Lưu trữ cho từ khóa: sơn thù

Bài thuốc chữa bệnh từ sơn thù

Sơn thù du còn gọi là sơn thù, thù nhục, dược liệu làm thuốc là quả cây sơn thù du, khi già được hái về bỏ hạt phơi khô để dùng dần.

Sơn thù vị chua, tính hơi ôn, quy kinh can, thận. Thành phần chủ yếu là saponi, axit ursolic, tanin, vitamin A.

Theo y học cổ truyền, sơn thù có tác dụng bổ can thận, chắc tinh khí, bền vững hạ nguyên. Dùng trị các chứng đau lưng mỏi gối, da xanh, người gầy, hay bị hoa mắt chóng mặt, dương nuy, hoạt tinh, di tinh, suy giảm tình dục. Trong thực thế, sơn thù ít khi dùng đơn độc mà thường kết hợp với một số vị khác như cẩu tích, phá cố chỉ, dâm dương hoắc… Liều dùng trung bình từ 10 – 20g/ngày, nếu cần có thể dùng liều cao hơn.

bai-thuoc-chua-benh-tu-son-thu

Quả cây sơn thù.

Một số bài thuốc có sơn thù

Bài 1: sơn thù 16g, cẩu tích 12g, nhân sâm 10g, khởi tử 12g, thục địa 16g, tơ hồng xanh 20g, nhục thung dung 12g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 16g, liên nhục 16g, đại táo 5 quả, cam thảo 12g, ngũ vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: bổ thận, sáp tinh, làm bền vững hạ nguyên, phục hồi khả năng tình dục. Dùng tốt cho nam giới bị xuất tinh sớm, thể trạng gầy yếu, da xanh, tim hồi hộp, đoản hơi, hoa mắt chóng mặt, hạ nguyên hư suy.

Bài 2: sơn thù 16g, ba kích 12g, thỏ ty tử 12g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 14g, phá cố chỉ 10g, thục địa 16g, trạch tả 12g, liên nhục 16g, tần giao 12g, phòng sâm 16g, hà thủ ô chế 16g, tơ hồng xanh 16g, quế chi 6g, sinh khương 4g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: bổ thận tráng dương. Dùng tốt cho nam giới có biểu hiện liệt dương, cơ thể yếu mệt, đau lưng mỏi gối, căng thẳng thần kinh, giấc ngủ chập chờn, đau đầu, lưng và chân tay lạnh.

Bài 3: Rượu thuốc chữa yếu sinh lý có vị sơn thù: sơn thù, ba kích, cẩu tích, thục địa, phòng sâm, ngũ gia bì, khởi tử, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, đại táo, cam thảo, nhục thung dung, liên nhục, đỗ trọng mỗi vị 30g. Cho thuốc vào bình thủy tinh hoặc sứ, đổ ngập rượu để ngâm sau 10 ngày là được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml. Công dụng: bổ thận, sinh tinh, phục hồi và ổn định chức năng sinh lý. Bài rượu thuốc này phù hợp cho những người xuất tinh sớm, tinh ít, suy giảm tình dục.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Theo Suckhoedoisong.vn

Món ăn bài thuốc bổ thận tráng dương

Chim chích hầm đông trùng hạ thảo: Chim chích 12g, đông trùng hạ thảo 6g, gừng tươi, gia vị đủ dùng. Chim chích làm lông, bỏ nội tạng, rửa sạch, chặt miếng. Đông trùng hạ thảo ngâm vào nước khoảng 30 phút. Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi, hầm khoảng 2 giờ tới khi thịt chim chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được (ăn cả nước lẫn cái). Món ăn có công dụng bổ thận tráng dương, những người phế nhiệt ho ra máu, có biểu tà không nên dùng.

Ngọc kê ngâm rượu:

là tinh hoàn của gà trống, có một lượng kích tố thuần chất động vật, hiệu quả của nó không kém gì so với nhung hươu, hải cẩu. Khi giết thịt gà trống khỏe mạnh, lấy ra ngay bộ ngọc kê ngâm vào rượu, để độ 3 giờ đồng hồ thì đặt lên miếng ngói, nướng chín vàng. Ăn kèm với tỏi, chấm tương và một chút rượu. Cách một tối ăn một lần, liên tục ăn trong 2 tuần, sức mạnh giới tính sẽ khởi sắc. Dân gian cũng dùng ngọc kê để chữa bệnh liệt dương, cụ thể: lấy 50g ngọc kê tươi ngâm với 600ml rượu 40o khoảng 10 ngày (thời gian ngâm càng lâu càng tốt) thì lấy ra uống, mỗi tối uống 20ml, uống liền 30 ngày (tính là 1 liều), bệnh sẽ thuyên giảm. Tốt hơn nên dùng liên tục 2 liều.

Ba kích thiên hầm ngưu tiên (dương vật bò): ngưu tiên 1 cái, ba kích thiên 10g, gia vị, nước đủ dùng. Ba kích cho vào túi vải, buộc kín cho vào nồi cùng với ngưu tiên, đổ nước hầm tới khi ngưu tiên chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn liên tục trong vòng 1 tháng. Món ăn có công dụng bổ thận tráng dương.

Thịt rùa hầm củ cải đỏ, câu kỷ tử, sơn thù du:

rùa 250g, xương lợn 500g, câu kỷ tử, sơn thù du 12g, củ cải đỏ 250g. Thịt rùa rửa sạch, chặt miếng, xương lợn rửa sạch, chặt nhỏ. Củ cải đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng. Các vị thuốc trên rửa sạch. Cho xương lợn và thịt rùa vào nồi, đổ nước hầm gần chín nhừ thì cho các vị thuốc trên vào hầm tới khi thịt rùa chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được. Món ăn có công hiệu bổ thận, điều tinh, sáng mắt. Những người bị sa sút về sức khỏe, cơ thể gầy yếu, hay bị ù tai, ra mồ hôi trộm, giảm ham muốn tình dục dùng rất phù hợp.

BS. Đào Minh Sơn

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Trị lạnh tay chân bằng thuốc nam

Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều người có cảm giác bàn chân, bàn tay luôn lạnh cóng, buốt giá, tay chân đỏ tấy hoặc trắng bệch, đau nhức… mặc dù đã mặc ấm, đi tất.  Cảm giác này thường gặp nhiều ở phụ nữ, người cao tuổi, người ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém.  Đông y cho rằng chân tay lạnh là do thận dương suy yếu, do tỳ hư. Để chữa trị bệnh này cần phải bổ thận dương, bổ tỳ dương, điều hòa thân nhiệt.

Xin giới thiệu một số bài thuốc nam điều trị chứng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng khi cần.

Lạnh tay chân do thận dương suy yếu: Biểu hiện lạnh tay chân, đau lưng mỏi gối, da xanh, sức yếu, ăn uống kém, hay bị hoa mắt chóng mặt. Nếu là nam giới dễ bị tảo tiết, ngủ mơ, tim hồi hộp. Phép trị là ôn bổ thận dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Phá cố chỉ 6g, nhục thung dung 10g, ngũ gia bì 16g, sơn thù 12g, tần giao 12g, hoàng kỳ 12g, mẫu lệ chế 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 3 quả, ngải diệp 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g, quế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Cây và củ đinh lăng.

Bài 2:

Thục địa (sao khô) 12g, đậu đen (sao thơm) 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, ngải diệp 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, khởi tử 12g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 10g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, trần bì 10g, đại táo 3 quả, sinh khương 4g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, ngũ vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: Phòng sâm 12g, đương quy 12g, thục địa 10g, liên nhục 12g, tơ hồng xanh 16g, cẩu tích 16g, phụ tử 6g, sinh khương 4g, ngải diệp (khô) 12g, tần giao 12g, tế tân 10g, dâm dương hoắc 10g, trạch tả 12g, sơn thù 16g, tất bát 12g, lương khương 10g, chích thảo 12g, hoàng kỳ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 10 - 13 ngày một liệu trình.

Lạnh tay chân do tỳ hư: Biểu hiện chân tay lạnh, dày da bụng, da xanh, môi nhợt, bụng đau âm ỉ, thỉnh thoảng sôi bụng, phân lỏng, ăn uống kém, chân tay yếu mềm. Phép trị là ôn bổ tỳ dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, trần bì 12g, đại táo 6 quả, củ đinh lăng 16g, ngũ gia bì 12g, quế 8g, sa nhân 10g, hoàng kỳ (sao mật) 12g, sinh khương 4g, chích thảo 12g, đương quy 12g, hậu phác 10g, thần khúc 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: Cao lương khương 12g, ngũ gia bì 12g, ngải diệp 10g, bạch truật 16g, đương quy 12g, hậu phác 10g, sinh khương 6g, phòng sâm 16g, hà thủ ô 16g, rễ đinh lăng 16g, cây ngấy hương 16g, trần bì 10g, thần khúc 10g, chích thảo 12g, quế 8g, đại táo 6 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Các phương pháp trị béo phì

Theo y học cổ truyền, béo phì thuộc phạm trù Phì nhân, Nhục nhân và tùy theo từng thể để áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.


Hóa thấp pháp: do tỳ hư vận hóa không tốt làm cho thấp tụ lại mà gây béo phì, biểu hiện người mệt mỏi, ăn uống không ngon, tâm ngực đầy tức, rêu lưỡi bẩn, mạch trầm tế.
Bài thuốc: Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia giảm. Phòng kỷ 10g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 12g, cam thảo 8g, sinh khương 6g, đại táo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Khứ đàm pháp: do đàm trọc gây béo phì, biểu hiện các chứng khí hư, ngực đầy tức, đầu nặng, thích ngủ ngại vận động, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch hoạt.

Bài thuốc: Ôn đởm thang gia giảm. Bán hạ 10g, trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, quất bì 10g, phục linh 12g, sinh khương 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lợi thủy pháp: hay gặp ở những người béo bệu, mặt phù chân phù, tiểu tiện ít, bụng chướng, đại tiện nát, mạch trầm tế.

Bài thuốc: Đạo thủy phục linh thang gia giảm. Xích linh 10g, mạch môn đông 12g, trạch tả 10g, bạch truật 12g, tang bạch bì 10g, tử tô 6g, binh lang 8g, mộc qua 10g, đại phúc bì 8g, trần bì 8g, sa nhân 8g, mộc hương 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thông phủ pháp: thường gặp ở những người béo phì do ăn nhiều đồ béo ngọt, uống rượu nhiều, đại tiện bí kết, đàm trọc tích tụ, phủ khí không thông mà kèm theo có bụng trướng, tức ngực khó chịu, rêu lưỡi vàng dày, mạch thực.

Bài thuốc: Phòng phong thông thánh tán gia giảm. Phòng phong 8g, kinh giới 6g, bạc hà 8g, liên kiều 8g, cát cánh 12g, xuyên khung 10g, đương quy 12g, bạch thược 10g, bạch truật 12g, chi tử 8g, đại hoàng 8g, mang tiêu 8g, thạch cao 15g, hoàng cầm 12g, hoạt thạch 20g, cam thảo 8g, ma hoàng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Sơ lợi pháp: người béo phì kiêm có can uất khí trệ hoặc huyết ứ; lâm sàng biểu hiện đau mạng sườn, cấp táo, huyễn vựng, mệt mỏi, bụng trướng, miệng đắng phiền muộn, phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh bế hoặc trước kỳ kinh nhũ phòng trướng đau, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

Bài thuốc: Đại sài hồ thang gia giảm. Sài hồ 15g, hoàng cầm 9g, đại hoàng 6g, chỉ thực 9g, xích thược 9g, bán hạ 9g, sinh khương 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kiện tỳ pháp: thường có biểu hiện của tỳ hư khí nhược, người mệt mỏi không có lực, đoản khí ngại nói, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực.

Bài thuốc: Dị công tán gia giảm. Đảng sâm 15g, bạch truật 12g, phục linh 10g, cam thảo 8g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tiêu đạo pháp: gặp ở những người ăn ít mà vẫn béo phì, mệt mỏi ngại vận động, sau ăn bụng trướng đầy khó tiêu, rêu lưỡi trắng.

Bài thuốc: Bảo hòa hoàn gia giảm. Sơn tra 20g, thần khúc 12g, mạch nha 10g, bán hạ 10g,    phục linh 10g, trần bì 8g, liên kiều 8g, lai phục tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ôn dương: bệnh lâu ngày, tuổi cao, lâm sàng biểu hiện: sợ lạnh, lưng gối đau mỏi, tứ chi phù nặng, thường hay gặp ở người do thận dương hư.

Bài thuốc: Tế sinh thận khí hoàn gia giảm. Phụ tử chế 9g, nhục quế 8g, thục địa 15g, sơn dược 12g, sơn thù du 10g, mẫu đan bì 10g,  trạch tả 12g, trư linh 12g, ngưu tất 15g, xa tiền tử 10g, ba kích 12g, thỏ ty tử 10g, tang ký sinh 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Dưỡng âm: do âm dịch không đủ, âm hư sinh nội nhiệt, thường có biểu hiện trên lâm sàng: đau đầu, váng đầu, lưng gối đau mỏi, hai gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch tế sác hoặc vi huyền.

Bài thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm. Tri mẫu 10g, hoàng bá 8g, sơn dược 12g, sơn thù du 10g, thục địa 15g, mẫu đan bì 8g, phục linh 10g, trạch tả 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Béo phì thường phát sinh với tăng huyết áp, mỡ máu cao, bệnh mạch vành... do đó càng làm nhanh quá trình lão hóa và tử vong.    

TS. Trần Xuân Nguyên - Trung ương Hội Đông y Việt Nam

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Chữa rụng tóc do thận suy

Đông y gọi tóc là huyết dư, là phần thừa của huyết. Rụng tóc có nhiều nguyên nhân nhưng không ngoài tổn thương âm huyết của các tạng: Tâm, can, thận. Với chứng rụng tóc do thận suy, tinh huyết không đầy đủ có thể dùng bài thuốc sau.

Triệu chứng: Đầu choáng váng, hai ống chân đau mỏi, tinh thần ủy mị, hay quên, di tinh.

Điều trị: Ích thận khí, bổ sung tinh tủy.

Đông y gọi tóc là huyết dư, là phần thừa của huyết
Đông y gọi tóc là huyết dư, là phần thừa của huyết

Bài thuốc: Lưu thị ban thoát nghiệm phương với thục địa 60g, phục linh 20g, nhục thung dung 30g, thỏ ty tử 30g, hà thủ ô đỏ 30g, đương quy 30g, viễn chí 30g, tử hà sa 30g, hoài sơn 30g, đan bì 30g, câu kỳ tử 45g, hà thủ ô trắng 30g, hắc chi ma 30g, ngưu tất 30g, sơn thù 30g, nữ trình tử 25g.

Cách dùng: Tán bột mịn, làm viên mật. Mỗi viên 9 gam, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống một viên với nước đun sôi để ấm.

Thuốc bôi ngoài: Cốt toái 60g rượu 300ml. Ngâm cốt toái bổ vào rượu, sau 20 ngày bôi vào chỗ tóc rụng ngày 3 lần. Thời gian điều trị 90 ngày.

TTND Nguyễn Xuân Hướng (nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam)

Meo.vn (Theo Bee)

Công dụng của ba kích

Lương y Như Tá cho biết, ba kích có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng, những người đang bị táo bón, tiểu đỏ, miệng đắng, đau mắt, bứt rứt và bệnh tim thì không nên dùng.

Về y học cổ truyền, ba kích có vị cay, hơi ngọt, công dụng trợ dương bổ thận; trị dương nuy bất khởi (liệt dương), cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung ích khí, dưỡng 2 kinh tỳ và thận... Sau đây là một số cách vận dụng. Lưu ý là cần tham khảo thêm ý kiến nhà chuyên môn trước khi sắc thuốc và uống.

Trị phong thấp đau nhức, cước khí, phù: ba kích, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn đều 12g, tang ký sinh 10g, sơn thù nhục 8g, hoài sơn 16g. Đem sắc uống.


Ba kích

Trị huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh: ba kích thiên, tiên mao, hoàng bá, dâm dương hoắc, tri mẫu, đương quy, mỗi loại từ 20g, đem sắc uống.

Trị sán khí do thận hư: Ba kích thiên, hoàng bá, quất hạch, lệ chi hạch, ngưu tất, tỳ giải, mộc qua, kim linh tử, hoài sơn, địa hoàng. Mỗi loại từ 8-12g, đem sắc uống.

Trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ do thận dương hư: ba kích thiên, bổ cốt chỉ, phúc bồn tử. Mỗi loại từ 8-12g, đem sắc uống.

Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: ba kích (bỏ lõi), nhục thung dung, sinh địa (mỗi loại đều 60g), tang phiêu tiêu, thố ty tử, sơn dược, tục đoạn (cùng 40g), sơn thù du, phụ tử (chế), long cốt, quan quế, ngũ vị tử (mỗi loại cùng 20g), viễn chí 16g, đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, lộc nhung 4g. Tán bột, làm viên hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn.


Dâm dương hoắc - Ảnh: H.Mai

Trị gân cơ sưng đau, gân cơ suy yếu, teo cơ, khớp đau mạn tính do thận hư: ba kích thiên, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn. Mỗi loại bằng nhau từ 8-12g, đem sắc uống.

Người lớn tuổi lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi, dùng: ba kích thiên, xuyên tỳ giải, nhục thung dung, đỗ trọng, thố ty tử (lượng bằng nhau). Đem tán nhuyễn, trộn với mật làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2-3 lần với nước ấm.

Để chữa lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn, thì dùng bài thuốc gồm: ba kích, khương hoạt, quế tâm, ngũ gia bì, can khương (bào) - cùng 60g, đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng) 80g, ngưu tất 120g. Đem tán bột, trộn mật làm (vò) thành viên hoàn để dành uống với rượu ấm.

Chữa tiểu nhiều thì dùng: ba kích thiên (bỏ lõi) và ích trí nhân, hai vị chưng với rượu và muối. Tang phiêu tiêu, thố ty tử (sao với rượu). Tất cả lượng bằng nhau. Rồi tán bột, làm viên hoàn to bằng hạt bắp, mỗi lần uống 10-15 viên với rượu pha ít muối hoặc sắc thành thang uống.

Cách sắc (nấu) các bài thuốc như sau: nước nhất cho các vị thuốc vào nồi đất cùng 4 chén nước, sắc còn lại 1 chén, chiết ra; nước hai cho tiếp 3 chén nước vào nồi, sắc còn lại nửa chén. Hiệp hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

 

Meo.vn (Theo TNO)

Hoa trong phong thủy

Hoa tươi mang đến những nguồn sức mạnh an lành, nguồn sinh khí, sự lưu thông khí trong nhà và sự may mắn. Không những thế, màu sắc và hương thơm của hoa cũng mang những ý nghĩa phong thuỷ riêng.

Dưới đây là một số loài hoa nổi tiếng thường được sử dụng làm vật trí phong thuỷ:

1. Hoa thược dược:

Hoa thược dược thường dùng trong phong thuỷ với ý nghĩa là phương pháp hoà giải những vướng mắc trong tình yêu và sự lãng mạn

Một trong những loài hoa mỏng manh với hương thơm mềm mại. Hoa thược dược thường dùng trong phong thuỷ với ý nghĩa là phương pháp hoà giải những vướng mắc trong tình yêu và sự lãng mạn. Đặc biệt đối với hoa thược dược hồng.

2. Hoa sen:

Sen là loài hoa biểu trưng cho sự hoàn hảo cuối cùng. Sự tinh khiết của sen không thể bị vấy bẩn bởi bùn xung quanh, nơi nó từ đó sinh ra. Tất cả các thành phần của sen đều hữu dụng, từ thân sen, ngó sen, hạt sen…đối với sức khoẻ con người. Sử dụng sen có tác dụng điều hoà khí vượng, tăng cường những nguồn năng lượng về sức khoẻ cho ngôi nhà.

3. Hoa anh đào:

Anh đào và những loài hoa cùng họ như táo, sơn thù du, đào…thường được sử dụng với ý nghĩa mang lại sự khởi đầu, sự tươi mới và trong trắng. Anh đào tượng trưng cho cung tình duyên, nhưng cũng vẫn được sử dụng như một phương thức hoá giải phong thuỷ đối với sức khoẻ.

4. Hoa lan:

Vẻ đẹp của hoa lan được coi là biểu tượng cổ điển tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở trong phong thuỷ. Hoa lan mang lại năng lượng giúp cân bằng những sự đổ vỡ. Nó cũng là biểu tượng trong việc giúp tìm kiếm sự hoàn hoả trong bất kỳ lĩnh vực nào cho cuộc sống của con người.

Tiền tài, sự hoàn hảo, của cải, sắc đẹp, trong trắng - với khả năng thu hút những nguồn năng lượng như vậy, hoàn toàn có thể hiểu tại sao lan lại trở thành một trong những giống hoa được trồng trong nhà nhiều nhất ở phương Tây.

5. Hoa thuỷ tiên:

Theo quan niệm trong văn hoá Trung Quốc, cấu trúc trong nguồn năng lượng của hoa thuỷ tiên có ảnh hưởng tới sự nghiệp, sự phát triển tài năng của gia chủ.

Thường được sử dụng như một phương thức hoá giải trong phong thuỷ trong cung Quan Lộc, giúp cho gia chủ giữ được những của cải và được thưởng xứng đáng cho những nỗ lực mà họ đã nỗ lực để có được. Hoa thuỷ tiên màu trắng thường được sử dụng với ý nghĩa phong thuỷ nhiều hơn hoa thuỷ tiên màu vàng.

6. Hoa cúc:

Nguồn năng lượng mà hoa cúc đem lại khiến cho gia chủ có một cuộc sống bình dị và cân bằng trong mọi việc. Đồng thời, nó cũng mang đến may mắn cho ngôi nhà.

 

Hãy đem hương hoa tươi vào căn phòng hay sân vườn nhà bạn, những bức tranh về hoa, bạn sẽ giúp cho luồng khí trong ngôi nhà được điều hoà và trôi chảy.

 

 

Hai thể bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là rối loạn khả năng cảm nhận thăng bằng, biểu hiện thông thường là chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu. Nặng thì chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy được và vẫn buồn nôn hoặc nôn dữ dội.

Theo Đông y, bệnh thường biểu hiện bởi hai thể loại là "thực chứng" và "hư chứng".

Thực chứng: Đột nhiên ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, nhà cửa cảm thấy như đảo lộn, nghiêng ngửa buộc người bệnh phải luôn nhắm nghiền mắt và nằm xuống không sẽ bị ngã. Kèm theo buồn nôn hay nôn thốc tháo nhiều lần, mặt nhợt nhạt, mồ hôi toát ra toàn thân. Cơn choáng chóng mặt quay cuồng này có khi xảy ra chốc lát hay kéo dài vài tiếng hoặc vài ba ngày. Người bệnh thấy nóng, khát nước, táo bón, tiểu nước vàng, mạch thực.

http://suckhoe365.net/wp-content/uploads/2010/09/chong-mat.jpg
Rối loạn tiền đình là rối loạn khả năng cảm nhận thăng bằng, biểu hiện thông thường là chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu.
Điều trị: Câu đằng 12g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g, phục thần 12g, sơn chi 12g, tang ký sinh 12g, dạ giao đằng 10g, đỗ trọng 10g, hoàng cầm 10g, thạch quyết minh sống 20g, thiên ma 8g, hà thủ ô trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần trong ngày. Uống 3 - 5 thang liền.

Hư chứng: Triệu chứng cũng xảy ra đột ngột bị ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, nhà cửa quay cuồng nên người bệnh cũng phải nằm nhắm mắt không sẽ bị ngã và kèm buồn nôn hay nôn mửa nhiều lần, toàn thân vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt. Cơn chóng mặt cũng có thể xảy ra trong chốc lát hay mấy tiếng đồng hồ hoặc vài ngày. Kết hợp có nóng, khát nước và táo bón, tiểu vàng, đặc biệt khi làm việc lại hoa mắt, chóng mặt càng tăng, ăn ngủ kém, sắc mặt xanh, mạch hư, không lực.

Điều trị: Bạch cúc hoa 120g, câu kỷ tử 120g, đơn bì 120g, phục linh 120g, trạch tả 120g, sơn dược 160g, sơn thù 160g, thục địa 320g. Tất cả tán bột làm hoàn. Ngày uống 8 - 16g, chiêu với nước muối nhạt.

Meo.vn (Theo Bee)

Bài thuốc chữa suy nhược

Y học cổ truyền thường dựa trên 4 yếu tố cơ bản là âm, dương, khí và huyết trong cơ thể để chia làm 4 loại suy nhược: khí hư, huyết hư, dương hư, âm hư.

Dưới đây là những phép trị liệu theo hướng dẫn của lương y Như Tá tùy vào từng thể bệnh. Lưu ý nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi nấu và dùng.

Thể phế khí hư: Triệu chứng thường mệt, hơi thở ngắn, người lúc nóng lúc lạnh, dễ ra mồ hôi, ho khan thì dùng phương thuốc gồm các vị: nhân sâm, huỳnh kỳ (chích mật) - mỗi loại cùng 12g, tang bì (chích mật), tử uyển - cùng 10g, thục địa 16g, ngũ vị 4g.

Thể tỳ khí hư: Triệu chứng thường là mệt mỏi, ăn ít, đi tiêu lỏng, sắc mặt vàng nhạt. Dùng bài gồm các vị: bạch truật, liên nhục, hoài sơn, ý dĩ, biển đậu (cùng 12g), đảng sâm 16g, sa nhân, trần bì, cát cánh, bạch linh (cùng 8g), cam thảo 6g.

Thể tâm huyết hư: Triệu chứng thường có là người hồi hộp, mau quên, mất ngủ, mộng nhiều, sắc mặt tái nhợt kém tươi nhuận, môi lưỡi nhợt. Dùng bài thuốc gồm các vị: đảng sâm 16g, huỳnh kỳ (chích mật), đương quy, bạch truật, nhãn nhục - cùng 12g, phục thần, viễn chí, táo nhơn (cùng 8g), mộc hương 6g, cam thảo 4g, thục địa 20g, 3 lát gừng, 3 quả táo.

Thể can huyết hư: Triệu chứng hay gặp là váng đầu, hoa mắt, ù tai, sườn đau, người bứt rứt, tính nóng nảy, phụ nữ kinh nguyệt không đều, sắc mặt tái sạm, môi lưỡi nhợt. Dùng bài gồm các vị: thục địa 20g, bạch thược, qui đầu (cùng 12g), xuyên khung 8g.

Thể tỳ dương hư: Triệu chứng thường có là sợ lạnh, chân tay lạnh, người hay mệt mỏi, lúc gặp lạnh dễ đau bụng, tiêu chảy, sắc mặt vàng sạm hoặc tái nhợt. Dùng bài gồm các vị: phụ tử, can khương (cùng 6g), nhân sâm 12g, bạch truật 10g, chích thảo 4g.

Thể thận dương hư: Triệu chứng biểu hiện gồm chân tay lạnh, lưng gối nhức mỏi (trời lạnh nhức nhiều), di tinh, tiểu nhiều, sắc mặt tái nhợt, giọng nói yếu, hay hụt hơi. Dùng bài gồm các vị: qui đầu 12g, lộc giác, kỷ tử, thố ty tử, đỗ trọng (cùng 16g), nhục quế, phụ tử (cùng 8g), thục địa 20g, hoài sơn, sơn thù (cùng 15g).


Bên trái từ trên xuống, Huỳnh kỳ (chích mật) - Thiên ma - Kỷ tử - Thố ty tử / Ảnh: H.Mai

Thể phế âm hư: Triệu chứng gặp phải là ho khan,  họng khô, miệng khô, có khi khàn giọng, người gầy, da nóng, hay sốt về chiều hay đêm, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ. Dùng bài gồm các vị: sa sâm 20g, ngọc trúc, tang diệp, biển đậu, thiên hoa phấn (cùng 12g), cam thảo 4g.

Thể tâm âm hư: Triệu chứng gặp thường là người hồi hộp, khó ngủ, hay quên, bứt rứt, ra mồ hôi trộm, miệng lở, gò má đỏ, sốt về chiều, lưỡi đỏ. Dùng bài gồm các vị: huyền sâm, đơn sâm, đảng sâm, phục thần, thiên ma, qui đầu, bá tử nhân, táo nhân (sao đen), mạch môn - cùng 12g, sinh địa 16g, viễn chí 8g, cát cánh, ngũ vị (cùng 6g).

Thể tỳ vị âm hư: Triệu chứng thường gặp là miệng khô, môi khô, chán ăn, táo bón nặng, có thể nôn khan, mặt đỏ. Dùng bài gồm các vị: sa sâm, ngọc trúc (cùng 12g), mạch môn 10g, sinh địa 16g, đường phèn 20g.

Thể can âm hư: Triệu chứng hay gặp phải là đau đầu, chóng mặt, ù tai, mắt khô, sợ ánh sáng, người nóng nảy, dễ giận, lưỡi khô đỏ tía. Dùng bài gồm các vị: thục địa 20g, bạch thược, mạch môn (cùng 12g), xuyên khung, táo nhân, mộc qua (cùng 10g), qui đầu 16g, cam thảo 6g.

Thể thận âm hư: Triệu chứng hay gặp là đau lưng, mỏi gối, chân yếu, má đỏ, ù tai, dễ rụng tóc, lưỡi đỏ thẫm. Dùng bài gồm các vị: huỳnh bá, tri mẫu, kim anh tử (cùng 12g), thục địa 20g, qui bản 16g, long cốt, mẫu lệ (cùng 10g), liên tu 8g.

Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên như sau: nước thứ nhất cho các vị thuốc vào nồi cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chắt nước thuốc ra; nước hai tiếp tục cho 3 chén nước vào nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Meo.vn (Theo TNO)

Những bài thuốc trị chứng gầy còm

Trong khi nhiều người mắc chứng béo phì, thì một số người khác lại mắc chứng gầy còm và hậu quả cũng rất nghiêm trọng. Theo y học cổ truyền, chứng gầy có nhiều thể và do các nguyên nhân khác nhau:

Thứ nhất là do dương hư, gồm: dương hư khí suy  - thường người mệt mỏi, lười vận động, ê ẩm, dễ bị ngoại hàn tác động làm tổn thương kinh phế. Dùng bài thuốc gồm: nhân sâm 6g, hoàng kỳ 12g, nhục quế 5g, bạch truật 9g, cam thảo 6g, trần bì 6g, đương quy 12g, ngũ vị tử 6g; do tỳ dương hư – thường là hậu quả của tỳ khí hư, hoặc ăn uống sống lạnh, làm tổn thương tỳ dương. Biểu hiện thường là, ăn ít, người lạnh, mệt mỏi, đau bụng, sôi bụng, tiêu lỏng, sắc mặt bệch hoặc vàng sạm.

Bài thuốc dùng gồm: nhân sâm 6g, can khương 6g, bạch truật 6g, cam thảo 6g; do thận dương hư – thường do người vốn dương hư, bệnh lâu không khỏi hoặc lao tổn quá độ, hoặc già yếu thận dương không đủ. Triệu chứng sợ lạnh, chân tay lạnh, tiêu phân sống, lưng đau mỏi ê ẩm, tiểu nhiều, sắc mặt bệch. Bài thuốc dùng gồm: thục địa 8g, sơn dược 4g, sơn thù 4g, trạch tả 3g, phục linh 3g, đơn bì 3g, quế chi 3g, phụ tử 1g.

Thứ hai là do âm hư, gồm có: thận âm hư – thường do tinh bị tổn thương, hoặc mất máu, mất tân dịch, hoặc nóng quá làm âm bị tổn thương, hoặc do uống thuốc nhiệt quá mức, hoặc các tạng phủ khác có âm hư gây nên. Biểu hiện thắt lưng đau, gối mỏi yếu, ù tai, chóng mặt, họng khô, di tinh, mất ngủ, ra mồ hôi trộm. Bài thuốc gồm, thục địa 8g, sơn thù 4g, sơn dược 4g, trạch tả 4g, phục linh 3g, đơn bì 3g; can âm hư – thường do thận âm hư, thận thủy không dưỡng được can mộc. Biểu hiện đau đầu, chóng mặt, tai ù, mắt khô, sợ ánh sáng, dễ cáu gắt, hay bị chuột rút.

Bài thuốc dùng gồm, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 12g, thục địa 12g, toan táo nhân 4g, mộc qua 8g, cam thảo 6g, mạch môn 6g; vị âm hư – thường là giai đoạn sau của bệnh nhiệt, do nhiệt làm tổn thương tân dịch. Triệu chứng: không muốn ăn hoặc biết đói song không ăn, sốt nhẹ, táo bón. Bài thuốc có: sa sâm 12g, mạch môn 10g, đường phèn 4g, sinh địa 12g, ngọc trúc 6g; âm âm hư – thường do nguồn sinh hóa của huyết thiếu, hoặc mất máu, hay tâm hỏa cang thịnh hoặc thần bị tiêu hao quá độ.

Triệu chứng: mất ngủ, hay giật mình, hay quên, ra mồ hôi trộm. Bài thuốc dùng có, bá tử nhân 12g, kỷ tử 12g, mạch môn 12g, đương quy 12g, xương bồ 8g, phục thần 10g, huyền sâm 12g, thục địa 16g, cam thảo 6g; do phế âm hư – thường là vì bệnh lâu phế âm suy, hoặc nhiệt tà làm tổn thương phế, hoặc mất nhiều mồ hôi, tân dịch thiếu không dưỡng được phế. Triệu chứng: ho khan, họng khô, tiếng khàn, người gầy. Dùng bài thuốc gồm, sa sâm 8g, mạch đông 12g, ngọc trúc 8g, sinh cam thảo 4g, tang diệp 6g, sinh biển đậu 6g, thiên hoa phấn 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thứ ba là khí hư, phế khí hư – triệu chứng lười nói, tiếng nói nhỏ, hay đứt quãng, tự ra mồ hôi, dễ cảm, lúc nóng lúc lạnh, người mệt mỏi. Bài thuốc dùng gồm, nhân sâm 8g, hoàng kỳ 16g, thục địa 12g, ngũ vị tử 8g, tử uyển 6g, tang bạch bì 16g; tâm khí hư – thường do có tuổi, khí hư. Bài thuốc gồm, nhân sâm 10g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 6g; tỳ khí hư – thường do cơ thể vốn suy yếu, lao lực, ăn uống không điều độ làm tổn thương tỳ khí, dẫn đến tỳ khí hư. Biểu hiện: ăn ít, ăn xong thấy trướng bụng, mệt mỏi. Bài thuốc có: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, cam thảo 8g, trần bì 9g, bán hạ 12g, sa nhân 6g, mộc hương 6g.

Thứ tư là do huyết hư, gồm có: tâm huyết hư – triệu chứng: hồi hộp, mất ngủ, hay giật mình, chóng mặt, sắc mặt không đẹp. Bài thuốc gồm, đương quy 16g, xuyên khung 12g, bạch thược 12g, thục địa 12g; can huyết hư: Triệu chứng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau cạnh sườn, dễ giật mình, nữ thì kinh không đều, hoặc không có kinh. Bài thuốc gồm, đương quy 10g, thục địa 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g.

Theo Thanh Niên