Lưu trữ cho từ khóa: sức khỏe trẻ

Thời tiết nóng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ

Các bậc cha mẹ cần lưu ý rằng thời tiết nóng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Theo tiến sĩ Eric Kirkendall, Bệnh viện nhi Cincinnati, Hoa Kỳ trong những ngày nắng nóng, thời gian chơi và vận động của trẻ em nên giới hạn vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Thời tiết nóng khiến trẻ em có nguy cơ bị say nắng, kiệt sức, chuột rút và nghiêm trọng nhất là đột quỵ nhiệt là những phản ứng do tiếp xúc với nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm cao.

thoi-tiet-nong-co-the-anh-huong-nghiem-trong-den-suc-khoe-cua-tre

Ảnh minh họa – Internet

Chuột rút do nhiệt thường xảy ra ở bụng và chân, đặc biệt là bắp chân hoặc đùi và trẻ không bị sốt.

Các triệu chứng kiệt sức do nhiệt bao gồm da nhợt nhạt, ra mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu. Trẻ bị kiệt sức vì nóng cần được chăm sóc y tế.

Dấu hiệu đột quỵ nhiệt bao gồm đỏ mặt, sốt cao (trên 40 độ C), rối loạn, thay đổi trạng thái tinh thần và co giật. Đây là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng trẻ. Trong trường hợp này, đưa trẻ vào nơi thoáng mát trong khi chờ đợi cấp cứu đến. Không sử dụng thuốc hạ sốt, bởi vì chúng không có tác dụng điều trị đột quỵ nhiệt.

Theo Anninhthudo.vn

Một số đồ chơi gây ảnh hưởng tới trẻ

Có rất nhiều loại đồ chơi trên thị trường chứa những chất độc hại mà nếu các bậc phụ huynh không cẩn thận sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Tết là thời điểm nhiều bậc phụ huynh rậm rịch tìm mua đồ chơi cho con. Nắm bắt được tâm lý chung này, nhà sản xuất “không tên tuổi” cũng nhảy vào cuộc cạnh tranh với các hãng uy tín vì mẫu mã “nhang nhác” mà giá thành lại siêu rẻ. Điều đáng nói là những đồ chơi này có chứa độc tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Mới đây, thông tin về món đồ chơi Phthalate – chất có trong thú nhún có thể gây ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống hormon, khiến bé trai vô sinh, bé gái dậy thì sớm và những món đồ chơi không an toàn khác đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các mẹ cần phải thận trọng hơn nữa khi lựa chọn đồ chơi cho con mình…

Dưới đây là một số loại đồ chơi cho bé mà các mẹ tốt nhất là không nên mua hoặc cho con tiếp xúc để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như quá trình phát triển của trẻ.

tre-em

Bóng bay

Dù biết để làm nên một quả bóng bay, các nhà sản xuất sẽ dùng nhiều phẩm mầu, chất phụ gia không an toàn nhưng nhiều chị em vẫn lao đầu vào “chiều con”. Chị Thư Linh (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) chia sẻ: “Một quả bóng chỉ trên dưới 10 nghìn, màu sắc lại đẹp, khi con đòi thì mình cũng chỉ tặc lưỡi, nay nó dùng, mai nó vứt nên mua”.

Nhưng nhiều cái nay – mai của phụ huynh như vậy sẽ khiến sức khỏe của con trẻ bị ảnh hưởng.

Bóng bay được làm từ mủ cao su cùng hàng loạt các chất phụ gia khác như lưu huỳnh, chất tạo màu công nghiệp, chất xúc tiến lưu hóa và bột tan…

Nhiều nước trên thế giới đã khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 10 tuổi thổi, cầm trực tiếp khi không có sự giám sát của người lớn để tránh tối đa những trường hợp bé vô tình nuốt phải.

Bên cạnh đó, ngoài thị trường bóng bay hiện nay chủ yếu dùng khí hydro vừa rẻ lại dễ sử dụng cho việc bơm bóng. Khí này được tạo ra nhờ axit và kẽm qua quá trình điện phân. Khí hydro rất dễ cháy, nổ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của bé.

Nhìn loại đồ chơi nhiều màu sắc, bắt mắt, và dường như vô hại này nhưng bên trong nó có chứa những chất độc hại nguy hiểm vì thế, bóng bay thuộc top đứng đầu danh sách “sát thủ” với sức khỏe của trẻ.

Viên bi nở trong nước

Đó là những hạt nhỏ li ti, cứng nhiều màu sắc, chúng được bày bán dọc phố Hàng Mã, Lương Văn Can. Chúng khiến nhiều trẻ thích thú vì khi thả vào nước những hạt nhỏ này sẽ nở bung ra như bông hoa, lấp lánh rất đẹp mắt.

Ngoài việc hòn bi nhỏ này khiến trẻ dễ nuốt, dễ hóc, trong nó còn chứa chất độc khiến cá thả cùng vào chậu có chứa bi thì một lát sau cá chết.

Bởi đẹp, giá lại rẻ nên các em nhỏ rất thích. Bậc phụ huynh nên biết rằng những đồ chơi này rất độc hại và có thể gây ra những mối ẩn họa khôn lường đối với trẻ nhỏ.

Tuýp keo thổi bóng

Món đồ chơi này trẻ con rất thích, đó là một ống dài dẹt hai đầu, trẻ em có thể thổi thành hình bong bóng trong suốt đẹp mắt. Loại keo này có mùi rất hăng, độc hại như mùi sơn, chỉ cần ngửi vài lần là có thể bị chóng mặt, đau đầu.

Thành phần cấu tạo nên chúng là hợp chất polimer tổng hợp, những loại chất này được khuyến cáo không dùng trong việc chế tạo đồ chơi nhưng khuyến cáo chỉ là khuyến cáo, những cơ sở sản xuất không rõ ràng vẫn làm để bày bán. Do đó để bảo vệ con mình được an toàn, các mẹ đừng vì con khóc vòi vĩnh đòi mua mà đáp ứng. Vì như vậy là trực tiếp gây nguy hại cho sức khỏe của con.

Thú nhún nhiều màu

Đây được coi là món đồ chơi “hàng hiệu” của bé. Gần đây, Singapore vào cuộc kiểm nghiệm, khẳng định thứ đồ chơi này có chứa chất độc ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em.

Tại Việt Nam, khi đem đi kiểm nghiệm, chuyên gia y tế đã phát hiện nồng độ chất dẻo phthalate trong loại thú nhún này cao gấp nhiều lần so với quy định về chất lượng và an toàn sản phẩm. Cụ thể là, trong 16 chỉ tiêu phân tích, 1 mẫu thú nhún màu vàng có tổng 5.016,1mg/kg.

Trong đó, chất phathalic acid – bis butyl ester đạt 142,9mg/kg và phathalic acid – bis ethyl ester là 4.973,2mg/kg. Còn mẫu màu đỏ có tổng các hợp chất phthalates là 9.540,6mg/kg. Trong đó, phathalic acid – bis butyl ester là 9.368,7mg/kg, còn phathalic acid – hexyl 2 ethylhexyl ester là 164,7mg/kg…

Phthalate có thể gây ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống hormone của cơ thể. Đối với trẻ em, nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng là rất cao.

Ô tô, búp bê từ nhựa không có nguồn gốc

Thường để giảm giá thành, các nhà sản xuất không uy tín có thể sử dụng các loại nhựa phế thải để sản xuất đồ chơi. Việc sử dụng các loại nhựa không bảo đảm chất lượng có độc tính cao hoặc thành phần nhựa có chứa lượng phthalate cao sẽ gây ra các nguy cơ về rối loạn nội tiết tố, nguy cơ dậy thì sớm, bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cho cả bé gái lẫn bé trai…

Đồ chơi phản cảm

Nhiều loại đồ chơi  mặt nạ hình thù kì dị, rồi cục “ị” bằng nhựa, dao kéo, búa đao… chưa kể tới chất liệu cấu thành nên loại này nhưng những đồ chơi này rất phản cảm khiến trẻ sẽ có cái nhìn lệch lạc về cuộc sống.

Bên cạnh đó, búp bê múa cột, đồ chơi có hình “căn bệnh lây qua đường tình dục” (giang mai, mụn nhọt…), hình xăm… cũng được xem là đồ chơi không thích hợp với trẻ nhỏ. Vì vậy, các mẹ tuyệt đối không nên mua loại đồ chơi vừa không an toàn cho sức khỏe lại ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý của con mình như thế này.

Đồ chơi phát sáng, có âm thanh chói tai

Nhiều bậc phụ huynh mua cho trẻ những đồ chơi nhiều màu sắc, chạy bằng pin và phát ra những tiếng nhạc to rồi ánh sáng chói và nghĩ trẻ thích. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thị giác và thính giác của trẻ.

Ý kiến chuyên gia

TS. Hoàng Thị Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học TP.HCM cho biết, hiện nay rất khó có thể chọn lựa kỹ càng đâu là đồ chơi tốt, đâu là đồ chơi không đảm bảo cho con, đặc biệt là đồ chơi bằng nhựa hóa dẻo.

Đáng quan ngại hơn là sức khỏe các bé bị ảnh hưởng do đồ chơi tiếp xúc qua tay. Đa phần đồ chơi trẻ em được làm từ nhựa, cao su, thủy tinh, kim loại…

Để giảm giá thành, các nhà sản xuất không uy tín có thể sử dụng các loại nhựa phế thải để sản xuất đồ chơi. Tất cả các nguyên vật liệu và chất tạo màu này đều chứa chất độc hại. Do quá trình lâu dài, tích tụ, thứ phẩm độc hại này có thể bị phai và trẻ bị thôi nhiễm vào cơ thể.

Ví dụ như Phthalate – chứa trong thú nhún có thể gây ra ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống hormon bé. Nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn ở bé là rất cao.

Tiến sĩ khuyên rằng cách tốt nhất là cha mẹ nên chọn đồ chơi từ các nhà sản xuất có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không ham rẻ hay vì kiểu dáng màu sắc ấn tượng mà chọn mua những đồ không rõ xuất xứ. Cần thận trọng cân nhắc chọn lựa đồ chơi cho con để trẻ vừa an toàn về sức khỏe thể chất đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý – tinh thần.

Lưu ý:

Cần tuyệt đối tránh những đồ chơi quá dễ phai màu. Chẳng hạn như bóng bay, cha mẹ có thể thử bằng cách xoa tay vào ướt rồi chạm vào bóng, nếu màu trên bóng phai ra, thì đây chính là đồ chơi dễ gây nhiễm độc.

Những đồ chơi có mùi lạ như mùi nhựa cháy, mùi khét, mùi hăng cũng cần tránh xa.

Cần chú ý không cho trẻ ngậm, mút, liếm đồ chơi. Chọn và giữ đồ chơi của con thật sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên cho bé bằng nước sạch.

Tùy từng lứa tuổi mà cha mẹ nên chọn mua đồ chơi phù hợp.Ví dụ đồ chơi cho bé 8 tuổi sẽ khác hoàn toàn với bé 1 tuổi. Bé lớn có thể chơi những đồ chơi có chi tiết nhỏ, tháo rời, nhọn sắc nhưng với bé 1 tuổi sẽ khiến dễ hóc, nghẹn khi chơi không đúng cách.

Cần chú ý đến kích thước, trọng lượng của đồ chơi, đề phòng bé làm rơi gây đau chân, tay hoặc nếu quá nhỏ dễ nuốt…

Không nên chọn mua các loại đồ chơi bằng nhựa PVC (nhựa tổng hợp) mà nên chọn đồ chơi có nguồn gốc rõ ràng.

(Theo TTVN)

Kiểm tra sức khỏe trẻ qua phân và nước tiểu

Với bé sơ sinh, việc kiểm tra phân và nước tiểu là cần thiết.

Đối với trẻ sơ sinh, việc kiểm tra phân và nước tiểu là việc làm cần thiết để cha mẹ biết được sức khỏe của trẻ.

Dưới đây là một vài thông số mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo.

Kiểm tra phân

Thông thường, trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sẽ bài tiết phân su. Phân su thường có màu lục đen, đặc dính, không có mùi thối. Phân su là do những chất bài tiết ở ruột, dạ dày, nước mật, tế bào biểu mô, lông thai, mỡ thai và nước ối … thai nhi nuốt vào mà thành.

Sau khi sinh 2 – 3 ngày, trẻ bài tiết phân có màu nâu và dần dần phân của trẻ sẽ có màu vàng. Lúc này, thành phần dinh dưỡng mà trẻ được tiếp nhận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phân.

kiem-tra-suc-khoe-tre-qua-phan-va-nuoc-tieu

Với bé sơ sinh, việc kiểm tra phân và nước tiểu là cần thiết. (Ảnh minh họa).

- Với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ: thông thường thì số lần đại tiện của trẻ trong 1 ngày là 4-6 lần, thậm chí nhiều đến 7-8 lần. Phân của trẻ thường có màu vàng hay màu sậm, dạng cao mềm, mùi chua không thối. Tuy nhiên cùng là nuôi con bằng sữa mẹ nhưng những chất dinh dưỡng từ trong sữa của các mẹ cũng không giống nhau nên phân của các bé cũng không hoàn toàn giống nhau. Bên cạnh đó nếu núm vú của mẹ bị nứt, xuất huyết, sữa có máu đi vào đường tiêu hóa làm cho phân của trẻ có dạng nhựa đường, đây cũng là phân bình thường.

- Với trẻ được nuôi bằng sữa bò: trẻ thường đi đại tiện ít hơn trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, thường từ 2 đến 4 lần trong ngày. Phân của trẻ thường có màu vàng nhạt, khá cứng và có mùi thối.

- Quan sát màu sắc và hình dạng của phân

Nếu phân có máu thì cha mẹ cần quan sát xem đó có phải là hiện tượng kinh giả hay không, hay là trẻ bị nứt hậu môn, ngoại thương…

Nếu phân có dạng nước loãng như canh trứng, màu xanh lá chuối thì có thể là cách mẹ cho trẻ bú chưa đúng, trẻ còn đói.

Nếu phân có màu trắng thì thường là do đường mật khép kín.

Kiểm tra nước tiểu

Thông thường trẻ sơ sinh bài tiết nước tiểu lần đầu trong quá trình sinh đẻ. Ngày đầu tiên chào đời trẻ có thể không bài tiết nước tiểu hoặc trẻ có thể bài tiết từ 1 đến 5 lần cũng là bình thường.

Những ngày sau đó căn cứ vào lượng hấp thu và tăng chế độ ăn uống mà trong 24 giờ trẻ có thể bài tiết nước tiểu 20 lần.

Nếu sau 48 giờ mà trẻ không đi tiểu thì nên xem xét xem hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ có phải trong nước tiểu của trẻ có nhiều urat kết tinh gây tắc nghẽn ống tiểu thận. Nếu lượng urat nhiều mà lượng protein ít thì trẻ có thể bài tiết nước tiểu có màu đỏ, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước thì sẽ điều chỉnh được. Nếu sau khi cho trẻ uống nhiều nước mà vẫn không thay đổi thì cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.

(Theo Chamsocsausinh)

Vượt qua tuần đầu sau sinh

Tuần đầu sau sinh có thể nói là thời gian khó khăn nhất, khi cơ thể mẹ vẫn chưa lành hoàn toàn, lại cộng thêm áp lực chăm con mọn.

 Bạn nên tranh thủ ngủ ở bất cứ nơi nào và bất kỳ chỗ nào, ngủ khi bé ngủ. (Ảnh minh họa).
Bạn nên tranh thủ ngủ ở bất cứ nơi nào và bất kỳ chỗ nào, ngủ khi bé ngủ. (Ảnh minh họa).

Những lời khuyên của chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này:

Ngủ tranh thủ

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều, có thể đến 20 tiếng mỗi ngày nhưng các giấc ngủ thường không kéo dài.

Kỹ thuật ‘sống sót’: Bạn nên tranh thủ ngủ ở bất cứ nơi nào và bất kỳ chỗ nào, ngủ khi bé ngủ.

Nhưng phải làm sao khi bé quấy đến mức bạn không thể chợp mắt dù chỉ là một giấc ngắn? Lời khuyên cho bạn là tận dụng sự giúp đỡ từ ông bà, chồng, người thân… Hầu như trong tuần đầu tiên, lúc nào bạn cũng có người trợ giúp bên cạnh.

Nhẹ nhàng với bé

Do mới ra khỏi môi trường tử cung ấm cúng và có diện tích hẹp nên bé sơ sinh khao khát được bế và nựng nịu nhẹ nhàng.

Lời khuyên: Tránh lo lắng bế nhiều sẽ làm hư bé. Thay vào đó, cần tạo cho bé có cảm giác gần như đang được ở trong tử cung và có những hoạt động làm dịu bé sơ sinh như quấn, bế bé đi qua – đi lại… Các bước này tiến hành riêng lẻ hoặc kết hợp có thể là mẹo dỗ bé nín khóc.

Nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là chuyện tự nhiên nhưng cần được khuyến khích.

Lời khuyên: Cho con bú mẹ càng sớm càng tốt, đặc biệt là ngay sau khi sinh. Có thể nhờ một bác sĩ, y tá hay người có kinh nghiệm hướng dẫn bạn cho con bú đúng cách, làm sao để bé bám tốt, ăn gì cho đủ sữa, căng đau ngực thì phải làm sao hay cách vắt sữa thế nào…

Thời gian giữa các cữ bú là tùy từng bé

Nhiều bé ăn sau mỗi 2-3 tiếng đồng hồ nhưng có bé, cách 1 tiếng là khóc đòi sữa mẹ, có bé khác lại là 4 tiếng. Hoặc cùng bé nhưng có lúc bé bú mẹ dày, có khi bé bú mẹ thưa hơn.

Lời khuyên: Khi cho con bú, bạn có thể thoải mái chọn một tư thế thích hợp, ngồi trên ghế đu đưa, ngồi trên ghế đệm dài hoặc nằm (ngồi) trên giường.

Vượt qua tuần đầu sau sinh, Làm mẹ, phuc hoi sau sinh, met moi sau khi sinh, phuc hoi sau khi sinh, tuan dau sau sinh, suc khoe sau sinh, sau khi sinh, mat ngu sau sinh, sau sinh con, sinh con, lam me, nuoi day con, bao phu nu

Động viên bố của bé tham gia

Bố có thể thay bỉm, “dọn dẹp” khi con ị, bế con hoặc “ê a” trò chuyện cùng bé, tùy thời gian rỗi của bố.

Lời khuyên: Đừng phán xét quá nhiều khi bố chăm con. Có thể ngủ một giấc hoặc rời sang phòng bên nghỉ ngơi để chồng bạn được chăm sóc con nhỏ trong tâm lý dễ chịu.

Chuyện tắm táp

Bé còn nhỏ xíu và dễ trơn tuột khi bị ướt nên nhiều cha mẹ loay hoay không biết tắm cho con thế nào.

Lời khuyên: Thư giãn và tắm cho con thật chậm. Nếu bạn thuê người tắm cho bé tuần đầu hoặc có bà nội (ngoại) giàu kinh nghiệm thì chuyện tắm táp cho bé sơ sinh không đáng lo. Nên tắm nhanh và cẩn thận cho con, tránh để ướt cuống rốn vì khi khô, nó sẽ sớm rụng hơn. Nếu vẫn e ngại, bạn có thể đặt con trên một chiếc khăn tắm; sau đó, dùng chậu nước ấm sạch và một khăn xô mềm, nhúng vào nước, lau rửa từng phần cho con.

Phục hồi sau sinh

Đau đớn, mệt mỏi, thiếu ngủ, thậm chí là stress, trầm cảm là những triệu chứng dễ gặp phải ở người mẹ sau sinh.

Lời khuyên: Những gì bạn đang trải qua là bình thường mà hầu hết những người mẹ sau sinh đều gặp phải. Theo thời gian, sức khỏe thể chất và tinh thần sẽ dần được khôi phục. Trong thời gian ở cữ, bạn cần luôn có ít nhất một người thân ở bên để hỗ trợ và đảm bảo bạn không phải gắng sức làm việc gì.

Sản phẩm’ trên tã bẩn

Phân đầu tiên là phân su có màu đen hay màu hắc ín. Khi bé ti mẹ nhiều hơn, phân có thể thay đổi từ màu nâu tới màu xanh lá cây hoặc một màu vàng như bánh trứng. Phân của bé thường không rắn mà có khi “tóe” tới ngập bỉm. Lúc này, màu sắc hay kết cấu phân chưa thể phản ánh điều gì về sức khỏe của bé.

Để biết bé có bú mẹ đủ thì đến ngày thứ 4, có thể phải thay cho bé 4-8 tã/ngày, bé đi tiêu 3 lần hoặc thậm chí nhiều hơn, lên đến 6 lần mỗi ngày đêm. Nếu bạn thấy màu đỏ trong phân của bé thì nên đưa bé đi khám vì màu đó có thể là máu.

BACSI.com (Theo Xaluan)