Lưu trữ cho từ khóa: sợ lạnh

Bài thuốc chữa mất tiếng

Mùa đông trời lạnh nên cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm thanh quản. Những người mắc bệnh viêm thanh quản nhẹ thì bị khàn tiếng, nặng thì bị mất tiếng, ngoài ra cơ thể còn xuất hiện một số triệu chứng như: sợ gió, phát sốt, đau đầu…

Để phòng tránh mất tiếng, bạn nên lưu ý một số biện pháp bảo vệ thanh quản như sau:

- Tránh gió lùa qua cửa sổ, cửa xe.

- Đừng hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc. Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh, quan trọng nhất là phần yết hầu.

- Không nên uống nước quá lạnh, hay quá nóng. Nếu bỏ được thói quen uống nước đá thì càng tốt, nhất là trong những ngày nắng gắt.

- Nên nghỉ bệnh 2-3 ngày một khi cảm cúm, nếu trước đó đã có lần tắt tiếng.

- Tránh quần áo ướt đẫm mồ hôi rồi lại bước ngay vào phòng máy lạnh.

- Đừng phơi đầu trần quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.

- Với người có thanh quản quá nhạy cảm, thầy thuốc Đông y khuyên nên dùng lòng bàn tay chà mặt trước khuỷu và cổ tay nhiều lần trong ngày để mượn tác dụng kháng viêm của số huyệt đạo khu trú ở hai nơi này làm phương tiện phòng ngừa khan tiếng.

Để chữa trị các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ thực phẩm sau đây

1. Giá đỗ

Công dụng: giá đỗ xanh có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt…Khi bạn bị mắc viêm phế quản với các triệu chứng như: đau họng, khát nước, ho, đờm vàng đặc, tắc mũi, mũi chảy nước đục, đầu lưới đỏ thì có thể sủ dụng giá đỗ như một phương pháp chữa trị rất công hiệu.

Bài thuốc: dùng giá đỗ xanh 300-500g, rửa sạch, giã nát, chế thêm chút nước sôi để nguội, chắt lấy nước, chia ra uống dần từng ít một. Bài thuốc này rất công hiệu rất nhanh, những người bị mất tiếng chỉ cần uống sau 1h sẽ nói lại được.

2. Củ gừng

Công dụng: theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ ho. Khi bạn mắc các triệu chứng như: sợ lạnh, sốt nhẹ, không mồ hôi, đau đầu, đau mình, mũi tắc, ho, mũi chảy nước trong…thì hãy sử dụng gừng để chữa trị.

Bài thuốc:

- Gừng già 10g, đường đỏ lượng thích hợp. Gừng thái lát, sắc lấy nước, hòa đường đỏ vào uống.

- Gừng già 10g, củ cải lượng thích hợp. Củ cải nấu sôi khoảng 3-5 phút, thêm gừng vào, lại nấu thêm 3-5 phút là được; Ăn củ cải và uống nước. Dùng chữa mất tiếng do nhiễm lạnh, viêm họng cấp có tác dụng tốt.

- Gừng già 10g, bạc hà 5g. Gừng thái lát, thêm 500ml nước, nấu lấy nước, cho bạc hà vào nấu thêm 3-5 phút là được. Chia ra uống trong ngày, uống ấm.

- Gừng tươi 10g, cành lá tía tô 10g, hành 5 cây (liền cả củ và rễ). Tất cả rửa sạch, sắc lấy nước uống.

3. Quả sung

Công dụng: sung có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh lợi yết hầu, tiêu viêm, là vị thuốc chuyên trị các bệnh về thanh quản và họng.. Khi bị đau họng, các bạn hãy ăn vài trái sung là khỏi, ngoài ra có thể áp dụng bài thuốc sau.

Bài thuốc:

- Trái sung 30g, đường phèn lượng thích hợp; Sắc nước uống. Dùng chữa mất tiếng do viêm họng mạn tính.

- Trái sung phơi khô, nghiền thành bột mịn. Ngày dùng 4-5 lần, mỗi lần lấy 2-3g ngậm và nuốt dần. Dùng chữa mất tiếng kèm theo họng đau nhói, do phong nhiệt.

- Trái sung 15-20g, thái nhỏ, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày. Uống thường xuyên còn có tác dụng phòng viêm họng cấp và khản tiếng.

4. Củ cải

Công dụng: Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị.

Bài thuốc: dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép. Nếu sợ lạnh thì trộn với nước gừng tươi để ngậm nuốt dần. Có thể làm mứt củ cải. Nếu phối hợp với nước giá đậu xanh thì hiệu quả càng cao, phối hợp với tỏi cũng tốt nhưng tỏi hăng và lâu hết mùi.
Đôi khi những thực phẩm rất gẫn gũi trong cuộc sống lại có nhiều công dụng mà chúng ta không thể biết hết được, chỉ cần bạn ghi nhớ là có thể áp dụng cho mình và mọi người trong gia đình.

Meo.vn (Theo Dinhduong)

Đông y phòng trị sởi biến chứng

Sởi là bệnh phát ban toàn thân do virus sởi gây ra, người mắc bệnh bị lây nhiễm qua đường hô hấp. Trước đây đại đa số người phát bệnh là trẻ nhỏ. Nhưng hiện nay, độ tuổi phát bệnh đã lớn dần lên.

Trước đây phát bệnh sởi phần nhiều là những trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất từ 1 đến 2 tuổi. Hiện nay người mắc bệnh sởi ngoài trẻ nhỏ người trưởng thành cũng bị sởi khá nhiều.

Hiện người mắc bệnh ở thể nhẹ hoặc không điển hình tăng nhiều. Trước kia, bệnh sởi điển hình có đặc trưng “sốt ba ngày, mọc ba ngày, rút ba ngày” việc chẩn đoán sởi tương đối dễ. Hiện nay, bệnh sởi điển hình tương đối hiếm, nên việc phát hiện sớm tương đối khó khăn. Người bị sởi biến chứng gây viêm phổi kèm theo viêm não tương đối nhiều.

Một số ít người mắc bệnh sởi lần thứ hai, bởi khi mắc sởi lần đầu tuổi còn quá nhỏ hoặc tiêm vắc xin không đủ tác dụng miễn dịch.

Sởi mọc trong khoảng 3 ngày, ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 dần dần biến mất. Khi sởi bay hết, trên da còn lại các vết hằn có màu xám và dần mất đi theo thời gian. Do đó, bệnh sởi khi khỏi hẳn, không để lại sẹo trên da. Toàn bộ thời gian lên sởi khoảng 10 ngày.

Bệnh sởi chia làm 3 thời kỳ:

-         Thời kỳ khởi phát

-         Thời kỳ sởi mọc

-         Thời kỳ sởi bay.

Phép chữa: Cần làm thế nào cho sởi mọc ra thuận, không nên để độc sởi vào trong sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm.

Phép chữa chia 3 phép lớn cho 3 thời kỳ:

- Làm cho nọc sởi xuất ra ngoài

- Làm cho bớt nóng và giải độc.

- Bồi dưỡng tân dịch.

a. Thời kỳ khởi phát: (Từ khi phát nóng đến ngày sởi mọc khoảng 3 – 5 ngày)

Bắt đầu ho, phát sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi hắt hơi, chảy nước mắt, mỏi mệt, buồn ngủ, thân nhiệt cao dần, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, đồng thời ăn kém, ỉa phân loãng.

Phép chữa: Làm cho nọc sởi xuất ra ngoài.

Bài thuốc 1: Lá giấp cá 16g, rau giệu 16g, cam thảo đất 12g, đậu cọc rào 12g.

Các vị tươi càng tốt, rửa sạch, đổ 300ml nước, sắc lấy 150ml chia làm 2 lần uống, tuỳ tuổi lớn nhỏ mà thêm bớt liều lượng. Cứ cách 3 giờ lại cho uống 1 lần.

Bài thuốc 2: Lá nọc sởi còn có tên là (lá Ban, Cỏ cóc)

Dùng lá Nọc sởi tươi 40g rửa sạch, với nước 300ml sắc lấy 150ml chia làm 2 – 3 lần uống.

b. Thời kỳ sởi mọc (Kể từ khi sởi mọc đến khi sởi mọc đều khắp người ước độ 3 ngày).

Thời kỳ này các triệu chứng lâm sàng lúc sởi mọc nặng thêm nóng dữ dội hơn, buồn phiền khát nước, ho suyễn nặng thêm, ỉa chảy, màu sởi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng nhớt, chất lưỡi đỏ, nặng hơn nữa thì lưỡi khô.

Phép chữa: Là thanh nhiệt giải độc (làm dịu nóng và giải độc).

Bài thuốc: Lá tre 20g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, cam thảo đất 12g, sài đất 16g, ngân hoa 16g, củ sắn dây 12g.

Dùng 600ml nước, sắc lấy 300ml chia làm nhiều lần, mỗi lần uống 30 – 40ml, cách 3 giờ uống 1 lần.

c. Thời kỳ sởi bay: (Kể từ khi sởi mọc đến khi sởi lặn hết trước độ 3 ngày)

Nếu bệnh nhân vốn bình thường, không có kèm triệu chứng gì khác thời sau khi sởi mọc 3 ngày, bắt đầu sởi lặn, nóng sốt cũng lui theo, các triệu chứng cũng hết, 4,5 ngày sau ngoài da có các vảy nhỏ khảm tróc ra, để lại những vết xam xám, độ 2 tuần sau thì tiêu mất.

Sởi biến chứng: Bệnh sởi do các nguyên nhân không giống nhau, có khả năng phát sinh các loại biến chứng khác nhau như phong trà, hoả độc, thực tích, đờm thấp…. quá mạnh đều khiến sởi bế lại (vít) không mọc ra được, xuất hiện tình trạng đang mọc mà không mọc, xuất hiện chứng nghịch hoặc nguy hiểm như sởi mọc không thấu hoặc bay đi quá nhanh…

1. Do phong tà làm vít lấp, có các chứng sợ lạnh phát sốt, tắc mũi, thở thô, sắc mặt hơi xanh, chân tay lạnh, ỉa trong loãng, tiểu tiện ngắn ít, khát nước, không có mồ hôi, mạch phù khẩn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng.

Dùng bài thuốc: Kinh giới 12g, bạc hà 4g, tiền hồ 8g, thăng ma 8g, ngưu bàng 12g, phòng phong 12g, khương hoạt 4g, cát căn 8g, đạm đậu xị 12g, thông bạch 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu chân tay co giật, mắt trắng, tròng ngược, dùng thêm sừng trâu từ 12 – 15g, đập vụn sắc lẫn vào thuốc cho uống ngày 1 thang.

2. Do hoả độc làm vít lấp, có các chứng phát sốt, mặt đỏ, da nóng rát, lưỡi ráo môi nẻ, tay duỗi chân co (dấu hiệu vật vã) thích đến chỗ mát, ỉa bế tắc hoặc kiết lỵ, mạch hồng sác, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô.

Dùng bài thuốc: Hoàng cầm 8g, sơn chi tử 4g, liên kiều 12g, thục đại hoàng 8g, bạc hà 8g, ngưu bàng tử 12g, kim ngân hoa 12g, tri mẫu 8g, tiên lô căn 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

3. Do ăn uống làm vít lấp, có các chứng sắc mặt hơi vàng, chân tay lười hoạt động, ợ hăng nuốt chua, mình nóng nhiệt khô, hung cách nghẽn đầy, mạch hoãn rêu lưỡi vàng nhớt.

Dùng bài thuốc: Liên kiều 12g, chỉ xác 8g, cát căn 8g, thần khúc 12g, la bặc tử 12g, hoàng cầm 8g, thanh bì 8g, hậu phác 8g, phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu bụng chướng rắn, ngủ li bì, thở gấp, ỉa không thông, thêm thục địa hoàng 8g, hoàng liên 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

4. Do đờm thấp làm vít lấp, có các chứng đờm rãi đầy miệng, thở gấp phát hen, ho đờm không ra, mạch hoạt, rêu lưỡi trắng nhớt.

Dùng bài thuốc: Đình lịch tử 12g, cát cánh 8g, đởm nam tinh 12g, bạch giới tử 8g, cam thảo 4g, qua lâu nhân 8g, liên kiều 12g, trúc nhự 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

VTC news

Đông y chữa bệnh sởi

Y học cổ truyền gọi là bệnh thời khí do lục dâm gây ra. Bệnh sởi còn gọi là ma chẩn, sa tử, bệnh xuất hiện những nốt đỏ trên da, nổi hơi cao, sờ tay có cảm giác như hạt vừng nên gọi là ma chẩn, cần phân biệt với phong chẩn (nốt ban không nổi cao trên da). Sởi là một bệnh cấp tính truyền nhiễm mà trẻ em thường mắc, hay gặp vào mùa đông – xuân. Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi thường hay mắc hơn.

Bệnh sởi chia làm 3 thời kỳ:

Thời kỳ khởi phát (từ khi phát nóng đến ngày sởi mọc khoảng 3 – 5 ngày). Bắt đầu ho, phát sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, mỏi mệt, buồn ngủ, thân nhiệt cao dần, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, đồng thời ăn kém, ỉa chảy phân loãng.

Phép chữa: Làm cho nọc sởi xuất ra ngoài.

Bài thuốc
: Lá dấp cá 16g, rau rệu 16g, cam thảo đất 12g, đậu cọc rào 12g.  Các vị tươi càng tốt, rửa sạch, đổ 300ml nước, sắc lấy 150ml chia làm 2 lần uống, tuỳ tuổi lớn nhỏ mà thêm bớt liều lượng. Cứ cách 3 giờ lại cho uống 1 lần.

Thời kỳ sởi mọc (kể từ khi mới mọc đến khi sởi mọc đều khắp người ước độ 3 ngày). Thời kỳ này các triệu chứng lâm sàng lúc sởi mọc nặng thêm nóng dữ dội hơn, buồn phiền khát nước, ho suyễn nặng thêm, tiêu chảy, màu sởi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng nhớt, chất lưỡi đỏ, nặng hơn nữa thì lưỡi khô.

Phép chữa: Thanh nhiệt giải độc (làm dịu nóng và giải độc)

Bài thuốc: Lá tre 20g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, cam thảo đất 12g, sài đất 16g, ngân hoa 16g, củ sắn dây 12g.

Sắc 600ml nước lấy 300ml chia làm nhiều lần, mỗi lần uống 30 – 40ml, cách 3 giờ uống 1 lần.

Thời kỳ sởi bay (kể từ khi sởi mọc đến khi sởi lặn hết độ 3 ngày).

Nếu bệnh nhi bình thường, không có kèm triệu chứng gì khác  sau khi sởi mọc 3 ngày, bắt đầu sởi lặn, nóng sốt cũng lui theo, các triệu chứng cũng hết.

Nếu lúc này mà bệnh nhi có xuất hiện những hiện tượng như: gò má đỏ, nóng cơn, ho ít đờm, ra mồ hôi trộm, rêu lưỡi nhuận, sáng, chất lưỡi đỏ mà khô, mạch tế sác đó là nhiệt độc của sởi còn sót lại làm cho hao tổn tân dịch của phổ và dạ dày.

Phép chữa: Phải bồi dưỡng tân dịch.

Nếu sau khi sởi bay có biến chứng lỵ, cho uống: rau má 20g, rau sam 16g, lá mơ 16g, củ phượng vĩ 12g, cam thảo dây 8g, cỏ nhọ nồi 12g, vỏ núc nác 12g sắc với 400ml nước lấy 150ml chia 2 – 3 lần uống. Nếu sau khi sởi bay vẫn ho kéo dài, cho uống: vỏ rễ dâu 20g (tẩm mật sao vàng), mạch môn 12g, cam thảo dây 8g, bách hộ 12g, lá táo 8g, lá chanh 6g sắc với 400ml lấy 150ml chia 2 – 3 lần uống.

Sởi biến chứng:

Bệnh sởi do các nguyên nhân không giống nhau, có khả năng phát sinh các loại biến chứng khác nhau như phong tà, hoả độc, thực tích, đờm thấp… quá mạnh đều khiến sởi bế lại (vít) không mọc ra được, xuất hiện tình trạng đang mọc mà không mọc, xuất hiện chứng nghịch hoặc nguy hiểm như sởi mọc không thấu hoặc bay đi quá nhanh…

Do phong tà làm vít lấp, có các chứng sợ lạnh phát sốt, tắc mũi, thở thô, sắc mặt hơi xanh, chân tay lạnh, đại tiện trong loãng, tiểu tiện ngắn ít, khát nước, không có mồ hôi, mạch phù khẩn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng.

Bài thuốc: Kinh giới 12g, bạc hà 4g, tiền hồ 8g, thăng ma 8g, ngưu bàng 12g, phòng phong 12g, khương hoạt 4g, cát căn 8g, đạm đậu xị 12g, thông bạch 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu chân tay co giật, mắt trắng, tròng ngược, dùng thêm sừng trâu từ 12 – 15g, đập vụn sắc lẫn vào thuốc cho uống ngày 1 thang.

Rau rệu.
Do hỏa độc làm vít lấp, có các chứng phát sốt, mặt đỏ, da nóng rát, lưỡi ráo môi nẻ, (dấu hiệu vật vã) đại tiện bế tắc hoặc kiết lỵ, mạch hồng sác, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô.

Bài thuốc: Hoàng cầm 8g, sơn chi tử 4g, liên kiều 12g, thục đại hoàng 8g, bạc hà 8g, ngưu bàng tử 12g, kim ngân hoa 12g, tri mẫu 8g, tiên lô căn 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Do ăn uống làm vít lấp, có các chứng sắc mặt hơi vàng, chân tay lười hoạt động, ợ hăng nuốt chua, mình nóng nhiệt khô, hung chách nghẽn đầy, mạch hoãn, rêu lưỡi vàng nhớt.

Bài thuốc: Liên kiều 12g, chỉ xác 8g, cát căn 8g, thần khúc 12g, la bặc tử 12g, hoàng cầm 8g, thanh bì 8g, hậu phác 8g, phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu bụng chướng rắn, ngủ li bì, thở gấp, đại tiện không thông, thêm: Thục địa hoàng 8g, hoàng liên 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Do đờm thấp làm vít lấp, có các chứng đờm rãi đầy miệng, thở gấp phát hen, do đờm không ra, mạch hoạt, rêu lưỡi trắng nhớt.

Dùng bài thuốc: Đình lịch tử 12g, cát cánh 8g, đởm nam tinh 12g, bạch giới tử 8g, cam thảo 4g, qua lâu nhân 8g, liên kiều 12g, la bặc tử 12g, chỉ xác 8g, trúc nhự 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Để phòng sởi cho trẻ em, phải tiêm phòng vaccin sởi cho trẻ khi 9 tháng tuổi và tiêm nhắc mũi 2 khi trẻ 6 tuổi. Phát hiện bệnh và cách ly sớm với trẻ bị sởi.


theo suckhoedoisong.vn

9 dấu hiệu chứng tỏ thận yếu

Có những triệu chứng rất rõ ràng cho thấy bạn đang bị thận hư. Đừng bỏ qua bất cứ một triệu chứng nhẹ nào của cơ thể để bắt bệnh cho chính bạn.

Triệu chứng 1: Rùng mình, chi lạnh

“Rùng mình” là chỉ cảm giác sợ lạnh và sợ gió thổi. “Chi lạnh” là chỉ tứ chi lạnh băng, thậm chí lạnh đến khớp đầu gối và khuỷu tay. Cảm giác rùng mình tứ chi ớn lạnh thông thường kèm theo các triệu chứng biểu hiện thận hư như lưng, đầu gối đau nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, chán chường, thở yếu, ít lời, nhạt miệng…

Triệu chứng 2: “Chuyện ấy” quá độ

Đông y cho rằng thận chứa tinh. Thận tinh hóa tạo ra thận dương và thận âm, có tác dụng bổ dưỡng giữ ấm cho lục phủ ngũ tạng. Thận âm và thận dương tương trợ, dựa dẫm và chế ngự lẫn nhau trong cơ thể để duy trì sự cân bằng sinh lý cho cơ thể. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ hoặc một bên thận âm hoặc thận dương bi suy yếu thì sẽ phát sinh ra bệnh tật, nam giới sẽ có các triệu chứng như xuất binh sớm, liệt dương, mộng tinh và các bệnh về tinh dịch.

Triệu chứng 3: Chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, gặp ác mộng nhiều

Thận là một trong những cơ quan ngũ tạng quan trọng của cơ thể, bổ dưỡng và làm ấm các lục phủ nội tạng khác. Nếu các bộ phận khác bị bệnh lâu ngày không khỏi thì sẽ dễ làm tổn thương đến thận. Rất nhiều bệnh mãn tính như viêm gan mãn tính, bệnh mạch vành, hen suyễn, viêm phế quản, cao huyết áp… thường thường đi kèm với triệu chứng thận hư.

Triệu chứng 4: Hen suyễn

Thận có chức năng “nạp khí”. Do thận hư không thể nạp khí nên sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, thở ra nhiều hít vào ít, làm cho bạn cảm thấy khó thở. Trong trường hợp nguy hiểm, cùng với triệu chứng hen suyễn còn có thể xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi lạnh.

Triệu chứng 5: Đau lưng

Đau lưng – vấn đề cốt yếu là ở thận, có thể phân làm nội thương và lao lực mệt mỏi sinh bệnh. Thận nội thương thông thường là chỉ người có thể chất yếu bẩm sinh, bệnh lâu ngày cơ thể yếu hoặc mệt mỏi quá độ gây ra. Người bị nhẹ thì khó khom lưng hoặc đứng thẳng, người nặng thì có triệu chứng bàn chân gót chân đau nhức, phần lưng kiệt sức… Lao lực sinh bệnh là chỉ thể lực gánh vác quá nặng hoặc trong thời gian dài làm việc ở một tư thế cố định (dùng máy tính, lái xe…), ngồi lâu sẽ làm tổn thương thận khí, dẫn đến thận tinh không đủ.

Triệu chứng 6: Tiều nhiều về đêm

Thông thường số lần đi tiểu vào ban đêm trên 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá ¼ so với cả ngày; tiểu đêm 1 lần/tiếng, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… thì đó là “tiểu nhiều về đêm”. Ban ngày tiểu tiện bình thường, chỉ có ban đêm đi tiểu nhiều chính là đặc điểm của triệu chứng thận khí hư yếu gây ra.

Triệu chứng 7: Chóng mặt tai ù

Rất nhiều người đã trải qua cảm giác chóng mặt, hoa mắt, trời xoay đất chuyển, buồn nôn… vốn không dễ chịu một chút nào. Đồng thời những người bị hoa mắt chóng mặt thường kèm theo cảm giác ù tai, gây chướng ngại đến thính giác, thời gian dài như thế sẽ làm cho tai điếc. Nguyên nhân gây ra chóng mặt ù tai đa phần là có liên quan đến thận.

Trong đông y nói “ Thận chứa tinh sinh tủy, tủy tích tụ lại cho não”, vì vậy thận hư có thể dẫn đến tủy không đủ, não mất dinh dưỡng, xuất hiện hoa mắt, chóng mặt, tai ù.

Triệu chứng 8: Táo bón

Người táo bón thường do đại tiện gặp khó khăn nên gây ra các triệu chứng như lỗ mông rát, nứt và trĩ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Mặc dù táo bón là do chức năng truyền dẫn của đường ruột thất thường, nhưng cội nguồn sâu xa là do thận hư gây nên, bởi vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được tác dụng thông thường của nó.

Triệu chứng 9: Lưng mỏi chân đau

Thời gian dài cơ thể “cứng đờ” ngồi trên tàu xe không chuyển động, lái xe đi ra ngoài tinh thần căng thẳng, thời gian dài sẽ hình thành ngưng khí tụ máu và cuối cùng dẫn đến thận hư.

Những người dễ bị hư thận:

1. Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu.

2. Những người có cuộc sống sinh hoạt và ăn uống thường ngày không đúng quy luật.

3. Người làm việc bận rộn, tinh thần căng thẳng.

4. Người thích uống trà đặc.

5. Người làm việc bên máy tính thời gian dài.

6. Người bệnh đang trong thời kỳ hồi phục.

7. Người hay ngồi lâu trong thời gian dài.

8. Người hay làm “chuyện ấy” quá thường xuyên.

9. Người hay uống thuốc tráng dương.

10. Người già.

Theo VTC News

Đông y trị viêm họng

Viêm họng là hiện tượng yết hầu sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Nếu nặng không chữa kịp thời, yết hầu nghẹn đau, ăn uống khó khăn, họng sưng đỏ, lưỡi gà đỏ, nuốt nước bọt cũng đau, lưỡi đỏ hoặc hồng nhợt. Nguyên nhân do cảm nhiễm ngoại tà như phong hàn, hàn tà hoặc dịch độc thời khí; hoặc do âm hư hoả vượng lâu ngày kèm theo nói năng quá nhiều; hoặc do ăn quá cay nóng hoặc ăn nóng lạnh đột ngột, uống nhiều rượu… mà gây ra.

Yết hầu là cửa ngõ của phế. Nhiều đường kinh mạch đi qua hoặc vòng quanh yết hầu để làm nhiệm vụ bảo vệ không cho tà khí xâm nhập vào cơ thể, Khi ngoại tà xâm nhập vào hầu họng sự giao tranh giữa chính khí và tà khí gây ra sốt, sưng, đau… Nếu chính khí khỏe thì tà khí lui, bệnh đỡ dần và khỏi. Nếu chính khí suy giảm hoặc không được chữa trị kịp thời thì sưng đau tăng, đỏ, loét… làm ảnh hưởng đến toàn thân.

Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh như sau:

Bạc hà.

Ngoại cảm phong hàn

Triệu chứng: Ngạt mũi, nặng tiếng, người ớn lạnh, không mồ hôi, cổ họng hơi sưng, nuốt thấy vướng, đau, kèm theo đau đầu, sốt vừa, sợ gió, đau mỏi thân mình, chán ăn; mạch phù hoãn.

Phương pháp điều trị: Sơ giải biểu tà.

Bài thuốc: Kinh phòng bại độc tán.

Kinh giới, phòng phong, độc hoạt,  sài hồ, tiền hồ, xuyên khung, chỉ xác, cát cánh, phục linh, cam thảo, khương hoạt mỗi vị 12g. Các vị trên thêm 7 nhát gừng,10 lá bạc hà và nước 1.200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm: xạ can lá hoặc củ tươi vừa 1 miếng + sinh khương 1 miếng, nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 4- 5 lần.

Ngoại cảm phải dịch độc thời khí

Triệu chứng: Trong họng ngứa đau, khô, sưng đỏ, nuốt khó ăn hay nghẹn, thích uống nước lạnh, sốt cao, khát; mạch sác, nhiều người mắc cùng thời điểm, lây lan lẫn nhau.

Phương pháp điều trị: Thanh hoả giải độc.

Bài thuốc: Thanh yết lợi cách thang: hoàng liên 8g; cam thảo 10g; nhân sâm 10g; bạch linh, hoàng cầm, ngưu bàng tử, phòng phong, bạch thược, thăng ma, cát cánh mỗi vị 12g. Các vị trên thêm 7 nhát gừng và 1.200ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm: xạ can 3 miếng + hoắc hương 3 lá + sinh khương 1 miếng, nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 4 – 5 lần.

Kinh dương minh tích nhiệt

Triệu chứng: Sốt không sợ lạnh lại sợ nóng, họng sưng đỏ, đau, nóng, cảm giác như đốt ở trong họng, người mệt mỏi, háo khát, bồn chồn trong bụng, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, mạch hồng đại.

Phương pháp điều trị: Thanh tiết uất nhiệt.

Bài thuốc: “Lương cách tán”: hoàng cầm, chi tử, bạc hà diệp, liên kiều mỗi vị 10g; đại hoàng, mang tiêu, cam thảo mỗi vị 20g. Các vị trên (trừ mang tiêu, bạc hà diệp) sao giòn tán mạt, trộn mang tiêu tán mịn tinh. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 10g với nước trúc diệp, bạc hà diệp hoặc mật ong. Trẻ em thì tuỳ tuổi mà cho liều lượng thích hợp.

Thuốc nhai ngậm: lá húng chanh 3 lá + sơn đậu căn 3 miếng, nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 5 – 6 lần.

Đàm hoả

Triệu chứng: Yết hầu sưng, đau, nuốt nước bọt đau, người ậm ạch khó chịu, lợm giọng buồn nôn, ăn uống đau nghẹn khó nuốt, ngại nói, nặng thì khò khè, khó thở, tâm phiền; mạch hoạt sác.

Phương pháp điều trị: Tiêu đàm chí yết thống.

Bài thuốc “Địch đàm thang”: nhân sâm 8g, trúc nhự 8g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 10g, đởm tinh 10g, chỉ thực 10g, quất hồng bì 16g, phục linh 16g, bán hạ 20g. Bán hạ khương chế, trần bì khứ bạch. Các vị trên + 5 nhát gừng và nước 1.200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm: ô mai nhục + cam thảo vừa 1 miếng nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 5-6 lần.

Khí hư

Triệu chứng: Họng hơi sưng mà khô, đau, nhức nuốt nước bọt đau. Ăn uống đau nghẹn, khó nuốt, đau nhiều vào lúc gần trưa, đại tiện phân lỏng, chân tay mềm nhẽo, người mệt mỏi; mạch hư nhược.

Phương pháp điều trị: Bổ trung ích khí, sinh tân dịch.

Bài thuốc: “Bổ trung ích khí thang gia giảm”: cam thảo 10g, nhân sâm 12g, thăng ma 12g, trần bì 12g, sài hồ 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thiên hoa phấn 12g, hoàng kỳ 24g. Hoàng kỳ mật sao; cam thảo chích; nhân sâm bỏ cuống; đương quy tửu tẩy; trần bì khứ bạch. Các vị trên thêm  1.800ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm: Ly tước 1 lá to + sơn đậu căn 3 miếng + vỏ quýt tươi sạch 1 cái, tất cả nhai ngậm nuốt nước cốt.

Tỳ hư can uất

Triệu chứng: Cổ họng hơi sưng mà khô, đau, nuốt nước bọt đau, ăn uống đau nghẹn khó nuốt, hai mạng sườn đau, thỉnh thoảng nóng lên cổ họng, lợm giọng, buồn nôn, ăn uống kém tiêu, người mệt, đại tiện thất thường, rêu lưỡi vàng cáu; mạch huyền.

Phương pháp điều trị: Bổ tỳ sơ can.

Bài thuốc “Quy tỳ thang” hợp với bài “Tiêu dao tán”: mộc hương 4g, cam thảo 8g, nhân sâm 8g, viễn chí 8g, bạc hà 8g, sài hồ 10g, bạch thược 10g, đương quy 10g, bạch truật 12g, phục thần 12g, hoàng kỳ 12g, long nhãn nhục 12g, toan táo nhân 12g. Phục thần bỏ lõi gỗ; hoàng kỳ bỏ gốc cuống mật chích; toan táo nhân sao vàng cánh gián; cam thảo chích; viễn chí bỏ lõi tẩm nước gừng sao vàng. Các vị trên 1.500ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm: Tam thất tẩm nước muối ủ 5-7 ngày thái mỏng sao giòn nước và bã, ngày 7- 10 lần.

Thận âm hư cảm nhiễm ngoại tà

Triệu chứng: Cổ họng khô, sưng đau, thường xuyên cảm giác nóng rát ở yết hầu, nuốt nước bọt khó khăn, đau, người phiền muộn, háo khát, ăn uống nghẹn khó nuốt, lưng đau, ù tai, đại tiện táo, tiểu tiện vàng sẻn. Rêu lưỡi vàng; chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: Tư âm bổ thận.

Bài thuốc “Ngọc nữ tiễn”: tri mẫu 12g, ngưu tất 12g, mạch môn đông 16g, sinh địa 20g, sinh thạch cao 24g. Các vị trên thêm 1.800ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 150ml. Sắc uống ngày 1 thang chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm: Tam thất tẩm nước muối ủ 5-7 ngày, thái mỏng sao giòn + ly tước 1 lá to nhai tinh ngậm, nuốt dần cả nước và bã, ngày 7- 10 lần.

(Theo suckhoedoisong)

Chữa bệnh gout bằng đông y

Đại Cương

Bệnh Gút là bệnh thấp khớp do rối loạn chuyển hoá Purin ở người , nguồn gốc từ việc tăng tiêu huỷ các axít nhân của tế bàohoặc giảm bài xuất acid uric qua thận . Gây tăng acid uric trong máu, mà hậu quả là các đợt viêm khớp cấp , gây các tophy, gây sỏi thận gây suy thận… Bệnh Gout có các đặc điểm lâm sàng khá đặc biệt , tương đối dễ nhận biết, nếu được quan sát kỹ ( đặc biệt ở những năm đầu của bệnh ) như :

- Thường gặp ở nam giới ( trên 95% ) khoẻ mạnh mập mạp.

-Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến 45 .

- Khởi bệnh đột ngột diễn biến từng đợt , giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi  (những năm đầu)

-Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón 1 bàn chân ( 70%).

- Tính chất sưng, nóng đỏ, đau dữ dội đột ngột ở 1 khớp , không đối xứng, xuất hiện các u cục ( tophy )ở nhiều nơi đặc biệt quanh khớp.Trong giai đoạn cấp có kèm các dấu hiệu toàn thân : Sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu hiệu màng não (cổ cứng ).

cần ăn hạn chế các thức ăn chứa nhiều purin(chứa nhiều acid nhân tế bào ) như :Tim, gan, thận, óc, trứng lộn, cá chích, cá đối ..đây là loại thức ăn nhiều đạm.

Y văn cổ không có ghi chứng gút nhưng có chứng “thống phong” là chỉ chứng thống tý lâu ngày khó khỏi. Cho nên bệnh thống phong có thể qui thuộc phạm trù chứng nhiệt tý trong đông y.

Triệu chứng:

Bệnh có 2 thể lâm sàng.

l- Cấp tính: Cơn đau sưng tấy dữ dội đột ngột của khớp bàn chân, ngón cái, thường và0 ban đêm (cũng có thể ở các vị trí khác: ngón chân khác, cổ chân, gối…) khớp đỏ xẫm, ấn đau nhiều, khớp hoạt động hạn chế, kéo dài 2, 3 ngày hoặc 5, 6 ngày rồi khỏi không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát.

2. Mạn tính: Thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện viêm nhiều khớp mạn tính (khớp nhỏ, vừa và đối xứng) tái phát nhiều, thời gian ổn định rút ngắn, khớp bệnh đau nhiều kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ không rõ nhưng thường có sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, dưới da, vành tai (hạt tôphi) mềm, không đau, trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp, mạn).

Chẩn đoán và phân biệt:

* Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:

- Triệu chứng lâm sàng (như trên) chú ý hạt Tôphi, sạn thận gút, khớp gút to, thường chủ yếu là xương bàn chân tay sưng đau không đối xứng.

Acid uric huyết tăng rõ, cao hơn 7mg%.

- Cần phân biệt với:

+ Viêm khớp dạng thấp (không có acid uric cao, khớp sưng đối xứng…)

+ Tăng acid uric huyết đơn thuần (khớp bình thường), tăng acid uric thứ phát (suy thận…).

Điều trị

Biện chứng luận trị cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh. đối với thể cấp tính chủ yếu dùng phép thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp, đối với thể mạn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp.

1. cấp tính:

Triệu chứng: Biểu hiện chính là thể phong thấp nhiệt; đột ngột khớp ngón cái (thường gặp nhưng cũng có thể các khớp nhỏ khác) sưng nóng đỏ đau, không đụng vào được, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch Sác.

Bạch Hổ Gia Quế Chi Thang Gia giảm

Thạch cao 40-60 Tri mẫu 12 Quế chi 4-6
Bạch thược 12 Xích thược 12 Ngân diệp 20-30 Phòng kỷ 10
Mộc thông 10 Hải đồng bì 10 Cam thảo 5-10

Sắc uống ngày l thang, trong thời gian sưng đỏ nóng sốt.

Trường hợp thấp nhiệt nặng (Sưng tấy đau nhiều gia thêm dây Kim ngân 40 – 50g, Thổ phục linh,Ý dĩ (tăng trừ thấp) hoặc gia thuốc hoạt huyết như Toàn Đương qui, Đan sâm, Trạch lan, Đào nhân, Hồng hoa, Tằm sa để hóa ứ chỉ thống, trường hợp có biểu chứng thêm thêm Quế chi, Độc hoạt, Tế tân để giải biểu, tán hàn chỉ thống.

2. mạn tính:

Triệu chứng: nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ chịu, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu ra máu, suy thận cấp, mạn).mạch Trầm Huyền hoặc Khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng là triệu chứng của hàn thấp ứ trệ.

Pháp: Khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống

Ô Đầu Tế Tân Thang (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học):

ô đầu (sắc trước) 5 Tế tân 5 ĐươNg qui 12
Xích thược 12 Uy linh tiên 10 Thổ phục 16 Tỳ giải 12
ý dĩ 20 Mộc thông 10 Quế chi 4-6

Trường hợp sưng đau nhiều khớp cứng, mạch Hoãn Hoạt, rêu lưỡi trắng bẩn dày là triệu chứng đàm trọc ứ trệ, thêm chích Cương tàm, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích, Hy thiêm thảo, Hải đồng bì, để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ đàm. Đau nhiều do huyết ứ (đau như dao đâm, mạch sáp, lưỡi tím bầm) thêm Ngô công, Toàn yết, sao Diên hồ sách để hoạt huyết chỉ thống.

Trường hợp thận dương hư (liệt dương, đau mỏi lưng gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưỡi bệu, mạch Trầm, Hoãn vô lực thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Cốt toái bổ để bổ thận kiện cốt định thống, có triệu chứng khí huyết hư thêm Hoàng kỳ, Đương qui, Nhân sâm, Bạch truật…

Trên lâm sàng thường gặp:

+ Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Nhu, Sác.

Điều trị: Tuyên thanh, lợi thấp nhiệt, thông lạc, chỉ thống. Dùng bài Niêm Thống Thang gia giảm: Đương quy, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng cầm đều 10g, Thương truật, Trư linh, Trạch tả, Phòng kỷ đều 12g, Long đởm thảo (sao), Khổ sâm, Tri mẫu, Thăng ma đều 6g, Ý dĩ nhân (sống), Xích tiểu đậu đều 15g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học).

+ Đờm Ngưng Trở Lạc: do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sáp.

Điều trị: Hòa doanh, khứ ứ, hóa đờm, thông lạc. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Đương quy, Xích thược, Đào nhân, Mộc qua đều 10g, Hồng hoa, Uy linh tiên, Xuyên khung đều 6g, Dã xích đậu, Triết bối mẫu đều 12g, Ty qua lạc, Tạo giác thích, Giáp châu đều 4,5g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học).

+ Phong Thấp Hàn, Huyết Ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một chỗ, lạnh thì đau nhiều, gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và cứng khớp, khó cử động. Dù sưng nhưng không thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt, Trầm, Huyền hoặc Nhu, Hoãn.

Điều trị: khu phong, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc. Dùng bài Kê Huyết Phụ Tử Niêm Thống Thang: Kê huyết đằng, Nhẫn đông đằng đều 50g, Thương truật, Kinh giới tuệ

Sưu tầm

Để “chuyện ấy” luôn “ấm”

Theo các chuyên gia: Mùa đông không phải là thời điểm tuyệt vời cho chuyện "yêu". Tuy nhiên, nếu biết cách khắc phục thì các cặp đôi vẫn có thể duy trì lửa "yêu" đều đặn.

 

Chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Quyên, Trung tâm tư vấn tâm lý Thanh Tâm cho rằng: "Điều không thể phủ nhận là khi thời tiết lạnh, con người có xu hướng thu mình và suy nghĩ nhiều về mọi chuyện, trở nên khó tính hơn, hay cãi vã nhau hơn.
Do đó, nếu thấy mình bỗng trở nên khó chịu, dễ buột miệng ra những lời khó nghe, hãy cố gắng cùng nhau ra ngoài bất cứ khi nào có thể. Hoặc có thể hẹn nhau đi ăn trưa, ăn tối hay đi xem phim. Bằng cách này cả hai sẽ cảm thấy muốn yêu nhau hơn thay vì gây chiến, cãi vã với nhau.
Mặt khác, trong mùa đông phụ nữ thường mất đi sức hấp dẫn bởi phải vận quá nhiều quần áo. Trong khi đó, không có sự gợi cảm về hình thức sẽ khiến ham muốn yêu của cả hai giới bị suy giảm đáng kể. Chưa kể nhiều người sợ lạnh thường có thói quen nằm ở nhà xem tivi, ăn uống và nói chuyện, không thích tham gia vào các hoạt động ngoài trời.
Việc ở nhà thường xuyên ăn uống mà ít di chuyển sẽ khiến bạn trở nên béo phì, tăng cân, vòng 2 to hơn. Khi vòng hai to cơ thể sẽ trở nên nặng nề và càng lười hơn trong việc "hoạt động nặng. Do đó, phụ nữ cần biết được những điều này để sửa mình tốt hơn trong mùa đông như chịu khó vận động, chỉ ăn đủ dinh dưỡng để tránh tình trạng to vòng hai khiến cơ thể trở nên kém hấp dẫn và suy giảm nhu cầu gối chăn".
Tuy nhiên, TS. Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội lại cho rằng: "Để mùa đông vẫn có thể "lên đỉnh" như thường trước hết phải đảm bảo rằng cả chàng và nàng được ăn đều đặn những đồ ăn giàu protein như thịt bò nạc, cá trứng gà... Tránh tình trạng dùng đồ ăn sẵn ít chất dinh dưỡng vào buổi sáng. Như vậy cả hai sẽ cảm thấy phấn chấn hơn và có mức năng lượng cao hơn để sử dụng cho những hoạt động tiêu hao năng lượng".
Cũng theo TS. Vệ, mức độ estosterone (hormone cho "chuyện yêu") mà phụ nữ tiết ra trong mùa đông giảm đi rất nhiều so với mùa hè, điều đó cũng có nghĩa là nhu cầu "chuyện đó" của nữ vào mùa đông sẽ thiếu đi chất và lượng. Ngoài ra, nếu như ban đêm hay bất cứ khi nào đó, phòng ngủ của không đủ ấm thì cả hai sẽ rất ngại "vào cuộc", mà chỉ muốn giấu mình trong chăn đệm càng nhanh càng tốt. Do đó, trong mùa đông các cặp đôi nên sử dụng đồ ăn vặt để có được cảm giác phấn chấn trong chốc lát. Cách tốt nhất là nên giữ ấm phòng ngủ như bật điều hòa, quạt sưởi để cái rét không thể ngăn cản được xúc cảm thăng hoa của hai người.
Hơn nữa, để đảm bảo sức khỏe hai người cũng không cần phải thoát y hoàn toàn. Những màn ôm hôn ngọt ngào và say đắm khi trên giường cùng những câu chuyện hài hước sẽ khiến cho tình cảm của hai người thêm gắn bó và khăng khít hơn trong mùa đông.

Phụ nữ sợ lạnh là do thiếu sắt?

 

Chứng ngại, sợ lạnh của nữ giới được giải thích là do sự trao đổi chất, tuần hoàn máu ở các mạch máu ngoại vi của phụ nữ không mạnh bằng nam giới. Nhưng theo nghiên cứu của chuyên gia Anh, việc phụ nữ sợ lạnh có liên quan đến cơ thể thiếu sắt.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện 1 thí nghiệm nhỏ như sau: cho 10 người phụ nữ khỏe mạnh và 10 người phụ nữ thiếu máu cùng bơi trong nước có nhiệt độ 29oC. Sau 100 phút kiểm tra thì phát hiện những phụ nữ thiếu máu có nhiệt độ cơ thể thấp hơn những phụ nữ khỏe mạnh khoảng 0,7oC, nhiệt lượng được sinh ra cũng ít hơn khoảng 15%, sự trao đổi chất trong cơ thể cũng thấp hơn. Còn có những nghiên cứu khác cũng cho thấy những phụ nữ thiếu máu khả năng chịu lạnh kém.

Vậy tại sao người thiếu sắt lại sợ lạnh? Bởi vì thiếu sắt là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thiếu máu, lượng hồng cầu trong máu giảm, các tế bào nhận được lượng oxy thấp,quá trình trao đổi chất diễn ra chậm nên nhiệt lượng sinh ra không đủ khiến cho cơ thể sợ lạnh.

Để giải quyết điều này vấn đề cốt lõi là bổ xung sắt cho cơ thể. Nên ăn nhiều gan động vật, cá, trứng, mộc nhĩ, sữa, các loại đậu, rau xanh… những loại thực phẩm có chứa nhiều sắt. Không nên vì muốn giữ gìn vóc dáng mà giảm ăn hoặc ăn kiêng không khoa học dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra bắt đầu từ mùa thu nên rèn luyện chống lạnh,thường xuyên ra ngoài hoạt động chơi thể thao như chạy bộ,chơi cầu long,nhảy dây.

3 điều cần biết về sức khỏe mùa đông

Đối với cơ thể chúng ta mà nói, chuyển sang mùa đông có nghĩa là sẽ phát sinh ra một số 'tình trạng' khác.

Khô da

Da là một bộ phận rất nhạy cảm, trong những ngày mùa đông sắp đến, mạch máu ở da dễ co lại, sự bài tiết của tuyến mồ hôi giảm đi rõ rệt; có người còn bị ngứa, da mẩn đỏ, sưng tấy, nghiêm trọng còn xuất hiện nứt nẻ bất thường và bong tróc da, hiện tượng này  thể hiện rõ ở các bộ phận dưới chân.

Ngoài ra còn có một số bệnh ngoài da rất ưa mùa đông như vảy nến, viêm da dị ứng…, các bệnh này sẽ phát tác lại hoặc nặng thêm tùy thuộc vào tình trạng da khô.

Giải pháp: Trong mùa đông, những người thích sạch sẽ càng cần chú  ý phương pháp và tấn suất tắm, số lần tắm không cần phải nhiều, 3 ngày hoặc 2 ngày/lần là được, tốt nhất khi tắm không nên dùng xà phòng tắm (xà phòng tắm nhiều chất kiềm sẽ dễ làm cho độ pH của lớp biểu bì da mất cân bằng), nước tắm không nên nóng quá, nên dùng sữa tắm có thành phần  giữ ẩm cao, sau khi tắm xong nên bôi lên một lớp kem dưỡng ẩm, ví dụ như Vaseline.

Bệnh đường hô hấp

Sau khi trời trở lạnh, trải qua “ khảo nghiệm” đầu tiên chính là hệ thống hô hấp. Một số người mỗi năm đều phải chịu đựng mấy lần viêm phế quản mãn tính, viêm phế quản hen suyễn. Các bệnh truyền nhiễm khá thường gặp vào mùa đông là: cảm cúm, sởi, rubella, rồi đến các loại bệnh ít gặp hơn nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng như bệnh viêm màng não, quai bị và sốt xuất huyết.

Sự thay đổi của khí hậu là lần khảo nghiệm đầu tiên cho sức đề kháng của cơ thể, nếu thường ngày không chú ý luyện tập, cùng với không khí trong phòng không được lưu thông vì mùa đông toàn đóng chặt cửa giữ ấm, như thế sẽ làm cho bệnh thường xuyên đến “thăm hỏi” chúng ta.

Giải pháp: Không nên vì sợ lạnh mà lập tức mặc rất nhiều quần áo dày, ấm; cũng không nên suốt ngày ở trong phòng điều hòa. Cách tốt nhất là bản thân mình nên vận động, bởi vì vận động sẽ giúp cho chúng ta thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, tăng cường chức năng tim phổ và cũng có ích cho hệ thống hô hấp của chúng ta.

Những người thích vận động sẽ không cần mặc quá nhiều quần áo cũng có thể đi ra ngoài. Đương nhiên, khi bước vào thời kỳ dịch cảm hay vi rút tấn công,  tiêm phòng cảm cúm là một biện pháp bảo vệ cần thiết cho sức khỏe.

Mũi “đình công”

Hiện tượng chảy máu mũi rất dễ xảy ra trong mùa đông, điều này có  thể là do khí hậu khô lạnh, niêm mạc xoang mũi cũng trở nên khô và yếu, rất dễ bị tổn thương từ đó gây ra nứt vi mạch máu. Người  mắc bệnh cao huyết áp thì tình trạng chảy máu mũi sẽ nghiêm trọng hơn, đặc biệt là một số loại thuốc phòng chống cao huyết áp sẽ làm cho mạch máu giãn nở quá mức dẫn đến lưỡng xuất huyết tương đối nhiều.

Giải pháp: Xuất huyết nhẹ có thể áp dụng tư thế nằm nghiêng hoặc nửa nằm nửa ngồi, phần đầu có tư thế thấp hơi nghiêng về phía trước, dùng phương pháp thở bằng miệng để duy trì hơi thở thông suốt, đồng thời dùng ngón tay ấn vào cánh mũi để ngăn chặn máu chảy ra, khoảng 10 phút sau lượng máu lưu thông sẽ tự dưng ít đi hoặc ngừng chảy.



Xuất huyết nhanh hoặc nhiều, đặc biệt là kết hợp bệnh cao huyết áp và các chứng bệnh khác thì thông thường cần nhanh chóng đi tìm sự giúp đỡ của bác sỹ.

Thường ngày nên uống nhiều nước và giữ cho không khí trong phòng lưu thông, nếu điều kiện cho phép có thể áp dụng phương pháp làm ấm trong không khí,  tạo ra một môi trường nhỏ dưỡng ẩm cho bản thân mình, cho cơ thể một quãng thời gian để thích ứng với sự thay đổi không khí lạnh với thời tiết.

(Theo DT)

Tránh nhịn tiểu trong thời tiết rét lạnh

Nhịn tiểu do sợ lạnh sẽ có thể dẫn tới choáng ngất, viêm nhiễm đường tiết niệu.

Trong thời tiết rét lạnh trong mùa đông, do nhiệt độ rất thấp nên người già thường nhịn tiểu. Một cụ ông tại Trung Quốc đã phải nhập viện do ngất đi trong khi đi vệ sinh sau cả 1 đêm cố nhịn tiểu.

Theo các bác sĩ, nước tiểu có chứa chất độc, nếu lưu trữ lâu trong cơ thể  vi khuẩn không được bài tiết ra ngoài, dễ gây ra viêm bang quang. Lâu ngày, sẽ gây ra viêm niệu đạo, viêm bể thận, và thậm chí ảnh hưởng đến chức năng thận.

Bệnh nhân cao huyết áp nếu nhịn đi tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến huyết áp tăng, tim đập nhanh, lượng oxy tiêu hóa gia tăng, gây ra xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ tim, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến đột tử.

Với người bình thường, nếu nhịn đi tiểu lâu, rồi dùng sức sẽ gây thiếu máu lên não, huyết áp giảm, tim đập chậm. Đối với những người cao tuổi có bệnh tim mạch sẽ làm tăng thêm gánh nặng của động mạch, có thể dẫn đến tắc nghẽn lưu thông máu, thiếu máu cung cấp lên não.

Người bị bệnh ở tuyến tiền liệt nhịn tiểu lâu ngày gây viêm tuyến tiền liệt do nước tiểu thâm nhập vào các mô tuyến tiền liệt. Khi nhin đi tiểu gây tổn hại lâu dài cho bàng quang và làm tăng tốc độ lão hóa. Đặc biệt một số phụ nữ cao tuổi, sức đề kháng kém, việc nhịn đi tiểu khiến bàng quang căng đầy, giảm khả năng chống nhiễm trùng, dễ gây ra viêm đường tiết niệu.

Vì vậy, không nên nhịn đi tiểu quá lâu. Không nên nhịn đi tiểu vì trời lạnh. Khi đi nên đi chậm, không nên dùng sức đột ngột.

Hạnh Phúc

Theo XHN
Dantri