Lưu trữ cho từ khóa: sứt môi

Sứt môi có phải là bệnh di truyền?

Em sinh ra đã bị sứt môi, trong nhà chỉ mình em bị. Giờ em sắp lập gia đình nhưng lại sợ con em sau này cũng thế. Xin hỏi bệnh này có di truyền không?”.

sut-moi-co-phai-la-benh-di-truyen

Chào em,

Khe hở môi (sứt môi) là một bệnh lý bẩm sinh, tỷ lệ bệnh khá cao (khoảng 1/600-1/1.000 trẻ). Có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố góp phần gây ra tình trạng khe hở môi như:

- Người mẹ sinh con khi đã lớn tuổi (trên 35).

- Trong thời gian mang bầu, người mẹ tiếp xúc với môi trường chất độc.

- Trẻ bị nhiễm virus trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

- Cha mẹ mắc một số bệnh mãn tính.

- Trong thời kỳ có thai, người mẹ sử dụng thuốc bừa bãi.

Yếu tố di truyền ít được đề cập đối với bệnh này; và không có chống chỉ định có thai ở những người mắc bệnh khe hở môi bẩm sinh. Bạn không nên quá bi quan.

Ngoài ra, bệnh khe hở môi bẩm sinh có thể phát hiện rất sớm ngay từ trong bụng mẹ thông qua các phương tiện chẩn đoán như siêu âm, nội soi… Và việc điều bệnh khe hở môi cũng không quá phức tạp. Vấn đề quan trọng là cần giữ gìn bản thân, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại; không để mắc bệnh cúm trong lúc mang thai.

BS Bạch Long

(Theo Thanh Niên)

Sứt môi có di truyền?

Em sinh ra đã bị sứt môi, trong gia đình em không ai bị cả. Em sắp lập gia đình và sinh con, em rất sợ mong BS cho biết bệnh này có di truyền không? – Lâm Thị Thu (Tuy Phước – Bình Định)

Khe hở môi (sứt môi) là một bệnh lý bẩm sinh, tỷ lệ bệnh khá cao (khoảng 1/600-1/1.000 trẻ). Có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố góp phần gây ra tình trạng khe hở môi như: Người mẹ sinh con khi đã lớn tuổi (trên 35), tiếp xúc với môi trường, hóa chất độc hại trong thời gian mang thai, trẻ bị nhiễm siêu vi, virut cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cha mẹ mắc một số bệnh mạn tính… Yếu tố di truyền ít được đề cập đối với bệnh này và không có chống chỉ định có thai ở những người mắc bệnh khe hở môi bẩm sinh.

Để sinh con khỏe mạnh, khi mang thai người mẹ cần giữ gìn sức khỏe bản thân, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, không để mắc bệnh cúm. Hiện nay, bệnh khe hở môi bẩm sinh có thể phát hiện rất sớm ngay từ trong bụng mẹ thông qua các phương tiện chẩn đoán như siêu âm, nội soi… và việc điều trị cũng không quá phức tạp. Vì vậy, bạn không nên lo lắng về vấn đề này.

(Theo Sức khỏe & Đời sống)