Lưu trữ cho từ khóa: tái phát

Bệnh chàm thể tạng ở trẻ em

Chàm thể tạng là một bệnh viêm da rất hay gặp ở trẻ em. Bệnh tuy lành tính nhưng rất lại gây khó chịu bởi ngứa ngáy và hay tái phát lại nhiều lần.

Bệnh có thể tái phát lại nhiều lần

Bệnh nhân P. (2 tuổi, ở Hà Nội) là bệnh nhi thường xuyên của phòng khám Da Liễu – bệnh viện nhi Trung ương từ hơn một năm nay. Ngay từ khi 10 tháng tuổi bé đã phải chung sống với những cơn ngứa do bệnh chàm thể tạng, đặc biệt những lúc ăn xong. Các vết chàm tập trung quanh mắt và miệng khiến bé rất khổ sở. Bé thường gãi cho đến khi chảy máu vẫn chưa đỡ.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Mai Hương – chuyên khoa Da Liễu, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết, bệnh chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa thường hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi trong đó trường hợp khởi phát trước 1 tuổi chiếm khoảng 50-60%.

Bệnh này thường liên quan đến yếu tố cơ địa, các bệnh dị ứng như hen phế quản, mày đay, viêm mũi dị ứng. Trong gia đình, nếu cả 2 bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì 80% con sinh ra mắc bệnh này. Nếu 1 trong 2 người bị thì xác xuất bệnh ở con giảm xuống còn 50%.

Nhiều nguyên nhân gây nên chàm thể tạng

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm cơ địa do tác nhân bên trong cơ thể như bị thần kinh, sang chấn tâm lý, thay đổi nội tiết, rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra cũng do môi trường như dị ứng phấn hóa, dị ứng các loại thức ăn.

Đa số trẻ hay bị bệnh vào mùa thu đông, một số ít vào mùa hè.

Chàm thể tạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, song tất cả các đối tượng mắc bệnh này đều có chung một triệu chứng cơ năng là ngứa.

Viêm da cơ địa ở giai đoạn ấu thơ thường gặp ở trẻ 2-3 tháng tuổi với biểu hiện thương tổn cơ bản là xuất hiện mụn nước tập trung thành đám ở những vị trí như má, trán, cằm, tay, chân, lưng, bụng. Bệnh tiến triển qua các giai đoạn: tấy đỏ – sẩn – mụn nước – chảy nước – đóng vảy – bong vảy.

Viêm da cơ địa ở trẻ em thường gặp ở lứa tuổi 2-5 tuổi. Bệnh biểu hiện khi trẻ xuất hiện những nốt sẩn cao hơn mặt da, tập trung thành mảng hoặc rải rác, mụn có thể mọc thành từng đám ở mặt duỗi, khuỷu tay, khoeo chân, cổ tay, mi mắt.

Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời.

benh-cham-the-tang-o-tre-em

Chàm thể tạng là một bệnh viêm da rất hay gặp ở trẻ em. Bệnh tuy lành tính nhưng rất lại gây khó chịu bởi ngứa ngáy và hay tái phát lại nhiều lần. Ảnh minh họa

Những điều nên làm cho trẻ bị chàm thể tạng

Khi trẻ bị chàm thể tạng, cần chăm sóc trẻ hết sức cẩn thận, không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa.

Nếu tắm xà phòng cho trẻ, tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa, chỉ dùng các loại sữa tắm có độ ẩm để làm cho da mát.

Tuyệt đối không được đắp các loại lá không rõ nguồn gốc.

Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da.

Hạn chế để trẻ ra nhiều mồ hôi, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé.

TS. Hương khuyến cáo, gia đình có trẻ mắc chàm cần lưu ý:

– Nên vệ sinh cơ thể trẻ bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ. Hạn chế dùng xà phòng, các chất tẩy rửa quá mạnh.

- Không tắm trẻ bằng nước quá nóng, quá lâu.

- Sau khi tắm cho bé, có thể sử dụng các loại kem làm ẩm da thích hợp, có thể lưu kem trên da cả ngày, nhất là mùa đông.

- Đặc biệt cần tuyệt đối tránh các kích thích bệnh như chà xát, gãi, sang chấn thần kinh, các loại lông súc vật như chó mèo…

Trong trường hợp bé bị mắc viêm da cơ địa, gia đình cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được thăm khám, tuyệt đối không tự ý chữa bệnh cho con bằng các phương pháp dân gian truyền miệng để tránh tình trạng viêm nhiễm trầm trọng thêm.

Theo Minh Tuyết/Afamily.vn

Sỏi mật – nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn gan mật

Sỏi mật là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn gan mật, khi có biến chứng bệnh rất dễ gây tử vong.

Sỏi mật và những rắc rối với sức khỏe

Sự hình thành sỏi có liên quan mật thiết đến sự mất cân bằng chuyển hóa trong gan (nơi mật được tạo thành). Ngoài ra còn có một số yếu tố như: viêm nhiễm, ứ trệ dịch mật, nhiễm ký sinh trùng và chế độ ăn giàu chất béo… tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình tạo sỏi.

Sỏi gây cản trở sự lưu thông của dịch mật, khiến cho hệ tiêu hóa giảm khả năng hấp thu chất béo, dẫn đến tình trạng đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu. Mặt khác, sỏi di chuyển gây nên các cơn đau quặn mật, quặn gan, viêm đường mật, túi mật. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh phải nhập viện.

(Ảnh do nhãn hàng Kim Đởm Khang cung cấp)

Tái phát sỏi – vấn đề nan giải

Mục tiêu trong điều trị là loại bỏ sỏi nhằm khơi thông đường mật, làm giảm các triệu chứng do sỏi gây ra đồng thời tăng cường các biện pháp dự phòng tái phát sỏi.

Thực tế, để đạt được mục tiêu này không hề đơn giản. Thuốc làm tan sỏi phải sử dụng với thời gian dài (từ 6 tháng đến 2 năm), tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa làm quá trình điều trị bị gián đoạn hoặc kém hiệu quả. Các biện pháp can thiệp ngoại khoa (mổ hở, nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể) có thể giúp việc lấy sỏi một cách hữu hiệu hơn, nhưng khó khả thi nếu sỏi nằm ở vị trí hiểm hóc như ở đường dẫn mật trong gan. Đặc biệt, tỷ lệ tái phát sỏi cao (30 – 50% sau điều trị) khiến cho việc điều trị càng trở nên nan giải.

Giải pháp tháo gỡ từ thiên nhiên

Quan điểm của đông y coi cơ thể là một khối thống nhất, mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể luôn đồng bộ và tác động qua lại lẫn nhau. Hoạt động của hệ thống gan – mật cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì thế trong điều trị cần hướng tới sự cân bằng chức năng của toàn hệ thống, loại bỏ sỏi chỉ là giải pháp tình thế chứ chưa giải quyết được tận gốc vấn đề.

Kim Đởm Khang là sản phẩm được phát huy và kế thừa triết lý đó để mang lại giải pháp toàn diện giúp bài sỏi, làm giảm triệu chứng do sỏi mật gây ra. Đặc biệt với các thành phần tăng cường chức năng gan (Diệp hạ châu, nhân trần), tăng khả năng tiết mật & lưu thông dịch mật (Uất kim, chi tử, chỉ xác), chống viêm (Sài hồ, Hoàng bá) sẽ giúp hạn chế tái phát sỏi. Đây là hy vọng mới cho người bệnh trong cuộc chiến nhằm chống lại sỏi mật cũng như dự phòng tái phát sỏi.

Nghiên cứu Kim Đởm Khang tại Viện 103 kết luận: Tỷ lệ tái phát sỏi đường mật trong gan, sỏi ống mật chủ giảm; các triệu chứng lâm sàng (đau, sốt, vàng da) cải thiện rõ rệt sau 3 tháng sử dụng. Sản phẩm sử dụng an toàn, chưa thấy tác dụng phụ sau 6 tháng sử dụng.

ĐT tư vấn: 04.3775.9865 – 08.3977.8085

Website: dongtay.net.vn

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thê thuốc chữa bệnh

Giúp con phòng và tránh tái phát “ho, sổ mũi, viêm họng, khò khè” lúc giao mùa

Bệnh viêm đường hô hấp (VĐHH) là bệnh thường gặp, chiếm tỉ lệ 30 – 55% bệnh lý của trẻ em. Trung bình trẻ dưới 5 tuổi mắc từ 5 -10 lần mỗi năm.

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ thường xuyên xảy ra khi thời tiết giao mùa, môi trường nóng lạnh đột ngột kèm theo khói bụi, ô nhiễm tạo điều kiện để dịch bệnh bùng phát, đồng thời do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên sức đề kháng, khả năng miễn dịch kém không đủ chống đỡ sự tấn công với mầm bệnh bên ngoài. Ngoài ra trẻ còn nhỏ chưa có ý thức vệ sinh tự bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm từ môi trường sống và  người có bệnh nên càng dễ mắc bệnh.

 Dấu hiệu ban đầu của bệnh VĐHH chỉ là ho có thể kèm theo sổ mũi, hắt hơi, viêm họng, khò khè, sốt… nhưng lại có mức độ lây nhiễm cao. Trẻ mắc bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ hội học hỏi và khả năng lĩnh hội kiến thức bị gián đoạn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của cha mẹ do phải dành nhiều thời gian chăm sóc con yêu khi con bị bệnh.

 Tiếp tục chương trình khảo sát chất lượng một số sản phẩm trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp ở trẻ, nhóm chúng tôi tìm đến nhà anh Vũ Đức Lựu để được chia sẻ về kinh nghiệm phòng tránh tái phát các triệu chứng viêm đường hô hấp trong suốt hai năm của bé Bống (Thu Uyên)

 Vừa bước vào căn nhà nhỏ tại địa chỉ  110 B2 KTT Nghĩa Tân, chúng tôi nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt của anh chị. Nhìn bé Bống thật xinh xắn và đáng yêu, anh  Lựu chia sẻ: “Bống nhà mình năm nay gần 4 tuổi; đợt bé được 1-2 tuổi hay ốm vặt lắm: ho, biếng ăn, sổ mũi, táo bón, thỉnh thoảng còn bị khò khè, đặc biệt là trường kỳ viêm họng. Mình đang công tác tại ban chỉ huy quân sự quận Hoàng Mai, đọc báo Tiền Phong biết về sản phẩm BigBB có tác dụng tăng cường sức đề kháng giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm hay gặp ở trẻ nhỏ: viêm đường hô hấp, viêm đường ruột, viêm tai giữa… nhất là các loại viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Ngoài ra, BigBB còn giúp trẻ ăn ngon và phòng ngừa chứng táo bón. Mình tìm hiểu kỹ qua báo chí, internet và được sự tư vấn thân quen của nhà thuốc Mai Hương ở Nghĩa Tân bảo sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn có thể dùng lâu dài. Mình quyết định mua BigBB về cho con dùng liên tục được 2 năm rồi.”

Ảnh được cung cấp bởi BigBB

Theo mạch câu chuyện, chị Cúc mẹ bé Bống chia sẻ: “Bé rất thích uống vì có vị ngọt dịu và mùi thơm, sau khi dùng BigBB liên tục thấy bé ăn ngon hơn, đường tiêu hóa tốt, ăn được nhiều thức ăn, táo bón hết hẳn; các triệu chứng VĐHH cũng giảm hẳn, ít tái phát, đặc biệt là chứng viêm họng, cháu khỏe mạnh hơn. Bây giờ mình đã có thể yên tâm hơn nhiều khi thời tiết thay đổi.”

Anh chị cũng hỏi thêm BigBB dùng cho độ tuổi nào, muốn dùng cho anh trai của Bống năm nay 8 tuổi có được không thì được đáp lời: “BigBB có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi dùng 2 gói/ ngày. Trẻ trên 12 tháng tuổi dùng 2-3 gói/ ngày để hỗ trợ phòng ngừa, 4 gói/ ngày  để hỗ trợ điều trị, chia làm 2 lần và uống trước ăn 30 phút. Để đạt hiệu quả cao nhất nên cho trẻ dùng BigBB theo đợt liên tục 3 tháng sau đó nghỉ 15 ngày và cho bé dùng lại  đợt tiếp theo.”

Chị Cúc cũng chia sẻ với chúng tôi rằng chị đã giới thiệu BigBB cho những người hàng xóm thấy đạt hiệu quả tốt. Chị nhiệt tình dẫn chúng tôi sang nhà cô Vân, hàng xóm nhà chị. Cô Vân là bà của bé Tùng Lâm, cô đang công tác tại Đại học Sư Phạm Hà Nội. Cô chia sẻ: “Bố mẹ cháu đang công tác tại Nga, thỉnh thoảng mới về nên bà chăm cháu. Dạo trước Tùng Lâm còi lắm, khả năng hấp thu dưỡng chất không tốt vì bị táo bón liên tục 4 -5 ngày mới đi 1 lần và hay ốm vặt: ho, sổ mũi, viêm họng… Tôi dùng rất nhiều các sản phẩm trong và ngoài nước rồi nhưng thấy cháu không hợp. Tình cờ nói chuyện với vợ chồng Cúc thì được giới thiệu dùng BigBB. Thấy bảo BigBB dùng rất tốt, mình cẩn thận mang BigBB sang cho chị bác sỹ nhi quen gần nhà hỏi thêm để an tâm. Tùng Lâm đã dùng BigBB được 5 tháng rồi rất hợp, trộm vía từ khi dùng cháu khỏe mạnh, đường tiêu hóa tốt, ăn ngon hơn, táo bón hết hẳn, tăng được 1kg. Tôi rất hài lòng về sản phẩm BigBB này và sang tháng tôi tiếp tục dùng đợt tiếp theo để hỗ trợ phòng ngừa tránh tái phát.”

Để được tư vấn thêm xin gọi: 04.3795.8513 / 0989.332.486

Ba mẹo để “đánh bật” chứng viêm nướu

Đã bao giờ trong lúc đánh răng, bạn giật mình khi thấy nướu bị chảy máu? Nếu câu trả lời là “Có”, bạn nằm trong số hơn 90% dân số Việt Nam mắc phải chứng viêm nướu, hay còn gọi là nha chu.

Viêm nướu là triệu chứng rất phổ biến và là giai đoạn khởi đầu của bệnh nha chu viêm. Nếu không được ngăn ngừa, điều trị, nha chu viêm tiến triển có thể làm tiêu xương ở răng, gây áp xe, sưng mủ, răng lung lay, cuối cùng là mất răng và có thể ảnh hưởng đến một số bệnh toàn thân nghiêm trọng khác. Nguyên nhân chính gây viêm nướu là mảng bám răng, thường xuất hiện ở kẽ và nướu răng, nơi bàn chải thông thường không chải tới.

Tuy nhiên, chỉ với vài lưu ý đơn giản sau đây là bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải chứng viêm nướu:

Thứ nhất: Cần chọn cho bạn một chiếc bàn chải phù hợp. Với rất nhiều kiểu dáng, kích cỡ và chủng loại trên thị trường thì việc lựa chọn loại bàn chải để mua là điều khiến cho nhiều người băn khoăn. Lời khuyên của các nha sĩ là bàn chải lông mềm giúp loại trừ mảng bám, chải sạch kẽ răng và không gây tổn thương nướu.

Thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, Colgate Palmolive giới thiệu bàn chải Colgate SlimSoft với lông chải siêu mềm và đầu lông siêu mảnh 0,01mm. Những lông chải này linh hoạt và mềm hơn so với lông chải bằng sợi nylon mềm thông thường, sẽ giúp chải sạch các mảng bám một cách nhẹ nhàng, cho miệng cảm giác thoải mái và không gây tổn thương nướu.

Thiết kế đặc biệt với cấu trúc đầu lông chải mảnh và dày đặc của Colgate SlimSoft tăng khả năng tiếp cận dưới nướu gấp 6 lần và đồng thời tiếp cận kẽ răng nhiều hơn để làm sạch mặt trước và mặt sau của răng hiệu quả hơn so với bàn chải thông thường. Ngoài ra, đầu bàn chải dễ dàng chuyển động linh hoạt để chải sạch những vị trí khó tiếp cận.

Thứ hai: Hãy chải răng đúng cách. Hầu hết chúng ta đều chưa chải răng đúng cách và điều này là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh về nha chu. Bạn hãy ghi nhớ 5 bước chải răng cơ bản sau đây để có một hàm răng khỏe mạnh nhé:

• Đặt bàn chải nghiêng một góc 450 so với đường viền nướu và chải mặt ngoài của răng, chải rung nhẹ lên xuống một cách nhẹ nhàng.

• Tiếp đó, chải mặt trong của răng

• Chải sạch mặt nhai

• Chải mặt trong của răng cửa ở hàm trên và hàm dưới

• Để có hơi thở thơm tho, hãy nhớ chải cả lưỡi của bạn nữa.

Thứ ba: Không dùng chung bàn chải với người khác và thay bàn chải định kỳ. Một lời khuyên của nha sĩ bạn nên biết đó là sau khi ốm dậy bạn nên lập tức thay bàn chải đánh răng, để các vi khuẩn gây bệnh không còn cơ hội “xâm nhập” vào cơ thể và gây tái phát bệnh. Ngoài ra, thay bàn chải đình kỳ mỗi ba tháng. Tuyệt đối tránh dùng chung bàn chải đánh răng với người khác bởi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao nếu dùng chung bàn chải đánh răng.

Chỉ với vài lưu ý đơn giản mà hữu ích, bạn đã có thể hoàn toàn giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nướu. Giờ đây, việc chải răng hàng ngày sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết, và bạn sẽ luôn tận hưởng những giây phút nhẹ nhàng, sảng khoái trong cuộc sống khi bệnh viêm nướu không còn là mối lo.

Bàn chải Colgate Slim Soft

  • Lông chải siêu mềm mảnh 0,01mm cho phép chải sạch sâu từng kẽ răng, bờ nướu và nhẹ nhàng giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả;
  • Đầu bàn chải thon gọn dễ dàng chuyển động linh hoạt để chải sạch những vị trí khó tiếp cận;
  • Thân bàn chải được thiết kế cong độc đáo, dễ cầm nắm và nâng cao hiệu quả chải răng.

Bé bị áp xe nang lông làm gì để tránh tái phát?

Em xin chào AloBacsi và BS Thảo,

Em xin hỏi BS Thảo là ngày 24/04/2012 em đưa bé nhà em đi khám vì ở cánh tay của bé bị nổi lên 1 cái mụt và bị sưng đỏ. BS chẩn đoán là bị áp xe nang lông, bác sĩ cho uống thuốc.

Đến ngày 26/04/2012 em thấy bé quấy khóc quá nên đi tái khám lại thì BS chỉ định mổ chỗ bị áp xe và cho uống thuốc Efferalgan (ngày uống 3 lần/gói) và Augmentin 250 (ngày uống 2 lần/gói).

Xin BS cho em hỏi là nguyên nhân gây ra bệnh áp xe như vậy là do đâu? Em cần phải làm gì để phòng tránh bệnh tái phát trở lại? Và trong thời gian cho bé uống thuốc thì có cần kiêng cữ những gì không? Vì ngày hôm sau em đưa bé đi ra nhà BS tư thay băng thì BS ở chỗ thay băng nói là kiêng cho bé ăn đồ ngọt và kiêng ăn cháo vì nếu ăn những loại đồ ăn đó sẽ làm bệnh tái phát trở lại?

Xin BS cho em hỏi bệnh áp xe có thể gây ra biếng chứng gì không? Những loại thuốc trên BS cho bé uống có đầy đủ và hợp lý chưa? Và BS thay băng cho bé có nói là chỗ áp xe chưa được mùi mà đã mổ vì xung quanh chỗ áp xe vẫn còn bị sưng đỏ, BS cho em hỏi tình trạng của bé nhà em như vậy có gì nguy hiểm không (bé nhà em nay được 19,5 tháng)?

Em cám ơn BS rất nhiều và em rất mong nhận được câu trả lời của BS!

Trân trọng! (Minh Trang – Tây Ninh)

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo trả lời:

Thân chào em Minh Trang,

Viêm nang lông nhiễm trùng ngoài da ở phần nông của nang lông. Biểu hiện ban đầu là các sẩn, mụn mủ hoặc các vết chợt ở cổ nang lông.

Khi nang lông có biểu hiện áp xe, là nang lông này đã có biến chứng thành nhọt, có thể là nhọt cụm, hoặc viêm mô dưới da.

Vi khuẩn thường gặp là tụ cầu, yếu tố thuận lợi là thời tiết nóng nực, môi trường ô nhiễm…các vùng da ở vùng kín hay ẩm ướt như nách, bẹn, vùng sinh dục – hậu môn, mông rất dễ bị viêm.

Bệnh có thể diễn tiến kéo dài dai dẳng, khó điều trị và hay tái phát. Để phòng ngừa tái phát, em nên loại bỏ được các yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng ẩm, giữ vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát. Trước và sau điều trị, em nên cho bé ăn uống bình thường, không phải kiêng gì em nhé.

Các thuốc dùng như trên là phù hợp, nếu bé của em không than đau nhức nữa, không sốt, em có thể ngưng Efferalgan. Hiện tại, em nên cho bé thay băng và dùng thuốc mỗi ngày, giữ vết mổ khô ráo, nếu thấy có gì bất thường em nên đưa bé đi tái khám lại, do BS không khám được cho bé và không trực tiếp nhìn thấy được tổn thương nên rất khó nói và đánh giá được vết mổ.

Chúc bé mau chóng hồi phục!

(Theo Alobacsi)

Uống thuốc bổ sung omega-3 không bảo vệ khỏi các vấn đề về tim

Các loại cá giàu acid béo omega 3 như cá hồi, cá ngừ và cá thu tốt cho tim mạch.

Sử dụng các sản phẩm bổ sung acid béo omega-3 không bảo vệ khỏi tái phát đau tim, đột quỵ hoặc các vấn đề tim mạch khác, một phân tích mới đây cho thấy.

Các kết quả này được đăng trực tuyến ngày 9/4 trên tờ Archives of Internal Medicine.

Tiến sĩ Myung thuộc Trung tâm Ung thư Quốc gia Hàn Quốc nói: “Thay vì dùng các sản phẩm bổ sung, những người đang nỗ lực phòng ngừa bệnh tim hoặc các vấn đề tim mạch tái phát nên ăn các loại cá giàu acid béo omega 3 như cá hồi, cá ngừ và cá thu”. 

Ông nói: “Các loại cá này có tác dụng chống bệnh tim mạch chứ không phải các sản phẩm bổ sung”. 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn các loại cá béo ≥ 2 lần/tuần có liên quan với giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

Đối với những người không thích ăn cá thì có thể ăn các acid béo omega-3 từ thực vật như hạt lanh, quả óc chó, đậu nành…

(Theo ANTD)

 

Tác dụng bất lợi của thuốc kháng histamin

Loét dạ dày tá tràng có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh khá phức tạp, có sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó ảnh hưởng của dịch vị dạ dày mà trực tiếp là acid HCl ở dạ dày đóng vai trò quan trọng. Mặc dù trong thời gian gần đây, sự ra đời của nhóm thuốc ức chế bơm proton đã mang lại tiến bộ rõ rệt trong điều trị, nhưng không phải ở đâu và không phải lúc nào cũng có thể sử dụng. Do đó, chúng ta vẫn phải nhắc đến vai trò và các tác dụng không mong muốn khi sử dụng một nhóm thuốc khác trong điều trị giảm tiết acid dạ dày - nhóm thuốc kháng histamin H2 mà thành viên nổi bật là cimetidin.

Các thuốc thường được sử dụng

Sau khi thử nghiệm hơn 700 hợp chất, cimetidin (biệt dược tagamet) là thế hệ đầu tiên của thuốc kháng H2 ra đời năm 1976; được phép bán ở thị trường vào tháng 8/1977 và nhanh chóng được sử dụng rộng rãi, có hiệu quả trong điều trị loét dạ dày tá tràng, có tác dụng cắt cơn đau nhanh, liền sẹo khoảng 80% sau 6 tuần điều trị. Cimetidin nhanh chóng trở thành thuốc chống loét được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi. Kể từ đó đến nay, cimetidin trở thành một trong những thuốc được kê đơn phổ biến nhất chỉ đứng sau ranitidin.


Tháng 6/1983, ranitidin - một ức chế thụ thể H2 thứ hai được chấp nhận, cấu trúc hơi khác với cimetidin, gây giảm tiết dịch vị gấp 5 - 10 lần cimetidin khi sử dụng cùng liều. Tuy nhiên, thuốc cũng không làm thay đổi diễn tiến tự nhiên của bệnh. Sau đợt điều trị ngắn hạn mà dừng thuốc, tỷ lệ tái phát là 50% trong vòng 6 tháng, 85% tái phát sau 1 năm. Thuốc có ít tác dụng phụ hơn cimetidin, chủ yếu là nhức đầu, chóng mặt, ngứa... ngừng thuốc thì hết.

Tháng 10/1986 và 8/1988, famotidin và nizatidin lần lượt được chấp nhận, có tác dụng mạnh hơn và ít tác dụng phụ hơn cimetidin rất nhiều.

Hiệu quả làm liền sẹo tương tự nhau của thuốc nhóm kháng H2 khi dùng trong thời gian điều trị 4 - 6 tuần. Thuốc có thể uống buổi tối hoặc chia hai lần trong ngày.

Cimetidin, famotidin, nizatidin và ranitidin là tất cả các thuốc không cần kê đơn sẵn có ở Mỹ.

Chỉ định điều trị

Do công thức gần giống với histamin, các thuốc kháng histamin H2 tranh chấp với histamin tại receptor H2 và không có tác dụng trên receptor H1. Mặc dù receptor H2 có ở nhiều mô như thành mạch, khí quản, tim, nhưng thuốc kháng histamin H2 tác dụng chủ yếu tại các receptor H2 ở dạ dày. Thuốc kháng histamin H2 ngăn cản bài tiết dịch vị do bất kỳ nguyên nhân nào làm tăng tiết histamin tại dạ dày (cường phó giao cảm, thức ăn, gastrin, bài tiết cơ sở). Do đó, nó không chỉ ức chế sau khi kích thích bằng histamin mà còn cả sau kích thích bằng gastrin hoặc acetylcholin. Liều lượng nhằm làm giảm tiết acid tương đương hiệu quả của cắt dây thần kinh phế vị (dây X).

Tác dụng của thuốc kháng histamin H2 phụ thuộc vào liều lượng, thuốc làm giảm tiết cả số lượng và nồng độ HCl trong dịch vị.

Vì vậy, thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:

- Loét dạ dày - tá tràng lành tính, kể cả loét do dùng thuốc chống viêm không steroid.

- Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.

- Hội chứng tăng tiết acid dịch vị (hội chứng Zollinger - Ellison).

- Làm giảm tiết acid dịch vị trong một số trường hợp loét đường tiêu hóa khác có liên quan đến tăng tiết dịch vị như loét miệng nối dạ dày - ruột.

- Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (nóng rát, khó tiêu, ợ chua) do thừa acid dịch vị.

- Làm giảm nguy cơ hít phải acid dịch vị khi gây mê hoặc khi sinh đẻ (hội chứng Mendelson).

Chống chỉ định và thận trọng

Chống chỉ định: Quá mẫn cảm với thuốc.

Thận trọng: Trước khi dùng thuốc kháng histamin H2 phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày, đặc biệt ở người từ trung niên trở lên vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư.

Có nhạy cảm chéo giữa các thuốc trong nhóm kháng histamin H2.

Dùng thận trọng, giảm liều và/hoặc kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng thuốc ở người suy thận.

Thận trọng ở người suy gan, phụ nữ có thai và cho con bú (ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú).

Tác dụng không mong muốn

Các chất đối kháng H2 có tính chất tương đối giống nhau. Nó đã được chấp nhận rộng rãi, tuy nhiên, cimetidin dường như gây ra tương tác với các thuốc chuyển hóa ở gan hơn các thuốc khác.

Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể gặp những triệu chứng bất thường do thuốc gây nên như: tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, lú lẫn, trầm cảm, kích động… hay chứng to vú ở đàn ông, bất lực ở đàn ông, tăng men gan. Viêm gan mạn tính, vàng da, rối loạn chức năng gan, viêm tụy có thể xảy ra. Các phản ứng này cũng sẽ khỏi khi ngừng thuốc. Đây là những tác dụng phụ của thuốc, những triệu chứng này có thể gặp ngay cả ở liều điều trị.

Ngoài ra, các thuốc thuộc nhóm này còn gây tương tác với rất nhiều thuốc khác, vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

ThS. Nguyễn Bạch Đằng

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Bệnh sỏi thận rất dễ tái phát

Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như uống thuốc để làm tan sỏi, tán qua da, phẫu thuật. Tuy nhiên, có đến 60% số bệnh nhân xuất hiện sỏi trở lại sau đó.


Nguyên nhân gây sỏi thận. Sỏi thận hình thành do lượng nước cung cấp cho cơ thể hàng ngày, hay nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản.

Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo, dẫn đến suy thận.

Khi thấy đau là sỏi đã lớn. Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi lớn lên gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết.

Nhiều cách chữa nhưng hay tái phát. Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật, uống thuốc làm tan sỏi. Tuy nhiên hơn 60% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát, do đó việc ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị là rất quan trọng.

Làm gì để tránh tái phát. Để ngăn chặn sự hình thành sỏi mới, cần loại bỏ các nguyên nhân hình thành sỏi thận như uống nhiều nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây. Ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric.

Ngoài ra có thể uống một một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu như thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang. Từ nhiều năm nay, các thầy thuốc đã sử dụng Sirnakarang trong điều trị sỏi cho rất nhiều bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân sử dụng đều cho thấy hiệu quả điều trị rõ rệt như: giảm kích thước sỏi thận, giảm các cơn đau quặn thận, giảm các biến chứng do sỏi thận gây ra.

Thuốc cốm Sirnakarang chứa cao Kim Tiền Thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và đái ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sirnakarang giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sirnakarang được bào chế dạng cốm dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. Thuốc cốm Sirnakarang được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-Who và được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu dễ tái phát, do đó cần tuân thủ chế độ sinh hoạt đủ nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi, đạm động vật,... Thay đổi môi trường sống cũng là một trong những phương pháp phòng tránh sỏi đường tiết niệu hiệu quả mang lại cho bệnh nhân một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thanh Vân.

ĐT tư vấn: 0436686226 - 04.66756717 Website: www.nhatha.vn

Meo.vn

Thuốc chữa dạ dày làm tăng nguy cơ đột qụy

Đó là một thông tin đầy bất ngờ trên tạp chí khoa học Y học Anh quốc ra tháng 10/2011.

Theo bài báo này thì các nhà khoa học Thụy Điển đã nghiên cứu trên một số lượng lớn bệnh nhân để tìm hiểu nguy cơ khi những bệnh nhân sử dụng thuốc chữa viêm loét dạ dày loại ức chế bơm proton.

Các nhà khoa học đã tiến hành điều tra trên 19.925 bệnh nhân bị đột qụy não và bị nhồi máu cơ tim nhưng có thêm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Theo một phác đồ cố định, toàn bộ những bệnh nhân này được chỉ định dùng hai thuốc là aspirin và omeprazol. Kết quả cho thấy, những người mà dùng omeprazol thường xuyên thì hoạt tính chống ngưng tập tiểu cầu của aspirin bị giảm và kết quả là họ dễ bị đột qụy hơn. Có đến 46-61% số bệnh nhân bị đột qụy hay nhồi máu tái phát sau một năm dùng thuốc nếu như họ dùng đồng thời cả hai thuốc này.

Rõ ràng là ức chế bơm proton đang làm ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát tim mạch. Điều này có thể khiến chúng ta phải thay đổi chiến lược dùng thuốc trong điều trị

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Tránh tái phát trầm cảm

Hồi phục từ bệnh trầm cảm là một chặng đường dài và đầy khó khăn. Khoảng phân nửa bệnh nhân trầm cảm có khả năng tái phát bệnh.

Dưới đây là một số cách giúp bạn tránh tái phát bệnh trầm cảm.

Đừng “gồng gánh” quá nhiều.

Bận rộn không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng bận rộn quá nhiều thì có thể “sinh chuyện”. Tình trạng quá tải tạo ra căng thẳng, vốn là một yếu tố gây trầm cảm. Bên cạnh đó, những hoạt động căng thẳng có thể làm cho sự lo lắng và trầm cảm nghiêm trọng thêm. Theo các chuyên gia, bạn có thể ngăn chặn căng thẳng bằng cách tạo ra sự cân bằng và biết được những giới hạn của mình.

Rau quả có thể giúp cải thiện tâm trạng - Ảnh: Shutterstock

Tập thể dục thường xuyên.

Là một trong những phương cách tốt nhất để ngừa trầm cảm. Kết hợp aerobic với bài tập tăng cường sức bền có tác dụng tốt hơn là chỉ tập aerobic. Các bài tập yoga cũng rất hiệu quả.

Hoãn các quyết định lớn.

Bạn có thể cảm thấy mình là một người mới, nhưng đây không phải là lúc thực hiện những thay đổi lớn, ngay cả những thay đổi mà bạn nghĩ sẽ làm cho mình vui hơn. Theo tiến sĩ Susan L.Marusak thuộc Trung tâm y khoa Đại học California, Los Angeles (Mỹ), cả quyết định tốt lẫn xấu trong khoảng thời gian này đều gây căng thẳng. “Tôi thường khuyên bệnh nhân chờ đợi, nếu có thể, đến lúc họ cảm thấy ổn hẳn trước khi đưa ra một quyết định có thể thay đổi cuộc sống”, ông cho biết.

Ngừng tự trách mình.

Nếu bị trầm cảm, bạn có thể nhiếc móc bản thân về những sai lầm, dù có thật hay tưởng tượng. Nhưng những câu như “Tôi nên làm khác đi” hoặc “Phải chi tôi đừng làm thế” là phản tác dụng, và có thể khiến bạn lún sâu vào tình trạng trầm cảm. “Bạn cần phải biết chấp nhận cái bạn không thể thay đổi và tập trung vào cái bạn có thể”, tiến sĩ Gerard Sanacora, thuộc Đại học Yale (Mỹ), cho biết. Có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia trị liệu nhận thức - hành vi.

Chú ý ăn uống, thuốc men.

Ăn uống và tập thể dục là “song kiếm hợp bích” trong việc duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất. “Một chế độ ăn uống ít chất béo, nhiều rau quả, nhiều cá, đặc biệt là omega-3, và a xít folic rất có ích cho tâm trạng. Tránh rượu và giảm thiểu sử dụng caffeine”, tiến sĩ Marusak nói.

Cũng theo ông này, cần duy trì việc uống thuốc hoặc theo đuổi các phương pháp trị liệu theo chỉ định của bác sĩ. Việc ngừng điều trị (nếu có) phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Meo.vn (Theo Thanhnien)