Lưu trữ cho từ khóa: tá tràng

Xuất huyết tiêu hóa do đâu và biểu hiện như thế nào?

Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng máu chảy ra khỏi mạch máu, mà mạch máu ấy lại nằm trong ống tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là nôn ra máu, đại tiện phân đen. Đây là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa. Xuất huyết tiêu hóa gặp cả nam và nữ, gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nam giới gặp nhiều hơn nữ giới; tuổi hay gặp từ 20 - 50, với các yếu tố thuận lợi là lúc thời tiết chuyển mùa từ xuân - hè, từ thu - đông, sau cảm cúm, hoặc dùng một số thuốc như aspirin, corticoid... sau các sang chấn tâm lý mạnh...

Xuất huyết tiêu hóa biểu hiện như thế nào?

Tùy theo nguyên nhân mà có các biểu hiện khác nhau, tuy nhiên các biểu hiện thường gặp:

Nôn ra máu: Số lượng từ 100ml - 1.000ml hoặc nhiều hơn nữa tùy theo mức độ, máu thành cục (hạt ngô, hạt đỗ), màu nâu sẫm, nhờ nhờ đỏ, lẫn với thức ăn, dịch nhầy loãng.

Đại tiện phân đen: Phân nát, lỏng như bã cà phê, mùi thối khắm (như cóc chết), số lượng 100gr, 500gr, 2 - 3 lần trong 24giờ.

Dấu hiệu mất máu (sau nôn máu, đại tiện phân đen) tùy theo mức độ mất máu sẽ thấy vã mồ hôi, chân tay lạnh, nổi da gà, da niêm mạc nhợt, có khi vật vã giãy giụa, có khi ngất xỉu, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh nông, đái ít, có khi vô niệu. Nếu làm các xét nghiệm thường quy tùy thuộc vào thời gian có thể sẽ thấy hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm.

noi soi da day
Loét dạ dày có thể được phát hiện qua kỹ thuật nội soi.

Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa

Có rất nhiều nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, xơ gan mất bù, do dùng thuốc, do ung thư dạ dày... Tùy theo nguyên nhân mà chiến thuật xử trí và điều trị sẽ khác nhau. Có thể chia xuất huyết tiêu hóa làm hai nhóm chính là xuất huyết tiêu hóa trên (từ góc Treitz trở lên) và xuất huyết tiêu hóa dưới (dưới góc Treitz đến hậu môn).

Xuất huyết tiêu hóa trên

Do loét dạ dày hành tá tràng: Đó là nguyên nhân hay gặp nhất, máu chảy ra dưới hình thức: nôn ra máu, đại tiện phân đen và đại tiện phân đen tiềm tàng. Chảy máu với đặc điểm khối lượng máu thường nhiều, xảy  ra nhiều lần có thể gây ra tình trạng thiếu máu trầm trọng; kết hợp với các triệu chứng khác như đau ở vùng thượng vị có chu kỳ... chẩn đoán bằng nội soi dạ dày.

Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Hiện tượng này gặp trong các bệnh xơ gan, hội chứng Bannti, hội chứng Budd - Chiari (tắc tĩnh mạch trên gan): máu ở hệ tĩnh mạch cửa bị cản trở sẽ qua những đường bàng hệ để trở về tĩnh mạch chủ dưới phần bàng hệ phình giãn và tăng áp lực. Đặc điểm của loại chảy máu này là: máu tươi, màu hơi đen vì là máu tĩnh mạch; khối lượng thường rất nhiều và không  lẫn thức ăn; kết hợp với các triệu chứng khác như tuần hoàn bàng hệ dưới da bụng, cổ trướng, lách to.

Một số nguyên nhân ít gặp hơn như ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp, viêm loét trợt thực quản, hội chứng Malôri-Oét, urê máu cao, ngộ độc chì, ngộ độc thủy ngân...

o loet da day
Ổ loét dạ dày gây biến chứng chảy máu.

Xuất huyết tiêu hóa dưới

Xuất huyết từ đại tràng: Là loại chảy máu thường gặp trong chảy máu tiêu hóa thấp. Các nguyên nhân hay gặp bao gồm:

Lỵ trực khuẩn: Thường xảy ra ở trẻ em có yếu tố dịch tễ kèm theo. Lâm sàng có hội chứng nhiễm khuẩn có thể nhiễm độc với sốt cao, đau quặn bụng dữ dội, đại tiện nhiều lần 15 - 20 lần/ngày, kèm mót rặn và đau hậu môn. Phân lỏng, rất ít hoặc chỉ toàn máu, màu đỏ sẫm như máu cá hoặc nước rửa thịt.

Lỵ a míp: Bệnh cảnh lâm sàng thường nhẹ với sốt nhẹ, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và vùng hạ vị; đại tiện phân nhầy máu, thường máu chỉ dính quanh phân có màu đỏ tươi, kèm dấu mót rặn và đau hậu môn sau đại tiện.

Ung thư đại tràng: Là bệnh lý thường gây chảy máu tiêu hóa thấp ở người già. Ung thư đại tràng phải thường kèm theo dấu đại tiện phân lỏng và máu đỏ sẫm. Ung thư đại tràng trái thường là dấu hiệu táo bón, đại tiện phân máu tươi; còn ung thư trực tràng hậu môn thường kèm theo dấu hiệu kích thích đại tiện nhiều lần hoặc nhiều khi chảy máu hậu môn một cách tự nhiên.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu: Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, với biểu hiện từng đợt bao gồm sốt, đau khớp, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và đại tiện ra máu, thường là máu tươi.

Ngoài ra còn có thể gặp chảy máu trong trĩ, polyp, nứt kẽ hậu môn, Crohn đại - trực tràng...

Xuất huyết từ ruột non: Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu ở ruột non, và thông thường xuất huyết ở ruột non là một trong các bệnh lý khó phát hiện nhất.

Thương hàn: Ngoài những triệu chứng của bệnh cảnh thương hàn, biến chứng chảy máu thường xảy sau 1 - 2 tuần do biến chứng loét ruột, có thể kèm theo biến chứng thủng ruột. Bệnh nhân đau bụng, đại tiện phân có màu đỏ gạch hoặc đỏ sẫm. Ngoài điều trị chảy máu cần chú ý điều trị thương hàn.

Viêm ruột xuất huyết hoại tử: Đây là một cấp cứu nội - ngoại khoa. Bệnh cảnh thường là nặng nếu xảy ra ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốt cao 40 - 41oC. Đau và trướng bụng, đại tiện phân đen mùi thối khắm. Điều trị bằng kháng sinh, truyền dịch, cân nhắc điều trị ngoại khoa khi có biến chứng.

Bệnh Crohn: Thường gặp là tổn thương vùng hồi manh tràng với đau bụng, đại tiện phân lỏng từng đợt kèm theo sốt, máu lắng tăng. Biến chứng chảy máu thường gặp vào giai đoạn 2 hoặc 3 của bệnh với tổn thương loét hoặc rò thủng vách ruột. Điều trị bằng kháng sinh, corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.

Ngoài ra, còn có thể gặp chảy máu ruột non từ các nguyên nhân hiếm gặp khác như: lồng ruột, loét túi thừa Meckel, lao ruột, ung thư ruột non, hoặc chảy máu từ ruột non trong bệnh lý chảy máu toàn thể như trong sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu cấp, hội chứng urê máu cao...

Tóm lại, biểu hiện xuất huyết đường tiêu hóa dưới rất đa dạng, nguyên nhân thì nhiều, dễ làm người bệnh chủ quan, vì vậy mỗi người bệnh cần có ý thức tự bảo vệ mình, nếu có biểu hiện bất thường nên tới khám tại các cơ sở y tế để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

BS. Nguyễn Bạch Đằng

(Theo SK&ĐS)

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) – thủ phạm gây bệnh dạ dày

Đau dạ dày là một triệu chứng thường gặp ở nhiều người và nó có thể là dấu hiệu cho biết chúng ta đã bị viêm loét dạ dày. Căn bệnh này rất dai dẳng, gây khó chịu trong nhiều năm liền và có thể gây nên những những đợt cấp tính rất nguy hiểm, thậm chí có thể phát triển thành ung thư dạ dày.

Ảnh: Imagine

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày nhưng nhìn chung có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất là do dùng các thuốc giảm giảm đau, chống viêm không chứa steroid, aspirin và một số loại thuốc khác. Thứ hai là do stress tâm lý, thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá, các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như trà, cà phê, ớt, tiêu, chanh, giấm… dẫn tới việc dạ dày tiết nhiều axít. Thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất, là sự xuất hiện của một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter Pylori trong dạ dày.

Phần lớn các ca viêm dạ dày – tá tràng đều do vi khuẩn HP gây ra và có thể tiến triển thành ung thư. Chúng có mặt trong cơ thể của một nửa dân số thế giới.

HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, dài khoảng 2,5 mm và rộng 0,5 mm, có 4-6 roi nên dễ di chuyển trong lớp chất nhầy của niêm mạc dạ dày và đây cũng là môi trường trú ngụ của chúng. Chính lớp chất nhầy dạ dày đã bảo vệ cho vi khuẩn khỏi sự tác động của axit có trong dịch vị. HP có nhiều men để giúp chúng tồn tại, phát triển và gây bệnh tại dạ dày như men urease, một loại men thủy phân ure (chất có sẵn trong dạ dày) thành ammoniac và từ đó tạo ra môi trường acid thích hợp cho vi khuẩn phát triển, nhưng lại gây tổn thương loét cho niêm mạc dạ dày.

Khoảng 65 – 85% bệnh nhân viêm loét dạ dày có nhiễm HP và khi dùng thuốc diệt HP thì phần lớn khỏi viêm loét. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy HP là thủ phạm chính gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu trên thế giới khẳng định, HP không chỉ gây viêm loét mà còn có vai trò trong nhiều bệnh lý khác ở dạ dày – hành tá tràng như rối loạn tiêu hóa không loét, u lympho ác tính, ung thư…

Ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày hầu như không có triệu chứng. Khi bệnh đã tiến xa, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu vùng thượng vị, cảm giác đầy bụng sau ăn, buồn nôn và ói mửa, sụt cân nhanh. Các dấu hiệu này không phải là triệu chứng đặc hiệu của ung thư nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở dạ dày như viêm loét dạ dày hay rối loạn tiêu hóa nên khi bệnh được phát hiện thì ung thư đã di căn xa. Vì thế khi có các triệu chứng trên kéo dài, người bệnh nên đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt.

Để phát hiện sớm ung thư dạ dày

Phải tầm soát bằng chụp X-quang dạ dày hoặc nội soi dạ dày thì mới có thể phát hiện được ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Nội soi phát hiện thương tổn thương sớm tốt hơn X-quang. Người có yếu tố nguy cơ cần phải tầm soát ung thư dạ dày là các đối tượng: bị viêm teo dạ dày hoặc thiếu máu ác tính, loét khổng lồ, nhiễm HP mạn tính, đã cắt bán phần dạ dày, polyp dạ dày, trong gia đình có người bị ung thư đường tiêu hoá, có triệu chứng rối loạn tiêu hoá thường xuyên… Nếu có điều kiện thì mọi người trên 40 tuổi đều nên nội soi dạ dày tầm soát ít nhất 1 lần trong đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ hằng năm.

Gói khám tầm soát ung thư dạ dày & đại tràng

Các gói tầm soát ung thư dạ dày & đại tràng bao gồm: tư vấn & nội soi với bác sĩ chuyên gia, xét nghiệm máu, xét nghiệm tìm vi trùng HP, bữa ăn nhẹ hồi sức, tìm hiểu tiền sử & báo cáo bệnh án.

  • Gói tầm soát Ung thư dạ dày: 1.400.000 VNĐ
  • Gói tầm soát Ung thư đại tràng: 2.000.000 VNĐ
  • Gói tầm soát Ung thư dạ dày & đại tràng: 3.000.000 VNĐ

Đồng thời phòng khám dành tặng tất cả khách hàng “Phiếu khám bệnh trị giá 250.000 VNĐ”, phiếu có thể sử dụng được tất cả các dịch vụ tại phòng khám.

Các bạn quan tâm vui lòng liên hệ (08) 3925 9772 để đặt lịch hẹn và được hướng dẫn chi tiết.

Phòng khám chuyên khoa Á Châu (Gan – Nội tiêu hóa) đã đầu tư thiết bị máy móc hiện đại để đảm bảo bệnh nhân nội soi luôn an toàn và khâu tiệt trùng máy luôn được chú trọng, máy nội soi luôn được ngâm thuốc đủ thời gian và sấy khô để tiệt trùng sau mỗi ca nội soi. Mô hình phòng nội soi và giường nằm bệnh lưu trú trong ngày được đầu tư với chất lượng tương đương như phòng khám Singapore và thực hiện nội soi cũng do chính bác sĩ người Singapore phụ trách nhưng chi phí phù hợp với người Việt.

Phòng khám chuyên khoa Á Châu (Gan – Nội tiêu hóa)

Địa chỉ: 201 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM.

Điện thoại: (08) 3925 9772 – Website: www.alc.vn

 

Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng có chiều hướng tăng

Nếu môi trường không sạch sẽ, nguy cơ mắc nhiễm bệnh rất cao. Tại Việt Nam, có hơn 70% tỷ lệ người lớn và trên 39% trẻ nhỏ nhiễm HP cao.

Ngày 18/5, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam, cho biết tình hình bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng đang có chiều hướng gia tăng ở Việt Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa.

Đây cũng là căn bệnh khá phổ biến ở các nước đang phát triển, ước tính tỷ lệ bệnh gia tăng mỗi năm khoảng 0,2%.

Phân tích các yếu tố bệnh lý cho thấy, nguyên nhân mắc bệnh thường gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, những người làm việc trí óc, người bị đái tháo đường, hạ đường huyết, xơ gan…

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh đến yếu tố chính thường mắc bệnh là do nhiễm HP (Helicobacter pylori). Các enzym do HP giải phóng ra gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.

Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho rằng nếu môi trường không sạch sẽ, nguy cơ mắc nhiễm bệnh rất cao. Tại Việt Nam, có hơn 70% tỷ lệ người lớn và trên 39% trẻ nhỏ nhiễm HP cao.

Các chuyên gia khuyến cáo, để không mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, cần có chế độ ăn uống hợp lý (không nên ăn quá nhiều chất kích thích như quá chua hoặc quá cay; bữa ăn cuối cùng trước lúc đi ngủ phải cách ít nhất 4 giờ; không nên ăn quá nhiều canh dùng với bữa cơm…).

Thay vào đó, cần bổ sung các thực phẩm như sữa, trứng, phomát; thực phẩm giàu đạm chế biến qua luộc, hấp, om thì dễ hấp thu; thực phẩm ít mùi vị như tinh bột, cơm nếp nát, bánh mỳ; một ít dầu ăn sống có tác dụng bài tiết dịch vị… để phòng tránh bệnh.

(Theo Kinh tế & Đô thị)

Gạo nếp chữa viêm loét dạ dày – tá tràng

Các vấn đề ở đường tiêu hóa như nôn mửa không dứt, loét dạ dày tá tràng, nghẹn, nặng bụng… có thể được khắc phục bằng gạo nếp. Theo y học cổ truyền, loại lương thực này có tác dụng bổ tỳ vị.

Chữa nôn mửa không dứt: Gạo nếp 20 g, sao vàng phối hợp với gừng tươi 3 lát giã nhỏ, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày. Hoặc gạo nếp, mạch môn, đẳng sâm mỗi thứ 12 g, bán hạ 6 g, cam thảo 4 g, nấu nước uống.

Chữa viêm loét dạ dày – tá tràng: Gạo nếp, mai mực, cam thảo, hàn the phi, mẫu lệ nung, hoàng bá, kê nội kim mỗi thứ 50 g, làm khô, tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 20-30 g với nước ấm. Dùng nước sắc đặc gạo nếp rang uống thay nước trong ngày để chống mất nước, háo khát trong trường hợp tiêu chảy.

Gạo nếp thổi xôi là thức ăn – vị thuốc cần thiết cho người yếu dạ, nhất là người bị đau loét dạ dày không ăn được cơm tẻ.

Xôi nếp giã nát là chất phụ gia cùng với nhiều vị thuốc khác dùng đắp bó gãy xương rất tốt.

Để làm các loại thuốc viên, hoàn, người ta sử dụng bột gạo nếp như một chất kết dính dưới dạng hồ. Cơm nếp hoặc cháo gạo nếp trộn với bột mầm hạt lúa mạch theo tỷ lệ 10/1, giữ ở nhiệt độ 70 độ C trong 12 giờ, rồi ép lọc bỏ bã, cô ngay đến độ cao mềm sẽ được kẹo mạch nha; nếu trộn với bột mầm hạt thóc tẻ lại được kẹo mạ. Cả hai sản phẩm này đều được dùng làm thuốc bổ tỳ, mạnh dạ dày, giúp tiêu hóa, nhuận phổi, lợi sữa.

Cháo gạo nếp nấu suông gọi là cháo hoa, có tác dụng làm “mát ruột” cho những trường hợp “nặng bụng”; nếu nấu nhừ với chân giò hoặc móng giò lợn, lõi thông thảo, đu đủ non và lá sung có tật là món ăn – vị thuốc cổ điển và phổ biến làm tăng tiết sữa. Nước cháo gạo nếp lại là thức ăn rất tốt để nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Cám gạo nếp có chất phytin được dùng làm thuốc bổ chữa tê phù và chứng nghẹn dưới dạng chè (cám gạo nếp nấu với đậu đỏ và đường) hoặc dạng cháo (cám gạo với ý dĩ nấu ăn).

Ngoài ra, nước vo gạo đặc cũng được dùng để chế biến các dược liệu, làm cho tính dược của thuốc được êm dịu, bớt háo nóng, giảm độc tính.

DS. Hữu Bảo, Sức Khỏe & Đời Sống