Lưu trữ cho từ khóa: suy nhược cơ thể

Một số món ăn tốt cho người ăn uống kém

 

Trong Đông y, ăn uống kém được xếp vào chứng tỳ vị hư nhược hay tỳ vị bất túc. Đây là biểu hiện của nhiều chứng bệnh khác nhau như suy nhược thần kinh, stress, mắc bệnh mạn tính...  Dưới đây là một số món ăn tốt cho người ăn uống kém.


Ảnh minh họa.

Hạt sen gọt vỏ thông tâm (nếu ngủ kém để cả tâm) 30g, hoài sơn 30g, móng giò lợn 100g, gia vị đủ dùng. Hoài sơn, hạt sen loại bỏ tạp chất, móng giò rửa sạch chặt miếng vừa ăn. Tất cả cho vào xoong chế nước đủ dùng hầm chín, nêm gia vị, bắc ra ăn ấm, chia ăn trong ngày. Tuần ăn 2 - 3 bữa có thể ăn liên tục. Bài thuốc có tác dụng cố sáp, kiện tỳ, ích khí, mạnh tràng vị, thanh ngũ tạng, sinh tân dịch, kích thích vị giác, tiêu thực... Thích dụng cho người gầy yếu, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, ăn uống khó tiêu, dễ tiêu chảy, mất ngủ...

Theo Đông y hoài sơn có vị ngọt, tính bình, quy kinh tỳ, phế, thận. Có công dụng ích khí, bổ tỳ ích phế, thận, sinh tân chỉ khát, bình suyễn, sáp tinh... Được nhân dân cũng như giới y khoa dùng làm ngũ cốc cũng như dược liệu nhằm bồi bổ cơ thể, trị suy nhược cơ thể, ăn uống kém, chán ăn, ăn uống chậm tiêu, mạnh gân xương, chữa ỉa chảy, đái đường, gầy yếu, di tinh...

Hạt sen vị ngọt, tính bình, sáp, vào kinh tỳ, thận, tâm. Có tác dụng bổ tỳ, thận, sáp tinh, dưỡng tâm, an thần... Thường dùng trị tỳ, vị hư yếu, tiêu chảy lâu ngày, suy nhược thần kinh, hồi hộp, tim đập mạnh, mất ngủ, kém ăn, di tinh, đới hạ...

Dưới nhãn quan của y học hiện đại, hạt sen rất giàu dinh dưỡng, cứ 100g hạt sen có 14,8% protein gồm các axit amin, 2,42% threonin; 0,82% methionin; 3,23% leucin; 1,11% isoleucin; 12,64% phenylalanin. Ngoài ra, còn có 2,11% dầu béo gồm các axit béo. Thường được dùng để bồi bổ cơ thể, nâng cao thể trạng cho người suy nhược... Được ngành dinh dưỡng lấy làm thành phần quan trọng trong ngũ cốc ăn dặm cho trẻ...

Móng giò lợn có tác dụng bổ tỳ, ích vị cung cấp một nhiệt lượng đáng kể cho cơ thể. Ngoài là móng thực dưỡng hằng ngày móng giò còn là vị thuốc bổ tỳ, kiện vị kích thích tiêu hóa, nhuận tràng. Hơn nữa, móng giò có chứa nhiều protein dạng keo giúp giữ ẩm cho cơ thể và làn da, giúp cơ thể chống mất nước, tăng tính đàn hồi da, giảm nhăn và căng mịn hơn...

Chú ý: Do hạt sen có tính cố sáp (giữ lại), nếu người bệnh quá táo bón thì giảm lượng hạt sen thêm hoài sơn.

(Theo Bee)

 

Suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể

Suy nhược thần kinh là một hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên.

Gần đây tôi thường có cảm giác mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, trí nhớ kém… Tôi đã đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán là suy nhược thần kinh. Xin hỏi quý báo, suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể có giống nhau không? - Lê Hoài Bắc (Hà Nam)

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể là hai tên gọi chung chung thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên hai thuật ngữ này cần được hiểu đúng để khám bệnh sớm đúng chuyên khoa. Suy nhược thần kinh là một hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên.

Đây là tên gọi chung được chẩn đoán sau khi không đủ những triệu chứng chủ yếu để xác định các bệnh rối loạn thần kinh khác như: lo âu, ám ảnh sợ, xung động ám ảnh (cơn ám ảnh sợ quá mức), các phản ứng với tình trạng stress …

Còn bệnh suy nhược cơ thể là chứng bệnh thường gặp ở những người có sức khỏe bị suy giảm trong một thời gian dài, có thể yếu hơn trước do quá trình dinh dưỡng kém, do mắc các bệnh mạn tính, hoặc mới bắt đầu khôi phục sau khi mắc các bệnh cấp tính nặng. Triệu chứng thường gặp khi bị suy nhược cơ thể là: người mệt mỏi, hay hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, làm việc kém hiệu quả, nhanh mệt, ăn kém, ngủ kém… Dấu hiệu thường gặp của suy nhược thần kinh là mệt mỏi, nghi ngờ mình có bệnh, mất ngủ… Cả hai bệnh lý này đều cần được thăm khám kỹ càng và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

5 món cháo nhuận tràng giải độc, trị chứng táo bón!

Nấu cháo với chuối tiêu, mật ong, khoai tây... và ăn 1 liều lượng hợp lý trong 1 thời gian nhất định sẽ góp phần trị chứng táo bón đáng sợ.

Cháo chuối tiêu

Nguyên liệu: Chuối tiêu 2 quả, gạo tẻ 50g, lượng vừa đủ đường trắng.

Cách làm: Chuối tiêu bỏ vỏ, dầm nát. Ngâm rửa gạo, cho vào nồi nấu thành cháo với lượng nước vừa đủ. Sau khi cháo chín, cho chuối tiêu đã đánh nhuyễn, đường vào đun sôi có thể dùng.

Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục 3-5 ngày có thể thanh nhiệt, nhuận tràng, nhuận phổi, cắt cơn ho. Món cháo này thích hợp cho người bị trĩ đại tiện ra máu, suy phổi, bị ho, hoặc người say rượu…

Cháo mật ong

Nguyên liệu: Gạo tẻ 50g, lượng mật ong vừa đủ.

Cách làm: Ngâm rửa gạo, cho vào nồi nấu thành cháo với lượng nước vừa đủ. Sau khi cháo chín cho thêm mật ong, đun sôi có thể dùng.

Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục 3-5 ngày có tác dụng nhuận phổi, cắt cơn ho, nhuận tràng. Món cháo này thích hợp cho người bị suy nhược tì vị dẫn đến chán ăn, đau bụng, người bị suy phổi ho khan, hoặc người ho lâu ngày không khỏi, người bị suy nhược cơ thể dẫn đến táo bón…

Cháo khoai tây

Nguyên liệu: Khoai tây 100g, gạo tẻ 50g.

Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu, cho vào nồi nấu thành cháo cùng gạo tẻ và lượng nước vừa đủ.

Mỗi ngày dùng 1 lần, liên tục 3-5 ngày có tác dụng ích khí, kiện tì, giải độc, thông tiện. Món cháo này thích hợp cho người bị suy nhược tì vị dẫn đến đau bụng, táo bón…

Cháo vừng

Nguyên liệu: Gạo nếp 100g, lượng vừng vừa đủ.

Cách làm: Ngâm rửa sạch vừng, sau đó phơi khô rồi đảo qua lửa cho nứt. Mỗi lần lấy 30g, nấu với 100g gạo nếp thành cháo, ăn thường xuyên sẽ có công hiệu.

Cháo sung mật ong

Nguyên liệu: Gạo tẻ 50g, quả sung 30g.

Cách làm: Rửa sạch gạo, cho vào nồi đun thành cháo với lượng nước vừa đủ. Sau đó cho sung vào đun sôi có thể dùng. Khi ăn thêm mật ong.

Món cháo này ăn thường xuyên cũng có công hiệu trị chứng táo bón.

 

Meo.vn (Theo Dantri)

 

Thịt thỏ bổ trung, ích khí

Theo Đông y, thịt thỏ có vị ngọt, tính bình, vào tỳ vị và đại tràng; có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc.

Thành phần dinh dưỡng trong thịt thỏ: Hàm lượng protein 11,8%, cao hơn thịt bò, thịt dê, thịt lợn, 4,4% lipid, hàm lượng cholesterol thấp, có Ca, S, P, Na và các vitamin. Có ovophospholipid có tác dụng bảo vệ thành mạch, chống xơ hoá.

Theo Đông y, thịt thỏ: vị ngọt, tính bình, vào tỳ vị và đại tràng; có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc.

Gan thỏ: vị ngọt mặn, tính hàn tác dụng bổ gan, làm sáng mắt, chữa choáng váng, mắt mờ có màng mộng, đau mắt do gan yếu.

Tiết thỏ: vị mặn, tính hàn, không độc tác dụng hoạt huyết lương huyết, chữa các chứng ngộ độc. Da lông thỏ (thỏ bì mao) đốt tồn tính rắc vết thương, vết bỏng…

Một số thực đơn chữa bệnh có thịt thỏ:

Thịt thỏ tiềm vỏ quít: Thịt thỏ 200g, vỏ quít (trần bì) 8g. Thịt thỏ chặt miếng to, cho muối, dầu, sa lát, rượu, hành, gừng trộn đều ướp trong 30 phút; vỏ quít ngâm rửa, thái lát.

Đun sôi dầu rán, cho thịt thỏ vào rán vừa chín; tiếp tục cho vỏ quít, ớt tươi, gừng, hành vào xào với thịt thỏ, sau đó cho nước hàng (gồm mì chính, đường trắng, muối, mắm, dấm) đảo đều, đun đến khi thịt khô chuyển màu đỏ nâu sậm, đổ ra đĩa, gắp bỏ gừng hành, đổ ít dầu vừng lên.

Dùng cho bệnh nhân sau thời kỳ bệnh nặng dài ngày cơ thể suy nhược, người có mỡ máu cao.

Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, người gầy yếu: Thịt thỏ 100 - 200g, đại táo 20g. Thịt thỏ chặt nhỏ, đại táo xé. Hấp cách thủy hay nấu chín. Ăn nóng, ngày 1 lần.

Nước ép thịt thỏ: Thỏ 1 con, lột da, bỏ lòng ruột, làm sạch, hầm lấy nước, để nguội. Uống khi khát. Dùng cho các trường hợp người ốm suy kiệt, tiểu đường, tiểu không cầm hoặc di niệu.

Chữa đái tháo đường: Thịt thỏ 100 - 200g, kỷ tử 15g. Thịt thỏ chặt nhỏ cho cùng với kỷ tử, đun nhỏ lửa với nước đến chín nhừ, thêm ít muối. Ngày ăn 1 lần, dùng nhiều ngày.

Thịt thỏ ăn thường ngày: Thịt thỏ nấu ăn thường ngày, nấu dạng cari. Dùng cho bệnh nhân nôn ói trào ngược, táo bón.

Súp thịt thỏ bổ tỳ: Thịt thỏ 200g, sơn dược 30g, câu kỷ tử 15g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đại táo 30g. Nấu dạng súp ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể.

+ Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn không dùng.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Tử uyển, vị thuốc chữa ho, hen

Tử uyển (Aster tataricú L.J), thuộc họ Cúc (Adteraceae), tên khac là thanh uyển, dã ngưu bàng.Bộ phận dùng làm thuốc của tử uyển là rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu, đào về rửa sạch, để ráo nước rồi chế biến dưới các dạng sau:

Theo Đông y tử uyển có vị đắng, cay, tính ôn, không độc có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, chỉ phái, hạ khí, chữa ho có đờm, hen suyễn, viêm họng, viêm phế quản cấp và mạn tính. Liều dùng hàng ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác theo những phương thức sau:

- Chữa ho, hen có đờm khò khè: Tử uyển 12g, bách bộ 12g, cát cánh 8g, mạch môn 8g, kinh giới 8g, trần bì 6g, cam thảo dây 6g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

- Chữa ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính: Tử uyển 10g, khoản đông hoa 10g, thổ bối mẫu 10g, hạnh nhân 10g, cát cánh 10g, cam thảo 3g, sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa ho gà ở giai đoạn hồi phục: Tử uyển 8g, bách bộ 8g, rễ qua lâu 16g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, sắc uống trong ngày.

- Chữa lao phổi: Tử uyển 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, cỏ nhọ nồi 12g, thổ phục linh 8g, bách hợp 8g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 6g, thổ bối mẫu 6g, sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa hen phế quản: Tử uyển 12g, tế tân 12g, khoản đông hoa 12g, đại táo 12g, ma hoàng 10g, ngũ vị tử 10g, bán hạ chế 8g, xạ can 6g, gừng sống 4g, sắc uống trong ngày.

- Chữa suy nhược cơ thể do phế hư: Tử uyển 12g, ngũ vị tử, tang bạch bì, thục địa, đản sâm, hoàng kỳ mỗi vị 10g, sắc uống trong ngày.

Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) còn dùng tử uyển để chữa kinh nguyệt không đều với bài thuốc gồm tử uyển , hồng hoa, nga truật, quế chi (bỏ vỏ thô), hương phụ (sao giấm), lượng bằng nhau, phơi khô tán nhỏ, dây bột mịn. Ngày uống 2 lần mỗi lần 8g với rượu.

suckhoe&doisong

Chuối cực tốt cho người cao huyết áp, tiểu đường

Theo đông y chuối có tác dụng bổ tỳ, vị, lợi tiểu, nhuận tràng. Tuy nhiên chuối còn tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn, yếu phổi, hen suyễn, sốt rét không nên dùng.


1 – Chuối tiêu:

Trị chứng sốt cao phát cuồng: Lấy củ chuối tiêu rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, uống 30ml trong ngày.

Trị các chứng phù do suy tim, viêm thận, cao huyết áp: Lấy 1 quả chuối tiêu chin, ăn với cơm, ngày 2-3 lần

Trị chứng tiêu chảy: Lấy một quả chuối tiêu đã già nhưng còn xanh, bỏ vỏ ăn ruột, ăn lúc đói sẽ có tác dụng.

Trị chứng băng huyết: Lấy 3 quả chuối tiêu đã già nhưng còn xanh, bỏ vỏ, ăn ruột.

Trị chứng lang ben, hắc lào: Rửa sạch nơi lang ben, hắc lào rồi cắt dọc quả chuối tiêu xanh xát lên rất tốt.

Trẻ em chậm lớn, còi xương, lấy 12g bột chuối tiêu chin (sấy khô, tán mịn), 2g lòng đỏ trứng gà hấp chin, sấy khô tán mịn, 10g bột cóc vàng sấy khô tán mịn (chú ý cóc vàng khi làm phải tuyệt đối thận trọng, bỏ da, đầu, lòng, ruột, chỉ lấy phần thịt trên mình và đùi cóc, tránh để dây nọc độc và nhựa mủ vào thịt cóc).

Tất cả đem trộn với mật ong, hoàn thành viên, cho trẻ uống tùy theo tuổi.

Trẻ từ 8-12 tháng tuổi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên

Trẻ từ 20-30 tháng tuổi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên

Trẻ từ 30 -40 tháng tuổi ngày 2 lần , mỗi lần 3 viên

Một đợt điều trị là 3 tháng.

Trị chứng suy nhược cơ thể ở người già. Lấy 15 quả chuối tiêu bỏ vỏ, ngâm vào 1 lít rượu gạo, để khoảng 15 ngày là dùng được. Ngày uống 30ml .

2 – Chuối hột:

Trị chứng viêm loét dạ dày: Lấy quả chuối hột già xắt mỏng, phơi khô trong bóng râm rồi tán bột. Ngày uống 3 lần trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 2 thìa cà phê bột chuối uống với nước nóng. Dùng liền 15 ngày.

Trị chứng sạn thận, sạn mật, sạn bàng quang: lấy nhựa cây chuối hột, mỗi sang uống 1 chén con, uống liền trong 1 – 2 tháng. Hoặc quả chuối hột già đem đốt tồn tính, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê bột chuối uống với 30ml rượu nếp trước bữa ăn nửa giờ. Uống trong 1-2 tháng.

Trị chứng đau nhức răng: lấy củ chuối hột già giã nát, thêm chút phèn chua, chút muối, ngày ngậm 10-15 phút, dùng trong 3-5 ngày.

Trị chứng lở sơn: lấy củ chuối hột già, giã nát đắp lên.

Hỗ trợ điều trị chứng tiểu đường: Quả chuối hột già xắt lát mỏng, phơi khô, sắc uống trong ngày.

3 – Chuối bom:

Trị chứng phong thấp: Lấy 20 quả chuối bom chin, nướng cháy vỏ, ngâm với 3 lít rượu nếp, để sau 3 tháng đem dùng. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 30ml.

4- Chuối chát:

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Lấy 1 chén con nhựa chuối chát, uống vào buổi sáng.

(Theo tienphong.online)

Công dụng của hoa hồng

Hoa hồng có nhiều công dụng trị bệnh, cách sử dụng cũng rất đa dạng, không chỉ dùng bằng cách ngâm rượu mà còn xông và dùng bột khô...


Hoa hồng dùng trị bệnh trong Đông y là chỉ cây cỡ nhỏ thuộc họ hoa hồng, còn gọi là hoa hường, có mùi thơm, cánh hoa có màu hồng, trắng, vàng hay đỏ. Hoa hồng chủ yếu dùng để chiết xuất hoặc cất làm nước hoa, ngoài ra hoa hồng còn có tác dụng phòng và chữa bệnh rất phong phú.

Hoa hồng có vị ngọt, mùi thơm mát, tính bình. Từ thời cổ đại, người ta thường sử dụng nước chiết xuất từ hoa hồng để điều trị rối loạn dây thần kinh, xông hương cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, điều trị bệnh tim, thận...

- Chữa ho cho trẻ nhỏ: Dùng cánh hoa hồng trắng chưng với đường phèn, cho trẻ uống từng tí một.

- Trị lở loét miệng: Giã hoa hồng trộn với mật ong rồi đem rơ lên chỗ miệng lở loét.

- Chữa viêm phế quản, viêm họng: Lấy khoảng một muỗng bột cánh hoa hồng phơi khô cho vào ly nước nóng để dùng, có khả năng chống cảm lạnh, viêm họng.

- Chữa cảm cúm, sốt, viêm lợi: Bột của cánh hoa hồng phơi khô trộn với mật ong là một phương thuốc hiệu nghiệm để chống lại bệnh viêm miệng, viêm lợi. Đau đầu, ốm yếu và suy nhược cơ thể có thể điều trị bằng xông hương và tinh dầu của hoa hồng.

- Tiểu tiện, lỵ ra máu: Lấy 10 bông hoa hồng đỏ đem nấu với một ít đậu đen và một ít đường để lấy nước dùng. Uống 3 lần/ngày, dùng liền trong 3 ngày.

- Dùng trong bệnh thần kinh: Tắm bằng nước hoa hồng là một liệu pháp hay chống lại các bệnh ở thần kinh, làm sạch da, làm dịu những lo lắng và mang lại sự thư thái, sảng khoái.

Cánh hoa hồng tươi còn hạn chế mưng mủ vết thương và vết bỏng; làm dịu những vết ngứa do dị ứng gây ra.

Lương y Quốc Trung