Lưu trữ cho từ khóa: sơn tra

Bài thuốc chữa tăng huyết áp từ sơn tra

Sơn tra còn gọi hồng quả, sơn lý hồng, yên chi…, là quả chín già của cây Bắc sơn tra. Ở Việt Nam có 2 cây được bán với tên sơn tra là chua chát. Quả sơn tra có mùi thơm đặc trưng, vị chua, chát ngọt, ngâm làm nước giải khát hoặc chế biến làm rượu vang, mứt, ô mai… Sơn tra còn là vị thuốc trị nhiều bệnh. Đặc biệt, sơn tra là vị thuốc trị tăng huyết áp rất hiệu quả.

Bài1:

sơn  tra 15g, lá sen 20g. Hai thứ tán vụn hãm nước sôi trong bình kín chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: trị tăng huyết áp, béo phì kèm đau đầu, hoa mắt chóng mặt.

bai-thuoc-chua-tang-huyet-ap-tu-son-tra

Trà sơn tra hoàng kỳ đan sâm cát căn bổ khí hoạt huyết ích, tâm kiện não, trị tăng huyết áp kèm theo rối loạn tuần hoàn não.

Bài 2:

sơn tra 24g, cúc hoa 15g, kim ngân hoa 15g, lá dâu 12g. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh can nhiệt hóa ứ tích, trị tăng huyết áp thể can nhiệt có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, dễ cáu giận, miệng khô họng khát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ.

Bài 3:

sơn tra 15g, hoàng kỳ 60g, cát căn 30g, tang ký sinh 30g, đan sâm 40g. Tất cả đem sắc 2 lần, mỗi lần 30 phút. Lấy 800 – 1.000ml lít nước thuốc; sau đó đem cô lại còn 300 – 400ml, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bổ khí hoạt huyết ích, tâm kiện não, trị tăng huyết áp có kèm theo rối loạn tuần hoàn não, rối loạn nhịp tim với triệu chứng mệt mỏi, khó thở, ngại hoạt động, ăn kém, hay hoa mắt chóng mặt, dễ vã mồ hôi, đau nhói vùng ngực, sườn, đại tiện nát.

Bài 4:

sơn tra 16g, sinh đỗ trọng 16g, thảo quyết minh 16g, râu ngô tươi  62g, hoàng bá 6g, sinh đại hoàng 3g. Tất cả đem sắc với 6 bát nước, cô lại còn 3 bát chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bổ can thận thanh can nhiệt, giáng áp, chữa tăng huyết áp, béo phì.

Bài 5:

hải đới 30g, sơn tra 30g, mã thầy 10 củ, chanh 3 quả. Hải đới rửa sạch cắt ngắn, sơn tra bỏ hạt thái miếng, mã thầy bóc vỏ thái vụn, chanh cắt lát. Tất cả sắc kỹ chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: hoạt huyết hóa ứ, cường tim lợi thủy giáng áp, dùng tốt cho người bị tăng huyết áp.

Bài 6:

sơn tra 30g, táo tây 30g, rau cần tây 3 cây, đường phèn vừa đủ. Sơn tra và táo bỏ hạt, thái miếng; rau cần rửa sạch cắt đoạn. Tất cả cho vào bát to, đổ 300ml nước rồi hấp cách thủy chừng 30 phút, thêm đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: hoạt huyết giáng áp, dùng cho người bị tăng huyết áp và rối loạn lipid máu.

Bài 7:

sơn tra 150g, đậu xanh 150g, đường phèn vừa đủ. Sơn tra bỏ hạt thái miếng; đậu xanh rửa sạch ngâm trong nước 30 phút. Hai thứ đem sắc kỹ cho thêm đường phèn chia uống 2 lần trong ngày. Công dụng: hoạt huyết hóa ứ, thanh nhiệt giáng áp, chữa tăng huyết áp thể nhiệt chứng.

Lương y Nguyễn Minh

Theo Suckhoedoisong.vn

Làm gì khi bị dị ứng

Đôi khi dị ứng chỉ là những vết mày đay khó chịu trên da nhưng cũng có lúc gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng

Theo đông y, dị ứng xảy ra ở những người ít ăn rau, thích các món cay và nóng. Nguyên nhân sâu xa gây dị ứng là chức năng tiêu độc của gan và bài tiết ở thận suy giảm.

Dễ dị ứng khi gan, thận suy


Khi ăn chất đạm, chất béo và đường, bộ máy tiêu hóa phân hủy các chất này thành acid amin cơ bản rồi tổng hợp lại để duy trì hoạt động cơ thể. Trong quá trình này, cơ thể sinh ra độc tố khiến gan phải hoạt động để làm vô hại chất độc, đẩy chúng ra ngoài theo đường đại tiện, tiểu tiện và mồ hôi.

Nếu chức năng gan kém, thận sẽ làm việc hết công suất để bài tiết chất độc. Khi cả chức năng tiêu độc và bài tiết của gan, thận suy yếu cộng với sức khỏe giảm sút, cơ thể dễ bị phong (gió), nhiệt (nóng), thấp (ứ nước); gây ngứa dị ứng, mày đay như: mụn nhọt, trứng cá, u bã đậu, lở ngứa…

Biểu hiện đa dạng

Mỗi cơ thể sẽ phản ứng với một số dị nguyên nhất định nên chất dị ứng ở người này chưa chắc gây dị ứng với người khác. Khi dị ứng với một chất nào đó, không phải độc chất từ chất đó ảnh hưởng lên cơ thể mà chỉ do hệ miễn dịch cảm thấy lạ nên kích hoạt đáp ứng miễn dịch dị ứng. Những người có cha, mẹ hoặc cả hai cùng bị dị ứng thì nguy cơ dị ứng rất cao.

Biểu hiện dị ứng rất đa dạng. Ở thể nhẹ và vừa, da nổi mày đay, đỏ bừng, phù mạch; nôn mửa, quặn bụng, đau bụng, tiêu chảy; hen phế quản, phù thanh quản. Ở thể nặng, cơ thể phản ứng sốc phản vệ ngay sau khi dị ứng.

Tân dược khó trị dứt điểm

Dùng thuốc bôi ngoài da cũng như uống tân dược chỉ hết dị ứng tạm thời, sau một thời gian bệnh sẽ tái phát nên cần điều trị bằng các món ăn có tính thanh nhiệt, giải độc, nhuận gan.

- Để trị mày đay thì dùng đu đủ 100 g, gừng tươi 6 g, giấm gạo 100 ml. Đu đủ gọt bỏ vỏ, thái miếng cho gừng và giấm vào nấu lên, đun nhỏ lửa cho đến khi giấm cạn, lấy đu đủ ra ăn. Dùng 2 lần vào sáng và tối. Một bài thuốc khác nữa dùng nguyên liệu là sơn tra 30 g, mạch nha 15 g, lá tre tươi 15 g, cam thảo 3 g; tất cả cho vào ấm, đổ 500 ml nước sạch vào sắc; bỏ bã lấy nước uống; chia uống 3 lần trong ngày.

Ngoài ra, có thể dùng mướp tươi 1 quả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước bôi vào chỗ mày đay, nổi ban hoặc lấy lá hẹ tươi (100 g) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, đun nóng lên. Chia làm 2 phần: Một phần uống, một phần bôi vào chỗ mày đay, phát ban. Nếu viêm mũi dị ứng thì dùng món ăn sau đây để trị sẽ rất hiệu nghiệm: Thịt bò 100 g rửa sạch, thái miếng; rau thơm 15 g cắt nhỏ, gạo tẻ và tỏi tươi (bóc vỏ, đập dập) mỗi thứ 60 g, gia vị vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch, đem ninh thành cháo. Khi cháo chín, cho thịt bò và tỏi vào đun sôi thêm một lát nữa rồi cho rau thơm và gia vị vào, ăn nóng trong ngày. Món này giúp trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông mũi.
Meo.vn (Theo NLD)

Bài thuốc đông y giảm mỡ máu cao

Mỡ máu cao là tình trạng thành phần mỡ trong huyết tương (cholesterol, triglycerid, phospholipid) cao hơn bình thường, thường gặp ở người cao tuổi, liên quan nhiều đến các bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch não, tiểu đường...

Đông y cho rằng, gốc của bệnh này ở việc trao đổi vận hóa phân bổ nước bọt và mồ hôi khác thường, sinh ra đờm đục trong cơ thể, làm trở ngại sự vận hành. Tùy xem chứng bệnh và mức độ mà có thể áp dụng một số bài thuốc dưới đây.

Bài 1: Dùng cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ, còn có thể tăng cường co giãn huyết quản thì lấy hòe giác, sơn tra nhục, vỏ bí đao, hà thủ ô cho nước vào nấu canh, ngâm trà ô long, uống thay trà.

Bài 2: Nếu người bệnh có lipit huyết cao, hay đau nhói trước ngực, thường có kèm bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim... thì dùng sinh địa, đương quy, bạch thược, đào nhân, xuyên ngưu tất, sài hồ, đan sâm, hồ hoàng, sung úy tử, chỉ thực sắc uống.

Đối với người máu mỡ cao thì dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt. Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm nhiều đạm, mỡ, tăng cường rau củ quả, và thường xuyên tập luyện thể thao như đi bộ, khí công, dưỡng sinh...


Lương y Phó Hữu Đức (chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy, HN)
Meo.vn (Theo Bee)

Hoa bưởi chữa chứng ngáp vặt

Ngoài ra, hoa bưởi còn là một loại thuốc quý để chữa chứng ho đờm, đau dạ dày, đau đầu do mệt mỏi…

* Hoa bưởi 12g, chưng với trà uống tiêu được túc thực (thức ăn ứ đọng), nấc, khí trệ, hay rên rỉ và ngáp vặt, bưởi và bạch cập mỗi thứ 10g chưng với trà uống, có thể làm đẹp. Hoa bưởi và hoa sen mỗi thứ 10g, chưng với trà uống có thể khai tâm tỉnh tỳ.


Hoa bưởi là một loại thuốc quý để chữa chứng ho đờm, đau dạ dày, đau đầu do mệt mỏi….Ảnh: IE

* Hoa bưởi 4g, hoa đậu một bát, nước gừng nửa thìa, đường phèn một thìa. Hoa bưởi rửa sạch cho vào nồi đun khoảng 10 phút sau đó bỏ bã lấy nước. Cho tiếp nước gừng, đường, hoa đậu vào rồi đun tiếp sau đó lấy ra ăn. Có tác dụng tiêu đờm, thông đại tiện.

* Hoa bưởi 5g, đường phèn một thìa nhỏ. Đun trong 200ml nước, sau khi sôi 5 phút cho đường vào rồi đun tiếp. Đem uống có tác dụng tuần hoàn khí huyết, chữa đau dạ dày.

Ngoài hoa bưởi, lá bưởi, cùi bưởi cũng có nhiều tác dụng chữa bệnh: Lá bưởi một nắm (50 – 100g), lá sả một nắm (50 – 100g), lá duối một nắm (50 – 100g), lá cúc tần một nắm (50 – 100g) cho vào nồi nước đun thật sôi dùng để xông trừ cảm mạo, cho ra mồ hôi và viêm đường hô hấp trên;

Trị ho ở người già: Dùng 300g cùi bưởi (bỏ lớp vỏ bên ngoài) và 50g phèn chua đun chín với 500ml nước mỗi ngày uống từ 100ml.

Vỏ một quả bưởi tươi, đem nướng cháy lớp vỏ rồi cạo vỏ, cho vào nước sạch ngâm một ngày để vị đắng tan ra, sau đó tiếp tục cắt thành miếng rồi cho vào đun với nước, khi gần chín cắt nhỏ 3 củ hành cho vào, thêm muối, dầu ăn để ăn kèm trong bữa ăn.

Có tác dụng giải uất trong gan, hạ khí, tiêu đờm, dùng thích hợp để trị chứng tức ngực, đau sườn, khí thượng, chán ăn do giận dữ mà ảnh hưởng đến gan.

* Vỏ quả bưởi 50g, đào nhân 10g, kê nội kim 10g, sơn tra 20g, thần khúc 20g, đem sắc với 500ml nước uống, sau khi ăn cơm uống thay trà thì tiêu được thực tích, có tác dụng làm thon đẹp thân hình, tươi nhan sắc.

Ths Thanh Tâm

Meo.vn (Theo Bee)

Giảm mỡ máu bằng trà dược

Mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các bệnh về tim mạch như: cao huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim... Để làm hạ mỡ máu có thể dùng thuốc (tân dược, đông y...) nhưng để an toàn hơn hãy dùng các thảo dược đơn giản như dùng trà hàng ngày.

Lá sen, sơn tra, vỏ quýt: Lá sen khô 60g, sơn tra 10g, ý dĩ 10g, hoa sinh diệp 15g, vỏ quýt 5g, lá trà 60g. Lấy những thảo dược trên làm thành bột nhỏ, đun sôi nước uống thay trà. Tác dụng: Tỉnh tỳ hóa thấp, giảm béo, dùng với bệnh máu nhiễm mỡ nhức đầu chóng mặt ngực khó thở, mạch căng.

Hà thủ ô, hòe hoa, sơn tra: Trà ô long 3g, hòe hoa 18g, hà thủ ô 30g, vỏ bí đao 18g, sơn tra 15g. Lấy hòe hoa, hà thủ ô, vỏ bí đao, sơn tra... 4 vị cho nước vào nấu sắc kỹ ngâm trà ô long, uống thay trà. Tác dụng: Hạ mỡ máu, tăng cường đàn hồi.

a

Mộc nhĩ trắng

Trà lá sen: Lá sen tươi 30g, rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cốc sứ, ngâm nước, sau khi ngâm 15 phút có thể uống; Nếu không tươi, có thể lấy khô thay thế 10g, cách làm như trên, uống thay trà. Tác dụng: Hạ cholesterol, dùng với bệnh máu nhiễm mỡ.

Cháo vừng đen, dâu: Vừng đen 60g, dâu 50g, gạo 50g, đường trắng 50g, để riêng rửa sạch, tất cả nghiền nát. Cho nước vào nồi đun sôi cho  đường tan, lại đun cho nước sôi, từ từ cho 3 vị đã nghiền nát vào, nấu thành dạng hồ là được. Tác dụng: Bổ âm thanh nhiệt, hạ mỡ máu.

Mộc nhĩ trắng, sơn tra: Mộc nhĩ trắng 20g, sơn tra 40g, đường trắng 1 thìa. Lấy mộc nhĩ trắng rửa sạch, bỏ tạp chất, cho khoảng 3 bát to nước lạnh, ngâm 1 ngày. Ngâm đến khi mộc nhĩ đã trương nở ra. Nếu vẫn còn tạp chất, loại bỏ đi. Sơn tra thái thành miếng vuông nhỏ. Lấy mộc nhĩ trắng đã ngâm nước cho vào nồi nhỏ, dùng lửa nhỏ từ từ đun 1 giờ, cho sơn tra và đường trắng, đun nửa giờ, đến khi mộc nhĩ nhừ, nước đặc như hồ là được. Mỗi ngày 1 hoặc 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ, làm món điểm tâm hoặc ăn trước khi đi ngủ, 2 ngày ăn hết.

Tác dụng: Bổ âm dưỡng vị, cường tâm, bổ huyết, nhuận phế bồi bổ sức khoẻ, dưỡng huyết mạch, hạ huyết áp, hạ mỡ máu... Có thể làm thực phẩm chức năng cho những người mắc bệnh mạch vành, cao huyết áp và mỡ máu cao.

Meo.vn (Theo Bee)

Trà dược cho người tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch. Ðối tượng mắc bệnh và lứa tuổi mắc ngày càng mở rộng. Nhiều loại trà dược của y học cổ truyền  có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch. Theo quan niệm của y học cổ truyền, tăng huyết áp là hội chứng thuộc phạm vi các chứng huyễn vựng (chóng mặt, hoa mắt), đầu thống (nhức đầu), thất miên (mất ngủ)... do các tạng can, thận, tỳ, bị mất điều hoà mà gây ra bệnh. Ngoài ra còn yếu tố đàm thấp hay gặp ở những người bệnh tạng béo và cholesterol  máu cao.

Gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) lớn hơn 140mmHg và  huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) lớn  hơn 90 mmHg.

Trà tâm sen chữa tăng huyết áp, tim đập nhanh, mất ngủ.

Biểu hiện thường gặp: Người bệnh tăng huyết áp thường có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và thường bị mất ngủ, tính tình hay cáu gắt. Phép chữa của y học cổ truyền là dùng thuốc bình can tiềm dương, thanh can tả hỏa, hóa đờm tiêu trễ, trong đó trà dược tỏ ra hiệu quả đối với những bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ và vừa (huyết áp tối đa dưới 175mmHg và huyết áp tối thiếu dưới 110mmHg), được nhiều người sử dụng.

Trà chi tử: chè búp non 30g, chi tử 30g. Hai vị trên cho vào nồi, đổ 800 – 1000ml nước đun còn 400 – 500ml. Ngày uống 1 thang, chia 2 lần sáng chiều, uống nóng. Công dụng: tả hỏa thanh can, mát máu hạ huyết áp. Chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt.

Trà cúc hòe: hoa cúc, hoa hòe, chè xanh mỗi thứ 3g. Cho cả 3 vị vào cốc, đổ nước sôi đậy nắp ngâm 5 phút. Ngày uống 1 thang, uống dần. Công dụng: bình can trừ phong, thanh hỏa hạ huyết áp. Chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt.

Trà thiên ma: thiên ma 6g, chè xanh 3g, mật ong vừa đủ. Cho thiên ma vào nồi, đổ một bát to nước đun sôi 20 phút sau đó cho chè vào, đun thêm mấy phút nữa là được, lọc lấy nước cho mật ong vào uống. Ngày uống 1 thang, chia 2 lần, uống nóng, có thể ăn thiên ma. Công dụng: bình can tiềm dương, thư phong trừ thống. Chữa tăng huyết áp, đau đầu.

Trà đỗ trọng: lá đỗ trọng, chè búp xanh loại tốt, lượng bằng nhau. Hai thứ tán bột, trộn đều, đóng thành từng túi nhỏ bằng giấy lọc, mỗi túi 6g, cất giữ nơi khô ráo. Ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 1 túi pha nước sôi 10 phút uống nóng. Hoặc lấy 10g lá đỗ trọng, 3g chè pha nước sôi 10 phút hoặc đổ nước đun sôi kỹ, ngày uống một thang, uống nóng. Công dụng: bổ gan thận,  cường gân cốt. Chữa tăng huyết áp kèm bệnh tim và đau lưng sườn.

Trà sơn tra hà diệp: sơn tra 15g, lá sen 12g. Hai thứ thái nhỏ, đổ nước vừa đủ đun sôi hoặc pha nước sôi uống. Ngày uống 1 thang. Công dụng: tiêu mỡ hóa trễ, hạ áp giảm mỡ. Chữa tăng huyết áp, mỡ trong máu cao, giảm béo.

Trà nhị diệp sơn tra: lá hồng 10g, sơn tra 12g, chè 3g. Cho ba thứ vào ấm, đổ nước sôi hãm 15 phút. Ngày uống 1 thang, uống dần trong ngày. Công dụng: hoạt huyết hóa ứ, hạ áp giảm mỡ. Chữa tăng huyết áp, mỡ trong máu cao.

Trà quyết minh la bố ma: hạt quyết minh sao 12g, la bố ma 10g. Cho hai thứ vào ấm, đổ nước sôi hãm 15 phút. Ngày 1 thang, uống dần. Công dụng: thanh nhiệt bình can, lợi tiểu. Chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt bồn chồn bất an, giảm mỡ trong máu.

Trà tâm sen: tâm sen 3g cho vào  cốc, đổ nước sôi ngâm 5 – 10 phút. Ngày uống 1 – 2 lần. Công dụng: thanh tâm, hạ huyết áp, tỉnh táo, cầm máu. Chữa tăng huyết áp, đau đầu, tim đập mạnh, mất ngủ.

Nước cây lạc: toàn bộ cây lạc khô 50g. Cắt cây lạc  thành từng đoạn nhỏ, ngâm rửa sạch, cho vào nồi đổ nước nấu uống thay chè. Ngày 1 thang, uống lúc nào cũng được. Chữa tăng huyết áp, mỡ trong máu cao.

Lương y  Thái Hòe

Món ăn bài thuốc từ cà tím

Có một số cách dùng cà tím làm món ăn chữa bệnh.

Theo Đông y, cà tím (còn gọi là cà dái dê) có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu ung, nên được sử dụng trong chữa trị các chứng như ung nhọt, lở loét, chốc lở ngoài da. Tai của quả cà tím cũng dùng nấu lấy nước uống để chữa ung nhọt, lở loét. Cà tím còn có tác dụng lợi tiểu thông mật, nhuận gan, đề phòng xơ vữa động mạch do tác dụng làm giảm cholesterol.

Giảm mỡ

Dùng cà tím nấu canh gà. Cách làm: gà tơ 1 con, cà tím 200g, vị thuốc sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu ăn, gia vị. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc. Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đến khi nóng thì cho gừng, hành vào phi thơm, cho gà vào xào sơ qua. Tiếp đó, đổ nước vào, cho cà, sơn tra, gia vị vào, nấu với lửa lớn đến sôi, rồi hạ lửa nhỏ nấu thêm đến chín nguyên liệu. Mỗi ngày dùng một lần, có tác dụng tiêu thực, giảm mỡ.


Cà tím - Ảnh: K.Vy

Hạ huyết áp

Dùng 3 quả cà tím, thịt heo nạc xay 200g, nước sốt cà chua 15 ml, dầu ăn, gia vị. Cà tím bổ làm đôi theo chiều dọc, bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo nước. Sau đó nhồi nhân thịt heo (đã trộn gia vị), rồi đem rán vàng, phi hành, rồi cùng sốt cà chua để om quả cà tím.

Hoặc dùng cà tím 200g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10g, dầu mè, nước tương. Cà rửa sạch, cắt miếng, hành cắt khúc, gừng cắt lát, tỏi bỏ vỏ. Bắt chảo nóng cho dầu vào, khi dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm, rồi cho cà vào trộn đều, cho nước vào, nêm gia vị xào đến chín. Mỗi ngày ăn một lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết.

Trị viêm gan, táo bón

Cà tím trộn gạo đem nấu cơm dùng trong 5-7 ngày đối với chứng viêm gan. Còn táo bón, dùng cà tím nửa kg, gừng tươi 4 lát, tỏi một ít. Cà cắt dọc, tỏi và gừng giã nhuyễn. Tất cả trộn với nước tương, dầu, muối, đường, đem chưng cách thủy để dùng.

Phòng ngừa ung thư

Cà tím 2 quả, cắt khúc, thịt ba chỉ 150g cắt miếng, rau tía tô, rau mùi tàu, lá lốt thái nhỏ, hành cắt khúc, tỏi thái nhỏ, cùng gia vị. Sau khi nấu cà cùng thịt chín mềm thì cho các nguyên liệu trên vào, nêm nếm gia vị, đảo đều, lấy ra dùng nóng.

Những người đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu hay lỵ ra máu, có thể lấy rễ và cuống của quả cà tím nấu lấy nước uống.

Lương y Hoài Vũ

Meo.vn (Theo TNO)

Dưỡng da trắng đẹp bằng nước đá

Những viên đá nhỏ xíu trong tủ lạnh tưởng chừng như chỉ có tác dụng trong việc giải khát hóa ra lại là loại mỹ phẩm chăm sóc da "siêu rẻ" và "siêu an toàn".

Giúp da mặt thư giãn với nước đá

Các chuyên gia về sắc đẹp khuyên chúng ta nên rửa mặt buổi sáng bằng những viên đá được làm từ nước các loại hoa quả thay cho nước lã. Những viên đá lạnh buốt này sẽ làm trẻ hoá làn da, xoá đi những vết nhăn, và làm ửng hồng đôi má của bạn

Lấy một cục đá kích cỡ vừa phải, chà vào mặt và cổ theo các hướng khác nhau, sau đó lau khô bằng khăn lông mềm và bôi kem dùng cho ban ngày mà bạn vẫn sử dụng.

Những viên đá nhỏ xíu trong tủ lạnh tưởng chừng như chỉ có tác dụng trong việc giải khát hóa ra lại là loại mỹ phẩm chăm sóc da "siêu rẻ" và "siêu an toàn"

Chế tạo “đá dưỡng da”

Bạn có thể kết hợp giữa việc làm đá với các loại nguyên liệu, mỹ phẩm từ tự nhiên như các loại lá hoặc quả khác nhau để có một chế độ chăm sóc hoàn hảo cho làn da. Và nước lạnh từ vòi cũng không nên dùng để làm đá rửa mặt. Sẽ tốt hơn nhiều nếu làm đá từ nước đun sôi hay nước khoáng không ga.

Da bình thường: Dùng nước cơm để làm đá, ngoài tác dụng dưỡng da, nó còn có tác dụng làm trắng da. Nước cơm được chắt ra khi nấu cơm, để nguội rồi cho vào ngăn đá. Loại đá này nên giữ trong ngăn đá không quá 3 ngày.

Da khô: Da khô thích hợp với những loại đá được làm từ lá, hoa, cũng như quả . Những quả sơn tra đỏ thắm, những cọng bồ công anh là thứ nguyên liệu tuyệt diệu cho loại da này. Đá được làm như loại bình thường và cũng bảo quản trong chừng ấy thời gian. Có thể làm đá từ nước quả, tốt nhất là những loại quả đỏ. Nghiền nát 3 thìa quả và khoắng đều trong 2 cốc nước sôi để nguội, sau đấy lọc lấy nước. Đá dùng trong vòng 5 ngày.

Da nhờn: Có lẽ, da nhờn hợp với nhiều loại lá nhất, hầu như tất cả các loại lá kể trên đều có thể dùng được, chỉ có điều nên cho thêm vào một ít nước dưa chuột tươi, một vài giọt chanh. Nhưng nếu dùng chúng thì thời hạn bảo quản sẽ giảm đi 1- 2 ngày.

Nước đá làm từ nước trà (trà đen và trà xanh): Rất tốt đối với bất kỳ loại da nào nếu hàng ngày rửa bằng cục nước đá làm từ trà đen pha đặc hoặc nước trà xanh. Nên để nguội nước mới cho vào ngăn đá.

Nước đá làm se khít lỗ chân lông

Nước chanh ép rửa mặt: Lấy một quả chanh tươi, một thìa cà phê nước đá lạnh, vắt chanh vào ly rồi bỏ nước đá vào, massage từ 1-3 phút lên da mặt đã rửa sạch. Sau đó  rửa sạch bằng nước ấm. Chất axit tự nhiên trong chanh cùng độ lạnh của nước đá có tác dụng làm trương lực, giúp làm se khít lỗ chân lông, giảm các nốt sần ngứa.

Nước đá làm giảm mỡ bụng

Nước đá làm quá trình đốt mỡ hoạt động mạnh hơn và giúp củng cố các mô liên kết ở bụng. Để đạt được điều đó hãy dùng các mẩu nước đá chà trên bụng.
Meo.vn (Theo webphunu)

Củ ấu trị cảm sốt

Củ ấu tên khoa học Trapa bicornis L- Hydrocaryaceae, họ củ ấu Trapaceae, còn gọi là ấu trụi, ấu nước, kỵ thực, hạt dẻ nước, năng thực (Trung Quốc). Là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông. Quả thường gọi là củ có hai sừng, quả cao 35mm, rộng 5cm, sừng dài 2cm, đầu sừng hình mũi tên, sừng do các lá đài phát triển thành. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.

Cây củ ấu được trồng ở các ao đầm khắp nơi trong nước ta. Trồng bằng hạt hay bằng chồi. Mùa hoa (ở miền Bắc) vào tháng 5 - 6; mùa quả vào các tháng 7 - 9. Quả cũng để ăn, vỏ quả và toàn cây dùng làm thuốc. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học: Trong hạt ấu có tinh bột chừng 49% và chừng 10,3% protid. Các chất khác chưa thấy nghiên cứu. Theo tài liệu Trung Quốc, trong 100g củ ấu chín có 4,5g albumin, 0,1g chất béo, 19,7g chất đường các loại, 0,19g vitamin B1, 0,06g B2, 1,5mg PP, 13mg C, 7mg Ca, 0,7mg sắt, 19mg Mn, 93mg P. Chất AH13 là chất chiết ung thư gan được dùng hỗ trợ điều trị chống ung thư.

Theo Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân, củ ấu vị ngọt chát, tính bình. Công dụng thoát tả, giải độc, tiêu thũng. Dùng chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đại tiện ra máu, bệnh dạ dày. Mỗi lần dùng 30-60g sắc uống. Củ ấu đốt tồn tính, tán bột trộn dầu vừng bôi chữa trĩ, mụn nước, viêm nhiễm ngoài da; nấu vỏ lấy nước rửa hậu môn chữa sa trực tràng (lòi dom).

Công dụng và liều dùng: Củ ấu chủ yếu được nhân dân dùng luộc ăn hoặc chế biến thành bột trộn với mật hay đường làm bánh. Quả sao cháy dùng chữa nhức đầu, choáng váng và cảm sốt. Ngày dùng 3-4 quả dưới dạng thuốc sắc. Vỏ quả sao cho thơm, sắc uống chữa sốt, chữa mệt nhọc khi bị sốt rét, còn dùng chữa loét dạ dày, loét cổ tử cung. Toàn cây chữa trẻ con sài đầu, giải độc rượu, làm cho sáng mắt. Ngày dùng từ 10-16g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng. Cần lưu ý, tuy củ ấu là vị thuốc, ăn ngon, nhưng ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực bụng không dùng.

Dưới đây là một số cách trị bệnh từ cây, củ ấu:

- Chữa nhức đầu, choáng váng, cảm sốt: lấy 3 - 4 củ ấu sao cháy, sắc uống, ngày 1 thang.

- Sốt, sốt rét, loét dạ dày: vỏ củ ấu sao thơm, sắc uống.

- Giải độc rượu, làm sáng mắt, chữa sài đầu trẻ: lấy 10-16g toàn cây, sắc uống.

- Rôm sảy, da khô sạm: dùng củ ấu tươi, giã nát, xoa lên da.

- Viêm loét dạ dày: thịt củ ấu 30g, củ mài 15g, hồng táo 15g, bạch cập 10g, gạo nếp 100g, nấu cháo, cho thêm 20g mật ong, trộn đều ăn.

- Hư nhược phiền khát: thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 15g, câu kỷ tử 6g, hoàng cầm 6g, cam thảo chế 6g. Sắc uống.

- Trị say rượu: thịt củ ấu tươi 250g, nhai nuốt.

- Trị tỳ vị hư nhược: thịt củ ấu 50g, bạch truật 15g, hồng táo 15g, sơn tra 10g, sơn dược 15g, màng mề gà 6g, cam thảo chế 3g. Sắc uống.

- Trị đại tiện ra máu: vỏ củ ấu 60g, địa du 15g, tiêu sơn căn 6g, ô mai 10g, cam thảo chế 6g. Sắc uống.

- Trị bệnh trĩ, nhọt nước: vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột, trộn đều với dầu vừng, bôi hoặc đắp.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

Meo.vn (Theo SKĐS)

Dưa chuột dưỡng nhan

Dưa chuột dân gian còn gọi là dưa leo. Dưa chuột tính lạnh, vị ngọt vào các kinh tỳ, vị, đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chỉ khát. Chữa các chứng thấp nhiệt như kiết lỵ, chữa phù thũng. Ăn nhiều gây lạnh bụng, đầy bụng, không tiêu, gây hư nhiệt. Tránh ăn dưa chuột lúc trời mưa ẩm thấp, người mới ốm dậy. Trẻ em không nên ăn nhiều dưa chuột sống.

Một số cách dùng dưa chuột phòng chữa bệnh:

 

Trẻ em nóng sốt khát nước, đòi uống nhiều nước, ít có mồ hôi. Cần thanh thử, ích khí, dưỡng âm. Dùng dưa chuột 250g, đậu phụ 500g nấu chín, gia muối để trẻ ăn.

Trẻ em bị lỵ do thấp nhiệt: 10 quả dưa chuột non thái nhỏ nấu với mật mía hoặc dưa chuột muối nấu lấy nước, nấu cháo cho trẻ ăn.

Chữa hôi miệng do tỳ vị nhiệt: Dưa chuột gọt lấy vỏ bỏ ruột (hột) nấu lấy nước uống hàng ngày.

Bồi bổ sức khoẻ chống mỏi mệt, uể oải: Nước dưa chuột hỗn hợp: Dưa chuột 1 quả, táo 1 quả, nước chanh 20g, mật ong 20g, cà rốt 1 củ. Ép các loại củ quả rồi cho mật ong, chanh trộn đều để uống.

Lợi tiểu tiêu phù: Dưa chuột thái lát nấu sôi với giấm, ăn cả cái lẫn nước.

Giảm béo:

- Hàng ngày lấy khoảng 120g dưa chuột tươi thái miếng hoặc thái sợi, trộn dầu dấm, gia vị để ăn như một món salat. Có thể kèm với giá đậu xanh sống, cà chua chín tươi sống, củ cải...

- Dưa chuột 200g, bí đao 200g, sơn tra 50g, vỏ quýt tươi 30g, mật ong vừa đủ, dưa, bí đỏ bỏ vỏ, sơn tra bỏ hạt, vỏ quýt thái nhỏ. Ép lấy nước hoà mật ong uống hàng ngày (có thể thêm củ cải tươi).

Làm mỹ phẩm:

 

- Để da trắng hồng, không có nếp nhăn: Lấy 2 lát dưa chuột nghiền nát nhuyễn trộn kem bôi mặt, 1 thìa dầu ôliu (có thể một thìa mật ong) trộn đều thành hỗn hợp mịn dẻo rồi cho vào tủ lạnh 30 phút. Trước khi đi ngủ, xoa lên mặt để 30 phút - 1 giờ thì rửa sạch và để cho khô trước khi đi nằm.

- Chữa da mặt sạm rộp thô do bôi mỹ phẩm “rởm”, ra nắng nhiều: Dưa chuột 2 quả, mướp 1 quả thái miếng ép lấy nước cho mật ong vừa đủ thành một thứ nước uống ngọt. Bã nhào nhuyễn với đậu phụ thành thuốc đắp 20 phút thì rửa sạch. Dùng cách ngày/lần. Còn dùng chữa nếp nhăn trên mặt.

- Chữa tàn nhang: Dưa chuột 1 quả thái nhỏ ép lấy nước trộn sữa chua thành kem bôi mặt. Mỗi lần 20 phút. Ngày 1-2 lần. Dưa chuột chữa nhiều tổn thương khác trên mặt: mũi đỏ, lang ben...

BS. Phó Thuần Hương

Meo.vn (Theo SKĐS)