Lưu trữ cho từ khóa: sức khỏe của bé

Dấu hiệu và cách điều trị bệnh da liễu ở trẻ

Da của bé thường mỏng và nhạy cảm hơn da người lớn. Do đó, chúng có thể thay đổi ngay lập tức từ đang khỏe mạnh sang các dấu hiệu không tốt như đỏ ửng, phồng rộp hay bị ngứa

1. Chàm

Dấu hiệu: Xuất hiện vùng sưng đỏ, khô và ở trên mặt, cổ và cánh tay.

Thủ phạm: Trên 20% trẻ bị mắc loại bệnh này. Vết chàm thường xuất hiện chỉ vài ngày sau khi trẻ chào đời. Nguyên nhân là do các chất gây dị ứng – hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ phản ứng với các chất kích ứng bằng cách phát ban.

Biện pháp: Bôi kem dưỡng da phù hợp lên vùng da bị khô, có thể bôi lại trong ngày nếu cần thiết. Có rất nhiều toa thuốc chữa trị bệnh chàm, do đó, hãy gặp bác sĩ để tìm ra phương thuốc phù hợp nhất cho bé. Có thể ban đầu, phương thuốc chưa thật hiệu quả, bác sĩ cũng có thể theo dõi trẻ để phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ khác vì trẻ bị chàm thường có khả năng mắc bệnh hen suyễn và dị ứng. Tin tốt là, vết chàm thường giảm dần và biến mất khi trẻ lên hai hoặc ba và có thể biến mất hoàn toàn khi trưởng thành.

benh da lieu o be

2. Mụn

Dấu hiệu: Những vết sưng nhỏ trên má, cằm và tránh

Thủ phạm: Khoảng 20% trẻ sơ sinh cũng bị mụn. Nguyên nhân có thể là do tiếp xúc với các hormone từ khi còn trong bụng mẹ, điều này kích thích tạo ra dầu dư thừa trên da trẻ và làm tắc lỗ chân lông. Nhiều trẻ sinh ra đã mắc bệnh, nhưng nhiều ra phải đến khoảng hai hoặc bốn tuần tuổi mới bị. Các bé trai thường dễ bị mụn hơn bé gái.

Biện pháp: Hầu hết mụn sẽ tự biến mất trong vài tuần. Nếu không, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

3. Phát ban nhiệt

Dấu hiệu: Những vết sưng đỏ li ti (thậm chí là phồng rộp) ở đầu, cổ, thân trên, háng hoặc nách.

Thủ phạm: Khả năng những dấu hiệu này xuất hiện rất cao vào mùa hè, đặc biệt với trẻ được khoảng một tháng tuổi. Còn được biết đến với tên gọi nổi rôm, bệnh xảy ra khi ống dẫn mồ hôi của trẻ bị chặn, giữ mồ hôi dưới da. Vùng da bị kích ứng sẽ tiếp tục bị tác động khi cọ xát với vải.

Biện pháp: Làm mát cho trẻ bằng cách tắm gội hoặc đi lại trong nhà để máy lạnh làm cho vết phồng biến mất. Nếu vết phồng còn đi kèm với sốt cao, hãy liên hệ với bác sĩ để ngăn chặn kiệt sức vì quá nóng. Để phòng tránh, hãy làm theo những bước tương tự như khi phòng tránh cháy nắng: Đặt nơi chơi đùa ở bóng mát, cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm hoặc buổi tối, tránh những giờ nắng đỉnh điểm (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều) và luôn mặc các loại vải nhẹ, thoáng mát (100% cotton là lý tưởng nhất).

4. Viêm da

 Dấu hiệu: Da nhờn, da đầu trẻ bị gàu và thường tiến đến tạo ra một lớp vàng ở da dầu.

Thủ phạm: Rất có thể căn bệnh này là do hormone của mẹ truyền sang bé từ trong tử cung. Các hormone hoạt động trên tuyến bã nhờ của da đầu, là da đầu bị quá nhiều dầu, giữ lại các mảng da chết.

Biện pháp: Vùng da bị viêm thường sẽ tự động hết sau vài tuần hoặc vài tháng, tuy nhiên sẽ để lại sẹo. May mắn là ta có thể thực hiện một số biện pháp để thúc đẩy quá trình phục hồi. Nhẹ nhàng mát-xa trẻ hoặc bôi dầu thực vật lên da đầu để nó làm mềm lớp vảy còn sót lại, sau đó dùng lược chải tóc của trẻ hoặc lược lông mềm, cẩn thận loại bỏ các mảng da bị bong ra.

5. Hăm tã

 Dấu hiệu: Trên mông của trẻ xuất hiện các vết phồng đỏ.

Thủ phạm: Nguyên nhân chủ yếu nhất là do để tã ướt quá lâu. Bệnh thường xảy ra với trẻ từ 8-10 tháng tuổi, và đi kèm là nhiễm trùng nấm.

Biện pháp: Bôi kem có chứa oxit kẽm để tạo thành lớp bảo vệ da trẻ với tã và làm dịu vết kích ứng. Luôn thay tã ngay khi bạn dể ý tã bị ướt, dù rằng sẽ phải thay rất nhiều tã. Bất cứ khi nào có thể, hãy cho trẻ không dùng tã vài phút để vùng mông hoàn toàn khô thoáng.

benh da lieu o be 1

6. Bệnh Milia

Dấu hiệu: Xuất hiện các vết sưng màu trắng dọc theo má, mũi hoặc cằm.

Thủ phạm: Hiện nguyên nhân chính xác vẫn chưa được tìm ra, nhưng những u nang nhỏ này thường xuất khiện khi tế bào da chết bị chặn gần bề mặt da. Đây là bệnh vô hại xảy ra với một nửa số trẻ sơ sinh và thường biến mất sau vài tuần.

Biện pháp: Tránh cọ sát vì có thể gây ra sẹo trên da trẻ.

(Theo Sachyte)

Bé bị áp xe nang lông làm gì để tránh tái phát?

Em xin chào AloBacsi và BS Thảo,

Em xin hỏi BS Thảo là ngày 24/04/2012 em đưa bé nhà em đi khám vì ở cánh tay của bé bị nổi lên 1 cái mụt và bị sưng đỏ. BS chẩn đoán là bị áp xe nang lông, bác sĩ cho uống thuốc.

Đến ngày 26/04/2012 em thấy bé quấy khóc quá nên đi tái khám lại thì BS chỉ định mổ chỗ bị áp xe và cho uống thuốc Efferalgan (ngày uống 3 lần/gói) và Augmentin 250 (ngày uống 2 lần/gói).

Xin BS cho em hỏi là nguyên nhân gây ra bệnh áp xe như vậy là do đâu? Em cần phải làm gì để phòng tránh bệnh tái phát trở lại? Và trong thời gian cho bé uống thuốc thì có cần kiêng cữ những gì không? Vì ngày hôm sau em đưa bé đi ra nhà BS tư thay băng thì BS ở chỗ thay băng nói là kiêng cho bé ăn đồ ngọt và kiêng ăn cháo vì nếu ăn những loại đồ ăn đó sẽ làm bệnh tái phát trở lại?

Xin BS cho em hỏi bệnh áp xe có thể gây ra biếng chứng gì không? Những loại thuốc trên BS cho bé uống có đầy đủ và hợp lý chưa? Và BS thay băng cho bé có nói là chỗ áp xe chưa được mùi mà đã mổ vì xung quanh chỗ áp xe vẫn còn bị sưng đỏ, BS cho em hỏi tình trạng của bé nhà em như vậy có gì nguy hiểm không (bé nhà em nay được 19,5 tháng)?

Em cám ơn BS rất nhiều và em rất mong nhận được câu trả lời của BS!

Trân trọng! (Minh Trang – Tây Ninh)

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo trả lời:

Thân chào em Minh Trang,

Viêm nang lông nhiễm trùng ngoài da ở phần nông của nang lông. Biểu hiện ban đầu là các sẩn, mụn mủ hoặc các vết chợt ở cổ nang lông.

Khi nang lông có biểu hiện áp xe, là nang lông này đã có biến chứng thành nhọt, có thể là nhọt cụm, hoặc viêm mô dưới da.

Vi khuẩn thường gặp là tụ cầu, yếu tố thuận lợi là thời tiết nóng nực, môi trường ô nhiễm…các vùng da ở vùng kín hay ẩm ướt như nách, bẹn, vùng sinh dục – hậu môn, mông rất dễ bị viêm.

Bệnh có thể diễn tiến kéo dài dai dẳng, khó điều trị và hay tái phát. Để phòng ngừa tái phát, em nên loại bỏ được các yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng ẩm, giữ vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát. Trước và sau điều trị, em nên cho bé ăn uống bình thường, không phải kiêng gì em nhé.

Các thuốc dùng như trên là phù hợp, nếu bé của em không than đau nhức nữa, không sốt, em có thể ngưng Efferalgan. Hiện tại, em nên cho bé thay băng và dùng thuốc mỗi ngày, giữ vết mổ khô ráo, nếu thấy có gì bất thường em nên đưa bé đi tái khám lại, do BS không khám được cho bé và không trực tiếp nhìn thấy được tổn thương nên rất khó nói và đánh giá được vết mổ.

Chúc bé mau chóng hồi phục!

(Theo Alobacsi)

Bé 11 tháng tuổi nhưng chưa biết ngồi

Con trai tôi 11 tháng tuổi, nặng 9kg nhưng cơ thể mềm nhũn. Đến nay cháu vẫn chưa biết ngồi, không phân biệt bố mẹ, không cầm nắm các vật được, không nhìn theo hướng người gọi. Xin hỏi đó là biểu hiện của bệnh gì, có chữa trị được không?

Minh Khánh (TP.HCM)

TS.BS Lê Thị Khánh Vân, trưởng khoa nội thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM:

Trẻ 11 tháng bình thường đã bắt đầu tập đi men, đã có thể phối hợp động tác khi chơi, đã nói được âm đơn, hiểu và làm theo một số mệnh lệnh bằng lời nói. Theo mô tả thì con bạn có khả năng gặp vấn đề phát triển tâm thần vận động, có thể do bất thường cấu trúc hay chức năng hệ thần kinh. Việc xác định nguyên nhân là cần thiết, tuy nhiên có khi không tìm được nguyên nhân thực thể hoặc biết nguyên nhân mà không điều trị tận gốc được. Cho bé tập vật lý trị liệu bao giờ cũng cần thiết, ngay cả khi có thêm phương pháp điều trị hỗ trợ khác. Để cải thiện vấn đề của bé, rất cần thời gian và sự kiên nhẫn. Chị nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám cụ thể, mới có hướng điều trị thích hợp nhất.

(Theo SGTT)

Những điểm bất lợi của ‘ti giả’

Các chuyên gia cho rằng, dùng núm vú cao su (ti giả) trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm trùng tai.

Lý do là vì:

- Lực hút sẽ khiến vi khuẩn từ miệng của bé vào các kênh hẹp giữa hai tai và cổ họng (ống eustachian) gây nhiễm trùng tai.

- Nếu em bé mút ti giả nhiều, nó có thể ảnh hưởng tới cấu trúc của miệng. Điều này khiến các chất nhầy không thoát ra khỏi ống eustachian, dễ gây nhiễm trùng tai.

Nhưng nếu bạn phải nhờ đến “trợ thủ đắc lực” là “ti giả” thì bé mới ngủ ngon thì bạn nên hạn chế thời gian cho bé mút ti giả (chỉ cho phép lúc đi ngủ).

Ngoài ra, ti giả còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé theo những cách khác. Bé mút ti giả thường dễ bị nhiễm trùng ngực và rối loạn tiêu hóa hơn. Nguyên nhân chính xác chưa được các chuyên gia làm sáng tỏ nhưng sử dụng ti giả có liên quan tới sự gia tăng: nôn mửa, sốt, tiêu chảy, đau bụng.

Ảnh minh họa

Những bé nghiện ti giả cũng ảnh hưởng tới phát triển răng. Điều này khiến các răng ở hàm trên và hàm dưới không khớp, đặc biệt nếu bé dùng ti giả cho đến khi 3 tuổi hoặc lâu hơn. Ti giả còn ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ ở bé. Bởi những bé nghiện mút ti sẽ lười nói hoặc ngại tạo ra âm thanh.

Mút ti giả cũng ảnh hưởng tới mút ‘ti thật’

Không nên cho bé mút ti giả trước 6-8 tuần tuổi. Bởi vì, nếu cho bé làm quen với ti giả quá sớm thì bé sẽ quen với núm vú cao su của ti giả mà “e ngại” với ti mẹ thật. Bé sẽ khó khăn để chuyển đổi “chất liệu” từ ti giả sang ti mẹ. Đó là lý do khiến bé lười mút ti mẹ hơn.

Bạn cũng không biết khi nào bé khóc do đói hoặc khóc do đòi ti giả. Vì thế, bạn có thể bỏ lỡ các cữ bú cho bé vì tưởng bé muốn ngậm ti giả.

Ngực mẹ có thể không nhận đủ kích thích (do bé lười mút). Điều này khiến người mẹ tin là mình không đủ sữa nên không cho con bú đủ trong 6 tháng đầu đời.

Lưu ý nếu bé đang mút ti giả: Chỉ nên cho bé ngậm ti giả khi muốn dỗ bé ngủ. Bằng cách này, bé sẽ không bỏ lỡ thời gian và cơ hội để mút ti thật.

Khoảng 6-12 tháng là thời điểm để bạn cai ti giả cho con. Càng cai sớm thì càng dễ.

Cần giữ ti giả luôn sạch sẽ (có thể khử trùng như cách bạn khử trùng bình sữa cho con). Kiểm tra ti giả thường xuyên để phát hiện những vết lõm, rách, hỏng có thể chứa vi trùng. Không nhúng ti giả vào đồ ăn ngọt như mật ong hay nước quả vì nó có thể làm bé sâu răng.

Meo.vn (Theo Mevabe)

Sữa chua – liệu pháp giản đơn bảo vệ sức khỏe bé

Sữa chua (yaourt) là sản phẩm dạng sệt lên men từ sữa, chủ yếu là sữa bò, chứa các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Đây là món ăn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe được nhiều bé yêu thích...

Về công dụng của sữa chua đối với trẻ em, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm cho biết: Đối với trẻ không dung nạp được men lactose trong sữa tươi, khi uống vào trẻ rất dễ bị đi ngoài, khó chịu. Nhưng nhờ quá trình lên men của sữa chua, đường lactose trở nên dễ hấp thu hơn, giúp trẻ tránh được tiêu chảy, đồng thời giúp cơ thể trẻ dễ dàng hấp thu một số khoáng chất và canxi để trẻ phát triển chiều cao tối ưu.


Sữa chua ăn còn cung cấp một lượng lớn các lợi khuẩn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ các lợi khuẩn này nên sữa chua rất có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn để hấp thu tốt hơn. Ở trẻ kén ăn, sữa chua còn có tác dụng kích thích sự thèm ăn ở trẻ.

Có nhiều tác dụng như vậy, nhưng nhiều bà mẹ vẫn cho rằng không dùng sữa chua cũng không ảnh hưởng gì. Vậy có nên cắt giảm khẩu phần sữa chua của bé trong thời buổi giá cả tăng cao không, thưa bà?

- Chúng ta không nên cắt giảm, vì sức khỏe của bé là quan trọng nhất. 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm trong đường ruột. Probiotics trong sữa chua cung cấp vào đường ruột hàng tỷ lợi khuẩn, đánh bại các hại khuẩn giúp hệ tiêu hóa mạnh khỏe và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Sử dụng sữa chua đều đặn giúp trẻ nhỏ cải thiện được bệnh tiêu chảy nhờ vào sự cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột. Ngoài ra, sữa chua rất dễ tiêu hóa nên phù hợp cho trẻ biếng ăn. Vì vậy đối với trẻ nhỏ, nó càng thiết thực hơn.

Nên cho bé ăn sữa chua từ độ tuổi nào và ăn như thế nào, thưa bà?

- Nên ăn sau bữa ăn, khi đó độ pH trong dạ dày tăng cao, là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt. Không nên ăn sữa chua trước bữa ăn vì khi đói độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, các vi khuẩn có lợi sẽ bị tiêu diệt. Chưa nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn sữa chua.

Meo.vn (Theo Danviet)

‘Khó tách bé sơ sinh 2 đầu’

Chiều 14/10, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, đã siêu âm lần 2 và hội chẩn cho bé song sinh dính liền có hai đầu. Kết quả cho thấy, nếu phẫu thuật tách đôi thì chỉ có thể cứu được một bé.

Theo bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, kết quả siêu âm chi tiết hôm nay cho thấy, tuy bệnh nhi có hai não độc lập, hai thận, hai quả tim dính nhau, hai dạ dày nhưng chỉ có một lá gan.

"Điều này khiến việc tách đôi thành hai cơ thể độc lập không thể thành công", ông Hiếu nhận định.
Bé đang được chăm sóc đặc biệt. Ảnh bệnh viện cung cấp
Ngoài việc có cùng gan, quá trình tách rời để giúp cả hai trẻ cùng tồn tại còn gặp khó khăn khi cả hai có cùng bộ phận tiết niệu và sinh dục. Tức hai dạ dày dẫn đến cùng một ruột non, ruột già, một hậu môn và một bộ phận sinh dục nữ.

Đang được chăm sóc tại khoa chuyên sâu sơ sinh, hiện sức khỏe bệnh nhi hoàn toàn tốt, tuy nhiên bé không thể tự bú sữa nên phải truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

"Đầu tuần sau, bệnh nhi sẽ tiếp tục được kiểm tra hệ thống mạch máu. Sau khi có tất cả kết quả xét nghiệm, chúng tôi lại phải theo dõi một thời gian mới quyết định phẫu thuật hay không", bác sĩ Hiếu nói.

Cũng theo ông Hiếu, trong trường hợp sức khỏe của bé hoàn toàn khỏe mạnh và tiên đoán phẫu thuật quá phức tạp, bé có thể phải lớn lên với 2 cái đầu trên cùng một cơ thể.

Bệnh nhi chào đời tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng ngày 12/10 bằng phương pháp sinh mổ. Trong thai kỳ, sản phụ siêu âm chỉ phát hiện có hai tim thai nên nghĩ là song sinh chứ không biết thai nhi bị dính nhau ở phần thân. Bé được chuyển về Bệnh viện Nhi Đồng 1 chiều 13/10 để tìm cách điều trị.
Meo.vn (Theo VnExpress)

Kém nữ tính sau phẩu thuật cắt buồng trứng

Chào bác sĩ,

Tôi có con gái năm nay 15 tuổi, cháu có kinh năm 10 tuổi, năm 13 tuổi thì phát hiện ung thư buồng trứng, đã cắt 1 bên BT, và hóa trị 6 toa, hiện nay cháu vẫn đang được theo dõi định kỳ 3 tháng 1 lần, sức khỏe ổn định.

Tuy nhiên tôi theo dõi thì hình như cháu có vẻ kém nữ tính, không biết có phải tại bị cắt 1 bên buồng trứng không, có cách nào cải thiện tình trạng này hay không, nếu có tôi phải đưa con mình khám và điều trị ở đâu tại TPHCM?

Rất mong nhận được câu trả lời của BS. Tôi xin cảm ơn. (Thanh Van)

http://news.woa.vn/application/uploads/2011/6/3/201163_phu_nu_nghi_gi_truoc_khi_yeu_554d67b330.jpg
Ảnh minh họa

Trả lời:

Xin chia sẻ phần nào tâm trạng của người mẹ khi nghe tin con mình bị mắc bệnh nan y, mong rằng bạn cố gắng vượt lên nỗi đau này.

Theo cấu trúc giải phẫu học và chức năng sinh lý thì mỗi phụ nữ có 2 buồng trứng, mỗi cái ở một bên của tử cung. Buồng trứng có nhiệm vụ sản xuất trứng và tiết ra các chất nội tiết (estrogen, progesteron) từ lúc dậy thì cho đến tuổi mãn kinh.

Ung thư buồng trứng là bệnh trong đó tế bào buồng trứng bình thường phát triển một cách bất thường, không kiểm soát được và tạo ra những khối u ở một hoặc 2 bên buồng trứng.

Nguyên nhân gây ung thư thư buồng trứng thường do những yếu tố nguy cơ:

-Yếu tố thay đổi về gen di truyền

-Tiền sử gia đình có người bị ung thư buồng trứng

-Thường gặp trong độ tuổi sau mãn kinh, phụ nữ mấtkhả năng sinh sản…

Nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có kết quả tốt nhưng hiện nay hầu hết các bệnh nhân nhập viện điều trị đều đã ở giai đoạn muộn, do các biểu hiện của ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm thường diễn biến âm thầm, khó xác định.

Hiện tại sức khỏe của bé tốt, cho thấy sau hóa trị liệu bệnh đã được khống chế, nhưng không có nghĩa là bệnh khỏi hoàn toàn, bạn nên theo dõi và động viên con uống thuốc đúng liều, ăn uống sinh hoạt điều độ, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, tái khám định kỳ.

Do buồng trứng là cơ quan sinh dục tiết ra estrogen (nội tiết tố nữ) và progesteron, nên khi cắt một bên buồng trứng cũng ảnh hưởng phần nào đến nữ tính của bé.

Vậy estrogen giúp gì cho phụ nữ? giúp cho cơ thể phát triển mềm mại, tính chất sinh dục ở phụ nữ như mọc lông nách, lông mu, làm cho vú phát triển, estrogen giữ nước trong cơ thể và mỡ ở dưới da nên da dẻ người phụ nữ mềm mỏng và hồng hào, giúp cho tử cung, âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài phát triển…

Rất tiếc là không có cách nào để cải thiện tình trạng này cho bé bạn ạ. BS chúc cho bé luôn khỏe mạnh, lạc quan, tươi trẻ là liều thuốc bổ giúp bé vượt qua bệnh tật.

Thân mến!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Tai nạn hy hữu – Đinh 5cm xuyên qua sọ não

Một bé gái 7 tuổi đã sống sót kỳ diệu sau khi bị một chiếc đinh dài gần 5cm xuyên qua sọ não trong một tai nạn hy hữu.

Cô bé Mai Dina, ở Tân Cương (Trung Quốc), đã bị một chiếc đinh 5cm từ súng bắn đinh xuyên qua hộp sọ. Tuy nhiên cô bé đã may mắn sống sót.

Vụ tai nạn xảy ra khi mẹ của bé Mai thuê một số người thợ về trang trí ngôi nhà. Tuy nhiên, một người thợ không thể tập trung vì bị làm phiền bởi những đứa trẻ chơi quanh đó, bao gồm cả bé Mai. Người thợ này đã đùa cợt khi chĩa chiếc súng bắn đinh về phía bọn trẻ và nói ‘ra ngoài chơi’.

http://bee.net.vn/dataimages/201109/original/images778470_1.jpg
Phim X-quang chụp não của bé Mai

Bọn trẻ đã đứng dậy và ra ngoài ngay sau đó, nhưng khi bé Mai đứng dậy đã chạm đầu vào đầu súng bắn đinh. Do bị giật mình, người thợ đã bóp cò súng khiến một chiếc đinh dài gần 5cm xuyên thẳng vào đầu bé Mai.

“Cô bé kêu thốt lên vì đau và chúng tôi nhìn thấy một lỗ thủng nhỏ trên đầu, máu chảy ra từ đó. Chồng tôi đã đưa Mai đến bệnh viện cấp cứu ngay sau đó”, bà Ha Mina, mẹ của Mai, kể lại.

http://bee.net.vn/dataimages/201109/original/images778471_2.jpg
Chiếc đinh được lấy ra khỏi đầu bé Mai

Kết quả chụp X-quang cho thấy chiếc đinh dài gần 5 cm đã xuyên vào hộp sọ của bé Mai. Sau đó, các bác sĩ đã phẫu thuật để lấy chiếc đinh ra. Hiện tại, sức khỏe của bé gái 7 tuổi nay đang tiến triển rất tốt.

Bác sĩ Zhao Fuxi cho biết: “May mắn là chiếc đinh không xuyên vào động mạch trong hộp sọ. Nếu động mạch bị vỡ, cô bé có thể đã tử vong vì xuất huyết não.

Meo.vn (Theo Daily Mail)

Đinh đâm xuyên hộp sọ bé gái 7 tuổi

Mai Dina, ở Tân Cương (Trung Quốc), đã bị một chiếc đinh dài gần 5cm từ súng bắn đinh xuyên qua hộp sọ.

Khi những người thợ sửa chữa được mẹ của bé Mai đưa về nhà để trang hoàng lại ngôi nhà của gia đình ở Tân Cương (Trung Quốc), những người thợ này đã rất khó chịu khi bé Mai và một số đứa trẻ khác cứ quanh quẩn chơi ở nơi họ làm việc.
Một người thợ đã chĩa chiếc súng bắn đinh về phía bé Mai và nói rằng "ra ngoài chơi ngay".

 

Phim chụp X-quang của bé Mai.

Ngay lập tức, bọn trẻ và bé Mai đứng lên ra ngoài. Thật không may, bé Mai đã va phải súng bắn đinh, người thợ giật mình và bóp cò khiến chiếc đinh dài gần 5cm xuyên thẳng vào đầu bé. Bé Mai được bố đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tại đây, khi chụp X-quang cho bé, các bác sỹ thấy chiếc đinh đã găm rất sâu vào hộp sọ của bé. Sau đó, các bác sĩ đã phẫu thuật để lấy chiếc đinh ra. Hiện tại, sức khỏe của bé gái 7 tuổi này đang tiến triển rất tốt.

 

Chiếc đinh đã găm vào đầu bé Mai.

Bác sỹ Zhao Fuxi cho biết: “May mắn là chiếc đinh không xuyên vào động mạch trong hộp sọ. Nếu động mạch bị vỡ, cô bé có thể đã tử vong vì xuất huyết não.
Meo.vn (Theo Vietnamnet)