Lưu trữ cho từ khóa: sưng phồng

Sử dụng mỹ phẩm đúng liều lượng

Đôi khi các loại mỹ phẩm chăm sóc da không thể phát huy tác dụng nếu bạn không sử dụng đủ liều lượng.

Một hạt đỗ hay một hạt lạc, bạn sẽ luôn băn khoăn về liều lượng sử dụng của các loại mỹ phẩm. Nhiều người cho rằng một chút đã tốt thì hẳn rất nhiều lại càng tốt hơn. Trong khi thực tế, nhiều quá đôi khi lại có thể khiến da nổi mụn và bạn thì thâm hụt ngân sách vì dùng quá tay. Vì thế, những gợi ý từ Eva hẳn sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. (Lưu ý: Hình minh họa được chụp bằng đúng với lượng sản phẩm khuyên dùng)

1. Kem dưỡng ngày

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Lượng 1/4 trái chanh đủ để bạn chăm sóc cho mặt, cổ, tai trong suốt cả ngày. Bạn nên chấm kem ra tay và dùng ngón tay thoa lên mặt thay vì xoa hai tay vào nhau để áp lên các vùng da. Lưu ý nên chọn loại kem có chỉ số chống nắng SPF 30 cho ban ngày.

2. Kem mắt

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Nửa hạt đỗ cho mỗi mắt sẽ giúp đôi mắt bạn sáng đẹp. Quá nhiều kem chỉ khiến đôi mắt thêm trữ nước và sưng húp. Lưu ý nên thoa kem mắt vào ngón tay đeo nhẫn và mát xa thật nhẹ theo vòng tròn để tránh gây áp lực cho mắt.

3. Kem trị mụn

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Một hạt đỗ dùng để chấm lên các đầu mụn là vừa đủ để làm giảm sưng phồng và không gây ảnh hưởng tới các vùng da xung quanh.

4. Tẩy tế bào chết

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Lượng 1/4 trái chanh là vừa đủ để bạn lấy đi lớp da chết trên khuôn mặt. Nên mát xa theo vòng tròn và chỉ nên áp dụng loại kem tẩy da chết này một tuần 1-2 lần.

5. Serum

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Serum chỉ để giải quyết vùng da có vấn đề, vì thế chỉ nên dùng số lượng một hạt đỗ để thoa lên các vùng này.

6. Sữa rửa mặt

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Lượng sữa bằng một trái chanh nhỏ là phù hợp để làm sạch toàn bộ gương mặt. Không nên thoa trực tiếp mà nên cho thêm nước, đánh bọt và sau đó mới mát xa da theo chuyển động vòng tròn trong 30 giây giúp loại bỏ toàn bộ tạp chất.

7. Kem dưỡng

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Lượng một phần tư trái chanh sẽ cung cấp độ ẩm giúp nâng cấp và bảo vệ làn da bạn mỗi đêm.

8. Gôm xịt tóc

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Lượng một trái chanh là vừa đủ để giúp mái tóc bồng bềnh. Cách tốt nhất là nên dùng gôm cho tóc ẩm, sau đó kết hợp với máy sấy để tăng vẻ đẹp.

9. Dầu gội

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Với mái tóc dài trung bình thì nên dùng lượng 1/4 trái chanh và mát xa da đầu theo chuyển động vòng tròn để giúp làm sạch chân tóc.

10. Dầu xả

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Sử dụng lượng bằng dầu gội, tuy nhiên chú ý chỉ nên thoa vào phần đuôi tóc vì chất ẩm trong dầu xả có thể gây nhờn và làm yếu chân tóc. Xả tóc lại với nước lạnh để có kết quả tốt nhất.

11. Serum tóc

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Lượng hai hạt đậu Hà Lan sẽ giúp tăng vẻ bóng mượt, bồng bềnh cho tóc. Cho serum vào lòng bàn tay sau đó nhẹ nhàng thoa lên tóc, tránh chà xát mạnh có thể làm mất độ bóng của sợi tóc.

12. Dầu hấp

Mỹ phẩm - bao nhiêu là đủ?, Làm đẹp, my pham, lam dep, duong da, duong the, chong nang

Những ai thường xuyên tiếp xúc với hóa chất thì nên sử dụng dầu hấp để điều trị sâu cho tóc mỗi tuần 1-2 lần. Chỉ nên dùng lượng 1/4 trái chanh cho tóc có chiều dài trung bình và có thể thêm hoặc bớt nếu tóc dài hoặc ngắn hơn.

Meo.vn (Theo RS)

Ðầu gối – khớp xương quan trọng nhất cơ thể

Đầu gối là khớp xương quan trọng phải nâng khối lượng lớn nhất cơ thể bạn. Những dây chằng gân, cơ và sụn đêu giúp ổn định đầu gối và khiến ta cử động được chi dưới. Đầu gối sẽ đau khi khớp xương, dây chằng, gân hoặc sụn bị tổn thương.

Triệu chứng:

Các khớp bị cứng lại, khó chuyển động sau khi nghỉ ngơi, đặc biệt là vào buổi sáng sớm thức dậy bạn thấy hơi đau ở hai đầu gối khi định bước đi. Sau đó, đầu gối  giảm đau dần trong ngày và sáng hôm sau lại như vậy.

Có thể khớp gối bị đau khi bạn tập thể dục xong.

Cũng có khi bạn khó thực hiện những hoạt động mạnh, đôi lúc khó chạy nhảy, đi lại.

Một cảm giác bao trùm những cơn đau là cảm giác đầu gối như bị căng ra, sưng phồng lên. Nghiêm trọng hơn khớp gối phát ra tiếng động khi bạn chuyển động.

Nguyên nhân:

Viêm khớp xương là nguyên nhân phổ biến nhất của đau nhức đầu gối. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phụ nữ đang phải chịu đựng căn bệnh này. Nó thường xuyên xảy ra khi sụn đầu gối suy yếu khiến cho khớp xương thiếu linh hoạt và bị thoái hóa.

Một nguyên nhân khác gây nên đau đầu gối là bệnh thấp khớp. Bệnh này khiến khớp gối đau nhức và có sự sưng phồng lên.

Có thể do những chấn thương ở những mô mềm của gối như dây chằng, gân và cơ của khớp. Những chấn thương này cũng có thể dẫn tới những cơn đau thường xuyên.

Tổn thương ở bắp đùi đôi khi cũng mở rộng đến đau khớp gối.

Những bao hoạt dịch cũng có thể hình thành ở khớp gối do những nguyên nhân trên, nhưng thường rất hiếm.

Điều trị:

Chườm lạnh hoặc dùng 1 miếng gạc ấm kết hợp xoa bóp có thể làm giảm đau và khớp gối bớt cứng.

Tập thể dục đều đặn những bài tập cụ thể như: Nâng chân, mở chân rộng nhằm tăng cường cơ và sự dẻo dai của khớp gối.

Uống đủ nước có thể giúp những tổn thương ở dây chằng và cơ chóng lành.

Một số loại thuốc phổ biến để giảm đau ở bệnh viêm khớp như: Kháng sinh Acetaminophen, những loại thuốc chống viêm nhiễm không chứa hợp chất Xteroit như aspirin, Advil, hay Motrin và những thuốc giảm đau khác theo kê đơn của bác sĩ.

Tiêm thuốc Cooctizon có thể làm giảm phù nề và đau đớn, đồng thời làm tiêu chất dịch ở đầu gối.

Với những tổn thương quá nghiêm trọng cần phải phẫu thuật thay thế khớp gối.

Phòng bệnh:

Duy trì cân nặng hợp lý rất có lợi cho sức khỏe. Trọng lượng quá lớn có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như sức chịu đựng của khớp xương suy giảm viêm khớp xương.

Tránh những chấn thương đầu gối trong khi tập thể thao, làm căng cơ đùi và bắp chân trước khi tập. Điều này sẽ làm giảm sức ép lên đầu gối.

Chú ý đến đầu gối trong khi tập, dừng tập ngay khi cảm thấy đau ở gối.

Hãy thay những chiếc xăng đan cao gót bằng dép đế thấp và giầy. Chúng sẽ làm giảm những áp lực không cần thiết lên đầu gối của bạn.

Đi kiểm tra và điều trị ngay nếu bạn cảm thấy đau đầu gối. Chần chừ sẽ khiến đầu gối của bạn có thể tệ hơn rất nhiều. Có phương pháp điều trị càng sớm, đầu gối bạn càng khỏe mạnh.

Cách tốt nhất để phòng những bệnh ở khớp gối là tập thể dục và giữ 1 cơ thể cân đối trong suốt cuộc đời và đừng quên chăm sóc bắp đùi.

Theo Tien Phong

PIXEL PERFECT – BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỀU TRỊ MỤN VÀ TRẺ HÓA DA

Hơn 20 năm trước, Laser CO2 truyền thống được xem là tiêu chuẩn vàng trong việc tái tạo da, trẻ hóa da trong thẩm mỹ. Điều trị các thương tổn của da với tia Laser C02 truyền thống là sử dụng tia laser có năng lượng cao, có khả năng xuyên qua toàn bộ bề mặt da và làm 'bốc hơi' lớp trên cùng của da, từ đó kích thích collagen sản sinh để cải thiện sắc diện của da. Tuy nhiên, do có tính bào mòn, xâm lấn cao, để tái tạo được một lớp da mới, điều trị này thường gây ra một số vấn đề như:

• Thời gian hồi phục sau điều trị thường kéo dài 3 tháng cho đến 1 năm, ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc.

• Biến chứng thường gặp như sẹo, tăng sắc tố sau viêm, mất sắc tố da sau điều trị… Ngoài ra, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn do quá trình lành thương kéo dài.

Với bước tiến xa hơn, mang tính cách mạng trong điều trị, hãng Alma đã cho ra đời công nghệ Laser CO2 vi điểm (Fractional Laser CO2) – Pixel CO2 với tên thương mại là Pixel Perfect. Loại Laser vi điểm này được giới chuyên môn nhìn nhận là bước đột phá số một của ngành thẩm mỹ năm 2009, có thể mang lại kết quả rõ rệt với ít rủi ro hơn.

Loại laser vi điểm này hoạt động bằng cách tạo ra hàng ngàn lỗ cực nhỏ, chỉ có 20% vùng mô bị bóc tách, nhưng 80% vùng da chung quanh những lỗ nhỏ này vẫn còn nguyên vẹn. Điều này giúp cho lớp da trên cùng lành rất nhanh trong quá trình tái tạo da, loại bỏ những đốm sắc tố bất thường trên da, làm săn chắc da- kích thích tạo mới collagen khiến da trông mịn màng hơn.

Pixel Pefect giúp thời gian hồi phục được rút ngắn đáng kể, chỉ còn 3-5 ngày so với hằng tháng như trước đây. Công nghệ này còn giúp giảm thiểu rủi ro các biến chứng thường thấy so với phương pháp tái tạo da bằng laser truyền thống. Kết quả điều trị mụn, trẻ hóa da có thể thấy rõ sau lần điều trị đầu tiên.

Pixel Perfect được chỉ định điều trị trong các trường hợp

• Giảm vết nhăn, nếp gấp
• Làm se khít lỗ chân lông
• Điều trị sẹo mụn
• Cân bằng sắc tố da

Trước khi điều trị bạn nên chia sẻ với bác sĩ thông tin cần thiết và những trị liệu trước đó...điều này rất bổ ích cho việc tái tạo da.

Lưu ý, không nên bắt đầu điều trị khi đang có những tình trạng sau:

• Nhiễm trùng hoặc mụn giộp trên vùng da cần điều trị.
• Có thai hoặc cho con bú
• Cơ địa suy giảm miễn dịch
• Tiền căn sẹo lồi
• Trong 12 tháng trước có dùng Isotretinoin đường uống
• Bệnh xơ cứng bì
• Chiếu xạ trị liệu ung thư
• Bỏng ở vùng da cần điều trị
• Lành thương kém
• Cân nhắc khi da sậm màu, hoặc nhuộm nâu
• Một số bệnh lý da khác như ung thư da, lichen phẳng, bạch biến, vẩy nến.

Điều trị với công nghệ Pixel Perfect:

Trước khi điều trị bạn sẽ được thoa tê khoảng 30 -45phút, việc điều trị chỉ mất 15-20 phút.

Ngay sau điều trị làn da có thể ửng đỏ, hơi nhám, hiện tượng sưng phồng sẽ từ từ xuất hiện, tình trạng này chỉ thoáng qua trong thời gian ngắn, chấm dứt sau 24-48 giờ đầu.

Cảm giác rát da ngay sau điều trị- thường chỉ kéo dài 30 phút- Bác sĩ có thể giúp bạn giảm thiểu nhanh chóng bằng cách chườm lạnh, cream làm dịu da…

Thời gian phục hồi kéo dài từ 3-6 ngày, trong thời gian này lớp da chết sẽ tự bong ra.

Sau 4-5 ngày bạn có thể trang điểm và trở lại với công việc. Tuy nhiên bạn nên chú ý đến nhiều hơn việc giữ ẩm và chống nắng bảo vệ cho làn da mới.

• Không nên để đầu trần hoặc phơi nắng trong thời gian điều trị.

• Tùy thuộc vào mức độ đáp ứng khác nhau của từng khách hàng và nâng cao kết quả điều trị, bác sĩ có thể sẽ kê toa hoặc khuyến cáo bạn dùng một số cream sau khi điều trị để phòng ngừa đốm sắc tố da hoặc kéo dài lâu hơn kết quả trẻ hóa da.

Tuy nhiên, quy luật về sự lão hóa vẫn tiếp diễn với tất cả chúng ta, kết quả tái tạo da, trẻ hóa da không thể kéo dài mãi mãi. Vì thế, việc chăm sóc da đúng mức, bổ sung Vitamin cần thiết, cùng với một cuộc sống lành mạnh, khỏe khoắn về mặt thể chất và tinh thần sẽ giúp cải thiện chất lượng da và làm chậm tiến trình lão hóa.

Hình 1: Thoa tê vùng điều trị

Hình 2: Bác sĩ tiến hành điều trị bằng máy Pixel Perfect

Hình 3: Sử dụng công nghệ tái tạo da vi điểm Fractional CO2 (Pixel Perfect)

Hình 4: Dưỡng ẩm tối ưu cho vùng da sau điều trị

Hình 5: Quá trình trị liệu nhanh, gọn, không gây đau đớn. Làn da sẽ sáng mịn, các vết sẹo mụn, vết nhăn trên khuôn mặt sẽ được cải thiện đáng kể

Hình 6: Máy Pixel Perfect, áp dụng công nghệ Laser CO2 vi điểm- bước đột phá số 1 của ngành thẩm mỹ thế giới.

Liên hệ với Marianna- Medical Laser Skin Care để được tư vấn thêm. Hiện trung tâm này đang có chương trình ưu đãi hấp dẫn giảm 30% cho Khách hàng điều trị sẹo mụn và trẻ hóa da với công nghệ Pixel Perfect.

TT Điều Trị & Chăm Sóc Da Marianna
149A Trương Định, P.9 Q.3 HCM
(08) 35264635- (08) 35264636
www.marianna.com.vn

Mẹo nhanh chữa sưng Mắt

Thỉnh thoảng đôi mắt chúng ta lại bị sưng phồng lên, nguyên nhân là do stresss, côn trùng cắn, do vi rút, vi khuẩn xâm nhập hay các nguyên nhân gây dị ứng khác.

Khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể sử dụng những mẹo nhỏ ngay tai nhà để cứu chữa cho đôi mắt này.

Có thể dùng đá lạnh để làm giảm vết sưng đỏ cho mắt.

- Rửa mắt bằng nước lạnh hoặc nước đá. Nó sẽ làm giảm hiện tượng sưng đỏ của mắt.

- Bạn cũng có thể lấy một miếng cotton hoặc khăn mềm nhúng vào nước ấm rồi đắp lên đôi mắt có vấn đề trong ít phút.

- Khi mắt sưng do phải làm việc quá sức hay bị stress thì điều bạn cần làm là hãy để cho mắt được nghỉ ngơi. Bạn hãy cắt những miếng dưa chuột mỏng rồi đắp lên mắt, nhắm mắt thư giãn trong ít phút. Biện pháp này sẽ giúp cho đôi mắt được thư giãn và sảng khoái hơn.

Tương tự bạn cũng có thể dùng gói trà lạnh để thay thế.

Ngoài ra bạn có thể đắp lên mắt bằng một lát dưa chuột mỏng để làm tan đi vết sưng phồng ở mắt.

- Còn nếu bạn bị sưng mắt do nạp quá nhiều muối hoặc natri cho cơ thể thì bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn của mình, giảm thiểu những thức ăn có chứa những thành phần chất này.

(Theo Eva)

Để phòng bệnh viêm lợi

Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Lợi của người bệnh bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi chải răng, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng.

Bệnh viêm lợi được chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu, lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng. Trong gia đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác. Bệnh viêm lợi giai đoạn đầu có thể chữa được nếu người mắc bệnh có các biện pháp khắc phục đúng cách, trong đó bao gồm việc đánh răng và xỉa răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa.

Giai đoạn hai: Nếu lợi đã bị viêm mà không chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm trùng. Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và như thế các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữa cho răng chắc). Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Nếu viêm lâu ngày, lợp sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy cành nặng, răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.

Điều trị: Cần phải loại bỏ nguyên nhân là mảng bám răng và cao răng, người bệnh phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch cao răng. Sau khi đã hết cao răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám răng. Nếu bệnh nhân bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kháng sinh.

Để phòng bệnh viêm lợi bạn nên chú ý mấy việc sau:

- Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Ngoài ra bạn cũng nên xỉa răng vì đánh răng chỉ chải sạch các bựa răng bám trên bề mặt những chiếc răng mà bàn chải với tới được, còn xỉa răng có thể lấy đi những bựa và cao răng nằm ở khe giữa các răng và sâu dưới lợi. Cả hai biện pháp này là cách tự bảo vệ răng tại nhà tốt nhất. Nên đánh răng xoay tròn ở các mặt phía ngoài của răng để tránh làm tổn thương lợi.

- Súc miệng và uống nước sau khi ăn, nhất là sau khi ăn đồ ngọt.

- Không dùng vật nhọn cứng chọc vào răng, gây ra khe hở chân răng, thức ăn thường hay giắt vào nơi đó gây viêm nhiễm.

- Hạn chế ăn uống nhiều chất cay nóng như bia rượu, ớt, gừng...

(Sức khoẻ và Đời sống)

Chẩn bệnh qua tay

Da khô và móng tay bị xước không phải là lý do duy nhất để chúng ta quan tâm đến đôi bàn tay, vì theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí của Hội Y khoa hoàng gia (Anh) mới đây, bàn tay có thể chứa đựng những thông tin quan trọng về sức khỏe, bao gồm những căn bệnh tiềm ẩn như ung thư.  

Đơn cử trường hợp một phụ nữ 74 tuổi tương đối khỏe mạnh đã tìm đến bác sĩ sau khi phát hiện lòng bàn tay mình nổi lên những cục u. Chúng từ từ lan rộng và nối liền nhau, gây ra cảm giác cứng đơ ở lòng bàn tay, khiến bà khó cử động và đau đớn. Sau khi tham khảo tài liệu y học, bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư buồng trứng, đồng thời phát hiện những cục u đó là dấu hiệu cảnh báo hiếm gặp. Nguyên nhân tại sao bệnh lại tác động lên bàn tay vẫn chưa rõ, nhưng bác sĩ cho rằng các tế bào ung thư tiết ra hóa chất gây xơ hóa mô trong lòng bàn tay. Chính vì vậy Tiến sĩ Graham Easton, một bác sĩ nổi tiếng ở Luân Đôn và là tác giả nghiên cứu trên, khuyên chúng ta nên đi kiểm tra sức khỏe khi:

Lòng bàn tay đỏ ửng: Có thể dấu hiệu của bệnh xơ gan

Triệu chứng này còn được gọi là nổi ban đỏ ở lòng bàn tay, thường tác động đến mép ngoài bàn tay, gần ngón út. Nó xuất hiện khi các mạch máu dưới da bị giãn ra do mất cân bằng hoóc-môn mà bệnh gan gây ra.

Các khớp ngón tay có nhiều mỡ: Có thể dấu hiệu của chứng mỡ trong máu (cholesterol cao)

Cholesterol đóng trên khớp ngón tay là một trong những biểu hiện của chứng mỡ trong máu do di truyền. Ở đó, những cục u cứng màu vàng nhạt nhô ra khi bạn nắm chặt tay lại. Người mắc bệnh này có hàm lượng cholesterol trong máu rất cao từ lúc chào đời nhưng không có triệu chứng rõ ràng, do đó không được chữa trị và có thể chết vì bệnh tim khi còn trẻ.

Móng tay lõm xuống: Có thể dấu hiệu của bệnh thiếu máu

Đa số chúng ta có móng tay cong và lồi lên, nhưng nếu móng bị lõm ở giữa, đó có thể là dấu hiệu bị thiếu sắt, dẫn đến thiếu máu. Thiếu sắt được cho là nguyên nhân làm móng yếu và mỏng hơn, cuối cùng là bị sụp một phần. Các bác sĩ gọi tình trạng này là chứng móng lòng thuyền (hay móng hình muỗng).

Đầu ngón tay bị phồng: Có thể dấu hiệu của ung thư phổi

Nếu đầu ngón tay của bạn phình to giống dùi cui, có thể bạn đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, lao hoặc u trung biểu mô (màng phổi bị tế bào ung thư tấn công). Nguyên nhân do khối u trong phổi sản sinh chất gây viêm phổi PGE2 quá mức, vượt gấp 10 lần nhu cầu cơ thể và nó tích tụ trên đầu ngón tay, gây sưng phồng.

Móng tay màu xanh (chứng xanh tím): Có thể dấu hiệu suy tim

Một trong những cách dễ nhất để các bác sĩ kiểm tra lượng ôxy lưu thông trong máu là kiểm tra móng tay, ngón chân hoặc môi. Màu hồng nghĩa là ôxy lưu thông tốt nhưng màu xanh lại cho thấy cơ thể đang thiếu ôxy vì máu không lưu thông đầy đủ đến khắp các cơ quan. Móng tay xanh có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng suy tim. Thực ra, máu nghèo ôxy không hẳn màu xanh mà chỉ không sáng bằng máu đỏ giàu ôxy khi nhìn qua móng tay.

Phụ nữ sắp lên bàn mổ thường được yêu cầu tẩy sơn trên móng tay để các bác sĩ dễ dàng theo dõi tình trạng ôxy trong cơ thể trong khi phẫu thuật.

Móng tay có chấm li ti: Có thể dấu hiệu bệnh viêm khớp mãn tính

Nếu bạn thấy trên móng tay có những chấm nhỏ giống như sáp nến đang chảy xuống, đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp mãn tính dù lúc đó các khớp không bị sưng hoặc đau đớn gì. Càng có nhiều ngón tay hoặc ngón chân bị chấm trắng, bệnh càng nặng. Nguyên nhân là do chứng viêm khớp dẫn đến viêm các mạch máu ở vùng dưới móng tay.

Ngón tay nổi u cứng: Có thể dấu hiệu viêm khớp xương mãn tính ở hông hoặc đầu gối

Đó là những cục u cỡ hạt đậu gây đau đớn khi bạn chạm vào các khớp trên ngón tay. Những khối u này được gọi là bướu cứng của Heberden, tên của bác sĩ người Anh đã phát hiện ra nó hồi thế kỷ 18.

Móng tay có hai màu: Có thể dấu hiệu bệnh thận

Móng tay có màu trắng nhạt ở đoạn gần da nhưng phần trên lại có màu hơi nâu là dấu hiệu của suy thận. Tình trạng này thường phát triển trước khi thận của bệnh nhân bắt đầu hư hỏng và là dấu hiệu quan trọng giúp các bác sĩ chẩn bệnh. Nó xuất hiện do sự hình thành urê –chất thải do thận tiết ra, nhưng lại kết tinh dưới da và móng.

Đổ mồ hôi ở lòng bàn tay: Có thể dấu hiệu tuyến giáp hoạt động quá mức

Chứng tăng sinh hoóc-môn tuyến giáp là chứng bệnh phổ biến nhưng chưa rõ nguyên nhân và thường xuất hiện nhiều ở nữ. Tuyến giáp là tuyến nội tiết sản sinh hoóc-môn kiểm soát quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Biểu hiện chính của bệnh là lòng bàn tay nóng và đổ mồ hôi do cơ thể tiêu hao nhiều calorie.

Bàn tay đột nhiên quá khổ: Có thể dấu hiệu khối u tuyến yên

Nếu bàn tay bị sưng phồng và to lên, có thể bạn đang phát triển bệnh to cực (bệnh to các đầu xương). Chân, môi, mũi và tai cũng có thể bị ảnh hưởng khi tuyến yên trong não tiết ra quá nhiều hoóc-môn tăng trưởng, thường là do sự hình thành một khối u lành tính gây rối loạn sản sinh hoóc-môn. Bệnh này thường xuất hiện ở tuổi trung niên và cần được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ khối u, nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng.  

Theo Báo Cần Thơ

5 biểu hiện đau không nên coi thường

Đừng xem nhẹ những cơn đau bụng, đau đầu dữ dội... Bởi đó không phải là những cơn đau bình thường mà là những biểu hiện nguy hiểm của sức khỏe. Khi thấy xuất hiện những cảm giác đau đớn nguy hiểm dưới đây bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện để kịp thời ứng phó.

1. Đau đầu dữ dội

Công việc căng thẳng, làm việc quá sức đôi khi khiến cho bạn phải chịu đựng những cơn đau đầu. Tuy nhiên, những cơn đau đầu như thế không thường xuyên xảy ra và sẽ nhanh chóng dịu đi.

Nhưng nếu cơn đau đầu thường xuyên xuất hiện, với cảm giác đau đớn dữ dội sẽ chẳng bình thường chút nào. Bạn có thể đang gặp phải một chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ thần kinh hay một khối u não.

Cũng xin nhắc với bạn rằng, nếu bạn không chắc chắn nguyên nhân của những cơn đau đầu là do đâu thì bạn nên đến bệnh viên kiểm tra để có những kết luận chính xác từ phía bác sĩ.

2. Đau ngực, họng, hàm, vai, tay hay bụng

Cảm giác bị đau ngực có thể là triệu chứng của bệnh phổi hay do bạn đang gặp phải rắc rối ở tim mạch. Ngoài ra khi mắc phải những bệnh tim mạch bạn cũng có thể có những dấu hiệu đau khác như đau cổ, hàm, vai trái hay tay hoặc bụng kèm theo triệu chứng bị nôn mửa. Đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh khi gặp phải những dấu hiệu này sẽ càng nguy hiểm hơn, cần được thăm khám kịp thời để tìm hướng điều trị.

3. Đau ở phía dưới của lưng

Khi gặp phải cảm giác đau ở phía dưới của lưng, thì thường đó là biểu hiện của chứng bệnh khớp. Bên cạnh đó, cũng có thể là do bạn đang mắc phải chứng bệnh có liên quan đến tim mạch hay ổ bụng.

4. Đau bụng dữ dội

Nếu đột nhiên bị đau bụng dữ dội, bạn cần nhanh chóng được đưa đến bệnh viện. Cảm giác đau bụng dữ dội thường xuất hiện khi bạn bị đau ruột thừa, mà chứng đau ruột thừa sẽ rất nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay trước khi quá muộn. Ngoài ra, trong một số trường hợp khác như bị tắc ruột, gặp rắc rối ở tuyến tụy, loét dạ dày bạn cũng có cảm giác tương tự.

5. Đau bắp chân

Khi bị tắc nghẽn mạch máu do chứng huyết khối gây nên, bạn cũng có thể phải chịu đựng cảm giác đau bắp chân. Theo thông kê ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 2 triệu người bị đau bắp chân do biểu hiện của chứng huyết khối gây nên. Khi bị tắc nghẽn mạch máu, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây nên triệu chứng tắc nghẽn trong phổi, gây tử vong. Ngoài biểu hiện đau bắp chân, thường kèm theo dấu hiệu bị sưng phồng bắp chân, khi đó bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân kịp thời.

Theo

Cách chữa bệnh loét chân

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiTrước đây, nhiều người cho rằng, hiện tượng lưu thông máu chậm trong tĩnh mạch dưới da thường dẫn đến thiếu ôxy cục bộ, làm cho các tế bào bị chết, mới hình thành ung ngọt, lở loét. Thế nhưng thực chất không phải như vậy mà là do huyết áp tăng nhanh.

Tôi bị loét chân đã 6 năm qua và 4 tháng nay chân lại đau nhức. Hiện tôi cũng uống thuốc và thay băng đều đặn nhưng vẫn chưa khỏi hẳn. Vậy tôi nên làm gì để phòng tránh bệnh này tái phát?

Theo BS Martin Scurr, chuyên gia chữa trị loét chân hơn 30 năm qua thì căn bệnh này là một vùng da bị tổn thương bên trong hoặc bên ngoài cơ thể mà mắt thường có thể nhìn thấy sưng đỏ và mụn mủ.

Loét chân chủ yếu là do huyết áp tăng nhanh gây ra bởi tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu (còn gọi là tụ máu) dẫn đến hiện tượng dãn mạch và sưng phồng chân.

Ngoài ra, loét chân còn liên quan đến vấn đề động mạch, làm giảm lượng lưu thông máu. Và đôi khi nó còn do một số bệnh khác gây nên, chẳng hạn như tiểu đường, bị thương hoặc thậm chí có thể là ung thư da cục bộ.

Trước đây, nhiều người cho rằng, hiện tượng lưu thông máu chậm trong tĩnh mạch dưới da thường dẫn đến thiếu ôxy cục bộ, làm cho các tế bào bị chết, mới hình thành ung ngọt, lở loét. Thế nhưng thực chất không phải như vậy mà là do huyết áp tăng nhanh. Khi huyết áp tăng sẽ làm cho máu chảy tràn tĩnh mạch, gây sưng nhức và viêm đỏ, tổn thương nặng khắp vùng da.

Lở loét có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là những người béo phì, lười vận động. Vùng da dễ bị ảnh hưởng nhất chính là khoảng giữa từ bắp chân đến mắt cá.

Làn da lở loét tự nhiên trở nên chai sạn và bạc màu, sau đó ngứa ngáy do các tế bào máu bị kích thích và đặc tính sắc tố phai màu của da.

Cách điều trị

Nên lấy băng quấn nén chặt: Khi ép tĩnh mạch sẽ có tác dụng giảm lưu lượng máu và đẩy mạch chảy ngược trở lại tim. Quá trình nén này cũng làm lưu chuyển nước mô mới được hình thành.

Nếu không muốn sử dụng băng thấm thì có thể đi tất nén đàn hồi. Chúng sẽ có tác dụng thấm nước mô rỉ ra từ vùng da ung nhọt.

Chỉ dùng kháng sinh thì không thể đẩy nhanh tình trạng khỏi hẳn bởi vì viêm nhiễm không phải là nguyên nhân mà chính là do rối loạn tĩnh mạch khi không thể truyền máu ngược lại tim. Hỡn nữa, một phần là do tích tụ nước mô.

Nên dùng kỹ thuật massage. Còn đối với những người mập thì giảm cân cũng là một phương pháp.

Hàng ngày nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng nửa tiếng để máu dễ chảy từ tim đến các cơ và phần da cẳng chân, đồng thời chảy ngược lại về tim qua các tĩnh mạch.

Khi hiện tượng lở loét khỏi hẳn (thường sẽ phải mất 3 đến 4 tháng), bạn phải hết sức thận trọng, vẫn tiếp tục trị những nguyên nhân chính gây ra bệnh như tĩnh mạch.

Và cũng nên đeo tất thấm đàn hồi một thời gian dài sau đó. Nhưng nhớ phải chặt khít chân để tĩnh mạch thông suốt. Ngoài ra, nó còn hạn chế sự rỉ nước mô qua thành tĩnh mạch và thúc đẩy máu lưu thông trong tĩnh mạch sâu.

Theo Dailymail/Dân Trí

Cách xử lý 5 sự cố bất ngờ

Trong chuyện gối chăn, thỉnh thoảng cũng xảy ra 'tai nạn'. Nếu chàng và nàng không biết xử lý hoặc xử lý chậm trễ dễ dẫn đến hậua quả nghiêm trọng.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Các sự cố đó có thể là:

1.'Súng' gãy nòng

Thường xảy ra khi nàng ở trên và 'nhiệt tình' quá. Cả hai cùng nghe tiếng 'rắc' như tiếng cành cây khô bị gãy. 'Súng' gục xuống rồi sưng nhanh, tím ngắt.

Hãy đưa anh ấy đến bệnh viện chuyên khoa để được phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nếu không phẫu thuật, sau nhiều tuần, vết thương cũng tự lành. Tuy nhiên, 'súng' có thể bị cong quẹo nặng nề, không thể 'hành sự' được nữa.

2.Khó lọt qua 'vùng cấm địa'

Chàng loay hoay mãi vẫn không tiếp cận được vùng cấm địa. Nàng đau đớn, co rúm người lại.

Tình huống này có thể do 'phía đưa vào' chưa đủ độ cứng hay 'phía tiếp nhận' mở rộng, bôi trơn chưa đủ độ.

Nếu là đêm đầu tiên thì đành… chờ hôm khác. Nếu đôi ba lần vẫn không được, cả hai nên đến bác sĩ để xem 'tại ải, tại ai'?

Có thể 'vùng cấm địa' bị tạo hoá bố trí thêm vật cản thừa: vách ngăn bên trong khiến âm đạo bị chia làm hai ống hay các khối u nằm trong lòng âm đạo. Màng trinh quá dày cũng là nguyên nhân cản trở.

3.Sự cố rách 'áo mưa'

Nếu do 'áo dỏm', cả hai có thể phát hiện được ngay khi thấy 'địch quân' hớn hở chui qua lỗ thủng!

Khi 'áo mưa' bị rách, không chỉ có tinh trùng mà các vi trùng, vi rút có hại khác cũng qua lỗ thủng vào người nàng.

Ngăn có thai thì dễ, chỉ cần uống thuốc ngừa thai khẩn cấp nhưng để ngăn các bệnh lây qua đường tình dục, nàng cần đến cơ sở y tế gấp.

4. 'Súng' quá cứng và cứng lâu

Nếu nàng thấy 'súng' của chàng thỉnh thoảng cương cứng trên một giờ thì chớ vội mừng.

Có thể chàng đã bị chứng 'cương dương vật kéo dài'. Đây là một bệnh thuộc nhóm liệt dương, chứ không phải thuộc nhóm quá 'sung' như nhiều người vẫn tưởng. Chàng phải nằm nghỉ và 'nó' cần được chườm đá lạnh để xẹp dần.

Nếu sau 30 phút, 'nó' vẫn không xìu, chàng cần đến bệnh viện. Để muộn hơn 36 giờ, 'kéo xuống' rất khó khăn. 'Vùng cấm địa' còn bị sưng lên.

5.Dị ứng với tinh dịch

Sau khi chàng 'giải ngân', nàng cảm thấy rất ngứa ngáy. 'Vùng cấm địa' bị sưng lên.

Nếu đã loại trừ những nguyên nhân ngứa do viêm nhiễm vùng kín, cọ xát… e rằng nàng đã bị dị ứng với tinh dịch. Khi có một đối tượng lạ xâm nhậm, 'phe ta' bèn gửi ra một loạt phản xạ tự vệ như sưng phồng lên.

Nàng cần đến bác sĩ tìm nguyên nhân và có cách chữa trị.

Theo Huyền Chi

Tiếp thị & Gia đình

Viêm xoang cấp – nhận biết và điều trị

'Gần đây tôi bị ho, ngạt mũi, chảy nước mũi và rất đau vùng mặt, đầu. Bác sĩ kết luận là viêm xoang cấp. Viêm xoang cấp là gì, cách điều trị như thế nào?'

Trả lời

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Viêm xoang cấp là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều xoang, bao gồm xoang hàm, xoang sàng và xoang trán. Viêm xoang cấp thường đến do nhiễm virus đường hô hấp trên, do dị ứng hoặc nhiễm nấm. Những nguyên nhân đó gây viêm màng nhầy làm cho các màng nhầy sưng lên, vi khuẩn trong đó phát. Sự sưng phồng các màng nhầy làm cho dịch từ các xoang không thể thoát ra được.

Viêm xoang hàm trên thường kết hợp với những nhiễm khuẩn răng lợi mạn tính. Những người bị viêm xoang cấp thường có các triệu chứng: ho; ngạt mũi; đau và sưng nề xung quanh xoang bị tổn thương; chảy nước mũi; cảm giác nặng vùng mặt và vùng đầu; nước mũi xanh hoặc vàng; viêm xoang hàm thường đau vùng quanh má và răng hàm trên. Người viêm xoang sàng thường đau vùng trên mũi và sau mắt, đau do tăng áp lực các xoang, đôi khi có thể sốt.

Để điều trị, người ta thường dùng các chất làm thông mũi như phenylephrine, alconefrin, duration và corticoid dạng xịt như fluticasone, flonase... Tuy nhiên, đấy chỉ là biện pháp tạm thời, nếu dùng quá liều có thể có các triệu chứng như hoa mắt, đau đầu, tăng nhịp tim, lo lắng bồn chồn, mất ngủ.

Dùng corticoid dạng xịt có thể gây đau đầu, rát mũi, chảy máu mũi. Không dùng các thuốc thông mũi cho những bệnh nhân tăng huyết áp hoặc các bệnh lý về tuyến giáp. Sử dụng thuốc thông mũi kéo dài cũng có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc. Kháng sinh được dùng trong 7-10 ngày.

Uống nhiều nước giúp chất tiết loãng và chảy ra ngoài được dễ dàng hơn hoặc có thể xông hơi với một bát nước nóng. Vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối 0,9% có thể ngăn ngừa các chất nhày ứ đọng. Những bệnh nhân có biểu hiện bệnh nặng và kéo dài cần được điều trị ở các cơ sở y tế chuyên khoa.

Theo BS Nguyễn Nam Long

Sức Khỏe & Đời Sống