Lưu trữ cho từ khóa: suy tim

Ăn nhiều bột nêm có thể gây suy tim, suy thận

Bột nêm, mỳ chính đang được nhiều người lạm dụng để tạo cho thức ăn có vị ngọt. Tuy nhiên, chính những loại gia vị này gây suy thận, cao huyết áp…

Gây nhiều bệnh mạn tính

ThS Đào Thanh Nga, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E cho biết, mỳ chính và đặc biệt là bột nêm đang được quảng cáo làm từ thịt thăn, nước hầm xương tạo cho thức ăn có vị ngọt và làm dịu bớt vị mặn của muối, mắm. Điều này rất nguy hại cho sức khoẻ, bởi trong mỳ chính, bột nêm đều chứa glutamate. Chất này khi vào cơ thể phân ly thành natri clorua (giống như trong muối ăn). Bình thường natri có trong thức ăn (thịt, cá, sữa…) đủ cho cơ thể hấp thu.

Khi chúng ta bổ sung mỳ chính, bột nêm vào thức ăn cho ngọt, ăn ngon miệng mà không thấy mặn nhưng thực tế là chúng ta đang tăng nhiều muối cho cơ thể. Muối được hấp thu qua ống thận vào máu. Bình thường, ở người tuổi dưới 50, khoẻ mạnh, cơ thể có thể đào thải được. Nhưng nếu ăn nhiều muối, khi đó hàm lượng natri trong máu sẽ gia tăng và thận phải làm việc “quá công suất” mới lọc máu được.

Khi lượng natri trong máu cao, thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc (nhất là sau 50 tuổi) sẽ gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch. Hậu quả là nước sẽ di chuyển bên trong lòng mạch theo áp lực thẩm thấu gây tăng thể tích máu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp và gánh nặng cho hoạt động tim mạch. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy tim, suy thận.

Để phòng ngừa các bệnh mạn tính nêu trên thì một người chỉ nên tiêu thụ 4 – 6g muối/ngày, với người tăng huyết áp thì chỉ nên dùng 2 – 4g/ngày. Trẻ em, người già, người bị suy thận và phụ nữ mang thai nên dùng ở tỷ lệ thấp hơn. Tốt nhất là nên dùng nước hầm xương, nước hầm củ quả để thay cho mỳ chính, bột nêm…

an-nhieu-bot-nem-co-the-gay-suy-tim-suy-than

Cho bột nêm vào thức ăn hiện là thói quen của nhiều phụ nữ nội trợ.

Gây tổn thương não

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Viện Tim mạch Hà Nội, có nhiều dạng khác nhau của muối mà người tiêu dùng không biết như natri bicarbonete (bột nở), bột nêm, mỳ chính… gây hại đến sức khoẻ. 15 -  25% những người sau khi ăn thức ăn có chứa mỳ chính, bột ngọt có các triệu chứng khó chịu, gọi là “hội chứng nhà hàng Trung Hoa” như hồi hộp, đổ mồ hôi, chóng mặt, đau đầu, khô miệng, tê lưỡi… Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, amino axit chứa trong mỳ chính, bột nêm là glutamate có thể gây nguy hiểm cho não bộ khi hấp thu quá nhiều.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, các kết quả thực nghiệm cho thấy, mỳ chính chỉ độc khi ăn với số lượng lớn. Cụ thể, khi thí nghiệm trên chuột, nếu con nào được dùng liều mỳ chính gấp nhiều lần trọng lượng, vào cùng một thời điểm thì mới nguy hiểm. Nhưng thực tế, với con người, không ai tự dưng ăn sống, ăn vã mỳ chính với lượng gấp nhiều lần trọng lượng cơ thể mình.

Để mỳ chính gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thì lượng đưa vào phải chiếm 10 – 20% trọng lượng khẩu phần ăn, liên tục trong 6 tháng, nếu dùng ít hơn sẽ không có vấn đề gì. Hiện một bộ phận nhỏ người dân có kích ứng khi sử dụng mỳ chính (như đau đầu, chóng mặt…), vì vậy cần tránh sử dụng.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lưu ý người sử dụng là không nên nhầm bột nêm với các chế phẩm dinh dưỡng. Tức là, bột nêm không phải là sản phẩm chứa nhiều dinh dưỡng từ thịt, từ xương… Nó không thay thế được thịt mà đơn thuần chỉ là gia vị nêm nếm vào thức ăn để tạo độ ngon, ngọt, vị hơi mặn.

Theo Kienthuc.net.vn

Bé bị thâm quầng mắt có phải do suy tim?

Con gái tôi ba tuổi thời gian gần đây vẫn ăn được, ngủ được, da dẻ hồng hào nhưng mắt lại thâm quầng giống như người lớn.

Tôi rất lo lắng vì nghe có người nói thâm quầng mắt là do suy tim. Xin quý báo tư vấn giúp.Trần Thị Lệ (Quảng Nam)

be-bi-tham-quang-mat-co-phai-do-suy-tim

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thâm quầng mắt, có thể do di truyền hoặc do một số bệnh như: ngủ không đủ giấc, mất ngủ kéo dài, suy nhược cơ thể, thiếu máu, stress, bệnh da tại chỗ, chế độăn thiếu dinh dưỡng. Có trường hợp thâm quầng mắt do suy tim, dù hiếm gặp. Ngoài ra, biểu hiện thâm quầng mắt cũng có thể gặp trong một số bệnh lý khác như: viêm kết mạc mắt, viêm mũi dị ứng…

Khi trẻ có dấu hiệu thâm quầng mắt, chị đừng quá lo lắng. Trước hết phải quan sát và theo dõi bé có biểu hiện gì khác thường không, nếu bé ăn uống, sinh hoạt, vui chơi bình thường, lên cân tốt thì không đáng ngại; còn ngược lại, nếu bé có biểu hiện ăn uống kém, người hay mệt, thích nằm nhiều hơn chơi, da xanh xao, khó ngủ hay mất ngủ… cần nhanh chóng đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân.

Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ có hướng điều trị và tư vấn thích hợp cho từng bệnh nhi, nếu do di truyền thì không cần thiết phải điều trị, vì không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

BS Nguyễn Thu Thảo

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc điều trị bệnh tâm phế mạn

Bệnh tâm phế mạn là một dạng bệnh tim thứ phát có nguyên nhân khởi đầu là từ một bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen phế quản mạn tính, giãn phế quản, bệnh bụi phổi… làm tổn thương đến chức năng hô hấp, suy giảm chức năng phổi từng phần, rồi suy giảm chức năng phổi toàn bộ, làm tăng áp động mạch phổi dẫn đến suy tim phải.

Y học cổ truyền không có bệnh danh cho bệnh tâm phế mạn. Tuy nhiên,  đối chiếu với những triệu chứng của bệnh như khó thở, tức ngực, ho khạc đờm nhiều, phù… nằm trong phạm vi các chứng suyễn, kinh quí, đàm ẩm, thủy thũng của Y học cổ truyền. Bao gồm thể phế khí hư đàm trở ở thượng tiêu và thể tỳ thận dương hư – thủy thấp, tùy thể mà dùng bài thuốc thích hợp.

bai-thuoc-dieu-tri-benh-tam-phe-man

​Tiền hồ.

Thể phế khí hư đàm trở ở thượng tiêu:

Người bệnh khó thở, tình trạng này nặng lên khi vận động nhiều, kèm theo ho, khạc ra nhiều đờm loãng, trắng. Toàn thân sợ gió, ra mồ hôi, người mệt mỏi, chất lưỡi bệu sắc nhợt, mạch tế hoặc kết đại.

Phương pháp điều trị: ôn hóa đàm ẩm, giáng khí định suyễn.

Kết hợp 2 bài thuốc cổ phương: Linh quế truật cam thang và Tô tử giáng khí thang gồm: phục linh 16g, quế chi 8g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, tô tử 12g, hậu phác 10g, tiền hồ 10g, trần bì 10g, xuyên qui 12g, sinh khương 3 lát, bán hạ chế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Gia giảm: Để bổ phế gia thêm các vị bổ khí: đẳng sâm 16g, hoàng kỳ 16g. Trong trường hợp môi xanh tím gia thêm các vị thuốc hoạt huyết, hóa  ứ: đan sâm 12g, xích thược 12g, hồng hoa 6g. Trong trường hợp bệnh nhân nghiêng về nhiệt chứng: môi khô, khát nước, khó thở, tức ngực, đờm vàng đặc có thể chuyển sang dùng bài Ma hạnh thạch cam thang: ma hoàng 4 – 12g, hạnh nhân 12g, thạch cao 12g, cam thảo 8g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Tác dụng thanh nhiệt, tuyên phế, bình suyễn.

Gia giảm: có thể gia thêm các vị thuốc kim ngân hoa 10g, ngưu bàng tử 8g, hoàng cầm 8g… để thanh nhiệt giải độc ở thượng tiêu.

Thể tỳ thận dương hư – thủy thấp

Người bệnh khó thở thường xuyên, sắc mặt xanh tím, tay chân lạnh, phù tím hai chi dưới, đi tiểu ít hay hồi hộp đánh trống ngực thường phải nằm đầu cao, chất lưỡi bệu nhợt, rêu lưỡi dày nhớt, mạch trầm tế.

Phương pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận, hóa đàm lợi thủy.

Bài thuốc: Kết hợp 2 bài Chân vũ thang và Ngũ linh tán gia giảm gồm: hắc phụ tử 6g, can khương 6g, quế chi 8g, phục linh 16g, bạch truật 16g, trư linh 16g, trạch tả 12g, sa tiền 12g, trần bì 8g, bán  hạ chế 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Gia giảm: Nếu người bệnh có biểu hiện khí hư nhiều gia đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 12g để ích khí, hành thủy.

ThS. BS. Trần Thái Hà

Theo Suckhoedoisong.vn

Những căn bệnh nguy hiểm luôn song hành cùng nhau

Nếu bạn vừa phải nhập viện vì viêm phổi, thì nguy cơ đau tim và đột quị sẽ tăng đáng kể trong nhiều tuần và nhiều tháng sau đó – trên thực tế có thể tăng trong tới 10 năm.

nhung-can-benh-nguy-hiem-luon-song-hanh-cung-nhau

Nếu bạn vừa phải nhập viện vì viêm phổi, thì nguy cơ đau tim và đột quị sẽ tăng.

Suy tim và loãng xương

Bệnh tim có thể làm yếu xương. Một nghiên cứu năm 2012 đã liên hệ suy tim với xương mỏng và tăng 30% nguy cơ gãy xương lớn. Cơ chế chính xác còn chưa rõ, nhưng có nhiều giả thiết.

Một trong số đó là giả thiết về những gen chung tác động đến cả hai bệnh. Một giả thiết khác về tuần hoàn: Khi các động mạch bị tắc làm giảm lưu lượng máu tới chi dưới, việc vận chuyển chất khoáng từ máu vào mô xương bị ảnh hưởng.

Nếu bạn gặp vấn đề với tim, hãy đi kiểm tra mật độ xương. Và lần tới khi đi chụp X quang ngực, hãy đề nghị bác sĩ xem xét cẩn thận các dấu hiệu gãy xương. Nếu có, bạn sẽ cần tăng lượng can xi và vitamin D, tăng cường tập luyện, và nghĩ đến thuốc điều trị loãng xương. Các bác sĩ cho biết điều trị có thể làm giảm gãy xương tới 50%.

Bệnh xương khớp và tiêu hóa

Bệnh xương khớp và tiêu hóa là những căn bệnh khá phổ biến, ở một người có thể bị một bệnh nhưng có nhiều người hai bệnh này song hành cùng nhau. Khi đó bệnh nọ sẽ ảnh hưởng tới bệnh kia, y học gọi là vòng xoáy bệnh lý.

Các thuốc tây điều trị bệnh xương khớp thường có tác dụng phụ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, còn các bệnh tiêu hóa sẽ ảnh hưởng tới hấp thu một số chất dễ làm cho bệnh xương khớp phát sinh và tăng nặng.

Tiểu đường và trầm cảm

Bị bệnh tiểu đường sẽ làm nguy cơ trầm cảm tăng hơn gấp đôi. Stress “khủng khiếp” của bệnh tiểu đường – với những triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, đi tiểu nhiều hoặc nhiễm trùng, khát nhiều, nhìn mờ và chậm liền vết thương – có lẽ đủ để gây ra trầm cảm, nhưng cũng có khả năng trầm cảm là hậu quả của những tác động chuyển hóa mà bệnh tiểu đường gây ra trên não.

Người bệnh tiểu đường cũng có những triệu chứng giống trầm cảm: Đường huyết thay đổi khiến họ cảm thấy mệt mỏi và lo âu, cũng như cản trở giấc ngủ và khiến người bệnh ăn nhiều.

Người bệnh tiểu đường nên trao đổi cởi mở với bác sĩ và đừng ngần ngại tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm thần.

Viêm phổi và bệnh tim mạch

Nếu bạn vừa phải nhập viện vì viêm phổi, thì nguy cơ đau tim và đột quị sẽ tăng đáng kể trong nhiều tuần và nhiều tháng sau đó – trên thực tế có thể tăng trong tới 10 năm.

Mặc dù trước đó đã có nghiên cứu liên hệ hai bệnh này với nhau, song đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét cụ thể những người không có dấu hiệu của bệnh tim mạch trước khi bị ốm. Hiện nay các chuyên gia cho rằng có thể xem viêm phổi là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh tim mạch.

Theo Thanh Lê/Phunutoday.vn

Mãn kinh sớm làm tăng nguy cơ suy tim ở phụ nữ

Một nghiên cứu mới cho thấy mãn kinh sớm có thể làm tăng nguy cơ suy tim ở phụ nữ, đặc biệt là những người hút thuốc lá.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 22.000 phụ nữ lớn tuổi ở Thụy Điển. Những người mãn kinh sớm (40 – 45 tuổi) dễ bị suy tim hơn 40% so với những phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi trung bình 50-54.

man-kinh-som-lam-tang-nguy-co-suy-tim-o-phu-nu

Ảnh minh họa

Nguy cơ suy tim cao nhất ở những người hiện tại hoặc đã từng hút thuốc lá.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên quan giữa mãn kinh sớm và suy tim. Tuy nhiên nghiên cứu này không chứng minh mối quan hệ nhân quả.

Nghiên cứu được đăng trực tuyến ngày 14/5 trên tạp chí Menopause.

Theo Anninhthudo.vn

Suy tim – “điểm hẹn” của nhiều bệnh tim mạch

Suy tim là hội chứng mãn tính làm cho cơ tim yếu đi, không đáp ứng đủ nhu cầu oxy của cơ thể. Nhiều người lầm tưởng nguyên nhân suy tim chỉ do những tổn thương thực thể tại tim, nhưng thực tế nhiều bệnh của mạch máu cũng có thể dẫn đến suy tim. Các chuyên gia tim mạch đã nhận định: “Suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch”.

Những con đường dẫn tới suy tim và biểu hiện thường gặp

Ở người trẻ, suy tim có thể do các dị tật tim bẩm sinh hoặc hẹp hở van tim, hậu quả của bệnh viêm khớp do liên cầu khuẩn ở tuổi thiếu niên không được điều trị dự phòng thích hợp. Ở người lớn tuổi, suy tim thường do các bệnh tim mạch mãn tính như: bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa mạch, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim…

Dấu hiệu hay gặp nhất ở người bị suy tim là khó thở. Lúc đầu chỉ khó thở khi hoạt động gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên hơn kể cả lúc nghỉ ngơi, đặc biệt ở tư thế nằm nên người bệnh thường phải ngồi dậy để thở. Mệt mỏi, phù chi, tiểu đêm cũng là những dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán. Một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú ý nhiều trong suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho tăng khi nằm ngủ.

(Ảnh được cung cấp bởi Ích Tâm Khang)

Hậu quả nặng nề do suy tim

Không kể đến hậu quả tử vong do đột tử mà nguyên nhân chính là suy tim, thì hậu quả lâu dài đối với người bệnh chính là sự suy giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh suy tim thường xuyên bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau tức ngực do thiếu oxy, ho, phù, khó thở do ứ trệ tuần hoàn. Các triệu chứng này làm mọi hoạt động của người bệnh bị hạn chế và gây tâm lý hoang mang, bi quan về tình hình bệnh tật. Trong suy tim cấp, người bệnh có thể bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ích Tâm Khang – Giải pháp an toàn cho trái tim “không khỏe”

Người bệnh suy tim buộc phải dùng thuốc suốt đời, vì thế những giải pháp từ thiên nhiên mang tính an toàn cao sẽ phù hợp cho việc sử dụng lâu dài trong hỗ trợ điều trị.

Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang với nhiều thành phần làm tăng cường các yếu tố có lợi cho tim như: tăng lưu lượng máu tới nuôi dưỡng cơ tim, giảm tình trạng ứ trệ tuần hoàn (cao đan sâm); tiêu cục máu đông (cao natto); giúp bổ sung thêm nguồn năng lượng cho tim (l-carnitin); ngăn ngừa quá trình hình thành mảng xơ vữa (cao vàng đằng). Chính vì vậy, Ích Tâm Khang giúp giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, ho, phù, khó thở, xanh xao, hồi hộp; làm chậm tiến trình suy tim và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Suy tim là “điểm dừng chân” cuối cùng của nhiều bệnh tim mạch. Suy tim khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị đều hướng đến mục tiêu: giảm triệu chứng và làm chậm lại tiến trình suy tim. Vì vậy việc phát hiện và điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ, cũng như sử dụng thêm những giải pháp an toàn và hiệu quả bền vững cho trái tim “không khỏe” là vấn đề mấu chốt để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

ĐT tư vấn: 04. 3775 9865 – 08.3977.8085

Website: http://www.dongtay.net.vn/

Dấu hiệu cảnh báo suy tim sớm

Bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, hẹp, hở van tim và rất nhiều các bệnh tim mạch khác mặc dù nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nhưng hầu hết đều chung điểm dừng chân cuối cùng là suy tim. Suy tim khó chữa khỏi, song việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Hãy lắng nghe các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể để giúp bạn chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị kịp thời.

1. Đau thắt ngực

Đau ngực thường xảy ra sau một hoạt động gắng sức (chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng). Vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim, có thể là cảm giác khó chịu, hoặc cảm giác bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái. Đau ngực thường bắt đầu từ từ, kéo dài vài giây đến vài phút. Tần suất cơn đau cũng không ổn định, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.

Nguyên nhân là do khi động mạch vành (ĐMV) bị co thắt có thể gây tổn thương lớp tế bào nội mạc, dẫn đến lắng đọng cholesterol và tạo thành các mảng xơ vữa hoặc một cục huyết khối nhỏ có thể hình thành và cư trú bên trong ĐMV làm tắc nghẽn dòng máu chảy tới nuôi cơ tim.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Tâm Khang cung cấp)

2. Khó thở

Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều, có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ.

Khi tim bị suy yếu không hút được máu từ phổi về, phổi bị ứ huyết, mất tính đàn hồi và trở nên cứng, các cơ thở phải mất nhiều công sức mới làm phổi giãn ra để không khí lọt vào được. Vì vậy gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh.

3. Mệt mỏi

Nếu đột nhiên bạn cảm thấy kiệt sức sau một hoạt động nào đấy, mà hoạt động đó trước đây bạn thực hiện rất dễ dàng, hoặc cảm giác mệt mỏi gây khó khăn cho bạn ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản như: leo cầu thang, xách giỏ đi chợ hay thậm chí khi đi bộ. Đó là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.

Do tim bị suy yếu, hoạt động bơm hút máu bị hạn chế dẫn đến tim không bơm đủ máu đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Thiếu máu, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi và khó khăn trong mọi hoạt động.

4. Ho

Tình trạng ho kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của suy tim. Ho trong suy tim là ho khan, khó khạc đờm. Tình trạng ho kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, có khi khàn tiếng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị ho khi nằm, ngả lưng là ho và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu. Tim suy yếu không hút được máu từ phổi, gây nên ứ máu tại phổi và dẫn đến tình trạng ho. Nhiều bệnh nhân dễ nhầm với các bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản.

5. Phù

Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiều thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề. Mặt to ra như béo lên, tuy nhiên, phù do suy tim không giữ nước nhiều như người bệnh thận.

Khi lưu lượng máu qua tim bị chậm lại, máu trở về tim qua các tĩnh mạch bị ứ đọng lại làm các mao mạch căng lên và gây thoát dịch qua thành mao mạch vào các vùng lân cận, gây nên phù. Mặt khác, do thận lọc kém, nước tiểu ít đi, nước tích lại trong người cũng gây phù.

Như vậy, không nên chủ quan khi gặp các dấu hiệu: khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực,…nhất là khi bạn đang mắc một trong số các bệnh về tim mạch. Ngay khi phát hiện có một trong các dấu hiệu trên, hãy đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi trái tim bị suy yếu.

TPCN Ích Tâm Khang – có nguồn gốc từ thiên nhiên, với nhiều thành phần có lợi cho tim, giúp:

-  Làm giảm các triệu chứng của suy tim: mệt mỏi, khó thở, ho, phù, xanh xao, hồi hộp

-   Cải thiện tuần hoàn mạch vành, giúp giảm đau thắt ngực.

-   Phòng ngừa suy tim ở những người có nguy cơ cao (bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, bệnh van tim…)

Thông tin tư vấn sản phẩm: 04.3775.9865 – 08.3977.8085

(website: dongtay.net.vn)

(Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)

 

Hút thuốc lá không giúp giảm stress

 Những người cai thuốc thành công cho hay họ cảm thấy ít bị lo âu so với thời kỳ còn phì phèo thuốc lá, bất chấp những lời đồn cho rằng hút thuốc giúp xả stress.

Báo cáo đăng trên chuyên san British Journal of Psychiatry đã theo dõi tình trạng tâm lý của gần 500 người hút thuốc lá, tham gia chương trình cai thuốc tại các cơ sở y tế ở Anh.

hut-thuoc

Theo đó, kết quả cho thấy có sự giảm mạnh về tình trạng lo âu trong số 68 người bỏ thuốc thành công sau sáu tháng.

Hiệu quả này càng lớn hơn ở những người có tâm trạng không ổn định và mắc chứng rối loạn tâm lý so với những người hút thuốc vì thích.

Các nhà nghiên cứu, từ những đại học danh giá như Cambridge, Oxford và Kings’s College ở London (Anh), cho hay phát hiện mới giúp trấn an những người cố gắng bỏ thuốc nhưng sợ rằng mình sẽ bị stress trở lại nếu rời xa khói thuốc.

(Theo Thanhnien)

Singapore: Tử vong do nuốt phải răng giả

Một cụ ông người Singapore đã bị chết nghẹn sau khi nuốt phải răng giả.

Sự việc xảy ra khi cụ Zhang Qishan (82 tuổi) đang uống sữa thì không may nuốt phải hàm răng giả vào cổ họng khiến cụ ngay lập tức bị mắc nghẹn và khó thở.

"Khi thấy ông ấy bị mắc nghẹn do hàm răng giả tôi đã cố gắng bảo ông ấy nhổ nó ra", bà Peng Ahchun (75 tuổi), vợ ông Qishan cho biết.

singapore-tu-vong-do-nuot-phai-rang-gia

Tuy nhiên, khuôn mặt của ông Qishan trở nên tím tái và ông không còn đủ sức để nhổ hàm răng giả ra.

Bà Ahchun đã hoảng hốt chạy ra khỏi nhà để kêu cứu và đưa ông đến bệnh viện. Tuy nhiên mọi việc đã quá trễ, ông Qishan đã tử vong trước khi xe cứu thương đến.

"Sự việc xảy ra quá bất ngờ, tôi đã bị hoảng loạn và không nghĩ ra phải gọi điện thoại để nhờ giúp đỡ. Tôi chạy đi tìm một người hàng xóm, nhưng khi quay trở về thì ông ấy đã bất động" bà Ahchun đau đớn kể lại.

Theo bà Ahchun, ông Qishan bị một loạt các vấn đề về sức khỏe, ông cũng bị suy tim và khó thở. Một tháng trước khi qua đời, ông Qishan gặp phải tình trạng chán ăn và khó nuốt khiến ông lão chỉ còn 35kg.

(Theo Thanhnien)

Dấu hiệu tim đập nhanh, đau và khó thở là bệnh gì?

Thưa bác sĩ,

Tim đập nhanh, đau và khó thở, có mạch đập trên cổ tay nhìn thấy bằng mắt được, hai chân luôn lạnh, chân phải đau và phù thì có phải bị suy tim không?

Cháu bị yếu tim từ nhỏ, năm 22 tuổi cháu có bị bệnh hồng ban nút nhưng không tìm ra nguyên nhân. Từ đó đến nay tình trạng sức khỏe cháu không được tốt, lúc nào cháu cũng thấy mệt mỏi, tim đập nhanh, chân phải bị phù, đau và luôn luôn lạnh.

Mới đây cháu có đi khám bệnh viện Hoàn Mỹ – Huế, bác sĩ chẩn đoán cháu bị cơn đau thắt ngực, cholesterol trong máu cao, tim nhiễm mỡ.

Thời gian gần đấy cháu thấy tim mình đập nhanh hơn, đau nhiều hơn và cháu có thể nhìn thấy trên mạch đầu bàn tay phải của cháu. Nếu cháu làm việc nặng hoặc mệt do gắng sức thì mạch trên đầu bàn tay nổi rất rõ, có thể thấy nhịp tim đập mà không cần bắt mạch tìm.  - (Hiền, 24 tuổi – Quảng Trị)

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy:

Chào cháu Hiền,

Qua các thông tin cháu cung cấp, Alobacsi nghĩ là tim của cháu có ” vấn đề ” rồi, cộng thêm tiền căn trước đây có bị Hồng ban nút (!). Còn vấn đề nhìn thấy mạch ở cổ tay đập rõ thì có thể do cháu quá gầy, da ở cổ tay áp sát xương nên nhìn thấy mạch máu bên dưới đập rõ.

Cháu nên tái khám với BS chuyên khoa Tim mạch, nhớ mang theo toa thuốc đang uống (nếu có), làm thêm 1 số xét nghiệm tầm soát mới có kết luận chính xác được.

Chúc cháu mau khỏe.

(Theo Alobacsi)