Lưu trữ cho từ khóa: sự khó chịu

Mầm đậu tương trị khô âm đạo hiệu quả

Khô âm đạo là tình trạng không bài tiết đủ dịch nhờn âm đạo là sự cố thực sự khó chịu cho cả 2 người. Khi đó người phụ nữ cảm thấy rát, ngứa, khó chịu; quan hệ tình dục giảm khoái cảm, đau, thậm chí không thể thực hiện được.


Nguyên nhân gây khô âm đạo?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khô âm đạo, nhưng nguyên nhân chủ yếu đó là giảm nồng độ estrogen. Estrogen là hormon giới tính nữ do buồng trứng tiết ra có tác dụng tạo nên các đặc điểm của phái nữ như cơ quan sinh dục đặc trưng, làm tăng tiết dịch âm đạo, tạo sự hấp dẫn giới tính, ...Khi thiếu estrogen, sự bài tiết dịch nhờn giảm đi, lớp niêm mạc âm đạo cũng mỏng, kém chun giãn và dễ tổn thương hơn. Estrogen giảm do nhiều nguyên nhân: phụ nữ đến tuổi mãn kinh và sau mãn kinh; bị cắt bỏ tử cung hoặc 2 buồng trứng; đang cho con bú; bị những bệnh làm giảm sự bài tiết hormon, ví dụ như chán ăn, mất kinh do vận động nhiều, do tuyến dưới đồi; giảm nồng độ estrogen trước và trong kỳ kinh; đang điều trị hóa liệu pháp; đang dùng thuốc uống, thuốc tiêm hay cấy để tránh thai.

Làm gì để khắc phục chứng khô âm đạo?

Nếu thỉnh thoảng bị khô âm đạo khi đang quan hệ tình dục thì có thể do người phụ nữ chưa đạt đến mức hưng phấn cần thiết, do đó không nên vội vã mà cần có giai đoạn chuẩn bị tâm lý và cơ thể. Quan hệ tình dục thường xuyên cũng là cách để môi trường âm đạo không khô.

Vì thiếu estrogen là nguyên nhân chính gây khô âm đạo nên liệu pháp hormon thay thế thường đem lại hiệu quả. Đó chính là cung cấp estrogen tổng hợp cho cơ thể, do đó ngay lập tức bổ sung được lượng estrogen thiếu hụt. Tuy nhiên, liệu pháp hormon thay thế thường khó kiểm soát lượng estrogen cung cấp, do đó thường gây ra sự dư thừa quá mức estrogen ở phụ nữ, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng và các vấn đề về tim mạch. Giải pháp cho vấn đề này là cần bổ sung tiền chất estrogen để cơ thể tự sản sinh ra estrogen theo số lượng mà cơ thể cần thiết.

Trong đậu tương có chất isoflavone được coi là estrogen thực vật nên một chế độ ăn chứa các sản phẩm làm từ đậu tương có thể giúp giảm khô âm đạo. Isoflavone cũng chính là tiền chất estrogen, do đó không gây ra sự dư thừa quá mức estrogen trong cơ thể khi sử dụng quá nhiều. Tuy vậy, rất nhiều người đã ăn, uống rất nhiều sản phẩm từ đậu nành nhưng sự cải thiện chứng khô âm đạo là không đáng kể. Rất đơn giản là vì chất isoflavone liên kết rất chặt chẽ với các thành phần khác trong đậu tương và rất khó hấp thu được vào cơ thể, do đó không thể đủ hàm lượng estrogen thực vật cung cấp cho cơ thể khi chỉ sử dụng phương pháp ăn uống đơn thuần.

Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, khi hạt đậu nảy mầm, nồng độ isoflavone trong mầm đậu tương cao gấp hàng trăm lần so với lúc bình thường, isoflavone lúc đó cũng được “bẻ khóa” và trở nên dễ hấp thu vào cơ thể hơn, nhưng không phải ai cũng biết và có thời gian tự làm giá đỗ tương để sử dụng.

Estrolife là sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, với thành phần chính là tinh chất mầm đậu tương, sản phẩm Estrolife giúp bổ sung estrogen một cách tự nhiên và an toàn nhất, từ đó giúp giảm chứng khô âm đạo, tăng khoái cảm, khơi dậy ham muốn ở phụ nữ. Estrolife chứa cao xương là canxi hữu cơ có tác dụng bổ sung canxi cho xương một cách nhanh nhất, ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ thiếu hụt estrogen. Estrolife còn chứa Đương quy, Nhân sâm tạo thành bài thuốc hoàn hảo giúp giảm lão hoá da, giảm nguy cơ loãng xương, bệnh tim mạch, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung,... Estrolife giúp nhanh chóng phục hồi dáng xuân sau các lần sinh nở, trì hoãn giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Estrolife đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Khô âm đạo là nguyên nhân chính khiến người phụ nữ không thể tiếp nhận và đạt đến đỉnh điểm trong quan hệ tình dục do đó chữa trị tình trạng khô âm đạo ngay từ khi bắt đầu là cần thiết, cho chị em một cuộc sống đầy tự tin, hạnh phúc.

Dược sĩ Thu Hương

ĐT tư vấn: 04.66756717

Web: http://duocphamanphu.com

 

Meo.vn

Phụ nữ bị rối loạn cực khoái sớm ngày càng nhiều

Xuất tinh sớm là rối loạn tình dục điển hình của nam giới. Trong thực tế, phụ nữ cũng có thể trải nghiệm rắc rối này và cảm thấy rõ điều đó.

Cũng như với nam giới, phụ nữ “lên đỉnh” quá nhanh, hay còn gọi là đạt “cực khoái sớm” cũng không thể “yêu” lâu vì bản thân cô ấy đã đạt đỉnh.

Ngày càng nhiều phụ nữ gặp rắc rối tình dục

Rối loạn cực khoái sớm dường như xảy ra đối với khá nhiều phụ nữ. Trong một cuộc khảo sát đối với 510 phụ nữ Bồ Đào Nha, các nhà khoa học phát hiện ra 40% khẳng định đã bị rối loạn chức năng tình dục. Trong khi 3% cho biết là vẫn đang bị rối loạn trên hoặc đã bị mãn tính.

Cuộc điều tra được tiến hành đối với phụ nữ tuổi từ 18-45 đã được hỏi các câu hỏi liên quan đến tần suất đạt cực khoái, trong đó có tần suất đạt đạt cực khoái sớm, số lần mất kiểm soát tại thời điểm cực khoái, cũng như vấn đề gây ra do rắc rối này.

"Chúng tôi nghĩ rằng rối loạn cực khoái sớm cũng gây ra rắc rối ở phụ nữ", trưởng nhóm nghiên cứu Serafim Carvalho cho biết về kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sexologies.

Ông thấy rằng rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ ít nhận được sự quan tâm về mặt y tế. Trong thực tế, trong một cuốn sách hướng dẫn và sức khỏe tâm thần học không có phạm trù cực khoái sớm.

Trong thực tế, từ nghiên cứu, Carvalho tiết lộ rằng rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có cả sự khó chịu trong quá trình thâm nhập.

"Nếu đạt được cực khoái từ lúc bắt đầu, đối tượng không còn cảm thấy thoải mái nữa," ông nói.

Mặc dù khá nhiều phụ nữ đạt được cực khoái qúa sớm nhưng nói chung ngày càng nhiều phụ nữ gặp khó khăn để đạt được cực khoái. Trong một nghiên cứu tiến hành ở Mỹ trong năm 2010 cho thấy, gần 54% phụ nữ tuổi từ 18-30 thừa nhận khó đạt cực khoái. Rắc rối này có thể nói là vấn đề tình dục lớn nhất đối với phụ nữ.

Meo.vn (Theo VTC)

Thực phẩm cần tránh khi bị trào ngược dạ dày thực quản

Người mắc chứng bệnh này thường có các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn, khó nuốt.

Để giảm thiểu sự khó chịu này, cần tránh tuyệt đối 9 loại thực phẩm sau.

1. Cà phê, trà và những đồ uống chứa cafein

Những đồ uống này chứa cafein và tinh chất trà xanh, những chất này sẽ làm tăng sự giãn cơ vòng dưới thực quản cũng như tăng sự tiết axit trong dạ dày. Vì vậy, hiện tượng trào ngược càng dễ xảy ra hơn.

2. Đồ uống có ga

Bạn cần tránh những đồ uống có ga bởi vì những đồ uống này sẽ làm trướng bụng và gây ra những tác động không tốt đối với cơ thắt dạ dày - thực quản.

3. Rượu, bia và những đồ uống có pha rượu

Tất cả những đồ uống có pha rượu đều có hại đối với sự co giãn của cơ thắt thực quản - đó như là một chiếc van cơ để ngăn dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi dạ dày đang rỗng mà bạn uống các đồ uống này thì sẽ rất hại cho cơ thắt.

4. Sữa

Sữa cùng là một thực phẩm mà những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược cần loại ra khỏi thực đơn vì nó chứa nhiều chất béo, protêin và canxi. Đây là ba yếu tố khuyến khích sự tiết axit dạ dày.

5. Sôcôla sữa

Đây là thực phẩm chứa rất nhiều cafein và chất béo - những chất được biết đến với tác dụng làm tăng độ chua của dạ dày.

6. Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Bữa ăn càng có nhiều chất béo thì việc tiêu hoá càng chậm và khó khăn hơn. Thức ăn nằm lâu trong dạ dày sẽ làm tăng sự tiết axit dạ dày. Vì vậy, cần tránh ăn nhiều chất béo để đẩy nhanh quá trình tiêu hoá thức ăn và làm rỗng dạ dày.

7. Các loại hoa quả cam, quýt, chanh, bưởi

Các loại hoa quả này thường có vị chua và chứa nhiều vitamin C nên sẽ làm tăng sự tiết dịch của dạ dày. Kể cả nước ép của các loại quả này cũng không nên uống.

8. Bạc hà

Bạc hà là một tác nhân kích thích sự giãn cơ thắt thực quản. Nó cũng tương tự như trường hợp của cà chua.

9. Gia vị và hương liệu

Gia vị và hương liệu là những chất gây kích thích lớp màng thực quản và cũng làm tăng cảm giác nóng rát dạ dày. Vì vậy, không nên sử dụng những chất này trong bữa ăn hàng ngày.

 

Meo.vn (Theo Dân trí)

Để loại bỏ sự khó chịu khi ở văn phòng

Đừng chơi nhạc hay mở ầm ĩ bản nhạc bạn yêu thích ở văn phòng. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không ai quan tâm đến những câu chuyện tận đâu đâu về các ban nhạc bạn yêu thích.

8 tiếng/ngày tại công sở nhiều khi không thể tránh khỏi những vướng mắc, căng thẳng. Nhiều khi, cách xử sự hay những thói quen khó chịu của đồng nghiệp làm bạn như muốn phát điên nhưng hiếm ai thoải mái xả stress nơi công sở.

Bởi vậy, cách tốt nhất là nói cho đồng nghiệp biết những điều khiến bạn khó chịu nhất. Sau đây là một số chia sẻ thú vị:

Làm phiền

- Đừng chơi nhạc hay mở ầm ĩ bản nhạc bạn yêu thích ở văn phòng. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không ai quan tâm đến những câu chuyện tận đâu đâu về các ban nhạc bạn yêu thích. Vì thế, làm ơn đừng để sở thích cá nhân làm phiền đến người khác, nếu cần, hãy dùng tai nghe để thỏa mãn sở thích ấy.

- Jessica M. - Chicago

- Khi ở văn phòng, hãy để tôi được yên tĩnh, tập trung cho công việc. Đừng làm phiền tôi bằng những âm thành ầm ĩ của trò chơi điện tử hay bất kỳ loại nhạc nào khác. Tôi có thể hoàn thành mọi việc nhanh chóng nếu như bạn không đập vào mặt tôi những hình ảnh, âm thanh khó chịu. Tất cả chúng ta đều làm tốt việc của mình khi có được sự tập trung.

- Cari B., Hiệp hội quảng cáo và tiếp thị

- Đừng bao giờ động đến máy tính của tôi, kể cả khi máy tính của bạn chẳng may có vấn đề. Tôi không thích bất kỳ ai đăng nhập vào máy tính của mình và càng không thích nghe bạn cằn nhằn vì máy của bạn hỏng hay máy của tôi khó dùng vì nhiều thứ khác lạ.

- Eugene K., Chicago

Cách xử sự có vấn đề

- Cả nhóm làm dự án ăn tối cùng nhau, thế mà bạn không tham gia. Bạn đang làm bận việc gì khác không quan trọng và tôi cũng không muốn biết, điều tôi muốn là bạn tham gia cùng tập thể, để giữ vững tinh thần cho đến khi hoàn thành mọi việc.

- James D, San Francisco

- Đừng cắt móng tay ngay tại bàn làm việc, điều đó khiến tôi rất dị ứng. Chẳng lẽ, bạn không thể dành vài phút ở nhà để làm vệ sinh cá nhân sao?

- Brie G, biên tập tin tức

Thói quen làm việc không tốt

- Cả nhóm phải đi làm đúng giờ giấc bởi đó là thời gian chấp nhận kỷ luật trong một ngày và bạn nên thể hiện tính chuyên nghiệp của mình. Tôi không cần bất kỳ một lời bào chữa nào nhưng tôi muốn nhìn thấy sự nỗ lực, tham vọng và những thay đổi tích cực mỗi ngày ở vị trí công việc mỗi người đảm nhận.

- Jordan P., trưởng phòng kinh doanh

Đừng cố đào tạo hay thay đổi người khác. Có thể, khi bạn đào tạo tôi, bạn sẽ thấy vướng mắc nhưng với tôi, tôi có thể tự điều chỉnh mọi việc nhanh hơn. Tôi rất khó chịu vì bạn cứ áp đặt tư tưởng, cách sống và cách làm việc của bạn cho tôi.

- Sabrina B., nhân viên tiếp thị

Meo.vn (Theo Tienphong)

Làm săn trẻ diện mạo mới với Công nghệ Meso-Radiofrequency

Đây là quy trình công nghệ làm đẹp thế hệ mới nhằm giúp trẻ hoá diện mạo một cách tự nhiên nhất, kết quả bất ngờ nhất  mà khách hàng không phải chịu đựng bất kỳ một sự khó chịu nào .

MESO-RF Là Gì ?

Đây là công nghệ kết hợp giữa Meso-Electroporation và RadioFrequency có tác dụng làm săn mặt cổ, làm co săn những sợi collagen bị nhão, làm sinh sợi collagen mới, làm tăng cung cấp máu và nuôi dưỡng cho da mặt cổ, làm tăng dẫn lưu những chất độc tích tụ trên vùng mặt cổ.

- Electroporation hay còn gọi là  hiện tượng điện làm tăng tính thấm của tế bào, là việc dùng một trường điện từ bên ngoài đưa vào làm tăng sự dẫn điện dẫn đến làm tăng thẩm thấu  của màng tế bào.

Meso-electroporation là quá trình dùng một dòng xung điện để mở tạm thời cấu trúc lớp sừng tạo đường dẫn rất nhỏ là mesopore để đưa hoạt chất xuyên thấm nhanh,trọn,dễ dàng vào tầng sâu của da .

Việc trị liệu bằng cách cho thẩm thấu chất dinh dưỡng bằng  công nghệ thấm điện tử này có thể vận chuyển được đến 99% các hoạt chất tái tạo tế bào và sợi đàn hồi da trong sản phẩm đến lớp sâu của da một cách an toàn và nhanh nhất, những thành phần này được giữ lại trong vòng 72giờ trong da làm cho da săn mịn hơn,đẹp nhiều lên hơn.

- RadioFrequency (RF) là một giòng năng lượng điện từ trường có thể đi xuyên qua các loại mô mang lại nhiều tác dụng trên mô.

Giòng điện từ trường này có thể vừa hút vừa đẩy các ion(+)và ion(-) từ nguồn. Quá trình này làm cho các phân tử của mô di chuyển với sự va chạm giữa các ion, trong lúc chuyển động sinh ra nhiệt đồng nhất làm nóng lên vùng mô điều trị, nhiệt độ bề mặt da lên đến khoảng tối thiểu 40độC, tối đa không quá 44độC, nhiệt độ lớp mỡ bên dưới lên đến khoảng 65độC, và duy trì trong vòng 1-2 phút

Nhiệt độ tăng cao trong trung bì gây ra các tác dụng có lợi sau đây :

. Sợi  collagen co chặt rút ngắn lại và dày sợi lên mang đến hiệu quả làm săn chặc lại những chỗ da lòng lẻo lùng nhùng do hư hại của sợi collagen, đây là kết quả ngay lập tức.

. Nhiệt độ tăng cao trong lớp sâu của da dẫn đến kết quả làm cho các sợi collagen phát triển và các tế bào sinh sợi được kích thích để sản sinh ra những sợi collagen mới làm tăng đáng kể bề dày của trung bì và làm cho da càng săn chắc hơn nữa trong nhiều tuần tiếp theo cho đến 6 tháng mang lại kết quả làm đầy và trẻ hóa da tồn tại từ 3-6 tháng sau khi kết thúc điều trị.

. Bên cạnh đó sóng RF còn tác dụng kích thích tăng mạnh vi tuần hoàn máu và dẫn lưu bạch huyết tốt càng làm cho da được thúc đẩy tăng nuôi dưỡng và tăng giải độc đem lại sự khoẻ mạnh và săn chắc da càng lâu bền.

. Sóng RF mang năng lượng điện từ tác động vào các mô bên dưới da. Do mô mỡ có điện trở suất rất lớn (2180 Ohm, so với da chỉ 289 Ohm), mô mỡ hấp thụ năng lượng nhiều nhất nên sinh nhiệt và làm vỡ màng tế bào mỡ giải phóng các acid béo được cơ thể sử dụng tạo năng lượng có ích cho cơ thể, các toxin được đào thải qua gan và ruột. Do đó càng làm giảm lượng mỡ vùng dưới hàm và vùng cổ gây thon gọn cho diện mạo.

Kết quả mang lại là khuôn mặt săn gọn , da mặt săn chặt hết chảy xệ, vùng cổ săn chắc không còn chảy nhão, da mịn và trắng, mang lại thay đổi làm trẻ rõ rệt, tức thì nhưng cũng thật tự nhiên mềm mại. Công nghệ này còn được xem là phương pháp căng da phi phẫu thuật để làm trẻ diện mạo.

Những kết quả này đạt được không hề gây tổn thương da, không có tác dụng phụ.

Điều quan trọng mà Meso-RF đem đến là một diện mạo trẻ lại nhưng không có biến dạng hoặt trở thành một người khác lạ. Có thể nói công nghệ Meso-RF có thể thay thế giải phẩu thẩm mỹ ở thế kỷ 21 này.

TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU THÊ NÀO ?

Điều trị bằng 1-2 Liệu trình thực hiện trong 5-15tuần tuỳ tình trạng như sau :

Liệu trình 1 :  5lần trong 5 tuần - 1lần/tuần , mỗi lần 2 giờ.

Liệu trình 2 :  5lần trong 10 tuần - 1lần/2tuần , mỗi lần 2 giờ

Trị liệu không xâm lấn, tuyệt đối không đau, không khó chịu, không cần chờ hồi phục.

KếT QUẢ ĐIỀU TRĨ NHƯ THẾ NÀO ?

Mặt cổ săn gọn- nâng lên hết chảy xệ, làm trẻ lại thật tự nhiên mềm mại.

Kết quả thấy ngay sau từng lần điều trị và càng săn đẹp sau đó một thời gian.

Kết quả kéo dài đến 1 năm sau đó tuỳ hoàn cảnh sống của mỗi người.

BS.Nguyễn Phúc Cẩm Anh – Hoàng hạc Medical Beauty Care

Nguyên Giảng viên Trường Đại học Y Khoa TPHCM trong 15năm

Tu nghiệp tại Hoa Kỳ

Giám đốc Điều hành và Huấn luyện

Tel: 08.38422619  39913366  0903831017

226/26 LêVănSỹ - P1 – QTânBình – TPHCM

E.mail : [email protected]

Website: www.hoanghac-beauty.com

 

Khuyến mãi Mừng ngày Phụ nữ 20.10 : Tham gia trị liệu làm săn trẻ diện mạo được tặng Gift Voucher làm đẹp thân thể ! Chương trình đến hết 23.10.2011

Meo.vn

Chăm sóc vết thương trước và sau sinh

Mang thai và sinh con là khoảng tuyệt vời nhất của mỗi người. Tuy nhiên, một số vết thương hoặc những cơn đau do hệ quả của thai kỳ hay sau sinh có thể sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người mẹ.

Những hướng dẫn và kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn.

- Vết đau tầng sinh môn

Rạch tầng sinh môn giúp cho việc chuyển dạ nhanh và dễ dàng hơn. Sau sinh, vị trí này có thể bị đau trong vài ngày hoặc vài tuần, nhất là khi bạn phải chuyển động hay có các hoạt động đơn giản khác. Để khắc phục vết thương, bạn có thể thử những cách sau:

• Chườm đá: Trong 24 giờ đầu  sau sinh, bạn có thể chườm một túi nước đá vào khu vực này giúp giảm hiện tượng sưng tấy, đau đớn.

• Nước ấm: Khi đi tiểu, bạn có thể phun những tia nước ấm vào khu vực này để ngăn ngừa đau nhức (chai nước phun cần phải sạch sẽ, sát khuẩn).

• Sức mạnh của nhiệt: Bạn có thể ngâm mình trong nước ấm (ngập phần hông và mông) trong vòng 24 giờ sau sinh, giúp bớt đau và nhiễm trùng.

• Nằm nghỉ ngơi: Nằm nghiêng càng lâu càng tốt để tránh những sức ép lên vùng sinh môn. Cố gắng đừng ngồi hoặc đứng quá lâu.

• Các bài tập kegel: Luyện tập có thắt âm đạo (giống như nhịn tiểu) khoảng 200 lần mỗi ngày, có tác dụng rất tốt với cơ quan sinh dục của nữ giới.

• Giữ vùng kín luân sạch sẽ: Đặc biệt, không nên mặc quần quá chật, thay quần lót thường xuyên và càng ít “va chạn” với vùng đó càng tốt.

• Chế độ ăn giàu chất xơ: Luôn ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống thật nhiều nước để tránh táo bón và không thiếu thốn.

- Mổ lấy thai

Trường hợp sản phụ không thể rặn đẻ tự nhiên mà mổ lấy thai, họ sẽ phải nằm thêm một vài ngày để chờ cho vết thương lành hẳn. Trong thời gian ở bệnh viện, các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc giảm đau khi thực sự cần thiết. Bất kỳ vết chỉ khâu hoặc vết kẹp nào cần phải được lấy ra trước khi bạn được phép về nhà. Bạn sẽ được kê toa thuốc giảm đau để sử dụng ở nhà (nếu cần). Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết mổ, hãy làm theo hướng dẫn một cách cẩn thận:

• Luân giữ cho vết mổ sạch và khô. Làm sạch vết mổ nhiều lần trong ngày với nước ấm. Tuy nhiên, không được xịt nước trực tiếp vào vết thương.

• Thay băng, gạt cho vết thương thương xuyên.

• Mặc quần áo rộng rãi, tránh những bộ đồ bó sắt, ôm chặt, nhất là đối với đồ lót, dễ làm trầy xước vết thương.

Chăm sóc vết thương trước và sau sinh, Bà bầu, vet thuong sau sinh, vet thuong tang sinh mon, sau sinh, mang thai, mang bau,

Sau sinh, vết rạch tầng sinh môn có thể bị đau trong vài ngày
hoặc vài tuần. (Ảnh minh hoạ)

- Đau ngực và núm vú

Em bé thường xuyên có thể khiến cho đầu ti của mẹ bị đau nhức. Để giảm đau, bạn cần tìm hiểu trước các nguyên nhân:

• Em bé chưa bú đúng cách: Là lý do thường hay gặp nên bạn hãy chờ cho bé mở to miệng, rồi mới nhét ti vào sao cho môi dưới của bé ở vị trí phía dưới núm vú mẹ. Trẻ cần được ngậm cả quầng vú chứ không phải chỉ  mỗi đầu ti. Khi ngậm vú đúng cách, bé vừa hút được nhiều sữa mà mẹ cũng không bị đau đầu ti.

• Tưa lưỡi: Đây là bệnh phổ biến gây ra bởi nấm men (Candida). Nấm men phát triển mạnh trong môi trường sữa, ẩm ướt, ấm áp. Bé bị tưa và bú mẹ có thể khiến vùng ti bị tổn thương hoặc nhiễm trùng. Nếu sử dụng thuốc bôi, cần hỏi bác sĩ cặn kẽ bởi một số loại thuốc nhiễm trùng không thể sử dụng cho vùng ngực.

• Ứ sữa: Khi cho con bú lần đầu hoặc chậm cho bú, ngực bạn có thể bị căng phồng do sự ứ đọng của sữa hoặc các chất lỏng khác. Hút sữa bằng dụng cụ chuyên dụng giúp bạn giảm hẳn sự khó chịu này.

• Ống dẫn sữa bị tắc: Thỉnh thoảng, các tia sữa không thể thoát ra ngoài va gây tắc. Bạn có thể làm ẩm vùng ngực với khăn chườm ấm và nhẹ nhàng xoa bóp đều đặn.

- Các vết xước và bầm tím

Ngay đầu thai kỳ, cơ thể bạn đã chuẩn bị đầy đủ năng lượng để nuôi dưỡng em bé, các khớp xương nới lỏng để sẵn sàng đến lúc lâm bồn. Lúc này, bạn luân cảm thấy buồn ngủ, buồn nôn, bị phân tâm và thường xuyên có cảm giác mệt mỏi. Tâm trạng không ổn định dễ bị mất cân bằng, trượt ngã gây nên những vết xước, bầm tím khắp cớ thể. Bạn không nên coi  thường  mà cần chăm sóc những vết thương này cẩn thận. Làm sạch vết trầy xước bằng xà phòng sát trùng và xối nước rửa thật mạnh rồi che bằng những tấm gạc. Nếu có các vết bầm tím không rõ nguyên nhân hay việc sử dụng kháng sinh, thuốc mỡ chữa trị cần được bác sĩ tư vấn.

- Đau nhức chân và phồng rộp da

Thời gian mang bầu, đôi chân và mắt cá chân có nguy cơ  bị sưng lên rất nhiều, chủ yếu xảy ra ở giai đoạn thứ 3 của thai kỳ. Khi tử cung phát triển, sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở phần dưới cơ thể và làm chậm tốc độ lưu thông máu lên vùng tím. Bên cạnh, sự thay đổi hormone người mẹ có thể khiến cho cơ thể bị giữ nước và làm đôi chân, mắt cá chân bị phù. Để hạn chế, bạn cần làm theo những chỉ dẫn sau:

• Uống đủ nước: Nếu uống đủ nước, cơ thể bạn sẽ không cố gắng tích nước và gây phù.

• Tránh ăn thực phẩn nhiều muối: Thực phẩn có muối khiến cơ thể bạn dễ tích nước.

• Luôn hoạt động và thay đổi vị trí cơ thể từng giờ: Nếu đứng quá lâu, hãy cố gắng ngồi xuống trong vài phút. Ngược lại,hãy tranh thủ đứng dậy và đi bộ vài vòng.

• Tránh gác chân nọ lên chân kia: Nếu gác hai chân lên nhau sẽ làm chậm lưu thông máu đến chân và bàn chân.

• Nâng cao đôi chân: Khi ngồi ghế, bạn có thể dùng một chồng sách, một hộp cát tông hay bất cứ vật gì có thể để nâng chân mình lên cao.

Meo.vn (Theo Tạp chí Bầu)

9 lời khuyên chuyển dạ dễ dàng

Lời khuyên đầu tiên hữu ích cho cơn chuyển dạ là hãy giữ thể lực tốt.

“Những phụ nữ mang thai khỏe mạnh sẽ có cơn chuyển dạ ngắn hơn” – Tekoa King (giáo sư sản phụ khoa tại Đại học California) cho biết. Thể lực cải thiện sức chịu đựng và khiến bạn có thể “vượt cạn” mà ít cần can thiệp y tế.

Có thể đi bộ, bơi hoặc tham gia một lớp thể dục dành cho người mẹ mang thai để giữ sức khỏe.

8 lời khuyên còn lại dành cho bạn:

2. Hãy tham gia lớp học tiền sản

Làm quen với các giai đoạn sinh nở giúp bạn bớt lo lắng hơn. Nhờ thế, cơn chuyển dạ cũng nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể đăng ký một lớp học tiền sản quy mô nhỏ (ít hơn 10 cặp vợ chồng) với một bác sĩ hướng dẫn chuyên nghiệp.

3. Tranh thủ hỗ trợ từ chồng

Người bạn đời của bạn có thể ở bên cạnh vợ trong suốt quá trình sinh con. Hoặc bạn có thể cần đến trợ giúp của người thân hoặc những chuyên viên có trình độ, tư vấn trong suốt quá trình chuyển dạ.

4. Làm xao lãng bản thân

Đối với những người mẹ mang thai lần đầu, cơn chuyển dạ có thể kéo dài 12-14 tiếng đồng hồ. Khi những cơn co thắt bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy cơn đau ở lưng hay bụng dưới nhưng bạn nên cô gắng giữ bình tĩnh. Nếu bạn lo lắng ngay từ khi bắt đầu, đếm từng cơn co thắt thì có khả năng bạn càng hoảng sợ hơn. Thay vào đó hãy khiến mình bận rộn cho những hoạt động khác như đi bộ, tắm vòi hoa sen... Bất kỳ điều gì thư giãn cũng có ích cho bạn lúc này.

5. Bữa ăn nhẹ

Một bữa ăn nhẹ giai đoạn đầu chuyển dạ giúp duy trì năng lượng cho bạn. Tuy nhiên, tránh thức ăn béo, khó tiêu và thức ăn cứng bởi vì chúng sẽ khiến bạn buồn nôn, gây nôn trong giai đoạn sau của chuyển dạ.

Các cơn co và thở trong quá trình chuyển dạ cũng có thể làm bạn nhanh chóng bị mất nước. Hãy uống nước lọc khi còn ở nhà và ở viện; đồng thời, thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu mất nước.

6. Tắm vòi sen

Cơn đau làm căng các cơ trên toàn cơ thể, khiến bạn khó chịu nhiều hơn. Tắm vòi hoa sen với nước ấm giúp bạn giảm đau lúc này. Hãy đưa đầu vòi hoa sen tới những chỗ bị đau như lưng chẳng hạn. Tắm vòi sen thích hợp với bất kỳ giai đoạn nào của chuyển dạ.

7. Trong bồn tắm

Một người mẹ kể: “Ở lần sinh con thứ hai, tôi cảm thấy rất khó khăn. Bác sĩ nói rằng còn quá sớm để gây tê ngoài màng cứng. Sau đó, bác sĩ cho tôi ngâm mình trong bồn tắm của bệnh viện. Điều này thật kỳ diệu: tôi có thể thay đổi vị trí một cách dễ dàng trong làn nước ấm. Ngoài ra, kiểu bồn tắm jacuzzi này còn giúp tôi nới lỏng các cơn đau ở lưng. Khi tôi ra ngoài thì cũng là thời điểm được tiến hành gây tê ngoài màng cứng. 10 phút sau, con gái của tôi chào đời”.


8. Massage

Nghiên cứu tại trường đại học Y khoa Miami cho thấy, những người mẹ trong cơn chuyển dạ được chồng massage sẽ bớt đau và ít lo lắng khi sinh hơn. Khi bạn kích thích vào chỗ đau bằng massage hay dùng túi chườm ấm thi các cơn đau sẽ dịu đi nhanh chóng. Vì thế, hãy để người bạn đời của bạn massage cho bạn. Bạn có thể muốn massage vai, cổ trong giờ đầu tiên của chuyển dạ; tiếp đến là tới lưng dưới trong giai đoạn co thắt dữ dội.


9. Không nằm

Đi lại nhẹ nhàng trong lúc chuyển dạ giúp ích cho người mẹ: đầu em bé nhấn vào cổ tử cung mẹ, kích thích cổ tử cung mở. Hãy thay đổi các vị trí như đứng, quỳ, ngồi xổm, làm giảm sự khó chịu cho bạn. Ngoài ra, sự vận động của mẹ còn kích thích cổ tử cung giãn to hơn, cho đầu bé chui lọt.

Meo.vn (Theo mevabe)

Đầy bụng sau khi ăn, tại sao?

“Tôi 30 tuổi, 6 tháng qua thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn và đau vùng thượng vị. Xin bác sĩ cho biết tôi bị bệnh gì?”.

Trả lời

Căn cứ vào các triệu chứng bạn nêu, có lẽ bạn bị chậm tiêu cơ năng. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ sự khó chịu ở vùng thượng vị có liên quan đến rối loạn của ống tiêu hóa trên, với đặc điểm đau bụng vùng thượng vị tái phát hoặc cảm giác khó chịu vùng bụng trên mà không có tổn thương thực thể như viêm loét hay ung thư dạ dày.

Bệnh cảnh lâm sàng chính là cảm giác đau và khó chịu vùng bụng, nhất là vùng thượng vị sau ăn bao gồm rất nhiều mức độ khác nhau từ cảm giác khó chịu, nóng ran, đau tức hoặc cảm giác căng tức, cảm giác mau no, buồn nôn… Các triệu chứng này phải kéo dài trên ba tháng và có ít nhất ba đợt. Các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào loại hình của chậm tiêu cơ năng:

Tuy nhiên, để chẩn đoán chắc chắn là chậm tiêu cơ năng, cần nội soi dạ dày - tá tràng để loại bỏ tổn thương thực thể, và siêu âm để chẩn đoán loại trừ với các bệnh lý khác như cơn đau quặn gan do sỏi mật. Bạn nên đến các cơ sở y tế khám, để có được chẩn đoán chính xác nhất.

Theo datviet

Phụ nữ mang thai: Ba tháng đầu(Tam cá nguyệt thứ 1)

Những thay đổi ở cơ thể mẹ

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi. Do cơ thể phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình thường.

Hầu hết những sự khó chịu này sẽ biến mất trong quá trình phát triển của thai. Và một số phụ nữ có thể không cảm thấy bất cứ sự khó chịu nào cả. Nếu bạn đã từng có thai trước đây, bạn có thể cảm thấy sự khác biệt trong khoảng thời gian này. Cũng giống như mỗi phụ nữ mang thai đều cảm thấy khác nhau, chính bản thân từng người phụ nữ cũng cảm thấy sự khác nhau ở những lần mang thai khác nhau.

Khi cơ thể bạn thay đổi, bạn có thể cần phải thay đổi những sinh hoạt hằng ngày bình thường của mình. Dưới đây là một số thay đổi hoặc triệu chứng thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Mệt mỏi

Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới.

Hãy thử làm những cách sau để giảm mệt mỏi:

Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm, và chợp mắt một chút vào ban ngày khi có cơ hội.
Khi cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi và thư giãn.
Bắt đầu ngủ nghiêng người qua bên trái để làm giảm áp lực đè lên các mạch máu lớn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu bạn bị tăng huyết áp khi mang thai, thì việc nằm ngủ nghiêng trái thậm chí còn trở nên quan trọng hơn nữa.
Nếu bạn cảm thấy stress, hãy cố gắng tìm cách để thư giãn.

Buồn nôn và nôn

Thường được gọi là ốm nghén, triệu chứng buồn nôn và nôn rất thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy có vẻ như triệu chứng này kéo dài mãi mãi, nhưng nó thường sẽ hết sau tam cá nguyệt thứ nhất.

Hãy thử làm những cách sau để phòng ngừa và làm dịu triệu chứng buồn nôn:

Chia bữa ăn ra làm nhiều bữa nhỏ (6 đến 8 bữa một ngày) chứ không nên ăn 3 bữa lớn. Tránh những thức ăn có chất béo, đồ chiên hoặc có nhiều gia vị.
Ăn những loại snack tinh bột, chẳng hạn như bánh mì nướng, bánh quy mặn, hoặc những loại ngũ cốc khô khi bạn cảm thấy buồn nôn. Để một ít cạnh giường và ăn chúng trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn vào nửa đêm, hãy lấy một ít để ăn. Cũng là một ý hay nếu bạn muốn mang những loại snack này bên cạnh mình suốt ngày để đề phòng trường hợp buồn nôn.
Uống các loại nước carbonate giữa các bữa ăn.
Hãy hỏi bác sĩ về việc thay đổi các loại vitamin đang sử dụng trước khi sinh nếu như có vẻ như nó làm bạn cảm thấy buồn nôn nhiều hơn. Đôi khi uống những loại vitamin này vào một thời điểm khác (vào buổi tối chứ không phải buổi sáng) cũng có thể có kết quả.
Hãy hỏi bác sĩ về việc dùng vitamin B6 để giảm buồn nôn nếu thay đổi chế độ ăn vẫn không làm thuyên giảm triệu chứng này.
Nếu bạn cho rằng bạn bị nôn quá nhiều, hãy gọi cho bác sĩ. Nếu bạn bị mất quá nhiều dịch, bạn có thể bị thiếu nước. Tình trạng thiếu nước có thể rất nguy hiểm cho bạn và cho thai nhi.

Ở một số phụ nữ, triệu chứng buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ nặng đến mức họ trở nên bị suy dinh dưỡng và thiếu nước. Những phụ nữ này có thể gặp một tình trạng được gọi là nôn nghén (HG – Hyperemesis gravidarum). Nôn nghén là tình trạng buồn nôn liên tục và/hoặc nôn 6,7 lần mỗi ngày trong 3 đến 4 tháng đầu thai kỳ.

Nôn nghén làm các thai phụ không uống đủ nước và ăn đủ thức ăn để khỏe mạnh được. Những thai phụ nôn nghén bị mất hơn 5% cân nặng so với trước khi sinh, bị những bệnh về dinh dưỡng và những bệnh về cân bằng điện giải của cơ thể. Tình trạng nôn và buồn nôn kéo dài cũng có thể gây khó khăn cho các thai phụ khi đi làm việc hoặc làm những việc thường ngày.

Nhiều thai phụ bị nôn nghén có thể cần phải nhập viện để được cung cấp dịch và chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Thông thường, những thai phụ này sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe hơn vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Những một số phụ nữ sẽ nôn và cảm thấy buồn nôn trong suốt thai kỳ.

Đi tiểu nhiều

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể bạn sẽ phải đi vào toilet liên tục do tử cung đang phát triển đè lên bàng quang gây tiểu nhiều.

Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn chú ý thấy đau, rát, hoặc chảy mủ hoặc máu trong nước tiểu. Bạn có thể bị nhiễm trùng đường niệu và cần phải được điều trị.

Tăng cân

Trong vòng 3 tháng đầu, chỉ số cân nặng của bạn sẽ tăng lên một ít, khoảng nửa kg mỗi tháng.

Những thay đổi ở thai nhi

Vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi có chiều dài khoảng 7,6 cm và nặng khoảng 14,17 gr. Hai mắt di chuyển lại gần nhau để vào vị trí của chúng và tai cũng ở đúng chỗ của nó. Gan tạo ra mật và thận tiết nước tiểu vào bàng quang. Mặc dù có thể bạn không cảm thấy thai nhi cử động nhưng thật chất là nó đang cử động ở bên trong khi có người ấn vào bụng mẹ.

Đi khám bệnh

Trong những tháng đầu của thai kỳ, việc đi khám bệnh thường xuyên (chăm sóc trước sinh) đặc biệt quan trọng. Hãy hợp tác với bác sĩ để cùng chăm sóc thai, cố gắng đi khám tất cả các lần hẹn vì tất cả chúng đều rất quan trọng.

Trong lần khám thai đầu tiên, các bác sĩ hoặc y tá có thể thực hiện một số việc sau:

Khai thác những thông tin về sức khỏe của bạn bao gồm những bệnh đã mắc, những cuộc phẫu thuật đã trải qua hoặc những lần mang thai trước đây.
Khai thác những thông tin về sức khỏe của gia đình bạn.
Khám lâm sàng đầy đủ.
Khám khung chậu và làm Pap test.
Kiểm tra huyết áp, nước tiểu, và cân nặng
Xác định ngày dự sanh.
Trả lời những thắc mắc của bạn.

Những xét nghiệm và thủ thuật được làm trong 3 tháng đầu

Để kiểm tra một số bệnh lý hoặc di truyền, bạn có thể cần phải thực hiện một số xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu, nước tiểu, cấy vi khuẩn, hoặc siêu âm trong 3 tháng đầu. Những xét nghiệm thường được đề nghị nhất trong 3 tháng đầu bao gồm:

Khảo sát lớp mờ vùng gáy

Là một loại khảo sát mới có thể thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Đây là cách dùng siêu âm và xét nghiệm máu để tính toán nguy cơ bị một số dị dạng bẩm sỉnh. Các bác sĩ sử dụng siêu âm để kiểm tra độ dày của vùng phía sau cổ thai nhi. Họ cũng xét nghiệm máu để xác định nồng độ protein được gọi là protein huyết thanh liên quan đến thai kỳ và hormon gonadotropin ở màng đệm người (hCG). Các bác sĩ sẽ dùng thông tin này để xác định xem thai nhi bình thường hay có nguy cơ bị dị dạng bẩm sinh cao hơn bình thường.

Trong một nghiên cứu quan trọng gần đây, khảo sát lớp mờ vùng gáy có thể phát hiện ra được 87% trường hợp bị hội chứng Down khi thực hiện vào tuần thứ 11 của thai kỳ. Nếu khảo sát lớp mờ vùng gáy đi kèm với một xét nghiệm máu khác được thực hiện vào tam cá nguyệt thứ hai (xét nghiệm tầm soát huyết tương mẹ), sẽ phát hiện ra được 95% thai nhi bị hội chứng Down.

Cũng giống như mọi loại khảo sát khác, kết quả khảo sát này đôi khi cũng có thể sai sót. Khoảng 5% phụ nữ được khảo sát cho kết quả thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh nhưng thật sự thì chúng vẫn khỏe mạnh. Hiện tượng này được gọi là dương tính giả. Để biết chắc chắn thai nhi có bị dị tật bẩm sinh hay không, sau khi thực hiện khảo sát này cần phải làm thêm các khảo sát chẩn đoán chẳng hạn như xét nghiệm lấy mẫu nhung mao màng đệm hoặc chọc ối.

Hiện nay khảo sát lớp mờ vung đáy chưa được sử dụng rộng rãi. Nếu bạn có hứng thú với khảo sát này, hãy trao đổi với bác sĩ khám cho mình. Nếu bác sĩ không thể thực hiện được, họ có thể gửi bạn đến những bác sĩ khác có khả năng. Khảo sát này cho phép các bà mẹ phát hiện ra sớm những vấn đề tiềm tàng của thai nhi và có thể giúp quyết định khi nào cần phải thực hiện các khảo sát theo dõi.

Xét nghiệm lấy mẫu nhung mao màng đệm

Xét nghiệm lấy mẫu nhung mao màng đệm được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 10 đến 12 của thai kỳ. Khi thực hiện, các bác sĩ đâm kim xuyên qua bụng và luồn catheter qua cổ tử cung để chạm đến nhau. Sau đó, các bác sĩ sẽ lấy một mẫu các tế bào từ nhau. Các chuyên gia sẽ sử dụng mẫu này để tìm những bất thường trên nhiễm sắc thể của thai nhi. Xét nghiệm này không thể phát hiện được bệnh hở ống thần kinh. Khoảng 1/200 phụ nữ bị sẩy thai khi thực hiện xét nghiệm này.

Theo Yhoc-net

Mười hai cách khuyến khích hành vi tốt ở trẻ

1. Trẻ làm theo những gì người lớn làm. Trẻ luôn quan sát hành động của bạn để tìm ra cách cư xử với mọi sự việc xung quanh. Vì vậy, với tư cách là một tấm gương, bạn hãy tận dụng hành vi của mình để hướng dẫn trẻ. Nếu bạn muốn trẻ nói lời “cảm ơn” thì trước hết bạn hãy nói trước. Nếu bạn không muốn trẻ hét cao giọng thì chính bạn hãy giữ giọng nói của mình ở mức độ phù hợp.

2. Giữ lời hứa. Khi bạn thực hiện lời hứa của mình, dù đó là lời hứa về một việc tốt hay không tốt thì điều đó cũng dạy cho trẻ biết tin tưởng và tôn trọng bạn. Vì vậy, nếu bạn hứa đi dạo với trẻ sau khi trẻ dọn đồ chơi thì hãy chắc chắn là bạn sẵn sàng đi dạo với trẻ. Khi bạn nói bạn sẽ rời khỏi thư viện nếu trẻ không ngừng việc chạy nhảy linh tinh thì hãy chuẩn bị rời khỏi ngay khi trẻ vẫn tiếp tục chạy. Không cần phải quá chú ý tới nó vì thực tế hành động nói lên tốt hơn.

3. Lại gần hơn với trẻ. Quỳ hoặc ngồi thấp xuống bên trẻ là một cách giao tiếp tích cực hiệu quả với trẻ. Lại gần trẻ cho phép bạn nắm bắt được trẻ đang nghĩ gì hoặc cảm thấy thế nào. Việc này cũng giúp trẻ tập trung vào những gì bạn đang nói hoặc yêu cầu. Khi bạn gần trẻ và được trẻ chú ý thì lúc đó không cần phải bắt trẻ nhìn bạn.

4. “Mẹ đang lắng nghe con đây”.Lắng nghe tích cực là cách giúp trẻ đối mặt với cảm xúc của trẻ. Trẻ thường hay khó chịu, đặc biệt khi chúng không thể tự thể hiện được cảm xúc của mình bằng lời nói. Vì vậy khi bạn nhắc lại cho trẻ biết bạn nghĩ trẻ đang cảm thấy thế nào thì điều đó sẽ giúp trẻ bớt căng thẳng và khiến chúng cảm thấy được tôn trọng và an ủi. Như vậy sẽ giải tỏa được rất nhiều sự khó chịu tức giận có thể xảy ra.

5. Bắt hành vi tốt của trẻ.Cách này đơn giản nghĩa là khi trẻ cư xử theo cách mà bạn muốn, bạn có thể đưa ra những phản hồi tích cực ngay. Ví dụ như khen trẻ “Ồ, con chơi ngoan quá. Mẹ rất vui khi con để tất cả những khối hộp đó trên bàn”. Việc này tốt hơn là “đợi” cho đến khi những khối hộp đó tung tóe trên sàn nhà trước khi bạn chú ý tới và rồi thì la trẻ, “Dừng lại ngay!”. Phản hồi tích cực còn được gọi là ‘lời khen mang tính mô tả”. Bạn hãy thử đưa ra những nhận xét tích cực (khen ngợi và khuyến khích trẻ) thay cho những phản hồi tiêu cực (chỉ trích và trách mắng trẻ).

6. Lựa chọn cách đối đầu thông minh. Trước khi can thiệp vào việc gì đó trẻ đang làm thì bạn hãy tự hỏi xem liệu nó thực sự có vấn đề không. Bằng cách giảm thiểu đưa ra chỉ dẫn, yêu cầu và phản hồi tiêu cực, bạn sẽ giảm nguy cơ mâu thuẫn và cảm thấy không thoải mái. Đưa ra các quy tắc là quan trọng nhưng chỉ dành nó cho những thứ quan trọng nhất.

7. Đơn giản hóa. Nếu bạn đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng một cách đơn giản dễ hiểu thì điều đó sẽ giúp trẻ biết được bạn đang muốn trẻ làm gì. Ví dụ như “Hãy nắm tay mẹ khi mẹ con ta băng qua đường.”

8. Trách nhiệm và kết quả. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể tăng trách nhiệm của trẻ đối với hành vi của chúng và trẻ có cơ hội trải nghiệm những kết quả tự nhiên cho những hành vi đó. Không hẳn lúc nào bạn cũng phải làm người xấu. Ví dụ, nếu trẻ quên không bỏ hộp đồ ăn vào cặp thì trẻ sẽ chịu đói vào giờ ăn trưa. Như vậy chính việc trẻ đói đã dạy cho trẻ biết về hậu quả và việc trẻ đói sẽ không có hại gì vì nó chỉ xảy ra một lần. Đôi khi chúng ta vì mong muốn điều tốt nhất mà làm quá nhiều việc vì trẻ đến nỗi chúng ta không để cho trẻ tự học hỏi. Đôi lúc bạn cần đưa ra những hậu quả đối với hành vi nào đó không thể chấp nhận được của trẻ. Trong những tình huống như vậy, tốt nhất bạn nên chắc rằng đã giải thích cho trẻ biết về hậu quả và trẻ đã đồng ý với những hậu quả đó trước.

9. Chỉ nói một lần. Cằn nhằn và trách mắng khiến bạn chán ngán và cách đó cũng không hiệu quả gì. Trẻ sẽ chỉ nghe tai này rồi qua tai kia. Vì vậy hãy tránh tạo ra những lời đe dọa vô hiệu quả. Trẻ sẽ nhanh chóng bỏ qua ngay. Cách tốt nhất là cho trẻ biết bạn nghĩ gì một lần rồi sau đó đưa ra hành động nếu trong trường hợp bạn cần phải đặt ra giới hạn hoặc quy tắc.

10.Làm cho trẻ thấy mình quan trọng. Trẻ rất thích khi chúng có thể đóng góp được gì đó cho gia đình. Hãy bắt đầu giới thiệu cho trẻ làm một số việc nhà đơn giản để trẻ có thể góp một phần nào đó giúp việc nhà. Điều này khiến trẻ cảm thấy mình quan trọng và chúng sẽ rất tự hào khi làm. Nếu bạn cho trẻ nhiều cơ hội thực hành làm một công việc nhà nào đó thì trẻ sẽ dần dần làm tốt hơn và cố gắng hơn. Những công việc nhà an toàn giúp trẻ cảm thấy có trách nhiệm, tăng sự tự tin vào bản thân và bên cạnh đó tất nhiên là đỡ đần được phần nào đó giúp bạn.

11.Chuẩn bị cho những tình huống thách thức. Có những tình huống tế nhị xảy ra khi chăm sóc trẻ và làm việc gì đó mà bạn cần phải làm. Nếu bạn nghĩ tới những tình huống thách thức này trước thì bạn có thể lên kế hoạch dựa trên những gì trẻ cần và nói cho trẻ biết tại sao bạn cần tới sự hợp tác của trẻ. Khi đó trẻ sẽ được chuẩn bị cho những việc mà bạn trông đợi.

12.Luôn giữ tính hài hước. Một cách khác để giải tỏa căng thẳng và mâu thuẫn có thể xảy ra đó là sử dụng khiếu hài hước. Bạn có thể giả làm con quái vật gớm ghiếc dọa hay tiếng động vật kêu. Tuy nhiên, không nên lấy trẻ ra làm trò cười. Trẻ nhỏ rất dễ tổn thương vì những trò đùa như vậy. Tạo ra những tình huống hài hước khiến cả bạn và trẻ cùng cười là tốt nhất.

ST