Lưu trữ cho từ khóa: siêu vi

Bệnh viêm gan siêu vi C có nguy hiểm gì không?

Mọi người thường ít quan tâm đến viêm gan do siêu vi C (HCV) hơn so với viêm gan do siêu vi B (HBV), nhưng thực tế viêm gan siêu vi C nguy hiểm không kém viêm gan siêu vi B.

Ảnh được cung cấp bởi PK Á Châu

Một trong những đặc điểm quan trọng của nhiễm siêu vi C là đa số bệnh nhân không có khả năng tự loại trừ siêu vi ra khỏi cơ thể và họ sẽ trở thành người mang siêu vi C mãn tính. Trong số đó, 25% bệnh nhân có men gan bình thường, tình trạng tiến triển sang viêm gan mãn rất chậm và gan bị hư hại rất ít, họ được gọi là người “lành” mang siêu vi C. Các bệnh nhân còn lại sẽ chuyển sang viêm gan C mãn tính.

Do bệnh tiến triển chậm, đa số các bệnh nhân không có các triệu chứng gì trong suốt 20 năm sau khi bị nhiễm siêu vi C, cho nên gan bị hư hại ngày càng nhiều nhưng bệnh nhân lại không hề hay biết và dẫn đến xơ gan. Xơ gan sẽ xảy ra sớm hơn nếu như bệnh nhân uống rượu nhiều hay gan bị hư hại thêm do thuốc hay nhiễm thêm các siêu vi viêm gan khác như siêu vi B, D, HIV…

Bệnh viêm gan siêu vi C có giống bệnh viêm gan siêu vi A và B không?

Các siêu vi trùng A, B và C là những siêu vi có thể gây ra bệnh viêm gan, mỗi siêu vi lan truyền theo mỗi cách khác nhau. Đã có thuốc chủng ngừa cho bệnh viêm gan siêu vi A và B, tuy nhiên chưa có thuốc chủng ngừa cho bệnh viêm gan siêu vi C. Bạn có thể bị nhiễm các loại viêm gan siêu vi khác nhau cùng một lúc.

Làm thế nào để biết mình bị viêm gan siêu vi C?

Đa số những người bị nhiễm siêu vi C không hề hay biết mình bị bệnh vì phần lớn không có triệu chứng gì. Nếu có, triệu chứng cũng gần tương tự như một số bệnh khác ví dụ như mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, sụt cân hay đôi khi có đau tức vùng dưới sườn bên (P); rất ít trường hợp bệnh nhân có triệu chứng vàng da, vàng mắt. Một điều đáng lưu ý là không có sự liên quan rõ rệt giữa triệu chứng và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nói một cách khác, có những người than phiền rất nhiều triệu chứng nhưng mức độ viêm gan lại nhẹ; ngược lại có những người không cảm thấy có triệu chứng gì nhưng tình trạng viêm nhiễm ở gan lại đang tiến triển khá nhiều.

Những người nào cần tầm soát xem có nhiễm siêu vi C?

Trước tiên là những người đi hiến máu để đảm bảo các loại máu truyền cho người khác không gây nhiễm siêu vi C. Kế đến là những người đã từng được truyền máu và nhất là phải truyền máu nhiều lần như những người bị bệnh ưa chảy máu, chạy thận nhân tạo… Sau đó là những người chích xì ke – các đối tượng này không phải xét nghiệm tìm siêu vi C mà còn phải tìm cả siêu vi B, HIV… Ngoài ra, trẻ sơ sinh của những bà mẹ bị nhiễm siêu vi C, những người được mổ nhiều lần, châm cứu, xăm mình, các nhân viên y tế… cũng nên được làm xét nghiệm tìm siêu vi C.

Một điều đáng lưu ý rằng trong giai đoạn viêm gan C mãn tính, men gan có thể thay đổi bất thường: lúc tăng lúc giảm về trị số bình thường, cho nên khi thấy xét nghiệm men gan bình thường không có nghĩa là bệnh đã ổn định mà cần theo dõi men gan mỗi tháng, ít nhất là 3 lần liên tiếp mới đánh giá được tình trạng hư hại của gan.

Hiện nay dù chưa có thuốc phòng ngừa viêm gan siêu vi C, nhưng bệnh nhân vẫn có khả năng được chữa khỏi bệnh nếu được chẩn đoán sớm, điều trị đúng chuyên khoa, kiên trì tuân thủ điều trị liên tục. Bệnh viêm gan C mạn tính cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt mới đạt hiệu quả và kịp thời ngăn ngừa diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan.

Phiếu ưu đãi 200.000VNĐ

Phòng khám chuyên khoa Gan Á Châu gửi đến qu ý độc giả chương trình Phiếu ưu đãi 200.000 VNĐ dành cho các gói khám đặc biệt như sau:

  • Gói kiểm tra gan toàn diện
  • Gói kiểm tra gan căn bản
  • Gói nội soi tầm soát ung thư dạ dày/đại tràng
  • Gói kiểm tra tiêu hóa dưới

Thể lệ chương trình: Quý khách vui lòng nhấp chuột vào đây và chọn Phiếu ưu đãi mình quan tâm để lưu file vào máy và in ra, đem đến Phòng khám chuyên khoa Gan Á Châu để nhận được ưu đãi giảm ngay 200.000 VNĐ cho Gói khám quý khách quan tâm.

  1. Mỗi phiếu chỉ áp dụng cho gói khám được in trên phiếu và có thể dùng kèm các phiếu ưu đãi khác của các gói khám còn lại
  2. Phiếu ưu đãi không dùng kèm với các chương trình ưu đãi khác của phòng khám.
  3. Phiếu ưu đãi có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/04/2013

Phòng khám chuyên khoa Gan Á Châu

201 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM.

ĐT (08) 39259772 – 0934869951 – www.alc.vn

 

Phân biệt cảm cúm nặng, nhẹ để biết cách phòng tránh

Khi trời bắt đầu trở lạnh cũng chính là lúc các virus cảm cúm có cơ hội phát triển. Không có ít người vẫn chỉ nghĩ cảm cúm là một bệnh xoàng, chỉ cần dùng vài viên thuốc trị cảm là giải quyết xong vấn đề. Song, sự thật về cảm cúm không đơn giản như thế.

Một trong những nội dung tập huấn quan trọng của chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng “Bác sĩ tại gia” là phân biệt cảm cúng nặng và nhẹ, vì nó có những triệu chứng tương tự nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn. Chương trình đã lần lượt diễn ra tại 13 tỉnh thành phố trong cả nước.

Theo các chuyên gia tư vấn của chương trình, nếu cảm nhẹ (hay còn gọi là cảm lạnh), cơ thể sẽ có 3 triệu chứng thường gặp nhất là: hắt hơi, sổ mũi (hoặc nghẹt mũi), đau đầu và có thể kèm sốt nhẹ hoặc nhức mình mẩy… Nguyên nhân gây ra cảm nhẹ là do cơ thể có sức đề kháng kém nên sẽ dễ bị nhiễm các siêu vi trùng có trong không khí trong mùa cảm cúm. Bạn cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh và rửa tay đúng cách để tránh bị lây nhiễm.

(Ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng Panadol Extra)

Trong khi đó, người bị cảm nặng (cảm cúm) sẽ có 6 triệu chứng thường gặp nhất là: sốt cao kèm đau nhức mệt mỏi toàn thân, ho, đau họng, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh do virus cúm truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, hơi thở, nước mũi. Khi xác định bị cảm cúm nặng, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm.

Lý do cần phải lưu ý 2 loại cảm nhẹ và nặng là vì thuốc cảm là thuốc không kê toa nên đang có tình trạng: người muốn mua cứ mua, người bán cứ bán. Cả 2 đối tượng đều bỏ qua giai đoạn tìm hiểu và gọi tên bệnh cho đúng để dùng đúng thuốc và điều trị cho hiệu quả. Nếu người cảm nhẹ mà dùng các loại thuốc trị cảm liều mạnh rất dễ dẫn đến tình trạng ngà ngật, buồn ngủ thiếu tỉnh táo ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt hằng ngày. Ngược lại, người bị cảm nặng nhưng lại dùng thuốc điều trị cảm nhẹ sẽ không dứt được bệnh làm cho bệnh kéo dài lâu ngày dễ dẫn đến bội nhiễm, thậm chí viêm phổi rất nguy hiểm.

“Bác sỹ tại gia” là chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng do Hội liên hiệp Phụ nữ ViệtNamkhởi xướng và được tài trợ bởi công ty GlaxoSmithKline – nhãn hàng Thuốc Panadol cảm cúm Extra.

Nội dung lớp tập huấn nêu ra thông điệp rất đơn giản giữa cảm nhẹ và cảm nặng khi dùng các con số 3, 6 để phân biệt triệu chứng cảm cúm nhẹ và cảm cúm nặng. Thông điệp khẳng định dùng thuốc 3 thành phần trị cảm nhẹ và 6 thành phần  trị cảm nặng. Việc này cũng giúp ích cho các chị em xử lý bệnh cảm ngay tại nhà trước khi phải đến các cơ sở y tế tuyến trên.

 

Chăm sóc trẻ tự kỷ

Chứng tự kỷ - chứng bệnh về rối loạn chức năng não bộ - xuất hiện từ khi có loài người, nhưng mãi đến gần đây mới được y học “điểm mặt chỉ tên”. Bác sĩ Glenn doman – chuyên gia về trẻ chậm phát triển – sau hơn nửa thế kỷ làm việc với trẻ chậm phát triển các dạng đã đưa ra nhận xét ngậm ngùi: “Sống chung với bệnh nhân tự kỷ là cuộc chiến ác liệt hơn bất kỳ cuộc chiến nào”.

Có một số điều phụ huynh nên lưu ý để giúp đỡ đứa trẻ tự kỷ.

Về môi trường sinh hoạt

Tránh những nơi có nhiệt độ cao (nóng), đông người (ngột ngạt, ồn ào). Ưu tiên những nơi lạnh. Bản thân bé cũng rất thích tìm đến những nơi có nhiệt độ thấp như phòng lạnh, xe hơi máy lạnh, hay tự mở tủ lạnh… vì đó là nhiệt độ bé cần. Nhiệt độ lý tưởng cho bệnh nhân tự kỷ là 21oC - 23oC (có thể mặc thêm áo khoác). Trong điều kiện khí hậu nước ta, hằng ngày vẫn phải cho cho bé ra đường đi bộ, nhưng nên giới hạn thời lượng vừa đủ. Nếu là bé lớn, hãy tập cho bé đi bộ trên máy đi bộ trong phòng máy lạnh.

Tránh những nơi có độ ẩm cao: nguyên nhân khiến cho bệnh tình của bé nặng thêm.

Tránh những nơi áp suất không khí thấp: không nên đưa bé tới những vùng núi cao dù những nơi đó nhiệt độ lạnh, vì áp suất không khí thấp sẽ khiến tình trạng thiếu oxy não của bé trở nên trầm trọng hơn, bệnh sẽ tăng lên.


Về các hoạt động của bé

Không được để cho bé rảnh rỗi: luôn hướng dẫn và “cầm tay chỉ việc” cho bé tất cả những gì bé có thể làm, thậm chí chưa thể tự làm một mình. Hãy hướng dẫn bé những điều cơ bản để tự phục vụ bản thân: tự lấy quần áo, khăn, khi đi tắm tự xối nước, tự ăn, uống, tự mang giày, mặc áo quần, lau mặt lau miệng khi ăn… Và phục vụ những người thân trong nhà: lấy đồ đạc giúp cha mẹ ông bà, mở cửa đóng cửa khi có người ra vào, bật tắt các thiết bị trước và sau khi sử dụng. Dù bé có làm được hay không thì não bé vẫn phải vận động, điều này sẽ khiến bé tự phục hồi nhanh hơn. Khi dạy bé làm việc, hãy thật kiên nhẫn, nhẹ nhàng, chỉ dẫn cho đến khi nào bé có thể tự làm thì chuyển sang hướng dẫn việc khác.

Cho bé đi bộ: đi bao nhiêu là tốt? Sẽ tùy vào số tuổi của bé: 2 tuổi = ít nhất 2km/ngày, 3 tuổi = ít nhất 3km/ ngày… tối đa sẽ là 10 tuổi = ít nhất 10km/ngày. Nên chia ra nhiều lần trong ngày. Bé 2 tuổi nên đi 3 lần/ ngày, mỗi lần 700m - 800m. Không nên đi một lần quá nhiều, quá sức bé. Khi đi bộ nhiều, chứng táo bón thường thấy ở trẻ tự kỷ cũng sẽ tự thuyên giảm đôi chút, đồng thời xương bé cũng sẽ cứng cáp hơn.

Khuyến khích bé thực hiện những dạng vận động có lợi cho phát triển thần kinh như: leo trèo cầu thang, đu xà trẻ em, giúp bé chơi những trò chơi dốc đầu xuống thấp như lộn tùng phèo, trồng chuối, chổng mông, nằm trên giường thò đầu xuống đất. Đây là những trò chơi vận động giúp tăng oxy não, khiến bé dễ chịu, nên bản thân bé rất thích. Chỉ khuyến khích đi, hạn chế hành vi chạy. Nếu bé chạy, hãy níu bé lại bắt buộc phải bước đi.

Tập cho bé biết bơi càng sớm càng tốt và bơi ở hồ người lớn (theo phương pháp dạy bơi lội cho trẻ tự bế và chậm phát triển tâm thần). Bơi lội là một liệu pháp phụ trợ giúp phục hồi cho trẻ chậm phát triển khá hiệu quả, hiện được áp dụng khá rộng rãi trên toàn thế giới, và tất nhiên môn thể thao này rất tốt với tất cả mọi người.

Về cách đối xử với bé

Nói chuyện với bé: to, nhanh, rõ. Không được nói chậm. Luôn nói với bé bằng giọng ôn hòa trong bất kỳ tình huống nào. Tuyệt đối tránh la mắng, nói năng trịch thượng, kẻ cả theo kiểu “đi ra đằng kia chơi”, “có ăn uống cho tử tế không thì bảo”, “con ơi là con, sao tôi khổ thế này”, “sao lúc nào cũng lơ nga lơ ngơ thế này không biết”…

Không được bắt bé lặp lại điều bé vừa nói (ở những bé nói được). Không được bắt bé nói lại điều cha/mẹ vừa nói. Nếu muốn bé nhớ những lời bạn dặn dò thì cứ vài phút bạn có thể nhắc bé một lần, nhưng không được nhắc đi nhắc lại liên tục!

Khi sinh hoạt chung gia đình, đừng nói với nhau mà không nói với bé khi bé có mặt (ví dụ: bé ngồi chơi chung với cha mẹ, nhưng chẳng ai thèm đếm xỉa tới bé mà chỉ nói những chuyện riêng của cha mẹ).

Đừng nói với nhau về bé mà không nói với bé khi bé có mặt (ví dụ: ba đi làm về, mẹ “méc”: “Anh ơi, hôm nay nó làm bể cái hộp thuốc của anh rồi”). Nói trước với bé tất cả những gì cha mẹ và bé sẽ làm, kể cả những điều kinh khủng nhất, ví dụ như “đi bác sĩ khám bệnh” chẳng hạn. Khi nói, phải nhắc nhiều lần vì bé không thể ghi chép.

Đừng bao giờ nói dối hay tìm cách lừa gạt bé (ví dụ: mẹ hay lừa con để cho uống thuốc dễ dàng hơn). Điều này sẽ khiến bé mất lòng tin ở phụ huynh, khiến việc huấn luyện bé trở nên khó khăn hơn nhiều.

Về chế độ dinh dưỡng cho bé

Không sử dụng bất kỳ loại sữa động vật nào (sữa bò, sữa dê, sữa ngựa…) và không sử dụng các sản phẩm từ sữa động vật (sữa chua, phô mai, bánh có nhân sữa….). Nên sử dụng nguồn đạm thực vật cho bé có trong các loại đậu, nhiều nhất là đậu nành.

Hạn chế tối đa các món ăn bằng bột mì.

Không nên cho bé sử dụng thực phẩm đóng gói đóng hộp vì chất bảo quản trong đồ hộp rất hại cho bé.

Cảnh giác cao với các loại đồ biển có vỏ cứng như nghêu, sò, ốc, hến biển, cá thu, cá ngừ, vì thịt của những loại hải sản này bị nhiễm thủy ngân ở nồng độ cao. Nếu cần bổ sung DHA và Omega, ta chỉ nên cho bé sử dụng viên dầu cá.

Không cho bé ăn chuối già (ở miền Bắc gọi là chuối tiêu). Hãy tập cho bé ăn chuối sứ (ở miền Bắc gọi là chuối tây, loại chuối dùng làm món chè chuối chưng). Loại chuối này là một vị thuốc trợ gan và trợ tiêu hóa rất tốt, ai cũng nên ăn, nhất là những người đã từng mắc chứng viêm gan siêu vi B.

Lượng nước uống hợp lý cho bé tới 8 tuổi: 800 - 1.200ml/ngày, tùy theo thời tiết. Lượng nước bé uống là yếu tố trực tiếp liên quan đến oxy não: uống quá nhiều nước sẽ gây thiếu oxy não cục bộ. Với tất cả mọi người, đặc biệt là với bé, khi uống nước, nên uống rải ra làm nhiều lần, không nên uống một lần quá nhiều nước. Nếu bé bị sốt, tiêu chảy, đang uống tân dược… thì phải cho uống nhiều hơn chút nữa để bù nước và thải độc.

Lưu ý: khi huấn luyện bé, tuyệt đối tránh những quy trình sinh hoạt không thay đổi. Hãy chịu khó thay đổi những thói quen sinh hoạt quen thuộc của bé để não bé vận động nhiều hơn, bé thích nghi với đời sống tốt hơn. Đây là một cách “trị liệu” thật giản đơn nhưng lại khá hiệu quả của tất cả các gia đình. đóng

LÊ THỊ PHƯƠNG NGA
(Chuyên gia nghiên cứu trẻ em và trẻ chậm phát triển)

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Không có văcxin ngừa bệnh, viêm gan C bùng phát

5% dân số Việt Nam, tương đương gần 4,5 triệu người đang bị bệnh viêm gan siêu vi C, tăng 3% so với 8 năm trước.

Dự báo năm 2011, khoảng 500.000 bệnh nhân viêm gan C bị biến chứng sang xơ gan và ung thư gan.

Xét nghiệm máu là một trong những cách đơn giản có thể phát hiện viêm gan C

Thông tin được các chuyên gia cảnh báo tại hội thảo khoa học về bệnh viêm gan siêu vi C vừa tổ chức tại TPHCM. Giáo sư Phạm Hoàng Phiệt - Chủ tịch Hội Gan Mật TPHCM cho biết, nếu năm 2004 tần suất nhiễm bệnh ở Việt Nam là 2% ở những người trên 20 tuổi, thì nay đã tương đương 5%.

Các thống kê chuyên khoa cho thấy, trong vòng 10 năm qua, số lượng bệnh nhân bị xơ gan do viêm gan C tăng hơn 4 lần. Dự báo đến năm 2011 có khoảng 500.000 bệnh nhân mạn tính không đáp ứng với điều trị của thuốc gây nên biến chứng xơ gan và ung thư gan.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ngày càng tăng, theo giáo sư Phiệt ngoài việc chưa có văcxin tiêm phòng, một phần còn do người bệnh chưa nhận biết tác hại về bệnh nên chưa có ý thức khám chủ động, một số bệnh nhân không theo điều trị đến hết phác đồ.

Theo các số liệu thống kê, hiện nay trên toàn thế giới ước tính có 200 triệu người nhiễm siêu vi viêm gan C (3% dân số), mỗi năm có 3-4 triệu ca nhiễm mới. Khoảng 50-90% trường hợp khởi bệnh cấp tính không có triệu chứng và 50-90% trường hợp đó sẽ chuyển sang viêm gan siêu vi C mạn tính.

Tùy thuộc các yếu tố nguy cơ đi kèm, tỷ lệ bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C mạn tính chuyển sang xơ gan dao động từ 10 đến 40%, chuyển sang ung thư là 1-5% mỗi năm. Số tử vong hằng năm do xơ gan sau viêm gan siêu vi mạn khoảng 4%.

BV Bệnh nhiệt đới TPHCM thường xuyên tiếp nhận điều trị các bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B và C, các bệnh nhân xơ gan sau viêm gan. Hầu hết bệnh nhân đều nhập viện muộn và không có kiến thức về việc phòng bệnh.

BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, giám đốc bệnh viện cho biết, hằng tháng trung bình khoảng 2.400 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh viêm gan siêu vi C mạn tính, 90 trường hợp nhập viện vì bệnh đã diễn tiến đến giai đoạn xơ gan nặng. Trong số đó, phần lớn bệnh nhân mắc bệnh nặng mới hay mình bị viêm gan.

Theo ông Châu, đây là lý do khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém. Nhiều người thậm chí phải phá sản vì bệnh mà vẫn không giữ được tính mạng. Bệnh lây chủ yếu qua đường máu. Do đó việc phát hiện sớm để điều trị viêm gan siêu vi C là cần thiết để đẩy lùi căn bệnh, phòng ngừa diễn tiến xơ gan, ung thư gan.

Siêu vi viêm gan C là loại virus có khuynh hướng xâm nhập tế bào gan, gây ra bệnh viêm gan. Bệnh viêm gan siêu vi C mới được phát hiện từ năm 1989, xét nghiệm chẩn đoán bệnh chỉ có thể làm được trong những năm gần đây.

Siêu vi viêm gan C lưu hành trong máu, do đó bệnh viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường máu. Những đường lây nhiễm siêu vi C chủ yếu là người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C.

Mặc dù các biện pháp lựa chọn người cho máu đang được áp dụng, siêu vi C vẫn có thể lọt lưới và được truyền sang người nhận. Dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C; quan hệ tình dục; mẹ truyền sang con; là những con đường lây nhiễm viêm gan C.

Các nguyên nhân khác như xăm mình, xỏ lỗ tai với vật dụng không tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi C. Ngoài ra, có đến 30-40% trường hợp không rõ đường lây nhiễm.

Meo.vn (Theo VnExpress)

Khi trẻ bị nổi hạch ở cổ

Hạch có ở nhiều nơi trong cơ thể, thường không sờ được. Chúng thực ra là các tổ chức lympho có chức năng sản xuất bạch cầu và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh: vi trùng, vi sinh vật, virut…

Vì sao trẻ bị hạch ở cổ?

Hạch lympho đóng vai trò quan trọng đối với khả năng đề kháng của cơ thể. Hạch thường sưng lên khi cơ thể chống chọi với sự viêm nhiễm gây ra do vi trùng gây bệnh tại chỗ hoặc bệnh toàn thân.

Các hạch sau tai bị sưng thường là kết quả của cảm cúm, viêm họng, viêm da đầu, hoặc một số bệnh nhiễm như Rubella, tăng đơn nhân nhiễm khuẩn. Trong một số trường hợp nhất định, sưng hạch là dấu hiệu của những nguy cơ tiềm ẩn lớn hơn. Những vị trí hạch dễ bị sưng sờ được là vùng 2 bên cổ, sau tai, nách và bẹn. Trong đó, hạch sưng thường làm các bậc phụ huynh lo lắng khi sờ thấy là ở vùng cổ, sau tai.

Hạch cũng sưng lên trong trường hợp do vết côn trùng cắn hay vết thương rách da. Chúng có thể sưng kể cả đối với những bệnh truyền nhiễm thông thường mà trẻ em thường hay mắc phải.

Khi hạch sưng to, kéo dài, trẻ sốt cao thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Khi hạch bị viêm

Viêm hạch có thể do siêu vi trùng gây ra, cũng có thể do vi trùng lao. Một số trường hợp trẻ có viêm amiđan, viêm tai, viêm xoang, các hạch vùng quanh tai, dưới cằm và quanh cổ cũng to ra và hơi đau, nhưng sau khi điều trị các bệnh lý trên, hạch vùng lân cận sẽ nhỏ lại, hết đau.

Trường hợp viêm hạch nhiễm trùng, trẻ sẽ có sốt cao, hạch sưng to, đỏ, nóng đau, có thể bị áp xe do có mủ bên trong hạch hay bị rò mủ ra ngoài. Trẻ cần được trị liệu với kháng sinh thích hợp, khoảng 7-10 ngày sẽ khỏi bệnh và không để lại di chứng gì. Nếu có tụ mủ, trẻ sẽ được rạch và dẫn lưu mủ.

Hạch mới phát hiện thường chỉ to bằng hạt đậu, di động dưới da, không đau hoặc chỉ đau ít. Viêm nhiễm nặng có thể làm các hạch sưng lên thành những khối u to chắc và rất đau. Các hạch lympho có thể tiếp tục sưng lên khá lâu kể cả khi hết bị viêm nhiễm.

Cảm giác đau ở hạch sưng là do sự phồng lên nhanh chóng của hạch trong thời kỳ đầu chống chọi với bệnh truyền nhiễm và sẽ biến mất sau vài ngày. Thời gian hạch nhỏ lại thường lâu hơn thời gian chúng bị sưng lên.

Bệnh không nguy hiểm nếu trẻ được khám và chữa trị kịp thời. Ngược lại, nếu trẻ không được điều trị, vi trùng sẽ lan vào máu gây nhiễm trùng toàn thân, nguy hiểm cho tính mạng.

Chăm sóc và điều trị

Nếu hạch sưng nhỏ đi kèm với cảm lạnh, viêm họng, viêm tai hay viêm nhiễm nhẹ, và các hạch không có dấu hiệu đỏ đau không cần điều trị cụ thể. Bạn có thể tiếp tục theo dõi tại nhà dưới sự hướng dẫn của y tế.

Kháng sinh đường uống có thể dùng để điều trị bệnh nhiễm vi khuẩn. Nếu trẻ có sốt hoặc sưng đau nhiều ngay vị trí hạch viêm, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau hạ sốt Acetaminophen, với liều 10 – 15 mg cho mỗi kilogram cân nặng. Tuy nhiên, trẻ cần uống thuốc theo toa bác sĩ chỉ định và tiếp tục uống cho đủ liều ngay cả khi triệu chứng bệnh có giảm bớt hoặc hết triệu chứng.

Thời gian này, bạn nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt. Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp chất bổ dưỡng chủ yếu là chất đạm (thịt, cá, tôm cua, đậu đỗ), các vitamin và chất khoáng có nhiều trong hoa quả, rau xanh.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát kích thước hạch. Ba mẹ có thể dùng bút vẽ lại đường kính của hạch và so sánh với những lần sau xem hạch có tăng kích thước hay không. Khi bệnh đã hết nhưng hạch chưa nhỏ lại. Với những hạch này thì bạn không phải lo lắng và không cần điều trị hạch cũng tự mất đi.

Nên cho trẻ tái khám theo hẹn của bác sĩ điều trị.

Lưu ý

Bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ khi trẻ có những dấu hiệu sau:

- Trẻ sốt trên 38oC mà không tìm thấy nguyên nhân khác.

- Hạch sưng to, có màu đỏ, sờ thấy rất chắc và đau.

- Sưng hạch có liên quan đến những dấu hiệu nhiễm trùng khác ở các vết thương.

- Da có những vết thương bị chảy máu, bị sưng và đau.

- Các hạch tiếp tục sưng to hoặc xuất hiện không rõ nguyên nhân và kéo dài trên 2 tuần.

Khi thấy trẻ bị rất nhiều hạch ở nhiều nơi như gáy, chẩm, sau tai, góc hàm, sau cơ ức đòn chũm… thì phải đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa lao để xem trẻ có bị bệnh lao sơ nhiễm, hay lao hạch, bệnh về máu…

Meo.vn (Theo Meyeucon)

“Yêu” người viêm gan B, liệu có bị lây?

Sau khi virut viêm gan B “ngủ yên” thì người bệnh cũng nên xét nghiệm 6 tháng/lần để biết nó có tiếp tục "tái xuất" hay không.

Trước khi đi làm xa, tôi có quan hệ tình dục, sau này tôi mới biết bạn gái tôi bị viêm gan B. Bây giờ điều kiện chưa cho phép tôi đi làm xét nghiệm. Vậy nếu tôi bị bệnh thì có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không? Có thuốc chữa bệnh viêm gan B không? Nếu có thì điều trị bao lâu sẽ khỏi. Vì chưa lập gia đình nên tôi rất sợ sau này sẽ ảnh hưởng tới vợ con. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. - Nguyễn Lê (…[email protected])


Trả lời:

Viêm gan B lây truyền qua đường tình dục, qua đường máu, các sản phẩm từ máu và truyền từ mẹ sang con. Viêm gan siêu vi B sau khi nhiễm cấp, nếu không được điều trị kịp thời có thể trở thành mãn tính và gây nên một số bệnh nghiêm trọng về gan như xơ gan và ung thư gan. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hơn nửa triệu người chết mỗi năm do ung thư gan nguyên phát - 80% ung thư gan là do viêm gan B.

Viêm gan B hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị mà chỉ có thuốc kháng virus, giúp ngăn chặn sự phát triển của virus nhằm bảo vệ tế bào gan, hạn chế nguyên nhân dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Việc điều trị khá lâu dài và tốn kém. Sau khi virut viêm gan B “ngủ yên” thì người bệnh cũng nên xét nghiệm 6 tháng/lần để biết nó có tiếp tục "tái xuất" hay không.

Bệnh nhân viêm gan B có thể sốt nhẹ, người mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, vàng da, không muốn vận động. Tuy nhiên, có đến 80% người viêm gan B không có triệu chứng rõ rệt, thậm chí nhiễm trong nhiều năm. Bạn phải đi xét nghiệm máu để xem mình có nhiễm virut viêm gan B hay không. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách chữa trị cụ thể.

BS Nguyễn Thu Giang (Viện phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng)

Meo.vn (Theo Camnanggiadinh)

Biến chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục

Xin cho biết những hậu quả của việc bị mắc bệnh lây truyền qua tình dục, nghe nói nếu mắc bệnh lúc trẻ sau này sẽ khó có con? - (Đào Công Hiệp - Sóc Trăng)

Trả lời:

Thường thì sau khi bị lây nhiễm, không có điều gì xảy ra. Những tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục ngủ yên trong cơ thể chúng ta trong nhiều tuần, nhiều tháng thậm chí nhiều năm. Người bị nhiễm bệnh mới nhận ra được khi mầm bệnh trỗi dậy. Những rối loạn khi thụ thai: sự gia tăng tình trạng có thai ngoài tử cung, làm cho những rối loạn khi mang thai tăng theo.

Ảnh minh họa

Ở phụ nữ: vấn đề hàng đầu của bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể là nguyên nhân gây tổn hại cho đường sinh dục trong khi mang thai. Trong vài trường hợp, người ta đề cập đến tình trạng vô sinh do bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra. Bệnh nhiễm virút clamydia dường như là nguyên nhân chính gây ra những vấn đề hiếm muộn của phụ nữ.

Ở nam giới: cũng có khả năng gặp phải rối loạn về thụ tinh tiếp theo sau bị bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bội nhiễm mầm bệnh khác: do nhiễm bệnh lần đầu không chịu chữa trị đã tạo điều kiện cho bệnh có cơ hội lây nhiễm tác nhân khác. Khi bị nhiễm khuẩn clamydia thì bạn cũng dễ dàng bị nhiễm khuẩn lậu cầu (bệnh lậu). Bệnh lây truyền qua đường tình dục có nguồn gốc từ vi khuẩn: nhiễm clamydia, lậu cầu, giang mai… có thể chữa dứt bệnh.

Tất cả bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có thể điều trị dứt bệnh bằng thuốc kháng sinh. Bệnh lây truyền qua đường tình dục có nguồn gốc từ virút: HIV, mụn rộp, papiloma… Phương pháp điều trị hiện giờ không thể tiêu diệt virút, mục đích điều trị là giới hạn đợt kịch phát và nhiều triệu chứng khác do virút gây ra. Về biện pháp phòng ngừa: đã có sẵn vắc-xin chống viêm gan siêu vi B rất hiệu quả, còn một loại vắc-xin khác chống lại virút papiloma đang được triển khai.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

Meo.vn (Theo Suckhodoisong)

Gần như tháng nào bé cũng bị viêm đường hô hấp?

Tôi có cháu trai được 6 tháng tuổi nhưng rất hay bị bệnh về đường hô hấp. Gần như tháng nào cháu cũng bị. Lúc được hơn tháng tuổi, cháu bị viêm phế quản phổi. Sau đó là ho và mới đây bị viêm phổi, phải tiêm 7 ngày....

Tôi được biết hiện nay có hai loại thuốc tăng cường miễn dịch cho trẻ là Broncho - vaxom 3,5mg và Vacunace. Tuy nhiên tôi rất bối rối không biết nên dùng loại nào cho phù hợp với cháu và ít tác dụng phụ. Rất mong bác sĩ cho tôi một lời khuyên (Thu Hường)

Ths.Bs.Bùi Nguyễn Đoan Thư, Khoa Hô Hấp, BV Nhi đồng 2, trả lời:

Chào bạn,

Thật khổ tâm khi thấy đứa con thân yêu của mình cứ bị bệnh tái đi tái lại mãi, phải không bạn ? Thật vậy, trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi rất dễ mắc bệnh do sức đề kháng còn kém và bệnh thường gặp là các loại bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá. Đa số các bệnh này do siêu vi gây ra (gần 90%) và thường tự khỏi mà không cần điều trị kháng sinh. Một số trường hợp có thể bị bội nhiễm thêm vi trùng (có nghĩa là vi trùng lúc bình thường vẫn thường trú tại chỗ không gây bệnh, thừa lúc cơ thể đang bệnh do siêu vi bèn tấn công thêm vào gây nên hiện tượng bội nhiễm), khi đó phải sử dụng đến kháng sinh. Khoảng 10% các trường hợp còn lại, bệnh do vi trùng trực tiếp gây ra và cần dùng kháng sinh ngay.

Hai loại thuốc bạn đề cập (Broncho-vaxom child và Vacunace) thực chất là các chất ly giải từ một số loại vi trùng thường gây bệnh ở đường hô hấp, được làm đông khô và đóng gói. Các chất này tuy được trích ra từ vi trùng nhưng không hề gây bệnh, ngược lại còn giúp cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại các vi trùng trên. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, 90% các bệnh viêm nhiễm là do siêu vi, nên dù trẻ đã được dùng thuốc phòng ngừa vẫn có thể mắc bệnh tiếp tục. Do đó, các biện pháp vệ sinh cơ bản vẫn luôn quan trọng hàng đầu : tránh để trẻ bị nhiễm lạnh hoặc ra nhiều mồ hôi, tránh tiếp xúc trực tiếp với những người đang mắc bệnh, tránh khói bụi- khói thuốc lá, rửa tay sạch sẽ cho trẻ và cả người chăm sóc trẻ bằng xà phòng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng... Chúc bạn nuôi con khoẻ!

Meo.vn (Theo BV Nhi Đồng 2)

Khi viêm họng chữa mãi không khỏi

Có rất nhiều người bị viêm họng uống hết kháng sinh này đến kháng sinh khác nhưng bệnh vẫn không hết. Theo lý giải của PGS.TS.BS Đặng Xuân Hùng – Trưởng khoa tai mũi họng, BV. Cấp cứu Trung Vương, với những bệnh nhân này, viêm họng là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Uống bao nhiêu thuốc… đau vẫn hoàn đau!

Ho, đau họng, khàn tiếng anh Hoàng Tiến Nam được bác sĩ chẩn đoán bị viêm họng. Anh uống thuốc 10 ngày thì hết bệnh. Nhưng khoảng nửa tháng sau anh lại bị ho, họng sưng tấy, khi nuốt đồ ăn nước uống luôn có cảm giác như có gì đó chèn ngang họng bác sĩ lại chẩn đoán anh bị viêm họng, uống 15 ngày thuốc anh đỡ bệnh. Nhưng một thời gian sau anh lại bị lại. Chỉ đến khi bác sĩ tiến hành nội soi mới phát hiện anh bị bệnh trào ngược dạ dày.


Cổ họng đau rát, nuốt nước cũng đau anh Nguyễn Minh Nhật đi khám bác sĩ thì được biết bị viêm họng. Anh uống thuốc 2 tuần, bệnh có giảm hơn nhưng ngay sau đó bệnh lại tái phát. Anh Nhật lại tiếp tục uống thuốc viêm họng. Bệnh hết. Nhưng không lâu sau đó tình trạng bệnh cũ lại xuất hiện. Mãi sau này anh Nhật mới được phát hiện là bị viêm xoang.
Chị Mỹ L. họng sưng, đỏ, mưng mủ bác sĩ cho rằng chị bị viêm họng rồi kê đơn thuốc. Bệnh không thuyên giảm, bác sĩ đổi thuốc cho chị. Hết thuốc đau vẫn hoàn đau. Chị L. bần thần khi kết quả xét nghiệm cho thấy chị mắc bệnh lậu vì “quan hệ” bằng miệng.

PGS.TS.BS. Đặng Xuân Hùng cho biết, viêm họng là viêm hệ thống niêm mạc họng. Có 3 loại viêm họng viêm họng mũi, viêm họng miệng và viêm họng thanh quản. Viêm họng mũi là do môi trường, viêm họng miệng là do nói nhiều và viêm họng thanh quản là do hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Theo PGS. Đặng Xuân Hùng, viêm họng do nhiều nguyên nhân như siêu vi, vi trùng hoặc nấm. Trong đó, trên 80% do siêu vi, chỉ có một số nhỏ do nhiễm trùng.

Tuy nhiên, rất nhiều người cứ nghĩ viêm họng là do nhiễm trùng nên dùng kháng sinh. Điều này rất nguy hiểm, nếu viêm mũi họng do siêu vi dùng kháng sinh sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết. Thực tế, trong điều trị bệnh viêm mũi họng điều quan trọng chưa phải là kháng sinh mà quan trọng nhất là “tổng vệ sinh” tai mũi họng. Cụ thể, cần có chế độ vệ sinh hàng ngày như súc họng bằng nước muối sinh lý; súc rửa mũi 1 - 2 lần bằng nước biển sâu và nhỏ nước rửa tai.

Hậu quả khó lường

TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn (Bộ môn Nhi - ĐH Y Dược TP.HCM), thư ký Chi hội Tiêu hóa nhi Việt Nam cho biết, rất nhiều người bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản ảnh hưởng đến hệ hô hấp, bị viêm họng. Trong những trường hợp bị viêm họng do bệnh trào ngược nếu không điều trị bệnh trào ngược thì bệnh viêm họng sẽ không khỏi và tái phát nhiều lần. Riêng bệnh trào ngược nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, các biến chứng của bệnh trào ngược có thể thấy ngay ở đường tiêu hóa mà cơ quan gần nhất phải gánh chịu là thực quản. Thực quản sẽ bị viêm với nhiều mức độ khác nhau gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và biến chứng nặng nề nhất lên thực quản là “thực quản Barrett”, là tình trạng thực quản bị viêm chít hẹp lại, gây khó khăn cho sự lưu thông thức ăn từ trên xuống.

Người bệnh dễ bị ho, khò khè kéo dài mà không đáp ứng với các điều trị thông thường. Hoặc bị khàn tiếng do dây thanh trong cổ họng bị dày lên, hậu quả của tình trạng dịch acid ở dạ dày trào vào vùng hầu họng. Gần đây, các nhà khoa học cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan mật thiết ở những người bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản và tình trạng hen suyễn. Ngoài ra, người bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm xoang, sụt cân, suy dinh dưỡng…

PGS. Đặng Xuân Hùng khuyến cáo, để điều trị triệt để bệnh viêm họng cần phải khám, tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu như vậy mới mong chữa khỏi bệnh và tránh bị các biến chứng nguy hiểm

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Cạo gió để hạn chế dùng thuốc

Đã từ lâu, trong dân gian để chữa một số chứng bệnh nhẹ như cảm mạo, bà con ta dùng cách xông lá thuốc, đánh gió, chích lể, giác hút…, trong đó, cạo gió là cách làm đơn giản, dễ thực hiện nhất nên được dùng thường xuyên.

Cần nói ngay, đây là cách chữa theo kinh nghiệm lưu truyền bất thành văn nên không có trong y văn của y học hiện đại, cũng không thể giải thích duy lí như trong trường đại học y khoa hay các bệnh viện chính quy; song có một thực tế phải thừa nhận là nó giúp ích thiết thực, hiệu quả cho mọi người khỏi được những cơn đau mỏi, nhức đầu, cảm cúm… nhanh gọn, không tốn tiền, không mất thời gian phiền nhiễu chờ đợi .

Cạo gió không chữa bệnh mà chữa chứng, nghĩa là chữa những cơn đau, nhức mỏi, đau bụng, đầy bụng, cảm gió, cảm cúm, chắc chắn là không chữa viêm ruột thừa hay gãy chân, gãy tay, nhưng không vì thế mà không có ích khi nó giải quyêt một việc mà y học hiện đại quan tâm là chữa khỏi triệu chứng. Trong thuật chữa bệnh, thầy thuốc phải trị được nguyên nhân chính nhưng không thể không chữa những triệu chứng vì nhiều khi người bệnh rất khổ sở, phàn nàn, kêu la vì các triệu chứng đó. Ví dụ khi đau dạ dày, phác đồ điều trị bao giờ cũng gồm cả thuốc chữa viêm loét (chữa nguyên nhân) đồng thời phải có thuốc chữa triệu chứng để trị cơn đau, chứng đầy hơi, chứng mất ngủ... Ngay cả khi chưa rõ được nguyên nhân chính của bệnh, vẫn phải điều trị triệu chứng như trong trường hợp sốt cao phải tìm cách hạ sốt.

Như vậy, chữa được triệu chứng đã giúp người bệnh giảm đau đớn và trong đa số các bệnh nhẹ, cơ thể sẽ tự hồi phục nhờ vào khả năng đề kháng, miễn dịch của chính cơ thể. Cạo gió làm được điều này rõ nhất trong chữa cảm cúm, vì khi nhiễm virus cúm, thuốc kháng sinh không có tác dụng để diệt siêu vi trùng. Tất cả những triệu chứng sốt nhẹ, đau mỏi rã rời mình mẩy, sổ mũi, nhức đầu… hoàn toàn chỉ cần cạo gió rồi làm “bát cháo Thị Nở” là sẽ nhẹ hẳn người, dăm ba hôm bệnh tự lui mà không cần dùng viên thuốc nào.

Hiện tại, y học hiện đại phải đối mặt với một câu hỏi khó: Dùng thuốc “tây” như thế nào cho đúng? Một lí do đơn giản, các loại hóa dược bên cạnh tác dụng dược lí chủ đạo để trị bệnh bao giờ cũng kèm theo tác dụng phụ ngoài ý muốn. Nếu cho “toa” thuốc không thận trọng, người bệnh sẽ gánh thêm bệnh khác phát sinh do tác hại của thuốc. Rõ rệt nhất là các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm luôn ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày.

Giải pháp tốt là biết cách cạo gió thay cho dùng các thuốc chữa triệu chứng để tránh được những hệ lụy vừa tốn tiền mua thuốc vừa hại cho gan, thận.

Cạo gió như thế nào cho đúng cách?

Khi bị cảm cúm, cảm gió, cảm lạnh, đầy hơi, chướng bụng, đau mỏi các cơ, đau mình mẩy, nhức đầu, chóng mặt… có thể cạo gió thay cho dùng thuốc. Nguyên tắc đơn giản nhưng bất di bất dịch là khi cạo thấy da nổi vệt tím đỏ là đúng. Nếu cạo không thấy gì thì ngừng ngay và đi khám bệnh để tìm nguyên nhân khác.

Không cạo gió cho các chấn thương như bong gân, gãy xương. Không cạo gió cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ. Không cạo gió khi có bệnh ngoài da hay bị những trầy xước trên da. Không cạo gió những người có bệnh lí tim mạch. Không cạo dọc cột sống .

Tránh gió, tránh dùng quạt cả trong và sau khi cạo. Khi cạo xong cần ủ ấm người bệnh, cho uống nước nóng, ăn cháo nóng, nằm nghỉ thoải mái, khi trong người thấy khỏe mới được tắm rửa bằng nước nóng.

Trước đây, có cách đánh gió bằng trứng gà luộc, tóc rối, gừng tươi và đồng bạc, có hiệu quả tốt, nhưng khó thực hiện, không tiện lợi bằng cách cạo gió hiện giờ nên chỉ có lời khuyên bà con lúc nào cũng có theo người một lọ dầu nhỏ và một cái thìa inox để có thể chữa trị hiệu quả những cái trái gió trở trời.

Meo.vn (Theo Lao Động)