Lưu trữ cho từ khóa: tắc mũi

Cháo nhông cát giúp chữa cảm mạo

Nhông cát không chỉ là đặc sản của miền Trung mà còn là một vị thuốc bồi bổ và chữa nhiều bệnh.

Nhông cát (Leiolepis belliana Gray) còn được gọi là nhông biển, nhông cát sử nữ sinh... là một loài bò sát giống thằn lằn, chỉ có ở các tỉnh miền Trung nước ta và là đặc sản từ Quảng Trị - Bình Thuận. Nhông cát có loại to, nặng khoảng vài trăm gam, có thể dài đến 0,8 - 1m kể cả đuôi và loại nhỏ bằng ngón tay được gọi là nhông que.

Thịt nhông cát có giá trị dinh dưỡng cao.

Về mặt thực phẩm, nhông cát có giá trị dinh dưỡng cao. Từ thịt nhông người ta chế biến nhiều món ăn ngon, rất hấp dẫn, trong dó có 7 món phổ biến là nhông nướng, nhông hấp, nhông quay, nhông xào lăn, nhông làm gỏi với lá me non, chả nhông và cháo nhông, món nào cũng ngon, lạ miệng.

Ngoài giá trị ăn uống, thịt nhông còn là một vị thuốc hay được dùng để bồi dưỡng sức khoẻ và chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, thịt nhông cát có vị ngọt, mặn, mùi thơm, tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm đau, kích thích, giúp tiêu hoá, tiêu độc, làm khô vết thương, chữa hen suyễn, nhức mỏi gân xương, thấp khớp, tê bại.

Dạng thuốc dùng thông thường là thịt nhông cát phơi khô hay sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uống mỗi lần 10 - 20g, ngày uống 2 - 3 lần. Có thể trộn bột thịt nhông cát với mật ong làm thuốc viên.

Đối với những trẻ em suy dinh dưỡng, gầy còm, kém ăn, chậm lớn dùng món ăn - bài thuốc dưới dạng cháo nóng cho trẻ ăn hằng ngày. Cách chế: Dùng gạo ngon nấu cháo. Lấy thịt nhông băm nhỏ xào qua với dầu lạc, đợi cháo nhừ cho thịt nhông vào cùng với gia vị, mắm muối. Múc ra bát cho trẻ ăn ngay lúc còn nóng.

Ngoài ra, người ta còn dùng cháo nhông nóng để chữa cảm mạo, đặc biệt là với chứng cảm mạo phong hàn như người bệnh sợ lạnh, nhức đầu, không ra mồ hôi, tắc mũi và chảy nước mũi, ho, sốt... Gặp trường hợp này dùng cháo nhông nóng cho bệnh nhân ăn rất tốt. Bát cháo nhông nóng hổi, ngon ngọt, ăn đến đâu ấm dạ đến đấy, chỉ cần ăn một bát cháo nhông nóng sẽ toát mồ hôi, đắp chăn nằm nghỉ ở chỗ ấm. Khi mồ hôi ra đều, bỏ chăn ra, lau khô mồ hôi, thay quần áo, nằm nghỉ một lúc sẽ thấy người nhẹ nhõm, hết sốt.   

BS Kim Minh

Meo.vn (Theo Bee)

Viêm họng đỏ dùng thuốc gì?

Viêm họng đỏ thực chất là viêm niêm mạc họng cấp tính hoặc viêm amiđan cấp tính hay gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi. Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện riêng biệt, nhưng thường gặp xuất hiện với các bệnh: viêm VA, viêm amiđan, bệnh phát ban, cúm, sởi, bạch hầu, ho gà, vincent hoặc một số bệnh máu.

Nguyên nhân có thể do virut (cúm, sởi) hay vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng).

Khi bị viêm họng đỏ người bệnh thường có các triệu chứng như: sốt cao 390C- 400C, nhức đầu, đau mình, đau họng, ngạt tắc mũi hoặc chảy nước mũi nhày, ăn ngủ kém...

Bệnh diễn biến trong 3 - 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng nếu có bội nhiễm do liên cầu, tụ cầu, phế cầu dễ dẫn đến các biến chứng như viêm tai, viêm mũi hay viêm phế quản.


Hình ảnh viêm họng đỏ. Ảnh: TL

Để điều trị bệnh viêm họng đỏ có thể dùng các thuốc sau: Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau như: paracetamol, aspirin... Cần chú ý đối với những người có tiền sử bị loét dạ dày tá tràng không nên dùng thuốc hạ sốt aspirrin (vì một trong những tác dụng phụ của aspirin là gây viêm loét dạ dày tá tràng). Chống đau họng bằng cách súc họng hàng ngày bằng các dung dịch: nước muối, dung dịch clorat kali 1% hoặc BBM; trẻ em bôi họng bằng glyxerin borat 5%. Dùng thuốc nhỏ mũi argyron 1% để chống xuất tiết mũi (nếu có) nhưng chỉ dùng tối đa 3 ngày. Có thể điều trị khí dung họng bằng kháng sinh phối hợp với corticoid.  Trường hợp có bội nhiễm hoặc nguyên nhân do vi khuẩn dùng kháng sinh đường uống (toàn thân). Người bệnh cần được nghỉ ngơi, giữ ấm.

Để phòng bệnh không dùng chung khăn mặt, bát đĩa cốc chén với người bệnh. Nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước tỏi pha loãng khi xung quanh có nhiều người viêm họng cấp tính. Cắt amiđan khi bị viêm tái phát nhiều lần.

Bác sĩ Nguyễn Bích Ngọc

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Bốn cách trị tắc mũi hiệu quả

Mùa thu khí hậu thiên về hanh, chúng ta thường hay cảm thấy mũi khô, dễ tắc mũi do khí trong người không lưu thông. Theo Đông y, có thể dùng cách mát-xa, đấm lưng… để làm giảm tình trạng tắc mũi, thậm chí có thể trị viêm mũi, phòng cảm cúm.

Mát-xa yết hầu

Ảnh minh họa

Nửa thân trên giữ thẳng, ngồi hay đứng đều được. Ngẩng cao đầu, vươn thẳng cổ, dùng tay mát-xa dọc theo yết hầu xuống dưới cho tới vùng ngực. Hai tay thay nhau mát-xa 30 lần/lượt, làm 3 lượt. Chú ý dùng lực vừa phải.

Công hiệu: Cách này có lợi cho yết hầu, có tác dụng ngưng ho, giải đờm.

Mát-xa mũi

Dùng phía ngoài 2 ngón tay cái thay nhau mát-xa sống mũi, hai bên cánh mũi cho đến khi có cảm giác hơi nóng. Làm 60 lần, sau đó mát-xa huyệt nghênh hương 20 lần (huyệt này nằm ở chỗ giao giữa cánh mũi và vùng giữa mũi và miệng). Mỗi ngày làm 1-2 lượt như trên.

Công hiệu: Thực hiện động tác mát-xa này thường xuyên có thể làm giảm chứng dị ứng của mũi với không khí lạnh.

Đấm lưng

Ngồi khoanh chân, lưng và eo giữ thẳng tự nhiên, hai mắt hơi nhắm, hai tay nắm hờ. Dùng lực vừa phải đấm dọc sống lưng và hai bên 3-4 lượt. Khi đấm cần nhịn thở, đồng thời cắn răng 5-10 lần, và từ từ nuốt nước miếng nhiều lần.

Khi đấm lưng làm từ dưới lên trên, sau đó từ trên xuống dưới tính là 1 lượt. Đấm dọc sống lưng trước, sau đó làm sang hai bên.

Công hiệu: Cách này có thể giúp lưu thông khí vùng ngực, thông kinh mạch vùng lưng, phòng cảm cúm, đồng thời cũng có công dụng kiện tì dưỡng phổi.

Hít thở sâu

Mỗi ngày trước khi ngủ hoặc khi thức dậy, nằm thẳng trên giường hô hấp bằng bụng, hít sâu sau đó thở ra từ từ. Lặp lại 20-30 lần.

Công hiệu: Cách này có tác dụng rèn luyện chức năng sinh lý cho phổi.

Meo.vn (Theo Xã luận)

Củ cải – Nhân sâm mùa đông

Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể lấy vỏ củ cải đắp lên chỗ đau...

Củ cải là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau, thành phần dinh dưỡng phong phú, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C nhiều gấp 10 lần so với quả lê.


Cách sử dụng củ cải để phòng chống bệnh tật

1. Củ cải luộc - tốt hơn cả thuốc dạ dày

Vitamin C ở trong củ cải có thể giúp bài trừ chất thải ở trong cơ thể, thúc đẩy cơ thể trao đổi chất cũ mới, đặc biệt là củ cải trắng hoặc củ cải nước giàu chất xúc tác có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa.

2. Kẹo củ cải - giảm nhẹ đau họng

Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Điều này làm cho củ cải có một vị cay tự nhiên. Ngoài ra, bản thân củ cải còn có chức năng trợ giúp tiêu hóa, đối với những người mùa đông hay bị tắc mũi, đau họng do cảm mang đến, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này.

Băm nhỏ củ cải trắng ép thành nước, chuẩn bị một miếng vải mỏng hoặc lấy một miếng bông tăm nhúng vào nước củ cải. Sau đó cắm vào trong lỗ mũi. Làm từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút, triệu chứng tắc mũi sẽ tự nhiên mất đi.

Người bị đau họng có thể tự chế cho mình một ít “ kẹo củ cải”. Lấy củ cải chia thành những miếng nhỏ, trộn vào một lượng mật ong thích hợp và muối, chờ cho củ cải nổi lên trên mật ong thì vớt ra, mỗi lần bị đau họng ăn một chút, bệnh tình sẽ dần dần giảm nhẹ.


3. Uống trà lá củ cải trắng - đẹp da

Ăn lá củ cải đẹp da, có thể bạn chưa được biết đến điều này hoặc cảm thấy ăn nhiều củ cái như thế mới có tác dụng làm đẹp? Thực ra chúng ta không cần ăn nhiều củ cải, tự mình làm một ít trà lá củ cải, như thế không những có thể hưởng thụ các giá trị dinh dưỡng của củ cải mà cũng không cần phải ăn nhiều củ cải.

Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng Vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống oxy hóa, khống chế các bệnh ung thư, cũng có thể phòng chống lão hóa và xơ cứng động mạch vv.

Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá càng phòng phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc vv.

Khi chúng ta làm trà là củ cải, đầu tiên rửa sạch lá củ cải, phơi khô 3-4 ngày, sau khi phơi khô, lấy 30g lá cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, sau khi sổi chỉnh lửa nhỏ vừa, nấu thêm vài phút nữa, sau đó lọc nước ra uống. Nếu bạn cảm thấy mùi vị không ngon thì có thể thêm vào một ít đường thì sẽ dễ uống hơn.

4. Ăn củ cải sống - nhuận phổi

Củ cải tính mát có công dụng nhất định trong việc trị ho, nhuận phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, phổi cũng không được thoải mái, lúc này ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng hỗ trợ trị liệu.

Ăn củ cải sống vừa bổ sung nước cho cơ thể, có thể lợi tiểu, có ích cho sức khỏe.

Hiệu quả giảm đau của củ cải rất tốt. Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể lấy vỏ củ cải đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng.
Củ cải làm món ăn không bị nóng, mùa đông lạnh chúng ta thường ăn nhiều thịt, ăn thịt sẽ sinh đờm, dễ bị nóng. Khi ăn thịt chúng ta nên kết hợp với một ít củ cải hoặc làm một số món ăn củ cải, như thế không dễ bị nóng và càng có tác dụng bổi bổ dinh dưỡng rất tốt.

Meo.vn (Theo Dantri)

Cổ họng hay có đàm và sưng

Tôi thường có đàm, đàm có khi xanh, trắng, làm khó chịu phải tắng hắng hay khạc mới ra.

Đàm chỉ ít thôi, chỉ bằng đầu ngón tay út, sau khi khạc thấy rát ở cổ bên tay phải của tôi, phần chính giữa chiều cao cổ. Có cảm giác sưng, quan sát bên ngoài không thấy sưng, không thấy đau.

Tôi nghĩ là không bình thường, tôi chưa uống bất cứ thuốc gì.

(Kim Lan)

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2011/09/22/55bdam-co-hong.jpg
Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn Kim Lan,

Bạn không nói rõ thời gian bị như vậy bao lâu rồi, có kèm các triệu chứng khác như: sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu hay không, đã được điều trị thuốc gì chưa…?

Vì nguyên nhân gây các triệu chứng như của bạn có thể do viêm xoang lâu ngày, viêm amidan mạn tính, tắc mũi do vẹo vách ngăn, do cuốn mũi quá phát, do polyp, do chất kích thích (hơi hóa học, bụi vôi, bụi xi măng, thuốc lá, rượu...). Với những triệu chứng bạn mô tả, AloBacsi nghĩ bạn có thể bị các bệnh lý sau:

- Viêm họng mạn tính

- Viêm mũi xoang

- Suyễn: có nhiều trường hợp suyễn không có triệu chứng điển hình(ho, lên cơn khó thở…), mà chỉ có biểu hiện rất mơ hồ (khạc đàm).

- Trào ngược dạ dày thực quản…

Về điều trị, trước tiên bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Tai - mũi - họng để được khám, làm các xét nghiệm như: nội soi, cụp CT scan mũi xoang tìm nguyên nhân gây bệnh, giải quyết các nguyên nhân (như các ổ viêm ở mũi xoang, giải quyết sự lưu thông của mũi).

Nếu các bệnh lý vùng tai mũi họng được loại trừ, bạn nên khám nội tổng quát để tầm soát các bệnh lý trên.

Thân ái!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Chữa viêm xoang cấp như thế nào?

Gần tuần nay, tôi bị chảy nước mũi, rất khó chịu, có lúc lại nghẹt mũi không thở được. Xin hỏi, có phải tôi bị viêm xoang cấp không và dùng thuốc nào điều trị cho nhanh khỏi?

Đỗ Hữu Vinh (Nghệ An)

Viêm mũi xoang được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc của mũi và các xoang cạnh mũi gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, dị ứng… Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia làm 3 thể là viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang bán cấp kéo dài 4 - 8 tuần và viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất 8 - 12 tuần bất chấp việc điều trị. Viêm mũi xoang cấp thường gây ra do các tác nhân nhiễm khuẩn (vi khuẩn hoặc virut) với các triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi vàng đục (mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả 2), nghẹt tắc mũi và đau tức, sưng nề vùng mặt.

Điều trị viêm mũi xoang cấp tính: thường đòi hỏi sử dụng một loại kháng sinh thích hợp với đủ liều lượng trong thời gian trung bình là 10-14 ngày. Kháng sinh nên được lựa chọn đầu tiên là amoxicillin. Nếu bệnh nhân không đáp ứng sau 3 ngày dùng thuốc có thể chuyển sang các kháng sinh có phổ tác dụng rộng hơn như cefuroxime, amoxicillin-clavulanate, clarithromycin hoặc levofloxacin. Các biện pháp điều trị khác có thể được sử dụng trong điều trị viêm mũi xoang cấp là dùng các thuốc co mạch như xylomethazolin, oxymethazolin nhỏ tại chỗ hoặc pseudoephedrine, (lưu ý không dùng quá 5 -7 ngày), rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, tăng cường bù dịch và nhỏ mũi bằng các dung dịch có chứa corticosteroid như hydrocortisone, dexamethasone để giảm phù nề ở mũi và mở rộng các lỗ xoang.

Tốt nhất, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và có chỉ định điều trị kịp thời, nhanh chóng.

BS. Như Ý

Vì sao bé bị hôi miệng?

Trẻ khỏe mạnh (và cả người lớn) đôi khi có hơi thở hôi, hay còn gọi là chứng thối mồm. Tuy nhiên, nguyên nhân gây hôi mồm ở trẻ có nhiều điểm khác với người lớn.

Thủ phạm có thể là…

Vệ sinh răng miệng kém

Nguồn sống chính của những vi khuẩn thường sống trong miệng là các thực phầm còn sót lại ở răng, lợi, lưỡi và bám quanh amiđan. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới hơi thở hôi, đặc biệt nếu những thực phẩm thừa này được tạo điều kiện “ở lại” lâu dài trong miệng.

Khe răng, cao răng hay các lỗ sâu răng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào bị hơi thở hôi (các bệnh viêm nướu, viêm lợi thường gặp ở người lớn hơn là trẻ nhỏ).

Khô miệng

Nếu con bạn thường xuyên thở bằng miệng bởi vì bị tắc mũi chẳng hạn thì vi khuẩn trong miệng sẽ có cơ hội để phát triển, phá quấy.

“Kẻ ngoại xâm”

Một hạt đậu, hạt lạc, một loại đồ chơi nhỏ, hay một số vật thể mà con bạn có thể nhét vào mũi chính là nguyên nhân dẫn tới hơi thở hôi. Đây là nguyên nhân rất phổ biến ở trẻ nhỏ.

Hay mút mát

Nếu bé yêu nhà bạn có thói quen ngậm ngón tay hoặc vú giả thì đây chính là những “vật trung gian” bổ sung thêm vi khuẩn cho miệng. Núm vú giả cũng thường là “bảo tàng” lưu trữ các mẩu thực phẩm từ các bữa ăn trước đó.

Ốm đau và dị ứng

Đôi khi, những bệnh như viêm xoang, viêm amiđan hay dị ứng theo mùa cũng có thể là nguyên nhân gây hơi thở hôi. Một số trẻ bị chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc hay nôn trớ cũng thường có hơi thở rất khó chịu.

Nếu bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân thì cần phải tới bác sĩ chuyên khoa điều trị. Hội chứng này thường đi kèm với các triệu chứng khác như biếng ăn.

Ăn thực phẩm nặng mùi

Nếu con bạn thích các loại thực phẩm gia vị như tỏi, hành thì hơi thở của bé chắc chắn sẽ không thể thơm tho như khi bú sữa mẹ.

Cha mẹ có thể làm gì?

Trong hầu hết các trường hợp, vệ sinh răng miệng là biện pháp duy nhất.

Hãy dạy trẻ cách chải răng thật sạch, bạn có thể giúp bé đánh răng hoặc cùng đánh răng với bé ít nhất 2 lần/ngày trước, đặc biệt là trước khi đi ngủ và phải đánh ít nhất là 1 phút cho đến khi bé được 3 tuổi. Ngoài 3 tuổi, thời gian đánh răng tối thiểu phải là 2 phút/lần. Bạn cũng nên khuyến khích bé đánh lưỡi.

Nếu cho bé dùng kem đánh răng thì chỉ nên lấy một số lượng thật ít. Viện Răng hàm mặt nhi khoa khuyến cáo rằng lượng kem đánh răng cho bé trước tuổi đến trường không nên quá 1 hạt đậu, đặc biệt nếu nó có chứa fluor.

Nuốt quá nhiều fluor có thể dẫn tới các đốm trắng trên răng trẻ khi bé lớn hơn. (Hầu hết trẻ sống ở vùng có nước máy đều hấp thụ đủ lượng fluor cần thiết qua nước uống và thực phẩm nấu từ nước này).

Nếu muốn cho bé đánh răng với kem đánh răng, bạn có thể dùng kem đánh răng trẻ em không có fluor hoặc một chút baking soda (pha vào với nước súc miệng trong trường hợp bé không chịu đánh răng với kem đánh răng.

Thường xuyên cho bé đi kiểm tra răng định kỳ để phát hiện sớm các lỗ sâu răng bé xíu. Nếu bé vẫn có hơi thở hôi, hãy đưa bé đến bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác.

Hãy chắc chắn rằng bé rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trước khi cho ngón tay vào miệng và cả núm vú giả cũng vậy, cần được tiệt trùng trước khi đưa bé ngậm. Tốt nhất là khuyến khích bé bỏ thói quen này.

Cuối cùng, đừng để bé biết rằng hơi thở mình đang có vấn đề. Hãy cố gắng coi đây là một việc bình thường nếu không muốn bé trở nên tự ti, nhút nhát.

Có nên cho bé dùng nước súc miệng?

Nước súc miệng chỉ là một giải pháp tình thế và đánh răng vẫn là cách tốt nhất đốiv với các bé.

Theo Kidshealth/Mevabe

Trẻ bị khò khè – phải làm sao?

Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Đặc biệt, khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi.

Ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề ,tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 - 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).

Làm sao biết được trẻ bị khò khè ?

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy,'tiếng nhạc'). Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khó có thể nghe được bằng tai trần. Khi đó, bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng triệu chứng này hơn bằng cách dùng ống nghe (trong chuyên môn gọi là tiếng ran ngáy, ran rít ).

Trên thực tế, ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè ( là triệu chứng ít gặp nhưng là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này ) với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng rất thường gặp và không phải là triệu chứng nặng ). Thật vậy, trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm ho ( làm trẻ thở nghe khụt khịt ). Khi này, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.

Các nguyên nhân làm cho trẻ bị khò khè ?

Khò khè xảy ra khi trẻ có bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ).

Các nguyên nhân thường gặp nhất là: suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, ở trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn.

Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là: dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản), … Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.

Cần làm gì khi trẻ bị khò khè ?

Khò khè là tiếng thở bất thường nên cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp, nhất là trong các trường hợp sau: khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã - bứt rứt, hay li bì ); khò khè tái phát.

- Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.

- Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (trên 4 tuần ), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, … )

Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn

Theo suckhoe360/

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Trị viêm xoang tại nhà

Việc tắm hơi nước nóng dưới vòi hoa sen (chừng 5-10 phút một lần) đem lại cho bệnh nhân viêm xoang hai tác dụng: vừa được tắm sạch người, vừa được hít hơi nóng làm thông xoang, thông mũi.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Viêm xoang là một bệnh thường gặp, nhất là khi mùa mưa tới, hay mắc đi mắc lại. Triệu chứng gồm:

- Nhức đầu vùng xoang trán, giữa hai lông mày, trong tư thế đứng hay ngồi.

- Chảy nước mũi, lúc đầu dịch loãng trong (thường gặp trong viêm xoang do dị ứng), sau đó dịch đặc màu vàng hoặc xanh. Dịch có thể chảy ra theo đường mũi hoặc chảy xuống họng làm bệnh nhân phải luôn khạc nhổ.

- Ho từng cơn vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ.

- Ngạt tắc mũi có thể từng lúc hoặc liên tục, kèm theo hắt hơi cũng làm cho bệnh nhân mất ngủ.

Xử trí viêm xoang theo Đông y

Tại chỗ: Trong viêm xoang, niêm mạc vùng xoang bị viêm sung huyết, tăng tiết chất nhầy làm tắc nghẽn sự lưu thông không khí bình thường của xoang, nên tất cả mọi biện pháp cũng đều nhằm làm phục hồi sự dẫn lưu của các xoang. Điều này rất quan trọng vì khi các xoang được thông sẽ ngăn chặn được sự ứ đọng các chất tiết gây nhiễm khuẩn.

Hít hơi nóng: Mục đích là duy trì nhu động cho nhung mao niêm mạc xoang, giúp chất nhờn được lưu thông và các xoang được dẫn lưu. Cách mà dân gian hay làm là mua một ít lá xông trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người hoặc múc ra một bát lớn nước xông tỏa hơi, hít hơi nóng bốc lên, đầu phủ một khăn tắm lớn.

Có thể thay thế bó lá xông bằng nhỏ một vài giọt dầu gió hoặc dầu có bạc hà, quế vào một bát nước sôi cũng có tác dụng tương tự.

Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý: Bệnh nhân bị viêm xoang nên rửa từng bên mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% có bán tại các nhà thuốc, hay tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo một nhúm bicarbonat. Rót nước muối vào một bát đủ rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên lỗ mũi và cũng làm tương tự.

Hỉ mũi đúng cách: Người bị viêm xoang hay khụt khịt do cảm thấy chất nhầy tiết ra. Để giúp chất nhầy dễ thoát ra ngoài xoang, nên hỉ mỗi lần từng bên lỗ mũi, giúp tống vi khuẩn ra ngoài. Không nên hỉ cả hai bên lỗ mũi cùng một lúc vì sẽ làm tăng áp suất ở tai trong, đưa ngược vi khuẩn vào sâu hơn trong xoang. Khi hỉ mũi, nên dùng khăn hoặc giấy vệ sinh dùng một lần rồi vứt bỏ.

Massage và đắp nước nóng tại chỗ hai bên sống mũi giữa hai lông mày, có thể đắp khăn mặt nóng lên mắt, trán, hai gò má nếu xoang vùng đó đau. Ngoài ra, có thể người bệnh tự bấm huyệt vừa có tác dụng lưu thông máu ở vùng xoang đó vừa giảm đau.

Một số cách bấm huyệt:

- Dùng hai ngón tay bấm, sau đó day hai huyệt nghinh hương (nằm cách hai bên cánh mũi khoảng nửa phân) 1-2 phút cho đến khi cảm thấy nặng tức ở huyệt vị. Sau đó trở ngón tay, dùng mặt bên bấm khoảng giữa hai bên mũi nơi tiếp giáp xương và phần mềm, bấm nhẹ 1-2 phút.

- Hai tay vuốt từ dưới lên dừng lại ở hai huyệt nghinh hương, bấm khoảng 3 phút, sau đó dùng mặt trong hai ngón cái vuốt từ giữa trán đến chân tóc hai bên khoảng 10-20 lần, đồng thời bấm hai huyệt thái dương (nằm ở chỗ lõm hai bên thái dương, cách hai bên đuôi mắt khoảng 1-1,5 phân).

- Dùng hai ngón trỏ vuốt xung quanh hốc mắt, mũi tắc, bấm khoảng giữa hai bên mũi, day huyệt nghinh hương, nhân trung (nằm rãnh nhân trung giữa hai lỗ mũi) 3-10 phút.

Một số món ăn bài thuốc:

- Lá dâu 9 g, hoa cúc 6 g, hạnh nhân ngọt 6 g, gạo tẻ 50 g. Sắc thuốc lá dâu và hoa cúc, bỏ cặn lấy nước nấu cháo với hạnh nhân và gạo tẻ, mỗi ngày một thang, dùng liên tục vài lần.

- Mai rùa (quy bản) 15 g, thục địa 9 g, trần bì 6 g, mật ong liều lượng thích hợp. Cho các vị thuốc vào sắc rồi uống với mật ong, mỗi ngày một thang, dùng 5-10 thang liên tục.

BS Lê Thu Hương

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Viêm họng cấp: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm họng cấp là bệnh rất hay gặp vào mùa lạnh, ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ em vì nếu không được điều trị sớm, viêm họng cấp sẽ có nguy cơ biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim.

Triệu chứng

Thời tiết lạnh, ẩm là nguyên nhân khiến liên cầu khuẩn phát triển, gây nên viêm họng, sau đó tiến triển thành viêm đường hô hấp trên.

Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39 - 40oC, kèm theo đó là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng. Bệnh nhân càng thấy đau họng hơn khi ho, nói.

Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. Đồng thời người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt.

Viêm họng cấp thường diễn biến trong 3 - 4 ngày, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh, sốt giảm dần, hiện tượng đau rát họng cũng không còn.

Biến chứng của viêm họng cấp

Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng viêm tai, mũi, phế quản…

Ở trẻ em, khi bị viêm họng cấp, ngoài những biến chứng kể trên, nguy hiểm nhất là có thể gây bệnh thấp tim ở trẻ em. Liên cầu khuẩn gây viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.

Biểu hiện của bệnh

Trẻ bị sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển từ khớp này sang khớp khác là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân.

Trẻ có biến chứng thấp tim cần được điều trị chu đáo, phải theo dõi điều trị hàng tháng bằng phương pháp tiêm chậm peniciline đến năm 21 hoặc 25 tuổi.

Điều trị viêm họng cấp

Điều quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi, giữ ấm. Giữ ấm cổ, ngực, gan bàn chân. Đồng thời nên uống nhiều vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Khi bị viêm họng cấp, chủ yếu là chỉ điều trị triệu chứng. Bệnh nhân nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Theo Tuổi trẻ