Lưu trữ cho từ khóa: sinh mổ

Những điều mẹ bầu nên biết về sinh mổ

Sinh mổ giúp mẹ bầu tránh được cơn đau khi chuyển dạ những những thủ thuật sau đó lại khiến người mẹ bị đau hơn nhiều.

Trong quá trình chuyển dạ, vì một lý do từ cơ thể người mẹ hoặc em bé, biện pháp sinh thường không thể thực hiện được. Khi ấy, bác sĩ phải can thiệp lấy thai bằng phẫu thuật (mở bụng và tử cung), phương pháp này gọi là sinh mổ.

Nguyên nhân

Đặc điểm bà mẹ

- Nhóm phụ nữ sinh con đầu lòng, trên 35 tuổi.

- Thai phụ mắc những bệnh lý như thiếu máu, tim mạch, huyết áp cao, hen phế quản, tiểu đường, nhiễm độc thai nghén…

- Tử cung hoặc khung xương chậu có điểm bất thường.

- Người có tiền sử sinh mổ.

Đặc điểm của thai nhi

- Nhau tiền đạo: Khi nhau thai ở dưới thấp trong tử cung của người mẹ và cản đường đi của thai nhi.

- Thai nhi quá lớn không qua được khung xương chậu.

- Bé nằm ngang, ngược (ngôi thai bất thường).

- Sa dây rốn: Dây rốn rơi về phía trước và cản trở bé.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như vỡ tử cung, chuyển dạ kéo dài, thai quá ngày, song thai hoặc đa thai…

nhung-dieu-me-bau-nen-biet-ve-sinh-mo

Một em bé được sinh ra bằng phương pháp sinh mổ. (Ảnh: Chí Toàn)

Quá trình sinh mổ

Sau khi quyết định, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê cho người mẹ. Đồng thời, người mẹ sẽ được nối ống dẫn tiểu để làm sạch bàng quang (ống sẽ được gắn trên cơ thể người mẹ khoảng 12 giờ sau khi mổ).

Bác sĩ bắt đầu rạch một đường nhỏ (phía bụng dưới và tử cung của người mẹ) để lấy em bé ra được dễ dàng. Tiếp đến, bác sĩ thực hiện thao tác khâu bụng và tử cung của người mẹ lại. Quá trình này diễn ra rất nhanh nên người mẹ chỉ cảm thấy cơn đau thoáng qua một chút.

Sau đó, bé sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Nếu bé khỏe mạnh, bé sẽ được giao cho người mẹ (khi người mẹ đã tỉnh lại). Nếu bé yếu, bác sĩ sẽ đưa bé vào lồng kính với chế độ chăm sóc đặc biệt và tiến hành theo dõi tiếp.

Thời gian người mẹ hồi phục: Khoảng 24h sau khi sinh mổ, người mẹ có thể ngồi dậy được. Từ 5-7 ngày sau đó, người mẹ có thể ra viện. Tuy nhiên, người mẹ sẽ mất thêm khoảng 6-8 tuần sau đó, để cơ thể hoàn toàn hồi phục. Thời gian ở nhà, người mẹ nên giữ gìn sức khỏe, nghỉ ngơi tốt, đặc biệt là vệ sinh vùng âm đạo và những mũi khâu để tránh bị nhiễm trùng.

Những nguy cơ từ sinh mổ

Ngày nay, không ít người mẹ chọn phương pháp sinh mổ để quyết định “ngày đẹp, giờ vàng” cho bé ra đời hoặc vì lý do sợ đau, sợ bị giãn âm đạo khi sinh thường. Tuy nhiên, người mẹ phải hết sức thận trọng khi quyết định cách sinh này. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, sinh mổ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu cho lần mang thai sau.

Sinh mổ sẽ tránh cho người mẹ những cơn đau khi chuyển dạ, tuy nhiên, những thủ thuật sau đó lại khiến người mẹ bị đau hơn nhiều.

Những nguy cơ khi sinh mổ như, tai biến khi gây tê, vết mổ bị rách, chảy máu, tổn thương đường tiết niệu, nhiễm trùng, băng huyết… đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người mẹ. Đặc biệt, nhiễm trùng mổ có khả năng gây hoại tử cổ tử cung. Nguy hiểm hơn, sinh mổ còn khiến người mẹ có thể bị tắc ruột, tắc ống dẫn trứng, gây vô sinh thứ phát…

Ngoài ra, sinh mổ cũng buộc người mẹ phải dùng kháng sinh trong khoảng thời gian cho bé bú sau đó. Điều này sẽ khiến chất lượng sữa của giảm sút, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé.

Những bé sinh mổ có nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch và hô hấp lớn hơn nhóm bé được sinh thường.

Lưu ý: Để tử cung hoàn thiện, tránh bị rạn, tốt nhất, người mẹ nên có kế hoạch sinh bé thứ hai khoảng từ 3 đến 5 năm sau đó. Bởi vì, phần lớn trường hợp, người sinh mổ lần đầu nhiều khả năng phải sinh mổ tiếp lần thứ hai.

Theo Afamily.vn

Những điều cấm kỵ sau sinh mổ

Sau ca sinh mổ, mẹ đừng lười vận động nhé, có thể gây dính ruột đấy!

Sinh mổ là một ca phẫu thuật lớn, chính vì vậy việc phục hồi cho mẹ sau sinh là vô cùng quan trọng. Chắc chắn các mẹ đã từng biết đến những rủi ro có thể xảy ra với mẹ sinh mổ như dính ruột, nhiễm trùng vết mổ, bí tiểu… Để hạn chế những nguy cơ, mẹ đẻ mổ cần tuyệt đối tránh những điều sau:

Nằm ngửa

Sau ca sinh mổ, tác động của thuốc gây mê dần mất tác dụng sẽ khiến mẹ đau đớn ngay tại vết mổ cũng như những cơn đau do co tử cung. Lúc này nếu mẹ nằm ngửa sẽ khiến những cơn đau càng trở lên nặng nề hơn.

Tư thế nằm tốt nhất cho mẹ là nằm nghiêng so với giường một góc khoảng 20-30 độ, giường đệm êm và chắc chắn để hạn chế tối đa sự rung động đến vết mổ đẻ. Vị trí nằm này cũng khiến sản dịch trong cơ thể dễ dàng đi ra ngoài hơn nằm ngửa.

Lười hoạt động

Để sức khỏe sớm phục hồi sau ca sinh nở, không có cách nào khác là mẹ phải ngồi dậy và nhẹ nhàng vận động sau sinh khoảng 24 giờ. 24  giờ cũng là thời gian tối đa cho mẹ nằm lỳ trên giường. Sau thời gian đó hãy ngồi dậy, tập đi lại nhẹ nhàng để đường ruột được hoạt động trở lại.

Mẹ cũng có thể uống thêm nước, ăn cháo loãng và vận động sẽ giúp thúc đẩy việc đi tiểu tiện, đạu tiện và giúp sản dịch dễ dàng tống ra ngoài, phòng ngừa chứng huyết khối và dính ruột sau sinh.

Nín đi vệ sinh

Tâm lý đau vết mổ khiến hầu hết các mẹ đều ngại đi tiểu tuy nhiên đây lại là việc vô cùng nguy hại đến sự phục hồi của sản phụ. Không đi tiểu tiện, đại tiện sẽ dễ dàng dẫn đến chứng bí tiểu, táo bón. Mẹ sau sinh nên uống thêm nước và đi tiểu ngay khi có nhu cầu sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo và kích thích hệ tiêu hóa, giúp mẹ nhanh phục hồi.

nhung-dieu-cam-ky-sau-sinh-mo

Tâm lý đau vết mổ khiến hầu hết các mẹ đều ngại đi tiểu tuy nhiên đây lại là việc vô cùng nguy hại đến sự phục hồi của sản phụ. (ảnh minh họa)

Tắm bồn

Phải mất ít nhất là 1 tuần thì vết mổ lấy thai mới có thể khô dần và phải mất cả tháng mới có thể lành lại Vì vậy, khi mới sinh mổ, mẹ không nên ngâm mình trong bồn tắm bởi có thể sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho vết mổ. Mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm để đảm bảo sao cho vết mổ được khô hoặc cách vệ sinh vết mổ khi tắm sao cho an toàn.

Chị em cũng cần biết thêm rằng, trong 4 tuần sau sinh, cổ tử cung mới dần dần đóng lại. Tắm bồi thời gian này cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc viêm vùng chậu. Tốt hơn hết là mẹ nên dùng vòi hoa sen để xả trực tiếp khi tắm.

Ăn quá nhiều ngay sau sinh

Việc bổ sung dưỡng chất sau ca sinh mổ là cần thiết tuy nhiên các chuyên gia khoa sản luôn khuyên chị em chỉ nên ăn cháo loãng trong ngày đầu mới sinh. Khi đã trung tiện được thì mới có thể ăn các thực phẩm khác.

Dù vậy, khi mới sinh nở, bụng dạ chị em còn khá yếu nên trong tuần đầu không nên bồi bổ quá nhiều sẽ khiến thực phẩm lên men, gây đầy hơi. Tốt hơn hết, sau một tuần đầu, mẹ mới nên tẩm bổ thêm các thực phẩm từ cá, thịt, và các loại thực phẩm có lượng protein cao. Đồng thời mẹ sau sinh cũng nên hạn chế ăn dầu mỡ, uống cà phê, chè, rượu và các gia vị cay, nóng.

“Yêu” sớm

Theo các chuyên gia khoa sản, sản phụ sau sinh phải mất ít nhất 42 ngày để hết sản dịch và tử cung mới dần co lại. Thời gian sau sinh, vết mổ đẻ ở tử cung cũng cần được chăm sóc và giữ gìn nên việc kiêng “yêu” sớm là điều cần thiết. Quan hệ tình dục quá sớm sau sinh nở có thể khiến vết mổ đẻ bị ảnh hưởng, đồng thời sẽ khiến mẹ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vùng kín. Mẹ chỉ nên yêu lại sau 6-8 tuần sau sinh nở và khi đã sẵn sàng với cuộc “yêu”.

Bật điều hòa lạnh

Sau sinh nở, lỗ chân lông của mẹ vẫn còn mở rộng vì vậy mẹ không nên để cơ thể quá lạnh. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng là 25-28 độ C. Tốt hơn hết mẹ vẫn nên mặc quần áo dài tay và đi một đôi tất mỏng.

Theo Khampha.vn

Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh mổ hay sinh thường?

Nếu với chế độ ăn uống của em có thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể thì thai kỳ vẫn phát triển bình thường, không ảnh hưởng đến việc sinh đẻ.

Tôi đang mang tuần thứ 26, bị tiểu đường thai kỳ, ở mức độ thấp. Bác sĩ khuyên tôi về chế độ ăn uống và chưa cần phải uống thuốc. Xin bác sĩ tư vấn giúp, với tình trạng như vậy thì sau này tôi nên sinh mổ hay sinh thường để an toàn cho mẹ và con? - Trần Thanh Nga (quận 5, TPHCM).

bi-tieu-duong-thai-ky-nen-sinh-mo-hay-sinh-thuong

Ảnh minh họa.

TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy

, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TPHCM:

Nếu với chế độ ăn uống của em có thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể thì thai kỳ vẫn phát triển bình thường, không ảnh hưởng đến việc sinh đẻ.

Còn mổ hay sinh ngả âm đạo phụ thuộc vào nhiều lý do sản khoa khó có thể dự đoán được trong thai kỳ sớm. Khi gần sinh, vào chuyển dạ thì dự đoán sẽ đúng hơn.

Theo Kienthuc.net.vn

Làm thế nào để tránh được những tai biến do mổ đẻ?

Dù là đẻ mổ hay đẻ thường thì cũng có thể có những tai biến xảy ra. Tuy nhiên, tỷ lệ tai biến là rất ít. Trong quá trình mổ đẻ, nếu bị đờ tử cung thì bác sĩ phẫu thuật có thể cho cắt tử cung.
Tôi đang mang thai lần 2. Lần sinh đầu, tôi đã phải mổ đẻ nên lần thứ 2 này bác sĩ nói tôi cũng phải mổ. Tôi rất sợ mổ do thấy có người bị tai biến như mổ xong thì tử cung đờ ra. Có người mổ xong, đã khâu lại rồi mà máu vẫn phun trong ổ bụng, phải mổ lại sau có vài tiếng khiến mất máu rất nhiều… Xin hỏi, làm thế nào để tránh được những tai biến có thể xảy đến như trên? - Lương Thị Hồng Mến (Hòa Bình).
lam-the-nao-de-tranh-duoc-nhung-tai-bien-do-mo-de
Ảnh minh họa – Internet

GS Nguyễn Ngọc Kha

, Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà:
Dù là đẻ mổ hay đẻ thường thì cũng có thể có những tai biến xảy ra. Tuy nhiên, tỷ lệ tai biến là rất ít. Trong quá trình mổ đẻ, nếu bị đờ tử cung thì bác sĩ phẫu thuật có thể cho cắt tử cung. Trường hợp máu chảy trong ổ bụng như bạn nói có thể là do người đó bị máu không đông, bác sĩ sẽ có cách xử trí phù hợp. Sắp sinh nên bạn đừng quá lo lắng về những chuyện không hay có thể xảy đến.
Thực tế, y học phát triển và những sự cố được giải quyết rất nhanh gọn, an toàn cho sản phụ. Điều bạn cần làm bây giờ là ăn uống đủ chất, đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ sản khoa để đảm bảo sức khoẻ của cả mẹ và con đều tốt, chuẩn bị cho ngày “mẹ tròn con vuông”.
Theo Kienthuc.net.vn
The post Làm thế nào để tránh được những tai biến do mổ đẻ? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Có thai sau sinh mổ 9 tháng có nguy hiểm?

Với kỹ thuật mổ ngang đoạn dưới lấy thai như hiện tại, các chuyên gia khuyến cáo người phụ nữ có thể mang thai lại sớm hơn so với trước đây.

Tôi sinh mổ được 9 tháng thì dính bầu được hơn 5 tuần. Tôi rất muốn giữ để dưỡng thai nhưng không biết sẽ ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi như thế nào? Xin bác sĩ tư vấn giúp nếu tôi làm như vậy liệu có ảnh hưởng đến cháu bé 9 tháng tuổi?Nguyễn Bảo Lan (quận 2, TPHCM).

co-thai-sau-sinh-mo-9-thang-co-nguy-hiem

Ảnh minh họa.

ThS.BS Ngô Thị Yên

, Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Từ Dũ TPHCM:

Mang thai sớm quá sau khi sinh mổ sẽ có nhiều bất lợi cho cả mẹ và trẻ. Với kỹ thuật mổ ngang đoạn dưới lấy thai như hiện tại, các chuyên gia khuyến cáo người phụ nữ có thể mang thai lại sớm hơn so với trước đây, nhưng ít nhất cũng nên 12 tháng sau khi mổ.

Khi mang thai lại quá sớm sau mổ lấy thai có thể gặp một số ảnh hưởng như sau: Bà mẹ không có đủ sức khoẻ và thời gian vì vừa chăm con nhỏ vừa dưỡng thai tốt. Vết mổ lấy thai chưa lành sẹo tốt hẳn có thể gây đau trong thai kỳ, có thể dẫn đến phải sinh non. Thai nhi sẽ gặp nguy cơ sinh non và những nguy cơ của trẻ sơ sinh sinh non. Đối với em bé còn đang tuổi bú mẹ thì nguy cơ mất nguồn sữa mẹ.

Tuy nhiên, trên thực tế cũng có vài trường hợp phụ nữ có thai lại sớm sau mổ lấy thai được dưỡng thai thành công. Em nên đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa để cung cấp thêm một số thông tin về bản thân, hoàn cảnh thực tế để được tư vấn cụ thể và có quyết định phù hợp.

Theo Kienthuc.net.vn

Có phải không nên uống sữa sau khi sinh mổ?

Tôi chuẩn bị sinh con đầu lòng, đi khám bác sĩ nói phải sinh mổ vì tôi bị tăng huyết áp. Mẹ chồng tôi bảo, nếu sinh mổ thì không được uống sữa trong những ngày đầu.
Xin quý báo cho biết, điều này có đúng không? Chế độ ăn uống sau sinh mổ thế nào? - Hà Thị Lan (Lai Châu)
co-phai-khong-nen-uong-sua-sau-khi-sinh-mo
Ảnh minh họa – Internet
Khi sinh mổ tùy theo phương pháp được mổ: Gây tê hay gây mê mà sản phụ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách ăn uống sau mổ khác nhau. Nếu sinh mổ có gây tê thì sẽ được cho ăn uống sớm, lúc đầu có thể ăn cháo loãng, sau mổ 3 giờ có thể chuyển sang ăn cơm, không cần chờ sau khi đi trung tiện mới được ăn như quan điểm xưa.
Nếu sinh mổ có gây mê thì chỉ ăn uống lại sau khi đã tỉnh hoàn toàn không còn cảm giác buồn nôn, lúc đầu có thể ăn cháo loãng, sau đó từ từ chuyển sang ăn cơm từ khoảng 6 – 8 giờ sau mổ, nếu sau khi ăn cơm bụng không đầy hơi thì có thể ăn cơm tiếp tục như bình thường.
Sau mổ 3 ngày đầu không nên uống sữa ngay vì sau khi đẻ mổ người phụ nữ thường có thời gian liệt ruột cơ năng, nên bụng bị chướng hơi. Khi chưa thông ruột (chưa trung tiện) mà uống sữa sẽ dễ bị tiêu chảy. Khi đã có trung tiện (hết liệt ruột) thì người phụ nữ đẻ mổ có thể ăn uống bình thường.
Sau khi sinh dù phải sinh thường hay sinh mổ, cơ thể ít nhiều cũng mất đi một lượng máu nhất định. Do vậy để đảm bảo cơ thể được phục hồi nhanh chóng sau sinh, sản phụ cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng. Điều này cũng giúp cơ thể sản xuất ra sữa mẹ đều đặn.
Do vậy, sau sinh cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm như: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, trứng… đây là những thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt. Hạn chế ăn uống những chất kích thích như hành, tỏi, ớt, rượu, bia, cà phê, thuốc lá… Nếu sản phụ mắc các bệnh như tim mạch, đái tháo đường, bệnh lý gan thận  thì chế độ ăn phải được cân đối bởi các bác sĩ chuyên khoa.

BS Song Hà

Theo Suckhoedoisong.vn
The post Có phải không nên uống sữa sau khi sinh mổ? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Phải làm gì khi mang thai sớm sau khi sinh mổ?

Để giảm thiểu nguy cơ cho mẹ và bé, bạn cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và bồi dưỡng sức khoẻ và nhớ khám thai định kỳ đầy đủ.

Tôi sinh mổ con đầu mới được 9,5 tháng tuổi nhưng lại phát hiện mình có thai. Xin bác sĩ tư vấn giúp, liệu tôi có thể giữ lại em bé được không? Nếu giữ được thì tôi phải làm gì cho an toàn cả mẹ và bé?Nguyễn Thanh Huyền (quận 10, TPHCM).

phai-lam-gi-khi-mang-thai-som-sau-khi-sinh-mo

Ảnh minh họa.

TS.BS Lê Thị Thu Hà

, Phó khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ TPHCM trả lời:

Bạn có thai sau mổ 9,5 tháng là sớm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiếp tục thai kỳ. Lần sinh này bạn sẽ được mổ sớm hơn so với ngày dự sinh (khoảng 38 tuần).

Để giảm thiểu nguy cơ cho mẹ và bé, bạn cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và bồi dưỡng sức khoẻ và nhớ khám thai định kỳ đầy đủ.

Theo Kienthuc.net.vn

Sinh mổ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng

Các chuyên gia sản khoa cảnh báo, việc sinh mổ đối với các sản phụ chỉ nên thực hiện trong trường hợp thật sự cần thiết, vì nguy cơ nhiễm trùng sau mổ rất cao.

Một cuộc nghiên cứu phát hiện, cứ mười trường hợp sản phụ sinh mổ thì có một trường hợp bị nhiễm trùng và cần phải lưu lại trong bệnh viện thời gian lâu hơn để điều trị. Tình trạng này không chỉ khiến các sản phụ bị đau đớn mà còn ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc con của họ.

Các nhà khoa học khuyến cáo, chỉ có các thai phụ sinh hai, sinh ba hoặc bị cao huyết áp, đái tháo đường – những người có nguy cơ cao gây nguy hiểm tới tính mạng khi sinh thường, mới nên thực hiện việc sinh mổ.

sinh-mo-co-nguy-co-cao-bi-nhiem-trung

Trong một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Cơ quan Bảo vệ Sức khỏe (HPA) và Trường ĐH Hoàng gia London (Anh), đã tiến hành theo dõi 4.107 sản phụ sinh mổ từ giữa tháng tư đến tháng chín năm 2009. Họ phát hiện có tới 394 trường hợp bị nhiễm trùng, chiếm tỉ lệ 9,6%.

Tiến sĩ Catherine Wloch thuộc HPA nói: “Những sản phụ bị nhiễm trùng có khả năng bị ảnh hưởng tâm lý trong những lần sinh nở sau cũng như đến chất lượng cuộc sống. Mặc dù hầu hết các nhiễm trùng sau sinh mổ không nghiêm trọng, tuy nhiên, những ca nhiễm trùng nhẹ vẫn có thể gây đau và khó chịu cho chị em. Và việc ngăn ngừa những ca nhiễm trùng này cần phải được ưu tiên hàng đầu trong nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo, các trường hợp sinh mổ chỉ nên tiến hành khi xuất hiện các nguy cơ gây hại đến sức khỏe của bà mẹ hoặc thai nhi khi sinh thường. Vì chứng nhiễm trùng không chỉ gây đau mà khi nó lan tới tử cung, các vết sẹo có thể làm tử cung bị chai cứng, khiến chị em gặp nhiều khó khăn trong việc mang thai trở lại.

Một nghiên cứu mới nhất, đã được công bố trên tạp chí International Journal of Obstertrics and Gynaechology (Anh), phát hiện rằng những sản phụ béo phì hoặc bị đái tháo đường thường đối diện với nguy cơ cao bị nhiễm trùng hơn sau sinh mổ.

(Theo Phụ Nữ TP.HCM)

Sinh mổ bao lâu mới lại được “yêu”?

(Webtretho) Thông thường sau khi sinh khoảng từ 6 tuần trở lên, vợ chồng bạn đã có thể "mở cửa phòng the" trở lại nếu như người vợ đã sẵn sàng. Với bà mẹ sinh thường hay sinh mổ, thời gian "ở cữ" có thể dài hơn hoặc ngắn hơn một chút phụ thuộc vào tốc độ hồi phục cơ thể của mẹ.

>> Hãy cùng tìm hiểu thời gian bắt đầu trở lại "chuyện ấy" của các mẹ sinh mổ nhé!

Sinh mổ – Những biến chứng có thể gặp

Chỉ nên sinh mổ khi có chỉ định của bác sĩ nếu các mẹ bầu không muốn gặp nhiều biến chứng cho bản thân và trẻ sau khi sinh.

Ngày nay, y học ngày càng phát triển vì vậy có nhiều sản phụ vẫn chọn sinh mổ thay vì sinh thường với lý do ít đau và có thể chọn được khung giờ tốt để bé chào đời. Nhưng các mẹ bầu cũng nên biết rằng, sinh mổ có thể đem đến nhiều bất ổn cho mẹ và bé. Vì thế chỉ nên sinh mổ khi có chỉ định của các bác sĩ.

Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp cho mẹ và trẻ:

Sức khỏe trẻ yếu.

Đây là biến chứng đầu tiên cần phải lưu ý. Thông thường thì đến đủ tháng đủ ngày, bé phát triển đầy đủ sẽ tự “tìm đường” ra. Nhưng nếu chủ động “lôi” bé ra trước thời điểm này, hệ sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng.

Các ảnh hưởng bao gồm: thiếu hụt hệ miễn dịch, sức khỏe đường hô hấp chưa được đảm bảo, hệ thần kinh phải chống chọi với môi trường sớm hơn. Do đó, có thể gây ra hiện tượng suy yếu về thể lực cho một tương lai lẽ ra đã khỏe mạnh hơn nếu sinh thường.

sinh-mo-nhung-bien-chung-co-the-gap

Ảnh minh họa

Nhiễm độc thuốc.

Sinh mổ phải cần tới gây mê. Đó là các thuốc được sử dụng trong lâm sàng nhằm gây mê và giúp giảm đau cho sản phụ. Thao tác trong sinh mổ rất nhanh. Nhưng dù có vậy, thuốc vẫn kịp vào mẹ và vào con. Người ta thấy rằng, thuốc gây mê có thể gây ra khó khăn cho sự hô hấp của trẻ. Trẻ bị nhiễm thuốc mê của mẹ có thể ngủ luôn, mất phản xạ khóc.

Điều này dễ gây ra suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp mai sau. Nếu người mẹ thuộc dạng dị ứng với thuốc mê, nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng sau sinh vì tác dụng độc của thuốc mê.

Nhiễm trùng.

Giống như bất cứ cuộc mổ nào,vì da bị rạch cho rách và lấy em bé ra. Chính vết rạch này sẽ tạo cửa ngõ cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập cơ thể. Một số người mẹ do khâu chăm sóc sau mổ không tốt có thể nhiễm trùng tử cung và phần phụ sau sinh.

Chảy máu.

Không khác các phẫu thuật khác trên cơ thể, chảy máu cũng là một nguy cơ cần chú ý. Nếu thao tác phẫu thuật không tốt thao tác cầm máu không tốt dễ dẫn tới nguy cơ sản phụ bị bục mạch máu và chảy máu sau mổ. Tai biến này mặc dù hiếm gặp, nhờ trình độ bác sĩ ngày càng cao và phương tiện mổ ngày càng hiện đại, nhưng khi gặp phải thì rất nghiêm trọng.

Thoát vị.

Khi sinh mổ, thành bụng của người mẹ bị rạch ra và yếu đi. Việc này là bình thường nếu như người mẹ khỏe mạnh. Còn với người có cơ thể nhiều mỡ, ít cơ, thì thành bụng trở nên yếu và dễ bị thoát vị. Có thể thoát vị tại vết mổ hoặc thoát vị tại các vị trí yếu của thành bụng do tác động mổ làm suy yếu thêm.

Dễ sẩy thai và sinh non về sau.

Những người sinh mổ có một khó khăn nhất định cho sinh con về sau. Vì vết mổ tạo ra vết sẹo trên thành tử cung, làm người mẹ khó mang thai lần nữa, trứng khó làm tổ và kể cả khi làm tổ thì trứng dễ bị bong ra gây ra hiện tượng sẩy thai hoặc sinh non.

Một số tác dụng phụ khác của sinh mổ có thể xảy ra: đau bụng, rối loạn quá trình tiết sữa, chấn thương con…

Những trường hợp chỉ định sinh mổ

-Thai quá to
- Ngôi ngược
- Suy thai
- Đã sinh mổ lần trước
- Sản phụ quá yếu
- Chuyển dạ chậm và có biểu hiện khó sinh thường
- Thai già tháng

BS Yên Lâm Phúc

(Theo Thanh Niên)