Lưu trữ cho từ khóa: say xe

Bí quyết giúp bạn thoát khỏi cảm giác say xe

Chúng ta thường “làm bạn” với tàu xe trong những chuyến đi xa ngày cuối năm như đi công tác, du lịch hay về quê. Đông người vốn mệt, say sóng trên xe càng khổ hơn.

Những bật mí dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi cảm giác say xe để tận hưởng chuyến đi thú vị hơn!

1. Chọn lọc hành lý theo tiêu chuẩn “Ít là nhất”: ưu tiên mang theo những thứ thật cần thiết cho chuyến đi sắp tới. Những thứ quá cồng kềnh, chiếm diện tích sẽ khiến bạn thêm mệt mỏi khi di chuyển. Thêm “mẹo” nhỏ để hành lý gọn gàng là bạn có thể cuộn tròn quần áo, vừa giúp quần áo ít nhăn, vừa tiết kiệm diện tích va ly nhé.

bi-quyet-giup-ban-thoat-khoi-cam-giac-say-xe

2. Mặc trang phục theo công thức “2GN”: mặc những trang phục thật Giản dị, Gọn gàng và Nhẹ nhàng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái trên chuyến đi. Khi “đóng khung” trong những chiếc áo quá dày, hay những chiếc váy quá cầu kỳ chỉ càng làm cơn say xe của bạn “được dịp lấn lướt”, khiến bạn thêm mệt mỏi, uể oải.

3. Nhấn “F5″ cho tinh thần thoải mái: “mẹo” để bạn quên đi cảm giác say tàu xe là đừng nghĩ gì đến chuyến đi sắp tới. Tắm rửa sạch sẽ để tinh thần thư thái, “thả lỏng” đầu óc và nghĩ đến một chuyến du lịch thật thú vị sắp tới hay gặp lại những người thân yêu cũng sẽ giúp bạn không nhớ tới cảm giác say tàu xe đáng ghét đó.

4. “Dùng nhạc chữa say”: chọn chế độ shuffle những giai điệu nhẹ nhàng, du dương mà bản thân yêu thích, chỉnh âm lượng vừa phải và thả mình theo điệu nhạc sẽ giúp bạn quên đi khoảng cách xa xôi của hành trình, xua tan những mệt mỏi trong tinh thần.

5. Đánh thức vị giác bằng quà vặt ưa thích: vị the cay của viên kẹo bạc hà hay mằn mặn của xí muội sẽ xua đi mùi tàu xe một cách hiệu quả, giúp bạn không còn nhớ đến cảm giác buồn nôn, khiến chuyến đi càng thêm dễ chịu và thoải mái.

6. “Trang bị” sức khỏe trong suốt chuyến đi: say tàu xe là hiện tượng dễ gặp khi cơ thể bạn mệt mỏi và mất nước trong suốt hành trình. Với vị cock-tail đặc trưng có ga nhẹ, thức uống Isotonic 7Up Revive còn có chứa thêm chất điện giải thiết yếu cho cơ thể như Natri, Kali, Magie và đặc biệt Vitamin B3, B6, B12 nhanh chóng bù nước và xua đi cảm giác mệt mỏi, giúp bạn luôn giữ trạng thái cân bằng, sảng khoái để tận hưởng chuyến đi.

(Theo Tuổi Trẻ)

Thoát khỏi nỗi ám ảnh say tàu xe

(Webtretho) Đi chơi thì thích thật đấy, nhưng việc di chuyển bằng tàu, xe lại là nỗi kinh hoàng của rất nhiều người vì họ luôn bị say xe (và gây kinh hoàng cho cả những người không say xe ngồi bên cạnh khi phải trải nghiệm cảnh tượng này nữa).

Làm sao để chống say tàu xe trên mỗi cuộc hành trình? Để bạn luôn vui vẻ, khỏe mạnh và tận hưởng chuyến đi thú vị? Mời bạn tham khảo các lời khuyên tại đây.

chống say xe

Ảnh: Getty Images

5 thủ thuật giảm buồn nôn do say nắng và say tàu xe

Khi bị say nắng hoặc say tàu xe, bạn có thể áp dụng 5 thủ thuật dưới đây nhằm giảm bớt những cơn nôn nao cực kỳ khó chịu và mệt mỏi.

Theo giáo sư, tiến sỹ người Anh, ông Graham Archard, mất nước là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng nôn nao. Vị giáo sư này cũng chia sẻ năm thủ thuật để giảm bớt những cơn nôn nao khi bị say nắng hoặc say khi tham gia giao thông.

Năm thủ thuật đó bao gồm:

1. Tránh sử dụng nước cam vì các chất axit có trong loại quả này sẽ làm dạ dày bị tổn thương và trách uống các loại nước giải khát có chứa chất kích thích, nhất là cồn và cà phê, vì các chất này sẽ làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn.

2. Ăn cháo có thể giúp cơ thể giải phóng năng lượng “thừa” và phục hồi lượng đường trong máu.

3. Trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, nên uống 1/2 lít nước khoáng. Trong những quãng thời gian này nên đặc biệt hạn chế những đồ uống có cồn vì chúng có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu và cơ thể buộc phải phản ứng lại bằng cách “sản xuất” thêm insulin, dẫn đến những cơn đau đầu, hạ đường huyết và cảm giác đói.

4. Bánh mì và thịt xông khói có chứa nhiều protein sẽ là một sự lựa chọn rất hữu quả cho cơ thể khi bị say hoặc có triệu chứng nôn nao.

5. Uống paracetamol để giảm đau đầu là cần thiết, nhưng tránh uống aspirin vì có thể gây thêm triệu chứng buồn nôn và khó tiêu.

(Theo aFamily)

Rượu gừng nhiều công dụng

Rượu gừng có công dụng tuyệt vời trong điều trị cảm, đau khớp, buồn nôn, hạ cholesterol, khó tiêu, bệnh gout, hội chứng ruột kích ứng…

Để chế biến rượu gừng, lấy nửa chén gừng tươi băm nhuyễn (gừng khô thì khoảng 1/4 chén), cho vào hũ thủy tinh miệng rộng, màu tối, sạch và khô nhằm tránh ánh sáng, ô nhiễm. Sau đó, cho vào hũ một chén rượu Vodka (nếu là gừng tươi) hoặc 2/3 chén rượu Vodka cộng 1/3 chén nước (gừng khô), đậy nắp lại và lắc hũ trong khoảng 2 phút.
Dùng giấy ghi tên sản phẩm và ngày chế biến, dán vào hũ để tránh nhầm lẫn. Trong 2 tuần kế tiếp, lắc hũ khoảng 1 phút mỗi ngày, sau đó lọc bỏ bã lấy phần rượu, pha một muỗng cà phê với tách nước ấm uống. Rượu gừng để ở nơi khô mát, tránh ánh sáng, có thể bảo quản 1 - 2 năm.

Người đi chơi xa có thể đem theo sản phẩm này để tránh nôn mửa do say xe và phòng cảm mạo khi thay đổi thời tiết. Những bệnh nhân đang hóa trị liệu cũng nên dùng rượu gừng để giảm buồn nôn. Lưu ý, phụ nữ có thai và bệnh nhân mắc các bệnh về mật không nên dùng sản phẩm này. Khi đi khám bệnh, lúc bác sĩ kê đơn thuốc, bạn cần báo mình đang dùng rượu gừng để tránh “nguy cơ” tương tác thuốc.


Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường (ĐH Dược Murdoch - Úc)
Meo.vn (Theo NLD)

Em hay đau đầu, chóng mặt và nôn khi đi tàu xe, bệnh này nên trị thế nào BS ơi?

Em đã thử nhiều cách như ngậm gừng, ngồi ở phía trước gần tài xế lái xe, ăn trước khi đi… nhưng tình hình vẫn không cải thiện.

Chào bác sĩ,

Mỗi lần đi tàu, xe em hay bị đau đầu, chóng mặt và nôn. Em đã thử nhiều cách như ngậm gừng, ngồi ở phía trước gần tài xế lái xe, ăn trước khi đi… nhưng tình hình vẫn không cải thiện được bao nhiêu, nhiều lúc cảm giác thấy sợ khi đi công tác hay một chuyến đi xa, điều đó làm ảnh hưởng nhiều đến công việc.

Cho em hỏi, em bị bệnh gì và xin bác sĩ tư vấn mua thuốc để điều trị. Em cảm ơn! - (Nguyễn Văn Nam - Quảng Nam)


Trả lời:

Chào em,

Em có các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa khi đi tàu, xe, máy bay được gọi là rối loạn tiền đình do di chuyển. Có người còn bị vã mồ hôi, tụt huyết áp, mệt lã…

Tiền đình là một hệ thống có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế, trong phối hợp các cử động của mắt, đầu và thân mình… Khi đi tàu xe sự di chuyển, lắc lư, chòng chành, lên xuống của phương tiện làm cho mạch máu tai trong bị co thắt dẫn đến tăng thể tích nội dịch và giãn lòng ống nội dịch, ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình, gây ra rối loạn tiền đình kiểu say sóng.

Ngoài ra, những phản xạ thần kinh của cơ quan nội tạng truyền về trung tâm nôn ở não cũng góp phần làm tăng chứng say tàu xe. Chẳng hạn như ăn quá no hoặc quá đói, mất ngủ, bực tức, mệt mỏi, khói thuốc lá, mồ hôi người, mùi xăng... cũng có thể gây đau đầu, buồn nôn cho một số người quá mẫn cảm.

Phòng ngừa:

- Trước ngày đi em cần giữ tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi, tránh để mất ngủ, nên ngủ sớm.

- Trước khi đi 30 phút nên ăn nhẹ. Không dùng đồ uống có gas, rượu trước và trong khi đi.

- Nếu đi xe ô tô thì ngồi phía đầu xe để đỡ xóc, nếu đi tàu thì ngồi ở cuối đoàn tàu, ngồi cạnh cửa thoáng gió, tránh khói thuốc lá. Có thể ngửi thêm vỏ quýt để lấn át mùi xăng, dầu của tàu xe.

- Xe chạy chỉ nên nhìn phía trước mặt, không nhìn phía sau, không nhìn gần hai bên đường để tránh cảm giác các vật đang di động ngược chiều với hướng đi của xe. Thỉnh thoảng nên hít thở sâu, vận động nhẹ nhàng cho máu lưu thông đều khắp cơ thể.

- Kết hợp với uống thuốc chống say xe như nautamin, dimenhydrinate… ít nhất 30 phút trước khi đi.

Em thử áp dụng các cách trên xem sao nhé. Chúc em sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh khi đi tàu xe.

BS Châu Thị Kiều Oanh

Meo.vn (Theo alobacsi)

Một số bí quyết cho người bị say xe

Sau một chuyến đi dài, cơ thể rơi vào trạng thái choáng váng, chóng mặt, buồn nôn. Bao nhiêu dự định không thể thực hiện vì bạn quá mệt mỏi. Bởi vậy, làm sao để không say xe luôn là mối quan tâm của mọi người khi ngồi trong ôtô.

Say xe là hiện tượng khá phổ biến, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thể chất của từng cá nhân. Những người ít đi xe, trẻ em từ 2-12 tuổi, phụ nữ là những đối tượng dễ bị say xe. Người say thường chóng mặt, choáng váng, đứng không vững, mệt mỏi, buồn nôn.

Nguyên nhân do não nhận được các thông tin trái ngược nhau từ mắt và tiền đình, cơ quan chịu trách nhiệm về sự cân bằng của cơ thể. Đôi khi say chỉ là do tâm lý, nếu ai đó nghĩ rằng mình dễ bị say xe thì họ có nguy cơ mắc phải hiện tượng này cao hơn người khác.

Đối với một chuyến đi hàng trăm cây số, dù là người khỏe mạnh cũng cảm thấy mệt mỏi. Bởi vậy, chuẩn bị thể lực tốt trước khi đi là điều quan trọng.

Trước và trong khi đi không nên ăn quá no hoặc uống các loại nước có ga vì chúng dễ gây cảm giác buồn nôn. Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn nhẹ, sử dụng các loại bánh quy khô, bánh mỳ để hút dịch dạ dày.

Nên nhai một nhánh gừng hoặc ngậm kẹo gừng, bởi chúng có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, giảm sự hoạt động của Histamine dẫn đến giảm co thắt cơ trơn, giảm dị ứng với các protein lạ, chống say xe.

Nếu bạn là người dễ say xe, hãy đề nghị với các bác tài cho mình ngồi phía trên, gần cửa thông gió. Ở trong xe nhìn ra ngoài, bạn luôn có cảm giác cảnh vật hai bên đường chạy giật lùi về phía sau. Càng nhìn vuông góc với xe thì tốc độ chạy giật lùi đó càng nhanh, bạn dễ bị chóng mặt hơn. Bởi vậy, hãy nhìn thẳng về phía trước.

Ngồi trong xe mấy tiếng đồng hồ thật buồn chán, chi bằng mang theo quyển sách để đọc lúc rảnh rỗi. Ý tưởng đó chắc chỉ xuất hiện ở những người lần đầu tiên đi xa. Đọc sách trên xe khiến tầm nhìn của bạn cố định, trong khi tai và cơ thể lại thu được tín hiệu chuyển động, bởi thế bạn sẽ chóng mặt.

Nghe nhạc hoặc nói chuyện với mọi người xung quanh sẽ giúp bạn phân tâm, quên đi cảm giác say và mệt mỏi.

Giải pháp dùng bông bịt tai, đáp khăn lạnh lên trán và chìm vào giấc ngủ sẽ làm hành trình ngắn lại và là cách giữ sức tốt nhất.

Cuối cùng là sử dụng thuốc chống say. Đối với những người không muốn uống thuốc có thể sử dụng miếng dán dưới tai.

Meo.vn (Theo VnExpress)

Chồng “nổ”, vợ khổ!

Có chồng hay huyên thuyên chuyện trên trời dưới đất là điều mà không ít chị em buồn lòng, thậm chí xấu hổ với người xung quanh. Thế nhưng, mặc cho vợ khuyên can, những “quả bom tấn” ấy vẫn chứng nào tật nấy…

Mọi lúc mọi nơi

Thanh, một giáo viên tiểu học, công tác tại TP Biên Hòa (Đồng Nai), lập gia đình cách đây 5 năm. Từ ngày mới yêu nhau chị đã biết chồng có tính hay khoe khoang, nhưng lại nghĩ khi nên vợ nên chồng sẽ “điều chỉnh” anh dần dần.

Nào ngờ, sau ngày cưới, “bệnh” của anh càng ngày càng nặng, “nổ” mọi lúc mọi nơi. Có lần vợ chồng đi dự tiệc ở cơ quan chị, vừa ngồi vào bàn, anh đã bắt đầu: “Tôi gọi taxi đi được một đoạn, bà xã kêu say xe đành quay về đi xe máy. Bụi bẩn quá!”. Cả nhóm bạn đưa mắt nhìn nhau bởi họ biết thừa chị Thanh chẳng bao giờ say xe. Chưa hết, khi nhập tiệc được một hồi anh lại “nổ” toàn chuyện quen sếp này, sếp nọ, làm ăn mối nhỏ, mối to, đi nhậu tăng ba, tăng bốn, em út đấm bóp xông hơi… khiến ai nấy chỉ biết cười trừ, nhăn mặt. Chị Thanh ngồi cạnh ngượng ngùng cười gượng.

Ấy là chưa kể, dịp tết vừa rồi cùng chồng về quê, dù đã chuẩn bị suốt cả năm trời nhưng chị Thanh vẫn xót ruột bởi những khoản chi ngoài dự kiến do tính bốc phét của anh. Chẳng hiểu sao, gặp ai chồng chị cũng khoe mình vừa lên chức này chức nọ, lương cao, của biếu đầy nhà nên mấy đứa cháu cứ xúm vào xin mừng tuổi “tờ xanh”. Vì muốn làm đẹp mặt chồng nên chị đành ngậm ngùi rút “tờ xanh” mà trong lòng ấm ức. Giận chồng, suốt tuần nghỉ tết, chị lặng thinh chẳng nói nửa câu.

Vợ muốn “độn thổ”

Tương tự chị Nhung (Thủ Đức, TP.HCM) cũng khốn khổ vì chồng hay “bốc giời để xuống đất”. Đi đâu, anh Tuấn, chồng chị cũng khoe có bác nọ, chú kia ở bên Tây, bên Tàu làm sếp, sẵn sàng bảo lãnh cho cả nhà xuất ngoại bất cứ lúc nào. Điệp khúc ấy anh đã “phát đi phát lại” từ lâu nhưng mãi đến nay vợ chồng anh chị vẫn sống trong căn nhà cấp 4 cuối hẻm, chỉ tạm đủ ăn nên nhiều người hỏi kháy sao chưa thấy đi nước ngoài định cư? Nghe vậy chị Nhung càng tức với chồng, chẳng biết chú, bác ở đâu chỉ thấy bà con khu phố săm soi với ánh mắt không thiện cảm.

Đã vậy, anh Tuấn lại hay “nổ” qua điện thoại. Cứ ở chỗ đông người là y như rằng anh gọi điện thoại “giải quyết” toàn việc lớn, “chỉ đạo” phi vụ nọ, phi vụ kia. Ai không biết cứ tưởng anh là một đại gia thứ thiệt chứ đâu biết anh… giả vờ gọi điện. Có lần đang trong lúc anh “nổ” thì chuông điện thoại kêu, chưa biết xử lý thế nào anh cứ tiếp tục “chỉ đạo” thêm vài câu nữa. Nào ngờ cuộc điện thoại ấy là của một người bạn đứng ngay bên cạnh cố tình chơi khăm. Chị Nhung phải muối mặt kéo chồng chuồn đi nơi khác.

Về nhà góp ý với chồng nhưng lần nào anh cũng phùng mang trợn mắt quát vợ chẳng biết gì. Suốt mấy năm nay chị Nhung đành âm thầm chịu đựng, thỉnh thoảng lại buông tiếng thở dài ảo não.

Còn chị Nga có chồng là bộ đội, công tác tại một trường đào tạo sĩ quan. Chồng chị cũng được xếp vào hàng “nổ như bom tấn”. Anh mới chỉ tốt nghiệp sĩ quan nhưng ngồi đâu anh cũng khoe vừa học xong… cao học! Trình độ tiếng Anh tương đương bằng C, hiện đang nhận dạy kèm ôn thi đại học. Bởi vậy, cuối tuần vừa rồi có hai bố con ở làng bên tìm đến nhờ anh dạy kèm chuẩn bị thi tốt nghiệp. May mà chỉ có chị ở nhà, khéo léo khước từ với lý do: “Dạo này nhà cháu rất bận”, chứ không thì…

Hic chồng em cũng là một thầy nổ. Không biết ai chịu nổi như em không? Lúc nào ổng cũng tỏ ra là mình có tiền, đi đâu cũng kêu sẽ mua cái này cái kia. Rốt cuộc tiền không có nên chẳng bao giờ thấy mua sắm gì. Trình độ thì chẳng bằng ai, vậy mà lúc nào cũng tỏ ra mình tài giỏi, chuyện gì cũng biết không cần ai khuyên bảo điều gì. Tính thì hay nhậu, quanh năm đo đường, tiền làm ra chỉ đủ cho ổng sửa xe và trả nợ vì hay làm mất tiền của công ty. Vợ khuyên ngăn thì bảo là vợ hắt hủi, trọng đồng tiền hơn chồng. Đôi khi xót xa, buồn quá! (Misu, diễn đàn yeucon.vn)

Meo.vn (Theo TNO)

Bí quyết hạn chế say tàu xe

Đối với nhiều người di chuyển bằng các phương tiện tàu, xe, máy bay là nỗi kinh hoàng với cảm giác ói mửa, mệt nhoài. Hành trình của bạn sẽ dễ chịu hơn nếu bạn thực hiện được những điều sau.


* Ăn uống đầy đủ bữa (nhưng đừng quá no) ít nhất một giờ trước thời điểm khởi hành. Cần tránh các thức ăn quá béo, có chất cồn và các chất kích thích như trà hay cà phê.

* Trong xe hơi, xe buýt hay trên tàu biển, bạn nên chọn ngồi ở khoảng giữa, để tránh các chuyển động xóc, nảy và để hạn chế bớt tầm nhìn. Nếu bạn ngồi đằng trước, hãy tập trung sự chú ý của mình vào những điểm bất động đằng xa. Trên máy bay, hãy chọn chỗ ngồi gần cánh máy bay.

* Tránh đọc, viết hay vận động chân tay trong hành trình.

* Tránh những tình huống khiến bạn cuồng nhiệt quá mức, hạn chế nghe nhạc quá lớn, không nên hút thuốc lá và sử dụng nước hoa có mùi nồng nặc. Bạn có thể mở các cửa sổ thường xuyên để không khí trong tàu, xe được đối lưu.

* Chuẩn bị trước thức uống có đường, một ít bánh ngọt hay kẹo cao su để có thể nhâm nhi trong hành trình.

* Giảm thiểu các cử động mạnh cơ thể, đặc biệt là đầu. Nếu bạn có cảm giác buồn nôn, hãy nhắm mắt lại và hít thở thật sâu.

* Nếu đi bằng xe riêng, nên chọn đi trên các con đường rộng, thông thoáng hơn là những con đường nhỏ quanh co khúc khuỷu. Bạn có thể yêu cầu tài xế cho xe chạy thật êm. Và cuối cùng, đừng ngần ngại tự mình lái xe, vì thường bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều khi cầm tay lái. Bạn cũng nên cho xe dừng lại nhiều lần trong hành trình, để trẻ em có thể bước ra ngoài nghỉ ngơi đôi chút.

* Bày các trò chơi trên xe để giúp các bé quên đi sự say xe (chẳng hạn kể cho các bé nghe các câu chuyện giả tưởng, hay bày các trò đố vui…)

* Nếu các bé say xe, bạn có thể làm yên lòng trẻ bằng cách giải thích cho bé hiểu rằng tình trạng cơ thể mệt mỏi như vậy là không có gì nghiêm trọng. Hãy khuyến khích bé giữ tâm trạng bình thường. Bạn nên nhấn mạnh rằng, nơi cần đến sẽ không còn xa mấy. Và bày tỏ sự khen ngợi của mình mỗi lần bé vượt qua được cơn say xe. Nếu giúp trẻ giảm đi các lo âu với việc đi tàu xe, bé sẽ hạn chế được cảm giác buồn nôn.

Tuyết Minh (Top Santé)

(Theo Phunu)

Cách xử trí khi say tàu xe

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiTriệu chứng say tàu xe thường đi kèm các cảm giác buồn nôn, hoa mắt rất khó chịu. Một số lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn xử trí khi gặp tình huống này.

Nguyên nhân

Khi ta đi lại trên một phương tiện di chuyển như ô tô, tàu thuyền, máy bay gây cho ta một cảm giác khó chịu gọi là say tàu xe. Nguyên nhân của triệu chứng này là do sự thay đổi và tăng tiết chất dịch ở tai trong khi di chuyển trên các phương tiện chuyển động, từ đó gây ra một kích thích có cảm giác khó chịu, đặc biệt là ở dạ dày.

Biểu hiện lâm sàng

Tùy theo mức độ nhạy cảm từng người mà triệu chứng say xe xuất hiện sớm hay muộn, nặng hay nhẹ. Tuy nhiên triệu chứng thường biểu hiện chung nhất là:

- Đầu tiên người bệnh cảm thấy khó chịu, nôn nao, choáng váng. Nếu nhẹ thì thường triệu chứng này sẽ thoáng qua, người bệnh thích nghi dần và hết hoàn toàn khi phương tiện ngừng di chuyển.

- Nếu nặng hơn thì người bệnh: Tiết nhiều nước bọt ở miệng. Bao tử cồn cào. Buồn nôn và nôn. Da tái nhợt, đau đầu, choáng váng. Thở nhanh, vã mồ hôi.

Cách xử trí

Nên uống thuốc chống say tàu xe trước khi đi 15 đến 20 phút. Hãy chọn loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình, có thể tham khảo ý kiến của các bác sỹ, dược sỹ. Tránh dùng chung thuốc với rượu.

Các biện pháp hỗ trợ như:

- Nằm nghỉ ngơi, ngả người trên ghế tối đa ra phía sau.

- Đắp khăn lạnh trên trán và cổ.

- Không nhìn các phương tiện di chuyển bên ngoài.

- Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá...

- Không đọc sách báo

- Có thể nhai kẹo cao su, hay nhấp nước lọc.

Theo Ykhoanet

Giúp trẻ tránh say xe

Những ngày hè lý thú đang tới gần, vợ chồng bạn dự định tặng con một kỳ nghỉ thật vui, phần thưởng xứng đáng cho kỳ học miệt mài của bé. Con bị say xe rõ ràng là kém vui rồi. Nhưng trước khi viện đến thuốc, bạn hãy thử một vài mẹo sau.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Cho trẻ ăn uống nhẹ trước khi đi

Vậy cũng có nghĩa là cuộc hành trình bị ngắt quãng nhiều vì phải đi… toilet, nhưng với những người có xu hướng say xe, nghỉ chân thường xuyên trên suốt chặng đường sẽ có tác dụng tốt. Chỉ cần lưu ý đồ ăn nhẹ không được phép có nhiều đường và caffeine.

Không chơi games hay đọc sách trên xe

Tập trung vào trò chơi điện tử, đọc sách hay xem màn hình nhỏ có thể tăng mức độ say xe của con bạn. Nên cùng chơi trò nào đó hướng được con nhìn ra ngoài cửa xe, hướng mắt về phía cuối trời.

Các hoạt động tương tác thân thiện với ô tô cũng có thể giúp ích. Hãy cho con một chiếc khay nhỏ để bé chơi trò nặn sáp, chơi 'xây nhà' hoặc bất cứ trò nào đòi hỏi hoạt động nắn bóp của đôi tay.

Mở cửa sổ

Để mặt con tiếp xúc với không khí trong lành. Gió sẽ đuổi cảm giác buồn nôn đi, mức độ gió mạnh hay nhẹ cho con tự chọn.

Trường hợp cần dùng thuốc

Chỉ dùng loại dành cho trẻ con, hỏi kỹ ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi dùng. Thuốc chống say có đặc tính gây cảm giác lơ mơ buồn ngủ, nếu cuộc hành trình dài, đừng quên chuẩn bị chăn đắp và gối ngủ thật thoải mái để con được dễ chịu hết mức có thể.  

Huyền Trang

Theo About