Lưu trữ cho từ khóa: tác dụng giảm đau

Nghiên cứu mới về điều trị đau bụng kinh ở phụ nữ

Đau bụng kinh (còn gọi là thống kinh) rất phổ biến, chiếm tới trên 50% phụ nữ trong độ tuổi có kinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt, học tập và lao động. Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định tác dụng điều trị chứng đau bụng kinh của một số loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên.

Nổi bật gần đây là nghiên cứu “Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ” do bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Trang – trường đại học Y Hà Nội thực hiện. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng đau bụng kinh và những kết quả mà công trình nghiên cứu mang lại, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Thị Hiền – nguyên phó Trưởng khoa Y học cổ truyền, đại học Y Hà Nội, người hướng dẫn đề tài nghiên cứu này.

(Ảnh do Phụ Lạc Cao cung cấp)

- Xin PGS cho biết nguyên nhân và những ảnh hưởng của chứng đau bụng kinh cũng như phương pháp điều trị chứng bệnh này?

- PGS.TS Lê Thị Hiền: Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới khi hành kinh và có thể lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Thông thường, đau bụng kinh được chia làm hai loại chính: đau bụng kinh nguyên phát (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên) và đau bụng kinh thứ phát (thường gặp ở phụ nữ đã sinh đẻ, do các nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…). Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người phụ nữ. Nhiều trường hợp phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội trước hoặc trong kỳ kinh.

Để điều trị đau bụng kinh, chị em có thể dùng các thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau và thuốc nội tiết… Trong y học cổ truyền, người bệnh thường được dùng các vị thuốc có tính chất hành khí, hoạt huyết, tiêu ứ giúp giảm đau với ưu điểm ít gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

- Được biết PGS phụ trách hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ”. Vậy PGS có thể chia sẻ một số kết quả của đề tài này ?

- PGS.TS Lê Thị Hiền: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 60 sinh viên nữ trong độ tuổi 18-25, có đau bụng kinh, được dùng thuốc Phụ Lạc Cao điều trị trong 3 kỳ kinh liên tiếp. Kết quả cho thấy: 90% trường hợp giảm đau bụng kinh; 100% đối tượng sau điều trị có lượng kinh nhiều hơn, màu đỏ sẫm, không có cục và duy trì cả khi đã ngừng sử dụng thuốc 2 tháng. Phụ Lạc Cao không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận và cơ quan tạo máu. Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh tác dụng điều trị đau bụng kinh của thuốc Phụ Lạc Cao. Những thông tin này cần được phổ cập để các chị em bị đau bụng kinh có thể lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả cho mình.

- Xin PGS cho một vài lời khuyên đối với chị em phụ nữ khi bị đau bụng kinh?

- PGS.TS Lê Thị Hiền: Khi có đau bụng kinh (trong 3 chu kỳ kinh liên tiếp), chị em nên đến bệnh viện khám để kiểm tra, chẩn đoán tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Chị em có thể dùng thuốc giảm đau của y học hiện đại hoặc các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên như Phụ Lạc Cao để điều trị. Ngoài dùng thuốc thì châm cứu cũng có tác dụng giảm đau bụng kinh.

- Xin cảm ơn PGS!

Việt Nam lần đầu chứng minh tính khoa học của châm cứu

Các phương pháp châm cứu từ lâu đã được ứng dụng để điều trị giảm đau tại Việt Nam. Tuy nhiên, phải mới đây các nhà khoa học mới chứng minh, điện châm kích thích huyệt làm tăng sinh beta-endorphin, một loại morphin có tác dụng giảm đau.

Đề tài khoa học này cũng là một trong những thành tựu y, dược bổi bật của ngành y tế Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện trên thỏ và trên 1.200 người bệnh bị đau do thoái hóa cột sống thắt lưng, loét dạ dày hành tá tràng, ung thư vòm họng và đau sau mổ bướu cổ. Đây đều là những bệnh khá phổ biến hiện nay. Ước tính 80% số người trong độ tuổi lao động tại nước ta bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Ung thư vòm họng cũng có tỷ lệ mắc đứng thứ 5 trong các bệnh ung thư thường gặp.

Phó giáo sư Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu, Chủ nhiệm đề tài cho biết, một trong những thế mạnh của châm cứu là lĩnh vực điều trị đau bằng phương pháp điện châm, dùng máy phát xung điện kích thích lên các huyệt. Vì thế, nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ cơ sở khoa học của phương pháp này trong điều trị.

Ảnh:

Quá trình châm cứu vào các huyệt giúp cơ thể tự sản sinh ra beta-endorphin có tác dụng giảm đau. Ảnh: BV.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, điện châm có hiệu quả cao trong điều trị giảm đau. Nó làm tăng hàm lượng các chất trung gian hóa học tham gia vào cơ chế đau. Chẳng hạn, hàm lượng Beta-endorphin tăng từ 43,58 pg/ml lên 51,70 pg/ml sau điện châm lần 1 và lên 55,94 sau 7 lần điện châm… Beta-endorphin là một loại morphin nội sinh có tác dụng giảm đau tương tự như morphin ngoại sinh.

Phó giáo sư Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết, đặc biệt, điện châm có thể giúp giảm sau đau sau mổ bướu cổ, giảm đau do ung thư thực quản giai đoạn cuối… Thời gian giảm đau kéo dài được 3-4 tiếng. Đồng thời, nó cũng giúp phục hồi chức năng nuốt, uống của người bệnh nhanh hơn, trong khi đó các biện pháp khác không thể can thiệp được.

“Quan trọng là người bệnh không cần phải dùng thuốc giảm đau, điều này đặc biệt có ý nghĩa với bệnh nhân ung thư vùng cổ giai đoạn cuối. Cơ thể đã rất mệt mỏi, suy nhược, nếu dùng thêm thuốc giảm đau chỉ có tác dụng nhất thời nhưng lại tăng thêm khối lượng công việc cho gan, mật vốn đang quá tải. Việc đó khiến 2 bộ phận này bị tổn hại và nhanh chóng dẫn đến suy nhược, dễ có nguy cơ mắc thêm các bệnh khác”, phó giáo sư Thành nói.

Cũng theo ông, thực tế thời gian qua, y học cổ truyền đã được hiện đại hóa, kết hợp giữa Đông và Tây y, mang lại hiệu quả điều trị cao. Như phương pháp thủy châm, tiêm vào huyệt những thuốc có chỉ định tiêm bắp như vitamin, thuốc bổ thần kinh, kháng sinh hoặc cấy chỉ tự tiêu vào huyệt, kéo dài tác dụng điều trị… Thậm chí có thể sử dụng kim châm tạo ra hiệu quả vô cảm đủ cho các cuộc phẫu thuật như mổ bụng, cắt dạ dày, bướu cổ… mà không cần dùng thuốc gây mê, gây tê.

Không những thế, những biện pháp châm cứu phổ biến, dễ áp dụng ở ở bất cứ nơi nào, thậm chí ở tận tuyến y tế xã. Chi phí thấp do không đòi hỏi thiết bị y tế cao. Tuy nhiên, người bệnh thường chỉ tìm đến Đông y khi Tây y “hết cách chữa”. Việc coi Đông y như thể đây là “bến cuối cùng” là điều rất đáng tiếc bởi người bệnh đã đánh mất cơ hội cho bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.

“Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại không phải là tách rời 2 phương pháp, chữa một đợt Tây y xong mới chuyển sang Đông y mà là kết hợp cùng lúc cả hai. Hiện nay việc kết hợp đang theo kiểu Đông y riêng, Tây y riêng, chỉ khi nào Tây y hết cách mới tìm đến Đông y xem có còn làm được gì không”, phó giáo sư Thành nói.

Nam Phương