Lưu trữ cho từ khóa: sinh đôi

Những rắc rối có thể gặp khi sinh đôi

Nếu bạn sinh đôi, mọi việc sẽ vất vả hơn rất nhiều. Dưới đây là 6 tình huống rắc rối bạn sẽ phải đối mặt khi nhà có hai nhóc tỳ.

1. Giờ ngủ khác nhau

Bạn hãy tưởng tượng một bé đang ngủ trong nôi, trong khi một bé đang bò quanh chơi cùng đồ chơi yêu thích của mình. Sau 30 phút, bé thứ hai bắt đầu buồn ngủ, bạn đặt con vào nôi của bé. Nhưng khi bé thứ hai vừa vào giấc thì bé thứ nhất tỉnh dậy. Với hoàn cảnh như vậy, bạn sẽ cảm thấy mình như không có thời gian rỗi trong sáu tháng đầu tiên. Đêm dài hơn và ngày không được ngủ sẽ là điều thường xuyên xảy ra khi bạn có cặp song sinh trong nhà.

nhung-rac-roi-co-the-gap-khi-sinh-doi

2. Việc đi du lịch

Việc chăm sóc con nhỏ khi đi du lịch thì không hề là “chuyện nhỏ”, với gia đình có hai nhóc tỳ, mọi chuyện còn vất vả gấp đôi. Nhất là khi các bé quấy khóc vì lý do nào đó, chắc chắn lúc đấy bạn và chồng sẽ phải dồn hết sức để dỗ dành hai bé. Vì vậy, để có một chuyến đi thật thoải mái, gia đình bạn phải chuẩn bị thật kỹ mọi thứ cho hai bé trước chuyến đi.

3. Đi ăn nhà hàng

Khi ra ngoài ăn, bạn nên chọn những nhà hàng có đầy đủ trang bị cho trẻ nhỏ như ghế ngồi, đồ chơi… nếu bạn không muốn mình và chồng phải ăn với một tay, còn tay kia phải ôm con. Thêm vào đó, trong khi ăn bạn còn phải luôn đảm bảo hai con không nghịch thức ăn và phản ứng thật nhanh nếu bé với được đồ để nghịch.

4. Thay tã, bỉm

Nếu bé muốn thay bỉm, mọi chuyện sẽ khiến bạn đổ nhiều mồ hôi đấy. Bạn nhanh chóng thay bỉm cho bé thứ nhất, thì bé thứ hai có thể sẽ khóc thét lên, chỉ để mẹ chú ý đến mình. Chính xác đó là tình huống bạn sẽ phải giải quyết khi có hai bé sinh đôi.

nhung-rac-roi-co-the-gap-khi-sinh-doi

5. Chơi đồ chơi

Một trong những rắc rối nữa bạn sẽ gặp phải khi có hai nhóc tỳ đó là khi các bé chơi đồ chơi. Bạn luôn phải để mắt đến hai con vì ở tầm dưới 9 tháng tuổi, các bé có thể bò và bắt đầu biết đi, và bất cứ thứ gì cũng khiến các bé chú ý. Bạn chỉ cần lơ là một chút là hai con có thể lấy được thứ gì đó và nhét vào miệng, đặc biệt những đồ chơi bé như đồng xu, hạt nhỏ sẽ rất nguy hiểm.

6. La khóc giữa đêm

Nhiều mẹ có con sinh đôi chỉ muốn một đêm yên tĩnh không tiếng khóc. Các bé sẽ thi nhau khóc đòi ăn, đòi thay tã hoặc khóc vì thấy khó chịu trong người. Việc đáp ứng và chăm sóc các bé lúc giữa đêm luôn phải có sự trợ giúp của chồng hoặc người thân của bạn, nếu không hai nhóc sẽ mau chóng vắt kiệt sức của bạn đấy.

Theo Afamily.vn

Các cặp sinh đôi không thông minh giống nhau?

Hỏi: Cùng là anh chị em ruột, thậm chí là anh em sinh đôi nhưng không giống nhau về trí thông minh. Vì sao lại thế? –

Vũ Ngọc Dũng (Long Biên, Hà Nội)

gen

PGS.TS Trương Nam Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học cho biết: Trong nghiên cứu sinh học, bộ gen không khác nhau nhiều nhưng sự thể hiện mạnh, yếu ở mặt nào thì lại do môi trường sống. Ví dụ, với 1.000 gen thì cả 1.000 gen không phải lúc nào cũng biểu hiện hết, mà có lúc chỉ có 150 gen, có lúc chỉ thể hiện 100 gen… Số lượng gen thể hiện lại phụ thuộc vào môi trường, các gen đó phối hợp với nhau như thế nào.

Ví dụ, một người ở Việt Nam làm một công việc nào đó ổn định trong nước nhưng khi ra nước ngoài trong một điều kiện sống khác thì người đó sẽ có thể hiện mới phù hợp với điều kiện bên ngoài. Môi trường bên ngoài như thế nào để các gen bên trong thể hiện, là hai quan hệ mật thiết.

(Theo Bee)

Bà bầu cần biết khi mang thai đôi

Khi bạn được chẩn đoán mang thai đôi, lúc này bạn cần được chăm sóc đặc biệt từ chế độ dinh dưỡng đến tình hình cân nặng trong thời gian mang thai để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra.

Bạn sẽ ngạc nhiên khi mình mang thai đôi, thậm chí ba hoặc hơn. Nhưng trường hợp mang thai đôi thường phổ biến hơn. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tư thế lúc quan hệ, tuổi tác dẫn đến những thay đổi nội tiết tố gây ra sự rụng trứng nhiều hơn tại một thời điểm. Hoặc do sự can thiệp của thụ tinh trong ống nghiệm cũng tăng tỷ lệ của sinh đôi và sinh ba.

Nếu bạn đang mang thai đôi hoặc hơn, đây sẽ là những gì bạn cần biết để chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé.

Những kiểu mang thai đôi

Cặp song sinh khác trứng – loại phổ biến nhất – xảy ra khi hai trứng riêng biệt thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau. Mỗi đôi có nhau thai riêng của mình và túi ối. Cặp song sinh có thể là hai bé gái, hai bé trai hoặc một trai một gái, có các đặc điểm gần như giống hệt nhau.

Chẩn đoán thai đôi

Bác sĩ sẽ siêu âm kiểm tra, bạn có khả năng mang thai đôi nếu hình ảnh tử cung lớn hơn bình thường hoặc nhịp tim giống như của 2 thai nhi cùng đập.

Đôi khi chẩn đoán là bạn mang thai đôi nhưng lúc sinh thì chỉ có 1 bé. Điều này y học gọi là biến mất hội chứng đôi, thường gây bực bội, khó hiểu, thậm chí một số bà bầu còn cảm thấy đau lòng vì nghĩ 1 bé đã chết trong lúc sinh. Cho tới nay, hiện tượng này vẫn tiếp tục được nghiên cứu và chưa có sự giải đáp rõ ràng.

Chăm sóc bà bầu khi mang thai đôi

Chăm sóc tốt bản thân cũng là chăm sóc em bé của bạn. Trong thời gian mang thai đôi, bạn nên thường xuyên khám thai định kỳ, theo dõi sự phát triển của thai nhi, xem các dấu hiệu chuyển dạ và nguy cơ sinh non. Bác sĩ có thể siêu âm thường xuyên hoặc làm các xét nghiệm khác cho bạn nếu cần thiết.

Về chế độ dinh dưỡng, bà bầu cần bổ sung nhiều axit folic, canxi, sắt, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Bạn nên giữ chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các loại thực phẩm chứa những chất dinh dưỡng này, đặc biệt là sắt.

Về trọng lượng cơ thể, chú ý chế độ ăn uống để tăng cân hợp lý, điều này có lợi cho sức khỏe của cả bạn và bé yêu đồng thời giúp bạn dễ lấy lại vóc dáng sau sinh. Trọng lượng tăng lý tưởng là từ 17 – 25kg.

Giai đoạn này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn hạn chế vài hoạt động, như du lịch, những môn thể thao nặng. Một số trường hợp phải nghỉ ngơi tại giường đề phòng sinh non, đảm bảo sự phát triển cho thai nhi và ngăn nguy cơ biến chứng.

Theo dõi biến chứng nếu có

Đa số các trường hợp chửa nhiều thai (sinh đôi, ba hoặc hơn) đều “mẹ tròn con vuông”. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận thức được các biến chứng có thể xảy ra trong thời gian mang thai hoặc sau sinh.

Các bà mẹ mang thai đôi hoặc hơn dễ bị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai. Khi huyết áp cao kết hợp với protein trong nước tiểu dễ gây ra hiện tượng tiền sản giật. Theo dõi cẩn thận và báo ngay cho bác sĩ nếu thấy những triệu chứng bất thường nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Những trường hợp chửa nhiều thai còn có nguy cơ sinh non. Nếu bạn có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, cần tới ngay bác sĩ để được xử lý kịp thời. Những bé bị sinh non thường bị cân nặng thấp, hơi thở yếu và hệ tiêu hóa cùng các bộ phận cơ thể khác kém phát triển.

Với các cặp song sinh giống hệt nhau, cơ thể bé sẽ liên kết các mạch máu trong nhau thai nối các hệ thống tuần hoàn làm cả hai bé nhận máu không đều, quá nhiều hoặc quá ít, đây là biến chứng nghiêm trọng và cần sự can thiệp tích cực từ bác sĩ.

Chế độ nghỉ ngơi và chăm sóc bé sau khi sinh

Việc cung cấp đủ sữa cho 2 bé hoặc hơn phụ thuộc vào sự cạn sữa hoàn toàn và thường xuyên của vú mẹ. Nếu bé đang ở giai đoạn chăm sóc đặc biệt, không thể bú mẹ, hãy dùng máy hút ít nhất 8 lần/ ngày nhằm tạo ra ½ lít sữa một ngày cho mỗi bé.

Với các ca sinh đôi hoặc hơn, bạn sẽ cần tới sự hỗ trợ y tế nhiều hơn bạn tưởng, đặc biệt với các ca sinh non. Đây là lúc bạn cần sự giúp đỡ của chồng và người thân. Hãy nhờ chồng trông bé dù chỉ 15 phút ngắn ngủi mỗi lần, lúc này bạn có thể đi bộ, tắm nước nóng hoặc chợp mắt một lát.

(Theo AF)

Dấu hiệu bà bầu mang thai đôi

Rất nhiều bà mẹ mang thai khi thấy bụng mình to hơn bình thường đều nghĩ là mình có thể đang mang thai tận hai em bé trong bụng.

Trên thực tế, tỷ lệ sinh đôi trong những năm gần đây cũng có xu hướng gia tăng bởi nguyên nhân chính là do các bà mẹ càng ngày càng mang thai muộn. Với phụ nữ có độ tuổi dưới 20, tỷ lệ sinh đôi không cùng trứng chỉ là 0.3% trong khi đối với phụ nữ từ 35-40 tuổi thì tỷ lệ này là 1.4% (và lại giảm nhẹ sau tuổi 40).

Một trong những điều mọi người ít biết là việc sử dụng nhiều acid folic có thể làm tăng nhẹ xác suất sinh đôi. Acid folic thường được khuyên dùng trước và trong thời kỳ đầu tiên khi mang thai nhưng nếu sử dụng quá liều sẽ gây tác dụng phụ. Ước tính rằng cứ 176 bà mẹ đang mang thai được uống đầy đủ acid folic thì có một bà mẹ sẽ sinh đôi.

Việc có thai ngay khi dừng uống thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng khả năng sinh đôi. Theo một số nghiên cứu, phụ nữ uống thuốc tránh thai trên 6 tháng và có bầu ngay sau khi dừng uống thuốc sẽ có xác suất sinh đôi gấp đôi so với bình thường.

Việc có thai ngay khi dừng uống thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng khả năng sinh đôi.  (ảnh minh họa)

Ngoài ra, có một vài yếu tố khác khiến bạn có thể sinh đôi. Ví dụ như nếu bạn càng đẻ nhiều con (từ 4-5 đứa) thì bạn càng dễ sinh đôi. Người châu Phi cũng dễ sinh đôi không cùng trứng hơn người châu Á. Trong khi đó, tỷ lệ sinh đôi của người da trắng nằm giữa người châu Phi và người châu Á.

Làm sao để các bà mẹ biết mình sẽ sinh đôi?

Trong quá khứ, hơn 50% bà mẹ mang thai đôi không hề biết mình sẽ sinh đôi cho tới tận khi đẻ hai em bé ra. Điều này xảy ra do sự biến đổi bên ngoài của người mang thai đôi và người mang thai đơn là khá giống nhau và rất khó phân biệt. Ngay cả những bà đỡ hoặc bác sỹ đầy kinh nghiệm cũng rất dễ sai lầm khi dự đoán xem bà mẹ đang mang thai đơn hay đôi nếu chỉ nhìn bên ngoài.

Sau khi máy siêu âm được sử dụng rộng rãi, việc phát hiện ra bà mẹ mang thai đôi đã trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Dưới đây là các biểu hiện mà bà mẹ có thể biết rằng mình đang mang thai đôi và sẽ sinh đôi :

- Linh cảm: Một bài bà mẹ có thể cảm nhận được mình đang mang thai nhiều hơn một đứa trẻ cho dù họ không có bất cứ biểu hiện bên ngoài nào (ví dụ bụng to hơn) để chứng minh.

- Biểu hiện nghén nhiều hơn: Người sinh đôi sẽ dễ bị nghén hơn người bình thường. Trọng lượng cơ thể của mẹ mang thai đôi cũng có thể tăng nhanh hơn các bà bầu bình thường nhưng đây cũng chưa phải là một biểu hiện chắc chắn cho việc mang thai đôi. Sau 20 tuần mang thai, mẹ có thể có cảm giác chuyển động trên khắp vùng bụng của mình thay vì chỉ ở một vài vùng (biểu hiện này cũng có thể xảy ra ở một vài bà mẹ mang thai đơn).

- Lượng hCG trong máu cao: Ngoài hCG cao hơn bình thường, một vài các xét nghiệm máu khác như AFP cũng có thể đưa lại kết quả cao hơn mức mong đợi nếu bà mẹ mang thai đôi.

- Tử cung mở rộng hơn

- Dễ nhận biết được hai thai nhi sau 20-24 tuần thông qua việc quan sát đầu của thai nhi, tuy nhiên cách này vẫn có thể nhầm lẫn khi thai nhi đơn trong bụng mẹ có kích cỡ lớn hơn bình thường.

- Có thể thấy có 2 tim thai: Hai tim thai sẽ có tần suất đập khác nhau và có thể phân biệt được rõ bởi bác sỹ trong giai đoạn thai kỳ cuối.

- Siêu âm: Các máy siêu âm sẽ phát hiện được thai kép ngay từ tuần thứ 6 cho tới tuần thứ 8 mang thai. Tuy vậy, phải tới tuần 10-12 thì bác sỹ mới có thể khẳng định được chắc chắn khi nhìn thấy rõ ràng hai cái đầu em bé và thấy hai tim thai khác nhau.

(Theo Eva)

Bí quyết sinh đôi

Chưa có bằng chứng cho thấy axit folic cải thiện khả năng có thai, nhưng theo các nhà khoa học, nó có thể làm tăng xác suất sinh đôi nếu hai phôi được đưa vào tử cung trong quá trình điều trị vô sinh.

1. Dùng nhiều axit folic dễ sinh đôi khi thụ tinh ống nghiệm

Các nhà nghiên cứu tại Viện Rowett và Đại học Aberdeen ở Scotland đã tìm thấy phụ nữ có hàm lượng axit folic cao có nhiều khả năng sinh đôi hơn khi thụ tinh trong ống nghiệm.

“Về cơ bản axit folic làm tăng khả năng sống sót của phôi, và đó là những gì chúng tôi nghĩ đã xảy ra trong trường hợp này”, tiến sĩ Paul Haggarty, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Axit folic (vitamin B9) là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh. Tình trạng thiếu chất này có thể gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, vô sọ, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch… Vì vậy, phụ nữ có thai được khuyên bổ sung axit folic.

Haggarty và cộng sự đã phân tích lượng axit folic trên 602 bà mẹ đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Hầu như tất cả họ đều bổ sung thêm axit folic trong khẩu phần. Những người này điền vào bảng câu hỏi, đồng thời được đo lượng folate hấp thu từ bữa ăn và hàm lượng trong máu.

Để tăng cơ hội có mang, thường mỗi đợt thụ tinh trong ống nghiệm, người phụ nữ sẽ được cấy hai phôi.

Nhóm nghiên cứu tìm thấy khả năng sinh đôi tăng tỷ lệ thuận với hàm lượng folate tiêu thụ.

Haggarty cho biết phát hiện này tương hợp với sự gia tăng số ca sinh đôi ở những người điều trị bằng kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm tại Mỹ sau khi bột mỳ được bổ sung axit folic vào năm 1988.

“Kết quả của chúng tôi cho thấy có thể giảm tỷ lệ song sinh cao trong kỹ thuật điều trị vô sinh bằng cách khuyến khích phụ nữ không nên dùng quá hàm lượng axit folic được đề nghị”, Haggarty nói.

2. làm cách nào để sinh đôi?

Có rất nhiều người tự hỏi làm thế nào để có thể sinh đôi, sinh ba được. Dù rằng việc này có thể là một món quà và cả rắc rối. Tất nhiên, có một số nhân tố chung có thể làm tăng khả năng bạn sinh một lúc 2 – 3 em bé.

Di truyền

Gia đình bạn đã từng có người sinh đôi ( ông, bà, cô chú,….) bạn có thể hy vọng mình cũng sẽ như thế nhưng chỉ những cặp anh em sinh đôi mới bị tác động và cũng chỉ có một số trường hợp thành công mà thôi.

Nếu mẹ của bạn hoặc bà ngoại có một người anh/chị sinh đôi, bạn cũng sẽ được kế thừa gen đó.

Tăng cân

Một nghiên cứu gần đây mới được công bố bởi một trường đại học ở Mỹ cho biết khả năng sinh đôi tỷ lệ thuận với cân nặng nhưng nó cũng chỉ rơi vào những người có gen di truyền như trên mà thôi.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy phụ nữ có chiều cao trên trung bình cũng có nhiều khả năng sinh đôi.

Tuổi tác

Người chị thường có tỷ lệ sinh đôi cao hơn người em trong cặp sinh đôi. Người ta cho rằng cơ thể gia tăng tốc độ sinh trứng khi đồng hồ sinh học chạy nhanh hơn. 17% số bà mẹ trên 45 tuổi mang thai đôi. Tất nhiên mức độ nguy hiểm cũng tăng. Những phụ nhữ tuổi này thường có tỷ lệ sẩy thai cao và có nguy cơ biến chứng thai sản cũng như khiếm khuyết thai nhi cao hơn .

Từng sinh đôi

Một khi đã từng sinh đôi thì có thể lần thứ hai lại là một cặp nữa.

Một số khảo sát cho thấy phụ nữ từng sinh đôi có tỷ lệ sẽ sinh đôi lần nữa cao gấp 4 lần những phụ nữ chưa bao giờ mang thai, hay những người chỉ đẻ một con.

Chế độ ăn

Không ai hoàn toàn chắc chắn nhưng bộ lạc Yoruba ở Tây Phi có tỷ lệ sinh đôi cao nhất thế giới. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ bộ lạc này ăn nhiều tinh bột sắn, các loại khoai lang. Vỏ của những loại củ này được cho là chứa một hợp chất có khả năng kích thích nhiều trứng chín cùng lúc.

Thêm vào đó, một nghiên cứu năm 2006 cho thấy phụ nữ uống sữa thường xuyên thường dễ sinh đôi hơn gấp 5 lần.

Thụ tinh trong ống nghiệm

Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản làm tăng tỷ lệ sinh đôi do cácloại thuốc kích thích buồng trứng hoặc thụ tinh kép để đề phòng khả năng thất bại.

Sinh nhiều con

Có càng nhiều con, bạn càng có cơ hội sinh đôi trong nhưng lần mang thai sau. Chẳng ai biết nó sẽ xảy ra vào lần mang thai nào nên nếu muốn, chỉ có cách bạn phải cố gắng cho đến khi nó xảy ra

Có thai trong thời kỳ cho con bú

Hầu hết mọi người đều nghĩ bạn không thể mang thai khi vẫn đang cho con bú do sự ức chế buồng trứng của quá trình tiết sữa. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ sinh đôi đã bác bỏ lý thuyết này bởi chính họ là một minh chứng.

Mang thai khi dùng thuốc tránh thai

Độ an toàn của thuốc tránh thai là 99,9% và như thế 0.1 % còn lại thường dẫn đến một kết quả kép – Sinh đôi.

Điều này xảy ra khi thuốc không được sử dụng đúng hoặc các hormon trong thuốc không đủ để ngăn cản trứng chín.

May mắn

Rất nhiều cha mẹ có con sinh đôi mà chẳng có bất kỳ một trong những điều kiện trên. Sinh đôi vẫn là một sự bí ẩn và đôi khi thần may mắn mỉm cười với bạn và ban cho bạn hai thiên thần giống y hệt nhau.

(Theo Camnanggiadinh)