Lưu trữ cho từ khóa: sung huyết

Những trường hợp không nên tắm cho trẻ

 Mùa hè oi bức, tuy trẻ chưa biết nói nhưng cũng cảm thấy nóng và khó chịu như người lớn. Lúc này, tắm mát để trẻ sạch sẽ, bớt nóng tưởng chừng dễ dàng nhưng có vài trường hợp sau bạn cần lưu ý là tạm thời không nên tắm cho trẻ:

Sau khi bú 

Cho trẻ bú sữa xong rồi tắm ngay, sẽ khiến khá nhiều máu đổ về các mao mạch dưới da do mao mạch đã bị nước ấm kích thích mà dãn nở, lượng máu cung ứng ở khoang bụng lúc này sẽ giảm đi tương đối, điều đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của trẻ. Hơn nữa, do dạ dày bé sau khi ăn sữa xong sẽ nở to ra, tắm ngay cũng dễ gây nôn trớ. Do vậy, nên tắm sau 1, 2 tiếng khi trẻ bú xong là thích hợp.

Khi trẻ xuất hiện những bất thường trên da 

Trẻ có một số dấu hiệu bất thường trên da, như vết loét, nhọt sưng, bỏng hay vết sây sát, lúc này không nên tắm. Vì đa phần đã tổn thương da là sẽ có miệng vết thương, tắm nước sẽ khiến miệng vết thương bị toác ra hoặc bị nhiễm trùng.

Trong vòng 48 tiếng trẻ bị sốt hoặc hết sốt 

Tắm cho trẻ sốt, rất dễ khiến trẻ bị lạnh đột ngột, có trường hợp tắm không đúng cách sẽ khiến lỗ chân lông đóng lại dẫn đến nhiệt độ cơ thể trẻ càng tăng cao, có khi lại khiến mao mạch dưới da toàn thân nở rộng sung huyết, dẫn đến tình huống lượng máu chủ yếu cung ứng cho tim không đủ. Ngoài ra, sau khi trẻ bị sốt khả năng miễn dịch của trẻ cực kỳ kém, tắm ngay dễ gây lạnh và sốt lại.

Sau khi tiêm phòng

Sau khi cho trẻ tiêm phòng, trên da trẻ sẽ tạm thời lưu lại vết kim tiêm, tắm lúc này có thể khiến vết tiêm đó bị nhiễm trùng.

Khi trẻ bị nôn mửa, tiêu chảy thì tạm thời không nên tắm cho trẻ

Trẻ có trọng lượng nhẹ nên cẩn thận khi tắm

Trọng lượng thấp thông thường chỉ những trẻ khi sinh nặng dưới 2.500 gram. Những đứa trẻ này đa phần là sinh non, do đó phát triển cơ thể chưa hoàn thiện, sức khỏe yếu, lớp mỡ dưới da mỏng, sự tự điều tiết thân nhiệt kém, từ đó nhiệt độ cơ thể dễ chịu ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường bên ngoài. Những trẻ này nên được đặc biệt chú ý khi tắm. Nhiệt độ bên ngoài khi trẻ tắm nên là 26-28 độ C, nhiệt độ nước nên là 38-40 độ C.

(Theo ANTD)

Viêm xoang trong thai kỳ

Viêm xoang (còn gọi là nghẽn, sung huyết xoang) rất phổ biến khi mang thai. Nếu bạn bị viêm xoang, bạn thường có triệu chứng điển hình là tắc hoặc chảy mũi.

Viêm xoang khi mang bầu có thể gây ra bởi hormone, progesterone khiến các màng nhầy bị sưng cùng với các mạch máu. Xoang bị nghẽn liên tục do viêm xoang có thể gây đau đầu, đau hốc mắt cũng như gia tăng màng nhầy dư thừa trong hộp sọ. Khuôn mặt của bạn có cảm giác bị phù khi chạm vào, đặc biệt tồi tệ vào lúc sáng thức dậy. Chảy nước mũi còn có thể gây đau quanh lỗ mũi.

Tuy nhiên, các triệu chứng tương tự viêm xoang có thể gây ra do cảm.


Ngăn ngừa

Xoang là một đường để không khí lưu thông với các màng nhầy bao quanh trán, cằm và mắt. Nó cho phép các chầt nhầy lưu thông trong đầu. Nếu xoang bị viêm, đường dẫn sẽ bị đóng và các chất nhầy không thể lưu thông như bình thường, gây viêm nhiễm.

Theo Đông y, ho, nghẽn xoang, khó thở và các vấn đề ở phổi khác có liên quan đến thiếu hụt “sinh khí” trong thận, gây ra các vấn đề khác cho phụ nữ mang thai.
Không dễ để phòng tránh tắc xoang cho dù bạn có cắt giảm các sản phẩm từ sữa (không nên giảm thực phẩm từ sữa nếu bạn chưa hỏi ý kiến bác sĩ vì chúng là nguồn canxi cực kỳ giá trị cho thai phụ).

Nhiều người thích bổ sung vitamin, chẳng hạn vitamin C để củng cố hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn các vấn đề do viêm xoang. Bạn có thể bổ sung vitamin C nhưng phải hỏi bác sĩ trước đã (bạn không nên bổ sung quá 60mg vitamin C một ngày). Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý nhiều viên vitamin tổng hợp dành cho bà bầu chứa lượng vitamin C tương tự.

Chất probiotic lactobacillus (tìm thấy trong sữa chua hoặc viên bổ sung) cũng có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Kẽm là chất “cổ điển” có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm. Bạn không cần phải dùng viên kẽm bổ sung trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Kẽm là chất có mặt ở nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, các loại hạt, bánh mỳ, bơ, sữa, trứng, khoai tây...

Lưu ý với thảo dược

Có nhiều loại thảo dược có tác dụng làm giảm tắc xoang nhưng bà bầu không được dùng tùy tiện. Tinh dầu cây khuynh diệp được coi là an toàn cho bà bầu hít vào nhưng với lượng nhỏ. Có thể nhỏ 2 giọt tinh dầu vào khăn giấy hoặc nhỏ vào bát nước nóng, sau đó, chùm khăn lông lên đầu bạn, cúi mặt xuống bát nước và hít thở.

Meo.vn (Theo Mevabe)

Giữ làn da mềm mại trong mùa đông

Thời tiết mùa đông có thể khiến da bị khô, bong tróc và ngứa. Một số lời khuyên nhỏ sau đây sẽ giúp bạn có thể giữ cho làn da của mình mềm mại và mịn màng suốt mùa đông dài.

Giữ làn da mềm mại trong mùa đông

Ảnh minh họa

Dưỡng ẩm cho da

Da khô là do thiếu độ ẩm. Hãy giữ nước cho làn da bằng cách dưỡng ẩm vào buổi sáng và ban đêm. Đối với da đặc biệt khô, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm suốt cả ngày. Hãy tìm các loại mỹ phẩm dưỡng ẩm với các thành phần làm mềm da như lô hội và vitamin E.

Tránh các mỹ phẩm làm sạch mạnh

Các sản phẩm làm sạch có thể lấy kiệt những chất dưỡng ẩm tự nhiên của làn da. Do vậy, bạn nên sử dụng những loại mỹ phẩm làm sạch có chất dưỡng ẩm và không có chất tẩy rửa mạnh. Thay vì xà phòng tắm truyền thống, bạn hãy thử một loại sữa tắm dưỡng ẩm chứa các loại tinh dầu và thực vật sẽ làm dịu và bảo vệ làn da của bạn. Ngay sau khi tắm xong, bạn nên bôi kem dưỡng yêu thích của bạn để giữ ẩm cho da.

Máy tạo độ ẩm

Đối với làn da khô, việc có thiết bị tạo độ ẩm trong nhà là cần thiết. Không chỉ không khí ngoài trời làm khô da bạn mà lò sưởi và các nguồn nhiệt khác cũng ảnh hưởng đến làn da. Bằng cách chạy máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ, bạn có thể lấy lại độ ẩm cho không khí và làn da của bạn. Thiết bị này cũng có thể giảm thiểu tình trạng sung huyết và chứng ho của bạn.

Không ngâm mình trong bồn nước nóng

Nước nóng chắc chắn có thể làm khô da của bạn. Thay vì ngâm mình trong bồn nước nóng, bạn nên tắm nhanh với nước ấm. Đồng thời, bạn nên giảm nhiệt độ nước khi rửa tay. Nước không cần quá nóng bởi sẽ làm cho da của bạn chuyển sang màu đỏ. Ngoài ra, bạn nên tạo cho mình thói quen dùng kem dưỡng da ngay sau khi rửa tay.

Tẩy tế bào chết hàng tuần

Thường xuyên tẩy da chết như là một bước chuẩn bị cho việc bôi kem dưỡng ẩm. Mỹ phẩm sẽ có hiệu quả hơn nếu bạn lấy đi các tế bào da chết đầu tiên. Vì vậy, bạn nên sử dụng một loại sản phẩm tẩy tế bào chết nhẹ nhàng một tuần một lần trên cơ thể cũng như khuôn mặt của bạn.

Ăn uống hợp lý

Làn da của bạn chắc chắn có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Axit béo thiết yếu Omega-3 bổ sung thêm độ ẩm cho cơ thể và làn da của bạn. Bạn có thể ăn những loại cá chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, hồ cá hồi và cá ngừ một vài lần một tuần. Nếu bạn không thích cá, bạn có thể thay thế bằng quả óc chó, hạt lanh và hạt cây gai dầu. Đồng thời, bạn cũng cần đảm bảo mình uống nhiều nước hàng ngày.

Bảo vệ da khỏi tác động thời tiết

Khi ra ngoài vào mùa đông, bạn nên bảo vệ làn da của mình tránh khỏi các yếu tố có hại bằng cách mặc nhiều lớp áo ấm áp. Đối với thời tiết đặc biệt khắc nghiệt, một chiếc khăn len có thể giúp bảo vệ khuôn mặt của bạn trước tác động của gió rét và nhiệt độ thấp. Và nếu có thể, bạn nên tránh ở ngoài trời trong thời gian dài.

 

Meo.vn (Theo VTV)

Máu trăn có thể chữa bệnh tim mạch

Máu trăn có thể làm tăng kích thước của trái tim, dựa trên tác dụng của huyết tương máu trăn lên cơ bắp, công trình đăng tải trên Tạp chí Science cho hay.

Máu trăn có thể cung cấp những chất hữu ích cho việc điều trị bệnh tim mạch.

Để đi đến phát hiện này, các nhà y học đã nghiên cứu loài trăn Python molurus, nuôi trong phòng thí nghiệm. Sống trong thiên nhiên, những con vật bò sát này ăn uống thất thường, có thể nhịn hàng tuần mà chẳng sao.

Để tiêu hoá những con mồi “bất ngờ” săn được, đôi khi to hơn cả chúng, chúng huy động cơ thể làm việc cật lực, riêng bộ phận trao đổi chất tăng “công suất” lên tới 40 lần. Kích thước nhiều bộ phận như ruột và tim tăng lên gấp đôi. Chúng làm như vậy để phân phối một lượng lớn chất dinh dưỡng ra toàn thân và sau đó không cần ăn một thời gian dài.

Sau khi tiêu hoá hết con mồi máu được bổ sung nhiều axit béo khác nhau, mà theo các nhà y học, trong số đó có loại có khả năng làm tăng kích thước của tim. Để kiểm tra lại giả thuyết này, các nhà nghiên cứu chọn những con trăn vừa được ăn no, lấy huyết tương của chúng truyền cho các đồng loại đang bị đói. Quả nhiên, sau khi được tiếp huyết tương, tim những con trăn đói ấy to hẳn lên.

Sau đó họ quyết định thử lại bằng cách điều chế một hỗn hợp từ axit béo của những con vật khác và bổ sung huyết tương của máu trăn để làm môi trường nuôi cấy tế bào của cơ tim. Đúng như dự đoán, các tế bào sinh sản rất nhanh một chất tăng trưởng tương tự insulin, loại hocmon làm tăng kích thước của các cơ phận. Họ còn nhận thấy bản thân các tế bào cũng phát triển một cách đáng kể.

Theo các nhà khoa học, những chất có khả năng kích thích sự phát triển của tim là những chất mà y học rất cần thiết để điều trị các bệnh tim mạch. Những nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng việc làm tăng kích thước của tim bằng cách sử dụng các chất chiết xuất từ huyết tương của trăn tránh được phẫu thuật, không để lại sẹo.

 

Meo.vn (Theo VNN)

Các biến chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng như tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn.

Bệnh trĩ là bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh khá cao, nhất là những người lớn tuổi. Ở nước ngoài có khoảng hơn 50% người trên 50 tuổi mắc bệnh này.

Bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng như tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn.

Tắc mạch trĩ

Tắc mạch trĩ ngoại có thể là do vỡ các tĩnh mạch, tạo nên một bọc máu, hoặc là do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu. Việc rặn khi đi ngoài, khuân vác nặng, hoạt động thể thao, hậu sản… làm tăng áp lực vùng hậu môn gây sung huyết vùng hậu môn là những yếu tố thuận lợi của tắc mạch trĩ. Một vài ngày hay một vài giờ sau khi xuất hiện, bọc máu đông được bao bọc bởi một màng mỏng, dần dần dính chặt vào da phủ, khó bóc tách. Khi thăm khám thấy ở vùng rìa hậu môn có một  khối sưng màu phớt xanh, kích thước to hơn hay nhỏ hơn hạt đậu, sờ vào thấy căng. Bệnh nhân đau rát. Nếu được rạch ngay lấy cục máu đông thì bệnh nhân thấy dễ chịu ngay. Cũng có khi cục máu đông gây hoại tử phía da trên gây rỉ máu.

Tắc mạch trĩ nội ít hơn nhiều so với tắc mạch trĩ ngoại. Bệnh nhân đau ở trong sâu, có cảm giác gợn cộm như có một vật lạ nằm trong lòng ống hậu môn. Ấn tay vào thành trực tràng cảm giác được một cục cứng có ranh giới rõ rệt. Khi soi hậu môn thấy ở búi trĩ có một chỗ phồng lên màu phớt xanh. Rạch nhẹ vào khối đó có một cục máu đông bật ra.

Nghẹt

Nghẹt là khi búi trĩ hay vòng trĩ sa ra ngoài, mạch có thể bị tắc gây phù nề và do đó không thể tự thụt lại vào trong lòng trực tràng được. Nghẹt có thể một phần, một nửa hay toàn bộ chu vi hậu môn. Khi nhìn, thấy mặt ngoài của trĩ sa nghẹt là da màu xám, ở mặt trong là niêm mạc màu nâu đỏ, sưng nề, rải rác có những nốt xám đen là do hiện tượng hoại tử bắt đầu. Khi nắn, thấy có những chỗ mềm do phù nề, ấn lõm, xen kẽ với những hạt cứng là những cục máu đông. Trĩ sa nghẹt đẩy lên rất khó hay hoàn toàn không đẩy lên được, nhất là loại trĩ vòng, do phù nề nhiều hơn và do cơ vòng thắt chặt. Trĩ sa nghẹt làm bệnh nhân rất đau đớn. Trĩ sa nghẹt hoặc là đỡ sưng nề dần, và rồi có thể đẩy lên được, hoặc là bị hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn của trĩ là viêm khe, viêm nhú. Các khe, các nhú nằm trên đường lược. Biểu hiện lâm sàng của viêm khe, viêm nhú là cảm giác ngứa ngáy hay nóng rát. Thăm trực tràng làm bệnh nhân rất đau, thấy cơ vòng hậu môn thít chặt, giãn nở kém. Soi hậu môn thấy các nhú phù nề sưng to, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét nông, màu đỏ.

Theo GS.TS Nguyễn Đình Hối
Bách Khoa Thư Bệnh Học II

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

Hiểu cảm cúm để trị hiệu quả

Trong những ngày đầu đông, bệnh cảm cúm đã bắt đầu phổ biến. Bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị đúng cách thì có thể kéo dài đến 2 tuần, hoặc có biến chứng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh cũng như có khả năng lây sang những người xung quanh.

Tìm hiểu cảm cúm để phòng và chữa bệnh sớm khi chưa có biến chứng là cách tốt nhất để chúng ta bảo vệ bản thân và những người thân yêu được khỏe khoắn, vui tươi, và làm việc được bình thường.

Những phiền toái từ cảm cúm

Cảm cúm là bệnh của đường hô hấp trên, thường có các triệu chứng rõ nét nhất là nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, nhức mình mẩy... Bệnh tuy nhẹ nhưng có thể gây nhiều phiền toái trong quá trình diễn tiến. Đối với người đi làm, đặc biệt là làm việc trong phòng máy lạnh, những cơn nhảy mũi, ngạt mũi liên tục không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp. Bên cạnh đó, nhảy mũi cũng là cơ hội để các vi rút, vi khuẩn phát tán sang những người xung quanh. Đó là chưa kể đến tình trạng nghẹt mũi hoặc sổ mũi khiến người bệnh không thể tập trung công việc mà đôi khi còn làm giảm sự hưng phấn làm việc.

Cảm cúm sẽ tiến triển dữ dội hơn với các triệu chứng như ho, có đờm, mệt mỏi. Những cơn ho này khiến người bệnh rất khó chịu trong mọi sinh hoạt hằng ngày và đặc biệt là khi trở thành “người gác đêm” khi mọi người đang ngon giấc.

Nếu không chữa trị kịp thời, cảm cúm có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phế quản - phổi , những bệnh tiêu tốn nhiều thời gian và công sức và cả tiền để chữa trị.

Cảm cúm - khó tránh dễ trị

Cảm cúm vốn là bệnh dễ trị nếu chúng ta đặt trọng tâm là điều trị triệu chứng. Khi có các biểu hiện cảm cúm, người bệnh cần được dùng thuốc điều trị sớm, tiết kiệm thời gian và công sức để phục hồi nhanh chóng và tránh các biến chứng.

Để trị dứt cảm cúm, chúng ta cần nhìn rõ các vấn đề sau: các triệu chứng về mũi (hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi), các triệu chứng về đau đầu và cơ bắp (đau mình mẩy), nặng hơn thì có ho, có đờm… để từ đó dễ xác định các thành phần chữa trị. Để trị triệu chứng về mũi thì thuốc được dùng thường có thành phần phenylephedrine hydrochloride (gọi tắt là PE). Phenylephedrine có tác dụng co mạch, chống sung huyết mũi, giảm nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, do thuốc gây co mạch, cho nên, những người cao tuổi hoặc có vấn đề về cao huyết áp thì cần có sự chỉ định của bác sĩ khi dùng các loại thuốc có thành phần hoạt chất này.

Để giảm đau đầu, đau nhức mình mẩy thì hoạt chất paracetamol thường được lựa chọn vì tính an toàn cao và ít tác dụng phụ. Một số thuốc trị cảm cúm còn được hỗ trợ caffeine nhằm giúp người bệnh tỉnh táo hơn khi làm việc, vui chơi. Đặc tính khác của caffeine là giúp paracetamol phát huy tác dụng giảm đau nhanh và mạnh hơn. Khi gặp cảm cúm với triệu chứng nặng hơn thì ngoài các thành phần kể trên, người bệnh sẽ cần thêm noscapine để trị ho, terpine hydrate giúp làm loãng đờm và vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp cơ thể mau bình phục.

Trong trường hợp người bệnh thấy các triệu chứng diễn tiến kéo dài, chảy mũi không dứt, lại thấy sốt cao, khó thở, tức ngực… thì cần đi bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, rất dễ lây lan từ người này qua người khác khi người bệnh ho, nhảy mũi hay tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Những người bị cảm cúm nên đeo khẩu trang khi giao tiếp hay ở trong chỗ đông người và nên thường xuyên rửa tay sạch trước khi bắt tay, tiếp xúc với người khác. Vì vậy, biết trước những triệu chứng của cảm cúm để điều trị sẽ giúp cho người bệnh hết bệnh nhanh và hạn chế lây lan sang những người xung quanh, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Để phòng tránh cúm, trước tiên, chúng ta phải giữ vệ sinh sạch sẽ như thường xuyên rửa tay, giữ cho môi trường xung quanh sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế sự phát triển của vi rút, vi khuẩn. Ngoài ra, cần ăn thêm trái cây có nhiều vitamine và khoáng vi lượng để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

PGS-TS Nguyễn Đình Phúc
(Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng - ĐH Y khoa Hà Nội)

Meo.vn (Theo TNO)

Ngực đẹp sau sinh

Nhiều phụ nữ than phiền rằng việc thực hiện thiên chức làm mẹ đã lấy đi mất những đường cong của cơ thể, đặc biệt là sự xuống cấp của vòng một khiến họ thấy vô cùng tự ti.

Dưới đây là một sô cách giúp bạn lấy lại vẻ đẹp của đôi gò bong đảo sau thời gian mang thai và cho con bú.

Chọn áo ngực thích hợp

Mặc áo nâng ngực trong thời gian mang thai và cho con bú là cách hiệu quả và đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ vẻ đẹp của bộ ngực. Trong suốt thời gian mang thai do tác động của hormone làm tăng tuyến sữa và sung huyết mô liên kết nên núm vú và kích thước bộ ngực cũng lớn lên. Đó là lý do bạn cán sắm áo ngực mới với kích thước lớn hơn để đảm bảo ngực luôn được bảo vệ và nâng đỡ hợp lý. Không nên mặc áo quá chật, quá nhỏ sẽ ảnh hưởng sự phát triển của vú và có thể khiến ít tiết sữa, nhưng bạn cũng đừng bao giờ chọn cách không mặc áo ngực với lý do để thoải mái và không gây áp lực cho ngực. Quan niệm này hoàn toàn sai lấm vì khi thiếu mất sự cố định và nâng đỡtừ những chiếc áo ngực phù hợp, bộ ngực sẽ nhanh chóng bị sệ xuống. Việc khắc phục tình trạng sệ ngực khó khăn hơn so với việc phòng tránh nó.


Tập thể dục

Những bài tập dành riêng cho vùng ngực trong thời gian mang thai và sau khi sinh giúp ích đáng kể cho việc giữgìn độ săn chắc và hình dáng của cặp tuyết lê. Tập chống đẩy là bài tập đơn giản mang lại hiệu quả cao, giúp các cơ ngực săn chắc, nhờthế hình dáng của ngực cũng đẹp lên, không chảy sệ. Bạn có thể chọn cách chống đẩy truyển thống trên sàn hoặc chống đẩy với bức tường phảng. Một số cách khác đễ tăng cường sự săn chắc cho bộ ngực là đẩy tạ, bạn có thể dùng tạ tay hay tập phổi hợp tạ và bóng.

Chống nắng

Không nhiễu chị em chú ý đến việc chống nắng cho đôi gò bỗng đảo nhưng đây là điểu cán thiết để ngăn chặn các vết nhăn sớm, vốn là một trong những nguyên nhân khiến bộ ngực ngày một kém hấp dẫn hơn.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên

Nếu bạn đã "lỡ" lơ là việc luyện tập, chống nắng hay chọn sai áo ngực trong suốt thời thai kỳ và khi cho con bú, sản phẩm hô trợ chiết xuất từ thiên nhiên tăng kích thước ngực có thể là người bạn đổng hành tốt. Đương nhiên đễ"cặp tuyết lê"mau chóng săn đẹp căng tròn, việc bắt tay vào tập thể dục và chăm sóc ngực là điêu cán thiết. Các sản phẩm chiết xuất thiên nhiên này vừa có tác dụng ngăn ngừa vừa cải thiện tình trạng chảy sệ của bộ ngực nhờ khả năng giúp tăng cường sức mạnh, liên kết gữa các mô ngực và độ dẻo dai của các mô liên kết, tích lũy mỡtrong các mô ngực để tăng kích thước ngực và giúp ngực trở nên săn chắc, căng tròn hơn. Đây được xem là cách hoàn toàn tự nhiên, hiệu quả mà đơn giản lại không tốn nhiễu công sức, thời gian và tiễn bạc nên rất được các chị em quan tâm. Bạn nên tìm kiếm những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đọc kỹ hướng dẫn sửdụng đểdùng hợp lý. Nên chọn dạng viên dễ bảo quản và mang theo để tiện sửdụng lúc xa nhà. Khi bạn đã cai sữa cho con là thời điếm thích hợp đễ bắt đấu sử dụng các sản phẩm chiết xuất thiên nhiên này.

Meo.vn (Theo Eva)

3 cách ngừa viêm nhiễm sinh dục và làm mẹ an toàn

Để nâng cao sức khỏe sinh sản cho người phụ nữ, cần có các biện pháp phòng tránh dưới đây.

Trong hơn 10 năm qua, ngành dân số huyện Minh Long (Quảng Ngãi) đã tổ chức hơn 20 đợt chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình đều khắp trên địa bàn 5 xã toàn huyện. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa vẫn còn cao, chiếm tỷ lệ trên 80% số phụ nữ đến khám phụ khoa. Vì vậy, cần phải có các biện pháp để phòng và tránh các bệnh, đặc biệt là bệnh viêm nhiễm sinh dục để nâng cao sức khỏe sinh sản cho người phụ nữ. Sau đây là một số biện pháp:

1. Vệ sinh khi có kinh nguyệt

Thời kỳ kinh nguyệt là thời điểm dễ bị nhiễm bệnh nhất, đặc biệt là viêm nhiễm sinh dục. Trong những ngày hành kinh, có hiện tượng sung huyết do giãn nở các mạch máu vùng chậu nên người phụ nữ thường cảm thấy nặng bụng dưới, khó chịu. Lúc máu kinh thoát ra ngoài, cổ tử cung hở hơn những ngày thường, tạo điều kiện cho vi trùng dễ xâm nhập từ âm đạo vào buồng tử cung.

Ngoài ra, máu kinh là môi trường giúp cho vi trùng có sẵn trong âm đạo phát triển. Nếu không giữ vệ sinh tốt có thể làm viêm phần phụ cấp, viêm vùng chậu cấp, thậm chí viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong. Thêm vào đó, trong giai đoạn này người phụ nữ thường mệt mỏi làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.

Phụ nữ thường có quan niệm sai lầm là khi có kinh thì không nên tắm rửa. Thật ra trong thời kỳ này, cần năng tắm rửa và vệ sinh thân thể hơn. Cần thay băng vệ sinh mỗi khi băng ướt đẫm, trung bình 4-6 giờ/lần. Ngoài ra, phụ nữ có thể sử dụng các loại nước rửa phụ khoa để loại bỏ máu kinh và giảm lượng vi khuẩn sinh sản nhanh trong máu kinh bám vào âm hộ gây nhiễm trùng ngược chiều.

Cần tránh tắm bồn, tránh bơm rửa vào trong âm đạo. Trong kỳ kinh, phụ nữ không nhất thiết phải hạn chế làm việc thường ngày, ngoại trừ những công việc cần khiêng vác nặng hoặc phải ngâm mình dưới nước. Có thể chơi những môn thể thao nhẹ nhàng, tránh các môn phải vận động nhiều. Quần áo lót phải được giặt kỹ bằng xà phòng và phơi ngoài nắng để sát trùng.

Không nên phơi chỗ tăm tối ẩm thấp vì vi khuẩn, nấm mốc dễ phát triển, gây bệnh khi mặc vào người.

2. Vệ sinh trong quan hệ tình dục

Sau khi quan hệ tình dục, phụ nữ nên đi tiểu ngay để tránh nhiễm trùng đường tiểu. Đồng thời, vệ sinh bên ngoài bộ phận sinh dục, tránh thụt rửa sâu bên trong vì có thể làm thay đổi môi trường âm đạo khiến vi sinh vật dễ phát triển, gây viêm nhiễm.

Tránh giao hợp trong những ngày hành kinh vì có thể làm chảy máu kinh nhiều hơn. Ngoài ra, cổ tử cung hở nên nếu sinh hoạt tình dục khi có kinh, phụ nữ sẽ dễ nhiễm khuẩn hơn vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào buồng tử cung dễ dàng. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh giao hợp trong 12 tuần đầu và tháng cuối của thai kỳ vì dễ gây sảy thai, sinh non.

3. Vệ sinh lúc thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi lớn để đảm bảo cho sự phát triển tốt của bào thai. Vì vậy, người mẹ cần quan tâm đến những vấn đề gọi là vệ sinh thai nghén để tạo điều kiện cho sự ra đời của đứa con khoẻ mạnh và thông minh. Vệ sinh thai nghén bao gồm vệ sinh trong sinh hoạt và vệ sinh trong lao động.

Vệ sinh trong sinh hoạt:

Thai phụ cần tắm rửa hàng ngày, tránh tắm bồn hay ngâm mình trong nước ao hồ, tránh bơm rửa sâu trong âm đạo vì âm đạo, cổ tử cung lúc này đang bị sung huyết nên rất dễ bị tổn thương. Khi có thai, dưới ảnh hưởng của nội tiết tố, thai phụ thường tiết dịch âm đạo nhiều, đặc biệt là dễ phát triển nấm trong âm đạo. Vì thế khi thấy khí hư nhiều, thai phụ cần đi khám bác sỹ để được điều trị viêm nhiễm sinh dục, đề phòng nguy cơ sinh non, tránh nhiễm trùng ối khi sinh hoặc nhiễm hậu sản sau này.

Ngoài ra, cũng cần chăm sóc răng miệng tốt; chăm sóc đầu vú để chuẩn bị cho con bú sau khi sinh, nếu núm vú lõm vào thì nên kéo ra hàng ngày; tránh táo bón vì có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế để được phát hiện, theo dõi và điều trị sớm những bệnh có liên quan đến thai nghén như tiền sản giật, các bệnh nội khoa có sẵn như bệnh tim, lao phổi, đái tháo đường, cường giáp… Nếu bệnh lý không cho phép mang thai vì ảnh hưởng đến sức khoẻ bà mẹ hoặc phát hiện thai bất thường (dị tật bẩm sinh), bà mẹ cần được tham vấn để chấm dứt thai kỳ sớm. Tiêm phòng uốn ván để đề phòng uốn ván sơ sinh.
Vệ sinh trong lao động:

Không để thai phụ lao động nặng nhọc. Không chơi các môn thể thao cần dùng nhiều sức. Tập thể dục với những động tác nhẹ dành cho thai phụ. Có thể tiếp tục công việc thường ngày trừ những trường hợp doạ sẩy thai, tiền sử sảy thai liên tiếp. Từ tháng thứ tám trở đi nên tránh đi du lịch xa vì có thể chuyển dạ bất ngờ.

Tóm lại, để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng hoặc ít nhất 1 năm một lần để được phát hiện sớm một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, nấm, ung thư cổ tử cung…, chữa trị sớm những bệnh nhiễm khuẩn sinh dục. Nếu có thai thì thực hiện quy trình khám thai định kỳ. Đối với phụ nữ đã đến tuổi mãn kinh, cần được tham vấn để có những phương pháp dinh dưỡng, tập luyện phù hợp, sử dụng thuốc khi cần để nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Bùi Đình Toàn
(PGĐ Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Minh Long, Quảng Ngãi)
Meo.vn (Theo Giadinh)

Hậu quả từ thói quen ngoáy tai

Ngoáy tai là thói quen rất thường gặp, từ trẻ đến già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy, thỉnh thoảng lại ngoáy tai với lý do là để cho tai sạch. Họ thường dùng tăm bông hay bất kỳ một loại vật cứng nào để ngoáy tai. Vậy ngoáy tai thường xuyên như thế có tốt không?

Hậu quả khi ngoáy tai nhiều

Ngoáy tai nhiều gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai - đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn. Mặt khác việc ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai (nếu có) vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai. Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai. Khoa Cấp cứu Bệnh viện tai mũi họng Trung ương cũng đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân ngoáy tai bằng que sắt lấy từ một cái ô hỏng, khi đang ngoáy bị cháu xô phải, xuyên thẳng vào trong tai trong hoặc não gây tổn thương nặng nề. 

Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.


Ngoáy tai có thể gây thủng màng nhĩ.

Viêm ống tai là hậu quả thường gặp

Triệu chứng ban đầu của viêm ống tai là ngứa tai, ngứa tai ngày càng tăng dần đặc biệt nếu ngoáy tai nhiều, sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, nhiều bệnh nhân nói có cảm giác đau giật lên nửa đầu. Biểu hiện đau càng nhiều lên khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp. Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt 38 - 39ºC, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng đã đau.

Khám thấy da ống tai ngoài đỏ, nhiều dịch bẩn ứ đọng, ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ tuỳ theo mức độ viêm, nếu độc tố vi khuẩn quá mạnh gây nên viêm tấy lan toả ống tai ngoài lan rộng làm sưng tấy cả góc hàm bên tai, đau kèm theo xuất hiện hạch nhỏ cùng bên, di động, ấn đau. Màng nhĩ vẫn bình thường. 

Cách xử trí đúng một số biểu hiện khó chịu của tai

Khi ngứa tai, tức là ống tai ngoài đang bị tổn thương, càng ngoáy sẽ làm thương tổn lan rộng và nặng nề hơn. Lúc này nên nhỏ thuốc dùng cho tai ngoài trong vòng một tuần. Những loại thuốc nhỏ tai dùng trong trường hợp viêm ống tai ngoài là những thuốc dùng trong khi màng nhĩ không thủng, chủ yếu là những thuốc điều trị bệnh lý của ống tai ngoài như viêm ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài, chấn thương rách da ống tai như polydexa, thuốc sát khuẩn tại chỗ betadine... đôi khi có tác dụng giảm đau của màng nhĩ khi sung huyết trong viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu của bệnh như otipax.

Nếu nước vô tình vào trong ống tai khi tắm hoặc bơi gây cảm giác ù tai: lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi nhiều.

Nếu sau khi ngoáy tai đau và chảy máu phải điều trị tại các cơ sở tai mũi họng: Đặt thuốc, nhỏ thuốc tai tại chỗ nếu viêm ống tai ngoài mức độ nhẹ. Nếu nặng phải dùng kháng sinh, kháng viêm toàn thân kết hợp với giảm đau và làm thuốc tai tại chỗ.

Viêm ống tai ngoài là bệnh rất hay tái phát nếu vẫn giữ thói quen ngoáy tai khi ngứa.

Mỗi bộ phận của tai ngoài giữ chức năng riêng
Tai ngoài là bộ phận của tai (cấu tạo của tai bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong). Tai ngoài – đúng như tên gọi của nó, nó nằm ngoài cùng trong ba bộ phận cấu tạo nên tai. Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai với cấu tạo chủ yếu là sụn, xương được bao bọc bởi một lớp da và tổ chức liên kết dưới da mỏng và lỏng lẻo. Mạch máu nuôi dưỡng cho vùng này rất nghèo nàn. Thần kinh chi phối chủ yếu là nhánh tách ra từ dây thần kinh sọ số IX, dây này vừa cảm giác tai, vừa cảm giác họng nên viêm họng cũng gây ra đau tai hoặc viêm tai ảnh hưởng ngược lại chức năng nhai và nuốt, bên cạnh đó khi ngoáy tai, người bệnh cũng có cảm giác ngứa họng và ho. Tai ngoài làm nhiệm vụ hứng sóng âm thanh trong không khí để đưa vào tai giữa và tai trong. Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai. Ráy tai có thể khô hoặc ướt tùy từng cá thể. Ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, do thành phần ráy tai có chất kháng sinh, có tính chất dính để bẫy vi khuẩn. Ráy tai phủ một lớp trên ống tai ngoài, tránh cho các vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài.

TS. Phạm Bích Đào

Meo.vn (Theo SKĐS)

Ngoáy tai thường xuyên có tốt?

Ngoáy tai là thói quen rất thường gặp, từ trẻ đến già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy, thỉnh thoảng lại ngoáy tai với lý do là để cho tai sạch.

Họ thường dùng tăm bông hay bất kỳ một loại vật cứng nào để ngoáy tai. Vậy ngoáy tai thường xuyên như thế có tốt không?

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20110913-102145-1-thung-mang-nhi-vi-tam-bong.jpeg

Ảnh minh họa

Hậu quả khi ngoáy tai nhiều

Ngoáy tai nhiều gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai - đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn. Mặt khác việc ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai (nếu có) vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai. Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai. Khoa Cấp cứu Bệnh viện tai mũi họng Trung ương cũng đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân ngoáy tai bằng que sắt lấy từ một cái ô hỏng, khi đang ngoáy bị cháu xô phải, xuyên thẳng vào trong tai trong hoặc não gây tổn thương nặng nề.

Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.

Viêm ống tai là hậu quả thường gặp

Triệu chứng ban đầu của viêm ống tai là ngứa tai, ngứa tai ngày càng tăng dần đặc biệt nếu ngoáy tai nhiều, sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, nhiều bệnh nhân nói có cảm giác đau giật lên nửa đầu. Biểu hiện đau càng nhiều lên khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp. Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt 38 - 39ºC, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng đã đau.

Ngoáy tai thường xuyên có tốt?, Sức khỏe, ngoay tai thuong xuyen, ngoay tai, benh tai, benh o tai, suc khoe,

Ngoáy tai có thể gây thủng màng nhĩ. (Ảnh minh họa)

Khám thấy da ống tai ngoài đỏ, nhiều dịch bẩn ứ đọng, ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ tuỳ theo mức độ viêm, nếu độc tố vi khuẩn quá mạnh gây nên viêm tấy lan toả ống tai ngoài lan rộng làm sưng tấy cả góc hàm bên tai, đau kèm theo xuất hiện hạch nhỏ cùng bên, di động, ấn đau. Màng nhĩ vẫn bình thường.

Cách xử trí đúng một số biểu hiện khó chịu của tai

Khi ngứa tai, tức là ống tai ngoài đang bị tổn thương, càng ngoáy sẽ làm thương tổn lan rộng và nặng nề hơn. Lúc này nên nhỏ thuốc dùng cho tai ngoài trong vòng một tuần. Những loại thuốc nhỏ tai dùng trong trường hợp viêm ống tai ngoài là những thuốc dùng trong khi màng nhĩ không thủng, chủ yếu là những thuốc điều trị bệnh lý của ống tai ngoài như viêm ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài, chấn thương rách da ống tai như polydexa, thuốc sát khuẩn tại chỗ betadine... đôi khi có tác dụng giảm đau của màng nhĩ khi sung huyết trong viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu của bệnh như otipax.

Nếu nước vô tình vào trong ống tai khi tắm hoặc bơi gây cảm giác ù tai: lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi nhiều.

Nếu sau khi ngoáy tai đau và chảy máu phải điều trị tại các cơ sở tai mũi họng: Đặt thuốc, nhỏ thuốc tai tại chỗ nếu viêm ống tai ngoài mức độ nhẹ. Nếu nặng phải dùng kháng sinh, kháng viêm toàn thân kết hợp với giảm đau và làm thuốc tai tại chỗ.

Viêm ống tai ngoài là bệnh rất hay tái phát nếu vẫn giữ thói quen ngoáy tai khi ngứa.

Mỗi bộ phận của tai ngoài giữ chức năng riêng

Tai ngoài là bộ phận của tai (cấu tạo của tai bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong). Tai ngoài – đúng như tên gọi của nó, nó nằm ngoài cùng trong ba bộ phận cấu tạo nên tai. Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai với cấu tạo chủ yếu là sụn, xương được bao bọc bởi một lớp da và tổ chức liên kết dưới da mỏng và lỏng lẻo. Mạch máu nuôi dưỡng cho vùng này rất nghèo nàn.

Thần kinh chi phối chủ yếu là nhánh tách ra từ dây thần kinh sọ số IX, dây này vừa cảm giác tai, vừa cảm giác họng nên viêm họng cũng gây ra đau tai hoặc viêm tai ảnh hưởng ngược lại chức năng nhai và nuốt, bên cạnh đó khi ngoáy tai, người bệnh cũng có cảm giác ngứa họng và ho. Tai ngoài làm nhiệm vụ hứng sóng âm thanh trong không khí để đưa vào tai giữa và tai trong. Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai. Ráy tai có thể khô hoặc ướt tùy từng cá thể. Ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, do thành phần ráy tai có chất kháng sinh, có tính chất dính để bẫy vi khuẩn. Ráy tai phủ một lớp trên ống tai ngoài, tránh cho các vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài.

Meo.vn (Theo TS. Phạm Bích Đào/SK&ĐS)