Lưu trữ cho từ khóa: són tiểu

Làm cách nào khắc phục chứng tiểu không tự chủ?

Chào bác sĩ , em là nữ và năm nay em chỉ mới 13 tuổi thôi. Dạo gần đây em bị mắc chứng đi vệ sinh không tự chủ được. Mặc dù em đã cố gắng chạy thật nhanh để giải quyết ”bầu tâm sự” nhưng vẫn không kịp. Em hoang mang vì sợ bạn bè phát hiện. Nhờ bác sĩ chỉ em cách khắc phục ạ. Em cảm ơn bác sĩ!

(pe…@gmail.com)

lam-cach-nao-khac-phuc-chung-tieu-khong-tu-chu

Trả lời:  

Chào em!

Tiểu không tự chủ không phải là tình trạng hiếm gặp, đặc biệt là ở phái nữ. Hơn 25% phụ nữ trên thế giới mắc bệnh và chỉ có 4% trong số đó đi khám chữa bệnh bởi tâm lý e ngại, không muốn tiết lộ bệnh. Dù nặng hay nhẹ, bệnh này đều có thể chữa trị được.

Tiểu không tự chủ hay són tiểu, là tình trạng mất kiểm soát tiểu tiện hoặc rỉ nước tiểu ngoài ý muốn, gây trở ngại trong sinh hoạt và mất tự tin cho người bệnh.

Tiểu không tự chủ gây ra gánh nặng tâm lý ở người phụ nữ vì bệnh thường gây ra mùi cơ thể, làm cho phái nữ e dè, mệt mỏi, kém tự tin, không mạnh dạn tham gia vào các hoạt động xã hội.

Tiểu không tự chủ có thể chia làm các loại sau:

- Tiểu không tự chủ gắng sức: là tình trạng nước tiểu được giải phóng ra ngoài một cách không tự chủ do mang vác vật nặng, leo cầu thang, chạy nhảy… Dạng này chiếm tới 70% phụ nữ mắc bệnh, thường xảy ra khi cơ co thắt bàng quang đã suy yếu sau khi sinh con hoặc vào thời kì tiền mãn kinh.

- Tiểu không tự chủ do bàng quang không ổn định: Bệnh nhân đột nhiên rất buồn tiểu mà không thể nhịn được, chỉ mất một vài giây do cơ bàng quang co lại đột ngột. Trường hợp này có thể dẫn tới rỉ nước tiểu hoặc rùng mình khi nghe thấy tiếng nước chảy hoặc rửa tay bằng nước lạnh. Bệnh gây ra có thể là do nhiễm trùng đường tiểu.

- Tiểu không tự chủ tràn: Người bệnh cảm thấy bàng quang luôn ứa tràn nước tiểu, luôn có cảm giác muốn đi tiểu mà không thể. Nước tiểu thường rỉ ra với lượng rất ít nhưng rả rích cả ngày lẫn đêm.

- Hỗn hợp không tự chủ: Kết hợp giữa hai nguyên nhân đầu tiên.

Nhiều người tưởng rằng bệnh chỉ xuất hiện ở các cụ già do các cơ quan bị lão hóa, tuy nhiên thực tế bệnh lại rất phổ biến ở cá bạn gái trẻ, đặc biệt là những người có hoạt động thể lực mạnh như vận động viên, diễn viên múa… Ngoài ra, việc có thói quen nhịn đi vệ sinh lâu ngày cũng có thể gây són tiểu.

Hiện nay ở Việt Nam chúng ta đã hoàn toàn chữa trị được bệnh tiểu không tự chủ bằng chữa trị nội khoa kết hợp với vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Việc còn lại chỉ phụ thuộc vào việc người bệnh có mạnh dạn mô tả về tình trạng bệnh của mình với các bác sĩ hay không. Em cần tìm đến một cơ sở y tế tin cậy để được chẩn đoán và tiến hành chữa trị bệnh nhé!

Chúc em sớm điều trị thành công!

Theo Kenh14.vn

Chứng tiểu són sau sinh

Sau khi sinh em bé, rất nhiều chị em mắc phải chứng tiểu không tự chủ, chỉ một cái hắt xì, một cơn ho hay một trận cười là quần “ẩm ướt”.

Són tiểu là khi bệnh nhân không kiểm soát được lúc nào họ đi tiểu. Kết quả là họ tiểu són ra quần, nhiều khi phải mang tã khi đi ra đường. Sự cố khó nói này khiến chị em rơi vào trạng thái lo lắng, xấu hổ, mất tự tin.

Vừa cười vừa són ướt quần

Sau khi sinh con thứ hai, chị Minh Anh (33 tuổi, giáo viên một trường trung học cơ sở ở Cầu Giấy, Hà Nội) nhiều lần “dở khóc dở cười” vì chứng mót tiểu. Nhiều khi đang giảng bài chưa hết một tiết học chị phải cắt ngang đi tiểu đến 2 lần. Đi vệ sinh nhiều chị cũng thấy ngại và xấu hổ với học sinh nên đôi lúc chị cố “nhịn” nhưng không thể nào “nhịn” được, nhiều khi “nhịn cố” lại thành ra “ướt quần”. Vậy là, rút kinh nghiệm, những ngày sau chị dùng băng vệ sinh thấm ướt để đối phó.

Ngoài việc phải cố nhịn, những lúc bất ngờ hắt hơi, ho mạnh hay cười to chị Minh Anh cũng bị… són ra quần. Qua tâm sự, thấy một vài người đã sinh con cũng có triệu chứng y như mình nên chị nghĩ  đó là tình trạng chung của phụ nữ sau khi sinh và chỉ một thời gian sẽ khỏi nên chị chấp nhận sống chung với bệnh và đối phó bằng cách dùng băng vệ sinh hàng ngày.

Tuy nhiên, gần 2 năm nay chị vẫn phải chịu đựng chứng bệnh khó nói này, mà dùng mãi băng vệ sinh cũng không tốt nên chị quyết định đi khám. Bác sĩ cho biết chị mắc bệnh tiểu không tự chủ và cần làm các xét nghiệm xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

sau-khi-sinh
Chị em chớ coi thường chứng són tiểu, cần điều trị sớm để tránh rắc rối sa này.
Ảnh minh họa

Tiểu tiện không tự chủ không chỉ đối phổ biến với phụ nữ sau sinh mà nhiều phụ nữ mang thai cũng gặp rắc rối này, ví dụ như trường hợp của chị Mai Lâm ở Sơn Tây, Hà Nội. Chị Lâm mắc chứng tiểu không tự chủ từ khi mang thai con trai đầu nhưng nghĩ rằng sinh xong sẽ hết nên chị âm thầm chờ đợi. Sinh con đã gần 6 tháng nay chứng són tiểu vẫn chưa dứt.

Xấu hổ không biết chia sẻ cùng ai, chị đi khám chuyên khoa thì được chẩn đoán mắc chứng tiểu không kiểm soát nên đi bác sĩ để chữa trị càng sớm càng tốt để trành bệnh trở thành kinh niên.

Đừng xem nhẹ bệnh tiểu són

Theo bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung, thì nhiều chị em cho rằng són tiểu không nguy hiểm đến sức khỏe cũng như không để lại di chứng nên họ thường âm thầm chịu đựng hoặc chọn cách đối phó bằng việc sử dụng băng vệ sinh hằng ngày.

Tuy nhiên, thực tế són tiểu gây trở ngại rất lớn trong sinh hoạt, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục do luôn ở trong tình trạng ẩm ướt.

Tiểu són là triệu chứng rất thường gặp ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau khi sinh con. Sau quá trình gắng sức để vượt cạn, các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo sản phụ trở nên yếu và khó kiểm soát việc tiểu tiện. Trường hợp chọn phương pháp sinh gây tê ngoài màng cứng cũng dễ khiến chị em có cảm giác tê ở đáy chậu khiến việc đi tiểu không tự chủ được. Triệu chứng này có thể sẽ tự khỏi sau từ 3- 6 tháng sau khi sinh em bé. Song tình trạng này cũng có thể kéo dài hơn, có người thậm chí đến hàng năm sau vẫn chưa kiểm soát được việc đi tiểu trở lại bình thường.

Theo bác sĩ Dung, có khoảng 30% số ca tiểu són xảy ra sau sinh nhưng phần lớn có thể tự khỏi. Số còn lại sẽ tồn tại ở các mức độ khác nhau tùy nguyên nhân mà việc điều trị sẽ được chỉ định thích hợp. Có trường hợp phải dùng đến phẫu thuật, thuốc nhưng có những trường hợp bệnh nhân chỉ cần tập các động tác nhằm tăng cường sức cơ của cơ quan kiểm soát sự đi tiểu là đã có thể giải quyết được.

Bác sĩ Dung khuyến cáo, với những chị em mắc chứng khó kiểm soát tiểu tiện này thì ngay khi buồn tiểu, tức tức bụng nên đi tiểu luôn. Són tiểu cũng có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. Nếu tình trạng són tiểu vẫn không hết sau sinh, đặc biệt là sau một khoảng thời gian đã luyện tập thì hãy tìm gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

(Theo Afamily)

Nguy cơ són tiểu ở phụ nữ sinh thường

Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thụy Điển thì phụ nữ sinh con theo đường âm đạo sau này dễ mắc chứng tiểu tiện không tự chủ hơn phụ nữ sinh mổ.

Tiến sĩ Ian Milsom ở Học viện Sahlgrenska tại Đại học Gothenburg, Thụy Điển và các đồng nghiệp đã thu thập thông tin về hơn 5200 phụ nữ đã sinh 1 con.

Những đứa con của họ chào đời trong khoảng các năm từ 1985 -1988. Khoảng 1200 phụ nữ sinh mổ còn lại là sinh theo đường tự nhiên.

Khi được khảo sát sau gần 22 năm sinh con, 40% số phụ nữ sinh con theo đường âm đạo cho biết họ bị són tiểu. Trong khi đó chỉ có 29% số phụ nữ trong nhóm sinh mổ thông báo có hiện tượng trên.

Milsom cho biết: Có vẻ như khi đứa trẻ chui qua âm đạo đã làm tăng nguy cơ tiểu tiện không tự chủ sau này của người me.

Tuy nhiên, sinh mổ cũng đi kèm với các nguy cơ tiềm ẩn như là trẻ dễ mắc các vấn đề về hô hấp và người mẹ có thể bị biến chứng thai sản trong lần mang thai sau. Kiểm soát cân nặng là một cách đơn giản là giúp phụ nữ có thể giảm nguy cơ tiểu tiện không tự chủ.

(Theo An Ninh Thủ Đô)

Phục hồi xương chậu sau sinh

Xương chậu là một khung rộng gồm cơ, dây chằng, mô. Nó trải dài từ xương mu phía trước cơ thể đến xương cột sống ở phía sau.


Hãy bắt đầu bài tập xương chậu ngay khi bạn có thể (google image)

Xương chậu đôi khi được ví như tấm bạt lò xo vì nó có thể co giãn (trong quá trình mang thai và sinh con chẳng hạn) rồi trở lại vị trí ban đầu. Tất nhiên, dưới tác động của thời gian dài mang thai, các mô, cơ ở đây sẽ trở nên nhão và yếu.

Lý do khung xương chậu quan trọng

Khung xương chậu hỗ trợ đường ruột, bàng quang và tử cung (dạ con). Sàn vùng chậu yếu gây khó khăn để siết chặt các cơ bắp dưới bàng quang, gây són tiểu. Bạn có thể thấy như vô tình bị són tiểu lúc ho, hắt hơi hay tập thể dục. Điều này gọi là tiểu không tự chủ và bạn không phải là người duy nhất vướng phải nó. Tiểu không tự chủ ảnh hưởng đến khoảng 1/3 người mẹ sau sinh.

Sàn khung chậu cũng có ảnh hưởng đến các cơ âm đạo. Do đó, bạn có thể thấy "chuyện ấy" không còn tuyệt vời sau sinh. Sau này, nếu cơ âm đạo còn yếu, nó sẽ khiến tử cung võng xuống (điều này gọi là sa tử cung). Khoảng 4/10 phụ nữ trên 50 tuổi phải đối mặt với sa tử cung.

Nếu bạn luyện bài tập khung xương chậu mỗi ngày, bạn sẽ phòng ngừa được các vấn đề nêu trên.

Ảnh hưởng của sinh con tới xương chậu

Trong giai đoạn chuyển dạ và sinh nở, khung xương chậu giãn cho phép đầu em bé lọt ra khỏi tử cung mẹ và đi ra ngoài. Điều này có thể để lại vết thâm tím, sưng tấy và đau nhức cho mẹ.

Các dây thần kinh kết nối với các cơ sàn chậu cũng sẽ phải kéo giãn. Điều này có thể làm cho khu vực giữa âm đạo và hậu môn (đáy chậu) cảm thấy bị tê liệt. Sàn chậu bị kéo giãn hơn khi chuyển dạ, nếu:

- Người mẹ "rặn" trong thời gian dài.

- Thai nhi nặng cân.

- Có vết rách nghiêm trọng.

- Dùng kẹp.

Thời điểm nên tập các bài tập xương chậu

Hãy bắt đầu bài tập xương chậu ngay khi bạn có thể. Tập sớm thực sự sẽ có lợi cho bạn. Bởi:

- Đáy chậu và âm đạo mau hồi phục hơn.

- Ngăn ngừa rò rỉ nước tiểu.

- Cải thiện lưu thông đến đáy chậu, giảm sưng và bầm tím.

Nếu bạn phải dùng ống thông bàng quang sau sinh, hãy chờ cho đến khi không dùng ống nữa mới nên bắt đầu bài tập. Vài ngày đầu tiên, bạn có thể cảm giác như cơ khung chậu không làm việc. Đừng lo lắng vì điều này là bình thường, do các dây thần kinh bị kéo giãn nên tạm tê liệt. Hãy tiếp tục cố gắng vì cảm giác với xương chậu của bạn sẽ sớm trở lại.

Để bắt đầu bài tập cơ sàn chậu, bạn nên nằm ngửa hay nằm nghiêng. Hoặc bạn có thể thấy dễ dàng để tập hơn trong khi bạn đang thư giãn trong bồn tắm. Dưới đây là lời nhắc nhở để có bài tập xương chậu:

- Hít vào và khi bạn thở ra, bạn nhẹ nhàng siết chặt các cơ sàn chậu. Cố gắng để ngăn són tiểu hoặc "xì hơi".

- Giữ 4-5 giây trong khi bạn tiếp tục thở như bình thường. Bạn có thể cảm thấy cơ bụng dưới thắt chặt. Đó là dấu hiệu tốt.

Có thể luyện tập ngay cả khi bạn sinh mổ: Bạn có thể luyện bài tập khung chậu nếu đã có những mũi khâu. Tuy nhiên, nếu các mũi khâu quá chặt sẽ khiến bạn bị đau khi tập. Để ngăn chặn điều này, bạn hãy tập trung vào phần thư giãn xương chậu. Sau khi bạn thắt chặt xương chậu, hãy thư giãn hoàn toàn trước khi bắt đầu một cơn co thắt mới. Nghỉ khoảng 10 giây trước khi bắt đầu tiếp. Không nên vội vã và đảm bảo bạn vẫn thở như bình thường.

Dấu hiệu cần được giúp đỡ

Nếu sau khi đã kiểm tra sau sinh, bạn không thể thắt chặt các cơ bắp vì còn đau hoặc bị són tiểu, bạn nên đi gặp bác sĩ. Một bài vật lý trị liệu có thể kiểm tra khung xương chậu của bạn và xử lý bất kỳ vấn đề nào. Bài vật lý trị liệu trong 6 tuần đầu tiên có giá trị khi:

- Bạn phải dùng kẹp hỗ trợ khi sinh.

- Có vết rách nặng.

- Són tiểu trong 6 tháng đầu thai kỳ hoặc trước khi mang thai.

Bạn sẽ có nguy cơ phát triển các vấn đề như tiểu không kiểm soát hoặc sa tử cung, vì thế, sự giúp đỡ của các chuyên gia sẽ giúp bạn ngăn chặn những vấn đề này về sau.

Meo.vn (Theo M&B)

Những nguyên nhân gây tiểu són

Tiểu són thường xảy ra ở người có tuổi. Nguyên nhân gây bệnh có thể do u bướu ngăn chặn đường tiểu, do nhiễm trùng, do sỏi...

Bệnh chia làm 6 loại dưới đây:

Bắp thịt yếu: Khi có sức ép dồn vào bắp thịt xung quanh đường tiểu bị yếu đi, ho, hắt xì hơi, cười, tập thể dục hay khiêng vật nặng. Loại này thường thấy nhiều nhất ở phụ nữ khi có bầu, sinh con hay mãn kinh hoặc đàn ông sau khi giải phẫu cắt bỏ nhiếp tuyến.

Nhiễm trùng: Bắp thịt bọng đái co thắt bất thình lình và mạnh đến nỗi chưa đến kịp tới nhà tắm đã són ra quần. Bệnh có thể do nhiễm trùng đường tiểu hay bọng đái bị kích thích quá mạnh.

Hư hỏng đường dẫn: Nước tiểu són ra thường xuyên. Khi bọng đái không thể bóp đẩy hết nước tiểu ra ngoài. Khi đi tiểu thấy đường tiểu không thông suốt. Bệnh do bọng đái bị hư, ống dẫn tiểu hẹp, đàn ông bị bệnh sưng nhiếp hộ tuyến, hay bị bệnh tiểu đường.

Kết hợp: Khi bị 2 hay 3 thứ són tiểu kể trên hợp lại.

Tâm thần: Thường thấy ở người già sống trong viện dưỡng lão, do tật nguyền hay do bệnh tâm thần, không thể đi tiểu đúng lúc.

Bệnh bẩm sinh:
Liên tục són nước tiểu, đêm ngày, đi tiểu nhiều và không thể kiểm soát đường tiểu. Có thể là do tật bẩm sinh, thương tích cột sống lưng hoặc do thương tích đường tiểu sau khi giải phẫu.

BS Tuấn Anh
Meo.vn (Theo Bee)

Tập luyện làm khít ‘cô bé’

Bài tập Kegel đã trở nên nổi tiếng vì những ích lợi của nó: giảm són tiểu, khỏe cơ chậu, làm khít âm đạo,  khiến đời sống tình dục của bạn tốt hơn.

http://eva.vn/upload/news/2009-12-16/1260923510-bai-tap-kegel.jpg
Ảnh minh họa

Dưới đây là những gợi ý để tập Kegel thành công:

- Kết hợp cả co thắt ngắn và co thắt dài vào chế độ luyện tập của bạn. Co thắt ngắn (2 giây), thắt chặt cơ xương chậu của bạn một cách nhanh chóng, mạnh mẽ và ngay lập tức thư giãn sau đó. Co thắt dài (3-10 giây), thắt chặt cơ xương chậu của bạn và đếm tới 3; sau đó, thư giãn các cơ bắp hoàn toàn (đếm tới 3). Theo thời gian, tăng dần độ dài giữa thắt và thả.

- Hãy thử luyện tập trong cả 3 vị trí: ngồi, đứng và nằm. Nếu bạn bị són tiểu ở một vị trí cụ thể, hãy tăng số lượng bài tập cho vị trí đó.

- Chỉ tập trung thắt chặt cơ đáy chậu, không thắt các cơ ở bắp đùi, mông hoặc bụng. Không nín thở, nên giữ hơi thở bình thường khi tập.

- Bài tập Kegel bao gồm thắt chặt và thư giãn các cơ vùng chậu. Hãy chắc chắn bạn thư giãn hoàn toàn sau mỗi lần thắt chặt cơ.

Meo.vn (Theo mevabe)

Chữa són tiểu, ‘xuất’ sớm bằng phương pháp Kegel

Tôi nghe nói luyện tập phương pháp Kegel có thể chữa được bệnh són tiểu và rất hữu ích cho chuyện phòng the. Xin chỉ giúp tôi nguồn tài liệu hoặc hướng dẫn cách luyện tập phương pháp này. (Pchsan)

Trả lời:

Kegel là  phương pháp luyên tập nhằm tăng trương lực cho nhóm cơ vệ-cụt của sàn chậu, do bác sĩ Alfred Kegel đề ra trong thập niên 1940 được coi là có tác dụng tốt cho những trường hợp sau:

Phụ nữ mang thai: Những yếu tố như thai nghén, sinh đẻ, tuổi tác, quá cân và thành bụng có vết mổ (ví dụ mổ lấy thai) thường làm yếu các cơ vùng tiểu khung (có thể ước lượng sức co bóp của âm đạo bằng tay hay bằng dụng cụ. Bài tập Kegel có tác dụng tốt để hồi phục sức mạnh cho cơ sàn chậu trong những trường hợp nêu trên và chuẩn bị sàn chậu thích hợp với những thay đổi sinh lý ở giai đoạn muộn của thai nghén và sinh đẻ theo đường âm đạo.

Điều trị bệnh sa thành âm đạo và phòng ngừa sa tử cung: Tác dụng này đã được một nghiên cứu chứng minh và kết luận ' luyện tập nhóm cơ sàn chậu có thể giảm được mức độ nghiêm trọng của sa âm đạo - tử cung'.

Chứng són tiểu ở cả nam và nữ: Hậu quả của cơ sàn chậu yếu có thể gây mất kiểm soát về tiết niệu (xón tiểu) hay mất kiểm soát về đường ruột (són phân) và tăng cường sức mạnh cho những cơ này tỏ ra là liệu pháp hàng đầu đối với những phụ nữ bị buồn tiểu khẩn cấp hay són tiểu do stress (gắng sức)…Hiệu quả chữa trị còn có thể tốt hơn ở những phụ nữ trung niên (40-50 tuổi) chỉ bị són tiểu đơn thuần…

Với nam giới sau cắt bỏ tuyến tiền liệt thì luyện tập cơ sàn chậu đem lại lợi ích là tạo ra sự phản hồi sinh học sớm ở giai đoạn ngay sau mổ, nhất là sau khi đã rút ống thông tiểu dễ bị xsn tiểu. Cũng có thể thực hành bài tập Kegel  để điều trị sưng đau ở tuyến tiền liệt do bệnh phì đại lành tính hay viêm tuyến tiền liệt gây ra.

Tăng khoái cảm trong quan hệ tình dục: Tăng cường sức mạnh cho sàn chậu có thể cải thiện được tình trạng cương dương. Kiểm soát được các cơ của tiểu khung còn có tác dụng tốt với chứng xuất tinh sớm. Khi thực hành bài tập Kegel, tinh hoàn bị co lên, tăng sức mạnh cho cơ bìu và cơ vòng hậu môn (vùng bị co nhiều nhất khi thực hành bài tập Kegel) vì cơ vệ-cụt  bắt đầu quanh hậu môn và chạy lên tới cơ vòng bàng quang.

Cách luyện tập:

Giống như đang đi tiểu mà chủ động dừng lại để nước tiểu không chảy ra nữa, động tác đó gọi là co rút nhóm cơ cụt-vệ, nhóm cơ này nằm ở sàn chậu và chính là nhóm cơ giúp làm cho dòng tiểu dừng giữa chừng. Khi đi tiểu, có thể thử và sẽ cảm nhận được tác động của nhóm cơ này đến dòng tiểu.

Với nữ, để kiểm tra xem việc luyện tập có đúng không, có thể cho ngón tay vào âm đạo, nếu nhóm cơ sàn chậu bị tác động sẽ cảm thấy ngón tay bị bóp lại. Nên tập co rút như vậy vào lúc bình thường, ngoài lúc đi tiểu.

Có thể lựa chọn 1 trong 3 cách sau:

Co rút nhóm cơ cụt vệ và giữ trong 3 giây rồi nghỉ 3 giây, làm như vậy 12 lần.

Co rút nhóm cơ cụt vệ và giữ trong 10 giây, thả lỏng trong 5 giây, làm lại 12 lần.

Co rút nhiều lần liên tiếp rồi giữ trong 10 giây. Thở sâu rồi tiếp tục.

Thực hành một trong 3 cách nói trên 3 lần mỗi ngày , mỗi lần kéo dài khoảng 5 phút, có thể vừa tập vừa xem TV, khi ngồi làm việc…

Cần tập từ 8-10 tuần mới nhận thấy có sự cải thiện và hầu hết các trường hợp đều đem lại kết quả. Nam giới kiên nhẫn tập sẽ thấy sự cải thiện khả năng tình dục và có thể không cần dùng Viagra.

Sau khi luyện tập theo phương pháp Kegel, nhiều người bị chứng són tiểu đã có thể kiềm giữ được lâu hơn (trên 10 phút).

Trong nhiều thập niên qua, phương pháp Kegel đã được nhiều người luyện tập và tỏ ra có kết quả ở cả nam và nữ mắc chứng són tiểu. Ngoài luyện tập, cũng có cả những dụng cụ được thiết kế dành cho phụ nữ để tăng sức mạnh cho nhóm cơ sàn chậu.

BS Đào Xuân Dũng

Theo Nguoilaodong

Chữa són tiểu bằng phẫu thuật T.O.T

Tình trạng nước tiểu rỉ ra vô kiểm soát đã chấm dứt ngay khi bệnh nhân còn nằm trên bàn mổ.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Són tiểu là tình trạng tiểu không tự chủ, nước tiểu tự rỉ ra khi gắng sức, thay đổi tư thế, thậm chí khi ho, cười. Khoảng 30% phụ nữ trên 40 tuổi có biểu hiện này ít nhất một lần trong đời.

Bệnh hay gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi đã sinh con, hoặc người sinh nhiều lần, sinh có can thiệp. Những người hoạt động thể lực mạnh như vận động viên bóng chuyền, điền kinh, diễn viên múa cũng dễ bị són tiểu.

T.O.T - một phương pháp hiện đại điều trị són tiểu - đã được Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) áp dụng từ năm 2002. Sau khi được gây tê, bác sĩ đưa qua vết chích nhỏ ở thành trước âm đạo một dải băng tổng hợp. Dải băng này bọc quanh niệu đạo, nhằm tạo ra điểm tựa vững chắc thay cho các cơ vòng đã yếu. Khi bệnh nhân hoạt động gắng sức, áp lực ổ bụng tăng ép lên niệu đạo, dải băng sẽ làm bịt lòng niệu đạo để nước tiểu không rỉ ra.

So với các phương pháp phẫu thuật chữa són tiểu khác, T.O.T ít gây sang chấn và đau bởi không cần cắt cơ vùng bụng và tầng sinh môn. Ca mổ chỉ diễn ra trong 20 phút, bệnh nhân chỉ nằm viện một ngày. Trong 40 bệnh nhân đã điều trị tại Việt Pháp, không ai có biến chứng và tái phát. Chi phí mỗi ca mổ khoảng 350 USD (tương đương 5,6 triệu đồng).

Một số bệnh viện khác cũng đang triển khai điều trị són tiểu bằng kỹ thuật T.O.T như Phụ sản Trung ương, Việt Đức.

(Theo Phụ Nữ Việt Nam)

Són tiểu khi mang thai: Dấu hiệu cần khám sớm

Vào những khoảng thời gian khác nhau trong thai kỳ, nhiều phụ nữ nhận thấy vùng kín bị ướt khi họ cười, ho, tập thể dục, cúi xuống hoặc nhấc một đồ vật. Dấu hiệu này được gọi là són tiểu (tiểu không tự chủ), nghe có vẻ hơi xấu hổ nhưng khá phổ biến với phụ nữ, kể cả phụ nữ có thai.

Vùng cơ đáy xương chậu bị căng ra trong suốt thời gian mang bầu. Nó phải nâng đỡ bụng bầu và trọng lượng mỗi ngày mỗi to của thai nhi. Các cơ xương đáy chậu thay đổi khi xuất hiện một áp lực tác động lên bụng bầu, như khi bạn ho hoặc cúi xuống, làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Kết quả, vài giọt nước tiểu sẽ bị thoát ra ngoài một cách không thể kiểm soát.

Són tiểu có thể xuất hiện vào bất kỳ khoảng thời gian nào nhưng thường tập trung vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Nó có xu hướng trầm trọng khoảng vài ngày trước ngày sinh.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Khắc phục tình trạng són tiểu

- Nên duy trì các bài tập đáy xương chậu trong quá trình mang thai, giúp cơ đáy chậu rắn chắc. Luyện tập cũng là cách giúp bạn nhanh khôi phục vóc dáng sau khi sinh.

- Không nên để bàng quang đầy nước. Khi thấy tưng tức bụng, bạn nên đi vệ sinh. Nói như vậy không có nghĩa là bạn hạn chế uống nước vì thiếu nước sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

- Són tiểu có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. Nó đột nhiên xuất hiện mà không có lý do rõ ràng. Bạn nên đi khám ngay nếu cơ thể không khỏe hoặc kèm theo những triệu chứng bệnh khác.

- Nếu tình trạng són tiểu không thuyên giảm sau sinh (đặc biệt là sau một khoảng thời gian bạn luyện tập cơ đáy chậu), nên trao đổi với bác sĩ. Có thể bạn cần biện pháp trị liệu khác với thời gian dài hơn.

- Nếu bị són tiểu thường xuyên, nên chọn quần lót có độ thấm hút cao và thay quần lót thường xuyên. Tránh dùng băng vệ sinh liên tục vì nó sẽ khiến vùng kín bị bí hơi, gây viêm nhiễm. Nên trao đổi với bác sĩ nếu tình trạng són tiểu nằm ngoài tầm kiểm soát.

Phân biệt són tiểu và rỉ ối

1.Rỉ ối: Nếu túi ối bị vỡ, nước ối sẽ tràn ra với số lượng khá nhiều từ vùng kín. Nước ối có xu hướng chảy ra ngoài khi bạn đứng dậy hoặc sau khi bạn ngồi hay nằm, dù bạn đã thao tác chậm rãi và cẩn thận.

Nước ối thường trong, mặc dù nó có thể kèm theo mủ hoặc máu. Nước ối không có mùi.

2. Són tiểu: Hiện tượng thoát nước ở vùng kín khi bạn ho, cười hoặc đột nhiên nằm. Nước tiểu trong hoặc có màu vàng rơm nhưng có mùi đặc biệt.

Theo Babyworld/Mẹ và Bé