Lưu trữ cho từ khóa: tai biến mạch máu não

Tìm hiểu và nhận biết về bệnh tai biến mạch máu não

Cuộc sống công nghiệp trong thành phố khiến cho cuộc sống của đa số dân cư thành thị có thay đổi đáng kể nhất là vài năm trở lại đây. Bia, rượu cộng với thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ như phô-mai, lòng đỏ trứng, thịt, lạp xường và các chất béo khác được sử dụng quá nhiều và những cơn stress do công việc căng thẳng, bệnh tiểu đường và các thuốc ngừa thai chính là những yếu tố gây tăng nguy cơ bị Tai biến mạch máu não.

tim-hieu-va-nhan-biet-ve-benh-tai-bien-mach-mau-nao

Tai biến mạch máu não vẫn luôn là vấn đề lớn của ngành Thần kinh học Việt Nam do số lượng tử vong do bệnh này luôn ở mức cao. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh tai biến mạch máu não để cùng phòng và tránh.

1. Tai biến mạch não là gì?

Tai biến mạch não hay đột quỵ (stroke) là thuật ngữ chỉ các bệnh mạch máu não như thiếu máu não (Ischemia) do vữa xơ chít hẹp tắc nghẽn các động mạch não; chảy máu não (hemorrhagia) do các động mạch đó và các cục huyết khối nghẽn tắc tại gây vỡ mạch tạo ra. Ở vùng não bị thiếu máu, chảy máu tế bào thần kinh bị thương tổn thương hủy hoại, còn gọi là nhũn não. Hậu quả là các giác quan, các vùng cơ thể do vùng não bị thiếu máu, chảy máu chi phối cũng bị tổn thương hủy hoại tạo ra các triệu chứng bệnh lý như tê liệt nửa người, mù, điếc, nói ngọng, v.v…

Mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch não, trong đó khoảng 1000 người chết. Số người bị di chứng mù, liệt, tàn phế là rất cao, với những hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội trong sinh sống, chăm nom, chữa trị. Tổ chức y tế thế giới xếp tai biến mạch não ở vị trí thứ hai trong các bệnh gây tử vong cao hiện nay.

2. Các triệu chứng thường thấy khi gặp tai biến

Nghẽn tắc mạch do xơ vữa động mạch

Là căn nguyên thông thường nhất của đột quỵ (stroke) thường có các triệu chứng: nhìn mờ, mất thị giác tạm thời một mắt, nói khó nói lắp, tê bại, ỉa đái không tự chủ, được quy thành 4 hội chứng sau:

- Tê bại (nhẹ) hoặc liệt nửa người 66%

- Rối loạn ngôn ngữ (nói khó nói lắp), tay chân lóng ngóng 20%

- Chỉ có các rối loạn cảm giác: tê, bỏng…10%

- Hội chứng thất điều nửa người (tay chân một bên rối loạn hiệp điều khi vận động đi lại, cầm nắm) 4%

Chảy máu não (Hemorrhagia)

Đau đầu và đau sau hố mắt dữ dội, cứng gáy, buồn nôn, co hoặc giãn đồng tử, liệt nửa người và nhanh chóng đi vào hôn mê. Bằng cách thăm khám hệ thống về thần kinh, các thày thuốc lâm sàng chuyên khoa sẽ xác định được vị trí nơi chảy máu.

3. Nguyên nhân gây tai biến

Tai bien mach mau nao

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là bệnh lý của lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Những người trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ TBMMN, tuổi càng cao thì tỷ lệ TBMMN càng cao, ở nam giới sẽ dễ bị hơn ở nữ giới. Những người có các yếu tố nguy cơ bị TBMMN nhiều hơn là:

- Người bị huyết áp cao

- Người có các bệnh tim mạch như hẹp van 2 lá, rung nhĩ

- Người bị đái tháo đường

- Người béo phì tăng cân, rối loạn chuyển hóa, tăng mỡ máu

- Nghiện hút (cả thuốc lá, bia rượu)

- Phụ nữ vừa hút thuốc lại dùng thuốc tránh thai

- Làm việc dưới áp lực cao vê tinh thần thể lực, có các sang chấn về tinh thần kinh lớn.

4. Các giải pháp cho TBMMN

Như đối với các bệnh thường gặp theo lứa tuổi và các yếu tố nguy cơ chưa bị bệnh béo phì thì chủ động dự phòng, nếu có bệnh phải được chẩn đoán điều trị nhanh chóng kịp thời. Các chuyên gia về bệnh học thần kinh đã đề xuất các giải pháp rất cụ thể có hiệu quả đối với TBMMN.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng cách:

- Điều trị tốt bệnh tăng huyết áp.

- Điều trị tốt bệnh đái tháo đường vì đây là yếu tố nguy cơ chủ yếu của mảng xơ mỡ động mạch lớn và gây thiếu máu lên não.

- Điều trị tình trạng rối loạn mỡ trong máu.

- Dùng thuốc chống đông trong trường hợp bị rung nhĩ.

- Điều trị và dùng thuốc chống đông trong trường hợp đa hồng cầu.

- Ngừng hút thuốc lá.

- Không uống quá nhiều rượu.

- Tập thể dục chơi thể thao thường xuyên, điều chỉnh tập quán sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi phù hợp.

- Chống béo phì tăng cân.

5. Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não:

- Tình trạng liệt cơ hầu họng làm nuốt khó, dễ bị sặc khi ăn uống, gây tai biến hít vào phổi. Trường hợp nhẹ thì viêm phổi, nặng hơn là nghẹt đường hô hấp gây ngừng thở và tử vong. Khi cho ăn thức ăn nên xay nhuyễn, lỏng dễ nuốt nhưng cần nhớ là phải chứa đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng ăn dễ sặc, bác sĩ sẽ cho đặt ống ăn từ mũi xuống dạ dày.

- Loét xương cụt dễ xảy ra vì bệnh nhân bị liệt nằm một chỗ, không tự xoay trở được và tình trạng tai biến làm rối loạn thần kinh mạch máu dinh dưỡng da. Vì vậy người chăm sóc nên xoay trở bệnh nhân thường xuyên.

- Nhiễm trùng phổi hay gặp vì tình trạng liệt làm người bệnh nằm nhiều không thể hít thở sâu được, cộng với sự tiết nhiều đàm nhớt làm cho phổi thường xuyên bị ứ đọng các chất tiết này dễ dẫn đến viêm phổi. Để tránh những biến chứng này, người chăm sóc nên đỡ người bệnh ngồi dậy, nhắc người bệnh hít thở sâu và vỗ lưng. Vỗ lưng là việc làm rất đơn giảm mà có hiệu quả. Cách vỗ lưng đúng như sau: đỡ người bệnh ngồi dậy xếp kín các ngón tay, lòng bàn tay hơi khum, vỗ đều 2 bên lưng từ giữa lưng lên 2 vai. Tránh động tác sai là xòe bàn tay đánh vào lưng người bệnh.

- Đau khớp vai bên bị liệt: khi ngồi trọng lượng cánh tay kéo khớp vai sệ xuống và khi đỡ ngồi người nhà hay nắm tay bên liệt kéo bệnh nhân ngồi dậy dẫn đến dãn khớp vai. Để tránh các biến chứng này, các bạn nên treo tay bên liệt bằng miếng vải đỡ hình tam giác hay dùng một khăn lông lớn. Khi đỡ ngồi thì nâng phía sau cổ không nên kéo tay bên liệt.

Đột quỵ và tai biến mạch máu não có phải là 2 bệnh khác nhau?

Xin hỏi, đột quỵ và tai biến mạch máu não có phải là hai bệnh khác nhau? Nguyên nhân, cách sơ cứu và phòng ngừa ra sao?

dot-quy-va-tai-bien-mach-mau-nao-co-phai-la-2-benh-khac-nhau

Ảnh minh họa: internet

PGS-TS Nguyễn Hoài Nam

, giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM, trả lời:

Thực ra, đột quỵ hay tai biến mạch máu não là cụm từ để chỉ tình trạng bệnh lý cấp tính gây ra bởi sự thiếu máu đột ngột của toàn bộ hay một phần não bộ. Khi thiếu máu ở vùng này, màng ôxy và chất dinh dưỡng nuôi não sẽ không đến được các tế bào não, khiến cho các tế bào não sẽ chết đi. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tri thức, vận động và cảm giác của những vùng cơ thể do phần não bị tổn thương chi phối, khiến một bộ phận cơ thể bị tê, yếu, liệt nửa người hoặc hôn mê và có thể tử vong do máu tràn vào não thất.

Có ba dạng tổn thương của mạch máu não trong đột quỵ. Thứ nhất là tình trạng nhồi máu não: do động mạch nuôi não bị tắc nghẽn cấp tính, vì cục máu đông hay mảng xơ vữa làm bít lại. Đây là dạng nhẹ nhất của đột quỵ. Bệnh nhân không tử vong, nhưng di chứng để lại khá nhiều, thậm chí rất nặng nề.

Thứ hai là tình trạng xuất huyết não. Đây là tình trạng đột quỵ nặng nề nhất, khi các động mạch trong não bị vỡ.

Thứ ba là tình trạng xuất huyết dưới khoang màng nhện, gây tình trạng bao bọc và chèn ép những khoảng còn trống quanh não do máu thoát ra từ lòng mạch.

Khi người nhà bạn đột nhiên than mắt nhìn mờ, nhòe, có thể chỉ bị ở một bên mắt hay có cảm giác nặng tay chân, hoặc yếu đột ngột ở nửa người, nửa mặt, hay nói khó hoặc bị đau đầu dữ dội… thì nên khẩn trương đưa đến bệnh viện. Vấn đề sơ cứu tại nhà vô cùng quan trọng. Đầu tiên là tránh cho bệnh nhân bị té ngã, vì té ngã có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Nên để nạn nhân nằm nghiêng qua một bên, cho ói hết thức ăn, móc hết đàm nhớt trong họng để người bệnh dễ thở. Lưu ý, người nhà không tự ý sử dụng thuốc hạ huyết áp nếu không có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là không nên cạo gió, cắt lể… Với những trường hợp nặng, cơ sở y tế ở xa thì việc chuyển người bệnh cũng cần phải cân nhắc. Tốt nhất là nên gọi xe cứu thương.

Người bị cao huyết áp nên thay đổi cách sống và làm việc, tránh xa rượu bia, thuốc lá, tránh làm việc căng thẳng, thể dục đều đặn, vừa sức và nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhằm tầm soát các rối loạn và các yếu tố nguy cơ.

Theo Phunuonline.com.vn

Người già bị đổi tính sau tai biến mạch máu não là vì sao?

Từ lúc mẹ của em bị tai biến đến giờ, tính tình thay đổi hẳn. Lúc nào cũng buồn bã, khóc lóc và không muốn ăn uống gì cả.

Thưa bác sĩ,

Từ lúc mẹ của em bị tai biến đến giờ, tính tình thay đổi hẳn. Lúc nào cũng buồn bã, khóc lóc và không muốn ăn uống gì cả. Hiện tại mẹ đang điều trị BS tư và có uống thuốc huyết áp mỗi ngày, đi lại được nhưng phản ứng chậm, nói chuyện không rõ, trí nhớ giảm.

 Em có đưa mẹ đi khám ở BV Biên Hòa nhưng kết quả không sao. Xin hỏi mẹ em bị bệnh gì và nên điều trị ở đâu? Cám ơn bác sĩ!  - (Lệ Hằng)

nguoi-gia-bi-doi-tinh-sau-tai-bien-mach-mau-nao-la-vi-sao

Chào bạn,

BS không rõ mẹ bạn bị tai biến mạch máu não (TBMMN) bao lâu rồi, vị trí nào của não?

Một số bệnh nhân mới bị TBMMN, trong vài tuần đầu, tổn thương thùy trán, thái dương, có thể có các triệu chứng rối loạn tâm thần tương tự như bạn mô tả.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân khác, bệnh lâu dài, có thể bị trầm cảm, rối loạn cảm xúc, “buồn bã, khóc lóc, không muốn ăn uống”, “phản ứng chậm”, “trí nhớ giảm”… do sự thay đổi đột ngột cuộc sống thường ngày. Cảm giác bị bỏ rơi, cảm giác tàn phế, gánh nặng cho người khác, mất vị trí trong gia đình, xã hội… nhất là trường có kèm theo mất ngủ và gia đình chăm sóc không chu đáo.

Bạn có thể đưa mẹ đến khám tại phòng khám thần kinh, bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM để được điều trị và hướng dẫn chi tiết nhé.

Thân ái chào bạn!

ThS-BS Nguyễn Minh Mẫn

(Theo Website BV ĐH Y Dược TPHCM)

Chóng mặt – Có thể dẫn đến tai biến mạch máu não

Chóng mặt là biểu hiện rối loạn tiền đình hoặc thiểu năng tuần hoàn não, bên cạnh đó tăng huyết áp cũng là một nguyên nhân gây ra đau đầu, chóng mặt.

Bà Nguyễn Thị Lan (Thanh Oai, Hà Nội) là người bán hàng tạp hóa ở chợ, bà hay có hiện tượng chóng mặt, đặc biệt những lúc ngồi xuống đứng lên, hoặc khi đông khách hàng… Tuy nhiên, bà nghĩ đó là do người ít vận động, già rồi sức khoẻ yếu nên cũng không quan tâm nhiều đến hiện tượng trên, chỉ tới khi bà bị ngất vì chứng này mới hốt hoảng lo sợ.

chong-mat-co-the-dan-den-tai-bien-mach-mau-nao

Ảnh minh họa.

Lời bàn: ThS Nguyễn Thị Hằng, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, thông thường chóng mặt là biểu hiện rối loạn tiền đình hoặc thiểu năng tuần hoàn não, bên cạnh đó tăng huyết áp cũng là một nguyên nhân gây ra đau đầu, chóng mặt. Những bệnh này rất phổ biến ở người cao tuổi, là trạng thái bệnh lý do não bị thiếu máu gây nên. Bệnh làm giảm khả năng lao động, nếu không được điều trị và dự phòng sẽ gây ra nhiều biến chứng mà nguy hiểm nhất là tai biến mạch máu não.

Vì vậy, phòng biến chứng của chóng mặt bằng cách không ngồi, đứng ở một tư thế lâu, không thay đổi tư thế một cách đột ngột, nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho khí huyết như thịt bò, thịt gà, đậu xanh…

(Theo Kienthuc)

Vật lý trị liệu giúp hồi phục não

Tập vật lý trị liệu sớm sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não có cơ hội tái tạo chức năng não. Nhiều bệnh nhân sau khi tập vật lý trị liệu tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM đã hồi phục tốt, có người đi làm lại được.

Hơn sáu tháng trước, anh Nguyễn Minh Hùng (39 tuổi, ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM) được người nhà đưa đến khoa vật lý trị liệu Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng cánh tay phải không nhúc nhích được. Trước đó, anh Hùng đã phải đi bệnh viện cấp cứu vì bị tai biến mạch máu não.

vat-ly-tri-lieu
Bệnh nhân Hùng tập gắp tại khoa vật lý trị liệu Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM -
Ảnh: Thùy Dương

Phải kiên trì

Với vóc dáng cao to, gương mặt khá điển trai, ngày 19-12 ngồi tập tại phòng tập vật lý trị liệu Bệnh viện Chợ Rẫy, anh Hùng chậm rãi kể lúc mới đến đây tâm trạng anh rối bời. Anh thấy mình bự con vậy mà phải tập từng động tác nhỏ, đơn giản một cách khó khăn. Cánh tay phải xưa kia xách đồ nặng chẳng sao, giờ chỉ tập nhúc nhích cũng khó. Kiên trì tập suốt rồi tay cũng cử động được, giờ đã có thể đưa lên hạ xuống. Anh đang được nhân viên trong khoa hướng dẫn chuyển sang tập những động tác khó hơn như gắp dây, gắp các hạt gỗ, tập viết... Nhớ lại những ngày đầu mới tập, anh Hùng cho biết lúc đó anh phải bám tường tập đi chập chững như trẻ em, nay anh đã tự đón xe buýt đến bệnh viện tập.

Không chỉ ảnh hưởng chức năng của những phần bị liệt trên cơ thể, tai biến mạch máu não còn ảnh hưởng đến chức năng não của anh Hùng. Trước khi bị bệnh, anh Hùng đọc, viết tiếng Anh tốt nhưng giờ nhìn tiếng Anh thấy lạ. Anh cười kể: "Tiếng Việt tôi còn nhớ nhưng đọc chậm". Để luyện đọc tiếng Việt, hằng ngày anh lên mạng tập đọc báo, còn tiếng Anh đang phải học lại từng từ một... Anh Hùng hi vọng khi viết và đọc tốt, anh sẽ trở về với công việc trước kia của mình tại phòng xuất nhập khẩu một công ty lớn trong TP.

Các nhân viên khoa vật lý trị liệu nhận xét anh Hùng là một trong những bệnh nhân có sự tiến bộ rõ trong tập luyện. Điều căn bản là anh tập luyện từ sớm, chăm chỉ luyện tập và bị tai biến mạch máu não ở dạng nhẹ. Trường hợp anh Hùng nếu không được tập luyện sớm sẽ không thể phục hồi tốt như hiện nay. Không chỉ anh Hùng, nhiều bệnh nhân bị tai biến mạch máu não tập vật lý trị liệu tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã hồi phục tốt, trong đó có nhiều người đi làm bình thường trở lại.

Càng sớm càng tốt

Theo bác sĩ Nguyễn Đăng Khoa - trưởng khoa vật lý trị liệu Bệnh viện Chợ Rẫy, quan điểm mới của thế giới hiện nay là cho những người bị tai biến mạch máu não tập vận động càng sớm càng tốt, trong vòng 24g-48g đã cho bệnh nhân ngồi (trừ những trường hợp chống chỉ định). Tại Việt Nam, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã soạn thảo những tiêu chuẩn cho bệnh nhân bị nhồi máu não cấp được tập ngồi sớm sẽ tránh được những biến chứng có thể gây tử vong như viêm phổi, tắc tĩnh mạch sâu...

Ngồi sớm, tập sớm các hoạt động trị liệu (những bài tập theo chức năng như cách uống nước, cách dùng khăn lau mặt, với tay lấy đồ...), âm ngữ trị liệu đều là những bài tập cần được áp dụng sớm cho những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, giúp bệnh nhân hồi phục tốt nhất các chức năng trước khi mắc bệnh.

Trước đây, bệnh nhân bị tai biến mạch máu não đều được tập một cách đơn giản tại các bệnh viện, sau đó về nhà. Người nhà bệnh nhân lại thường có suy nghĩ bị tai biến rồi tập cũng chẳng ăn thua nên vô tình làm quá trình phục hồi chức năng bị gián đoạn. Điều này dẫn tới tình trạng bệnh nhân bị cứng khớp, teo cơ nặng, phục hồi chức năng rất khó.

Bác sĩ Khoa còn nói cách tập mới mà Bệnh viện Chợ Rẫy đang áp dụng tương tự các nước tiên tiến hiện nay, giúp phần não còn lại hoạt động ở mức độ cao nhất, thuật ngữ y khoa gọi là "sự tái tổ chức não". Khi đó sợi trục các tế bào thần kinh không bị tổn thương sẽ mọc nhiều nhánh hơn để hỗ trợ lại những tế bào thần kinh bị mất, hoặc giúp kích hoạt làm xuất hiện thêm một đường dẫn truyền thần kinh mới. Đến nay, theo các tài liệu khoa học, chưa có loại thuốc nào có thể kích thích "sự tái tổ chức não" tốt bằng cách tập vật lý trị liệu theo chức năng này. Việc tập luyện cũng làm giảm rõ tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân bị tai biến mạch máu não.

(Theo Thanhnien)

Tập yoga giúp ích cho bệnh nhân đột quỵ

Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy yoga có thể giúp những bệnh nhân sống sót sau cơn đột quỵ cải thiện khả năng cân bằng, theo báo Daily Mail.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng yoga có thể cải thiện khả năng cân bằng ở những bệnh nhân sống sót sau đột quỵ không còn được chăm sóc phục hồi.

Trong một cuộc nghiên cứu thí điểm, các nhà khoa học đã kiểm tra những lợi ích tiềm tàng của yoga ở những bệnh nhân sống sót sau đột quỵ mãn tính. Những người này bị đột quỵ hơn sáu tháng trước đó.


Tập yoga giúp ích cho bệnh nhân đột quỵ - Ảnh: Shutterstock

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Arlene Schmid thuộc Đại học Indiana (Mỹ) phát biểu: “Đối với người bị đột quỵ mãn tính thì một hoạt động như yoga trong môi trường nhóm có thể cải thiện chức năng vận động cũng như sự cân bằng”.

47 tình nguyện viên trong cuộc nghiên cứu này, đa số là các cựu quân nhân, được phân thành ba nhóm: tập yoga theo nhóm hai lần/tuần trong 8 tuần; nhóm tập thêm yoga bao gồm tập yoga hai lần/tuần và có đĩa hát thư giãn để sử dụng ít nhất ba lần/tuần; và nhóm được chăm sóc y tế thông thường mà không có sự tập luyện.

So với các bệnh nhân trong nhóm được chăm sóc thông thường, những người trong hai nhóm còn lại đã cải thiện đáng kể khả năng cân bằng.

Các nhà nghiên cứu nói rằng những vấn đề về sự cân bằng thường kéo dài sau khi người ta bị đột quỵ, dẫn đến tình trạng ốm yếu tàn tật cao hơn và nguy cơ té ngã cũng cao hơn.

Những người sống sót sau đột quỵ trong nhóm tập yoga còn đạt điểm số cải thiện về khả năng tự lập và chất lượng cuộc sống, cũng như ít sợ bị té ngã hơn.

(Theo Thanhnien)

Bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi

Cao huyết áp là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và tăng theo độ tuổi. Nó không hề là “chuyện bình thường” như quan niệm định kiến của không ít người theo kiểu “hễ già là bệnh”.

đo huyết áp - tin sức khỏe

1. Tại sao phải quan tâm đến bệnh cao huyết áp của cha mẹ?

Một thống kê cho biết, tuổi thọ của cha mẹ có thể giảm 15 năm nếu mắc bệnh huyết áp cao trước tuổi 40. Huyết áp cao được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”.

Theo con số thống kê, có đến 22% tỉ lệ dân số bị cao huyết áp và phần lớn không biết vì bệnh thường không có triệu chứng.

Cao huyết áp chỉ được phát hiện khi đã gây những tai biến nghiêm trọng như hôn mê do tai biến mạch máu não, di chứng liệt nữa người, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận…, có thể gây tử vong.

2. Cách hay giúp ổn định huyết áp - phòng ngừa biến chứng

Do những hậu quả nặng nề mà huyết áp cao gây ra, hãy chấp nhận một thực tế về điều trị cao huyết áp: điều trị cả đời để duy trì sự an toàn cho sức khỏe người già.

Với người có tuổi, cơ thể suy yếu, việc dùng các thuốc tân dược gây tác dụng phụ không phải là biện pháp có thể áp dụng lâu dài được. Cách hữu hiệu nhất với đối tượng này là nên thay đổi lối sống: giảm ăn muối, kiêng rượu, thuốc lá, chất kích thích, vận động nhẹ nhàng… và sử dụng một số bài thuốc cổ truyền điều hòa chức năng các tạng phủ để hạ áp.

Bởi, theo Đông Y, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tăng huyết áp là các tạng can, thận, tâm, tỳ bị mất điều hòa. Đi từ gốc rễ ấy, các lương y đã kết hợp những vị thuốc như Huyền sâm, Câu đằng, Hạ khô thảo, Địa long, Dạ giao đằng, Táo nhân…tạo nên bài Giáng áp hợp tễ trong cuốn Thiên gia diệu phương nổi tiếng.

Bài thuốc trải qua bao đời và thực tế chứng minh tác dụng hạ huyết áp, ổn định huyết áp lâu dài, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Đến nay, bài thuốc vẫn là một sự lựa chọn an toàn hữu hiệu với bệnh nhân cao huyết áp.

Theo Tiền phong