Lưu trữ cho từ khóa: siêu vi trùng

Bệnh viêm gan siêu vi C có nguy hiểm gì không?

Mọi người thường ít quan tâm đến viêm gan do siêu vi C (HCV) hơn so với viêm gan do siêu vi B (HBV), nhưng thực tế viêm gan siêu vi C nguy hiểm không kém viêm gan siêu vi B.

Ảnh được cung cấp bởi PK Á Châu

Một trong những đặc điểm quan trọng của nhiễm siêu vi C là đa số bệnh nhân không có khả năng tự loại trừ siêu vi ra khỏi cơ thể và họ sẽ trở thành người mang siêu vi C mãn tính. Trong số đó, 25% bệnh nhân có men gan bình thường, tình trạng tiến triển sang viêm gan mãn rất chậm và gan bị hư hại rất ít, họ được gọi là người “lành” mang siêu vi C. Các bệnh nhân còn lại sẽ chuyển sang viêm gan C mãn tính.

Do bệnh tiến triển chậm, đa số các bệnh nhân không có các triệu chứng gì trong suốt 20 năm sau khi bị nhiễm siêu vi C, cho nên gan bị hư hại ngày càng nhiều nhưng bệnh nhân lại không hề hay biết và dẫn đến xơ gan. Xơ gan sẽ xảy ra sớm hơn nếu như bệnh nhân uống rượu nhiều hay gan bị hư hại thêm do thuốc hay nhiễm thêm các siêu vi viêm gan khác như siêu vi B, D, HIV…

Bệnh viêm gan siêu vi C có giống bệnh viêm gan siêu vi A và B không?

Các siêu vi trùng A, B và C là những siêu vi có thể gây ra bệnh viêm gan, mỗi siêu vi lan truyền theo mỗi cách khác nhau. Đã có thuốc chủng ngừa cho bệnh viêm gan siêu vi A và B, tuy nhiên chưa có thuốc chủng ngừa cho bệnh viêm gan siêu vi C. Bạn có thể bị nhiễm các loại viêm gan siêu vi khác nhau cùng một lúc.

Làm thế nào để biết mình bị viêm gan siêu vi C?

Đa số những người bị nhiễm siêu vi C không hề hay biết mình bị bệnh vì phần lớn không có triệu chứng gì. Nếu có, triệu chứng cũng gần tương tự như một số bệnh khác ví dụ như mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, sụt cân hay đôi khi có đau tức vùng dưới sườn bên (P); rất ít trường hợp bệnh nhân có triệu chứng vàng da, vàng mắt. Một điều đáng lưu ý là không có sự liên quan rõ rệt giữa triệu chứng và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nói một cách khác, có những người than phiền rất nhiều triệu chứng nhưng mức độ viêm gan lại nhẹ; ngược lại có những người không cảm thấy có triệu chứng gì nhưng tình trạng viêm nhiễm ở gan lại đang tiến triển khá nhiều.

Những người nào cần tầm soát xem có nhiễm siêu vi C?

Trước tiên là những người đi hiến máu để đảm bảo các loại máu truyền cho người khác không gây nhiễm siêu vi C. Kế đến là những người đã từng được truyền máu và nhất là phải truyền máu nhiều lần như những người bị bệnh ưa chảy máu, chạy thận nhân tạo… Sau đó là những người chích xì ke – các đối tượng này không phải xét nghiệm tìm siêu vi C mà còn phải tìm cả siêu vi B, HIV… Ngoài ra, trẻ sơ sinh của những bà mẹ bị nhiễm siêu vi C, những người được mổ nhiều lần, châm cứu, xăm mình, các nhân viên y tế… cũng nên được làm xét nghiệm tìm siêu vi C.

Một điều đáng lưu ý rằng trong giai đoạn viêm gan C mãn tính, men gan có thể thay đổi bất thường: lúc tăng lúc giảm về trị số bình thường, cho nên khi thấy xét nghiệm men gan bình thường không có nghĩa là bệnh đã ổn định mà cần theo dõi men gan mỗi tháng, ít nhất là 3 lần liên tiếp mới đánh giá được tình trạng hư hại của gan.

Hiện nay dù chưa có thuốc phòng ngừa viêm gan siêu vi C, nhưng bệnh nhân vẫn có khả năng được chữa khỏi bệnh nếu được chẩn đoán sớm, điều trị đúng chuyên khoa, kiên trì tuân thủ điều trị liên tục. Bệnh viêm gan C mạn tính cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt mới đạt hiệu quả và kịp thời ngăn ngừa diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan.

Phiếu ưu đãi 200.000VNĐ

Phòng khám chuyên khoa Gan Á Châu gửi đến qu ý độc giả chương trình Phiếu ưu đãi 200.000 VNĐ dành cho các gói khám đặc biệt như sau:

  • Gói kiểm tra gan toàn diện
  • Gói kiểm tra gan căn bản
  • Gói nội soi tầm soát ung thư dạ dày/đại tràng
  • Gói kiểm tra tiêu hóa dưới

Thể lệ chương trình: Quý khách vui lòng nhấp chuột vào đây và chọn Phiếu ưu đãi mình quan tâm để lưu file vào máy và in ra, đem đến Phòng khám chuyên khoa Gan Á Châu để nhận được ưu đãi giảm ngay 200.000 VNĐ cho Gói khám quý khách quan tâm.

  1. Mỗi phiếu chỉ áp dụng cho gói khám được in trên phiếu và có thể dùng kèm các phiếu ưu đãi khác của các gói khám còn lại
  2. Phiếu ưu đãi không dùng kèm với các chương trình ưu đãi khác của phòng khám.
  3. Phiếu ưu đãi có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/04/2013

Phòng khám chuyên khoa Gan Á Châu

201 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM.

ĐT (08) 39259772 – 0934869951 – www.alc.vn

 

Phân biệt cảm cúm nặng, nhẹ để biết cách phòng tránh

Khi trời bắt đầu trở lạnh cũng chính là lúc các virus cảm cúm có cơ hội phát triển. Không có ít người vẫn chỉ nghĩ cảm cúm là một bệnh xoàng, chỉ cần dùng vài viên thuốc trị cảm là giải quyết xong vấn đề. Song, sự thật về cảm cúm không đơn giản như thế.

Một trong những nội dung tập huấn quan trọng của chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng “Bác sĩ tại gia” là phân biệt cảm cúng nặng và nhẹ, vì nó có những triệu chứng tương tự nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn. Chương trình đã lần lượt diễn ra tại 13 tỉnh thành phố trong cả nước.

Theo các chuyên gia tư vấn của chương trình, nếu cảm nhẹ (hay còn gọi là cảm lạnh), cơ thể sẽ có 3 triệu chứng thường gặp nhất là: hắt hơi, sổ mũi (hoặc nghẹt mũi), đau đầu và có thể kèm sốt nhẹ hoặc nhức mình mẩy… Nguyên nhân gây ra cảm nhẹ là do cơ thể có sức đề kháng kém nên sẽ dễ bị nhiễm các siêu vi trùng có trong không khí trong mùa cảm cúm. Bạn cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh và rửa tay đúng cách để tránh bị lây nhiễm.

(Ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng Panadol Extra)

Trong khi đó, người bị cảm nặng (cảm cúm) sẽ có 6 triệu chứng thường gặp nhất là: sốt cao kèm đau nhức mệt mỏi toàn thân, ho, đau họng, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh do virus cúm truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, hơi thở, nước mũi. Khi xác định bị cảm cúm nặng, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm.

Lý do cần phải lưu ý 2 loại cảm nhẹ và nặng là vì thuốc cảm là thuốc không kê toa nên đang có tình trạng: người muốn mua cứ mua, người bán cứ bán. Cả 2 đối tượng đều bỏ qua giai đoạn tìm hiểu và gọi tên bệnh cho đúng để dùng đúng thuốc và điều trị cho hiệu quả. Nếu người cảm nhẹ mà dùng các loại thuốc trị cảm liều mạnh rất dễ dẫn đến tình trạng ngà ngật, buồn ngủ thiếu tỉnh táo ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt hằng ngày. Ngược lại, người bị cảm nặng nhưng lại dùng thuốc điều trị cảm nhẹ sẽ không dứt được bệnh làm cho bệnh kéo dài lâu ngày dễ dẫn đến bội nhiễm, thậm chí viêm phổi rất nguy hiểm.

“Bác sỹ tại gia” là chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng do Hội liên hiệp Phụ nữ ViệtNamkhởi xướng và được tài trợ bởi công ty GlaxoSmithKline – nhãn hàng Thuốc Panadol cảm cúm Extra.

Nội dung lớp tập huấn nêu ra thông điệp rất đơn giản giữa cảm nhẹ và cảm nặng khi dùng các con số 3, 6 để phân biệt triệu chứng cảm cúm nhẹ và cảm cúm nặng. Thông điệp khẳng định dùng thuốc 3 thành phần trị cảm nhẹ và 6 thành phần  trị cảm nặng. Việc này cũng giúp ích cho các chị em xử lý bệnh cảm ngay tại nhà trước khi phải đến các cơ sở y tế tuyến trên.

 

Bệnh ung thư: 40% do virus gây ra

Theo tuyên bố của các nhà khoa học Mỹ, 40% bệnh ung thư (bao gồm cả ung thư não và bệnh bạch cầu) do các loại virus gây ra. Đây sẽ là tuyên bố mở màn cho việc tìm ra một số loại vắc xin phòng ngừa và điều trị ung thư- kẻ sát nhân “thế kỷ”.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng khoảng 20% nguyên nhân ung thư là do nhiễm trùng. Tuy nhiên có tới 40% ung thư bắt nguồn từ các loại virus, chứ không phải do nhiễm trùng.

Theo thống kê, mỗi năm có hơn 300.000 người Anh phát hiện mắc ung thư và có tới một nửa trong số đó tử vong vì căn bệnh này.

Suốt nhiều thập kỉ nay, các nhà khoa học đã miệt mài đi tìm nguyên nhân của căn bệnh ung thư. Nhưng họ chỉ cho rằng virus gây ra khoảng 10 đến 20% nguyên nhân ung thư, chủ yếu là virus gây ung thư gan và ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên, các nhà khoa học viện Karolinska- Thụy Điển đã phát hiện một loại virus gây ung thư não sau tuyên bố về virus polyomavirus gây ung thư da cách đây 2 năm. Đồng thời, họ cũng cho biết thêm rằng rất có thể ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới cũng là một bệnh do virus gây nên.

Theo tiến sĩ Harald zur Hausen- người đã giành được giải Nobel Y học năm 2008 nhờ công trình nghiên cứu siêu vi trùng Humane Papillommm Virus (HPV), tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ cho biết ông sẽ tiến hành những nghiên cứu sâu hơn để phát hiện mối liên hệ và cơ chế hoạt động của các loại virus tới các tế bào ung thư.

Trong khi đó, ông Alan Rickinson- giáo sư chuyên nghiên cứu ung thư tại đại học Birmingham cho biết “Nếu tìm ra cơ chế hoạt động của các loại virus gây ung thư này, chúng ta có thể chủ động trong việc phòng chống bệnh ung thư. Điều đó sẽ tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử y học của nhân loại”.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khẳng định đây là một chặng đường dài và khá gian nan. Việc tìm ra cơ chế hoạt động và mối liên hệ của các loại virus và tế bào ung thư sẽ tạo tiền đề cho việc tìm ra các loại vắc xin phòng chống ung thư. Các vắc xin này giúp duy trì một hệ thống miễn dịch tốt, ngăn chăn sự xâm nhập và đe dọa của các tế bào ung thư phát triển trong cơ thể.

Meo.vn (Theo VnMedia)

Bệnh ngày càng “khôn” ra?

Vi trùng cũng biết “tiến hóa”, nghĩa là bệnh tật (gọi chung) cũng ngày càng “khôn” ra. Những thông tin dịch bệnh khó lường thời gian qua cho ta cảm nhận rõ về sự năng động, thức thời của đám vi trùng, siêu vi trùng gây bệnh.

Bằng chứng từ đợt bùng phát bệnh tay chân miệng vừa rồi, các bác sĩ cảnh báo nhiều khả năng virus đang nâng tầm từ động lực đến độ ranh ma. Nhiều trẻ mắc bệnh hơn, nhiều tai biến hơn và nhiều bệnh nhi chỉ mới nổi bóng nước sơ trong miệng đã rơi vào biến chứng nặng… Không khó tìm thêm những dấu chứng bệnh tật ngày càng lọc lõi. Đỉnh sốt xuất huyết ngẫu hứng không theo mùa. Dịch sốt phát ban (thủy đậu, rubella…) rầm rộ, không tha trẻ đã chích ngừa. Nhiều cô cậu sáng mới húng hắng ho, chiều đã lên cơn khó thở vì viêm phổi bồng chạy không kịp… Tất nhiên, vi trùng không có chất xám, chúng chỉ khôn lõi nhờ “té nước theo mưa” từ tình hình thời tiết giật gân, từ môi trường ô nhiễm, từ nạn dùng kháng sinh và chất sát trùng tràn lan và từ sự thông thương không biên giới: bên kia đại dương ho một tiếng, hôm sau bờ bên này đã phải rút mù xoa ra xì mũi… Nhận ra đối thủ ranh ma hơn để thêm cảnh giác và nâng cao sức chiến đấu, để chăm sóc sức khỏe bản thân và con trẻ, đối tượng mà đám siêu vi ma mãnh ưa chọn để xài “luật rừng”. Hãy cảnh giác, đừng đợi khi trẻ phải gồm đủ các “gạch đầu dòng” triệu chứng theo sách mới nghĩ trẻ mắc bệnh A. Đừng chủ quan cho rằng mùa dịch đã qua hay mình không ở trong vùng dịch rồi tự trấn an trẻ không mắc bệnh B… Hãy cảnh giác cả tình trạng bệnh chồng bệnh. Sự hòa trộn hai triệu chứng bệnh sẽ làm rối kết quả nhận định và rất nguy hiểm nếu mắc bẫy “giương đông kích tây” mà chẩn đoán lại nghiêng về hướng bệnh nhẹ hơn. Đơn cử, người ta thường khuyến cáo sốt xuất huyết không kèm viêm long hô hấp (ho, sổ mũi) để phân biệt với cảm cúm thông thường, nhưng cắc cớ cùng lúc hoặc kẻ trước người sau một ít cùng dắt tay ghé thăm bệnh nhi thì lỗi nhận định của phụ huynh có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Thật ra, bệnh tật thời nào cũng thế, chính sự chủ quan và kiểu tự trấn an bệnh nhẹ của chúng ta là điểm yếu muôn thuở để chúng xoáy vào. Không hoảng hốt thái quá nhưng trước bất kỳ dấu hiệu sức khỏe của bản thân, của con em, hay nhất các bậc phụ huynh đừng quên đánh động cảnh giác: “Bệnh nay đã khác xưa”!

PNO

Bệnh ngày càng khôn ra?

Vi trùng cũng biết “tiến hóa”, nghĩa là bệnh tật (gọi chung) cũng ngày càng “khôn” ra. Những thông tin dịch bệnh khó lường thời gian qua cho ta cảm nhận rõ về sự năng động, thức thời của đám vi trùng, siêu vi trùng gây bệnh.

Bằng chứng từ đợt bùng phát bệnh tay chân miệng vừa rồi, các bác sĩ cảnh báo nhiều khả năng virus đang nâng tầm từ động lực đến độ ranh ma. Nhiều trẻ mắc bệnh hơn, nhiều tai biến hơn và nhiều bệnh nhi chỉ mới nổi bóng nước sơ trong miệng đã rơi vào biến chứng nặng…

Không khó tìm thêm những dấu chứng bệnh tật ngày càng lọc lõi. Đỉnh sốt xuất huyết ngẫu hứng không theo mùa. Dịch sốt phát ban (thủy đậu, rubella…) rầm rộ, không tha trẻ đã chích ngừa. Nhiều cô cậu sáng mới húng hắng ho, chiều đã lên cơn khó thở vì viêm phổi bồng chạy không kịp…

Tất nhiên, vi trùng không có chất xám, chúng chỉ khôn lõi nhờ “té nước theo mưa” từ tình hình thời tiết giật gân, từ môi trường ô nhiễm, từ nạn dùng kháng sinh và chất sát trùng tràn lan và từ sự thông thương không biên giới: bên kia đại dương ho một tiếng, hôm sau bờ bên này đã phải rút mù xoa ra xì mũi…

Nhận ra đối thủ ranh ma hơn để thêm cảnh giác và nâng cao sức chiến đấu, để chăm sóc sức khỏe bản thân và con trẻ, đối tượng mà đám siêu vi ma mãnh ưa chọn để xài “luật rừng”.

Hãy cảnh giác, đừng đợi khi trẻ phải gồm đủ các “gạch đầu dòng” triệu chứng theo sách mới nghĩ trẻ mắc bệnh A. Đừng chủ quan cho rằng mùa dịch đã qua hay mình không ở trong vùng dịch rồi tự trấn an trẻ không mắc bệnh B…

Hãy cảnh giác cả tình trạng bệnh chồng bệnh. Sự hòa trộn hai triệu chứng bệnh sẽ làm rối kết quả nhận định và rất nguy hiểm nếu mắc bẫy “giương đông kích tây” mà chẩn đoán lại nghiêng về hướng bệnh nhẹ hơn. Đơn cử, người ta thường khuyến cáo sốt xuất huyết không kèm viêm long hô hấp (ho, sổ mũi) để phân biệt với cảm cúm thông thường, nhưng cắc cớ cùng lúc hoặc kẻ trước người sau một ít cùng dắt tay ghé thăm bệnh nhi thì lỗi nhận định của phụ huynh có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Thật ra, bệnh tật thời nào cũng thế, chính sự chủ quan và kiểu tự trấn an bệnh nhẹ của chúng ta là điểm yếu muôn thuở để chúng xoáy vào. Không hoảng hốt thái quá nhưng trước bất kỳ dấu hiệu sức khỏe của bản thân, của con em, hay nhất các bậc phụ huynh đừng quên đánh động cảnh giác: “Bệnh nay đã khác xưa”!

BS Đỗ Minh Tuấn
(PNO)

Tai biến do quai bị chưa chắc đã vô sinh

Đã có không ít cảnh báo về biến chứng đáng sợ khi nam giới mắc bệnh quai bị. Đó có là biến chứng tinh hoàn và mào tinh, dẫn tới vô sinh. Tuy nhiên, không phải trường hợp biến chứng nào cũng nặng nề đến vậy.

Hoang mang khi con mắc bệnh

Cậu con trai 8 tuổi của chị Lê Thanh Hà (Hà Nội) sốt cao (39 - 40 độ C) đã 3 - 4 ngày nay, tuyến mang tai ở 2 bên má sưng tấy khiến cháu đau đớn và gặp khó khăn mỗi khi ăn uống. Cùng đó, hai bên tinh hoàn của bé bị, sưng to, nóng đỏ, đau... kéo dài.

Hiện tượng này khiến cả gia đình chị hoảng hốt và cho rằng rất có thể tai biến này sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này của cháu!

Chứng bệnh quai bị mà cô con gái 10 tuổi của vợ chồng anh Lê Đình Mừng (Thanh Ba- Phú Thọ) mắc phải mấy hôm nay cũng khiến anh chị mất ăn, mất ngủ. Họ nghe một người hàng xóm cảnh báo rằng: 'Trẻ gái mắc bệnh sau này rất hay bị vô sinh do viêm buồng trứng'!

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó giám đốc bệnh viện Nhi T.Ư: 'Quai bị là bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxo gây ra. Bệnh này gặp khá phổ biến ở Việt Nam khi thời tiết chuyển mùa và thường xảy ra ở trẻ em độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi.

Vi rút quai bị thường lây truyền từ người này sang người khác qua những hạt nước nhỏ li ti bắn ra từ trong miệng và mũi của người đã bị nhiễm bệnh khi họ hắt hơi, ho thậm chí là cười. Ngoài ra, vi rút này còn có thể lây sang người khác qua những cử chỉ thông thường như dùng chung khăn, uống chung cốc với người bị nhiễm bệnh.

Bệnh này nếu không được điều trị chăm sóc chu đáo dễ gây biến chứng cho bé trai sau này, đó là chứng viêm tinh hoàn (ảnh hưởng đến chứng năng sản sinh tinh trùng). Tuy nhiên, số trẻ trai bị biến chứng này có chiều hướng ngày càng giảm đi.

Ở các bé gái, biến chứng của bệnh quai bị là viêm buồng trứng, cũng có xảy ra nhưng thường rất khó phát hiện và hiếm gặp. Chỉ khi nào trẻ bị đau bụng, các bác sĩ tiến hành siêu âm mới có thể phát hiện ra.

Biến chứng cũng có cách khắc phục

Theo TS Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TƯ, biểu hiện khi bị biến chứng bệnh quai bị ở nam giới là tinh hoàn bị sưng lên trong vòng từ 7 - 10 ngày (sau khi tuyến mang tai sưng lên), đi kèm sốt cao, run người, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa. Sau kết thúc đợt đầu vài ngày ( 3-7 ngày) tinh hoàn lại tiếp tục bị đau và sưng (có thể giảm đi đôi chút) kèm theo sốt một thời gian nữa rồi kết thúc hẳn. Cuối cùng, quá trình teo hoàn bệnh nhân nam sẽ diễn tiến 1-6 tháng sau đợt viêm cấp tính này do tác động trực tiếp của vi rút hoặc do thiếu máu cục bộ trong quá trình mô bị viêm, phù. Nếu nam giới bị viêm cả hai bên tinh hoàn sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn.

Tuy nhiên, trường hợp này không chiếm tỷ lệ quá cao trong số những ca biến chứng từ bệnh quai bị (khoảng 7% - 15% trên tổng số các ca tai biến). Có không ít trường hợp nam giới bị biến chứng từ bệnh này nhưng vẫn có khả năng sinh con bởi họ chỉ bị teo một bên tinh hoàn, bên kia vẫn hoàn thành tốt khả năng sản xuất tinh trùng, đáp ứng nhu cầu sinh sản.

'Chính vì vậy, nam giới hoặc cha mẹ các em ở lứa tuổi dậy thì dù có bị biến chứng từ bệnh quai bị cũng không nên quá hoang mang, mất tự tin. Cần đến các cơ sở chuyên khoa để bác sĩ tư vấn về cách khắc phục bệnh. Trong trường hợp cần thiết, có thể như trữ lạnh tinh trùng khi chất lượng chưa giảm nhiều', BS Tiến đưa ra lời khuyên.

Phòng bệnh là hơn cả

Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để giúp bệnh nhân tránh tuyệt đối những biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh quai bị. Để trẻ không mắc bệnh, bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng quai bị. Tránh để trẻ tiếp xúc với bệnh nhân đang mắc bệnh.

Trong trường hợp trẻ (đặc biệt là trẻ nam) mắc bệnh, nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa trong thời gian sớm nhất. Khi phát hiện vi rút quai bị làm ảnh hưởng tới tinh hoàn, bác sĩ sẽ dùng những loại thuốc có công dụng mạnh để điều trị vùng bị đau và sưng cũng như đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất để giảm nguy cơ bị biến chứng.

Trong thời gian trẻ bị sốt do quai bị mà chưa kịp tới bệnh viện cần tìm cách hạ thân nhiệt như: lau người bằng nước ấm, và hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc hạ sốt và giảm đau. Một số chuyên gia dịch tễ khuyên: nên hạn chế để trẻ vận động mạnh (nô đùa, chạy nhảy...) nhằm tránh biến chứng.

Theo Dân Trí

Hội chứng viêm não cấp – tử vong cao, di chứng nhiều

Như chúng tôi đã đưa tin, 4 tháng qua các bệnh viện phía Nam tiếp nhận nhiều bệnh nhân viêm não cấp; hầu hết là trẻ em. Đã có 18 ca tử vong; nhiều trường hợp được cứu sống nhưng chịu nhiều di chứng nặng nề. Dưới đây là kiến thức sơ lược về bệnh viêm não cấp và cách xử trí.

Bệnh viêm não cấp là gì?

BS. Trương Hữu Khanh - Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết, viêm não cấp (VNC) là một bệnh viêm nhiễm của não bộ, loại bệnh rất nặng gây tử vong và di chứng rất cao. Tỷ lệ tử vong 15-20%, tỷ lệ di chứng 30-35%. Bệnh thường gặp ở trẻ em hơn người lớn, vùng nông thôn nhiều hơn thành thị. Hàng năm ở miền Nam có khoảng 400 đến 600 người và tại BV Nhi Đồng 1 có khoảng 250-300 trẻ mắc hội chứng VNC.

VNC do nhiều loại siêu vi trùng gây bệnh theo đường lây truyền khác nhau:

- Vào máu qua muỗi chích. Muỗi hút máu súc vật như lợn, chim có mang siêu vi trùng gây bệnh rồi hút máu và truyền bệnh cho người.  

- Qua đường tiêu hóa do dùng thức ăn, thức uống có chứa siêu vi trùng gây bệnh.

- Qua đường hô hấp: Người vô tình hít phải không khí có chứa vi trùng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các siêu vi trùng nói trên khi xâm nhập vào cơ thể cũng gây viêm não mà đa số chỉ gây bệnh nhẹ thông thường như sốt, cảm cúm, ho, sổ mũi hay tiêu chảy, nôn. Một số rất ít siêu vi trùng có độc tính mạnh, hoặc cơ thể có sức đề kháng yếu, vi trùng mới tấn công vào não gây bệnh VNC.

Ba giai đoạn và các triệu chứng VNC

- Giai đoạn chưa có dấu hiệu VNC: Kéo dài 2-3 ngày. Ở giai đoạn này, triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện rất nhanh, biểu hiện ban đầu có thể giống những bệnh thông thường khác như sốt, ho, sổ mũi hay sốt, tiêu chảy, nôn hoặc chỉ sốt.

- Giai đoạn sắp hôn mê: Trẻ sốt cao, bỏ ăn, bỏ bú, yếu tay chân. Trẻ ngủ li bì, biếng chơi, lừ đừ, mặt không lanh lợi như trước, hay bứt rứt, hoảng hốt, có lúc trẻ trợn mắt, gồng nhẹ rồi tự hết. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu này nên đưa trẻ tới khám bác sĩ ngay.

- Giai đoạn hôn mê: Trẻ sốt cao, thở mệt, co giật, hôn mê và dễ dẫn tới tử vong.

Khoảng 50% trẻ sau điều trị sẽ khỏi bệnh và hoàn toàn bình thường, số còn lại sẽ tử vong hoặc vẫn sống nhưng bị các di chứng như yếu liệt tay chân, méo miệng, co gồng, động kinh, đi lại khó khăn và nặng nhất là sống đời sống thực vật.

Phòng bệnh VNC

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị đa số siêu vi trùng gây VNC, do vậy việc phòng ngừa là rất quan trọng. Phải chống muỗi đốt bằng cách diệt muỗi, ngủ màn, ăn uống vệ sinh. Đối với trẻ nhỏ, tránh để các cháu mút tay, ngậm đồ chơi và chơi đùa ở những nơi thiếu vệ sinh. Trẻ trên 12 tháng tuổi nên tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản, đặc biệt là những trẻ sống ở vùng nông thôn, nơi có trồng lúa và chăn nuôi lợn.

Sơ chủng tiêm 3 liều: Liều 2 cách liều 1 từ 7-10 ngày, liều 3 sau liều 2 một năm.

Tái chủng: Tiêm nhắc lại sau 3-4 năm. Tuy nhiên, khi trẻ đã chích ngừa viêm não Nhật Bản, vẫn có thể mắc bệnh VNC vì bệnh do nhiều loại siêu vi trùng gây ra.

Làm gì khi nghi ngờ trẻ 1 mắc bệnh viêm não cấp?

- Mang trẻ tới bệnh viện ngay.

- Khi chưa có triệu chứng rõ ràng và chưa có điều kiện đưa trẻ đi khám bệnh thì điều trị tại nhà, chủ yếu hạ sốt bằng thuốc Paracetamol. Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường, cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu và ăn thành nhiều bữa.

- Không phải tất cả những trường hợp được phát hiện và điều trị sớm đều trở lại cuộc sống bình thường nhưng việc phát hiện và điều trị sớm giúp người bệnh có nhiều khả năng được cứu sống hơn, giảm thiểu ít nhất di chứng có thể xảy ra.

(Theo Người Lao Động)

Điếc đột ngột gia tăng

bác sĩ Lương Hồng Châu – Trưởng khoa Tai thần kinh (Bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư) cho biết, bệnh điếc đột ngột (ĐĐN) đang có chiều hướng gia tăng. Một nghiên cứu của BV cho thấy hơn 40% người bị ĐĐN  là thanh niên.

Bệnh  có thể khiến người bệnh điếc vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chưa được quan tâm

Một nghiên cứu mới đây trên 158 bệnh nhân mắc chứng ĐĐN của Khoa Tai thần kinh thực hiện do TS Châu là chủ đề tài cho kết quả:

Bệnh ĐĐN tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi từ 31-55 với 43,67%. Tiếp đó là lứa tuổi thanh niên (16-30) chiếm 41,14%.

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh ĐĐN ít được quan tâm là do bệnh không gây suy yếu thể lực hoặc đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh có thể diễn biến trong vòng vài giờ đến vài ngày.

Mức độ điếc và tính chất rất khác nhau, điếc có thể xảy ra ở một bên tai hoặc cả hai tai theo mức độ từ nghe kém đến điếc nặng hoàn toàn không nghe thấy gì.

TS Châu cho hay, siêu vi trùng cũng là nguyên nhân gây ĐĐN. Trong đó phải kể đến đầu tiên là virus gây quai bị, zona, sởi, cúm. Thống kê của ngành y tế cho thấy trong những vụ dịch quai bị, nhiều bệnh nhân bị ĐĐN, tiếng ồn cũng là thủ phạm gây ĐĐN.

Khi gặp tiếng ồn quá to trong một khoảnh khắc hoặc một khoảng thời gian dài nhất định, người bệnh sẽ bị mất khả năng nghe.

Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khiến con người bị cách âm với thế giới bên ngoài một cách đột ngột như bệnh tai biến mạch máu não, thay đổi áp lực, các nguyên nhân mạch máu (co thắt mạch máu, huyết khối, xuất huyết tai trong, lắng cặn...).

Bác sĩ Châu cho biết, bệnh này không loại trừ ai. Tại bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư cũng có nhiều bác sĩ, y tá bị mắc căn bệnh này.

70 – 80 bệnh nhân ĐĐN có biểu hiện ù tai

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai khi phát hiện bị điếc đột ngột, bệnh nhân cần đến các cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Trong nghiên cứu nói trên của TS Châu cho thấy, có tới 85,19% người bị ĐĐN phục hồi được chức năng nghe khi đến viện trước 7 ngày. Còn những bệnh nhân đến sau 20 ngày, tỷ lệ thành công chỉ còn 7,14%.

TS Châu cho biết, khi bị ĐĐN bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa ngay ngày đầu tiên khả năng chữa khỏi là 70-80%, đến sau một tuần khỏi là 20-30% và đến sau một tháng không hồi phục sức nghe được nữa.

Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo khi thấy có biểu hiện ù tai như ve kêu, như tiếng xay lúa hoặc còi tàu cần đi khám sớm vì đây là biểu hiện ban đầu của bệnh. Ù tai có thể kéo dài một tháng.

Tuy nhiên ở một số trường hợp triệu chứng này tồn tại lâu dài, kể cả khi sức nghe đã được hồi phục.70-90% bệnh nhân ĐĐN có biểu hiện ù tai.

Triệu chứng chóng mặt cũng là một biểu hiện của bệnh ĐĐN với 20-40% bệnh nhân bị cảm giác này, 10% bị chóng mặt thoáng qua, chếnh choáng. Triệu chứng chóng mặt thường gặp ở bệnh nhân bị cảm cúm, cao huyết áp. Đây là một triệu chứng tiên lượng bệnh khó hồi phục.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp những triệu chứng khác như cảm giác nặng đầu, không phải cơn đau rõ rệt. Sốt thường gặp ở những bệnh nhân bị cảm cúm, viêm đường hô hấp trên cấp tính...

Nghe nhạc bằng máy MP3 liên tục trong thời gian dài có thể bị điếc

TS Châu khuyến cáo,  các bạn trẻ không nên lạm dụng việc nghe nhạc bằng máy MP3 quá mức trong thời gian dài sẽ dẫn tới giảm thính lực, nặng hơn nữa là điếc vĩnh viễn.

TS Châu lý giải, tai của con người có thể chịu đựng được cường độ âm thanh tối đa 90 đê-xin-ben trong 8 giờ/ngày (thời gian này có thể lên tới 6 tháng).

Vậy nhưng những chiếc máy MP3 đang lưu thông trên thị trường lại có công suất tới 120 đê-xin-ben. Đa phần bạn trẻ muốn tìm cảm giác mạnh nên sử dụng âm thanh rất lớn. Việc nghe nhạc bằng máy MP3 không gây điếc đột ngột nên người nghe nhạc thường chủ quan.

TS. Châu cho biết muốn tránh nguy cơ bị điếc vì máy nghe nhạc, người nghe không nên nghe quá 50-60% mức tối đa của tần số âm thanh trong máy.

Tốt nhất nên đeo headphone chụp ngoài vành tai để tránh âm thanh tác động trực tiếp vào màng nhĩ như loại phone nhét vào trong tai. Thời gian nghe không quá 1 tiếng/ngày. Đặc biệt, không nên ngủ trong khi vẫn đeo headphone.

Thái Hà (Theo TienPhong)

Sức Khỏe Mùa Hè

Mùa hè là thời gian người ta ra ngoài làm vườn, đi du lịch. Vì tiếp xúc với môi trường nhiều hơn nên cũng có một số vấn đề về sức khoẻ riêng xảy ra trong mùa hè.

HOẠT ĐỘNG CHUNG QUANH NHÀ

Làm vườn, cắt cỏ có thể gặp phải những vấn đề sau đây:

1. Dị ứng với poison ivy

Poison ivy mọc ở chỗ ẩm ướt, có thể leo quanh các cây lớn. Nhựa của nó có thể gây dị ứng làm thành các vệt đỏ ngứa ở da, phồng thành mụn có nước. Poison ivy được nhận ra bởi lá kép gồm 3 lá đơn họp lại. Nhựa vốn trong nhưng khi tiếp xúc với không khí đổi thành màu đen nên lá có chấm đen là một dấu hiệu điển hình.

Để phòng ngừa cần mặc quần dài áo dài tay dùng bao tay bằng nhựa. Nếu bị tiếp xúc với poison ivy, cần rửa ngay bằng nước và xà bông. Nếu phải làm việc ỏ vùng có poison ivy, có thể ngừa bằng cách sức Ivy Block để phủ một lớp mỏng trên da.

Điều trị: trong trường hợp nhẹ, có các thuốc bán tự do làm giảm ngứa như calamine, ivy rest, ivy sooth, hydrocortisone, antihistamines; trong trường hợp nặng, trên 10% diện tích da bị phản ứng, cần dùng steroid có nồng độ mạnh hơn, và uống corticosteroids.

2. Ong đốt: Có nhiều loại ong khác nhau gây phản ứng khác nhau. Phản ứng nhẹ, chỉ đau ở chỗ bị chích, có một vùng tròn nhỏ đỏ và ngứa sẽ biến đi sau vài giờ, chỉ cần dùng thuốc xức để làm giảm bớt cảm giác đau và phản ứng viêm như hydrocortisone. Phản ứng tại chỗ mạnh, do nọc độc gây phản ứng mẫn cảm mà cao diểm xảy ra sau 48 giờ, kéo dài trong 1 tuần. Bác sĩ thường dùng thuốc giảm đau chống viêm như chống histamine và steroids.

Phản ứng độc toàn thân giống như bị 'sốc', cần điều trị khẩn cấp bằng epinephrine, thuốc chống histamine và steroid loại chích..

Chỉ 10-30 phút sau khi bị ong đốt, bệnh nhân cảm thấy nặng ngực, khó thở, toát mồ hôi, nổi đỏ khắp người. Có nguời bị phù nề thanh quản, co thắt khí quản, bị trụy mạch, có thể chết. Những người đã bị phản ứng nặng, cần có sẵn epinephrine để tự chích khi bị ong đốt và cần được giới thiệu đến bác sĩ chuyên về dị ứng để điều trị miễn dịch.

Điều trị: sau khi bị ong hoặc côn trùng đốt, cần lấy ngòi có nọc độc ra bằng cách dùng một nhíp nhỏ, kẹp vào ngòi độc và rút thẳng ra, dùng thuốc giảm đau bán tự do như benzocaine, lidocaine, pramoxine, hydrocortisone, hoặc giảm kích thích như menthol, methylsalicylate, camphor và capsicum.

3. Muỗi đốt: Khi đốt để hút máu, muỗi truyền nước bọt của nó cho người, nước bọt có thể mang siêu vi trùng như siêu vi West Nile. Những trường hợp nhẹ chỉ cần điều trị triệu chứng, những trường hợp nặng cần nhập viện.

Phòng ngừa: không ra vườn từ hoàng hôn đến tảng sáng là thời gian mà muỗi hoạt động mạnh nhất, mặc quần dài, áo dài tay, dùng thuốc trừ muỗi như DEET.

4. Nhện cắn: Các loại nhện đều có nọc độc tuy nhiên ít loại có thể chích đủ nọc độc để gây triệu chứng. Nhện nâu có chân dài, ở trong đống gỗ, hầm nhà. Nọc độc có thể phá hủy hồng huyết cầu và gây hoại tử da. Nhện đen cũng ở trong đống gỗ, dưới ghế để ngoài vườn, giày.. Nọc độc gây tổn thương tế bào thần kinh. Bệnh nhân bị rung cơ, yếu cơ, co thắt bắp thịt, sốt, ói mửa, 4% có thể tử vong. Khi bị nhận cắn, cần rửa sạch chỗ cắn, chườm lạnh họặc nước đá; nếu vùng bị cắn sưng đỏ cần đi khám bác sĩ, nếu có phản ứng tòan thân, cần đi cấp cứu.

5. Bọ nai (deer tick) có thể truyền bệnh Lyme: Bọ nai sống ở những vùng có bụi rậm và ẩm ướt. Triệu chứng xảy ra từ 3-30 ngày sau khi bị bọ đốt, gồm sốt nhẹ, nổi mảng đỏ ở da, đau khớp, có thể có triệu chứng thần kinh.

Phòng ngừa: mặc quần dài, áo dài tay, bỏ trong quần, đi vớ, nhét quần trong vớ, xức thuốc trừ bọ như DEET mỗi 4-8 giờ. Tự khám để tìm bọ nai trên người và quần áo. Bọ nhỏ như hột mè có thể di chuyển. Cần khám lại sau 24 giờ vì lúc đó những con bọ còn sót lại, to hơn vì no máu.

NHỮNG BỆNH DO NƯỚC

Nước tại những nơi giải trí công cộng có thể gây nhiễm vì vệ sinh lỏng lẻo:

1. Nhiễm trùng đường ruột: bệnh nhân bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, ói mửa.

Phòng ngừa: tắm trước khi xuống hồ bơi, nếu bị tiêu chảy hoặc đau ốm, không đi bơi, không uống nước hồ bơi. Trẻ em nhỏ cần được cha mẹ cho đi vệ sinh trong giờ nghỉ.

2. Viêm tai: Ngưòi đi bơi hoặc lặn sâu có thể bị viêm ống tai do nước đọng trong ống tai gây nhiễm trùng. Cần lắc đầu, nghiêng đầu sau khi bơi cho nước chảy ra.

NHỮNG BỆNH DO NẮNG

Các tia tử ngọai có tác dụng bất lợi như:

1. Tạo thêm nếp nhăn, làm cho da chóng già.

2. Gây phản ứng nhậy cảm do ánh sáng ở những người đang dùng các loại thuốc như lợi tiểu, sulfa, tetracycline, doxycyclin, phenothiazine, retinoids, làm tăng hồng ban ở những người bị bệnh ban cánh bướm.

3. Giảm miễn dịch, tia tử ngoại UVA, vì thấm sâu vào trong da nên có thể làm giảm khả năng miễn dịch khiến cho da dễ bị nhiễm trùng.

4. Ung thư da. Tỉ lệ ung thư da tăng hằng năm có lẽ do phong trào phơi nắng. Tia tử ngọai còn có thể gây ung thư tế bào biểu mô và melanoma.

5. Ô nhiễm không khí làm cho những người bị suyễn hoặc nghẹt phổi mãn tính trở nên nặng hơn và làm tăng tỉ lệ tử vong ở những người bị bệnh tim mạch.

Phòng ngừa: tránh ra ngoài từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, đội mũ rộng vành, đeo kính đen, mặc áo dài tay, quần dài, sức thuốc chống nắng có độ bảo vệ SPF cao.

6. Trúng nắng. Khi ở ngoài nắng lâu, ta đổ mồ hôi, bị mất nhiều nước và muối.

Những người lớn tuổi, có bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc đang uống thuốc lợi tiểu hoặc dùng các thuốc cản trở sự tiết mồ hôi, nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao, bị trụy mạch, rối loạn thần kinh, co giật, hôn mê.

Điều trị cháy nắng: dùng các thuốc giảm đau như benzocaine, pramoxine, thuốc bảo vệ da như calamin, sodium bicarbonate, zinc oxide, cacao butter. Cần bù nước và muối, trong các trường hợp nặng cần nhập viện, hạ thân nhiệt, điều chỉnh nuớc và chất điện giải

Tóm lại, có một số vấn đề liên hệ đến sức khoẻ có thể xảy ra trong mùa hè, ta cần đề phòng để cho mùa hè được vui vẻ và an toàn

Theo yduocngaynay

Phân biệt bệnh viêm não với viêm màng não

Đến ngày 29/6, khoa Nhiễm - BV Nhi Đồng 1 đang điều trị cho gần chục trẻ đang bị viêm não. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này rất đa dạng và khó nhận biết.

Đây là loại bệnh lý rất nặng có thể gây tử vong hay di chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Hội chứng não cấp bao gồm nhiều bệnh lý gây sốt và rối loạn tri giác cấp tính (lừ đừ, đờ đẫn hôn mê) có thể kèm co giật hoặc không. Hội chứng não cấp có thể là viêm não cấp, viêm màng não nặng.

Đối với người không chuyên môn thường khó phân biệt viêm não hay viêm màng não và chỉ nhớ đến bệnh 'não'. Do triệu chứng của bệnh ở giai đoạn nặng thường giống nhau là hôn mê và co giật..

Một điều may mắn là tỷ lệ bệnh này không nhiều khoảng từ 1 - 5 trên tổng số 100.000 người. Và không phải tất cả mọi người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đều mắc bệnh này.

Trong bệnh lý não- màng não cần phân biệt rõ 2 nhóm lớn là viêm não và viêm màng não. Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà bệnh lý não - màng não do nhiễm trùng có tên gọi riêng.

Viêm não cấp

Là một bệnh nhiễm trùng não bộ do siêu vi trùng tấn công trực tiếp vào nhu mô não. Có nhiều loại siêu vi trùng gây viêm não cấp như siêu vi viêm não Nhật Bản lây qua trung gian muỗi chích, siêu vi từ đường tiêu hóa (Enterovirus) lây qua đường ăn uống hay lây qua đường hô hấp như herpes virus.

Viêm não Nhật Bản là viêm não do siêu vi trùng viêm não Nhật Bản. Đây là bệnh lây qua đường muỗi chích và thường gặp ở vùng nông thôn.

Viêm não do siêu vi trùng đường ruột (enterovirus): siêu vi trùng từ đường tiêu hoá tấn công vào não gây viêm não. Nguy hiểm nhất là enterovirus 71, loại siêu vi gây ra bệnh tay chân miệng.

Bệnh viêm não cấp thường gặp ở trẻ em (trên 90%). Tuổi mắc của viêm não Nhật Bản thường là từ 3 đến 8 tuổi, còn do virus đường ruột (enterovirus) thường là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh thường vào mùa nắng nóng, xảy ra ở vùng nông thôn nhiều hơn thành thị.

Trẻ mắc bệnh viêm não cấp thường có khởi bệnh đột ngột với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, ói mửa, lừ đừ, bỏ ăn có thể kèm ho, tiêu chảy. Sau 1 - 2 ngày trẻ xuất hiện co giật và hôn mê và có thể tử vong rất nhanh nếu không điều trị kịp thời.

Nếu điều trị kịp thời, khoảng 50 % trẻ có thể lành bệnh và không có di chứng.

Viêm màng não

Trong khi đó viêm màng não là do tác nhân gây bệnh tấn công vào màng bao quanh não và khi nặng mới có ảnh hưởng đến não.

Viêm màng não hay nhiễm trùng huyết do vi trùng não mô cầu là tác nhân gây ra. Đây là bệnh tử vong nhanh nếu gặp thể tối cấp.

Viêm màng não do HIB (hýp) là do vi trùng HIB gây ra, đây là vi trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.

Ngoài ra còn có một số tác nhân khác ít gặp.

Triệu chứng viêm não - màng não

Triệu chứng của bệnh viêm màng não hay viêm não ở giai đoạn nặng thường giống nhau với các triệu chứng liên quan đến thần kinh như lừ đừ, kích thích vật vã, run chi, co giật và hôn mê.

Trước khi có triệu chứng nặng, trẻ có thể có các biểu hiện như sốt, nôn ói, bỏ ăn, đau đầu, ho hay tiêu chảy. Ở trẻ nhỏ dưới 12 tháng khi viêm màng não có thể có biểu hiện thóp phồng.

Bên cạnh các triệu chứng liên quan đến thần kinh tuỳ theo nguyên nhân mà có các triệu chứng khác kèm theo.

Viêm não do enterovirus 71 thường có kèm theo các bóng nước lòng bàn tay , bàn chân, mông, gối và có những vết loét trong miệng.

Và khi bệnh do vi trùng não mô cầu thì có thể xuất hiện các chấm hay mảng xuất huyết hoại tử ở da và khi các mảng xuất huyết này lan nhanh thì chính là gợi ý bệnh rất nặng.

Để phát hiện sớm bệnh lý não- màng não tốt nhất là nên theo dõi sát khi thấy trẻ sốt, nôn ói, đau đầu. Nếu phát hiện thấy bóng nước vùng lòng bàn tay bàn chân, hay các chấm hay mảng xuất huyết hoại tử thì nên đến khám ngay các thầy thuốc chuyên khoa.

Hay khi thấy có dấu thần kinh như lừ đừ, kích thích vật vã, run chi, co giật và hôn mê thì mang trẻ  đến ngay bệnh viện. Và điều quan trọng là các triệu chứng trên sẽ xuất hiện ngày càng nặng.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh lý não- màng não cần nhiều biện pháp tùy theo mỗi loại bệnh như viêm não Nhật Bản là nên diệt muỗi, ngủ mùng.

Với viêm não do siêu vi trùng đường ruột là bảo đảm vệ sinh khi ăn uống, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn.

Ngoài ra việc chích vắc-xin cũng rất quan trọng nhưng 1 vắc-xin chỉ phòng được 1 bệnh não - màng não mà thôi.

Hiện nay ở Việt Nam có thuốc chủng ngừa ngừa viêm não Nhật Bản, ngừa viêm màng não do HIB là 2 vắc xin có nhiều hiệu quả phòng ngừa.

Trẻ có thể bắt đầu chủng ngừa viêm não Nhật Bản từ 12 tháng tuổi. Điều cần biết là chủng ngừa viêm não Nhật Bản chỉ ngừa được viêm não Nhật Bản chứ không thể được các viêm não khác.

Riêng bệnh viêm màng não do não mô cầu thi chỉ có vắc xin phòng tuýp A và C và hiệu quả cũng không nhiều. Nên để phòng ngừa bệnh này điều quan trọng nhất là vệ sinh môi trường và phát hiện trường hợp bệnh đầu tiên để phòng ngừa cho người xung quanh bằng cách cho uống thuốc.

Theo VietNamNet