Lưu trữ cho từ khóa: sưng đau

Bị tụt lợi nên xử lý thế nào?

Em 30 tuổi, thời gian gần đây mỗi lần đánh răng bị chảy máu và ê buốt răng. Vùng quanh răng lợi bị đỏ, sưng đau và tụt xuống.

Vậy xin quý báo cho biết tụt lợi có nguy hiểm và cách chữa trị? - (Nguyễn Thị Lan Anh - Yên Bái)

Trả lời:

Tụt lợi là một trong những nguyên nhân gây lung lay răng, rụng răng

Tụt lợi là quá trình lộ bề mặt chân răng, do lợi di chuyển về phía chóp chân răng làm mất men chân răng và tăng cảm giác tê buốt, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt. Thường xuyên bị chảy máu răng khi đánh răng và ê buốt có thể bạn đã bị viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tụt lợi.

Nếu lâu ngày không được điều trị khiến cho lợi bị tụt xuống ngày càng “rời xa” răng. Hậu quả, lợi sẽ không còn che phủ bảo vệ cổ răng, chân răng hay chảy máu gây ra tình trạng tiêu xương quanh răng, tủy răng co lại, nước miếng chảy nhiều, miệng hôi. Cổ răng và chân răng sẽ bị mòn do sang chấn từ bàn chải và thức ăn, lâu dần răng lung lay, rồi rụng.

Về điều trị: Trước tiên, cần thay đổi cách vệ sinh răng miệng bằng những biện pháp chăm sóc, can thiệp giảm thiểu hậu quả như: chọn bàn chải loại đầu lông tròn và mềm để giảm nguy cơ sang chấn lợi, mòn men răng, ngà răng.

Chọn loại kem đánh răng, nước súc miệng (được khuyến cáo cho người bị tụt lợi)… Ngoài ra, hạn chế các loại nước chanh, cam, nước ngọt có ga…vì làm tăng cảm giác buốt răng.
Nếu tình trạng ê răng, đau buốt không cải thiện mà tiến triển theo chiều hướng xấu, bạn hãy mau chóng tìm đến chuyên gia nha khoa.

Theo BS Nguyễn Nghĩa

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Gà hấp muối trị phong tê thấp

Bài thuốc này đã được kiểm chứng có hiệu quả cao đối với chứng tê bại chân tay, sưng đau các khớp hạn chế vận động do phong thấp...

Phong tê thấp được y học cổ truyền xếp vào "tý" chứng hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp, bệnh thuộc hệ cơ, xương khớp ở tứ chi và cơ nhục.

Đây là căn bệnh gây mất sức lao động, tàn phế, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên phong tê thấp hoàn toàn có thể phòng và trị được bằng ẩm thực trị liệu.
Dưới đây là món ăn, bài thuốc nghiệm phương độc giả áp dụng khi cần thiết.

Nguyên liệu:

Gà ta 1 con nặng 300 - 350g, ngải cứu 1 nắm khoảng 100 - 150g, lá lốt 500g, muối ăn không i-ốt 3kg.

Thịt gà hấp có hiệu quả cao với chứng tê bại chân tay, sưng đau các khớp

Cách chế biến:

Gà cắt tiết làm sạch bỏ nội tạng, ngải diệp rửa sạch thái nhỏ, lá lốt rửa sạch để ráo nước. Gà để ráo nước cho lá ngải đã thái nhỏ vào bụng. Sau đó lấy lá lốt quấn vào gà dùng lạt buộc chặt. Cho khoảng 1/3 muối dưới đáy nồi (tốt nhất là nồi đất) rồi cho gà đã gói lá lốt vào đổ phần muối còn lại vào vùi kín gà (tuyệt đối không được hở) đậy vung.

Đem đun nhỏ lửa trong vòng hai giờ, trong quá trình hấp gà không để bếp tắt, không để lửa quá to. Hấp xong muối không được cháy mà chỉ ngả vàng, gà chín thơm bùi thịt gà và gia vị ngải và lá lốt, thịt gà không được mặn mới đạt yêu cầu.

Khi đun đủ thời gian tắt bếp để đợi khi nguội đem ra bỏ muối và lá lốt, thịt gà đem ăn trong ngày có thể ăn với cơm. Mỗi ngày ăn một con, 10 ngày là một liệu trình.
Bài thuốc có tác dụng tư bổ can thận, tán hàn, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống (giảm đau). Bài thuốc đã được kiểm chứng có hiệu quả cao đối với chứng tê bại chân tay, sưng đau các khớp hạn chế vận động do phong thấp ngoài ra còn thích dụng cho các chứng bệnh như suy nhược cơ thể, âm huyết hư, đau đầu hoa mắt chóng mặt, đau bụng đầy hơi, khó tiêu, đau bụng kinh, bế kinh, cảm lạnh, sợ lạnh, lạnh tứ chi, huyết áp thấp, hay đổ mồ hôi chân...

Chú ý: Khi chế biến từ thịt gà, rau ngải, lá lốt và muối đều phải khô. Muối đã dùng không được dùng lại để hấp lần sau nhất là không được dùng để ăn, những người bệnh phong tê thấp không ăn rau rút (nhút), cà pháo và những thực phẩm mang tính hàn như trai hến, thịt trâu...

Người dùng bài thuốc này để trị đau đầu thì dùng gà mái không nên dùng gà trống (bởi gà trống dễ động phong). Do bài thuốc có tính nóng nên thận trọng khi dùng cho người tăng huyết áp.

Theo Lương y Chu Văn Tiến

Meo.vn (Theo Khoahocdoisong)

Lá ớt ngừa bệnh tim

Các hợp chất phenolic acid có trong lá ớt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm sự biến động huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Ảnh minh họa

Lá ớt rất giàu hóa chất thực vật (phytochemcials) và phenolic acid, vốn có tính kháng ôxy hóa rất cao. Ngoài ra, các hợp chất phenolic acid còn tăng cường hệ miễn dịch, giảm sự biến động huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Lá ớt có thể nấu canh với tôm và thịt giúp bồi bổ cơ thể, rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Những nghiên cứu mới đây cho thấy lá ớt còn làm giảm lượng cholesterol “xấu” trong cơ thể, hạn chế sự tăng trưởng của các loại vi khuẩn do ô nhiễm thức ăn và bảo vệ màng dạ dày trong những trường hợp bị nhiễm H.pylori.

Lá ớt cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin C, tiền vitamin A nên có thể làm chậm quá trình lão hóa mắt. Canh nấu từ lá ớt có vị cay nhẹ, hơi đắng nhưng rất dễ bị... thiếu cơm vì ăn hoài không ngán.

Lá ớt có thể dùng trong trường hợp bị đau nhức bằng cách chọn vài lá ớt to cho vào chảo, bỏ thêm chút dầu ô liu rồi đảo đều, đến khi dầu vừa ấm thì vớt lá ra. Dùng lá ớt ấm này đắp vào chỗ sưng đau như khớp, cơ… sẽ bớt nhức mỏi.

Theo DS Nguyễn Bá Huy Cường (ĐH Dược Murdoch - Úc)

Meo.vn (Theo Nguoilaodong)

Rượu thuốc và thuốc rượu

Trong Đông y, rượu thuốc là loại rượu dùng để chiết xuất và dẫn thuốc trong cơ thể. Còn thuốc rượu là rượu để chiết xuất thuốc dùng ngoài, không uống, có nhiều nơi gọi là “cồn xoa bóp”.

Thuốc của y học cổ truyền được khai thác từ 3 nguồn: thực vật (cây, hoa, lá, rễ, củ), động vật: (thịt, xương, da, sừng, vẩy….) và khoáng vật (chu sa, thần sa, thạch cao, hoạt thạch, thủy ngân, thạch tín…). Chúng được bào chế nhằm làm tăng tác dụng tốt và giảm tác dụng không có lợi cho người dùng, giúp đưa thuốc vào những bộ phận nhất định. Thuốc y học cổ truyền có nhiều dạng bào chế như: cao, đan, hoàn, tán, thuốc thang sắc uống, thuốc rượu, rượu thuốc.

Ảnh minh họa

 

1. Rượu thuốc

Ngày xưa, việc làm rượu thuốc rất đơn giản, cứ một nắm xương bồ rửa sạch ngâm rượu thì thành rượu xương bồ. Một nắm hoa kim cúc ngâm rượu thành rượu kim cúc. Dăm con tắc kè làm thịt phơi khô, ngâm rượu thành rượu tắc kè… Sau dần, các vị thuốc để ngâm rượu ngày càng đa dạng với nhiều loại quý. Các triều vua đều có những công thức riêng và gọi là vương tửu. Thời Minh Mạng có rượu Minh Mạng…, và đến nay thì đã có vô số loại rượu thuốc, không thể kể hết được.

Rượu ngâm thuốc phải là rượu mạnh, tối thiểu là 45 độ. Rượu quá nhạt không có khả năng chiết xuất thuốc. Có thể thử độ mạnh của rượu bằng cách nhúng que có quấn bông vào rượu, nếu đốt cháy được là rượu mạnh. Rượu vừa mua về hay mới nấu không nên dùng ngay bởi hàm lượng chất aldehid còn cao, có thể gây độc.

Về thuốc ngâm rượu, cần chọn theo mục đích chữa bệnh:

- Chữa nhức mỏi xương khớp: Thiên niên kiện, xuyên khung, ngưu tất, bạch chỉ, độc hoạt, khúc khắc, khương hoạt, rắn…
- Bổ máu: Đương qui, hà thủ ô, kỷ tử, thục địa, quả dâu…
- Bổ thận: Đỗ trọng, ba kích, ích trí nhân, thỏ ty tử, kim anh, khiếm thực, tắc kè, nhung hươu, tục đoạn, dâm dương hoắc, rễ cau.
- An thần dễ ngủ: Long nhãn, táo tàu, hạt sen, viễn chí, hà thủ ô.
- Bổ khí: Mạch môn, hoàng kỳ, nhân sâm.
- Kiện tỳ, ăn ngon miệng: Bạch truật, hoài sơn, hạt sen.

Có vị thuốc làm cho rượu có vị chua như: sơn tra, sơn thù, kim anh, bạch thược… Có thứ làm rượu tăng vị ngọt như long nhãn, thục địa, đại táo, cam thảo, la hán, cỏ ngọt. Đa số động vật ngâm rượu đều có vị tanh như bìm bịp, rắn, trăn, tắc kè, mật gấu…

2. Thuốc rượu

Thường dùng loại rượu mạnh hơn 60-70 độ. Thuốc để ngâm thường là những vị có nhiều tinh dầu, vị nóng ấm như: hồi, quế, phụ tử, gừng, ô đầu, tinh dầu bạc hà, màng tang, long não… Cũng có khi dùng các vị thuốc hạ huyết phá ứ như hồng hoa, địa liền, xuyên khung, huyết giác, kê huyết đằng, nhũ hương, mộc dược…

Để rửa và bôi các vết thương phần mềm, chấn thương sưng đau, có thể dùng các thuốc sau: hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, xuyên khung, bạch chỉ, nghệ, mật gấu.

Để chữa sưng đau răng lợi, có thể dùng các vị đại hồi, tế tân, bạch chỉ, rễ tranh, hoàng liên…

Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Vị thuốc từ hoa phù dung

Hoa phù dung thường dùng chữa mụn nhọt, sưng vú, bỏng, rong kinh, viêm khớp, chữa chắp lẹo, làm hết mủ...…

Phù dung có tên khoa học là Hibiscus mutabilis L., thuộc họ Bông (Malvaceae). Phù dung còn gọi là mộc liên, cự sương…là một loài thực vật cho hoa đẹp được trồng để làm cảnh.

Cành phù dung mang lông ngắn hình sao. Lá có năm cánh, cuống lá hình tim, mép có răng cưa, đường kính có thể tới 15cm, mặt dưới nhiều lông hơn, năm thùy hình ba cạnh ngắn có bảy gân chính. Hoa phù dung lớn, có hai loại: Hoa đơn (năm cánh), hoa kép (nhiều cánh), khi nở xòe to bằng cái chén, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Màu sắc của phù dung thay đổi từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ) vì trong cánh hoa có chất anthoxyan bị oxy hóa dần khi tiếp xúc với không khí.

Lá và hoa phù dung được dùng làm thuốc từ lâu theo kinh nghiệm dân gian, hoa thu hái lúc mới nở, dùng tươi hoặc phơi khô và lá thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô.


Theo Đông y, cả lá và hoa phù dung có vị cay, khí bình. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, tiêu thũng (chữa phù thũng), chỉ thống (giảm đau). Thường dùng chữa mụn nhọt, sưng vú, bỏng, rong kinh, viêm khớp, chữa chắp lẹo, làm hết mủ...…

Hoa phù dung được dùng để chữa các chứng bệnh sau:

- Tổn thương do chấn thương: Dùng hoa phù dung tươi giã nát đắp vào nơi tổn thương, hoặc dùng bột hoa phù dung khô trộn với giấm, rượu và nước trà thành dạng cao rồi đắp lên chỗ đau.

- Chữa bỏng: Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên chỗ bị tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi 3 lần vào vùng bị tổn thương do bỏng.

- Viêm khớp: Dùng hoa phù dung và đậu đỏ (hạt nhỏ) mỗi thứ 15g, nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên khớp đau.

- Chắp và lẹo mắt: Dùng hoa phù dung tươi và bạc hà tươi, mỗi thứ 3g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2-3 lần.

- Mắt sưng đau do chấn thương: Dùng một nắm hoa phù dung và 6g sinh địa nghiền nát, trộn với sữa người rồi đắp lên mắt bị bệnh.

- Viêm kết mạc: Lấy 9-30g hoa phù dung sắc uống.

- Cảm mạo: Lấy 30g hoa phù dung và 3g hậu phác, sắc kỹ 2 lần, lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.

- Zona, vết thương do ong đốt, rết, rắn không độc và côn trùng cắn: Dùng hoa phù dung phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào vết thương.

- Mụn nhọt, đinh độc, hậu bối, chín mé: Dùng hoa phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaseline thành cao mềm tỷ lệ 1/4, rồi đắp lên chỗ tổn thương, thay thuốc hằng ngày hoặc cách ngày.

- Chữa sưng vú: Hoa hoặc lá phù dung 50g, mầm húng dũi 50g. Hai vị dùng tươi, rửa sạch, giã đắp. Ngày đắp một lần vào buổi trưa, đắp liên tục trong 3 ngày.

- Kinh nguyệt ra nhiều: Hoa phù dung (loại mới nở) phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày. Hoặc hoa phù dung phơi khô đem tán bột mịn, gương sen đốt tồn tính, tán mịn. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với nước cơm, uống trước bữa ăn. Uống trong 5 -7 ngày.

Theo DS Mỹ Nữ

Meo.vn (Theo Nongnghiepvietnam)

Ứng phó tắc tia sữa

Nếu các mẹ đã từng một lần bị tắc sữa thì ắt hẳn không quên được cảm giác khó chịu và đau nhức do nó đem lại.

Tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của con. Bởi trẻ sơ sinh sau khi lọt lòng nếu được uống sữa non từ mẹ thì có sức đề kháng tốt hơn so với uống sữa ngoài gấp nhiều lần.

http://eva.vn/upload/news/2010-05-25/1274779242-chong-nghi-cho-con-bu1.jpg

Ảnh st

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Bạn cứ hình dung ống dẫn sữa như những ống cao su thiên nhiên. Tạo hóa khi sinh ra tuyến sữa muốn cho gọn nên đã cho chúng có cấu trúc ngoằn ngoèo để tăng dung tích chứa. Nếu chẳng may có một chỗ bị gập lại giống như bạn lấy tay gập ống cao su thì đương nhiên nước ngừng chảy. Nói vậy sẽ có bạn thắc mắc "chả lẽ tất cả cùng tắc?". Không phải thế, lúc mới tắc bạn nặn sữa vẫn còn, em bé bú được chút chút. Sau ống dẫn bị tắc căng phồng lên, chèn ép toàn bộ đường đi các ống dẫn khác, thế là hai cái bầu tắc tị, ứ sữa.

Tắc tia sữa: Nguyên nhân và cách chữa, Làm mẹ, Tac tia sua, tac sua, tia sua, nguyen nhan tac tia sua, tuyen sua, bu sua, sua, viem tuyen sua

Có nhiều nguyên nhân gây tắc sữa sau sinh (ảnh minh họa).

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân sau đây gây tắc tia sữa sau khi sinh:

- Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.

- Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết. Sữa đọng lại lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ.

- Cảm nhiễm hàn tà, làm cho sữa khó lưu thông.

- Tinh thần không thư thái làm can khí uất, ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ ung.

- Ăn uống thất thường gây tổn thương tỳ vị, vị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, gây sưng đau vú.

- Cơ thể sau sinh chính khí suy.

- Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch.

Dấu hiệu bị tắc tia sữa

Khi phát hiện ra bầu vú có dấu hiệu căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần thì phải chú ý quan sát xem bề mặt vú có đỏ và sờ có đau không? (cần so sánh 2 bên với nhau thì mới thấy sự khác biệt, tuy nhiên cũng có khi cả 2 bên cùng bị nhưng trường hợp này ít gặp hơn và nếu có thường không đối xứng). Có cảm giác sốt hay không?

Nếu có, thì đó có thể là những triệu chứng đầu tiên của hiện tượng tắc tia sữa. Khi đó, mẹ của bé phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa đã vón kết và hạn chế việc tạo lập thêm những vị trí tắc mới, khơi thông dòng chảy tự nhiên của sữa. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để tan sữa vón kết mà không làm tổn thương những nang và ống dẫn sữa bình thường khác.

Không điều trị kịp thời dễ dẫn đến viêm tuyến sữa

Viêm tuyến sữa sau sinh là bệnh thường gặp, nhất là các sản phụ sinh con lần đầu khi bị tắc sữa. Vi khuẩn gây bệnh đa số là khuẩn cầu nho màu vàng kim và khuẩn liên cầu tính dung huyết, thông qua vết nứt trên núm vú hoặc đường tuần hoàn máu bị nhiễm.

Đặc biệt ở những sản phụ núm ti thụt vào hoặc bằng phẳng quá, to quá, biến dạng, khiến bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn mút đầu ti, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét, dần dần dưới kích thích bú sữa của bé, đầu ti của sản phụ sẽ nứt rộng hơn hoặc sữa không thông nhưng con vẫn cứ bú, nhai đi nhai lại, gây tổn thương. Khi đầu vú đã nứt thì càng bú càng đau, sản phụ sẽ cho con bú không đều, thậm chí không cho bú nữa, khi đó một lượng lớn sữa, các sản vật của sữa sau khi phân giải là nơi thích hợp nhất cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập được vào tuyến sữa qua vết nứt của đầu vú, sẽ sinh sôi nhanh chóng trong tuyến sữa, dẫn đến viêm tuyến sữa.

Tắc tia sữa: Nguyên nhân và cách chữa, Làm mẹ, Tac tia sua, tac sua, tia sua, nguyen nhan tac tia sua, tuyen sua, bu sua, sua, viem tuyen sua

Bị tắc sữa, không chữa kịp thời sẽ dễ gây viêm tuyến sữa (ảnh minh họa)

Cách điều trị

1. Day ép bằng tay:

- Động tác day ép: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu cú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. "day ép" chứ không phải là "xoa", bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết.

- Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 - 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.

- Động tác day ép có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi tắc tia sữa đã rõ ràng, đã hình thành những cục mảng, mật độ chắc ở bầu vú. Một điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, mẹ của bé phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn, vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn.

2. Dụng cụ hút sữa:

Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng dãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên theo ý kiến của cá nhân tôi, chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh và phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dụng cụ hút sữa, nguồn gốc khác nhau, giá cả cũng đa dạng. Mẹ của bé có thể mua ở những nơi bán dụng cụ y khoa.

3. Các bài thuốc dân gian

Cách đề phòng: tốt nhất là giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi bú xong lại phải lau sạch, khô. Nếu khi vắt sữa thấy một tia nào tắc hoặc chảy không thành tia, thì phải xoa vú cho mềm, sau đó vắt mạnh để thông ống sữa khi cho bú, như vậy sẽ tránh được tắc tia sữa. Khi thấy một phần của vú bị sưng đỏ, sờ thấy nóng thì nhất thiết phải khám bác sĩ chuyên khoa.

Bạn đến bệnh viện sẽ được điều dưỡng xoa bóp, dùng máy hút sữa tự động tạo ra một lực mạnh giúp khai thông. Ai từng trải qua sẽ nhớ đến già cái cảm giác đau khi hút sữa. Nhưng không phải ai sau khi hút sữa, cũng thấy có tác dụng. Có những mẹ dù hút xong rồi thì 2 tiếng sau sữa lại đầy ứ như cũ. Trong dân gian có lưu truyền các bài thuốc chữa tắc sữa, các mẹ có thể tham khảo:

- Dùng hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần cùng với xoa bóp ngực thì sau bốn ngày hết tắc hoàn toàn.

- Dùng lá mít, mỗi bên bầu chín lá mít hái xuống hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.

- Nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai bên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.

- Dùng trái đu đủ non xắt lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu cũng có tác dụng tương tự.

- Dùng xơ của quả mướp chín già đã được chế biến khô. Dùng quả già khô cứng, đập nhẹ cho rụng lớp vỏ ngoài, lắc cho rơi hết hạt, rồi phơi nắng cho khô, có thể cắt nhỏ thành từng đoạn. Xơ mướp vị ngọt, tính bình, vào ba kinh: phế, vị, can; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ thống, chữa đau nhức mình mẩy, gân xương vùng ngực và sườn, làm thông tuyến sữa..Liều dùng 5-10 g, sắc uống hằng ngày.

Meo.vn (Theo Phunutoday)

Nướu răng sưng đau có ảnh hưởng sức khỏe thai nhi?

Em đang có baby được 11 tuần, nhưng khoảng 1 tuần nay em bị đau, sưng, chảy máu lợi (cuối hàm, chỗ mọc răng khôn) kèm theo đau họng và có mùi rất khó chịu. Em không dám dùng thuốc gì mà chỉ chăm đánh răng và dùng nước muối y tế để súc miệng thôi (Ngày trước lúc chưa có baby em cũng hay bị như vậy nhưng chỉ 1 tuần là hết).

Bacsi cho em hỏi, em bị như vậy có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của em bé không ạ? em cần làm gì để điều chị dứt bệnh này?Có cần phải cẳt bỏ chỗ lợi thừa và bị sưng đó không? Em xin cảm ơn BS nhiều! (Lan - Thanh Xuân, Hà Nội)

http://mangthai.vn/UploadedMirror/phuongctv/Mang-thai-va-chuan-bi-mang-thai/2803.jpg

Ảnh minh họa

Trả lời:

Lan thân mến,

Qua mô tả của em cho thấy vùng họng và răng của em đang có bệnh lý (nướu răng sưng, đau, chảy máu, họng đau có mùi khó chịu).

Có thể bệnh chính của em từ răng miệng nhưng không được điều trị, nên vi trùng từ răng (chảy máu lợi) đã di chuyển xuống hầu họng để gây viêm nhiễm.

Với những triệu chứng này em không thể đơn thuần chỉ súc họng nước muối là khỏi bệnh, em nên đến BV có chuyên khoa răng hàm mặt và tai mũi họng để khám và điều trị. Em yên tâm khám và điều trị sớm, BS sẽ có hướng điều trị dứt điểm cho em bệnh này.

BS sẽ chọn lựa các thuốc kháng sinh, kháng viêm không ảnh hưởng đến thai nhi, sau khi điều trị và vệ sinh răng miệng tích cực thì bệnh sẽ khỏi, nướu răng sẽ hết sưng và trở về vị trí bình thường, có thể không cần thiết phải phẫu thuật như em lo lắng.

Em cần khám và điều trị sớm, nếu để tình trạng này kéo dài, viêm nhiễm sẽ ngày càng nặng hơn, em không ăn uống được, mất ngủ, sức khỏe của mẹ yếu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Meo.vn (Theo alobacsi)

Thủ dâm khi bị bệnh quai bị có ảnh hưởng đến “con giống”?

Chào bác sĩ,

Cách đây 5 tháng tôi bị bệnh quai bị. Tôi không thấy tinh hoàn sưng đau nhưng có thủ dâm trong thời gian này. Tôi lo sẽ ảnh hưởng đến việc sinh con sau này. Mong BS tư vấn giúp. ([email protected])

http://socola.vn/photos/Image/2009/Adam/Thang3/04/QuaiBi.jpg
Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn,

Quai bị là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm tuyến nước bọt mang tai. Bệnh quai bị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tinh hoàn (nam), viêm buồng trứng (nữ), viêm màng não, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm thần kinh thị giác…

Riêng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh nhưng ít gặp. Biểu hiện: tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng. Bệnh nhân bị viêm đau, sốt kéo dài 3-7 ngày, tinh hoàn bị teo dần và có thể dẫn đến vô sinh nếu bị cả 2 tinh hoàn.

Bạn không thấy tinh hoàn sưng đau thì yên tâm là không bị biến chứng viêm tinh hoàn rồi.

Còn vấn đề thủ dâm trong thời gian bệnh có thể làm cho bạn bị mất sức, còn hiện nay bệnh đã ổn thì không ảnh hưởng sinh sản sau này.

Thân ái!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Hoa cúc thanh nhiệt, giáng hỏa

Trong Đông y, hoa cúc được sử dụng chữa rất nhiều loại bệnh khác nhau. Cả 4 loại: cúc trắng, cúc vàng, cúc áo hoa vàng và cúc bách nhật đều được dùng làm thuốc.

Cúc hoa trắng: Theo YHCT, cúc hoa trắng có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn, vào các kinh phế, can, thận. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, giáng hỏa, giải độc, minh mục, chỉ thống. Được dùng trong các bệnh cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt, nhức mắt, mắt mờ, tăng huyết áp. Có thể dùng cúc hoa trắng trị một số chứng bệnh sau.

- Trị tăng huyết áp kèm xơ vữa động mạch, chóng mặt, ù tai: cúc hoa trắng 10g; sinh địa 25g; mẫu lệ 25g; hoài sơn 15g; phục linh, sơn thù du, mỗi vị 12g; mẫu đơn bì, tang diệp, mỗi vị 10g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày 1 thang. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Trị suy nhược, suy giảm trí nhớ, mất ngủ: cúc hoa trắng 20g; hắc táo nhân 25g; đương quy, phục linh, sinh địa, kỷ tử, mỗi vị 20g; viễn chí, mạch môn, bạch truật, mỗi vị 15g; xuyên khung, hoàng bá, nhân sâm, mỗi vị 10g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày uống 2 - 3 lần. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Cúc hoa vàng:

 

có vị đắng, cay, tính bình, có tác dụng giải cảm nhiệt, biểu hiện đau đầu, đau mắt. Còn có tác dụng thanh can sáng mắt, mắt sưng thũng đỏ đau. Ngoài ra còn có tác dụng bình can hạ áp, giải độc, sát khuẩn. Có thể dùng trị một số chứng bệnh sau đây:

- Trị cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, ho, háo nhiệt: cúc hoa, hạnh nhân, cát cánh, mỗi vị 8g; tang diệp 12g; liên kiều, bạc hà, đạm trúc diệp, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần trước bữa ăn cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Đau mắt đỏ, sưng mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt: cúc hoa, bạc hà, lá tre tươi, lá dâu, kinh giới, đồng lượng 4 - 6g. Đun sôi nhỏ lửa, nhân lúc còn nóng, hướng hơi thuốc, xông nhẹ vào mắt đau. Uống ấm, ngày 2 lần. Lấy nước đun lần thứ 3, để hơi ấm, rửa vào nơi mắt ngứa đau.

- Trị hoa mắt, chóng mặt, đau mắt đỏ, mũi ngạt tắc: cúc hoa, kinh giới, bạc hà, phòng phong, khương hoạt, bạch chỉ, tế tân, xuyên khung, hương phụ, cam thảo, bạch cương tàm, đồng lượng 6 -10g, tán bột mịn, uống mỗi lần 4 - 6g, ngày 2 lần với nước ấm.

- Trị mụn nhọt, đinh độc, da tê bì mất cảm giác: cúc hoa 16g, cam thảo 20g. Dùng dưới dạng thuốc hãm, ngày một thang. Uống 2-3 lần trong ngày tới khi hết các triệu chứng.

- Trị chứng âm hư hỏa vượng, đau đầu, hoa mắt, hồi hộp, hay quên, huyết áp tăng: cúc hoa 8g; câu đằng, kỷ tử, hoài sơn, thục địa, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 12g; trạch tả, sơn thù, mẫu đơn bì, bạch phục linh, táo nhân, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Cúc áo hoa vàng: có vị the tê, tính ấm, có tác dụng giảm đau, sát khuẩn, tiêu độc, giảm đau. Được dùng chủ yếu để chữa đau nhức răng, sâu răng. Người ta lấy hoa, giã nát, chấm vào chỗ răng, lợi bị đau nhức, hoặc lấy hoa ngâm vào rượu cao độ, khoảng vài tuần lễ. Dùng tăm bông chấm rượu này vào nơi răng lợi bị đau nhức sẽ có tác dụng giảm đau ngay.

- Chữa sưng đau họng: Dùng lá cúc áo, rửa sạch, giã nát với ít muối ăn, bọc vào miếng vải sạch mà ngậm.

Ngoài ra có thể dùng rễ,  cành lá cúc áo phối hợp với một số vị thuốc khác (rễ bưởi bung, rễ vú bò, rễ độc lực, thiên niên kiện) làm thuốc chữa tê thấp, đau nhức xương cốt.

Cúc bách nhật: có vị ngọt nhạt, hơi chát, tính bình, không độc, có tác dụng bình suyễn, khu đàm, chỉ khái, tiêu viêm, minh mục. Dùng trị ho, hen, ho ra máu, ho lao, đau mắt, đau đầu, đầy hơi, trướng bụng…

- Trị hen suyễn, viêm phế quản: cúc bách nhật, tỳ bà diệp (tẩm mật ong, sao vàng), cây rễ bảy lá một hoa mỗi vị 6g, lá nhót 10g. Sắc uống ngày một thang, uống ấm 2-3 lần. Uống nhiều thang tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Trị ho ra máu, ho gà: cúc bách nhật 10g, long nha thảo (sao đen) 9g. Sắc uống ngày một thang. Uống tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Trị chứng khóc đêm ở trẻ em: cúc bách nhật 5g, cúc hoa vàng 2g, thuyền thoái (xác ve sầu, bỏ chân, cánh, sao thơm) 3g. Sắc uống nhiều lần trong ngày.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh

Meo.vn (Theo SKĐS)

Bạc hà

Bạc hà, vị cay, tính mát, dùng tiêu phong, tán nhiệt. Nó là vị thuốc thường dùng trong chữa đầu đau, trị cảm phong nhiệt, bệnh thời tiết nóng sốt không ra mồ hôi, mắt đỏ, răng đau, họng đau do phong hỏa, ban sởi không mọc ra được… Dưới đây là một số bài thuốc từ bạc hà theo lương y Phạm Như Tá:

* Trị lỵ ra máu: dùng 8g bạc hà đem sắc uống.

* Trị chảy máu cam không cầm: dùng bạc hà tươi vắt lấy nước cốt, hoặc bạc hà khô lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi.

* Trị ong chích: lấy bạc hà giã nhỏ rồi đắp lên chỗ có vết ong chích.

* Trị cảm giai đoạn đầu kèm phong nhiệt: lấy 8g bạc hà, 12g thuyền thoái (bỏ chân), 24g thạch cao, 6g cam thảo đem nấu uống.

* Trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, người bứt rứt, đêm nằm không yên: dùng 20g bạc hà diệp, 40g thạch cao (sống) đem tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng, ngày 3 lần.

* Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt: lấy 4g bạc hà, 8g cát cánh, 12g kinh giới, 8g phòng phong, 12g cương tằm, 8g cam thảo 8g đem sắc uống.

* Trị ban sởi giai đoạn đầu chưa phát, mề đay, phong ngứa: dùng 4g bạc hà, 12g ngưu bàng tử, 4g thuyền thoái, 4g cam thảo đem  nấu uống để cho sởi mọc ra.

* Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt: lấy 6g bạc hà, 10g tang diệp đem nấu uống.

* Trị ngứa ngoài da: dùng 30g bạc hà, 30g thuyền thoái đem tán bột, mồi lần dùng 4g, uống với nước và rượu.

* Trị đau tai: bạc hà tươi đem giã nát, vắt lấy nước, nhỏ vào tai 3-5 giọt.

* Trị hỏa độc sinh ra lở loét: dùng bạc hà vắt lấy nước thoa.

Theo Thanh Niên