Lưu trữ cho từ khóa: Sử dụng kháng sinh

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy

Hầu như đứa trẻ nào cũng có thể bị tiêu chảy, đây là bệnh dễ gặp và đa phần được điều trị tại nhà. Nếu xử trí không đúng cách, bệnh có thể trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Biểu hiện và nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ

Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Bệnh thường xảy ra khi dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh, ăn uống thiếu khoa học hoặc do dùng thuốc. Một số nguyên nhân thường gây tiêu chảy ở trẻ như: nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, do dùng thuốc (thường gặp khi trẻ uống kháng sinh), do dị ứng thức ăn, do không dung nạp được thức ăn, do ngộ độc…

(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia)

Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy kéo dài thường bắt đầu bằng một đợt tiêu chảy cấp và kéo dài. Hậu quả của bệnh thường dẫn đến suy dinh dưỡng nặng và dễ tử vong. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn. Nguy cơ tiêu chảy cấp chuyển sang tiêu chảy kéo dài ở trẻ trong năm đầu là 22%, giảm xuống 10% ở năm thứ hai và 3% ở năm thứ ba.

Mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa tới sức khoẻ với trẻ bị tiêu chảy là tình trạng mất nước. Do vậy khi bị tiêu chảy, trước hết cần bù ngay nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột. Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách có thể gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong.

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy

Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống Oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì), cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, giúp chức năng tiêu hóa hấp thu của ruột nhanh chóng trở về bình thường, rút ngắn thời gian tiêu chảy, cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy, nên tránh sử dụng đồ ăn chứa nhiều Lactose, giảm dị ứng protein sữa bò và những thức ăn, nước uống có nồng độ đường, muối quá cao làm tăng nồng độ thẩm thấu dễ gây tiêu chảy.

Cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây; nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.

Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ, men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi với các lợi ích sau: Các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Nếu trẻ bị tiêu chảy đến ngày thứ 3 sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là một trong những lý do gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Bổ sung sớm men vi sinh có khả năng tiêu hóa đường Lactose sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng này.

Như vậy, trẻ bị tiêu chảy nếu được bổ sung men vi sinh phù hợp sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nhanh hồi phục sức khỏe, giảm thiểu các biến chứng nặng của tiêu chảy như mất nước, suy dinh dưỡng, kém ăn, chuyển tiêu chảy cấp sang tiêu chảy kéo dài… Golden LAB là một trong các loại men vi sinh hiện nay được các bác sĩ khuyên dùng và các bà mẹ tin dùng với các lợi ích cho trẻ bị tiêu chảy như:

- Golden LAB chứa các vi khuẩn có lợi sinh acid lactic được phân lập từ kim chi Hàn Quốc nên rất dễ hấp thu và có hiệu quả cao để ngăn ngừa và chống lại tình trạng bất dung nạp đường Lactose.

- Golden LAB, ngoài thành phần Probiotics (các vi khuẩn có lợi), còn thành phần thứ 2 rất độc đáo là Prebiotics (chất xơ thực phẩm), đây là nguồn thức ăn lý tưởng giúp các vi khuẩn có lợi sinh sôi nhanh hơn trong ruột, do đó, giúp tăng nhiều lần hiệu quả của men vi sinh.

- Golden LAB chứa Probiotic thế hệ thứ tư, áp dụng công nghệ bao kép DUOLACTM (là công nghệ bào chế men vi sinh hiện đại nhất) giúp bảo vệ vi khuẩn chống chịu được các tác động của môi trường acid trong dạ dày và dịch mật (pH 2-4), bảo đảm cung cấp đủ lượng vi khuẩn có lợi đến đích là ruột để phát huy tác dụng hiệu quả nhất.

- Golden LAB dùng được cho trẻ sơ sinh.

- Ngoài tác dụng giúp trẻ trong điều trị bệnh tiêu chảy, Golden LAB còn giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng sức đề kháng và kích thích trẻ ăn ngon miệng, do đó trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục khi điều trị tiêu chảy.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như:

- Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.

- Phân bé có lẫn máu, máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.

- Bụng đau khi sờ ấn.

- Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.

- Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…

- Trẻ kèm theo sốt cao.

Ðể hạn chế tình trạng tiêu chảy cho trẻ, cần lưu ý đến giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: ăn thực phẩm sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường, sử dụng nguồn nước sạch, rửa kỹ tay trước khi chăm sóc và cho trẻ ăn, tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh, tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Xử trí đúng khi trẻ bị tiêu chảy là vấn đề mọi bà mẹ cần nắm vững.

(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia)

Gọi 04.39.959.969 để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy

 

Xử trí vết thương do bỏng

 

Bỏng không những gây đau đớn mà có thể làm chết người. Diện tích da bị bỏng càng rộng và bỏng càng sâu thì vết bỏng càng nặng. Bỏng nặng là khi diện tích bỏng bao phủ toàn bộ cánh tay, đùi, đầu, nửa lưng hay quá nửa ngực.

Chỉ nên dùng nước sạch dội lên vết bỏng để hạn chế tổn thương

Để phòng tránh bị bỏng không nên cho trẻ em đến gần lửa, gần nước sôi, bàn ủi, bếp điện, lò sưởi điện. Không nên cho trẻ nghịch diêm quẹt. Khi nấu ăn, cần quay cán soong, nồi, chảo nấu ở trên bếp vào phía trong an toàn để trẻ không với tới. Một vấn đề khác cũng cần được quan tâm là tại những hố vôi mới tôi xong phải rào kín chung quanh, có biển báo hiệu để cho mọi người biết và tránh đến gần.

Xử lý vết bỏng ở da bằng cách loại bỏ ngay nguyên nhân gây bỏng như tắt lửa, đưa ngay trẻ ra khỏi nguồn nước sôi... Phải cắt bỏ quần áo để lộ vùng bị bỏng, rửa sạch vết bỏng bằng nước sạch.

Xử trí tùy mức độ bỏng

- Nếu bỏng chỉ làm đỏ da, cần ngâm chỗ bị bỏng vào nước lạnh hoặc nước đá.

- Nếu bỏng chỉ gây nốt phỏng nhưng vết phỏng chưa vỡ, đừng nên chọc vỡ vết phỏng mà nên dùng miếng vải sạch rửa nhẹ chỗ bị bỏng bằng nước sạch hay nước xà phòng. Sau đó dùng băng vải sạch hay băng cuộn băng nhẹ vết bỏng và tháo bỏ băng sau một tuần.

- Nếu bỏng chỉ gây nốt phỏng nhưng vết phỏng đã bị vỡ, cần rửa vết bỏng nhẹ nhàng bằng nước đun sôi để nguội và xà phòng. Sau đó, khử trùng một ít chất vaselin bằng cách hơ nóng, trát lên một miếng băng gạc vô trùng và băng chỗ vết bỏng lại. Nếu không có vaselin nên để hở da, không được bôi mỡ, bơ hay bất kỳ một loại dầu gì lên vết bỏng. Một vấn đề cần lưu ý là giữ vết bỏng cho sạch, để tránh ruồi bám đậu có thể phủ lên vết bỏng bằng một chiếc khăn sạch.

- Nếu vết bỏng đã có mùi hôi do bị nhiễm trùng, cần rửa sạch chỗ bị bỏng bằng nước muối loãng với nồng độ 1 lít nước pha với 1 muỗng cà phê muối và đun sôi để nguội. Dùng kéo đã đun nấu khử trùng cắt lọc hết toàn bộ các mảnh da thối. Sau đó, dùng một miếng vải sạch hay băng gạc sạch vô trùng thấm nước muối rồi băng lên vết bỏng mỗi ngày 2 lần. Cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi trên mặt da xuất hiện một lớp vảy mỏng thì băng vết thương lại. Sử dụng kháng sinh penicilline tiêm với 500.000 đơn vị, dùng liên tiếp trong 5 ngày. Cần cho nạn nhân bị bỏng uống nhiều nước, có thể cho uống thêm thuốc aspirine để chống đau nhức.

- Nếu gặp các trường hợp bị bỏng nặng như diện tích bỏng rộng, vết bỏng sâu lòi cả thịt ngay dưới vết bỏng thì cần phải loại ngay tác nhân gây bỏng, phủ lên vùng bị bỏng một miếng vải sạch. Cho nạn nhân uống nước đường-muối, nước cháo đường hoặc nước pha đường; cho uống thuốc aspirine chống đau, nếu có điều kiện an toàn về y tế cho phép có thể tiêm 1 lọ thuốc penicilline và chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện nơi gần nhất.

- Trong trường hợp vết phỏng chưa bị vỡ hay vết phỏng chỉ làm đỏ da, có thể chữa bằng phương pháp đông y là bôi mật ong lên vùng da bị bỏng.

TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh

Bệnh rò hậu môn?

Tôi bị một cái mụn nhọt gần hậu môn, đã mấy năm rồi. Mụn nhọt này thỉnh thoảng có mủ, đau, khi vỡ ra có mủ màu vàng, nhưng sau đó lại hết. Chừng vài tháng sau lại bị như vậy. Tôi sờ bên ngoài thấy nó tạo thành một đường có thành cứng. Vậy cho hỏi tôi có thể đi khám ở bệnh viện chuyên khoa nào?

(nguyenvantrung…@)

- Trường hợp của bạn có thể chẩn đoán là bạn đang bị bệnh rò hậu môn hay dân gian còn gọi là mạch lươn. Đây là một bệnh xảy ra ở hậu môn trực tràng, tỉ lệ thường gặp đứng thứ hai, chỉ sau bệnh trĩ. Bệnh tuy không gây chết người nhưng lại gây nhiều phiền toái, khó chịu trong cuộc sống.

Rò hậu môn thường xảy ra sau một thời gian bị áp xe quanh hậu môn, rồi tự tạo thành một lỗ nhỏ đóng mày, chảy mủ hoặc dịch màu vàng hôi, tái phát nhiều lần, thỉnh thoảng có cảm giác đau ngứa.

Rò hậu môn có thể được chia thành hai loại:

- Rò đơn giản: chỉ có một lỗ trong thông ra với lỗ ngoài bằng một  đường rò.

- Rò phức tạp: đường rò có nhiều ngóc ngách.

Nguyên nhân thường gặp là do nhiễm vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu vàng, liên cầu, vi trùng lao…

Điều trị:

- Sử dụng kháng sinh thích hợp và giữ vùng da hậu môn sạch sẽ.

- Chỉ có một phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với lỗ rò là phẫu thuật. Tùy theo tính chất của lỗ rò mà kết quả phẫu thuật khác nhau. Có nhiều trường hợp phải mổ đi mổ lại nhiều lần.

Để tránh trường hợp diễn tiến nặng và khó chữa trị hơn, bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Bạn nên đến khám tại bệnh viện có khoa tiêu hóa hoặc phòng khám có khoa chuyên về bệnh hậu môn.

Bác sĩ HUỲNH HUY HOÀNG

Ngứa – Làm sao đây?

Tôi bị ngứa hết cả hai bên cẳng chân, nhất là lúc mồ hôi ra lại càng ngứa. Ngứa gãi làm hai cẳng chân của tôi chảy máu, nhưng nếu không gãi thì tôi không thể chịu đựng được. Xin hỏi tôi bị bệnh gì, có thuốc gì chữa khỏi không?

Lý Hoàng Phúc

(Hà Nam)

Theo như bạn hỏi thì rất có thể bạn mắc bệnh viêm da. Viêm da do rất nhiều yếu tố liên quan, bệnh có thể có nguyên nhân nào đó hoặc không rõ nguyên nhân. Bệnh phát ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Vị trí thường gặp ở mặt trước hai cẳng chân. Da đỏ lên, có các mụn nước nhỏ li ti hoặc các vết sần đỏ. Bệnh nhân rất ngứa. Khi gãi nhiều thì gây chảy máu hoặc các vết xước. Đôi khi da bị khô và sần lên trông xù xì như vỏ cây. Hầu hết các trường hợp không do gan gây nên. Tuy nhiên nếu có điều kiện bạn nên đi làm xét nghiệm để đánh giá chức năng gan, thận.

Việc điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý:

Về chăm sóc da: tắm hoặc rửa nhẹ nhàng ngày 1 lần. Không gãi, không cạo trước khi bôi thuốc. Không xát chanh, xát muối, xà phòng vào chỗ da bị viêm.

Về điều trị: Bôi tại chỗ một trong các thuốc có chứa corticoid có hoạt phổ mạnh như: temproson, gentrison, caditrigel... Ngày bôi 2 lần trong 2-3 tuần. Sau đó phải giữ ẩm da và hạn chế mất nước qua da thì da sẽ đỡ bị viêm. Bôi các chế phẩm làm ẩm da như: kem vitamin E, kem physiogel, babycare.... Bôi sau tắm và bôi chồng lên lúc đi ngủ vào chỗ da bị viêm và da bị khô. Có thể bôi nhiều lần/ngày để giữ ẩm cho da nhất là về mùa đông.  

Nếu có nhiễm trùng bồi phụ thì phải uống một trong các kháng sinh sau: cephalexin, roxithromycin. Sử dụng kháng sinh một đợt trong 5-10 ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ. Nếu ngứa nhiều thì phải uống một trong các thuốc kháng histamin như loratadin, fexofenadin, chlopheniramin một đợt từ 5-10 ngày.  Ngoài ra bạn có thể uống thêm thuốc mát gan cũng tốt.

TS. Nguyễn Thị Lai

(Bệnh viện Hữu Nghị)

Suckhoe&doisong