉ cảm thấy buồn cười với những gì phản ứng lại với hành vi của bé, mà chính bé có thể bắt chước các hành vi để chọc cười người khác.

Bạn cũng có thể dùng sự hài hước để đánh lạc hướng đứa con tinh quái của mình, khiến bé làm theo những điều bạn mong muốn. Nhiều người nói rằng với nét mặt vui nhộn và 1-2 bài hát có phần ngớ ngẩn, họ đã “dụ” được con đánh răng, chịu ngồi lên ghế hay ngăn ngừa được một cơn đành hanh sắp nổ ra. Trẻ nhỏ thường phản ứng tốt hơn với những trò chơi, trò đùa ngây ngô hơn là với  mệnh lệnh hay tiếng quát tháo mà.

Các bé từ 24-36 tháng tuổi

Bé đang giai đoạn học nói bắt đầu dễ thấy buồn cười trước việc lẫn lộn từ ngữ hoặc trật tự từ, chẳng hạn khi bạn cho một con mèo kêu “gâu gâu”. Trong giai đoạn này bé cũng hiểu hơn về thế giới xung quanh mình cũng như những quy tắc của nó. Và việc thấy người khác, hoặc chính bé “phá luật”, chẳng hạn như việc nói những từ cấm kỵ có thể khá là… hấp dẫn. Trong sự hài hước này tiếp tục có cơ chế gây cười do cảm giác nhẹ nhõm sau khi sợ hãi – bé không biết mình sẽ bị phạt thế nào sau khi hư như thế.

Con ơi, khoan khoan hãy… lớn!

(Webtretho) Chỉ trong vòng một giờ thôi, con đã hết rúc vào lòng bạn ôm ôm ấp ấp rồi lại giả lơ và thở dài trước những lời “giáo huấn” của bạn, hết xoay sang chơi búp bê rồi lại kì kèo năn nỉ bạn cho bé trang điểm cho xinh đẹp. Bạn bối rối chẳng hiểu ra làm sao? Con bạn thật ra cũng đang có cảm giác như vậy đấy.

Từ “preteen” được dùng để chỉ những bé từ 10 – 12 tuổi, cái tuổi sắp trở thành thiếu niên, thiếu nữ. Nhưng thật ra ngày nay, nếu xét về suy nghĩ và tính cách, nhóm “tiền teen” này đã mở rộng ra hơn, với cả những bé mới lên 7 lên 8. Chắc chắn bé vẫn còn tình yêu bao la với những thứ phù hợp tuổi của mình như búp bê hay những con thú đồ chơi xinh xắn; nhưng bên cạnh đó, bé cũng đã bắt đầu mê mẩn với những thứ sành điệu hơn, duyên dáng hơn và trưởng thành hơn như điện thoại di động, American Idol, những món đồ trang điểm, thời trang hay những bộ phim muốn xem cần được sự cho phép của bố mẹ.

Trẻ con ngày nay có phần “vất vả” hơn trong việc xác định lứa tuổi của mình, giữa sự hồn nhiên và trưởng thành. Điều đó, theo Elizabeth Berger – chuyên gia tâm lý trẻ em – là do “văn hóa của chúng ta ngày càng sớm gây áp lực cho trẻ, khiến chúng phải hành xử như những người lớn hơn.” Bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn việc áp lực phát triển sớm này đánh cắp tuổi thơ của con mình, nhưng chắc chắn bạn có đủ khả năng để kiềm chế nó.

webtretho_con đã lớn

Dường như con đã sẵn sàng... sành điệu hơn, duyên dáng hơn, trưởng thành hơn? (Ảnh: Inmagine)

Sau đây là một vài cách đơn giản giúp bạn hiểu hơn – và dẫn dắt tốt hơn – con yêu đang từng ngày thay đổi.

Xem những gì con vẫn hay xem

Theo một báo cáo mới đây của Kaiser Family Foundation, trẻ từ 8-10 tuổi dành đến hơn 17 giờ một tuần để xem TV.

Bạn có thể quản lý những chương trình tác động lên con mình bằng cách chú ý việc xem TV của bé – không chỉ là khoảng thời gian con dán mắt vào màn hình mà còn là bé đang xem chương trình gì, nội dung ra sao. Ngày càng có nhiều chương trình truyền hình (và quảng cáo) nhắm tới đối tượng trẻ trong độ tuổi này, với những nội dung và sản phẩm thực ra được xem là phù hợp với tuổi teen hơn. Bởi vì nhiều trẻ 8-9 tuổi hâm mộ các anh chị tuổi teen nên nhiều nhà tiếp thị quyết định quảng cáo những sản phẩm cho chúng như thể chúng cũng thật sự là teen. Bạn có thể đang nghĩ đó thật ra đâu phải điều gì ghê gớm, vì trẻ con làm gì đã có tiền mà tiêu cơ chứ? À, nhưng chúng có thể nài nỉ bố mẹ (bạn có tin là tại Mỹ, trẻ dưới 12 tuổi đã sử dụng đến 500 triệu dollar mỗi năm?).

Bố mẹ cũng cần chú ý: không phải chương trình nào phát trên kênh trẻ em cũng đều phù hợp lứa tuổi của bé. Nếu không thích những gì bạn đang nghe và thấy, hãy tắt TV đi và trao đổi với con những điều mà bạn lo lắng. Bạn có thể nói: “Mẹ không thích chương trình này vì những bạn nổi tiếng đùa cợt và cười nhạo các bạn khác. Con nghĩ sao?” Và sau đó, hãy giúp bé tìm những chương trình bổ ích hơn để xem.

Tăng cường kiến thức về cơ thể

Hơn một thập kỷ qua – vì nhiều lý do khác nhau – nhiều bé gái mới bảy tuổi bắt đầu có ngực phát triển và có lông ở vùng kín. Những bé trai cũng có thể phát triển sớm nhưng nhìn chung hiện tượng này phổ biến ở bé gái hơn. Con gái bé bỏng của bạn có thể vẫn suy nghĩ như một học sinh lớp 3 bình thường nhưng cơ thể thì đã như nữ sinh cấp 2, khiến cho cả bạn và con đều bối rối. Trong trường hợp đó, hãy giúp con hiểu rằng những thay đổi cơ thể kia là hoàn toàn bình thường và tất cả mọi người đều phải trải qua giai đoạn đó, bé chỉ là phát triển sớm hơn các bạn một chút mà thôi.

Mời bạn xem thêm về những thay đổi thể chất diễn ra trong giai đoạn dậy thì để cùng con chuẩn bị sẵn sàng hơn.

Và bất kể con bạn có dậy thì sớm hay không thì tất cả trẻ ở độ tuổi này đều đã bắt đầu nhận thức rõ hơn về sự phát triển cơ thể của mình và so sánh với các bạn khác: các bé gái có thể buồn phiền về cân nặng trong khi bé trai lại quan tâm về chiều cao hay ước ao một cơ thể rắn chắc, vạm vỡ. Sự tự nhận thức ở độ tuổi này có thể tác động đến suy nghĩ của bé về vẻ ngoài, cách ăn mặc và hành xử của bản thân. Vì vậy bố mẹ hãy cố gắng chuyển sự tập trung từ vẻ ngoài sang những thứ khác làm con trở nên đặc biệt, chẳng hạn như hãy khen khiếu hài hước, khả năng làm toán nhanh, lòng tốt hoặc sự khéo léo của con…

Hãy để bé được sống đúng với tuổi thơ của mình

Đây nên là khoảng thời gian cho những khám phá sáng tạo, thể chất và trí tuệ, là khoảng thời gian để con bạn trải nghiệm những cái mới (từ thể thao đến âm nhạc, nghệ thuật). Những hoạt động không cấu trúc như xây thành phố từ những khối hộp, chơi làm cô giáo với búp bê hay thú nhồi bông rất quan trọng với sự phát triển của bé và giúp bé gìn giữ sự hồn nhiên.

webtretho_con vẫn còn nhỏ

Hãy giúp con sống trọn vẹn với tuổi thơ của mình (Ảnh: Inmagine)

Vấn đề là trẻ em ngày nay được tiếp cận với quá nhiều những sản phẩm cho teen như điện thoại di động và trò chơi điện tử; và một khi đã bị cuốn vào đó thì trò xích đu ở sân sau sẽ mất ngay đi sự hấp dẫn. Vì vậy càng hạn chế con trước những sản phẩm này, bạn càng giúp bé phát triển tốt hơn. Bạn của con có thể có điện thoại di động nhưng không có nghĩa là con bạn cũng cần. Bố mẹ không nên để bị tác động bởi sự so bì như vậy. Còn nếu đã quyết định mua điện thoại cho con – vì lý do an toàn hay để liên lạc – bạn vẫn có thể đặt ra những giới hạn để kiểm tra.

Hãy gần gũi với con

May mắn thay, hầu hết trẻ từ 7-12 tuổi vẫn thích dành thời gian bên bố mẹ, hãy “tranh thủ” điều này. Bạn có thể lên những hoạt động vui vẻ như gia đình chơi cùng nhau vào buổi tối và dành vài phút mỗi tối trò chuyện với con về những gì bé lo lắng hay cảm thấy khó khăn. Để chuẩn bị trước giúp con sẵn sàng đối mặt với những thử thách ở tuổi teen, bạn hãy tạo dựng nền móng vững chắc trong giao tiếp và đặt ra những giới hạn hợp lý ngay từ bây giờ.

7 điều cần ghi nhớ khi muốn tạo lịch trình ăn, ngủ cho bé

(Webtretho) Đưa con vào được một lịch trình quy củ cho giấc ngủ, bữa ăn, và các hoạt động khác sẽ giúp cuộc sống của bạn nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Nhưng làm thế nào để bắt đầu? Dưới đây là 7 hướng dẫn tuyệt vời cho việc thiết lập những thói quen này.

Thói quen trước khi đi ngủ

Cách dễ nhất để thiết lập một giờ giấc đi ngủ cố định cho con là bạn cần bắt đầu thực hiện lặp đi lặp một thói quen trước khi đi ngủ cho bé vào mỗi đêm.

Đặt con ngay ngắn vào nôi và giảm bớt ánh sáng phòng ngủ cũng là một tín hiệu của mẹ. Ảnh: Getty images

“Những thói quen trước khi đi ngủ là điều quan trọng nhất, bạn cần xem xét khi thiết lập một lịch trình đi ngủ đúng giờ,” bác sĩ nhi khoa Altmann cho biết. “Bạn không thể ép buộc con ngay lập tức nhưng hãy bắt đầu bằng những hoạt động này. Sau khoảng 2 tháng thực hành, mọi thứ sẽ đi vào quy củ.”

Bạn chỉ cần làm những việc đơn giản: tắm nước ấm, lau mình, thay đồ ngủ cho con, cho bé uống sữa, sau đó tắt đèn nê-ông và vặn đèn ngủ… Dù lúc này con bạn vẫn rất tỉnh táo và ham chơi nhưng không sao cả, bạn cứ từ từ, nhẹ nhàng, sau khoảng 3 hoặc 4 tháng thì dù bạn có muốn bé tỉnh táo, thức dài hơn đi nữa thì mắt của bé cũng đã “quen giờ” và díp lại rồi – đó là do bé đã học được cách ngủ của riêng mình.

Dạy cho con sự khác biệt giữa ngày và đêm

Nhiều trẻ sơ sinh lúc đầu gần như lẫn lộn giữa ngày và đêm, bé có thể ngủ dài trong ngày nhưng lại thức chơi khi mặt trời lặn. Giúp con học cách phân biệt giữa ngày từ đêm là một trong những bước đầu tiên quan trọng để tạo dựng thói quen đi ngủ đúng giờ.

Alex, mẹ của 1 em bé 8 tháng tuổi, khuyên: “Trong ngày, bạn nên giữ ngôi nhà nhiều ánh sáng và làm ngược lại vào ban đêm – để không gian mờ và yên tĩnh. Trong đêm, khi con dậy bú sữa, bạn đừng nói chuyện với bé nhiều. Hãy để bé nhận biết được đêm là để ngủ và ngày là cho các hoạt động giao tiếp và thời gian chơi.”

Tìm hiểu để đọc tín hiệu của con

"Con buồn ngủ rồi mẹ ơi!" Ảnh: Getty images

Các trang web, sách, bác sĩ và tất cả các phụ huynh khác đều có thể giúp bạn tìm ra một lịch trình thích hợp cho em bé của bạn. Tuy nhiên, con mới là hướng dẫn quan trọng nhất, bé sẽ cho bạn biết những gì bé cần – nếu bạn quan tâm học được cách đọc các chỉ dẫn của bé.

Chị Liana Scott cho biết, đến 9 tháng tuổi, bé Keaton của chị đã giúp chị dự đoán được nhu cầu của bé, làm cho cuộc sống của chị dễ dàng hơn, chị hạnh phúc hơn rất nhiều. “Bây giờ tôi có thể để đến khi bé thực sự đói để cho bé bú và ăn cháo sao cho ngon miệng nhất, và cho bé đi ngủ trước khi bé mệt và quấy khóc,”,chị Scott nói thêm.

Để đọc được những tín hiệu của con, bạn cần có thời gian và sự kiên nhẫn, nhưng cũng không phải là quá khó đâu. Là một người mẹ tinh tế, yêu con, bạn sẽ dễ nhận biết thôi, cả khi con còn sơ sinh.

 Ưu tiên hàng đầu cho lịch trình của con

Nếu đang khuyến khích em bé của mình tuân theo một lịch trình nào đó, bạn cần ưu tiên hàng đầu cho lịch trình này, ít nhất là tuần đầu tiên. Tránh sai lệch các thói quen của lịch trình (khi vướng phải các kỳ nghỉ, các bữa ăn không phải ở nhà, thay đổi người chăm sóc…).

Một khi đã thiết lập một thời gian biểu để con đi ngủ đúng giờ, bạn cần thay đổi các hoạt động khác của gia đình cho phù hợp. Đừng để tình trạng sai lịch trình đã định, vì các hoạt động của gia đình sẽ ảnh hưởng đến làm mọi thứ trở lại như cũ và sẽ khó cho lần tập sau rất nhiều.  

Khi bé thay đổi thói quen

Con của bạn sẽ lớn lên và trưởng thành rất nhiều trong năm đầu tiên. Bé gần như sẽ tăng gấp ba lần trọng lượng của mình và đạt được một số kỳ công lớn như ngồi, bò, thậm chí đứng lên bước đi.

Đôi khi bé thức dậy giữa đêm và chuyện trò, vui chơi rất vui vẻ. Ảnh: Getty images

Trong thời kỳ này, khi cơ thể con đang phấn đấu để đạt được một cột mốc mới, đừng ngạc nhiên nếu bé có những khác biệt từ thói quen bình thường của mình. Bé có thể đói hơn bình thường, cần ngủ nhiều hơn, hoặc trở lại thức dậy nhiều lần trong đêm. Và khi điều này xảy ra, bạn hãy hiểu rằng, đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần điều chỉnh thói quen của bạn để phù hợp hơn với bé.

Điều phù hợp với độ tuổi của

Khi lớn hơn, con bạn sẽ cần ít hơn những giấc ngủ ngắn vào ban ngày và dành thời gian chơi nhiều hơn. Bé cũng sẽ cần ăn những thực phẩm đặc như cháo, bột nhiều hơn là chỉ có sữa. Khi những thay đổi phát triển xảy ra, lịch trình của bé thay đổi là điều tốt và hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu lo lắng, bạn có thể tìm đọc về những cột mốc phát triển quan trọng của 1 em bé thông thường ở tất cả các lứa tuổi để yên tâm hơn và có sự chuẩn bị sẵn sàng.

Đừng mong đợi sự hoàn hảo

Đôi khi cha mẹ kỳ vọng rằng thói quen của bé sẽ luôn luôn chạy như đồng hồ. Nhưng thực tế, kể cả khi con luôn có những hoạt động nhất quán thì bạn cũng cần hiểu rằng, cùng với sự phát triển thế chất của con, sẽ có những lúc lịch trình kia gần như rối loạn.

Đôi khi, vì lý do gì đó, em bé của bạn sẽ muốn bỏ qua một giấc ngủ ngắn, muốn bú thêm 1 cữ sữa nữa, thức dậy trước lúc bình minh hoặc không thích bú…. Những điều này là bình thường bạn nhé. Bạn đừng nên quá lo lắng, miễn là em bé của bạn vẫn ngủ, chơi, ăn uống và vẫn được chăm sóc yêu thương để phát triển tốt.

11 tháng tuổi, bé làm được những gì?

(Webtretho) Cái miệng chúm chím bập bẹ nói “ba, ba”, bàn tay bé xíu vẫy vẫy tạm biệt… những hình ảnh đáng yêu ấy của bé 11 tháng tuổi là niềm vui và hạnh phúc của cả nhà.

Các mẹ hãy cùng chia sẻ những việc mà các bé 11 tháng tuổi đã làm được tại đây nhé!

(Ảnh: Internet)

 

Có nên nói với bé rằng ông già Noel không có thật?

(Webtretho) “Mình đang phân vân quá! Phần thì mình muốn cho bé biết sự thật vì không muốn sau này khi bé lớn lên sẽ nghĩ là người lớn chúng mình đã nói dối, tự mua quà nhưng lại nói là của ông già Noel tặng cho những bé ngoan hiền. Phần thì mình lại không muốn đập tan sự háo hức chờ đợi của bé.” Đó là tâm sự của ID Heo vàng 2007 và cũng là băn khoăn của nhiều người mẹ khác.

Ảnh: Getty images

“Theo mình, cha mẹ không nên nói cho trẻ biết ông già Noel là không có thật. Tuổi thơ là tuổi đẹp, và sở dĩ nó đẹp là một phần nhờ sự tưởng tượng phong phú của cháu. Tưởng tượng một hình tượng ông già Noel tốt bụng, thương yêu trẻ con sẽ có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Vậy tại sao ta phải nói ra cái ‘sự thật phũ phàng’ là ông già Noel không có thật kia chứ.

Còn về việc sau này trẻ sẽ phát hiện ra sự thật thì bạn không lo. Khi lớn lên, đủ khả năng nhận thức ông già Noel chỉ là giả tưởng thì trẻ cũng cho đó là kỷ niệm đẹp thời thơ ấu chứ không trách cứ bố mẹ đã không nói sự thật với con đâu!” ID T.V.Freud nêu quan điểm. Còn bạn thì sao, bạn sẽ nói với con thế nào về ông già Noel?

Có sữa tăng chiều cao nhưng không gây dậy thì sớm

Dậy thì sớm đang có xu hướng gia tăng ở bé trai và bé gái, với bệnh lý và dinh dưỡng không hợp lý là yếu tố nguyên nhân. Khi các bé gái dậy thì có biểu hiện tuyến vú to sớm, có kinh sớm… còn các bé trai thì: giọng trầm, có mụn trứng cá, ria mép… Nếu các biểu hiện này xuất hiện trước 9 tuổi (ở bé gái) và trước 10 tuổi (ở bé trai) được coi là dậy thì sớm.

Theo các chuyên gia về nội tiết – chuyển hóa, trong nhiều trường hợp, các hoóc-môn gây dậy thì sớm “kích hoạt” sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó cũng sẽ sớm “đóng” lại và trẻ không tiếp tục cao thêm nữa. Do đó, nhiều trẻ dậy thì sớm nhưng rồi sau đó chiều cao lại thấp hơn bạn cùng lứa khi trưởng thành. Bởi vậy, trường hợp dậy thì sớm, trẻ cần được đến khám tại cơ sở y tế.

Nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm được các nhà phân tích cho rằng do mức sống nâng cao, trẻ tiếp xúc với nhiều thông tin, phim ảnh, quan hệ xã hội cũng đa dạng hơn; đặc biệt còn do trẻ tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng nhân tạo (màn hình vi tính), hoá chất (xà bông, dầu thơm)… Tất cả đã kích hoạt bộ não dẫn đến hoạt động sinh lý sớm hơn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra các khuyến cáo về nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình dậy thì sớm ở trẻ là do ăn phải các loại thực phẩm như thịt bò, heo, gà… nhiễm chất kích thích tăng trưởng clenbuterol được sử dụng trong thực phẩm chăn nuôi, chất này sẽ ngấm vào từng thớ thịt. Clenbuterol có cấu trúc giống estrogen nên kích thích lên hệ thống nội tiết làm trẻ dậy thì sớm.

(Ảnh do nhãn hàng KI - 180 cung cấp)

Một lời khuyên được rất nhiều các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về dậy thì sớm ở trẻ đưa ra cho các bà mẹ là hãy luôn đồng hành cùng con, dùng bản năng mẫu tử của mình để cảm nhận sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ, từ đó hỗ trợ trẻ hiểu thêm về sự phát triển của bản thân. Đồng thời các bà mẹ cũng nên chọn những giải pháp cùng những dưỡng chất an toàn để giúp con có sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

(Ảnh do nhãn hàng KI - 180 cung cấp)

Mới đây, viện nghiên cứu thực phẩm Hàn Quốc đã cấp bằng sáng chế độc quyền cho “KI – 180” (PLuskids Calcium) – sản phẩm chứa các loại nguyên liệu gồm: canxi rong biển, chiết xuất rong tiểu câu và bột sữa non có tác dụng hỗ trợ quá trình tăng trưởng của xương, tế bào xương và làm chậm lại quá trình dậy thì trước khi xương bản tăng trưởng liền nhau do dậy thì sớm, đồng thời kích thích hoạt động của tế bào sụn, giúp trẻ cao tối đa mà vẫn an toàn.

(Ảnh do nhãn hàng KI - 180 cung cấp)

“KI – 180” được nghiên cứu bởi các chuyên gia hàng đầu Hàn Quốc, được bổ sung trong các sản phẩm sữa bột đặc biệt cao cấp – I am mother kid, và được coi là một trong những giải pháp an toàn cho sự phát triển thể chất và trí não mà không đẩy nhanh quá trình dậy thì sớm ở trẻ. 

Tư vấn : Hotline : Tại TPHCM : 08 54115500

                              Tại Hà Nội: 04. 35561599

               Website: http://namyangi.com.vn