Lưu trữ cho từ khóa: sinh viên

Nhiều sinh viên không hiểu rõ về ngành mình trúng tuyển

Việc mơ hồ về ngành nghề đã đẩy thí sinh vào tình huống dở khóc dở cười, đã cầm 2-3 giấy báo trúng tuyển trên tay mà vẫn không biết lựa chọn ngành nào để học!

Kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên của nguyện vọng (NV) bổ sung, đại diện phòng đào tạo một trường ĐH cho biết, một số trường hợp thí sinh đậu cả 3 NV vào trường đã đến “khẩn thiết” nhờ tư vấn vì không biết lựa chọn ngành nào. Thông thường, để tăng cơ hội trúng tuyển, thí sinh sử dụng hết cả 3 phiếu điểm nộp xét tuyển vào các ngành. Thế nhưng, trong các NV đó, lẽ ra các em cần xác định được ngành mình mong muốn học nhất và giảm dần theo từng cấp độ. Việc này giúp thí sinh dù có trúng tuyển cả 3 NV cũng không rơi vào trạng thái phân vân, lúng túng. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi không đủ điểm vào NV1, áp lực tâm lý đè nặng khiến một số thí sinh quyết định bằng mọi giá phải đậu ĐH, dù ở bất cứ ngành nghề nào. Do đó, khi xét tuyển các em chỉ cân nhắc điểm số và xem nhẹ các tiêu chí về sở thích, khả năng, điều kiện kinh tế, cơ hội việc làm… Chính vì vậy, lúc có kết quả rồi, các em lại tiếp tục… loay hoay!

Việc thí sinh mơ hồ trong lựa chọn ngành nghề là có, thậm chí khá phổ biến ở nước ta thời gian qua. Điều này, dễ thấy nhất là dẫn các em đến việc lựa chọn nhầm, chọn sai ngành nghề khiến phải tiếc nuối và hoài công bắt đầu lại.

truyentuyen

Thậm chí mới đây, một thí sinh lặn lội từ Bắc vào Nam chỉ để nhờ tư vấn sao cho vào được một trường ĐH công ở bất kỳ ngành nghề nào miễn là phù hợp mức điểm em đang có. Trước đó, thí sinh này thi vào ngành hóa học tại một trường ĐH công của TP.HCM nhưng không đậu. Mặc dù mức điểm của em dư sức để có được suất học đúng ngành nghề đã chọn tại một trường ĐH ngoài công lập (hiện đang tiếp tục xét tuyển) nhưng em vẫn nhất quyết chuyển hướng sang xét tuyển vào một ngành hoàn toàn xa lạ với NV ban đầu là… cơ khí. Đối với thí sinh này, việc được học trường công là ưu tiên số một, sự phù hợp hay bám trụ ngành nghề tới đâu là chuyện sẽ… tính sau.

Không chỉ mơ hồ, nhiều thí sinh còn quá hời hợt trong việc tìm kiếm cơ hội học ĐH. Tại đợt xét tuyển bổ sung đầu tiên, Trường ĐH Tài chính – Marketing loại ra cả trăm trường hợp thí sinh nộp sai hồ sơ, trong đó hai lỗi… ngớ ngẩn nhất là đăng ký vào ngành mà trường không xét tuyển và không đủ điểm xét tuyển được “điểm mặt” khá nhiều. Đây là hai lỗi không đáng có, bởi mỗi đợt xét tuyển, thông tin về chỉ tiêu, khối, ngành, mức điểm xét tuyển cũng như thời hạn, các yêu cầu về thủ tục luôn được các trường công khai trên website riêng và cả các phương tiện truyền thông đại chúng.

TS. Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng phòng Quản trị chiến lược Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) cho rằng, ở đợt xét tuyển bổ sung vào hệ CĐ của trường vừa qua, thậm chí có những em thấp hơn sàn từ 0,5 đến 1 điểm vẫn gửi hồ sơ đăng ký. Đấy là chưa kể, những thí sinh biết cân nhắc sẽ phải tính toán đến cả trường hợp, để có suất đậu vào trường công thì tốt nhất điểm của mình phải vượt ngưỡng điểm xét tuyển tại trường từ 2 đến 3 điểm.

Ngoài ra, rất nhiều thí sinh do áp lực tâm lý đã vội vã nộp hồ sơ ngay từ những ngày đầu mà không kịp tìm hiểu thấu đáo thông tin dẫn đến sai sót, trong khi thời hạn mỗi đợt xét tuyển tại các trường thường kéo dài đến 20 ngày.

Theo Giaoduc.edu.vn

Trường CĐ Viễn Đông: 100% sinh viên ra trường sẽ được làm đúng ngành

Với hơn 80 doanh nghiệp đặt hàng tuyển dụng tại chỗ, Trường CĐ Viễn Đông tự hào là trường CĐ đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh cam kết bảo đảm 100% đầu ra việc làm cho sinh viên (SV). Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông cho biết: “Quan điểm của nhà trường là tạo điều kiện cho tất cả SV ra trường có việc làm và quan trọng hơn là tự hào, gắn bó với những công việc các em đã theo học”.

TruongCDVD2

Sinh viên CĐ Viễn Đông tham gia CLB học thuật 2012 – Ảnh: Hải Đông

- Nổi tiếng khu vực phía Nam về bảo đảm công việc cho SV, vậy đến nay có bao nhiêu doanh nghiệp sẵn sàng đặt hàng SV khi tốt nghiệp thưa ông?

Ông Trần Thanh Hải: Qua thời gian hoạt động, đến nay Trường CĐ Viễn Đông có khoảng hơn 80 doanh nghiệp luôn sẵn sàng đặt hàng việc làm với SV của trường sau khi tốt nghiệp như Công ty cổ phần Chứng khoán SJC; Công ty cổ phần KD&ĐT Vàng Việt Nam VGB; Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn; Saigon Coop; Công ty Vàng bạc đá quý SJC; Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB); Công ty TNHH Xây dựng TM&DV Long Yến; Công ty cổ phần Xây dựng APCO; Công ty cổ phần Hàng không Hà Nội; Công ty cổ phần Giải pháp truyền thông APSG; Công ty cổ phần Phát triển xuất nhập khẩu Việt Nam; Công ty cổ phần VCG; Công ty cổ phần Kết cấu thép Thành Long Vinexco; Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ APIMEX Sài Gòn; Công ty cổ phần Thương mại vận tải du lịch APTRACO…

- Nhiều người đánh giá ông là “người vác tù và hàng tổng” khi còn lo cho cả những thí sinh không phải là SV của trường?

Ông Trần Thanh Hải: Thực ra thì thời gian qua, chúng tôi có chỉ đạo cho Trung tâm Tư vấn và hướng nghiệp sinh viên của trường để giới thiệu việc làm bán thời gian cho thí sinh ngay sau khi kết thúc kỳ thi tuyển sinh CĐ, xét tuyển các hệ đào tạo tại Trường Viễn Đông. Quan điểm của chúng tôi là dù chưa hẳn bạn là SV Viễn Đông, nhưng Viễn Đông cũng luôn chăm lo các bạn như SV đang học tại trường. Không chỉ tạo việc làm sau khi tốt nghiệp, nhà trường cũng quan tâm tư vấn hỗ trợ việc làm bán thời gian cho SV ngay khi còn đang học tại trường để giúp cho các bạn có thể tự trang trải những chi phí học tập. Hiện nay đã có rất nhiều công ty, doanh nghiệp, các đơn vị dịch vụ… gọi điện đến nhờ trung tâm giới thiệu nhân sự làm bán thời gian với nhiều mức thu nhập phong phú, dao động từ 1,2 triệu đến 4 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, sắp tới đây Trung tâm Tư vấn và hướng nghiệp sinh viên cũng làm nhiệm vụ thúc đẩy chương trình “Vay vốn cho SV đi học (tín dụng cho SV)” từ Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vốn đã triển khai thành công từ tháng 3-2012 nhằm giảm bớt nhiều nỗi băn khoăn của quý phụ huynh trong việc lo học phí cho con em khi tham gia học tại Viễn Đông.

- Nhiều doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đánh giá SV Trường CĐ Viễn Đông rất có lợi thế về tuyển dụng?

Ông Trần Thanh Hải: Theo thống kê của Trung tâm Tư vấn và hướng nghiệp sinh viên thì có hơn 85% SV sau khi tốt nghiệp tại Trường CĐ Viễn Đông đều có việc làm ổn định với mức lương dao động từ 4 triệu đến 15 triệu đồng/tháng tùy vào loại hình hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, qua khảo sát các đợt thực tập của SV Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh và SV Trường CĐ Viễn Đông trong những năm qua dễ nhận thấy rằng, SV Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh thường thiên về nghiên cứu tổng hợp nhưng cả một doanh nghiệp chỉ cần vài vị trí nghiên cứu. Trong khi đó các vị trí tác nghiệp chỉ cần kỹ năng như giao dịch viên, kế toán viên và nhân viên hành chính thì SV Viễn Đông chúng tôi có ưu thế hơn trong tuyển dụng.

- Được như thế, hẳn nhà trường phải có hướng đi hợp lý trong điều kiện rất cạnh tranh như hiện nay?

Ông Trần Thanh Hải: Có thể nói, phát triển cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên được xem là công tác nội lực chủ yếu được nhà trường tập trung để chăm lo và phục vụ tốt hơn cho SV Trường CĐ Viễn Đông. Chúng tôi luôn tăng cường giảng viên nước ngoài, hoàn thiện cơ sở vật chất như xây dựng cơ sở học tập mới tại Khu Công viên phần mềm Quang Trung quận 12, trang bị các phương tiện học tập hiện đại… Ban giám hiệu nhà trường không ngừng tập trung đẩy mạnh công tác hỗ trợ đầu ra (tìm việc làm bán thời gian và toàn thời gian) cho SV khi còn đang học cũng như đã tốt nghiệp bằng việc thành lập Trung tâm Tư vấn và hướng nghiệp sinh viên với chức năng thực hiện công tác chăm lo đời sống tinh thần cho SV và quan hệ doanh nghiệp để tìm chỗ thực tập, kiến tập thực tế…

- Ông có lời khuyên nào dành cho SV?

Ông Trần Thanh Hải: Xã hội hiện đang cần người thực làm và nhu cầu này là số đông. Chính vì vậy, các em hãy chọn con đường sao cho vừa đúng năng lực bản thân và doanh nghiệp đang cần.

- Xin cảm ơn ông!

Doanh nghiệp nói về nhà trường

Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán SJC: “Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ SV Trường CĐ Viễn Đông đến tham gia thực tập cũng như kiến tập thực tế tại công ty; sẵn sàng truyền tải những kinh nghiệm trong công việc để giúp các bạn có được những kiến thức làm hành trang vững chắc khi rời chiếc ghế nhà trường cũng như có đầy đủ năng lực và tự tin khi đứng trước các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp”.

Theo Hanoimoi.com.vn

Hơn 22 triệu học sinh, sinh viên bước vào năm học mới

Đây cũng là năm thứ 2, toàn ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết 29 -NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục-đào tạo. Việc đổi mới đó diễn ra ở tất cả cấp học nên thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.

Điều đặc biệt là Năm học mới này, toàn ngành Giáo dục lấy đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, thi cử là nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong cải cách giáo dục. Thông điệp đó đã được lãnh đạo Bộ Giáo dục-Đào tạo nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết Năm học 2013-2014 và triển khai Năm học 2014-2015 ở tất cả các cấp học.

Phương pháp giảng dạy sẽ được thay đổi căn bản từ truyền đạt kiến thức theo kiểu truyền thống “thầy đọc- trò chép” sang đổi mới năng lực giảng dạy, sáng tạo của thầy cô giáo nhằm phát huy tinh thần học hỏi, tư duy sáng tạo và hiểu biết kiến thức một cách tổng hợp của học trò.

Việc thay đổi phương pháp giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh là tiền đề quan trọng để ngành Giáo dục hướng tới đổi mới kiểm tra, đánh giá và thay đổi thi cử. Trong năm học này, cả xã hội sẽ thấy có sự thay đổi căn bản nhất về phương thức kiểm tra, đánh giá từ cấp Tiểu học đến THPT. Đó là lần đầu tiên, các trường Tiểu học sẽ không chấm điểm học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Thay vì chấm điểm, giáo viên khuyến khích việc học tập và đánh giá của học sinh bằng hình thức nhận xét.

Theo lý giải của Bộ GD-ĐT, việc không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học sẽ giảm áp lực học thêm, dạy thêm cho trẻ học trước chương trình lớp 1, giảm áp lực điểm số với học sinh và phụ huynh.

Ngoài ra, trong hệ thống giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT đang thực hiện cuộc đổi mới mạnh mẽ kỳ thi tốt nghiệp THPT bằng Dự thảo 3 phương án đã được công bố. Theo đó, kỳ thi này sẽ được chuyển đổi từ việc học sinh học môn nào làm bài thi môn đó sang cách thức làm bài tích hợp (gồm nhiều môn học trong 1 bài thi). Kết quả của kỳ thi này sẽ được các trường đại học, cao đẳng lấy làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển sinh.

hon-22-trieu-hoc-sinh-sinh-vien-buoc-vao-nam-hoc-moi

Ảnh minh họa

Sự đổi mới phải gắn với thay đổi tư duy giáo dục

Chưa thể khẳng định được việc tổ chức 1 kỳ thi quốc gia chung có khắc phục được “bệnh” thành tích và giám bớt tốn kém cho xã hội hay không nhưng xem ra, ngành Giáo dục đang rất quyết tâm đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục với mục tiêu đưa nền giáo dục nước nhà ngày càng tiến bộ và phát triển hơn.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên không chỉ là thách thức lớn đối với ngành Giáo dục, các cơ sở đào tạo mà còn là sự khó khăn đối với từng thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh.

Việc xóa bỏ tình trạng học hành và thi cử theo kiểu phải “chạy” theo bằng cấp sẽ phụ thuộc rất lớn vào đổi mới tư duy của từng người dân. Vì thế, việc học của con em chúng ta từ bây giờ không phải là “chạy” theo tấm bằng Đại học hay học vị, học hàm nào đó mà học tập một cách thực chất để sống có ích và lao động đúng với năng lực của mình nhằm phục vụ xã hội tốt hơn.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã từng phát biểu, mỗi sự thay đổi về giáo dục đều tác động rất lớn đến từng gia đình nên toàn ngành cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để dư luận xã hội không hoang mang, lo lắng; để từng phụ huynh và học sinh không bị áp lực. Đổi mới như thế nào thì cũng phải đảm bảo quyền lợi của người học.

Hy vọng rằng, với việc chuẩn bị chu đáo của toàn ngành và sự chung tay góp sức của xã hội, nền Giáo dục nước nhà sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ trong sứ mệnh đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước với đầy đủ bản lĩnh và trí tuệ vững vàng.

Theo VTV.vn

Trường ĐH Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương trao bằng tốt nghiệp cho 1.735 sinh viên

Ngày 26/10, Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 1.735 tân cử nhân và kỹ thuật viên trung cấp ở các hệ.

truong-dh-kinh-te-ky-thuat-binh-duong-trao-bang-tot-nghiep-cho-1-735-sinh-vien

Phó Hiệu trưởng Lê Bích Phương khen thưởng những tân cử nhân tốt nghiệp loại giỏi

So với các khóa trước, số sinh viên – học sinh tốt nghiệp đạt khá, giỏi khóa này cao hơn. Điều đó cho thấy sự quyết tâm đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên nhà trường, qua đó cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng ở các ngành kinh tế – kỹ thuật cho xã hội.

Dịp này, nhà trường phối hợp với trên 60 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức ngày hội việc làm. Tại đây, các em có cơ hội tìm được việc làm phù hợp sau tốt nghiệp, các doanh nghiệp tìm được ứng viên xuất sắc đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Linh Hiệp – Phó Hiệu trưởng nhà trường nhắn nhủ các SV cần tiếp tục học tập và rèn luyện thường xuyên theo phương châm: Học nữa, học mãi, học suốt đời.

Theo Giaoducthoidai.vn

Những kiểu nộp phạt khiến sinh viên bất mãn

Đi học đúng giờ, nộp học phí chậm, gửi xe không có khóa hay là chót nôn mửa trong trường cũng phải nộp phạt khiến sinh viên những ngôi trường này vô cùng bất mãn.

Đi học đúng giờ cũng phải nộp phạt?

nopphat

Quy định kỳ quặc này được các sinh viên trường ĐH Điều dưỡng Nam Định phản ánh đến cơ quan báo chí. Theo đó, sinh viên đi học đúng giờ phải nộp 40.000đồng còn sinh viên đi muộn thì phạt 120.000 đồng. Tất cả các khoản thu trên được nộp cho 2 giảng viên khoa giải phẫu là cô Trần Thị Kim Thục và thầy Phạm Văn Tỉnh và đều không có hóa đơn chứng từ.

Khi các phóng viên đến tìm hiểu sự việc thì ông Cao Thanh Hà, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay ban giám hiệu nhà trường thấy bất ngờ trước thông tin mà các học sinh phản ánh. Theo ông Hà, ngoài học phí, nhà trường không hề thu thêm bất kỳ khoản thu nào khác, nếu có thì những khoản thu ấy phải được quy định trong quy chế của trường.

Được biết, ngoài việc thu phạt đi học đúng giờ sai quy định, các giảng viên bộ môn Giải phẫu còn bỏ giờ, dạy qua loa khiến sinh viên vô cùng bức xúc.

Gửi xe không khóa, sinh viên phải mất thêm tiền

nopphat1

Đây là sự việc diễn ra tại trường ĐH Lao động xã hội. Theo như thông báo của nhà trường, để đảm bảo an toàn, tránh việc nhầm xe, mất xe, sinh viên gửi xe trong trường phải khóa xe. Nếu xe nào không khóa sẽ được để vào khu vực riêng và chịu xử phạt theo quy định.

Phí gửi xe có khóa là 1.000 đồng, không khóa là 5.000 đồng. Mặc dù quy định này muốn tốt cho sinh viên nhưng rất nhiều bạn vẫn cảm thấy bức xúc. Nhiều sinh viên cho rằng khóa xe hay không là lựa chọn của các em. Nhà xe không được phép thu tiền vì học sinh đã mất tiền gửi xe, họ có nhiệm vụ trông giữ xe cho sinh viên.

Phạt chậm học phí theo kiểu cầm đồ

nopphat2

Việc đưa ra mức “lãi suât cầm đồ” khi thu học phí của sinh viên đang được thực hiện tại ĐH Hà Nội. Theo quy định nộp học phí do chính Hiệu trưởng nhà trường ký thì “Tất cả sinh viên của Trường Đại học Hà Nội phải nộp học phí trong vòng 30 ngày kể từ khi kỳ học bắt đầu. Thời hạn cụ thể theo thông báo của nhà trường.

Theo quy định, học phí phải nộp 2 tuần trước khi bắt đầu buổi học đầu tiên, như vậy trong vòng 15 ngày kể từ ngày bắt đầu học, sinh viên phải hoàn thành nghĩa vụ nộp học phí. Quá thời hạn trên, sinh viên phải nộp thêm 0,2% học phí cho mỗi ngày nộp học phí muộn”.

“Những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải có đơn xin phép nộp học phí muộn cùng các giấy tờ chứng minh lý do chính đáng gửi Nhà trường để xem xét thì mới được phép nộp muộn và vẫn phải chịu hình thức nộp phạt tương ứng. Trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng xem xét, quyết định”.

Theo Nguoiduatin.vn

Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng trao bằng tốt nghiệp cho 1.615 SV

Hôm nay (27/6), Trường Đại học Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho SV khóa 2010 bậc đại học và SV đại học liên thông khóa 2012 hệ chính quy.
truong-dh-su-pham-da-nang-trao-bang-tot-nghiep-cho-1-615-sv
PGS.TS. Hiệu trưởng Nguyễn Bảo Hoàng Thanh vui mừng thông báo kết quả đạt được trong kỳ xét tốt nghiệp đại học hệ chính quy lần này: tỉ lệ tốt nghiệp đạt 86,25% (1615SV thuộc 26 ngành đào tạo); trong đó có 16 SV xếp loại xuất sắc, 284 SV xếp loại giỏi, 1059 SV xếp loại khá, 34 SV xếp loại trung bình.
Kết quả này đã chứng tỏ liên tục trong nhiều năm qua, trường ĐHSP Đà Nẵng đã không ngừng giữ vững mục tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước tăng dần số lượng SV giỏi, khá; giảm dần số lượng SV xếp loại trung bình. Nhà trường đã góp phần cung cấp cho KV miền Trung -Tây Nguyên một đội ngũ cán bộ khoa học và GV trẻ, có đủ thể lực, tri thức, nhiệt huyết với một sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Trần Văn Nam – Giám đốc ĐH Đà Nẵng – biểu dương kết quả đạt được từ sự nỗ lực bằng trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ CBGV trường ĐHSP: là 1 trong những trường thành viên của ĐHĐN có đội ngũ PGS, TS đông đảo, xếp thứ hạng cao trong cả nước, CSVC được tăng cường, đầu tư mạnh mẽ, năng lực đội ngũ ngày càng được nâng lên, được Bộ GD&ĐT công nhận là 1 trong 7 trường sư phạm trọng điểm của cả nước.
Tin tưởng rằng, những tân cử nhân nhận bằng tốt nghiệp hôm nay bằng kiến thức, kỹ năng được trang bị, bằng lý tưởng, nhiệt huyết của tuổi trẻ sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp đổi mới GD phổ thông, nghiên cứu khoa học, góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.
Theo Giaoducthoidai.vn
The post Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng trao bằng tốt nghiệp cho 1.615 SV appeared first on Tin Sức Khỏe.

ĐH RMIT Việt Nam trao học bổng toàn phần cho 22 sinh viên

22 sinh viên vừa được nhận học bổng toàn phần để theo học các chương trình cử nhân của đại học Quốc tế RMIT Việt Nam bắt đầu từ năm học 2013-2014, trung bình mỗi suất học bổng trị giá 600 triệu đồng.

dai-hoc-rmit-viet-nam-trao-hoc-bong-toan-phan-cho-22-sinh-vien

Giáo sư Joyce Kirk – hiệu trưởng đại học RMIT VN trao học bổng cho sinh viên đầu năm học 2012-2013

Các sinh viên nhận học bổng trên đến từ Hà Nội, An Giang, Bến Tre, Vũng Tàu, Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh, Úc và Mỹ. Tổng trị giá các suất học bổng là hơn 13 tỉ đồng. Các sinh viên này sẽ bắt đầu nhập học vào tháng 10.2013.

Các ứng viên được xét trao học bổng dựa trên thành tích học tập xuất sắc, thể hiện kỹ năng lãnh đạo nổi trội và những đóng góp tích cực cho cộng đồng. Tất cả ứng viên cũng phải nộp một bài viết nêu rõ vì sao họ xứng đáng được nhận học bổng.

Những sinh viên nhận học bổng năm nay sẽ theo học các chương trình thương mại, kinh doanh, thiết kế, kinh doanh thời trang và dệt may, truyền thông chuyên nghiệp tại cả hai cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội.

Ngoài ra, RMIT cũng trao tặng học bổng cho sáu sinh viên hiện đang theo học tại trường có thành tích học tập vượt trội.

Với đợt trao học bổng này, tính đến nay RMIT Việt Nam đã trao tổng cộng hơn 600 suất học bổng trị giá gần 130 tỉ đồng. Học bổng của RMIT Việt Nam chi trả toàn bộ học phí cho một chương trình đại học và khóa học tiếng Anh (từ trình độ IELTS 5,5 trở lên). Học bổng không bao gồm tiền ăn ở, đi lại hoặc các chi phí cá nhân khác.

Theo SGTT.vn

Nghiên cứu mới về điều trị đau bụng kinh ở phụ nữ

Đau bụng kinh (còn gọi là thống kinh) rất phổ biến, chiếm tới trên 50% phụ nữ trong độ tuổi có kinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt, học tập và lao động. Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định tác dụng điều trị chứng đau bụng kinh của một số loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên.

Nổi bật gần đây là nghiên cứu “Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ” do bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Trang – trường đại học Y Hà Nội thực hiện. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng đau bụng kinh và những kết quả mà công trình nghiên cứu mang lại, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Thị Hiền – nguyên phó Trưởng khoa Y học cổ truyền, đại học Y Hà Nội, người hướng dẫn đề tài nghiên cứu này.

(Ảnh do Phụ Lạc Cao cung cấp)

- Xin PGS cho biết nguyên nhân và những ảnh hưởng của chứng đau bụng kinh cũng như phương pháp điều trị chứng bệnh này?

- PGS.TS Lê Thị Hiền: Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới khi hành kinh và có thể lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Thông thường, đau bụng kinh được chia làm hai loại chính: đau bụng kinh nguyên phát (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên) và đau bụng kinh thứ phát (thường gặp ở phụ nữ đã sinh đẻ, do các nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…). Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người phụ nữ. Nhiều trường hợp phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội trước hoặc trong kỳ kinh.

Để điều trị đau bụng kinh, chị em có thể dùng các thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau và thuốc nội tiết… Trong y học cổ truyền, người bệnh thường được dùng các vị thuốc có tính chất hành khí, hoạt huyết, tiêu ứ giúp giảm đau với ưu điểm ít gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

- Được biết PGS phụ trách hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ”. Vậy PGS có thể chia sẻ một số kết quả của đề tài này ?

- PGS.TS Lê Thị Hiền: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 60 sinh viên nữ trong độ tuổi 18-25, có đau bụng kinh, được dùng thuốc Phụ Lạc Cao điều trị trong 3 kỳ kinh liên tiếp. Kết quả cho thấy: 90% trường hợp giảm đau bụng kinh; 100% đối tượng sau điều trị có lượng kinh nhiều hơn, màu đỏ sẫm, không có cục và duy trì cả khi đã ngừng sử dụng thuốc 2 tháng. Phụ Lạc Cao không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận và cơ quan tạo máu. Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh tác dụng điều trị đau bụng kinh của thuốc Phụ Lạc Cao. Những thông tin này cần được phổ cập để các chị em bị đau bụng kinh có thể lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả cho mình.

- Xin PGS cho một vài lời khuyên đối với chị em phụ nữ khi bị đau bụng kinh?

- PGS.TS Lê Thị Hiền: Khi có đau bụng kinh (trong 3 chu kỳ kinh liên tiếp), chị em nên đến bệnh viện khám để kiểm tra, chẩn đoán tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Chị em có thể dùng thuốc giảm đau của y học hiện đại hoặc các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên như Phụ Lạc Cao để điều trị. Ngoài dùng thuốc thì châm cứu cũng có tác dụng giảm đau bụng kinh.

- Xin cảm ơn PGS!

Cầu thủ thông minh hơn sinh viên đại học

Những cầu thủ chơi trong giải Ngoại hạng Anh có đầu óc sắc bén hơn hầu hết những sinh viên đang dùi mài kinh sử trong các trường đại học.

Không những thế, Giáo sư Jocelyn Faubert của Đại học Montreal (Canada) còn khẳng định những vận động viên nghiệp dư nhưng phong độ tốt phát triển khả năng nhận thức mạnh hơn những sinh viên bình thường, nhờ vào khả năng tập trung cao độ của họ.

cau-thu

Các chuyên gia rút ra kết luận trên sau khi quan sát ảnh chụp não của các cầu thủ bóng đá hàng đầu, cho thấy vỏ não của họ dày hơn bình thường. Kế đến, các cuộc kiểm tra xác nhận những cầu thủ đỉnh cao có khả năng xử lý tình huống nhanh gấp nhiều lần nhóm vận động viên nghiệp dư, và nhóm này thì trội hơn cả sinh viên.

Rõ ràng, khả năng xử lý của trí óc và kỹ năng học hỏi là điều mấu chốt để đảm bảo một người chơi thể thao đỉnh cao.

Giáo sư Faubert cho rằng kết quả nghiên cứu trên có thể hỗ trợ tốt nỗ lực tìm ra phương pháp điều trị cho những người gặp vấn đề về khả năng tập trung, chẳng hạn như người già.

(Theo Thanhnien)

Tôi làm “rau sạch” cho người đàn ông yếu sinh lý

Ông ta cần có em để “tập luyện” khả năng giường chiếu. Tình dục đối với em đơn giản như việc đi rửa chén bát thuê, nhếch nhác, ướt át nhưng cuối tháng cũng có tiền mang về.

Rời khỏi quê lên Sài Gòn học đại học với chút tiền ít ỏi, em quả quyết với gia đình sẽ tự lo được cho bản thân, quyết học thành tài để đổi đời.

Năm học thứ nhất vừa bắt đầu cũng là lúc em lao vào kiếm việc làm thêm để giảm gánh nặng cho bố mẹ. Em mất hàng đống tiền đặt cọc để nhận chỗ làm gia sư, tiếp thị, bán hàng. Em bỏ hết thời gian vui chơi để kiếm tiền trang trải học phí và sinh hoạt. Song, sau nhiều tháng ròng, em nhận ra rằng, đồng tiền lương ít ỏi và sự xúc phạm coi thường em phải nhận không hề xứng đáng với mồ hôi lao động em bỏ ra. Em nghĩ cần tìm cách kiếm tiền thông minh hơn.

Là sinh viên năm nhất, lại là gái quê, bằng cấp, kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm không bằng ai nên em loay hoay không tìm ra con đường nào khả dĩ. Không những thế, ngoài tiền học phí, tiền chi tiêu sinh hoạt dù dè xẻn đến mấy cũng khiến em luôn ở tình trạng không xu dính túi. Chưa kể bao nhiêu khoản phải nộp cho các sinh hoạt ngoại khóa ở trường. Trong khi đó, bố mẹ ở quê cứ liên tục gọi điện than vãn khó khăn nên những ý định xin tiền của em cứ mắc nghẹn ở cổ họng. Em nhớ lại lời hứa với bố mẹ một năm trước khi vào Sài Gòn và thiết nghĩ phải hành động bằng mọi giá.

Và em đã làm gái bán hoa. Lý do đưa đẩy cũng khá tình cờ. Trong dãy phòng trọ của em có một chị là gái bán hoa lâu năm. Trước đây còn chút sắc, chị làm trong các quán karaoke, nhà hàng. Còn bây giờ chị bị đẩy ra đứng đường với giá rất bèo, 100 nghìn đồng/lần. Chị biết em cần tiền nên thường rủ rê em vào nghề.

Em cũng nhận thức bản thân đang bắt đầu nhúng chàm nhưng thật sự em không có cách nào khác. Đối với em, 100 nghìn đồng một ngày cũng là quá đủ. Nếu ai đã từng rơi vào trường hợp đạp xe đi học trong tình trạng đói lả vì không có tiền như em thì sẽ thông cảm được. Thời buổi bây giờ, Sài Gòn toàn đi xe hơi, tay ga, ăn nhà hàng, ngồi cà phê cao ốc, chắc không ai nghĩ có một đứa con gái nghèo mạt như em.

Ban đầu, chị dắt em đi bán trinh với cái giá 3 triệu đồng cho một thanh niên mới lớn ham của lạ. Sau đó, em phải chia cho chị ta 1 triệu. Em cầm tiền mà không dám khóc trước mặt người ta. Em đã đổi danh dự để có được chừng ấy tiền. Em gửi về quê, bố mẹ em rất mừng và cảm động. Họ cứ đinh ninh em đã tự lập được trên đất Sài thành này.

Lần đầu mua bán suôn sẻ nên những lần sau với em khá dễ dàng. Em nhờ chị ta dẫn mối và một ngày chỉ tiếp một khách. Bởi em sợ mình đi khách quá nhiều sẽ mau tàn tạ, lại dễ bị bạn bè phát hiện. Và hơn hết, em cần thời gian học tập, bởi ý chí đổi đời bằng con đường học vấn chưa lúc nào nguội lạnh trong em. Từ đấy, em nhẹ gánh đi một chút, không còn quá khổ sở vì lúc nào cũng hết tiền, đói khát mà thỉnh thoảng còn có thể tự sắm cho mình vài ba chiếc áo quần ở chợ đêm.

Nhưng khi nỗi lo cơm áo gạo tiền gạo tiền nhẹ hơn thì cái án danh dự, nhân phẩm ngày càng đè nặng lên em. Đôi khi vớ phải khách bạo dâm, em đau đớn cắn răng làm tình mà thấy lòng uất hận. Ngẫm lại, em không hiểu đang hận điều gì. Hận bản thân nhu nhược hay em hận cái nghèo?

Đến giữa năm thứ 2 thì thông tin em làm gái bao đến tai chủ nhà. Em phập phồng nghe ngóng và nghĩ họ sẽ đuổi em ra khỏi nhà rồi báo cho nhà trường, gia đình biết. Chỉ nghĩ đến đó em đã muốn tự vẫn. Em sợ bố mẹ sẽ đột quỵ vì thất vọng.

Nhưng cuối cùng không có sấm sét nào nổ ra, chỉ có một lời mời khiếm nhã. Ông chủ nhà bị yếu sinh lý nên muốn “bao” em để “luyện tập”. Em ngỡ ngàng chua xót. Thì ra đây là lời mai mối dẫn dắt của bà chị bán hoa cùng dãy phòng trọ. Điều đó trấn an em một chút, vì ít nhất em cũng chưa bị lộ thân phận nghề nghiệp nhơ nhớp này.

Sau hồi bàn bạc trả giá, em đồng ý làm gái bao cho chủ nhà. Tiền lương 5 triệu đồng/tháng. Đó là số tiền mơ ước, có thể nuôi sống cả gia đình em trong 2 – 3 tháng. Làm gái mà em lại thấy vui. Vui vì nghĩ đến đôi mắt bố mẹ ngời lên sung sướng mỗi khi em gửi tiền về. Và hai đứa em út trong nhà cũng có cơ hội tiếp tục học. 5 triệu đồng cho danh dự và thân xác của một cô gái 20, chắc với nhiều người nghĩ là quá rẻ nhưng em tự hào vì đã hi sinh nuôi gia đình.

Chủ nhà là một đàn ông trung niên chưa vợ, ông bị yếu sinh lý nhưng đời sống tình dục vô cùng bệnh hoạn. Em phục vụ ông với mớ sextoy lạ lẫm. Đó là lần đầu tiên em biết trên đời cũng tồn tại những thứ như thế. Những lần giường chiếu kéo dài hàng tiếng đồng hồ vì ông ta phải loay hoay, vò đầu bứt tóc như một con thú mắc bẫy phía trên em. Em nằm im như một xác chết để mặc con thú ấy gặm nhấm cơ thể mình. Nước mắt có tuôn cũng bắt đầu cạn. Tình dục bây giờ, đối với em, cũng đơn giản như việc đi rửa chén bát thuê, nhếch nhác, ướt át nhưng cuối tháng cũng có tiền mang về.

Bây giờ em đã là sinh viên năm cuối, em vẫn học tốt và “lao động” chăm chỉ. Chỉ có nỗi cô đơn, tủi nhục là lớn dần lên. Mọi thứ ngỡ đã cố lờ đi, cố làm cho chai sạn đi nhưng vẫn âm thầm mọc rễ bén vào trái tim em đau nhói. Nhiều đêm, em nghĩ đến tương lai của mình. Có ai muốn lấy em làm vợ không?

(Theo Datviet)