Lưu trữ cho từ khóa: soi than

Những điều cần biết về bệnh sỏi thận

Sỏi thận là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận, chạy thận gây tổn hại lớn về sức khỏe và kinh tế cho người bệnh.

Do đó, phát hiện sớm và điều trị khỏi hoàn toàn sỏi thận là điều đáng được quan tâm.

1. Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn những viên sỏi lớn sẽ tích tụ lại trong thận, ngày càng lớn hơn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho chức năng thận suy giảm, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm sẽ dễ gây ra suy thận.

Sỏi thận là bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, tuổi thường gặp là 30 – 50 tuổi, ít gặp ở trẻ em.

nhung-dieu-can-biet-ve-benh-soi-than

Sỏi thận là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận. Ảnh minh họa

2. Triệu chứng nghi ngờ bị sỏi thận

Sỏi thận có thể có hoặc không thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi nó di chuyển vào niệu quản – ống nối liền thận và bàng quang. Vào thời điểm đó, những dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra:

- Đau dữ dội ở một bên và lưng, dưới các xương sườn. Cơn đau có thể lan đến vùng bụng dưới và háng, cơn đau kéo dài hàng giờ, thường xuất hiện sau khi vận động mạnh.

- Đau khi tiểu tiện, nước tiểu đục, có màu hồng, màu đỏ hoặc nâu.

- Một số triệu chứng khác: buồn nôn và nôn, tăng số lần đi tiểu, sốt và ớn lạnh nếu nhiễm trùng hiện tại.

3. Nguyên nhân gây sỏi thận

Sỏi được hình thành trong thận có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể do một số nguyên nhân chính sau:

- Sỏi thận do lắng đọng các chất khoáng: do bạn uống không đủ nước (đặc biệt là đối với những người lao động nặng), hay nhịn tiểu; do dị dạng đường niệu hoặc do các bệnh lí làm tắc đường dẫn niệu lâu ngày dẫn đến hình thành sỏi. Những bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.

- Chế độ ăn uống không hợp lý (chỉ ăn thiên lệch một loại thực phẩm, ăn quá nhiều thịt hoặc rau, ăn mặn, chế độ ăn quá giàu canxi…) hoặc những bệnh nhân bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ, uống nhiều sữa, ít nước.

-  Nhiễm trùng đường sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp nhiều ở nữ giới, do đường tiết niệu ngắn hơn nam giới và khi cơ quan sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ, nên vi trùng dễ có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, gây nên sỏi.

- Có dị vật trong bàng quang (hiếm gặp): Những dị vật (lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong bàng quang) vì những lí do khác nhau mà tồn tại ở bang quang, làm lắng đọng các chất khoáng tạo thành sỏi.

4. Phòng bệnh sỏi thận

- Uống nhiều nước: Đây là lời khuyên đầu tiên các bác sĩ dành cho bạn. Uống đủ nước sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt, giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật.

- Hạn chế ăn mặn và giảm lượng canxi: đây là hai yếu tố cần hạn chế trong thực đơn của bạn vì chúng liên quan chặt chẽ đến hình thành sỏi thận.

- Chế độ dinh dưỡng khoa học: giúp cung cấp các yếu tố dinh dưỡng hài hòa, không thiên lệch về bất cứ yếu tố nào.

- Tăng cường uống nước chanh: axit citric có trong quả chanh giúp ngăn chặn các khoáng chất và những thành tố khác của nước tiểu dính vào nhau và hình thành sỏi thận.

Theo Afamily.vn

Tìm hiểu thêm về bệnh sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành từ thận, niệu quản hay tạo ra ngay ở bàng quang. Khi bị sỏi bàng quang tùy theo kích thước của viên sỏi, số lượng sỏi và một số yếu tố khác mà có thể đưa đến một số biến chứng từ đơn giản đến phức tạp, nguy hiểm.

Tại sao có sỏi bàng quang?

Bàng quang nằm ở vùng hạ vị, được cấu tạo từ các cơ trơn, có tính chất đàn hồi và có hệ thống thần kinh điều khiển trong việc đào thải nước tiểu ra ngoài (tiểu tiện). Sự hình thành sỏi chủ yếu là do hiện tượng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang. Có 2 loại sỏi được hình thành, sỏi từ hệ tiết niệu trên (thận, niệu quản) rơi xuống; sỏi sinh ra tại bàng quang bởi các dị vật, đầu ống thông nước tiểu (do bí đái, tắc đái ở bệnh nhân hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt, chít hẹp cổ bàng quang), túi thừa bàng quang hoặc sau phẫu thuật đường tiết niệu (mổ lấy sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang).

tim-hieu-them-ve-benh-soi-bang-quang

Hình ảnh sỏi trong bàng quang.

Thành phần hóa học của sỏi đường tiết niệu nói chung và sỏi bàng quang nói riêng chủ yếu là chất canxi và amoni – magiê – photphat hoặc photphat canxi hoặc oxalic hoặc xystin, nhưng thường là sỏi hỗn hợp và được bao bọc xung quanh bởi một lớp nhân tơ huyết – bạch cầu. Sỏi bàng quang đôi khi chỉ có 1 viên nhưng cũng có thể là nhiều viên sỏi. Kích thước của sỏi bàng quang cũng khác nhau, đôi khi chỉ nhỏ bằng hạt ngô, đốt ngón tay nhưng có trường hợp to bằng quả trứng gà, đặc biệt có những trường hợp sỏi bàng quang nặng tới 1kg.

Sự nguy hại của sỏi bàng quang là nếu không phát hiện và xử trí thích hợp thì khi sỏi ở lại bàng quang lâu sẽ làm tổn thương niêm mạc bàng quang do lượng nước tiểu thay đổi liên tục (trước khi đi tiểu và ngay sau khi đi tiểu) và do sự co bóp của thành bàng quang làm cho viên sỏi cọ sát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, chảy máu và sẽ biến chứng viêm bàng quang cấp, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm bàng quang mạn tính và sau đó có thể là teo bàng quang hoặc rò bàng quang.

Rò bàng quang là một biến chứng rất phức tạp bởi vì nước tiểu sẽ chảy vào tầng sinh môn hoặc âm đạo. Nước tiểu chảy ri rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và lâu ngày gây nhiễm khuẩn. Ngoài ra, sỏi bàng quang còn có thể gây nên các biến chứng rất nguy hiểm là viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận. Các biến chứng này gây khó khăn cho việc điều trị và cũng rất tốn kém về thời gian và tiền bạc, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Nguyên nhân của sỏi bàng quang

Sỏi được hình thành có thể là do ngay tại bàng quang (viêm nhiễm, thần kinh bàng quang, túi thừa bàng quang…), có thể do rối loạn chuyển hóa, có thể là do sự cản trở lưu thông nước tiểu ở trong bàng quang, niệu đạo (sỏi, u xơ tiền liệt tuyến…). Sỏi bàng quang cũng có thể là do sỏi từ thận, từ niệu quản rơi xuống. Một số trường hợp sự hình thành sỏi bàng quang có thể do áp dụng một số thao tác thủ thuật y tế như nong niệu đạo, thăm dò bàng quang. Tuổi tác và giới tính cũng có liên quan đến mắc bệnh sỏi bàng quang vì hầu hết gặp sỏi bàng quang ở lứa tuổi trên 50 và chủ yếu ở nam giới. Tuy vậy, ở các nước đang phát triển thì người ta thấy sỏi bàng quang có thể gặp ở trẻ em do chế độ ăn thiếu protein.

Biểu hiện của sỏi bàng quang

Một số người bị sỏi bàng quang nhưng không có biểu hiện gì đặc biệt chỉ khi vì một lý do nào đó tình cờ phát hiện (khám bệnh định kỳ). Đa số sỏi bàng quang có đái dắt nhiều lần, nhất là ban ngày do đi lại, vận động nhiều. Có thể đái đục (nhiễm khuẩn), đái máu. Có thể đau bụng dưới, đái khó, đau, gián đoạn tiểu tiện bởi các các nguyên nhân khác kèm theo (u xơ tiền liệt tuyến, chít hẹp niệu đạo…). Trong trường hợp nhiễm khuẩn thì có sốt nhẹ.

Các triệu chứng của sỏi bàng quang có nhiều đặc điểm lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh như  u xơ tuyến tiền liệt, u bàng quang, lao bàng quang, ung thư bàng quang (đái máu). Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác bệnh và phòng các biến chứng, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu của bệnh như đã kể trên, phải đi khám ngay ở các chuyên khoa tiết niệu.

tim-hieu-them-ve-benh-soi-bang-quang

Phẫu thuật lấy sỏi.

Điều trị có khó?

Sỏi bàng quang nhỏ từ đường tiết niệu trên rơi xuống có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để bệnh nhân đái ra sỏi. Việc điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi đã giúp ích rất nhiều cho việc điều trị những viên sỏi bàng quang không đái ra được hay sỏi kích thước nhỏ hơn 3cm. Có thể sử dụng máy tán sỏi cơ học, máy tán sỏi sử dụng sóng xung thủy điện lực (Urat 1) hay máy tán sỏi bằng sóng siêu âm, laser. Mục đích điều trị của máy tán sỏi là tán sỏi thành những mảnh nhỏ để bài xuất ra ngoài. Cũng có thể dùng dụng cụ cơ học để bóp nát sỏi dưới sự giám sát của camera đặt ở đầu ống soi.

Việc điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sỏi to – sỏi không thể tán được hay sỏi bàng quang có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa bàng quang. Mổ bàng quang lấy sỏi là phẫu thuật đơn giản, ít tốn thời gian nhưng thời gian hậu phẫu thường kéo dài hơn nhiều so với phương pháp tán sỏi nội soi.

Phòng bệnh sỏi bàng quang

Đây là việc làm vô cùng cần thiết, vì nguyên nhân gây bệnh thường là do ứ đọng nước tiểu lâu ngày. Do vậy, hằng ngày cần uống đủ nước (1,5 lít/ngày) và tránh thói quen nhịn tiểu. Ngoài ra khi có biểu hiện của rối loạn tiểu tiện (đái dắt, đái buốt hay đái ra máu cuối bãi) nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu để phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại kết quả rất tốt, bệnh nhân sẽ tránh được những biến chứng không đáng có do bệnh sỏi bàng quang gây ra.

PGS.TS. Bùi Khắc Hậu

Theo Suckhoedoisong.vn

Làm cách nào khắc phục chứng tiểu không tự chủ?

Chào bác sĩ , em là nữ và năm nay em chỉ mới 13 tuổi thôi. Dạo gần đây em bị mắc chứng đi vệ sinh không tự chủ được. Mặc dù em đã cố gắng chạy thật nhanh để giải quyết ”bầu tâm sự” nhưng vẫn không kịp. Em hoang mang vì sợ bạn bè phát hiện. Nhờ bác sĩ chỉ em cách khắc phục ạ. Em cảm ơn bác sĩ!

(pe…@gmail.com)

lam-cach-nao-khac-phuc-chung-tieu-khong-tu-chu

Trả lời:  

Chào em!

Tiểu không tự chủ không phải là tình trạng hiếm gặp, đặc biệt là ở phái nữ. Hơn 25% phụ nữ trên thế giới mắc bệnh và chỉ có 4% trong số đó đi khám chữa bệnh bởi tâm lý e ngại, không muốn tiết lộ bệnh. Dù nặng hay nhẹ, bệnh này đều có thể chữa trị được.

Tiểu không tự chủ hay són tiểu, là tình trạng mất kiểm soát tiểu tiện hoặc rỉ nước tiểu ngoài ý muốn, gây trở ngại trong sinh hoạt và mất tự tin cho người bệnh.

Tiểu không tự chủ gây ra gánh nặng tâm lý ở người phụ nữ vì bệnh thường gây ra mùi cơ thể, làm cho phái nữ e dè, mệt mỏi, kém tự tin, không mạnh dạn tham gia vào các hoạt động xã hội.

Tiểu không tự chủ có thể chia làm các loại sau:

- Tiểu không tự chủ gắng sức: là tình trạng nước tiểu được giải phóng ra ngoài một cách không tự chủ do mang vác vật nặng, leo cầu thang, chạy nhảy… Dạng này chiếm tới 70% phụ nữ mắc bệnh, thường xảy ra khi cơ co thắt bàng quang đã suy yếu sau khi sinh con hoặc vào thời kì tiền mãn kinh.

- Tiểu không tự chủ do bàng quang không ổn định: Bệnh nhân đột nhiên rất buồn tiểu mà không thể nhịn được, chỉ mất một vài giây do cơ bàng quang co lại đột ngột. Trường hợp này có thể dẫn tới rỉ nước tiểu hoặc rùng mình khi nghe thấy tiếng nước chảy hoặc rửa tay bằng nước lạnh. Bệnh gây ra có thể là do nhiễm trùng đường tiểu.

- Tiểu không tự chủ tràn: Người bệnh cảm thấy bàng quang luôn ứa tràn nước tiểu, luôn có cảm giác muốn đi tiểu mà không thể. Nước tiểu thường rỉ ra với lượng rất ít nhưng rả rích cả ngày lẫn đêm.

- Hỗn hợp không tự chủ: Kết hợp giữa hai nguyên nhân đầu tiên.

Nhiều người tưởng rằng bệnh chỉ xuất hiện ở các cụ già do các cơ quan bị lão hóa, tuy nhiên thực tế bệnh lại rất phổ biến ở cá bạn gái trẻ, đặc biệt là những người có hoạt động thể lực mạnh như vận động viên, diễn viên múa… Ngoài ra, việc có thói quen nhịn đi vệ sinh lâu ngày cũng có thể gây són tiểu.

Hiện nay ở Việt Nam chúng ta đã hoàn toàn chữa trị được bệnh tiểu không tự chủ bằng chữa trị nội khoa kết hợp với vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Việc còn lại chỉ phụ thuộc vào việc người bệnh có mạnh dạn mô tả về tình trạng bệnh của mình với các bác sĩ hay không. Em cần tìm đến một cơ sở y tế tin cậy để được chẩn đoán và tiến hành chữa trị bệnh nhé!

Chúc em sớm điều trị thành công!

Theo Kenh14.vn

Nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ bị sỏi thận

Nhiệt độ cao góp phần vào tăng tình trạng mất nước, từ đó sẽ tăng khả năng bị sỏi thận ở những người có nguy cơ cao.

Để nghiên cứu mối liên hệ giữa thời tiết nóng và bệnh sỏi thận, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Philadelphia đã kiểm tra 60.000 bệnh nhân ở một số thành phố trên khắp nước Mỹ. Các thành phố này có khí hậu khác nhau.

Nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng khi trái đất ấm lên, sự biến đổi khí hậu sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nhà nghiên cứu, chuyên gia tiết niệu, Gregory Tasian, cho biết: “Chúng tôi thấy rằng khi nhiệt độ hàng ngày tăng lên, sẽ có một sự gia tăng nhanh chóng bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận trong vòng 20 ngày sau đó”.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích hồ sơ y tế của hơn 60.000 người lớn và trẻ em bị sỏi thận từ năm 2005 đến năm 2011 tại Atlanta, Chicago, Dallas, Los Angeles và Philadelphia cũng như thông tin thời tiết ở mỗi thành phố.

Họ ghi lại các nguy cơ sỏi thận theo nhiệt độ ở mỗi thành phố.

Khi nhiệt độ trung bình hàng ngày tăng lên trên 10 độ C, nguy cơ bị sỏi thận tăng đối với bất kì ai cũng tăng lên. Mối liên hệ này tìm thấy ở tất cả các thành phố, ngoại trừ Los Angeles. Chỉ trong vòng 3 ngày tiếp xúc với nhiệt độ cao, những viên sỏi nhỏ đã có thể hình thành.

“Những phát hiện này chỉ ra ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu đối với sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, chỉ 11% dân số Hoa Kỳ bị sỏi thận. Có khả năng là nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ sỏi thận ở những người dễ hình thành sỏi. Nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ mất nước, dẫn đến nồng độ canxi và các khoáng chất khác trong nước tiểu cao hơn, gây phát triển sỏi trong thận”, ông Tasian nói.

nhiet-do-cao-lam-tang-nguy-co-bi-soi-than

Nhiệt độ cao góp phần vào tăng tình trạng mất nước, từ đó sẽ tăng khả năng bị sỏi thận ở những người có nguy cơ cao. Ảnh minh họa

Sỏi thận là bệnh gây đau đớn. Hàng năm, tại Mỹ có khoảng 500.000 bệnh nhân đến cấp cứu vì bệnh này. Và số lượng các trường hợp mắc sỏi thận đã tăng lên rõ rệt trên toàn thế giới trong 10 năm qua. Sỏi thận không chỉ gặp ở người lớn mà số trẻ em phát triển sỏi thận cũng tăng mạnh trong 25 năm qua.

Các yếu tố tăng nguy cơ sỏi thận hiện nay mặc dù chưa được giải thích rõ ràng nhưng nó được cho là xuất phát từ chế độ ăn uống.  Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân sỏi thận cần được phẫu thuật.

Nghiên cứu mới cũng cho thấy nhiệt độ rất thấp làm tăng nguy cơ sỏi thận ở dân số trong ba thành phố – Atlanta, Chicago và Philadelphia.

Các nhà nghiên cứu cho biết nhiệt độ thấp làm cho nhiều người ở trong nhà với nhiệt độ cao để giữ ấm. Điều này đồng thời gây ra những thay đổi trong chế độ ăn uống và giảm mức độ tập thể dục, có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

Tasian nói thêm rằng, 5 thành phố được lựa chọn cho nghiên cứu có thể là đại diện của những người trên toàn thế giới, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để khẳng định phát hiện hiện tại. Trong tương lai, các nghiên cứu cũng cần xem xét mô hình rủi ro khác nhau trong quần thể khác nhau, bao gồm cả trẻ em – phần tử chiếm tỉ lệ phần trăm nhỏ trong nghiên cứu này.

Các tác giả lưu ý rằng các nhà khoa học khác đã báo cáo nhiệt độ toàn cầu tổng thể từ năm 2000 đến năm 2009 cao hơn 82% phần trăm so với nhiệt độ trong 11.300 năm qua.

Hơn nữa, sự gia tăng thải khí nhà kính dự kiến ​​sẽ làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái đất 1-4,5 ° C vào năm 2100.

Tasian nói thêm: “Với một số chuyên gia dự đoán rằng nhiệt độ khắc nghiệt sẽ xuất hiện trong khoảng 30 năm tới và trẻ em bây là sẽ là những người phải chịu đựng gánh nặng của biến đổi khí hậu về sau này”.

Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí của Viện Khoa học Sức khỏe môi trường Thế giới.

Theo Afamily.vn

Chữa sỏi thận từ dứa và phèn chua

Dứa được biết đến là loại trái cây giải khát. Tuy nhiên ít người biết đến công dụng chữa sỏi thật cực hiệu nghiệm của loại quả này.

Mẹ tôi 52 tuổi, bị bệnh sỏi thận, có người mách chữa bệnh này bằng cách: lấy một quả dứa cắt một đầu rồi đục giữa quả xuống sâu 3cm, lấy 2 thìa cà phê bột phèn chua cho vào rồi đậy nắp lại. Đun quả dứa đến khi chín nhuyễn lấy ra 2 ly, buổi tối uống 1 ly cho bàng quang mềm ra và sỏi vỡ ra. Đến sáng hôm sau thức dậy uống ly còn lại cho sỏi tan ra, nằm nghỉ 30 phút sau đó đi tiểu, nước tiểu khai và đục như nước vo gạo. Xin cho hỏi có đúng như vậy không?.

Chữa sỏi thận từ dứa và phèn chua

Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông. Để chữa sỏi tiết niệu, người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt.

Những bài thuốc khác

Ngoài ra, còn có các bài thuốc khác để chữa sỏi tiết niệu theo y học cổ truyền. Y học cổ truyền cho rằng, sỏi tiết niệu phần nhiều thuộc chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho cặn lắng nước tiểu bị đọng lại, nhỏ gọi là “sa lâm”, to gọi là “thạch lâm”. Sỏi tiết niệu có nhiều thể khác nhau với các bài thuốc điều trị tương ứng.

Với thể thấp nhiệt – biểu hiện: tiểu tiện ra máu, kèm theo đau bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng, họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ. Bài thuốc trị gồm các vị: mộc thông 9g, biển súc 12g, hoàng thạch 15g, sơn chi 12g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 9g, tiên hạc thảo 15g, xa tiền tử 15g, cù mạch 12g, đại hoàng 6g, cam thảo 6g, hải sa kim 15g, hòe hoa 9g.

Với thể can uất khí trệ – biểu hiện: tiểu tiện ra máu, đái buốt, đái rắt, ấn vùng thận đau, ngực sườn đầy trướng…, bài thuốc trị gồm: kim tiền thảo 40g, xa tiền tử 20g, đào nhân 8g, uất kim 8g, ngưu tất 12g, chỉ xác 8g, đại phúc bì 8g, kê nội kim 8g, ý dĩ 8g.

Với thể thận âm suy hư – biểu hiện: tiểu tiện ra máu liên tục, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng, tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, thì bài thuốc gồm: tri mẫu 12g, thục địa 12g, trạch tả 12g, kê nội kim 9g, mộc thông 9g, cam thảo 6g, đương quy 12g, hoàng bá 12g, sơn thù 6g, kim tiền thảo 30g, hải sa kim 15g, xa tiền tử 15g, hoàng kỳ 15g.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, bằng cách: cho 1 lít nước vào thang thuốc, sắc kỹ chắt lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày, uống liên tục trong 15 ngày.

Theo Vietgiaitri.com

Làm gì khi phát hiện bệnh sỏi thận?

Tôi đi khám sức khỏe định kỳ, siêu âm phát hiện có sỏi thận 5mm. Bác sĩ khuyên uống nhiều nước và không cho dùng thuốc gì nhưng tôi rất lo lắng, không biết sỏi của tôi có phải mổ không. Xin quí báo tư vấn tôi nên làm thế nào với bệnh tình hiện tại?

Phạm Văn Việt (Hải Phòng)

soithan

Đối với sỏi nhỏ như của bạn thì không nên quá lo lắng, vấn đề đặt ra là bạn phải phòng và tránh viêm đường tiết niệu để sỏi không to thêm và không gây biến chứng. Sở dĩ chúng tôi nói như vậy vì dựa vào cấu tạo giải phẫu của niệu quản. Bình thường, niệu quản có đường kính trong từ 2 – 4mm, luôn có sóng nhu động từ trong ra ngoài nên những sỏi thận có đường kính nhỏ hơn 5mm, cá biệt có trường hợp tới 7 – 8mm, có khả năng được thải ra ngoài một cách tự nhiên. Theo nhiều thống kê thì khả năng thải sỏi khá lớn: từ 20 – 40% tổng số trường hợp mang sỏi. Nếu dùng một số thuốc hỗ trợ như lợi tiểu, giãn cơ trơn, chống viêm sẽ làm tăng khả năng thải sỏi. Trong nhân dân cũng có nhiều kinh nghiệm dùng các vị thuốc nam lợi tiểu trị sỏi thận như: kim tiền thảo, rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, chuối hột… hoặc một số thuốc đông y cũng có tác dụng lợi tiểu điều trị sỏi thận. Ngoài ra, ngay từ bây giờ, bạn hãy thực hiện chế độ uống đủ nước 1,5 – 2lít/ngày dù không khát và không nên nhịn tiểu.

BS.Kim Anh

Theo Suckhoevadoisong.net

Nguyên nhân gây sỏi túi mật

Thống kê bệnh nhân bị sỏi túi mật ở Việt Nam cho thấy, nông dân có tỷ lệ mắc sỏi túi mật cao hơn rất nhiều so với các nhóm đối tượng khác, so với các quốc gia khác.
Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt.

Họa không từ trên trời xuống

Đáng nói hơn nữa là số bệnh nhân còn trẻ, số phụ nữ, nghĩa là nhóm đối tượng trước đây ít bệnh, đang tăng rất nhanh, nếu so với kết quả thống kê của thập niên trước đây! Đáng lo không kém là tỷ lệ biến chứng, điển hình là cơn đau do sỏi gây ứ tắc đường dẫn mật khiến bệnh nhân phải vào phòng cấp cứu đã từ lâu vượt xa mức báo động.
Đáng tiếc vì với phương tiện kỹ thuật hiện nay việc phát hiện sỏi túi mật là chuyện tương đối đơn giản, nhưng hậu quả của sỏi túi mật vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng, nhất là với nông dân vùng sâu, vùng xa, nơi các chương trình khám sức khỏe định kỳ là chuyện ngoài tầm tay!
nguyen-nhan-gay-soi-tui-mat
Nếu tưởng họa trên trời rơi xuống thì sai. Tạp chất trong dòng mật muốn kết tủa thành sỏi cần một số điều kiện thuận lợi.
Xét về thói quen sinh hoạt thì hầu hết nạn nhân có chung vài điểm tương đồng, mà phần nhiều đều thấy ở thói quen sinh hoạt của nông dân. Đó là: Uống không đủ lượng nước trong ngày, cụ thể là tối thiểu 2,5lít, nhất là khi đổ mồ hôi dưới trời nắng gắt, lại thêm thói quen chỉ uống trà mà không uống nước lọc.
Tệ hơn nữa là thói quen chỉ uống nước ngày vài lần, chỉ uống khi khát, cho dù mỗi lần với lượng lớn, thay vì chia đều với lượng vừa phải. Bệnh nhân cũng hay có thói quen nín tiểu khiến tạp chất có thừa cơ hội quện vào nhau thành viên sỏi.

Nhiều thói quen không ngờ gây bệnh

Ngoài ra, bệnh cũng có thể đến từ việc: Quá vui miệng với các loại rau chứa nhiều oxalate như rau dền, rau muống, bạc hà…; Không quen dùng trà dược thảo có công năng lợi mật, như râu mèo, râu bắp, atixô… để gia tăng tiến độ đào thải mật ra khỏi gan và túi mật.
Người ít khi ăn chay cũng có nguy cơ bị sỏi túi mật: Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, chất đạm lecithin trong đậu nành có khả năng phá vỡ cấu trúc của sỏi để viên sỏi thành sạn cát rồi theo dòng nước tiểu trở về với thiên nhiên.
Không chỉ người đã mang sỏi túi mật, ngay cả người chưa bệnh cũng nên có chế độ dinh dưỡng ít nhiều theo kiểu “ăn chay” cho thường với đậu hũ, sữa đậu nành không đường… Không cần mỗi ngày nhưng nếu được từng đợt nhiều ngày trong tháng càng hay.
Nhiều người cũng không ngờ việc lạm dụng thuốc sủi bọt như thuốc đa sinh tố, thuốc cảm… là đòn bẩy cho phản ứng kết tủa tạp chất trong túi mật hoặc đã phát hiện bệnh gan, đã phát hiện tăng mỡ máu nhưng không điều trị đến nơi đến chốn.
Với các nạn nhân là nam giới thì thường là quá mạnh miệng với rượu bia, thịt mỡ nên mật quá tải với các phế phẩm có tính acid, trong số đó điển hình là acid uric – chất sinh bệnh gút.

Có tối thiểu 3 điều chắc chắn khi bàn về sỏi túi mật, đó là:

Nước chảy đến đá cũng mòn. Không pha loãng tất nhiên sớm muộn phải trả giá vì hậu quả của chuyện tích lũy phế phẩm.
Nếu không thay đổi được một số tật xấu trong chế độ dinh dưỡng, chẳng hạn nhậu rượu, uống bia, kể cả rượu thuốc, nhiều hơn uống nước, ăn thịt nhiều hơn dùng rau, thì thầy thuốc có giỏi như Hoa Đà cũng đành bó tay!
Viên sỏi một khi đã thành hình không bao giờ chịu giậm chân tại chỗ cho vui lòng gia chủ! Sỏi sớm muộn cũng tăng dần kích thước khiến dòng mật đến lúc nào đó tắc nghẽn. Viêm gan, vàng da khi đó không mời cũng đến. Cách điều trị sỏi túi mật tốt nhất là làm sao để đừng có sỏi. Biện pháp tầm soát sỏi với siêu âm là chuyện tuy không ai ưa nhưng phải làm.
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, không dưới 2/3 trường hợp bệnh hoạn là hậu quả của sai lầm trong nếp sinh hoạt thì sỏi mật là một dẫn chứng điển hình. Không lửa khó có khói. Bệnh đáng lý đã không xảy ra nếu nạn nhân đừng chính là… thủ phạm!

BS Lương Lễ Hoàng

Theo Danviet.vn
The post Nguyên nhân gây sỏi túi mật appeared first on Tin Sức Khỏe.

Nguy cơ sỏi thận khi ăn bằng bát đĩa nhựa

Hiện nay, bát đĩa làm bằng nhựa phíp (nhựa melamine) xuất hiện trong hầu hết các gia đình với nhiều lợi ích và tiện dụng. Tuy nhiên, các nhà khoa học Đài Loan (Trung Quốc) mới đây đã phát hiện ra rằng, ăn thực phẩm nóng bằng bát nhựa phíp có thể gây hại cho sức khỏe.

bat-dia-nhua

Nghiên cứu đã cho thấy, khi bát phíp chịu một nhiệt độ cao sẽ làm tăng hàm lượng melamine mà người sử dụng dễ hấp thụ phải. Do đó, sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận cho người sử dụng. Có 2 nhóm tình nguyện viên tham gia khi ăn mỳ ống nóng: một nhóm ăn bằng bát phíp, nhóm khác ăn bằng bát sứ. Các nhà nghiên cứu tiến hành lấy mẫu nước tiểu của những người tham gia trước bữa ăn và cứ 2 giờ 1 lần trong suốt 12 tiếng sau bữa ăn đó. Ba tuần sau đó, các tình nguyện viên lại tiếp tục được đề nghị ăn súp nóng, nhưng lần này 2 nhóm tham gia phải đổi bát đựng cho nhau. Và mẫu nước tiểu vẫn được tiến hành lấy như lần trước.

Ông Chia Fang Wu, người đứng đầu nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Y Kaohsiung, Đài Loan cho biết: “Bộ đồ ăn làm bằng nhựa melamine đựng đồ ăn nóng (súp, canh…), hay đồ ăn có tính axit cao đều có thể làm tăng hàm lượng melamine có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, việc tiếp xúc phơi nhiễm với melamine ở hàm lượng thấp nhưng trong thời gian lâu dài có thể làm tăng cao nguy cơ sỏi thận ở cả người lớn và trẻ em.

 (Theo ANTD)

Mẹo giúp thận khỏe mạnh và ngăn ngừa sỏi thận

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu và làm sạch cơ thể. Nếu thận bị ảnh hưởng, chúng không thể hoạt động, có thể dẫn đến lão hóa động mạch và sỏi thận.

uong-nuoc

Dưới đây là một vài mẹo đơn giản để giữ cho thận của bạn hoạt động tốt nhất và phòng ngừa nguy cơ sỏi thận:

Uống nước: Mất nước có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề về thận lên tới 20%. Hãy uống nước càng nhiều càng tốt, chuẩn bị nước ở trong xe ô tô, ba lô, bàn làm việc và cả những bữa ăn của bạn.

Sữa và sữa chua: giữ huyết áp của bạn ổn định với 2 tách sữa chua và 1 ly sữa mỗi ngày. Canxi trong sữa chua có thể làm giảm nguy 25% cơ tăng huyết áp đột biến.
Uống nước giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ bị sỏi thận.

Giảm muối: Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ sỏi thận, mặt khác muối khiến canxi bị hấp thụ vào thận nhiều hơn là vào xương, gây nên hiện tượng loãng xương và sỏi thận. Hãy ăn các loại thực phẩm chứa ít muối hoặc ăn nhiều các loại rau quả thay vì chế biến món ăn chứa nhiều muối.

Tăng cường khoáng chất: Một số khoáng chất, đặc biệt là potassium và magnesium, vốn có khả năng làm giảm rủi ro bị sỏi thận. Các loại thực phẩm giàu potassium bao gồm các loại rau quả như chuối, khoai tây, đậu Hà Lan… Các nguồn cung cấp magnesium tự nhiên bao gồm hạnh nhân và yến mạch.

Nên uống nước chanh: Uống ít nhất 1 ly nước chanh mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận. Chất a-xít citric có trong quả chanh giúp ngăn chặn các khoáng chất và những thành tố khác của nước tiểu dính vào nhau và hình thành sỏi thận.

(Theo Bee)

Phương pháp phòng bệnh sỏi thận ở nam giới

Cái nóng bức của thời tiết, hơi ẩm và sự mất nước của cơ thể là những yếu tố thuận lợi cho bệnh sỏi thận phát triển.

Theo các nhà khoa học cho biết, khi trái đất nóng dần lên thì những yếu tố này lại càng trở nên phổ biến hơn. Vì vậy việc phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh.

1. Uống nhiều nước

Với những người có tiền sử bệnh sỏi thận thì các bác sĩ khuyên nên uống 14 cốc nước trong 1 ngày vì vào mùa hè, cơ thể mất nhiều nước hơn thông qua việc đổ mồ hôi.

2. Không ăn nhiều muối

Viện bác sĩ gia đình Hoa Kỳ (American Academy of Family Physicians) khuyên mỗi người chúng ta không nên ăn nhiều quá 1500 mg muối một ngày (tương đương với 1 muỗng cà phê). Theo Cleveland Clinic, ăn nhiều muối dẫn đến việc thừa canxi trong máu, là nguyên nhân dẫn đến việc phát triển sỏi.

3. Ăn ít thịt hơn

Viện bác sĩ gia đình Hoa Kỳ cũng đưa ra lời khuyến cáo không ăn thịt nhiều hơn hai lần 1 ngày. Việc hấp thụ nhiều lượng protein trong thịt đỏ làm hình thành axit uric, một chất sản xuất sỏi axit uric, tương tự như bệnh gút vậy. Axít uríc có thể không được hòa tan hoàn toàn và dẫn đến hình thành sỏi axit uric. Dạng sỏi này hay gặp ở nam giới.

4. Hạn chế thực phẩm có hàm lượng oxalate cao

Tránh ăn các thức ăn có hàm lượng oxalate cao như đậu phộng, trà, cà-phê hoà tan (uống nhiều hơn 8 ounce/ngày), đậu, các loại quả mọng như dâu tây, qủa mâm xôi, sô-cô-la, cam, đậu phụ, khoai lang ….vì chúng có thể gây sỏi canxi khi lượng canxi vượt quá mức thường và kết hợp với oxalate.

5. Đừng ngại uống nước chanh

Nước chanh làm tăng hàm lượng của muối axit nitric trong nước tiểu, một chất giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.

(Theo Đàn ông)