Lưu trữ cho từ khóa: tai ngoài

Tai em bị viêm sau khi làm ear candling, giờ ngứa quá thì em nên dùng thuốc gì?

Sau 1 lần em đi làm dịch vụ ear candling (lấy ráy tai bằng cách thổi lửa), thì em bị ngứa và chảy nước vàng ở tai.

Chào bác sĩ,

Em năm nay 25 tuổi, cách đây 2 tháng, sau 1 lần em đi làm dịch vụ ear candling (lấy ráy tai bằng cách thổi lửa), thì bị ngứa và chảy nước vàng, đi khám BS thì em bị nấm tai. BS có bôi thuốc và sau đó tình trạng chảy nước vàng không còn nữa nhưng em vẫn rất ngứa và khó chịu.

Em đi khám lần nữa thì BS nói em không bị gì cả nhưng có kê toa cho em dùng Polydexa. đi các tiệm thuốc đề không có nên dược sĩ đã đổi cho em sang Polydeson.

Em xin hỏi AloBacsi, vậy tình trạng của em có dùng Polydeson được không? Vì em đọc thấy nhiều tác dụng phụ quá. - (Lan Anh - nen…@yahoo.com)

Ảnh minh họa

Trả lời:

Lan Anh thân mến!

Qua thư thì có thể sơ bộ xác định em đã bị viêm ống tai ngoài. Đây là bệnh lý khá thường gặp, nhất là những người hay ngoáy tai, hoặc đi lấy ráy tai tại các cửa hàng dịch vụ hớt tóc, vì dụng cụ không sạch, dễ truyền các bệnh viêm ống tai do vi nấm, vi trùng qua dụng cụ không vô trùng này.

Da ống tai ngoài có thể chia làm 2 phần: Phần ngoài có da dày, có lông, có các tuyến, có chất nhờn, và dáy tai. Phần trong da mỏng, có các lông nhỏ, không có tuyến. pH của ống tai có tính acid (6,5- 6.8).

Khi ngoáy tai gây vi chấn thương ống tai, làm mất các chất bảo vệ của ống tai (chất nhờn, dáy tai) lây các mầm bệnh từ người này sang người khác qua dụng cụ, gây viêm ống tai do vi trùng, vi nấm sau đó gây chàm hóa ống tai. Tai viêm chảy nước dịch viêm vàng như em mô tả.

Em đã điều trị hết chảy nước vàng, nhưng vẫn còn ngứa, như vậy có thể vẫn còn nấm tai, hay chàm hóa ống tai, hay vẫn còn nhiễm trùng nhẹ. Do đó, em có thể nhỏ thuốc Polydexa, hay Polydeson khoảng 7 ngày.

Sau khi bệnh ổn định Em có thể nhỏ thuốc Boric acid 3% vài ngày để điều chỉnh lại pH acid của ống tai thì sẽ hết ngứa. Bên cạnh đó, em cũng nên hạn chế ngoáy tai, em nhé!

Chúc em mau khỏi bệnh!

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng

Meo.vn (Theo alobacsi)

Đôi điều cần biết về suy giảm thính lực bẩm sinh

Tuy là suy giảm thính lực bẩm sinh ít hơn so với suy giảm thính lực mắc phải nhưng nếu suy giảm thính lực bẩm sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu đén sự phát triển ngôn ngữ. Từ đó,  sự phát triển trí tuệ, tính nết, nhân cách và khả năng giao tiếp của trẻ cũng bị hạn chế rất nhiều.

Suy giảm thính lực bẩm sinh thường do các nguyên nhân sau: Mẹ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virut trong thời kỳ mang thai như: cúm, sởi, giang mai… Thoái hoá tinh thần thần kinh (do di truyền, do cha mẹ nghiện rượu, do cha mẹ cùng huyết thống, không tương hợp yếu tố Rh giữa máu mẹ và thai nhi, do suy giáp… ), đột biến gen.

Bào thai bị nhiễm độc các thuốc như streptomycin, kanamycin, quinin, maxiton… hoặc bị nhiễm độc các hoá chất như asenic, monoxid carbon (CO), các chất phóng xạ… Thiếu các vitamin nhóm B, thiếu iod… Các nguyên nhân này thường gây dị tật cho cơ quan thính giác vào khoảng tháng thứ 3 và 4 của thai kỳ.

Trong suy giảm thính lực bẩm sinh, tổn thương có thể khu trú ở các vị trí sau: Ở tai ngoài (chít hẹp ống tai ngoài, tịt lỗ tai ngoài, không có ống tai ngoài). Ở tai giữa (không có tai giữa, hoặc khuyết tật ở các xương con). Ở tai trong (khuyết tật ở mê nhĩ, ở cơ quan corti). Ở dây thần kinh thính giác hoặc ở thần kinh trung ương. Tổn thương có thể phối hợp nhiều vị trí nêu trên.


Teo đét cơ quan ở tai trong dẫn đến suy giảm thính giác.

Phát hiện và can thiệp sớm suy giảm thính lực bẩm sinh sẽ giúp trẻ có thể nghe, nói được, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tư duy và hoà nhập với cộng đồng. Vì thế nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai-mũi-họng càng sớm càng tốt. Can thiệp sớm suy giảm thính lực bẩm sinh cần được thực hiện ngay từ lúc trẻ được 1-2 tuổi, bao gồm 2 biện pháp chính:

Một là phục hồi chức năng nghe nhằm giải quyết các bệnh lý bẩm sinh của tai ngoài và tai giữa bằng cách: Đeo máy trợ thính cho những trẻ bị nghe kém, nhất là những trẻ nghe kém nặng. Đối với những trẻ nghe kém nhẹ hoặc trung bình, có thể tập cho trẻ nghe tiếng nói to và đọc môi để bắt chước nói theo. Cấy điện cực ốc tai cho những trẻ bị điếc hay điếc nặng. Giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi, trong khi chờ đợi các biện pháp phục hồi chức năng nghe, cần có kế hoạch cho trẻ tiếp xúc với tiếng động, âm thanh và ngôn ngữ có cường độ đủ lớn đến mức trẻ có thể nghe được.

Hai là giáo huấn nghe – nói. Đây là một chuyên ngành quan trọng, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên ngành như: giáo dục (sư phạm, tâm lý, ngôn ngữ), y tế (khoa tai-mũi-họng)… nhưng đặc biệt sự cộng tác của gia đình luôn luôn giữ vai trò chủ yếu. Nội dung giáo huấn nghe – nói bao gồm: Luyện nghe: theo các mức độ từ có lưu ý đến âm thanh, đến nhận ra âm thanh và cuối cùng là phân biệt được âm thanh để nghe được tiếng nói, tiến tới hiểu được tiếng nói để có thể nói lại được. Luyện nói: Luyện nói đi tiếp theo hoặc xen kẽ với luyện nghe. Cần phối hợp với huấn luyện tâm lý và nhất là yêu thương trẻ, khen ngợi trẻ để trẻ cộng tác tốt, ham muốn giao tiếp bằng lời nói. Trong hoàn cảnh, điều kiện không thực hiện được luyện nghe, luyện nói nêu trên, nhất là đối với những trẻ bị điếc hoặc điếc đặc, có thể huấn luyện cho trẻ thể hiện ngôn ngữ bằng các tín hiệu qua cử động của các ngón tay, tay và điệu bộ. Vẽ, đọc tranh, đọc chữ, viết, đánh vần bằng tay khi trẻ được 3-5 tuổi trở lên. Trong giáo huấn nghe – nói, nên phối hợp nhiều phương pháp và nên cho trẻ học cách giao tiếp bằng ra hiệu, điệu bộ và các cách khác trước sẽ làm cho việc học đọc môi để nói dễ dàng hơn.

Meo.vn (Theo Meyeucon)

Phẩu thuật chỉnh hình tai có phức tạp?

Xin bác sĩ giúp cháu:

Cháu 22 tuổi (nam). BS ơi, 2 tai cháu rất xấu vì bị vểnh ra và có 1 cục thịt thừa ở gần dái tai bên phải. Cháu rất mất tự tin nên lúc nào cũng để tóc dài phủ tai. Cháu nghe nói một số bệnh viện ở TPHCM có thể chỉnh hình lại tai.

Vậy cho cháu hỏi, phẫu thuật như thế có phức tạp không, chi phí là bao nhiêu? Sau khi phẫu thuật có biến chứng gì không? Bao lâu sau thì lành bệnh? Xin chân thành cảm ơn BS! (Cháu ở Bình Dương)

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bientapkhoahoc/20110510/tai.jpg
Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn!

Bacsi rất thông cảm và chia sẻ nỗi băn khoăng của bạn.

Vành tai ngoài chức năng nghe còn giúp cho chúng ta có khuôn mặt cân đối. Trong trường hợp bất thường như tai của bạn, vành tai bị vểnh và có thịt thừa ở nắp tai làm cho mất thẩm mỹ khiến bạn tự ti.

Về cấu trúc, vành tai là một cái loa bằng sụn, ngoài có da bao bọc, vành tai có những chỗ lồi và chỗ lõm.

Vểnh tai là vành tai to và đưa ngang ra phía trước như tai lừa. Muốn làm cho tai hết vểnh người ta phải cắt bớt da và sụn ở rãnh sau tai, khâu lại vành tai vào cốt mạc và da ở vùng trước xương chũm. Nếu có thịt thừa ở nắp tai thì sẽ được phẫu thuật cắt đi phần da thừa.

Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của ngành thẩm mỹ thì các phẫu thuật như vậy không còn quá khó khăn nữa.

Tại TPHCM có rất nhiều cơ sở thẩm mỹ có thể làm được phẫu thuật này. Bạn có thể đến khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ của BV Chợ Rẫy hoặc các cơ sở y tế tư nhân có phẫu thuật thẩm mỹ được Nhà nước cho phép để được tư vấn về kinh phí phẫu thuật.

Thường thì thời gian lành vết thương sau phẫu thuật là 7-10 ngày.

Chúc bạn sớm lấy lại sự tự tin!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Hậu quả từ thói quen ngoáy tai

Ngoáy tai là thói quen rất thường gặp, từ trẻ đến già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy, thỉnh thoảng lại ngoáy tai với lý do là để cho tai sạch. Họ thường dùng tăm bông hay bất kỳ một loại vật cứng nào để ngoáy tai. Vậy ngoáy tai thường xuyên như thế có tốt không?

Hậu quả khi ngoáy tai nhiều

Ngoáy tai nhiều gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai - đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn. Mặt khác việc ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai (nếu có) vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai. Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai. Khoa Cấp cứu Bệnh viện tai mũi họng Trung ương cũng đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân ngoáy tai bằng que sắt lấy từ một cái ô hỏng, khi đang ngoáy bị cháu xô phải, xuyên thẳng vào trong tai trong hoặc não gây tổn thương nặng nề. 

Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.


Ngoáy tai có thể gây thủng màng nhĩ.

Viêm ống tai là hậu quả thường gặp

Triệu chứng ban đầu của viêm ống tai là ngứa tai, ngứa tai ngày càng tăng dần đặc biệt nếu ngoáy tai nhiều, sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, nhiều bệnh nhân nói có cảm giác đau giật lên nửa đầu. Biểu hiện đau càng nhiều lên khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp. Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt 38 - 39ºC, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng đã đau.

Khám thấy da ống tai ngoài đỏ, nhiều dịch bẩn ứ đọng, ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ tuỳ theo mức độ viêm, nếu độc tố vi khuẩn quá mạnh gây nên viêm tấy lan toả ống tai ngoài lan rộng làm sưng tấy cả góc hàm bên tai, đau kèm theo xuất hiện hạch nhỏ cùng bên, di động, ấn đau. Màng nhĩ vẫn bình thường. 

Cách xử trí đúng một số biểu hiện khó chịu của tai

Khi ngứa tai, tức là ống tai ngoài đang bị tổn thương, càng ngoáy sẽ làm thương tổn lan rộng và nặng nề hơn. Lúc này nên nhỏ thuốc dùng cho tai ngoài trong vòng một tuần. Những loại thuốc nhỏ tai dùng trong trường hợp viêm ống tai ngoài là những thuốc dùng trong khi màng nhĩ không thủng, chủ yếu là những thuốc điều trị bệnh lý của ống tai ngoài như viêm ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài, chấn thương rách da ống tai như polydexa, thuốc sát khuẩn tại chỗ betadine... đôi khi có tác dụng giảm đau của màng nhĩ khi sung huyết trong viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu của bệnh như otipax.

Nếu nước vô tình vào trong ống tai khi tắm hoặc bơi gây cảm giác ù tai: lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi nhiều.

Nếu sau khi ngoáy tai đau và chảy máu phải điều trị tại các cơ sở tai mũi họng: Đặt thuốc, nhỏ thuốc tai tại chỗ nếu viêm ống tai ngoài mức độ nhẹ. Nếu nặng phải dùng kháng sinh, kháng viêm toàn thân kết hợp với giảm đau và làm thuốc tai tại chỗ.

Viêm ống tai ngoài là bệnh rất hay tái phát nếu vẫn giữ thói quen ngoáy tai khi ngứa.

Mỗi bộ phận của tai ngoài giữ chức năng riêng
Tai ngoài là bộ phận của tai (cấu tạo của tai bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong). Tai ngoài – đúng như tên gọi của nó, nó nằm ngoài cùng trong ba bộ phận cấu tạo nên tai. Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai với cấu tạo chủ yếu là sụn, xương được bao bọc bởi một lớp da và tổ chức liên kết dưới da mỏng và lỏng lẻo. Mạch máu nuôi dưỡng cho vùng này rất nghèo nàn. Thần kinh chi phối chủ yếu là nhánh tách ra từ dây thần kinh sọ số IX, dây này vừa cảm giác tai, vừa cảm giác họng nên viêm họng cũng gây ra đau tai hoặc viêm tai ảnh hưởng ngược lại chức năng nhai và nuốt, bên cạnh đó khi ngoáy tai, người bệnh cũng có cảm giác ngứa họng và ho. Tai ngoài làm nhiệm vụ hứng sóng âm thanh trong không khí để đưa vào tai giữa và tai trong. Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai. Ráy tai có thể khô hoặc ướt tùy từng cá thể. Ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, do thành phần ráy tai có chất kháng sinh, có tính chất dính để bẫy vi khuẩn. Ráy tai phủ một lớp trên ống tai ngoài, tránh cho các vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài.

TS. Phạm Bích Đào

Meo.vn (Theo SKĐS)

Ngoáy tai thường xuyên có tốt?

Ngoáy tai là thói quen rất thường gặp, từ trẻ đến già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy, thỉnh thoảng lại ngoáy tai với lý do là để cho tai sạch.

Họ thường dùng tăm bông hay bất kỳ một loại vật cứng nào để ngoáy tai. Vậy ngoáy tai thường xuyên như thế có tốt không?

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20110913-102145-1-thung-mang-nhi-vi-tam-bong.jpeg

Ảnh minh họa

Hậu quả khi ngoáy tai nhiều

Ngoáy tai nhiều gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai - đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn. Mặt khác việc ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai (nếu có) vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai. Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai. Khoa Cấp cứu Bệnh viện tai mũi họng Trung ương cũng đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân ngoáy tai bằng que sắt lấy từ một cái ô hỏng, khi đang ngoáy bị cháu xô phải, xuyên thẳng vào trong tai trong hoặc não gây tổn thương nặng nề.

Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.

Viêm ống tai là hậu quả thường gặp

Triệu chứng ban đầu của viêm ống tai là ngứa tai, ngứa tai ngày càng tăng dần đặc biệt nếu ngoáy tai nhiều, sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, nhiều bệnh nhân nói có cảm giác đau giật lên nửa đầu. Biểu hiện đau càng nhiều lên khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp. Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt 38 - 39ºC, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng đã đau.

Ngoáy tai thường xuyên có tốt?, Sức khỏe, ngoay tai thuong xuyen, ngoay tai, benh tai, benh o tai, suc khoe,

Ngoáy tai có thể gây thủng màng nhĩ. (Ảnh minh họa)

Khám thấy da ống tai ngoài đỏ, nhiều dịch bẩn ứ đọng, ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ tuỳ theo mức độ viêm, nếu độc tố vi khuẩn quá mạnh gây nên viêm tấy lan toả ống tai ngoài lan rộng làm sưng tấy cả góc hàm bên tai, đau kèm theo xuất hiện hạch nhỏ cùng bên, di động, ấn đau. Màng nhĩ vẫn bình thường.

Cách xử trí đúng một số biểu hiện khó chịu của tai

Khi ngứa tai, tức là ống tai ngoài đang bị tổn thương, càng ngoáy sẽ làm thương tổn lan rộng và nặng nề hơn. Lúc này nên nhỏ thuốc dùng cho tai ngoài trong vòng một tuần. Những loại thuốc nhỏ tai dùng trong trường hợp viêm ống tai ngoài là những thuốc dùng trong khi màng nhĩ không thủng, chủ yếu là những thuốc điều trị bệnh lý của ống tai ngoài như viêm ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài, chấn thương rách da ống tai như polydexa, thuốc sát khuẩn tại chỗ betadine... đôi khi có tác dụng giảm đau của màng nhĩ khi sung huyết trong viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu của bệnh như otipax.

Nếu nước vô tình vào trong ống tai khi tắm hoặc bơi gây cảm giác ù tai: lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi nhiều.

Nếu sau khi ngoáy tai đau và chảy máu phải điều trị tại các cơ sở tai mũi họng: Đặt thuốc, nhỏ thuốc tai tại chỗ nếu viêm ống tai ngoài mức độ nhẹ. Nếu nặng phải dùng kháng sinh, kháng viêm toàn thân kết hợp với giảm đau và làm thuốc tai tại chỗ.

Viêm ống tai ngoài là bệnh rất hay tái phát nếu vẫn giữ thói quen ngoáy tai khi ngứa.

Mỗi bộ phận của tai ngoài giữ chức năng riêng

Tai ngoài là bộ phận của tai (cấu tạo của tai bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong). Tai ngoài – đúng như tên gọi của nó, nó nằm ngoài cùng trong ba bộ phận cấu tạo nên tai. Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai với cấu tạo chủ yếu là sụn, xương được bao bọc bởi một lớp da và tổ chức liên kết dưới da mỏng và lỏng lẻo. Mạch máu nuôi dưỡng cho vùng này rất nghèo nàn.

Thần kinh chi phối chủ yếu là nhánh tách ra từ dây thần kinh sọ số IX, dây này vừa cảm giác tai, vừa cảm giác họng nên viêm họng cũng gây ra đau tai hoặc viêm tai ảnh hưởng ngược lại chức năng nhai và nuốt, bên cạnh đó khi ngoáy tai, người bệnh cũng có cảm giác ngứa họng và ho. Tai ngoài làm nhiệm vụ hứng sóng âm thanh trong không khí để đưa vào tai giữa và tai trong. Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai. Ráy tai có thể khô hoặc ướt tùy từng cá thể. Ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, do thành phần ráy tai có chất kháng sinh, có tính chất dính để bẫy vi khuẩn. Ráy tai phủ một lớp trên ống tai ngoài, tránh cho các vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài.

Meo.vn (Theo TS. Phạm Bích Đào/SK&ĐS)

Xoa tai tăng sức nghe và dưỡng thân

Xoa tai không chỉ có tác dụng về thính giác mà còn tác động đến toàn bộ cơ xương của cơ thể.

Xoa vuốt vành tai: Dùng 2 lòng bàn tay chà xát, xoa 2 vành tai cho nóng lên, sau đó dùng 1 ngón tay cái và ngón trỏ của 2 tay kéo dãn vành tai từ trên xuống dưới. Vì tai là một tổ chức sụn nên chúng ta có thể chà xát thoải mái cho nóng lên. Bài này có tác dụng khai mở, tăng cường bộ phận thu nạp âm thanh của chức năng nghe.

http://news.giadinhnho.comhttp://news.bacsi.com/images/stories/song_khoe/chua_sap_xep/15648_giu_suc_khoe_cho_doi_tai.jpg
Xoa tai không chỉ có tác dụng về thính giác mà còn tác động đến toàn bộ cơ xương của cơ thể.

Bập bùng màng nhĩ: Dùng 2 lòng bàn tay áp vào loa tai nhiều lần, sẽ tạo nên âm thanh như tiếng ve, tiếng gió, tiếng mưa. Âm thanh do áp lực từ bàn tay sinh ra sẽ làm rung động màng nhĩ để khuếch đại âm thanh nhiều lần. Công pháp này giúp tăng cường chức năng thứ 2 của tính nghe là khuếch đại âm thanh.

Gây rung chấn ống nghe: Đóng chặt vành tai lại và dùng ngón cái ấn phía ngoài để ống tai ngoài căng tức, tạo áp để thông thoáng ống tai, tạo sức lan tỏa của âm thanh mạnh hơn. Đây là pháp tăng cường chức năng thứ 3 của tính nghe, là tăng tính lan tỏa của âm thanh.

Tiếng trống trời: Dùng 2 lòng bàn tay áp chặt vào loa tai 2 bên và dùng 2 ngón tay cái và trỏ để gõ vào hai ụ xương ngọc chẩm phía trên gáy. Ta sẽ nghe thấy âm thanh trầm ấm, vang sâu (nghe như tiếng trống trận), còn gọi là tiếng trống trời.

Đây là phương pháp để tăng cường chức năng thứ 4 của tính nghe, là tác động để tăng cường, dẫn truyền âm thanh qua hệ thống xương. Có 12 xương liên kết và tổ hợp với nhau để dẫn truyền âm thanh, trong đó có những xương rất nhỏ như xương đá, xương đe, xương búa - cũng là những xương bé nhất trên cơ thể.

Meo.vn (Theo Bee)

Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa

Trẻ nhỏ có tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa cao nhất và càng lớn tuổi thì bệnh càng ít gặp do tai giữa được bảo vệ tốt hơn. Đối với các trường hợp viêm tai giữa không được điều trị đúng và kịp thời thì biến chứng thủng màng nhĩ rất dễ gặp.

Viêm tai giữa (VTG) cấp là tình trạng viêm cấp niêm mạc hòm nhĩ, vòi nhĩ và niêm mạc lót trong tế bào hơi của xương chũm.

Vì vị trí giải phẫu của tai, xương chũm rất gần não, tĩnh mạch bên nên dễ gây nên biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong. Hipocrat đã từng nói rằng “Đau tai cấp tính kèm theo sốt cao liên tục vô cùng nguy hiểm vì có thể dẫn đến hôn mê mà chết”. Từ khi kháng sinh ra đời và được đưa vào chữa bệnh rộng rãi thì VTG và xương chũm cấp đã được điều trị hiệu quả nếu được điều trị kịp thời. Chỉ có bệnh nhân phát hiện muộn, đã có biến chứng hoặc đe doạ biến chứng mới cần phẫu thuật.

Đối tượng nào dễ bị viêm tai giữa?

VTG cấp thường gặp ở trẻ em từ 1-2 tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm miễn dịch sau một số bệnh như sởi… thường dễ bị mắc bệnh VTG cấp. Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi tỷ lệ mắc bệnh là 80%. 30% có thể tự khỏi. Khoảng 40% bị viêm tai giữa tái phát nhiều lần. Tuổi càng lớn VTG cấp càng giảm vì tuổi càng lớn tỉ lệ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính càng giảm, chức năng vòi nhĩ càng tốt nên bảo vệ tai giữa tốt hơn, tổ chức VA dần teo đi ít gây tắc vòi nhĩ.

Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa, Tai - Mũi - Họng, Sức khỏe đời sống, suc khoe, thung mang nhi, viem tai giua, tre em, viem cap, nhiem khuan

Viêm tai giữa dễ gây thủng màng nhĩ.

Thủ phạm gây viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa do viêm nhiễm tại chỗ chủ yếu do viêm VA, amidal, mũi họng cấp, xoang; tắc vòi nhĩ: do u sùi họng, thay đổi áp lực đột ngột khi đi máy bay, lặn sâu… tình trạng dị ứng gây phù nề tắc vòi; dị tật hở hàm ếch: các nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng có >50% bệnh nhân hở hàm ếch bị VTG cấp; do vi khuẩn thường gặp: tụ cầu (Streptococus pneumoniae) 30%, virut cúm (Hemophilus influenzae) 23%…, Moraxella catarralis 14%.

Vỡ mủ là dấu hiệu nhận biết thủng màng nhĩ do viêm tai giữa

Viêm tai giữa cấp giai đoạn vỡ mủ là dấu hiệu màng nhĩ đã thủng. Triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm hẳn, đỡ sốt, trẻ đỡ quấy khóc, hết tiêu chảy. Thăm khám thấy ống tai ngoài có mủ, màng nhĩ có lỗ thủng ở giữa hoặc trước dưới, mủ lúc đầu loãng, nhầy, sau đặc dần thành mủ nhầy keo hoặc mủ trắng đặc. Nếu được điều trị kháng sinh, chống viêm, làm thuốc tai tốt, bệnh sẽ khỏi, màng tai có thể liền. Nếu giai đoạn này không được điều trị hay điều trị không kịp thời bệnh sẽ chuyển sang VTG mạn tính, hoặc viêm xương chũm cấp và có thể gây các biến chứng như: liệt mặt ngoại biên, viêm mê nhĩ, ù tai chóng mặt, viêm màng não…bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do bệnh tích lan qua khớp trai đá.

Chữa viêm tai giữa theo từng giai đoạn

Giai đoạn vỡ mủ: dùng kháng sinh, chống viêm uống hoặc tiêm, làm thuốc mũi xoang, làm thuốc tai hằng ngày đến khi tai khô, theo dõi trẻ đến khi màng tai liền hoàn toàn. Việc làm thuốc tai có ý nghĩa quan trọng, các thuốc nhỏ tai cần phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng vì một số thuốc dùng không đúng cách có thể gây điếc vĩnh viễn không phục hồi. Tuyệt đối tránh để nước vào tai.

Cần lưu ý những trẻ hay bị chảy mũi xanh, đặc, phải há mồm thở khi ngủ, hay sốt vặt và thường bị VTG cấp tái đi tái lại thì cần được nạo VA, cắt amidal, hút mũi xoang khi cần, chứ không chỉ điều trị nội khoa đơn thuần.

Phòng bệnh: để phòng tránh viêm tai giữa nói chung thì cần phòng chống các nguy cơ gây viêm nhiễm đường thở trên cấp tính như viêm mũi họng, viêm VA, viêm amydal, viêm xoang. Các gia đình có cháu nhỏ cần tạo một môi trường sống trong lành cho trẻ, khói thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ cao gây bệnh viêm nhiễm đường thở trên cấp tính và từ đó gây viêm tai giữa. Khi bị viêm nhiễm đường thở trên cấp tính cần được điều trị tại các cơ sở y tế. Khi có các biểu hiện về tai thì cần được thăm khám và theo dõi tại chuyên khoa tai mũi họng. Việc nhỏ thuốc vào tai và làm thuốc tai phải theo đúng chỉ định của bác sĩ tai mũi họng, không nên tự điều trị.

Theo TS. Lương Hồng Châu (Sức khỏe & Đời sống)

Điếc khi về già

Giảm thính lực dần dần xảy ra khi bạn có tuổi (giảm thính lực tuổi già) là tình trạng hay gặp. Khoảng 1/3 số người Mỹ trên 60 tuổi và 1/2 số người Mỹ trên 75 tuổi bị nghe kém.
Theo thời gian, giảm thính lực do tiếng ồn góp phần gây điếc do làm tổn thương ốc tai, một phần của tai trong. Các bác sỹ tin rằng di truyền và tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn là những yếu tố chính góp phần gây điếc. Các yếu tố khác như nút ráy tai, có thể khiến tai bạn dẫn truyền âm thanh không được tốt.
Bạn không thể đẩy lùi những tổn thương ở tai trong. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải sống trong một thế giới câm lặng. Bạn và bác sỹ có thể thực hiện một số bước để cải thiện khả năng nghe.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của giảm thính lực có thể gồm:
* Tính chất của tiếng nói và những âm thanh khác bị bóp nghẹt.
* Khó hiểu từ ngữ, nhất là ở chỗ ồn ào hoặc đông người.
* Đòi người khác phải nói chậm, rõ và to hơn
* Cần vặn to âm thanh của ti vi hoặc đài
* Không muốn giao tiếp
* Lánh mặt khỏi một số dịp lễ tết
Nguyên nhân
Ta nghe được âm thanh là nhờ sóng âm va đập vào các cấu trúc trong tai, và tai biến đổi rung động của sóng âm thành những tín hiệu thần kinh được não nhận diện là âm thanh.
Tai gồm 3 vùng chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Sóng âm truyền qua tai ngoài và làm rung màng nhĩ. Màng nhĩ và 3 xương nhỏ ở tai giữa – xướng búa, xương đe và xương bàn đạp – khuyếch đại rung động khi chúng truyền vào tai trong. Ở đó, rung động truyền qua dịch ở ốc tai, một cấu trúc giống hình con ốc ở tai trong. Nối với các tế bào thần kinh ở ốc tai là hàng ngàn sợi lông rất nhỏ giúp chuyển rung động âm thanh thành các tín hiệu điện truyền tới não. Ðó là cách bạn phân biệt âm thanh này với âm thanh khác.
Ðối với một số người, điếc có thể là do ráy tai tích tụ dần làm tắc ống tai và ngăn cản sự dẫn truyền sóng âm. Nút ráy tai là một trong nhiều nguyên nhân hay gặp gây điếc ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân gây điếc hay gặp nhất là do tổn thương ốc tai. Những sợi lông chuyển trong ốc tai có thể bị đứt hoặc bị cong, và các tế bào thần kinh có thể bị thoái hóa. Khi các tế bào thần kinh hoặc lông chuyển bị tổn thương hoặc mất đi, các tín hiệu điện không được truyền một cách hiệu quả, và điếc xảy ra. Những âm thanh ở cường độ cao hơn có thể bị bóp nghẹt khi tới tai bạn. Bạn có thể khó nghe được lời nói ở nơi ồn ào.
Viêm tai và khối u ở tai ngoài và tai giữa, hoặc rách màng nhĩ cũng có thể gây điếc.
Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố có thể làm tổn thương hoặc dẫn tới mất các sợi lông chuyển và các tế bào thần kinh ở tai trong gồm:
* Tuổi. Sự hao mòn bình thường do âm thanh qua năm tháng có thể làm tổn thương các tế bào của tai trong.
* Tiếng ồn lớn. Tiếng ồn nghề nghiệp, như nghề xây dựng hoặc nhà máy, và tiếng ồn giải trí, như nghe nhạc to, động cơ của xe trượt tuyến hoặc xe máy, hoặc tiếng nổ hỏa khí, có thể góp phần gây tổn thương tai trong.
* Di truyền. Cấu tạo gen có thể làm cho bạn dễ bị tổn thương tai.
* Một số thuốc. Những thuốc như kháng sinh gentamicin có thể gây tổn thương tai trong. Ảnh hư
hưởng tạm thời tới thính lực – như ù tai hoặc điếc – có thể xảy ra nếu bạn dùng aspirin liều rất cao.
* Một số bệnh. Những bệnh có sốt cao, như viêm màng não, có thể làm tổn thương ốc tai.
Khi nào cần đi khám
Hãy nói với bác sỹ nếu bạn gặp khó khăn khi nghe. Nếu bạn phải vất vả mới hiểu những điều được nói trong cuộc trò chuyện, nhất là ở chỗ ồn ào, nếu âm thanh có vẻ bị bóp nghẹt, hoặc nếu bạn thấy phải chỉnh âm lượng to hơn khi nghe nhạc, đài hoặc ti vi, thì thính lực của bạn có lẽ đã bị giảm.
Sàng lọc và chẩn đoán
Ðể xác định khả năng nghe và mức độ giảm thính lực, bác sỹ có thể kiểm tra thính lực.
Đầu tiên, bác sỹ thực hiện một test sàng lọc chung để có được khái niệm chung về khả năng nghe của bạn. Bác sỹ có thể yêu cầu bạn lần lượt bịt từng tai để xem khả năng bạn nghe những từ được nói ở những cường độ khác nhau và đáp ứng của bạn với những âm thanh khác.
Trong một test kỹ càng hơn gọi là đo thính lực, bạn đeo tai nghe và nghe những âm thanh trự tiếp vào từng tai. Bác sĩ sẽ đưa ra một loại những âm thanh với âm sắc khác nhau và yêu cầu bạn báo hiệu mỗi khi nghe thấy âm thanh. Mỗi âm thanh được lặp lại ở mức độ yếu để xem khi nào thì bạn còn nghe thấy. Bác sĩ cũng sẽ đưa ra những từ khác nhau để xác định khả năng nghe của bạn.
Ðiều trị
Nếu bạn bị điếc do tổn thương tai trong, máy trợ thính có thể có ích. Nếu bạn không thể nghe tốt như bình thường do nút ráy tai, bác sỹ có thể lấy ráy tai và cải thiện sức nghe của bạn. Nếu bạn bị điếc nặng, cấy ốc tai có thể là một lựa chọn.
Lấy nút ráy tai
Bác sỹ lấy ráy tai bằng cách:
* Làm mềm ráy tai. Bác sỹ sẽ dùng ống nhỏ vài giọt dầu nhờn hoặc glycerin vào tai của bạn để làm mềm ráy tai, sau đó bơm một ít nước ấm vào tai bạn. Khi bạn nghiêng tai, nước sẽ chảy ra ngoài. Bác sỹ có thể làm lại vài lần để cuối cùng ráy tai trôi ra ngoài.
* Cạo ráy tai. Bác sỹ của bạn có thể làm mềm ráy tai, và sau đó lấy ra bằng một dụng cụ gọi là thìa nạo.
* Hút ráy tai. Bác sỹ dùng một dụng cụ hút để láy ráy tai đã mềm.
Máy trợ thính
Bác sĩ có thể thảo luận với bạn về những lợi ích của việc dùng máy trợ thính, giới thiệu một thiết bị và lắp nó cho bạn.
Máy trợ thính không thể giúp cho tất cả những người bị điếc, nhưng chúng có thể cải thiện sức nghe cho nhiều người. Khoảng 1/5 số người bị điếc dùng máy trợ thính. Cấu hình của máy trợ thính gồm:
* Một tai nghe để tập hợp những âm thanh quanh bạn
* Một bộ khuyếch để làm âm thanh to hơn
* Một ống nghe để truyền âm thanh tới tai
* Pin để cung cấp điện cho thiết bị
Âm thanh lớn hơn giúp kích thích tế bào thần kinh trong ốc tai để bạn có thể nghe tốt hơn. Cần có thời gian để quen với máy trợ thính. Âm thanh bạn nghe thấy là khác vì đã được phóng đại. Bạn có thể cần thử nhiều thiết bị để tìm ra loại phù hợp với bạn.
Máy trợ thính có nhiều kích cỡ, hình dạng và kiểu dáng khác nhau. Một số máy trợ thính đặt sau tai với một ống nhỏ đưa âm thanh khuyếch đại vào ống tai. Một số loại khác đeo ở ngoài tai hoặc trong ống tai.
Cấy ốc tai
Nếu bạn bị điếc nặng, thường do tổn thương tai trong, một thiết bị điện tử gọi là ốc tai cấy ghép có thể là một lựa chọn. Không giống máy trợ thính khuyếch đại âm thanh và hướng nó vào ống tai, ốc tai cấy ghép bù đắp cho những bộ phận bị tổn thương hoặc không làm việc ở tai trong. Nếu bạn đang xem xét việc cấy ốc tai, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về những nguy cơ và lợi ích.
Phòng ngừa
Những bước sau có thể giúp bạn phòng ngừa điếc do tiếng ồn:
* Bảo vệ tai ở nơi làm việc. Loại nút tai được thiết kế đặc biệt giống như tai nghe có thể bảo vệ tai của bạn bằng cách giảm những âm thanh lớn xuống mức độ có thể chấp nhận được. Loại nút tai làm sẵn hoặc theo đơn đặt hàng làm bằng chất dẻo hoặc cao su cũng có thể bảo vệ hiệu quả tai bạn khỏi tiếng ồn.
* Đo thính lực. Đo thính lực thường xuyên nếu bạn làm việc trong môi trường ồn ào. Kiểm tra tai thường xuyên có thể phát hiện sớm điếc. Biết mình nghe kém nghĩa là bạn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa nghe kém thêm.
* Tránh các nguy cơ khi giải trí. Các hoạt động như bắn súng và nghe nhạc to có thể làm tổn thương tai. Mang nút tai khi tham gia hoạt động giải trí ồn ào có thể bảo vệ tai của bạn. Vặn nhỏ âm lượng khi nghe nhạc có thể giúp bạn tránh được tổn thương thính lực.
Các kỹ năng đối phó
Hãy thử các gợi ý sau để giao tiếp dễ dàng hơn cho dù bạn nghe kém:
* Ðối diện với người mà bạn đang trò chuyện
* Tắt các tiếng ồn có thể gây trở ngại cho cuộc trò chuyện, như ti vi
* Yêu cầu những người khác nói rõ ràng. Hầu hết mọi người sẽ giúp nếu họ biết bạn khó nghe thấy họ nói.
* Ở nơi công cộng, như nhà hàng hoặc nơi tụ tập đông người, hãy chọn chỗ nói chuyện xa nơi ồn ào.
* Cân nhắc dùng máy trợ thính. Những thiết bị nghe khác, như hệ thống nghe TV hoặc thiết bị khuyếch đại điện thoại, có thể giúp bạn nghe tốt hơn trong khi giảm các tiếng ồn khác xung quanh.

Chảy mủ tai

Tôi 28 tuổi, tôi bị tình trạng chảy mủ ở lỗ tai từ khi còn nhỏ. Mỗi khi bị chảy mủ thì tôi lại dùng thuốc nhỏ polydexa. Bệnh thường khiến tôi bị đau đầu, khó chịu, lỗ tai thì lúc nào cũng cứ nghe u u, nhiều lúc đang nghe âm thanh to, bỗng nghe nhỏ lại. Tôi xin hỏi, bệnh này có làm giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến não không? (thuyquynh@...)

Trả lời:

Cấu tạo tai của mỗi người có 3 bộ phận chính gồm: tai ngoài (vành tai, ống tai) có nhiệm vụ đón và dẫn truyền âm thanh vào tai giữa. Tai giữa có màng nhĩ, chuỗi xương con, hòm nhĩ thông xuống vòm mũi họng bằng 1 ống gọi là vòi nhĩ. Tai giữa là nơi tiếp nhận, xử lý âm thanh truyền vào tai trong.

Trong tình huống bạn nêu trong thư là viêm tai giữa thủng màng nhĩ, việc nhỏ polydexa liên tục, lâu ngày sẽ không tốt, vì kháng sinh có trong thành phần của polydexa có thể làm nhiễm độc ốc tai gây giảm thính lực, ù tai. Như vậy bạn bị ù tai có thể là do nhỏ polydexa lâu ngày, cũng có thể do tắc, bán tắc vòi nhĩ. Nhức đầu có trong viêm tai giữa và cả trong viêm xoang, do vậy bạn nên đến gặp bác sĩ tai - mũi - họng để được khám và tư vấn cho đúng với bệnh của mình.

Bác sĩ Phạm Thanh Sơn

(BV Phương Đông, TP.HCM)

Tránh cho trẻ bị viêm tai ngoài khi đi bơi

Mùa hè, các bậc phụ huynh thường đưa con đến các bãi biển để tắm biển, vui chơi, thư giãn. Đây cũng là mùa các cháu được đi bơi lội thỏa thích tại các hồ bơi công cộng. Trong những dịp này các bậc phụ huynh cần lưu ý phòng tránh cho trẻ các bệnh dễ mắc phải khi đi bơi, đáng lưu ý là viêm tai ngoài cấp.

Viêm tai ngòai, có tên gọi phổ thông là nước vào tai, là tình trạng viêm nhiễm ở ống tai ngoài xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn do trẻ có ống tai hơi nhỏ hơn. Nguyên nhân do tiếp xúc với nước bẩn hay do ngoáy tai gây trầy xước thường xảy ra đặc biệt khi trẻ đi bơi. Cát hay tạp chất khác lọt vào tai cũng có thể gây viêm nhiễm. Ngoài ra gãi tai hoặc ngoáy tai bằng bông ráy tai cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến ống tai.

Triệu chứng viêm tai ngoài bao gồm đau, ngứa, cảm giác khó chịu do sưng trong tai và ống tai. Viêm nhiễm nặng do vi khuẩn có thể gây đau nhói, chảy mủ tai và làm giảm khả năng nghe. Triệu chứng đau tăng nhiều hơn khi nhai hoặc khi bị ấn vào vùng trước tai hoặc khi sờ vào trái tai. Nhìn vào tai có thể thấy ống tai bị sưng, đỏ, có thể có chảy nước trông như mủ. Khi phát hiện ra các dấu hiệu trên các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bệnh để được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc, cách nhỏ tai và chăm sóc thích hợp.

Để phòng tránh các bậc phụ huynh cần lưu ý:

- Cho trẻ đi bơi nên lựa chọn những nơi có nước sạch. Nếu có thể nên trang bị đủ các vật dụng cần thiết để bảo vệ tai như phao, nút tai.

- Giữ cho tai khô sau khi bơi hoặc tắm. Làm khô tai nhẹ nhàng bằng cách quấn một góc nhỏ khăn giấy hoặc khăn vải để lau tai.

- Nếu nước vào tai, dạy trẻ nghiêng đầu, lắc nhẹ để vẩy nước ra khỏi tai, kéo vành tai tạo đường thẳng cho nước chảy ra ngoài. Không nên làm sạch tai bằng bông ráy tai hoặc bất kỳ vật gì khác.

- Không cho trẻ đi bơi khi đang bị cảm cúm, viêm tai giữa, viêm mũi xoang.

Theo vnMedia