Lưu trữ cho từ khóa: sóng điện thoại

8 cách dùng di động gây hại

8 cách dùng di động gây hại

Điện thoại di động là công cụ giao tiếp không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.

Di động “của mọi người”

Nếu ai cũng cầm vào di động của bạn, điện thoại của bạn chắc chắn sẽ biến thành nơi phát tán vi khuẩn.

Giải pháp: Mỗi tuần dùng khăn thấm cồn lau di động 1 lần. Sau khi nghe điện thoại nên rửa tay.

Dùng cổ làm tay

Nghiêng cổ nghe điện thoại trong thời gian dài dễ dẫn tới thiếu máu, trúng gió, không có lợi cho sức khoẻ đốt sống cổ.

Giải pháp: Nên dùng tay khi nghe điện thoại, chỉ làm việc khác sau khi đã nghe xong.

Đeo trước ngực hoặc ở hông

Khoảng cách giữa di động và cơ thể quyết định mức độ bức xạ bị hấp thụ vào cơ thể. Đặc biệt những người có bệnh tim, nhịp tim không bình thường không nên đeo di động trước ngực.

Giải pháp: Để di động trong một túi nhỏ có thể dễ dàng mang theo người, cố gắng để túi chứa di động ở ngăn ngoài túi sách để không ảnh hưởng đến tín hiệu sóng điện thoại.

Gắn chặt điện thoại vào tai khi nghe không rõ

Khi nghe không rõ tiếng của đối phương, nhiều người có thói quen để di động sát chặc vào tai. Thực ra, khi sóng điện thoại bị yếu, máy di động sẽ tự động nâng cao công suất phát sóng điện từ. Lúc này nếu để di động quá gần tai, đầu sẽ phải chịu lượng bức xạ gấp đôi thông thường.

Giải pháp: Cách tốt hơn là dùng tai nghe Bluetooth, hoặc đợi đến khi sóng điện thoại bình thường gọi lại.

Đứng ở đường hầm hoặc góc tường nói chuyện điện thoại

Ở những nơi góc cạnh của các công trình kiến trúc, sóng tín hiệu thường rất kém. Công suất bức xạ của di động sẽ theo đó tăng lên.

Giải pháp: Nên ra khỏi đường hầm, góc tường, thang máy để gọi điện.

Quay số điện thoại xong, liền để sát tai

Khi máy di động đang quay số gọi, và chưa kết nối với người nghe, bức xạ sẽ tăng lên rõ rệt.  

Giải pháp: Mỗi loại điện thoại đều có cách hiển thị cho biết đối phương đã nhận máy hay chưa. Chỉ nên để di động sát tai sau khi nhìn thấy thông báo đã kết nối.

“Nấu cháo” bằng 1 tai

Nấu cháo điện thoại, chỉ nghe bằng 1 bên tai trong thời gian dài sẽ khiến não bộ bị các tia bức xạ gây ảnh hưởng xấu.

Giải pháp: Khi nấu cháo điện thoại, tốt nhất nên dùng điện thoại cố định, hoặc đeo tai nghe, hoặc ít nhất cứ vài phút đổi bên tai nghe một lần.

Vừa sạc pin vừa nghe điện thoại

Nếu nghe hoặc gọi điện thoại khi đang sạc pin, điện áp cao hơn nhiều lần so với thông thường sẽ gây tổn hại cho các linh phụ kiện nhỏ bên trong di động. Không chỉ vậy, bức xạ khi sạc pin cũng cao gấp 10 lần thông thường.
Giải pháp: Nên tắt máy khi sạc pin.

Theo People/Dân trí

Dùng di động khi mang thai không tốt cho con

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học California cho biết, phụ nữ mang thai thường xuyên sử dụng điện thoại di động có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về hành vi.

Nếu con cái của họ bắt đầu sử dụng điện thoại ở độ tuổi còn trẻ, nguy cơ này sẽ tăng lên 50%. Kết quả chỉ ra, những đứa trẻ thường xuyên chịu tác động của sóng điện thoại thời gian trong bụng mẹ tăng 30% nguy cơ gặp khó khăn về hành vi khi lên 7 tuổi.

Những đứa trẻ tiếp xúc cả trước khi sinh và trong thời thơ ấu của mình thì nguy cơ này cao hơn 50% so với những đứa trẻ không tiếp xúc với điện thoại di động. Đối với nhóm trẻ em sử dụng điện thoại di động nhưng không tiếp xúc với điện thoại di động trong thời gian trong bụng mẹ thì có 20% nguy cơ biểu hiện hành vi bất thường.

Nghiên cứu đã được tiến hành trên 29.000 người trẻ tuổi. Họ cung cấp chi tiết về chế độ ăn uống, lối sống và môi trường của họ trong và sau khi mang thai. Thông tin về sức khỏe của con cái họ và việc sử dụng điện thoại di động cũng được ghi lại. Khoảng 3% trẻ em có sự bất thường về hành vi với 3% khác nằm trong giới hạn.
TS. Leeka Kheifets cho biết, kết quả đã chứng minh rằng điện thoại di động có liên quan đến các vấn đề về hành vi ở thời điểm 7 tuổi. Ông cho biết thêm: “Chúng tôi lo ngại rằng việc tiếp xúc với điện thoại di động sớm có thể tiềm ẩn một nguy cơ”.

suckhoe-doisong

Điện thoại di động ảnh hưởng đến não

Đó là kết quả nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ. Theo báo cáo, những người sau khi nghe điện thoại 50 phút thì lượng đường sử dụng ở não sẽ khá cao. Đây là dấu hiệu về sự tăng cường hoạt động của não.


Nhưng nghiên cứu này vẫn chưa được công nhận về mặt thực nghiệm. Theo các chuyên gia ở Anh, nó cũng không chứng minh được ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại có thể gây ra những vấn đề cho sức khỏe.

Kể từ khi rộ lên việc sử dụng điện thoại di động, đã có nhiều mối quan tâm về những ảnh hưởng của nó lên cơ thể. Một nghiên cứu ở Đan Mạch được tiến hành trên 420.000 người cho thấy, vẫn chưa có mối liên quan nào giữa ung thư và sử dụng điện thoại di động.

Còn nghiên cứu này đã kiểm tra những ảnh hưởng từ trường của ăng ten điện thoại trên 47 người. Kết quả cho thấy nó có ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tuy nhiên vẫn không thể có kết luận nào cho thấy nó có khả năng gây hại cho sức khỏe.

Những người tham gia nghiên cứu được gắn tai nghe của điện thoại ở 2 bên. Tuy nhiên, một bên tắt, một bên mở nhưng ở chế độ im lặng nên họ cũng không nhận ra được sự khác nhau. Sau đó, não sẽ được quét để kiểm tra những thay đổi trong việc sử dụng glucose. Kết quả cho thấy những khu vực não nằm gần ăng ten tăng lượng glucose sử dụng lên 7% so với bình thường. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng não người rất nhạy cảm với những ảnh hưởng của RF-EMFs khi tiếp xúc với di động. Và nó cũng không cho thấy mối liên quan nào đến những hiệu ứng ung thư.

Giáo sư Patrick Haggard, đến từ Viện Khoa học thần kinh nhận thức của Đại học cao đẳng London, nói rằng kết quả này rất có ý nghĩa vì đã cho thấy một ảnh hưởng trực tiếp của sóng điện thoại lên chức năng của não; nhưng lên sức khỏe thì vẫn chưa rõ ràng. Có nhiều  biến động hơn trong tỉ lệ trao đổi chất ở não xuất hiện một cách tự nhiên, ví dụ như khi suy nghĩ. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu sâu hơn về những ảnh hưởng của sóng điện thoại di động lên sự trao đổi chất của não và liệu nó có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.


Điện thoại làm thay đổi hoạt động não

Nếu ai đó áp điện thoại di động vào tai và đàm thoại từ 50 phút trở lên, hoạt động của tế bào thần kinh trong vùng não gần ăng-ten nhất sẽ thay đổi.

Fox News đưa tin các nhà khoa học thuộc Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ thực hiện một thử nghiệm để kiểm tra phản ứng của não khi tiếp xúc với trường điện từ do sóng điện thoại di động gây nên. Họ theo dõi hoạt động trong não của 47 người tình nguyện bằng máy chụp cắt lớp. Sau đó họ yêu cầu tất cả người tình nguyện nghe điện thoại di động trong 50 phút rồi theo dõi hoạt động của não.

Kết quả cho thấy hoạt động trao đổi đường glucose (dấu hiệu của hoạt động não) ở vùng não sát ăng-ten điện thoại nhất tăng 7%, song không thay đổi ở phần còn lại của não.

Tiến sĩ Nora Volkow, trưởng nhóm nghiên cứu, nói rằng các chuyên gia đều ngạc nhiên khi phát hiện bức xạ điện từ yếu của điện thoại có thể làm thay đổi hoạt động của não. Tuy nhiên, bà chưa biết sự thay đổi này có lợi cho não hay không.

Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng điện thoại di động và nguy cơ ung thư. Nhưng một nghiên cứu quy mô lớn của Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng nguy cơ mắc ung thư vì dùng điện thoại di động là không rõ ràng.

Giáo sư Patrick Haggard, một nhà khoa học của Đại học London tại Anh, bình luận rằng kết quả nghiên cứu rất thú vị, bởi nó có thấy tín hiệu của điện thoại di động gây nên tác động trực tiếp đối với hoạt động não. Song tốc độ trao đổi đường glucose cũng tăng khi con người thực hiện các hành vi khác, như uống rượu.

"Nếu các nghiên cứu trong tương lai xác nhận sóng điện thoại tác động trực tiếp tới quá trình trao đổi chất của não, chúng ta phải tìm hiểu xem liệu những tác động đó có thế gây hại cho sức khỏe hay không", Haggard phát biểu.

Meo.vn (Theo Vne)

Quí ông cảnh giác

Rượu, thuốc lá, tắm hơi nhiều, mặc quần áo bó sát, đi xe đạp… có thể làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng của nam giới. Trong số đó, nhiều nguyên nhân hoàn toàn có thể phòng tránh.

 

Rượu
Nghiện rượu có thể làm giảm cả số lượng và chất lượng tinh trùng.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Sinh sản Aberdeen (Scotland) sau khi nghiên cứu trên 16.000 mẫu tinh dịch của 7.500 đàn ông trong vòng 13 năm, đã đưa ra cảnh báo chính thức về tác hại rõ rệt của rượu và thuốc lá lên chất lượng tinh trùng. Họ cũng thấy rằng số lượng tinh trùng trong tinh dịch nam giới ngày nay đã sụt giảm gần 1/3 so với những năm trước 1989 (từ 87 triệu tinh trùng/ 1ml tinh dịch trước năm 1989 xuống còn 62 triệu năm 2002) và có khả năng sẽ sụt giảm hơn nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Nghiên cứu còn cho thấy cả chất lượng tinh trùng của nam giới cũng sẽ kém hơn trước, do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng có con của họ sau này.
Căng thẳng
Hầu hết những căng thẳng về thể chất và tinh thần quá mức đều có thể làm giảm số lượng tinh trùng:
- Steess về tình cảm.
- Làm việc vất vả hay chơi thể thao quá sức.
Mặc quần áo bó sát
- Mặc quần Jean quá chật có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ quan sinh dục và gây những chấn thương do đè ép.
- Mặc quần quá chật nhất là quần lót chật làm tinh hoàn bị ép sát vào người đồng thời thông khí kém gây ra sự tăng nhiệt độ vùng da bìu. Ngoài ra, cũng không nên dùng quần lót bằng chất liệu ny lông vì loại vải này dễ tích điện và điện trường sinh ra liên tục tại bìu sẽ ảnh hưởng đến sự sinh sản tinh trùng.
- Do nhiệt độ bình thường để quá trình sinh tinh diễn ra một cách tự nhiên phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2-3 độ C, tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể làm giảm chất lượng tinh trùng.
- Tình trạng tăng nhiệt độ tương tự cũng diễn ra ở những người phải ngồi nhiều một chỗ như tài xế, phi công, nhân viên văn phòng.
- Để tránh tình trạng trên, lời khuyên là mặc các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát và chọn những vật liệu thoáng, thấm mồ hôi tốt để việc tản nhiệt của da bìu diễn ra dễ dàng.
Thuốc lá
Khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc, gồm có: Nicotin, CO, các chất sinh ung, các chất thuộc nhóm benzen... Thuốc lá không chỉ làm giảm tuổi thọ của con người 5-8 năm mà còn làm giảm nặng khả năng sinh sản.
Thuốc lá làm giảm số lượng và độ di động của tinh trùng. Nicotin trong khói thuốc gây hại không chỉ với nam giới, ở nữ giới, việc tiếp xúc với nicotin có thể gây co thắt ống dẫn trứng làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung.
Thử nghiệm trên động vật cho thấy nicotin và các chất thơm gốc benzen có thể làm tinh trùng dị dạng hay teo tinh hoàn. ở người, thuốc lá có thể gây ra các bất thường di truyền tinh trùng và ảnh hưởng lên các cháu bé sinh ra.
Việc cai thuốc lá có thể cải thiện đáng kể chất lượng tinh trùng, hoặc làm ngăn chặn tình trạng xấu hơn có thể xảy ra.
Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao
Những người làm việc trong các ngành nghề phải thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao thường có suy giảm chất lượng tinh trùng. Các nghề đó gồm: Thợ rèn, thợ hàn, thợ luyện kim, đầu bếp...
Bức xạ, sóng điện thoại di động
Sử dụng máy tính xách tay đặt lên đùi cũng làm giảm chất lượng tinh trùng. Nguyên nhân có thể do nhiệt độ cao và từ trường do máy phát ra ảnh hưởng đến hiện tượng sinh tinh.
Các tế bào sinh tinh trùng rất nhạy cảm với vùng phóng xạ. Xạ trị, tia X, các dạng phóng xạ khác ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất tinh trùng. Sau khi ngưng nguồn tiếp xúc, quá trình sinh tinh mất khoảng 2 năm để hồi phục, đôi khi hoàn toàn không hồi phục.
Tắm nước quá nóng
Nếu đi tắm hơi, nhiệt độ trong phòng tắm lên tới 70- 80oC, so với phòng tắm bình thường nhiệt độ cao hơn 2 lần. Đó là điều hết sức bất lợi cho tinh trùng. Các chuyên gia cảnh báo, dù tắm nóng hay tắm hơi, nhiệt độ khoảng 34 độ C là thích hợp nhất.
Đi xe đạp quá nhiều
Khi đi xe đạp, nhất là xe đạp thể thao, lưng người lái sẽ phải cong lên liên tục. Tinh hoàn bị đè vào giữa yên xe và vùng đáy chậu gây nên tình trạng chèn ép, thiếu máu nuôi. Ngoài ra, tinh hoàn thường xuyên bị sức nén và cọ sát (nhất là với loại xe đạp thể thao) nên thường xuyên bị sung huyết, nhiệt độ vùng bìu cũng ở mức cao.
Vì vậy các tay đua chuyên nghiệp, đi xe đạp liên tục mỗi ngày nhiều giờ và kéo dài hàng tháng sẽ có ảnh hưởng xấu đến sinh sản tinh trùng.
Hóa chất và thuốc trừ sâu
Một số chất ô nhiễm được ghi nhận có ảnh hưởng rõ rệt lên chất lượng tinh trùng bao gồm: Các gốc ôxy tự do, các hóa chất diệt côn trùng, diệt cỏ (DDT, aldrin, dieldrin, PCPs, dioxin, furan...), một số hydrocarbon (ethylbenzene, benzene, toluen, xylen...), một số chất bảo quản, hóa chất có trong vật liệu xây dựng, nội thất...
Các kim loại nặng
Tiếp xúc trong thời gian dài với kim loại nặng như chì, cadmium, arsenic làm giảm số lượng tinh trùng. Một lượng rất nhỏ kim loại nặng có trong tinh dịch có thể gây ức chế nhiều enzyme quan trọng cho quá trình thụ tinh của tinh trùng.

Những lầm tưởng khi chăm sóc sức khỏe

Vitamin C ngừa chứng sổ mũi mùa đông? Sữa có tác dụng giải độc? Hỏng mắt nếu đọc sách trong ánh sáng nhập nhoạng?… Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn gạt bỏ đi những lầm tưởng không đáng có.

1. Rượu mạnh giúp hồi phục cơ thể đang mệt mỏi

Điều này hoàn toàn sai. Rượu mạnh trong thời điểm ấy chỉ khiến bạn cảm thấy thêm mệt mỏi và làm cho tình trạng sức khỏe của bạn 'tồi tệ' hơn mà thôi.

2. Uống một liều vitamin C vào đầu mùa đông sẽ tránh được chứng sổ mũi

Sai. Chứng sổ mũi trong những đông giá lạnh không thể dễ dàng bị 'xua đuổi' chỉ với một liều vitamin C. Thực chất, quan niệm về khả năng chống lại hắt hơi sổ mũi của Vitamin C là thiếu căn cứ.

Thực chất, quan niệm về khả năng chống lại hắt hơi sổ mũi của Vitamin C là thiếu căn cứ

3. Uống một ly sữa nếu có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm

Sai. Sữa không phải là thuốc giải độc. Khi cơ thể có những triệu chứng  ban đầu của ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, đau bụng… tốt nhất là đừng nên ăn hay uống gì.

Thức ăn hay đồ uống đi vào dạ dày lúc này chỉ tạo điều kiện cho tốc độ lan truyền theo đường máu của các phân tử độc nhanh hơn mà thôi. Dù bị ngộ độc nhẹ hay nặng, bước sơ cứu đầu tiên vẫn là cố gắng nôn hết thức ăn trong dạ dày ra.

4. Uống thuốc kháng sinh làm cơ thể mệt mỏi

Sai. Thuốc kháng sinh không phải là nguyên nhân gây ra mệt mỏi. Tuy nhiên, đôi khi thuốc cũng kèm theo một số tác dụng phụ như: dị ứng, tiêu chảy hay buồn nôn…

5. Nhổ 1 sợi tóc bạc làm mọc lại 10 sợi tóc bạc khác

Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân gây ra bạc tóc là do sắc tố melanin ở chân tóc giảm, tóc dần mất đi màu sắc vốn có và chuyển thành màu trắng. Và tất nhiên, việc nhổ tóc bạc chẳng có mối liên quan nào tới hiện tượng đã nêu trên cả.

6. Dùng điện thoại trong bệnh viện gây nguy hiểm

Sai. Trong bệnh viện, hiện tượng giao thoa sóng điện thoại từ nhiều người sử dụng có xảy ra nhưng nó chỉ giới hạn trong khoảng cách vài centimét. Điều này không gây hại gì cho người bệnh cả.

7. Trẻ con quấy khi bị đi ngoài có thể cho uống nước ngọt có ga

Sai. Nhiều vị phụ huynh có con bị đi ngoài, do trẻ quấy khóc nhiều nên đã chiều theo đòi hỏi của con mà không biết rằng những đồ uống chẳng có tí khoáng chất hay vitamin này chỉ làm bệnh thêm trầm trọng thêm mà thôi. Thực tế, khi đi ngoài, cơ thể mất rất nhiều nước. Cách tốt nhất là uống nhiều nước có chứa các chất điện phân.

8. Đọc sách trong ánh sáng chập choạng làm hỏng mắt

Sai. Việc thiếu ánh sáng không làm tổn thương võng mạc mắt. Nó chỉ khiến các cơ mắt phải làm việc tập trung và nhanh bị mệt mỏi hơn mà thôi. Ngoài ra, khi mắt phải căng ra quá lâu có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu, thậm chí là nôn nửa.