Lưu trữ cho từ khóa: tai trong

Em hay đau đầu, chóng mặt và nôn khi đi tàu xe, bệnh này nên trị thế nào BS ơi?

Em đã thử nhiều cách như ngậm gừng, ngồi ở phía trước gần tài xế lái xe, ăn trước khi đi… nhưng tình hình vẫn không cải thiện.

Chào bác sĩ,

Mỗi lần đi tàu, xe em hay bị đau đầu, chóng mặt và nôn. Em đã thử nhiều cách như ngậm gừng, ngồi ở phía trước gần tài xế lái xe, ăn trước khi đi… nhưng tình hình vẫn không cải thiện được bao nhiêu, nhiều lúc cảm giác thấy sợ khi đi công tác hay một chuyến đi xa, điều đó làm ảnh hưởng nhiều đến công việc.

Cho em hỏi, em bị bệnh gì và xin bác sĩ tư vấn mua thuốc để điều trị. Em cảm ơn! - (Nguyễn Văn Nam - Quảng Nam)


Trả lời:

Chào em,

Em có các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa khi đi tàu, xe, máy bay được gọi là rối loạn tiền đình do di chuyển. Có người còn bị vã mồ hôi, tụt huyết áp, mệt lã…

Tiền đình là một hệ thống có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế, trong phối hợp các cử động của mắt, đầu và thân mình… Khi đi tàu xe sự di chuyển, lắc lư, chòng chành, lên xuống của phương tiện làm cho mạch máu tai trong bị co thắt dẫn đến tăng thể tích nội dịch và giãn lòng ống nội dịch, ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình, gây ra rối loạn tiền đình kiểu say sóng.

Ngoài ra, những phản xạ thần kinh của cơ quan nội tạng truyền về trung tâm nôn ở não cũng góp phần làm tăng chứng say tàu xe. Chẳng hạn như ăn quá no hoặc quá đói, mất ngủ, bực tức, mệt mỏi, khói thuốc lá, mồ hôi người, mùi xăng... cũng có thể gây đau đầu, buồn nôn cho một số người quá mẫn cảm.

Phòng ngừa:

- Trước ngày đi em cần giữ tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi, tránh để mất ngủ, nên ngủ sớm.

- Trước khi đi 30 phút nên ăn nhẹ. Không dùng đồ uống có gas, rượu trước và trong khi đi.

- Nếu đi xe ô tô thì ngồi phía đầu xe để đỡ xóc, nếu đi tàu thì ngồi ở cuối đoàn tàu, ngồi cạnh cửa thoáng gió, tránh khói thuốc lá. Có thể ngửi thêm vỏ quýt để lấn át mùi xăng, dầu của tàu xe.

- Xe chạy chỉ nên nhìn phía trước mặt, không nhìn phía sau, không nhìn gần hai bên đường để tránh cảm giác các vật đang di động ngược chiều với hướng đi của xe. Thỉnh thoảng nên hít thở sâu, vận động nhẹ nhàng cho máu lưu thông đều khắp cơ thể.

- Kết hợp với uống thuốc chống say xe như nautamin, dimenhydrinate… ít nhất 30 phút trước khi đi.

Em thử áp dụng các cách trên xem sao nhé. Chúc em sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh khi đi tàu xe.

BS Châu Thị Kiều Oanh

Meo.vn (Theo alobacsi)

Đôi điều cần biết về suy giảm thính lực bẩm sinh

Tuy là suy giảm thính lực bẩm sinh ít hơn so với suy giảm thính lực mắc phải nhưng nếu suy giảm thính lực bẩm sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu đén sự phát triển ngôn ngữ. Từ đó,  sự phát triển trí tuệ, tính nết, nhân cách và khả năng giao tiếp của trẻ cũng bị hạn chế rất nhiều.

Suy giảm thính lực bẩm sinh thường do các nguyên nhân sau: Mẹ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virut trong thời kỳ mang thai như: cúm, sởi, giang mai… Thoái hoá tinh thần thần kinh (do di truyền, do cha mẹ nghiện rượu, do cha mẹ cùng huyết thống, không tương hợp yếu tố Rh giữa máu mẹ và thai nhi, do suy giáp… ), đột biến gen.

Bào thai bị nhiễm độc các thuốc như streptomycin, kanamycin, quinin, maxiton… hoặc bị nhiễm độc các hoá chất như asenic, monoxid carbon (CO), các chất phóng xạ… Thiếu các vitamin nhóm B, thiếu iod… Các nguyên nhân này thường gây dị tật cho cơ quan thính giác vào khoảng tháng thứ 3 và 4 của thai kỳ.

Trong suy giảm thính lực bẩm sinh, tổn thương có thể khu trú ở các vị trí sau: Ở tai ngoài (chít hẹp ống tai ngoài, tịt lỗ tai ngoài, không có ống tai ngoài). Ở tai giữa (không có tai giữa, hoặc khuyết tật ở các xương con). Ở tai trong (khuyết tật ở mê nhĩ, ở cơ quan corti). Ở dây thần kinh thính giác hoặc ở thần kinh trung ương. Tổn thương có thể phối hợp nhiều vị trí nêu trên.


Teo đét cơ quan ở tai trong dẫn đến suy giảm thính giác.

Phát hiện và can thiệp sớm suy giảm thính lực bẩm sinh sẽ giúp trẻ có thể nghe, nói được, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tư duy và hoà nhập với cộng đồng. Vì thế nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai-mũi-họng càng sớm càng tốt. Can thiệp sớm suy giảm thính lực bẩm sinh cần được thực hiện ngay từ lúc trẻ được 1-2 tuổi, bao gồm 2 biện pháp chính:

Một là phục hồi chức năng nghe nhằm giải quyết các bệnh lý bẩm sinh của tai ngoài và tai giữa bằng cách: Đeo máy trợ thính cho những trẻ bị nghe kém, nhất là những trẻ nghe kém nặng. Đối với những trẻ nghe kém nhẹ hoặc trung bình, có thể tập cho trẻ nghe tiếng nói to và đọc môi để bắt chước nói theo. Cấy điện cực ốc tai cho những trẻ bị điếc hay điếc nặng. Giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi, trong khi chờ đợi các biện pháp phục hồi chức năng nghe, cần có kế hoạch cho trẻ tiếp xúc với tiếng động, âm thanh và ngôn ngữ có cường độ đủ lớn đến mức trẻ có thể nghe được.

Hai là giáo huấn nghe – nói. Đây là một chuyên ngành quan trọng, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên ngành như: giáo dục (sư phạm, tâm lý, ngôn ngữ), y tế (khoa tai-mũi-họng)… nhưng đặc biệt sự cộng tác của gia đình luôn luôn giữ vai trò chủ yếu. Nội dung giáo huấn nghe – nói bao gồm: Luyện nghe: theo các mức độ từ có lưu ý đến âm thanh, đến nhận ra âm thanh và cuối cùng là phân biệt được âm thanh để nghe được tiếng nói, tiến tới hiểu được tiếng nói để có thể nói lại được. Luyện nói: Luyện nói đi tiếp theo hoặc xen kẽ với luyện nghe. Cần phối hợp với huấn luyện tâm lý và nhất là yêu thương trẻ, khen ngợi trẻ để trẻ cộng tác tốt, ham muốn giao tiếp bằng lời nói. Trong hoàn cảnh, điều kiện không thực hiện được luyện nghe, luyện nói nêu trên, nhất là đối với những trẻ bị điếc hoặc điếc đặc, có thể huấn luyện cho trẻ thể hiện ngôn ngữ bằng các tín hiệu qua cử động của các ngón tay, tay và điệu bộ. Vẽ, đọc tranh, đọc chữ, viết, đánh vần bằng tay khi trẻ được 3-5 tuổi trở lên. Trong giáo huấn nghe – nói, nên phối hợp nhiều phương pháp và nên cho trẻ học cách giao tiếp bằng ra hiệu, điệu bộ và các cách khác trước sẽ làm cho việc học đọc môi để nói dễ dàng hơn.

Meo.vn (Theo Meyeucon)

Đề phòng chứng điếc đột ngột

Bất chợt sau một đêm ngủ dậy, tai của bạn bị ù đi và khả năng nghe bị giảm sút. Hãy cẩn thận bởi đó có thể là dấu hiệu của chứng điếc đột ngột khiến bạn mất đi thính giác.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điếc đột ngột, trong vòng vài ngày hoặc vài giờ do bộ phận tiếp nhận thần kinh thính giác ở tai trong bị tổn thương. Thông thường, bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng ngoài dấu hiệu sức nghe bị giảm, vì vậy không ít người chủ quan khi nghĩ rằng sau đó tai sẽ phục hồi lại bình thường.


Điếc đột ngột xảy ra có thể do yếu tố thời tiết và môi trường tác động, có thể do tổn thương ở màng nhĩ, viêm nhiễm hay do chất độc (rượu, thuốc lá...), tổn thương dây thần kinh (viêm màng não, vi-rút, u dây thần kinh...). Bên cạnh đó, nguyên nhân rối loạn mạch máu nuôi vùng tai do bệnh nhân căng thẳng, lo âu cũng được ghi nhận. Đối tượng mắc bệnh thường từ 20 tuổi trở lên, nhiều nhất là trong khoảng 30-50 tuổi.

Cho đến nay việc xác định rõ nguyên nhân dẫn đến điếc cấp tính ở từng bệnh nhân vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng nội khoa. Do đó nếu phát hiện và được điều trị kịp thời, bệnh nhân có khả năng phục hồi cao, còn nếu chủ quan bỏ qua thì bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn.

Với chứng điếc đột ngột, việc phòng ngừa chủ yếu là nghỉ ngơi, thư giãn để giảm lo lắng, căng thẳng nhằm hạn chế những tổn thương gây tắc mạch máu nuôi tai. Dưới đây là một số gợi ý từ các chuyên gia y khoa:

- Tuyệt đối không ráy tai hoặc không vệ sinh tai bằng cách đưa vật lạ vào tai vì dễ gây viêm nhiễm và tổn thương tai, ảnh hưởng đến hệ thống tiếp nhận âm thanh của tai.

- Cần đến bác sĩ để khám ngay khi có hiện tượng ù tai chóng mặt hay sức nghe giảm; không nên chủ quan bỏ qua các dấu hiệu này vì càng để lâu thì khả năng phục hồi càng thấp.

- Hạn chế dùng bia rượu, thuốc lá cũng như đề phòng, không để xảy ra tình trạng chấn thương gây ảnh hưởng đến vùng tai.

- Đối với những công việc dễ ảnh hưởng tới thính giác, cần có các biện pháp bảo hộ cho cá nhân và tập thể như bố trí trang thiết bị che chắn tai và giảm tiếng ồn.

Meo.vn (Theo TNO)

Sử dụng mỹ phẩm đúng liều lượng

Đôi khi các loại mỹ phẩm chăm sóc da không thể phát huy tác dụng nếu bạn không sử dụng đủ liều lượng.

Một hạt đỗ hay một hạt lạc, bạn sẽ luôn băn khoăn về liều lượng sử dụng của các loại mỹ phẩm. Nhiều người cho rằng một chút đã tốt thì hẳn rất nhiều lại càng tốt hơn. Trong khi thực tế, nhiều quá đôi khi lại có thể khiến da nổi mụn và bạn thì thâm hụt ngân sách vì dùng quá tay. Vì thế, những gợi ý từ Eva hẳn sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. (Lưu ý: Hình minh họa được chụp bằng đúng với lượng sản phẩm khuyên dùng)

1. Kem dưỡng ngày

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Lượng 1/4 trái chanh đủ để bạn chăm sóc cho mặt, cổ, tai trong suốt cả ngày. Bạn nên chấm kem ra tay và dùng ngón tay thoa lên mặt thay vì xoa hai tay vào nhau để áp lên các vùng da. Lưu ý nên chọn loại kem có chỉ số chống nắng SPF 30 cho ban ngày.

2. Kem mắt

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Nửa hạt đỗ cho mỗi mắt sẽ giúp đôi mắt bạn sáng đẹp. Quá nhiều kem chỉ khiến đôi mắt thêm trữ nước và sưng húp. Lưu ý nên thoa kem mắt vào ngón tay đeo nhẫn và mát xa thật nhẹ theo vòng tròn để tránh gây áp lực cho mắt.

3. Kem trị mụn

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Một hạt đỗ dùng để chấm lên các đầu mụn là vừa đủ để làm giảm sưng phồng và không gây ảnh hưởng tới các vùng da xung quanh.

4. Tẩy tế bào chết

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Lượng 1/4 trái chanh là vừa đủ để bạn lấy đi lớp da chết trên khuôn mặt. Nên mát xa theo vòng tròn và chỉ nên áp dụng loại kem tẩy da chết này một tuần 1-2 lần.

5. Serum

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Serum chỉ để giải quyết vùng da có vấn đề, vì thế chỉ nên dùng số lượng một hạt đỗ để thoa lên các vùng này.

6. Sữa rửa mặt

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Lượng sữa bằng một trái chanh nhỏ là phù hợp để làm sạch toàn bộ gương mặt. Không nên thoa trực tiếp mà nên cho thêm nước, đánh bọt và sau đó mới mát xa da theo chuyển động vòng tròn trong 30 giây giúp loại bỏ toàn bộ tạp chất.

7. Kem dưỡng

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Lượng một phần tư trái chanh sẽ cung cấp độ ẩm giúp nâng cấp và bảo vệ làn da bạn mỗi đêm.

8. Gôm xịt tóc

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Lượng một trái chanh là vừa đủ để giúp mái tóc bồng bềnh. Cách tốt nhất là nên dùng gôm cho tóc ẩm, sau đó kết hợp với máy sấy để tăng vẻ đẹp.

9. Dầu gội

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Với mái tóc dài trung bình thì nên dùng lượng 1/4 trái chanh và mát xa da đầu theo chuyển động vòng tròn để giúp làm sạch chân tóc.

10. Dầu xả

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Sử dụng lượng bằng dầu gội, tuy nhiên chú ý chỉ nên thoa vào phần đuôi tóc vì chất ẩm trong dầu xả có thể gây nhờn và làm yếu chân tóc. Xả tóc lại với nước lạnh để có kết quả tốt nhất.

11. Serum tóc

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Lượng hai hạt đậu Hà Lan sẽ giúp tăng vẻ bóng mượt, bồng bềnh cho tóc. Cho serum vào lòng bàn tay sau đó nhẹ nhàng thoa lên tóc, tránh chà xát mạnh có thể làm mất độ bóng của sợi tóc.

12. Dầu hấp

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Những ai thường xuyên tiếp xúc với hóa chất thì nên sử dụng dầu hấp để điều trị sâu cho tóc mỗi tuần 1-2 lần. Chỉ nên dùng lượng 1/4 trái chanh cho tóc có chiều dài trung bình và có thể thêm hoặc bớt nếu tóc dài hoặc ngắn hơn.

Meo.vn (Theo RS)

Kích thước chuẩn của thai nhi

Chỉ trong vòng 9 tháng 10 ngày, thai nhi của bạn đã phát triển từ một tế bào vô cùng nhỏ bé thành em bé hoàn thiện – đó quả là một điều kỳ diệu.

Dưới đây là kích thước chuẩn của thai nhi trong 9 tháng 10 ngày trong bụng bạn.

Tháng thứ 1

Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để trở thành một hợp tử, bao gồm 23 nhiễm sắc thể của bạn và 23 nhiễm sắc thể của bạn đời. Trong 46 nhiễm sắc thể để tạo nên bộ gen của bé, có hai nhiễm sắc thể – một từ tinh trùng và một từ trứng – quyết định giới tính của thai nhi. Bộ nhiễm sắc thể này cùng quyết định mái tóc, mắt và có thể ảnh hưởng đến cả nhân cách cũng như trí tuệ của bé.

Tháng đầu tiên: Trong tháng đầu tiên này, trứng đã được thụ tinh di chuyển qua các ống dẫn trứng đến tử cung.  Một số tế bào của hợp tử sẽ được nhân rộng và trở thành nhau thai. Trong 4 tuần đầu, tay, chân, bộ não và tủy sống của thai nhi bắt đầu phát triển. Trái tim bắt đầu đập từ tuần thứ 4. Phôi thai của bạn bây giờ dài 1,27cm và nặng chừng 10-15 gram.

Kích thước chuẩn của thai nhi, Bà bầu, kich thuoc thai nhi, can nang thai nhi, thai nhi theo thang, thai nhi theo tuan, tuan tuoi thai nhi, ba bau, mang thai, thai nhi,

Trứng và tinh trùng gặp nhau.

Tháng thứ 2 và 3

Theo các bác sĩ khoa sản Mỹ, tháng thứ 2 và 3 cho thấy những thay đổi nhanh chóng. Từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8, mí mắt và tai trong của bé bắt đầu phát triển. Xương, mắt cá chân, cổ tay, ngón tay, ngón chân và các bộ phận sinh dục cũng bắt đầu phát triển ở giai đoạn này. Theo các bác sĩ, ở tuần thứ 8, tất cả các cơ quan chính và hệ thống thần kinh, tim, hệ hô hấp cũng đang phát triển mạnh.

Tháng thứ ba đánh dấu sự phát triển của hàm răng, sự hình thành móng tay và ruột của bé. Thời điểm này, bé dài khoảng 2,54 cm và vẫn nặng như ở tháng thứ 1.

Tháng thứ 4 và 5

Tháng thứ 4 là sự phát triển của cánh tay và đôi chân cong lại, các sơ quan sinh dục bên ngoài cùng lông mày, lông mi, móng tay cũng được hình thành. Nhau thai giai đoạn này bắt đầu hoạt động đều đặn cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho em bé qua dây rốn. Em bé có thể nuốt và thậm chí cho ra nước tiểu. Tháng thứ 4, bé dài khoảng 15 – 17 cm, và nặng chừng 100- 190 gam

Tháng thứ 5, bạn đã trải qua hơn một nửa thời gian mang bầu. Em bé của bạn phát triển khá mạnh và bạn đã có thể cảm nhận được chuyển động của bé. Thai nhi đã có thể mút ngón tay và thức, tỉnh thường xuyên. Giai đoạn này, bé dài chừng 25cm và nặng khoảng 0,3-0,45kg.

Kích thước chuẩn của thai nhi, Bà bầu, kich thuoc thai nhi, can nang thai nhi, thai nhi theo thang, thai nhi theo tuan, tuan tuoi thai nhi, ba bau, mang thai, thai nhi,
Thai nhi 17 tuần tuổi

Tháng thứ 6 và 7

Tháng thứ 6, bé bắt đầu phát triển tóc và mở mí mắt. Não thai nhi phát triển khá nhanh chóng trong tháng này và phổi được hình thành đầy đủ. Vân tay và chân đã hiện rõ. Lúc này, bé dài khoảng 31 cm và nặng từ 0,5-0,7kg.

Tháng thứ 7, bé bắt đầu nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Thời gian này, bé dài khoảng 36 cm và nặng khoảng 0,9-1,2 kg

Tháng thứ 8 và 9

Tháng thứ 8: Đến giai đoạn này, hầu hết các cơ quan của thai nhi đã phát triển hoàn thiện. Xương của em bé đang dần cứng lại tuy vậy hộp sọ có thể mềm hơn để thực hiện việc sinh nở. Vị giác của bé cũng đã phát triển và lúc này bé có thể phân biệt được độ chua, ngọt của thức ăn mẹ ăn. Tháng thứ 8, em bé dài khoảng 46 cm và nặng khoảng 2,2 kg.

Tháng thứ 9 (tuần từ 36-40): Phổi của em bé được hoàn thiện và lúc này bé đã sẵn sàng để chào đời. Hầu hết tất cả thai nhi đều quay đầu xuống tử cung để thuận lợi cho việc sinh nở. Trong tháng cuối này, mỗi ngày bé tăng khoảng 15 gram, em bé dài khoảng 51cm và nặng từ 2,7-3,5kg.

Meo.vn (Theo LS )

Thực hư về hiện tượng đồng tính

Câu chuyện quan hệ và hôn nhân đồng tính cho tới nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi với phần lớn ý kiến là lên án. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học cho thấy, có nhiều điều người ta đang hiểu sai về hiện tượng được gọi là “phi chuẩn” này.

Xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết được đăng tải trên trang Livescience như một nguồn tư liệu tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hiện tượng này.

Không có hiện tượng quan hệ đồng giới ở các loài vật khác?

Xưa nay chúng ta vẫn quen mặc định việc ghép đôi đực-cái là quan hệ tự nhiên duy nhất trong thế giới loài vật, tuy nhiên trên thực tế, hiện tượng cặp đôi đồng giới không hiếm trong vương quốc của các loài vật. Các loài như chim cánh cụt, cá heo, bò rừng, thiên nga, hươu cao cổ và tinh tinh là những loài mà thỉnh thoảng vẫn xảy ra hiện tượng quan hệ đồng giới tính.

Các nhà khoa học vẫn đang đau đầu nghiên cứu xem nguyên nhân tiến hóa nào dẫn đến quan hệ đồng giới ở động vật, bởi vì rõ ràng là mối quan hệ này không thể sản sinh thế hệ tiếp theo để duy trì giống. Một số ý kiến cho rằng các loài vật làm vậy là để thắt chặt các mối quan hệ xã hội, hoặc có thể chúng chỉ làm vậy để vui đùa, bởi lẽ “không nhất thiết mọi hành vi tính dục đều nhằm mục đích sinh sản” như lời nhà sinh học Janet Mann thuộc trường Đại học Georgetown.

Quan hệ đồng giới không bền lâu?

Một quan niệm phổ biến khác về quan hệ đồng tính là các mối quan hệ này về bản chất là không có thực và vì vậy không thể kéo dài được lâu so với các mối quan hệ khác giới “truyền thống”.

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã chứng minh điều này không đúng. Các nghiên cứu lâu dài ở những cặp đôi đồng giới đã cho thấy mối quan hệ của họ cũng lâu bền như những quan hệ khác giới khác.

Theo nhà tâm lý học Anne Peplau (thuộc trường UCLA), “có những bằng chứng đáng tin cậy cho việc những cặp đôi đồng tính ở cả hai giới đều có mong muốn xây dựng một mối quan hệ bền vững và có cam kết lâu dài, và thực tế nhiều cặp đã làm được điều này, cho dù còn vướng phải những khó khăn về định kiến xã hội, các lo ngại phạm phải những điều cấm kỵ trong tôn giáo, hay không được thừa nhận về mặt pháp luật”.

Giáo sư danh dự John Gottman của trường Đại học Washington và các đồng nghiệp đã thu thập tư liệu về các cặp đôi đồng tính trong vòng 12 năm và thấy rằng trong suốt thời gian đó chỉ có 20% trong số này chia tay, và cũng theo thống kê này thì tỉ lệ tan vỡ này thấp hơn một chút so với tỉ lệ tan vỡ ở các cặp đôi khác giới bình thường trong cùng khoảng thời gian nghiên cứu.

Ngoài ra, cũng trong nghiên cứu này, kết quả còn cho thấy những cặp đôi đồng giới có khuynh hướng giải quyết xung đột tốt hơn và khiến nảy sinh những cảm xúc tích cực ở đối phương.

Các cặp đôi đồng giới không thể là những “ông bố”, “bà mẹ” tốt?

Nhiều người cho rằng hôn nhân đồng giới và việc các cặp đồng giới nhận con nuôi là không tốt cho việc nuôi dạy trẻ. Họ cho rằng một đứa trẻ cần cả bố lẫn mẹ, theo đúng nghĩa, trong việc nuôi nấng để có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, con cái của những cặp “bố mẹ” đồng giới có xu hướng phát triển bình thường.

Chẳng hạn như trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học quan sát 90 trẻ vị thành niên, một nửa trong số này sống với những cặp đôi đồng giới nữ còn nửa kia sống với những cặp đôi khác giới bình thường, kết quả cho thấy cả hai nhóm đều sinh hoạt bình thường tại trường học. Những đứa bé trai trong các gia đình đồng giới có điểm trung bình là 2,9 so với điểm của nhóm ở trong các gia đình bình thường là 2,65; điểm số tương ứng của các bé gái ở hai nhóm là 2,8 và 2,9.

Một nghiên cứu khác còn cho biết những đứa trẻ có hai bố hoặc hai mẹ trong gia đình không có khuynh hướng phạm tội hơn những đứa trẻ trong các gia đình bình thường.

Timothy Biblarz, nhà xã hội học thuộc trường Đại học Southern California cho biết: “Các bằng chứng khoa học đã cho thấy trẻ em được nuôi dưỡng bởi các cặp đôi đồng giới nhìn chung vẫn phát triển bình thường như những trẻ có bố mẹ khác giới. Vì vậy quan niệm trước đây cho rằng trẻ cần có cả bố lẫn mẹ mới phát triển bình thường là chưa đúng.”

Quan hệ đồng giới là lựa chọn của cá nhân?

Trong khi nhiều ý kiến cho rằng quan hệ đồng giới chỉ đơn thuần là lựa chọn và sở thích cá nhân, hoặc “bệnh đồng tính” có thể chữa khỏi, đã có hàng loạt các bằng chứng khoa học cho thấy khuynh hướng tình dục này có một phần yếu tố di truyền và phát triển trên một nền tảng sinh học.

Để kiểm chứng xem gen có vai trò như thế nào trong việc lựa chọn bạn tình, các nhà nghiên cứu đã so sánh các cặp song sinh cùng trứng (có bộ gen giống nhau hoàn toàn) với các cặp song sinh khác trứng (bộ gen chỉ giống 50%). Kết quả bước đầu của nghiên cứu này được công bố vào năm 2001 cho thấy gần như tất cả các cặp song sinh cùng trứng đều có khuynh hướng tình dục giống nhau, có nghĩa rằng hoặc là cả hai đều có khuynh hướng tình dục đồng giới, hoặc cả hai đều có khuynh hướng tình dục khác giới. Còn ở những cặp song sinh khác trứng thì khuynh hướng tình dục không liên quan nhiều. Những nghiên cứu như trên đã chứng minh được rằng gen có vai trò trong việc quy định khuynh hướng tình dục.

Còn theo các nghiên cứu khác, những yếu tố sinh học như việc tiếp xúc với các loại hormone khi còn ở trong bào thai cũng có thể góp phần hình thành khuynh hướng tình dục. Ngoài ra, các khác biệt về mặt sinh lý học như sự khác biệt trong cấu tạo tai trong của những người có tình dục đồng giới và khác giới cũng củng cố thêm các kết quả nghiên cứu trên.

Meo.vn (Theo Vietnamnet)

Cách chữa bệnh chóng mặt

Cách chữa bệnh chóng mặtTiền đình, nằm ở hai bên phía sau ốc tai,là một hệ thống  có vài trò duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử độngmắt, đầu và thân mình.

Rối loạn tiền đình ngoại biên do tổnthương tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình. Rối loạn tiền đình trungương do tổn thương nhân tiền đình, hay các đường liên hệ của các dâythần kinh ở não, tiểu não. Trong bài này, chúng tôi  chỉ đề cập chứngchóng mặt, thường xuất hiện ở rối loạn tiền đình ngoại biên.

Chóng mặt là cảm nhận do ảo giác xuấtphát từ thay đổi hệ thống  thăng bằng của cơ thể. Thần kinh cao cấp tiếpnhận và điều chỉnh thăng bằng cơ thể trong không gian.

Tham gia quá trình này gồm có mắt, thần kinh tiềnđình ốc tai, vỏ tiểu não và cảm nhận bản thể của chân khi đứng. Sự thayđổi không đồng bộ làm rối loạn chuỗi sinh hoá thể dịch thần kinh.

Chóng mặt làm cho người bênh có cảm giác mọi vậtxung quanh quay tròn hoặc bản thân  bị xoay. Cơn chóng mặt nhẹ kéo dài15- 20 giây, cơ thể sớm thích nghi. Cơn nặng kéo dài nhiều giờ, gâynôn, giảm thính lực, đau đầu, mệt mỏi…

Trẻ em có hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh và phụ nữ  mắcchứng này cao gấp đôi nam giới. Một số thống kê  cho thấy phụ nữ  tronggiai đoạn có chu kỳ kinh nguyệt dễ chóng mặt hơn. Phải chăng quá trìnhthay đổi về nội tiết làm tăng sự nhạy cảm ở phụ nữ? Các cách sau có thểgiúp bạn hạn chế cơn chóng mặt ở người bệnh:

Những cách giúp hạn chế cơn chóng mặt

1. Phòng chống các kích thích gây chóng mặt: Dùngthuốc chống nôn trước khi đi tàu xe khoảng 15 phút. Chọn chỗ ngồi phíatrước sẽ êm hơn, bạn cũng dễ nhìn cảnh vật để quên đi sự khó chịu.Không ăn quá no hoặc để quá đói.

Nếu hệ thống  thăng bằng dễ bị kích thích, bạn nênthận trọng khi tham gia trò chơi làm thay đổi tư thế cơ thể như: tàulượn, vượt thác…

2. Tránh thay đổi tư thế đột ngột hoặc tiếp xúc vớichất dị ứng, những mùi lạ gây kích thích. Thận trọng khi dùng thuốc ảnhhưởng đến tiền đình.

3. Chọn nghề phù hợp để tránh tai nạn khi bạn haychóng mặt. Tránh chọn công việc  phi công, tàu biển, diễn viên xiếc,nhảy dù… hay làm những việc nguy hiểm ở độ cao. Khi có cơn chóng mặt,bạn không được lái xe, trèo cao và dừng công việc  khi cần.

4. Những bài tập giúp hệ thăng bằng thích nghi vớicác thay đổi về tư thế cơ thể trong không gian khoảng 80%. Nên tập xíchđu, đu quay, trồng chuối.

Người bệnh mạch máu, bệnh mãn tính nên thận trọngkhi tập. Massage vùng gáy giúp lưu thông máu tốt và đem lại những cảithiện đáng kể.

5. Chóng mặt nặng kéo dài có nguyên nhân  do mạch máuhay gặp ở người lớn tuổi, chấn thương đầu, nhiễm trùng… Do đó, nhữngngười này cần quan tâm  điều trị, vì bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tínhmạng.

Thích nghi với bệnh bằng cách tập luyện

Phái nam thường thích những trò chơi cảm giác mạnh,thể hiện bản lĩnh đàn ông như tàu lượn siêu tốc hay đu quay 360 độ,nhảy Bungee truyền thống  của dân Nam Mỹ… nguyên nhân là do hệ tiền đìnhcủa họ được trải nghiệm nhiều hơn phái nữ.

Tại sao bạn không thể chơi những trò chơi cảm giácmạnh? Bởi vì, hệ thống giữ thăng bằng của bạn thích nghi chậm với nhữngchuyện động làm đảo lộn tư thế người trong không gian. Hơn nữa, bạnthiếu tập luyện.

Hãy luyện tập và trải nghiệm, bạn sẽ sớm thích nghi và cảm giác sợ chóng mặt nhanh chóng mất đi.

Theo tiepthi&giadinh

8 cách dùng di động gây hại

8 cách dùng di động gây hại

Điện thoại di động là công cụ giao tiếp không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.

Di động “của mọi người”

Nếu ai cũng cầm vào di động của bạn, điện thoại của bạn chắc chắn sẽ biến thành nơi phát tán vi khuẩn.

Giải pháp: Mỗi tuần dùng khăn thấm cồn lau di động 1 lần. Sau khi nghe điện thoại nên rửa tay.

Dùng cổ làm tay

Nghiêng cổ nghe điện thoại trong thời gian dài dễ dẫn tới thiếu máu, trúng gió, không có lợi cho sức khoẻ đốt sống cổ.

Giải pháp: Nên dùng tay khi nghe điện thoại, chỉ làm việc khác sau khi đã nghe xong.

Đeo trước ngực hoặc ở hông

Khoảng cách giữa di động và cơ thể quyết định mức độ bức xạ bị hấp thụ vào cơ thể. Đặc biệt những người có bệnh tim, nhịp tim không bình thường không nên đeo di động trước ngực.

Giải pháp: Để di động trong một túi nhỏ có thể dễ dàng mang theo người, cố gắng để túi chứa di động ở ngăn ngoài túi sách để không ảnh hưởng đến tín hiệu sóng điện thoại.

Gắn chặt điện thoại vào tai khi nghe không rõ

Khi nghe không rõ tiếng của đối phương, nhiều người có thói quen để di động sát chặc vào tai. Thực ra, khi sóng điện thoại bị yếu, máy di động sẽ tự động nâng cao công suất phát sóng điện từ. Lúc này nếu để di động quá gần tai, đầu sẽ phải chịu lượng bức xạ gấp đôi thông thường.

Giải pháp: Cách tốt hơn là dùng tai nghe Bluetooth, hoặc đợi đến khi sóng điện thoại bình thường gọi lại.

Đứng ở đường hầm hoặc góc tường nói chuyện điện thoại

Ở những nơi góc cạnh của các công trình kiến trúc, sóng tín hiệu thường rất kém. Công suất bức xạ của di động sẽ theo đó tăng lên.

Giải pháp: Nên ra khỏi đường hầm, góc tường, thang máy để gọi điện.

Quay số điện thoại xong, liền để sát tai

Khi máy di động đang quay số gọi, và chưa kết nối với người nghe, bức xạ sẽ tăng lên rõ rệt.  

Giải pháp: Mỗi loại điện thoại đều có cách hiển thị cho biết đối phương đã nhận máy hay chưa. Chỉ nên để di động sát tai sau khi nhìn thấy thông báo đã kết nối.

“Nấu cháo” bằng 1 tai

Nấu cháo điện thoại, chỉ nghe bằng 1 bên tai trong thời gian dài sẽ khiến não bộ bị các tia bức xạ gây ảnh hưởng xấu.

Giải pháp: Khi nấu cháo điện thoại, tốt nhất nên dùng điện thoại cố định, hoặc đeo tai nghe, hoặc ít nhất cứ vài phút đổi bên tai nghe một lần.

Vừa sạc pin vừa nghe điện thoại

Nếu nghe hoặc gọi điện thoại khi đang sạc pin, điện áp cao hơn nhiều lần so với thông thường sẽ gây tổn hại cho các linh phụ kiện nhỏ bên trong di động. Không chỉ vậy, bức xạ khi sạc pin cũng cao gấp 10 lần thông thường.
Giải pháp: Nên tắt máy khi sạc pin.

Theo People/Dân trí

Cách xử trí khi say tàu xe

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiTriệu chứng say tàu xe thường đi kèm các cảm giác buồn nôn, hoa mắt rất khó chịu. Một số lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn xử trí khi gặp tình huống này.

Nguyên nhân

Khi ta đi lại trên một phương tiện di chuyển như ô tô, tàu thuyền, máy bay gây cho ta một cảm giác khó chịu gọi là say tàu xe. Nguyên nhân của triệu chứng này là do sự thay đổi và tăng tiết chất dịch ở tai trong khi di chuyển trên các phương tiện chuyển động, từ đó gây ra một kích thích có cảm giác khó chịu, đặc biệt là ở dạ dày.

Biểu hiện lâm sàng

Tùy theo mức độ nhạy cảm từng người mà triệu chứng say xe xuất hiện sớm hay muộn, nặng hay nhẹ. Tuy nhiên triệu chứng thường biểu hiện chung nhất là:

- Đầu tiên người bệnh cảm thấy khó chịu, nôn nao, choáng váng. Nếu nhẹ thì thường triệu chứng này sẽ thoáng qua, người bệnh thích nghi dần và hết hoàn toàn khi phương tiện ngừng di chuyển.

- Nếu nặng hơn thì người bệnh: Tiết nhiều nước bọt ở miệng. Bao tử cồn cào. Buồn nôn và nôn. Da tái nhợt, đau đầu, choáng váng. Thở nhanh, vã mồ hôi.

Cách xử trí

Nên uống thuốc chống say tàu xe trước khi đi 15 đến 20 phút. Hãy chọn loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình, có thể tham khảo ý kiến của các bác sỹ, dược sỹ. Tránh dùng chung thuốc với rượu.

Các biện pháp hỗ trợ như:

- Nằm nghỉ ngơi, ngả người trên ghế tối đa ra phía sau.

- Đắp khăn lạnh trên trán và cổ.

- Không nhìn các phương tiện di chuyển bên ngoài.

- Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá...

- Không đọc sách báo

- Có thể nhai kẹo cao su, hay nhấp nước lọc.

Theo Ykhoanet

Điếc do tiếng ồn

Hàng ngày nếu chúng ta tiếp xúc với những tiếng ồn có hại (âm thanh quá lớn hoặc nghe âm thanh lớn trong thời gian dài), những cấu trúc nhạy cảm trong tai trong của chúng ta có thể bị hư hại gây ra điếc.

[b]Những âm thanh gây “điếc do tiếng ồn”[/b]

Điếc do tiếng ồn có thể do một lần tiếp xúc với âm thanh với xung lực mạnh như là tiếp xúc với một vụ nổ, hoặc liên tục tiếp xúc với âm thanh lớn quá khoảng thời gian cho phép, như tiếng ồn trong các nhà máy.

Đơn vị đo âm thanh là decibel (dB). Trên thang decibel, một lần gia tăng 10dB có nghĩa một âm sẽ tăng 10 lần độ lớn. Đối với tai của bạn sẽ nghe âm đó lớn gấp 2 lần. Tiếng kêu của tủ lạnh là 45dB, các cuộc nói chuyện bình thường khoảng 60dB, tiếng ồn giao thông ở các thành phố lớn có thể lên tới 85dB. Các nguồn tiếng ồn có thể gây điếc tiếng ồn bao gồm xe máy, pháo, các loại súng ngắn, tất cả các loại âm thanh phát ra từ 120 - 150dB. Tiếp xúc lâu dài hoặc lặp đi lặp lại với âm thanh bằng hoặc lớn hơn 85dB có thể gây điếc. Âm thanh càng lớn thì khoảng thời gian tiếp xúc âm thanh trước lúc bị điếc tiếng ồn càng ngắn. Âm thanh nhỏ hơn 75dB, thậm chí sau thời gian tiếp xúc lâu dài cũng không chắc gây điếc.

Mặc dầu hiểu biết về các mức decibel là rất quan trọng trong việc bảo vệ sức nghe của một người, nhưng khoảng cách từ nguồn âm thanh và thời gian tiếp xúc âm thanh cũng quan trọng không kém. Một kinh nghiệm tốt là tránh tiếng ồn quá lớn và quá gần hoặc tránh tiếp xúc tiếng ồn quá lâu.
[b]
Những ảnh hưởng của “điếc do tiếng ồn”[/b]

Tiếp xúc những âm thanh có hại gây ra sự hư hỏng các tế bào lông nhiều như đối với dây thần kinh thính giác. Âm thanh xung có thể gây ra điếc ngay lập tức và có thể bị điếc vĩnh viễn. Kiểu điếc này có thể kèm theo ù tai - tiếng ù như tiếng chuông kêu, tiếng ve kêu, hoặc tiếng sấm ầm ầm trong tai hoặc trong đầu - với thời gian nó có thể giảm bớt. Điếc và ù tai có thể xảy ra trên 1 tai hoặc kể cả 2 tai, và tiếng ù có thể tiếp tục không thay đổi, đôi khi tồn tại suốt thời gian sống còn lại.

Tiếp tục tiếp xúc tiếng ồn lớn cũng có thể làm hư hại cấu trúc của tế bào lông gây ra điếc và ù tai, mặc dầu vậy quá trình xảy ra từ từ hơn là đối với tiếng ồn xung.

Tiếp xúc tiếng ồn xung và tiếng ồn liên tục có thể chỉ gây ra điếc tạm thời. Nếu thính lực trở lại bình thường, điếc tạm thời được gọi là sự thay đổi ngưỡng nghe tạm thời. Sự thay đổi ngưỡng nghe tạm thời thường biến mất sau 16 - 48 giờ tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Bạn có thể phòng ngừa điếc do tiếng ồn mà nguyên nhân là tiếng ồn xung và tiếng ồn liên tục bằng cách sử dụng thường xuyên các dụng cụ bảo vệ tai như nút tai, chụp tai chống tiếng ồn.

[b]Các triệu chứng của điếc do tiếng ồn[/b]

Nếu một người tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong một thời gian dài, các triệu chứng của điếc do tiếng ồn sẽ gia tăng từ từ. Với thời gian, âm thanh mà người này nghe được sẽ bị méo hoặc không rõ, có thể người này sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói. Một số người bị điếc do tiếng ồn có thể thậm chí không biết sức nghe của mình đã giảm. Để phát hiện cần làm các test nghe.

[b]Đối tượng của điếc do tiếng ồn[/b]

Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị điếc do tiếng ồn. Khoảng 15% người Mỹ từ 20 - 69 tuổi (26 triệu người) bị mất thính giác tần số cao, có thể là do tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc tiếng ồn tại nơi làm việc trong cuộc sống. Các hoạt động lặp đi lặp lại có thể là nguy cơ gây điếc do tiếng ồn bao gồm săn và bắn mục tiêu, lái xe trượt tuyết có động cơ, nghề mộc và các trò yêu thích khác như chơi bóng, tham dự các buổi nhạc rock. Các tiếng ồn gây hại ở nhà có thể từ máy giặt, máy cắt cỏ và các dụng cụ cửa hàng.
[b]
Phòng tránh điếc do tiếng ồn[/b]

Điếc do tiếng ồn có thể phòng tránh 100%. Tất cả mọi người cần phải hiểu các mối nguy hiểm từ tiếng ồn và làm sao có thể nghe tốt mỗi ngày. Để bảo vệ sức nghe của bạn:

- Nên biết những tiếng ồn nào có thể gây tổn hại (đó là những tiếng ồn ≥ 85dB).

- Mang nút tai chống tiếng ồn hoặc những phương tiện bảo vệ sức nghe khác khi tham gia những hoạt động có tiếng nổ lớn.

- Hãy báo động đối với những tiếng ồn gây hại trong môi trường.

- Hãy bảo vệ tai của trẻ em, những đứa trẻ quá nhỏ không biết tự bảo vệ tai mình.

- Hãy cho gia đình bạn bè và đồng nghiệp biết về những mối nguy hiểm của tiếng ồn.

- Nếu bạn nghi ngờ bị mất sức nghe hãy đến bác sĩ tai mũi họng kiểm tra và làm các test nghe bởi một nhà thính học.

BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY (dịch)

Giadinh.net