Lưu trữ cho từ khóa: sinh thiết

Xác định được bản đồ ADN của khối u

Các nhà khoa học Anh dự đoán rằng ung thư sẽ sớm trở thành căn bệnh có thể kiểm soát khi xác định được bản đồ ADN của các khối u, theo Telegraph.

Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu ung thư ở London (Anh) đang tiến hành một dự án nghiên cứu trong 3 năm để xây dựng hồ sơ di truyền của bệnh ung thư.

khoi-u
Tế bào ung thư – Ảnh: Shutterstock

Theo đó, họ sẽ xác định bản đồ ADN của các khối u, mã di truyền và trình tự sắp xếp của chúng. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê chính xác loại thuốc cần dùng và kiểm soát căn bệnh.

Đây sẽ là bước quan trọng để biến một số bệnh ung thư trở thành bệnh mãn tính, thay vì là bệnh nguy hiểm chết người như hiện nay.

Kỹ thuật này sẽ giúp cho những bệnh nhân mắc bệnh nan y có thể sống thêm một thập niên nữa hay lâu hơn với tình trạng sức khỏe tốt.

Hồ sơ di truyền của các khối u sẽ giúp xác định gien nào là nguyên nhân gây bệnh, đồng thời có thể giúp phát triển các loại thuốc mới nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn, theo Giáo sư Alan Ashworth, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ung thư (Anh).

Để đối phó với tình trạng kháng thuốc có thể xảy ra, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu ung thư cũng đang phát triển một phương pháp xét nghiệm máu nhằm kiểm tra ADN của khối u, thay vì phải làm sinh thiết nhiều lần, gây đau đớn cho bệnh nhân.

Sinh thiết là kỹ thuật dùng để lấy một mẫu mô hoặc cơ quan bị bệnh rồi xem dưới kính hiển vi để tìm hiểu căn bệnh.

(Theo Thanhnien)

Triệu chứng bệnh lao phổi

Lao phổi là bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao gây nên. Người lao phổi có các triệu chứng như sau:

1. Triệu chứng lâm sàng

a. Triệu chứng về hô hấp:

- Các triệu chứng quan trọng nhất là: ho, khạc đờm, ho máu.

- Các triệu chứng khác là: đau ngực, khó thở, có tiếng rên khu trú ở một vùng của phổi v.v...

Ho là triệu chứng phổ biến của mọi bệnh phổi cấp hoặc mạn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân: viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao, ung thư phổi v.v...

Mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi dùng thuốc kháng sinh không giảm ho phải nghĩ đến do lao phổi.

Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thế do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không giảm thì mọi bệnh nhân có triệu chứng ho khạc trên ba tuần phải nghĩ đến do lao phổi.

Ho khạc đờm là những đấu hiệu hay gặp nhất trong các dấu hiệu quan trọng gợi tới chẩn đoán lao phổi.

Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp. Nguyên nhân gây ho ra máu rất nhiều từ các bệnh phổi - phế quản (viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi, phế quản v.v...) đến các bệnh ngoài đường hô hấp như bệnh tim mạch (suy tim, tăng huyết áp...), bệnh toàn thân (rối loạn đông máu, chảy máu, thiếu hụt vitamin C...).Tuy nhiên do có thể gặp với tỷ lệ cao trong lao phổi nên những ng­ời ho ra máu phải kiểm tra có lao phổi không.

b. Triệu chứng toàn thân:

Các triệu chứng toàn thân quan trọng nhất là: gầy, sút cân, sốt, ra mồ hôi.

Các triệu chứng toàn thân khác là: chán ăn, mệt mỏi v.v...

Gầy, sút cân là triệu chứng gặp ở số đông người lao phổi. Những bệnh nhân gầy, sút cân không có nguyên nhân rõ ràng không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS v.v... có các triệu chứng hô hấp như­ trên đã nêu phải nghĩ tới do lao phổi.

Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều.

Những người có triệu chứng sốt như trên, có các triệu chứng về hô hấp: ho, khạc đờm, ho ra máu.v.v.... phải nghĩ tới do lao phổi.

Ra mồ hôi là triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong lao phổi ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường gọi là ra mồ hôi trộm ởtrẻ em triệu chứng này dễ nhận thấy nhất.

Nếu bệnh nhân gầy sút cân, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm kèm theo có các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi... phải chú ý có thể đó là do lao phổi.

Mức độ quan trọng khác nhau của các triệu chứng lâm sàng của lao phổi được sắp xếp theo bảng dưới đây (bảng 3).

Các triệu chứng lâm sàng của lao phổi

Triệu chứng hô hấp

Triệu chứng toàn thân

Các triệu chứng quan trọng

Ho+++ Khạc đờm+++ Ho ra máu++

Gầy sút cân++ Sốt về chiều++ Ra mồ hôi trộm++

Các triệu chứng khác

Đau ngực+ Khó thở+ Các tiếng rên khu trú ở một vùng phổi+

Chán ăn+ Mệt mỏi+

Những bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng như trên cần được cho làm xét nghiệm đờm, thử nghiệm tuberculin, chụp X-quang phổi.

2. Triệu chứng thực thể

- Đối với lao phổi: nghe thấy các tiếng bất thường ở phổi.

- Đối với lao ngoài phổi: làm các xét nghiệm như sinh thiết hạch, chụp cắt lớp ...

Meo.vn (Theo Cimsi)

Nuốt khó, nói vấp, mặt giựt, lưỡi cứng… là triệu chứng của bệnh gì thưa BS?

Từ tháng 7/2010 tôi bị: Miệng nhai, nuốt khó, nói vấp, mặt giựt, lưỡi cứng, cắn lưỡi, khó ngủ, tê tay (đêm).

Tôi tên Ngọc, 54 tuổi, 1 vợ, 2 con, nghề nghiệp: làm ở văn phòng. Từ tháng 7/2010 tôi bị: Miệng nhai, nuốt khó, nói vấp, mặt giựt, lưỡi cứng, cắn lưỡi, khó ngủ, tê tay (đêm).

Xin cho biết tôi bị bệnh gì? Cần lưu ý những điểm gì trong sinh hoạt và làm việc? Phương pháp điều trị? Đến bác sĩ nào điều trị? Đến bệnh viện nào để điều trị? Tôi có điều trị nhưng không hết bệnh.

Chân thành cảm ơn!

Trả lời

Chào anh,

Với những triệu chứng của anh mô tả “nuốt khó, nói vấp, mặt giựt, lưỡi cứng, cắn lưỡi, khó ngủ, tê tay về đêm” BS chúng tôi chưa thể chẩn đoán anh mắc bệnh gì vì những lý do sau:

- Đây là bệnh lý phức tạp đòi hỏi BS phải khám trực tiếp bệnh nhân (cần khám xem có tổn thương hành não, dây thần kinh IX, X, XII…?).

- Cần phải làm những xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu, nước tiểu, đo điện cơ, sinh thiết cơ, dịch não tủy, chụp MRI…

- Anh có tiền căn mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường…?

- Tiền căn gia đình có khỏe không

- Anh đã điều trị bằng phương pháp nào?

Nói chung anh cần khám và làm xét nghiệm tổng quát, chuyên sâu mới có chẩn đoán chính xác thì việc điều trị mới có kết quả khả quan.

Anh ở miền Nam thì nên khám ở BV Chợ Rẫy, BV Đại Học Y Dược, BV 115… nếu không có điều kiện đi xa thì anh nên chọn những BV lớn có chuyên khoa nội thần kinh.

Thân ái!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Một phát hiện mới về nguyên nhân gây vô sinh và sảy thai

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tình trạng về protein SGK1 trong cơ thể là một yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề vô sinh và sảy thai ở phụ nữ.


Các nhà khoa học thuộc Trường Imperial, London, Anh phát hiện ra rằng nồng độ cao protein SGK1 có liên quan với tình trạng vô sinh trong khi nồng độ thấp protein này khiến phụ nữ dễ bị sảy thai hơn. Đây là một phát hiện mới giúp các nhà khoa học tiến lên thêm một bước nữa trong công trình nghiên cứu về cách điều trị vô sinh và phòng ngừa sảy thai.

Jan Brosens, người đứng đầu nghiên cứu, nói các kết quả này giúp cho việc thiết kế các cách điều trị vô sinh và sảy thai nhắm vào SGK1.

Trong nghiên cứu này, các tác giả đã xem xét các mẫu mô từ màng bao tử cung của 106 phụ nữ được điều trị vô sinh không rõ nguyên nhân hoặc sảy thai tái diễn.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng màng bao tử cung của những phụ nữ bị vô sinh không rõ nguyên nhân có mức độ enzyme SGK1 cao trong khi những phụ nữ bị sảy thai tái diễn có mức độ SGK1 thấp.

Dựa trên kết quả nghiên cứu các nhà khoa học cho rằng trong tương lai họ có thể tiến hành làm sinh thiết màng bao tử cung để xác định những bất thường làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ và tiến hành điều trị sớm cho những phụ nữ có nguy cơ trước khi mang thai.

Meo.vn (Theo Meyeucon)

Cách sử dụng bàn ủi hơi nước đứng

Với ưu điểm như ủi được nhiều loại quần áo, nhanh gọn và tiện lợi… bàn ủi hơi nước đứng được nhiều bà nội trợ tin dùng.

Theo ông Đào Trọng Văn - Trưởng phòng Kinh doanh Care1 (nhà phân phối sản phẩm Hometouch tại Việt Nam) - khi sử dụng sản phẩm này người tiêu dùng cần tuân thủ một số nguyên tắc sau để bảo đảm an toàn và gia tăng độ bền của máy:

Nguyên tắc an toàn

Do máy dùng áp lực của hơi nước ủi phẳng chất liệu, nhiệt độ của hơi nước qua bình đun ra đầu ủi có thể cao hơn 100 độ C, nên khi thao tác người dùng cẩn thận tránh tiếp xúc với đầu ủi để không bị bỏng. Thao tác đúng là tay phải cầm đầu ủi, tay trái căng đồ dùng cần ủi, hai tay phối hợp nhịp nhàng, có thể ủi từ trên xuống dưới hoặc ngược lại.

Sử dụng đúng phương pháp

- Vì máy ủi hơi dùng áp lực hơi nước làm phẳng quần áo nên chỉ cần ủi 1 mặt, không nhất thiết phải lộn lại mặt kia. Điều này giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian lại tránh hao phí điện năng.

- Tuyệt đối không dùng nước có hóa chất, nước xả quần áo với bàn ủi hơi nước đứng vì điều này có thể gây ra hiện tượng đóng cặn nồi hơi, tiếp đó gây tắc nghẽn đoạn dây dẫn nước tới bình đun, cuối cùng có thể gây ra chập cháy thiết bị. Bạn chỉ nên sử dụng nước sạch.

- Khi sử dụng lưu ý luôn để dây dẫn hơi thẳng, nếu dây dẫn bị gấp khúc sẽ cản trở thoát hơi đồng thời làm tổn hại nồi hơi.

- Chú ý châm đủ nước vào bình chứa. Nếu để bình nước cạn lâu sẽ sinh ra quá nhiệt cho bộ phận máy. Hiện tượng này nhẹ thì có thể gây biến dạng vỏ máy và các chi tiết máy, nặng hơn có thể gây cháy role. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ của nồi hơi.

- Sau khi ủi quần áo bằng bàn ủi hơi nước, có thể hơi nước vẫn còn bám lại một ít trên quần áo, đối với chất liệu mỏng ủi xong có thể dùng ngay nhưng đối với chất liệu vải quá dầy (len, dạ, nỉ..) sau khi ủi nên treo hong đến khi khô hẳn mới sử dụng.

Vệ sinh thiết bị

Đa số máy ủi hơi đều có van xả nước bên cạnh thân máy. Bạn chỉ cần mở van xả nước ra đổ nước vào bình, thực hiện thao tác này vài lần sẽ giúp làm sạch các bộ phận máy. Bạn cũng có thể nhấc phần bình đựng nước lên, dùng khăn lau sạch chỗ tiếp xúc giữa bình chứa nước và máy. Nếu sử dụng ít thì 2-3 tháng nên vệ sinh bàn ủi hơi nước đứng một lần, nếu sử dụng nhiều nên vệ sinh máy mỗi tháng.

Meo.vn (Theo Eva)

Khi nào cần nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày là giải pháp hữu hiệu để kiểm tra xác định bệnh nhân đã tiệt trừ được vi khuẩn Helicobacter Pylori hay chưa và các bệnh ở đường tiêu hóa trên.

Tuy nhiên, khi nào cần làm thủ thuật và chuẩn bị để có kết quả tốt thì đa số bệnh nhân chưa biết.

 

Một ca nội soi dạ dày cho bệnh nhân

Một ca nội soi dạ dày cho bệnh nhân. Ảnh: minh họa - Internet

 

Thủ thuật nội soi dạ dày được chỉ định khá rộng rãi để chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa trên, theo dõi tiến triển một số bệnh đã biết và đánh giá, phân loại bệnh hệ thống. Việc chẩn đoán các bệnh của ống tiêu hóa bằng nội soi có độ chính xác cao hơn so với phương pháp chụp X quang hay siêu âm. Ngoài việc chẩn đoán bệnh, nội soi dạ dày còn được chỉ định để lấy các dị vật ống tiêu hóa, điều trị xuất huyết tiêu hóa, xét nghiệm vi trùng HP, giúp lấy các mẫu mô sinh thiết từ tổn thương hoặc niêm mạc dạ dày gửi xét nghiệm khi nghi ngờ ung thư .

Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi dạ dày?

Để đảm bảo nội soi được an toàn và có kết quả tốt, bệnh nhân cần phải nhịn ăn uống trước nội soi tối thiểu 6 giờ để tránh sặc thức ăn và bảo đảm cho việc quan sát, đánh giá tổn thương trong quá trình nội soi (nên nội soi dạ dày vào buổi sáng, sau 1 đêm không ăn uống). Khi bị hẹp môn vị, BN cần phải nhịn ăn lâu hơn (12-24 giờ) hoặc phải đặt ống thông để bơm rửa dạ dày. Không uống nước có màu, sữa, thuốc cản quang… vào buổi sáng ngày soi. Ngoài ra, bệnh nhân cần cho bác sĩ nội soi biết các loại thuốc đã dùng gần đây, tiền sử dị ứng thuốc và các bệnh kèm theo nhằm đảm bảo tính an toàn của thủ thuật nội soi.

Sau khi thực hiện nội soi, nên hạn chế dùng thức ăn cay nóng vì có thể tổn thương niêm mạc miệng mà bạn không nhận biết được do ảnh hưởng của thuốc tê. Không nên khạc nhổ mà chỉ cần ngậm và súc miệng với ít nước muối pha loãng là đủ. Vài triệu chứng có thể gặp sau nội soi như: đau họng, bụng chướng hơi, buồn nôn, bí tiểu... nhưng nó sẽ mất trong vòng 24 giờ.

Lợi điểm và nguy cơ

Nhìn chung, nội soi dạ dày là một thủ thuật khá an toàn. Bệnh nhân thường về nhà ngay sau soi. Biến chứng nặng có thể gặp là thủng ống tiêu hóa, shock phản vệ nhưng rất hiếm gặp.

Trường hợp nào không nên thực hiện nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày không có chống chỉ định tuyệt đối. Vài trường hợp, bác sĩ có thể hoãn soi khi nghi ngờ thủng dạ dày, bỏng do uống acid, suy tim, thiếu máu cơ tim cấp, suy hô hấp hoặc mới ăn no.

 

Bệnh nhân cần nội soi đường tiêu hóa trên khi có các triệu chứng sau đây:

- Khó nuốt hay nuốt đau, nuốt nghẹn, nuốt vướng

- Đau sau xương ức, cảm giác trào ngược, thường xuyên nhợn ói khi đánh răng

- Đau thượng vị, nóng rát thượng vị. Nôn ra máu

- Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, chậm tiêu, buồn nôn và nôn, đầy hơi, thiếu máu, thiếu sắt

- Ho, viêm họng kéo dài, cảm giác vướng đàm

- Tăng áp tĩnh mạch cửa / bệnh lý gan mật

- Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân

- Theo dõi định kỳ khi có “Thực quản Barrett”

- Ăn uống chung với người đã bị nhiễm HP và có một trong những triệu chứng trên

 

Meo.vn (Theo TPO)

Kiểm soát ung thư vú ở chị em phụ nữ

Ung thư vú là một trong những loại ung thư hàng đầu mà phụ nữ dễ mắc phải. Tại Việt Nam, cứ 100.000 dân có 30 người mắc bệnh này.

Tuy ung thư vú là một loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ (chiếm 1,6% nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ) nhưng lại là loại bệnh có khả năng chữa khỏi cao. Để tránh bị ung thư vú, việc phòng ngừa và phát hiện sớm đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu phát hiện sớm, việc chữa bệnh ung thư vú sẽ dễ dàng và đạt kết quả tốt hơn.

Chụp nhũ ảnh

Chụp nhũ ảnh là dùng một máy phát ra tia X chụp hình ảnh của tuyến vú để phát hiện những tổn thương. Lượng tia X phát ra từ máy rất nhỏ nên tương đối an toàn. Đây là phương tiện duy nhất được chứng minh có hiệu quả trong việc tầm soát ung thư vú. Ưu điểm của phương tiện này là phát hiện tổn thương ung thư vú còn rất sớm biển hiện bằng những đốm vôi nhỏ trong tuyến vú. Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên, chụp nhũ ảnh mỗi năm 1 lần để tầm soát ung thư vú, từ 40 tuổi trở lên, chị em cần tầm soát 6 tháng/ lần vì đây là độ tuổi có khả năng mắc bệnh ung thư vú rất cao.

Kiểm soát ung thư vú ở chị em phụ nữ, Sức khỏe, ung thu vu, ung thu vu tuoi 40, benh ung thu vu, suc khoe, ung thu, bao phu nu,

Để tránh bị ung thư vú, việc phòng ngừa và phát hiện sớm
đóng vai trò quan trọng. (Ảnh minh họa)

Siêu âm

Siêu âm có vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú. Siêu âm chi phí thấp lại hiệu quả với phụ nữ có mô tuyến vú dày và định vị sinh thiết tổn thương. Siêu âm có nhược điểm là phụ thuộc vào khả năng của người đọc (các bác sĩ siêu âm có tay nghề khác nhau có thể có những chẩn đoán khác nhau trên cùng một người bệnh) và không phát hiện những tổn thương rất sớm của ung thư vú dạng đốm vôi nhỏ. Ở Việt Nam, siêu âm rất có giá trị trong chẩn đoán sớm vì phần lớn phụ nữ thường đến khám bệnh khi đã sờ thấy bướu nên có thể khảo sát dễ dàng bằng siêu âm.

Tự khám vú

Mọi phụ nữ nên tự khám vú mỗi tháng khi bước vào tuổi 20. Đối với chị em có nhu cầu đặt túi ngực nên tiến hành tầm soát vú trước khi đặt túi, nhằm tìm hiểu xem có khối u bất thường không? Nếu có thì tuyệt đối không được nâng ngực. Đối với người đã đặt túi ngực rồi thì cần tầm soát vú kỹ hơn, 6 tháng/ lần để phát hiện bất thường của ngực.

Meo.vn (Theo Thời Trang trẻ)

5 sai lầm của chị em khi xét nghiệm Pap

Duy trì thói quen xét nghiệm Pap smear đã là khó với nhiều chị em, có những chị em dù đã làm Pap smear nhưng vẫn gặp phải những sai sót ảnh hưởng đến kết quả thu được.

Pap smear (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) là phương tiện hiệu quả nhất để tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay, nhưng sự thành công lại dựa rất nhiều vào tính chính xác khi thực hiện thao tác này.

Tuy nhiên, duy trì thói quen tiến hành xét nghiệm Pap smear đã là khó với nhiều chị em, có những chị em dù đã làm Pap smear nhưng vẫn gặp phải những sai sót. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến nhất của chị em khi tiến hành Pap smear có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của lần kiểm tra:

1. Không thường xuyên tiến hành Pap smear

Xét nghiệm Pap smear là một cách là một cách rất hiệu quả để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Pap smear có thể phát hiện những thay đổi bất thường ở cổ tử cung sớm hơn rất nhiều trước khi chúng trở thành ung thư. Tuy nhiên, chìa khoá của vấn đề ở đây là chị em nên tiến hành xét nghiệm Pap smear thường xuyên.

2. Có quan hệ tình dục, thụt rửa trong 24-48 giờ trước khi làm Pap smear

Nguyên tắc chung là không có bất cứ điều gì trong âm đạo từ 24 đến 48 giờ trước khi tiến hành một xét nghiệm Pap smear. Bất cứ những tác động vào âm đoạ trong những ngày trước đó có thể che khuất các tế bào bất thường, có thể gây ra một kết quả Pap smear không chính xác.

Nếu bạn có giao hợp, thụt rửa âm đạo, hoặc nhét bất cứ vật gì trong âm đạo trước khi xét nghiệm Pap smear, hãy cố gắng sắp xếp lại cuộc hẹn với bác sĩ để lần sau thực hiện.


Ảnh minh hoạ.

3. Kiểm tra Pap smear khi đang trong kì nguyệt san

Thời gian lý tưởng để có một xét nghiệm Pap smear là 10 đến 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu của kì kinh gần nhất. Tốt nhất, bạn không bao giờ nên sắp xếp thực hiện xét nghiệm Pap trong thời gian kinh nguyệt. Bởi máu kinh nguyệt và chất lỏng có thể làm cho khó phát hiện các tế bào bất thường, có thể gây ra một kết quả không chính xác. Bạn có thể làm xét nghiệm Pap nếu đã sạch máu kinh. Để biết chính xác thời điểm sau kinh có thể tiến hành xét nghiệm Pap, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ mà bạn muốn họ xét nghiệm cho mình.

4. Không nói với bác sĩ về các kết quả Pap bất thường ở lần xét nghiệm trước

Bác sĩ của bạn cần phải biết bạn đã xét nghiệm Pap smear hay chưa, kết quả có bất thường trước đó hay không. Kết quả trước đó cộng với kết quả làm Pap lần này sẽ giúp bác sĩ dễ chẩn đoán bệnh cho bạn hơn. Ngoài ra bạn cũng nên nói với bác sĩ nếu bạn đã từng soi cổ tử cung, làm sinh thiết hoặc có bất kì điều trị nào và có kết quả bất thường ra sao.

5. Không để tâm lắm đến kết quả Pap smear bất thường

Nếu bạn đã có kết quả xét nghiệm Pap smear bất thường, bạn càng cầm làm theo các khuyến nghị của bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiến hành xét nghiệm thường xuyên hơn hoặc soi cổ tử cung. Theo các thủ tục tiến hành có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào kết quả của Pap smear sau mỗi lần thực hiện.

Meo.vn (Theo Afamily)

Mớm cơm cũng lây bệnh cho bé yêu

Nếu mẹ dương tính với vi khuẩn HP gây bệnh viêm dạ dày, mẹ sẽ vô tình lây truyền cho bé qua việc mớm cơm hoặc cháo.

Bác sĩ ơi, giúp em với. Em có con được 14 tháng tuổi, bình thường em vẫn hay mớm cơm cho con. Đọc thông tin trên web thấy bảo rằng bệnh đau dạ dạy lây qua ăn uống. Em chưa đi khám bệnh nhưng thỉnh thoảng đói ăn vào thì bụng trên lại đau. Em lo quá, nếu bị đau dạ dày chắc lây cho con rồi. Giờ có cách nào hạn chế bệnh không bác sĩ ơi?

Thắc mắc của mẹ Ngọc Châu được BS-CK1 Nguyễn Minh Thu giải đáp:

Em có triệu chứng ăn vào bụng trên lại đau, nếu em thấy đau tăng lên khi ăn các chất khích thích như đồ cay, chua, cứng và đau giảm đi khi có sử dụng các thuốc trung hòa các axit ở dạ dày hay thuốc băng niêm mạc dạ dày thì rất có thể là em có bệnh lý dạ dày.

Muốn chẩn đoán, em cần phải đi khám chuyên khoa Tiêu hóa, để BS chỉ định nội soi dạ dày, sinh thiết làm xét nghiệm HP tìm nguyên nhân gây bệnh.

Để không lây cho con và cả những người thân trong gia đình khi phát hiện mình nhiễm HP, em cần:

- Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, gián, thạch sùng bò vào… để phòng lây qua đường phân - miệng mà trung gian là những côn trùng.

- Vệ sinh rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu tiểu.

- Dùng các vật dùng sinh hoạt cá nhân khi ăn uống như chén, đũa, muỗng, ly tách… riêng, sạch sẽ. Tránh dùng đũa gắp thức ăn chung, hay dùng chung nước chấm.

- Tránh thói quen mớm cơm cho con.

- Động viên người thân đi xét nghiệm tìm HP nếu như trong nhà có người bị nhiễm HP để điều trị đồng thời cho cả gia đình, nhằm cắt đứt nguồn lây.

Đút cơm mà không mớm, không thổi sẽ an toàn hơn cho bé

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2011/09/23/0c7cho-be-an-3.jpg
Ảnh: Internet

Bạn đọc Đồng Minh Khoa thì băn khoăn: làm sao để biết bé nhà mình đã bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP? Với kinh nghiệm dày dạn trong việc khám chữa bệnh cho trẻ nhỏ, BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo cho biết:

Các bé nhỏ bị viêm dạ dày thường không có triệu chứng rõ ràng như trẻ lớn và người lớn, nên thường khó phát hiện bệnh, BS cũng dễ bỏ sót. Bé có thể ho, ói, sụt cân do bệnh kéo dài mà chưa được phát hiện, triệu chứng đau bụng có thể có hoặc không.

Các triệu chứng này có thể gặp trong nhiều bệnh lý, do đó, em cần cho bé khám BS để theo dõi và chẩn đoán loại trừ với các bệnh lý khác em nhé. Không phải bé nào có các triệu chứng trên đều bị bệnh viêm dạ dày, muốn chẩn đoán bệnh này đối với bé nhỏ thường làm xét nghiệm tìm kháng nguyên vi trùng HP trong phân.

Em không nên quá lo lắng, các bé mắc bệnh này điều trị sẽ tốt nếu gia đình hợp tác tốt với BS, điều trị đúng liều thuốc, đúng thời gian trị liệu bé sẽ khỏi bệnh và lên cân tốt.

Nhiều phụ huynh khác thì lo lắng về việc khám chữa bệnh dạ dày cho bé yêu cũng yên tâm hơn khi biết hiện nay có máy nội soi có kích thước phù hợp với trẻ em, kết hợp tay nghề của các BS cao nên ít xảy ra các tai biến, thời gian gây mê chỉ khoảng 5 phút và có nhiều thuốc gây mê loại mới giúp bé tỉnh ngay sau khi nội soi nên không nguy hại cho bé.

Meo.vn (Theo alobacsi)

Vệ sinh thiết bị nhà bếp

Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian vệ sinh các thiết bị trong nhà bếp.

Ảnh minh họa: nguồn Internet

Làm sạch lò vi sóng nhanh

Nên vệ sinh lò vi sóng theo định kỳ mỗi tháng. Cách vệ sinh nhanh nhất là bạn hãy pha 2 muỗng canh dấm vào 2 chén nước, sau đó đặt chúng vào lò và bật máy làm nóng từ 2 – 3 phút. Hơi nước từ dấm bay ra sẽ làm sạch lò vi sóng, dùng khăn giấy lau khô lò.

Thông ống thoát nước của bồn rửa chén

Để làm sạch đường thoát nước của bồn rửa chén, bạn hãy đổ xuống đường ống 1 chén dấm trắng, để qua đêm. Sáng hôm sau, nấu một ấm nước sôi đổ tiếp vào đường ống, vết bẩn sẽ trôi đi.

Làm sạch máy xay sinh tố

Lưỡi dao của máy sinh tố rất khó chùi rửa. Bạn hãy nhỏ mấy giọt nước rửa chén vào, rồi châm nước nóng cho bọt nổi lên, đậy nắp, xóc mạnh. Sau đó rửa lại bằng nước lọc, máy xay của bạn sẽ sạch.

Kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm

Mỗi tháng 1 lần, bạn hãy lau dọn lại các kệ, ngăn chứa đồ ăn trong tủ lạnh, kiểm tra hạn sử dụng, để đảm bảo độ an toàn của thực phẩm.

Sắp xếp đồ dùng nhà bếp ngăn nắp

Sắp xếp đồ dùng nhà bếp như muỗng, nĩa, dao, chén, nồi... ngăn nắp, ở những vị trí cố định, bạn sẽ  không mất thời gian tìm kiếm chúng mỗi khi nấu nướng.

Lau chùi bếp sau khi nấu

Việc chùi rửa nhà bếp sau mỗi lần nấu, chỉ cần ít  thời gian, nhưng không phải ai cũng có thói quen này. Nhiều người hay dồn việc này tới cuối tuần. Nhưng, lúc đó những vết bẩn sẽ bám chặt hơn, khô lại nơi thành bếp và bạn sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc cọ rửa, làm sạch bếp. Vì thế hãy tuân thủ nguyên tắc lau chùi bếp ngay mỗi khi nấu xong.