Lưu trữ cho từ khóa: sau khi ăn

7 thói quen không nên làm sau khi ăn

Khi ăn bữa chính xong, nhiều người thường dùng trái cây tráng miệng, hút điếu thuốc, nhâm nhi ly trà hoặc đi tắm… Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, những thói quen này cần bỏ ngay vì có hại cho sức khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng trên trang The Health liệt kê 7 việc không nên làm sau khi ăn gồm:

1. Tráng miệng bằng trái cây

Thông thường sau mỗi bữa ăn, nhiều người thích nhâm nhi vài miếng trái cây tráng miệng. Đây là một thói quen có hại cho sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu lý giải, thức ăn sau khi đưa vào dạ dày sẽ phải lưu lại từ một đến hai giờ mới tiêu hóa xong. Lúc này dạ dày đang phải căng ra để chứa thức ăn. Nếu trong khoảng thời gian “cao điểm” này, bạn tiếp tục ăn thêm trái cây sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Hơn nữa trong thành phần trái cây có chứa một số lượng lớn các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột… càng làm tăng thêm sự lưu trệ tại cơ quan tiêu hóa.

Hơn nữa, trong các loại trái cây như nho, cam, quýt, lê… có chứa nhiều plavon. Chất này dễ dàng bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit tioxianic làm ức chế công năng của tuyến giáp trạng, về lâu dài sẽ gây bệnh ở tuyến này. Vì thế tốt nhất nên ăn trái cây sau khi dùng bữa từ 2 đến 3 giờ, sau khi thức ăn ở dạ dày đã tiêu hóa gần hết.

 an

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)

2. Nằm nghỉ

“Căng da bụng, chùng da mắt” là câu nói quen thuộc dùng để chỉ tình trạng sau khi ăn, thông thường mọi người đều cảm thấy buồn ngủ, kèm theo cảm giác uể oải. Điều này được lý giải là do vào thời điểm đó, lượng máu được huy động phần lớn tập trung vào hệ tiêu hóa nên lượng máu ở não bộ giảm đi đáng kể. Chính lý do này khiến cho não và các cơ quan khác đều “buồn ngủ”.

Tuy nhiên, nếu ăn xong mà ngủ ngay thì não sẽ rơi vào trạng thái ức chế, kéo theo sự ngưng nghỉ của toàn bộ cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Hệ quả thức ăn không được tiêu hóa triệt để, thậm chí thực phẩm còn sót lại trong cơ quan tiêu hóa bị vi khuẩn tấn công gây ra bệnh về dạ dày, đường ruột.

3. Vận động mạnh

Vận động mạnh sau khi ăn dễ dẫn đến bệnh đau dạ dày. Bởi trong thời gian từ 1 đến 3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để làm nhiệm vụ “xử lý” thức ăn. Khi ta vận động mạnh trong khoảng thời gian này, buộc lượng máu phải phân bổ nhiều cho cơ bắp, dẫn đến máu không đủ cho cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng đến công năng của dạ dày, dễ gây bệnh đau dạ dày.

4. Hút thuốc lá

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, sau khi ăn, quá trình tuần hoàn máu tăng nhanh. Nếu hút thuốc ngay trong thời gian này, lượng chất độc hại cực lớn trong thuốc lá sẽ thấm vào máu nhanh hơn và nhiều hơn gấp 10 lần so với bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể làm rối loạn công năng của dạ dày, ức chế hoạt động của tuyến tụy và gây ra các bệnh về phổi, tim mạch, dạ dày.

5. Uống trà

Nếu bạn có sở thích nhâm nhi một ly trà nóng sau khi ăn cơm, hãy đợi 30 phút rồi mới uống nhé. Bởi trong thành phần trà có chất tanin vào dạ dày sẽ kết hợp với protein, vitamin B1 và sắt trong thức ăn hình thành những hợp chất khó hấp thụ. Ngoài ra chất tanin và chất theocin được tìm thấy trong các loại trà có tác dụng ức chế sự bài tiết dịch vị và dịch ruột, không tốt cho việc tiêu hóa.

6. Đọc sách

Trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để làm nhiệm vụ “xử lý” thức ăn. Nếu đọc sách ngay trong thời điểm này, máu sẽ được huy động về mắt, làm giảm công năng của dạ dày, mặt khác khi máu tập trung không đủ để mắt hoạt động có thể làm giảm thị lực, dễ gây các bệnh về mắt.

7. Đi tắm

Quá trình kỳ cọ khi tắm gội sẽ làm mạch máu ngoài da giãn nở, máu lưu thông mạnh đến các chi nên lượng huyết dịch ở cơ quan tiêu hóa và nội tạng sẽ giảm. Tình trạng này làm cho quá trình tiêu hóa bị trì trệ, ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

Theo Suckhoevadoisong.net

The post 7 thói quen không nên làm sau khi ăn appeared first on Tin Sức Khỏe.

9 cách khử mùi hiệu quả

1. Khử mùi quần áo

Các loại quần áo bằng len rất dễ bị ám mùi nấm mốc, mùi hôi trong thời gian dài không mặc đến.

- Cách xử lý: Tủ quần áo lâu ngày tích tụ hơi ẩm sẽ có mùi mốc nên bạn để một cục xà phòng ở góc trống nào đó của tủ, mùi mốc sẽ bị đánh bay hiệu quả.

2. Khử mùi chậu rửa bát

Trong quá trình rửa bát, rất nhiều thức ăn thừa còn bám lại trong lưới lọc rác và đường ống nước thải, lâu ngày tạo thành mảng bám có mùi hôi rất khó chịu.

khu-mui2.jpg

Các loại quả như chanh, cam, bưởi giúp khử mùi hiệu quả.

Cách xử lý: Các loại quả chanh tươi, cam tươi và vỏ bưởi đều có tác dụng khử mùi hôi nhanh chóng và hiệu quả. Trước tiên, xả sạch chậu rửa bát với nước nóng một lượt để làm mềm các mảng bám, sau đó đổ chanh, cam hoặc vỏ bưởi xay nhuyễn xuống lưới lọc và xả nước vài phút. Các mảng bám thức ăn thừa và mùi hôi sẽ trôi đi. Nên thực hiện thường xuyên từ một đến hai lần mỗi tuần.

3. Khử mùi ngăn đá tủ lạnh

Tủ lạnh có mùi rất khó chịu khiến thực phẩm cất trữ chẳng còn thơm ngon nữa.

Xử lý: Sau khi ăn đem vỏ cam, quýt rửa sạch lau khô, đặt vào nhiều nơi trong tủ lạnh. Sau 3 ngày, mở tủ lạnh ra mùi hôi sẽ không còn nữa, khi nào vỏ khô thì lại cho vỏ tươi mới vào. Cắt chanh thành những lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bị hút hết.

Dùng quất (tắc): Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, quất khử mùi hôi tủ lạnh cũng rất tốt. Dùng khoảng 7-10 quả quất, cắt đôi, cho vào bát hoặc đĩa để vào ngăn tủ, có thể để cả trong ngăn đá. Khoảng vài tháng thay một lần.

Sử dụng khăn bông sạch: Khăn bông gấp gọn gàng đặt vào ngăn trên cùng của tủ lạnh. Những lỗ vải nhỏ có thể hấp mùi tủ lạnh. Sau một thời gian, bỏ khăn ra giặt sạch bằng nước ấm, phơi khô và có thể tiếp tục sử dụng.

Khử mùi bằng chè: Lấy 50 g chè ướp hoa đựng vào túi vải xô, cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết. Sau một tháng, lấy chè đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, tiếp tục sử dụng, hiệu quả rất tốt.

Lưu ý, việc khử mùi tủ lạnh rất quan trọng, tuy nhiên khi tủ lạnh có nhiều mùi, bạn vẫn nên dọn và vệ sinh tủ, loại bỏ những thực phẩm đã để lâu ngày, sắp xếp gọn gàng lại tủ, phân loại khu vực để thức ăn tươi sống và thức ăn chín riêng… Làm như thế để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình.

4. Khử mùi ôtô

Hàng ngày, có rất nhiều hoạt động khiến ôtô bị ám mùi như bụi bẩn từ giày dép bạn đang đi, thức ăn, đồ uống, thú cưng… Tuy nhiên, thường thì bạn sẽ không nhận ra những mùi đó khi ngồi sau tay lái vì đã rất quen thuộc với chiếc xe.

Cách xử lý: Giải pháp hiệu quả nhất để xe bạn có mùi hương dễ chịu là sử dụng tinh dầu thơm. Các loại tinh dầu như chanh, bưởi, oải hương và sả sẽ giúp xe bạn thơm mát hơn. Ngoài ra, nó còn giúp khử mùi hôi của ôtô, giúp bạn cảm thấy thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi, chống buồn ngủ và say xe.

5. Khử sạch hộp đựng thức ăn

Các loại hộp đựng thức ăn rất cần thiết giúp bạn lưu trữ đồ ăn thừa còn sót lại sau bữa ăn. Nhưng chúng cũng rất dễ bị bám mùi, đặc biệt là hộp nhựa.

Cách xử lý: Đặt những lát chanh cắt mỏng vào hộp nhựa đang cần làm sạch mùi trong vài ngày cũng là một bí quyết giúp loại bỏ mùi tanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột nở pha với giấm tạo thành một hỗn hợp bột đặc sệt và dùng chúng để chùi rửa những chiếc hộp nhựa đã có mùi. Đây được xem là một trong những cách khử mùi khá hiệu quả.

6. Khử mùi thảm trải sàn

Những tấm thảm trải sàn có thể bị ám rất nhiều loại mùi, đặc biệt là những khu vực hoạt động nhiều hoặc vật nuôi nằm ngủ.

Cách xử lý: Loại bỏ đồ vật ra khỏi tấm thảm, rắc đều baking soda vừa phải lên bề mặt, rồi dùng máy hút bụi làm sạch sau 1-2 tiếng. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể treo tấm thảm đã rắc bột ở nơi khô thoáng và dùng chiếc gậy đập sạch bụi bẩn. Bột baking soda sẽ hút sạch mùi hôi và ẩm mốc trên thảm.

7. Khử mùi cho máy giặt

Sau thời gian dài sử dụng máy giặt, bạn thấy máy có mùi khó chịu.

Xử lý: Rót khoảng 2 cốc giấm hoặc nước chanh vào trong thùng giặt và cho chạy hết một chu trình giặt ở chế độ nước nóng nhất để khử mùi, vết bẩn, chất tẩy rửa đóng cặn.

8. Khử mùi khó chịu trong phòng

Mùi khó chịu trong nhà sẽ khiến bạn không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày và không khí ẩm mốc có thể gây bệnh cho gia đình bạn. Ông xã của bạn hay hút thuốc lá hoặc nhà bạn thường xuyên tiếp khách nên gian phòng toàn mùi thuốc.

Hãy khử chúng bằng cách thắp nến thơm hoặc dùng khăn thấm ướt giấm rồi để trong phòng một thời gian. Ngoài ra, bạn có thể dùng vài bông hoa có hương thơm dễ chịu, trái cây hay dược thảo để trong phòng khách, vừa đẹp mắt lại vừa có chức năng khử mùi. Bạn có thể nhỏ một giọt hương liệu yêu thích vào que bông gòn, quấn lại cẩn thận trong chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau các gối đệm nhỏ trên ghế sofa. Bạn sẽ thấy phòng khách có mùi hương dễ chịu hơn.

Với phòng ăn và nhà bếp: Đây là gian phòng có rất nhiều mùi lạ, để "tiêu diệt" chúng, bạn nên sử dụng thiết bị hút mùi như nón chụp được gắn lên bếp, có quạt thông gió và chạy điện nhằm hút hết mùi phát sinh.

Để lấn át mùi thức ăn, bạn cũng có thể rang ít cà phê hạt (không cháy quá), tán nhỏ và đặt ở góc bếp, hay đốt vỏ cam, chanh, quýt, bưởi. Trồng dương xỉ trong bếp cũng là một cách khử mùi khói, khí CO2 độc hại.

Nhà tắm cần thoáng khí và khô ráo. Bạn nên chọn bột giặt, nước xả có mùi dễ chịu để ngoài việc sử dụng, chúng còn khử được những mùi phát sinh. Các loại sữa tắm thơm sẽ lan toả trong phòng làm bạn thư thái hơn.

Phòng vệ sinh thường có những mùi khó chịu, vì thế bạn cần treo các hộp long não, sáp thơm hoặc đốt nến để khử mùi. Để tránh hôi, nền nhà cần có độ dốc thích hợp để không bị đọng nước và có độ thông thoáng cần thiết.

Nếu nhà bạn mới sơn, có mùi gây khó chịu, bạn chỉ cần lấy một chút bột mì hòa vào nước rồi trộn với tỏi giã nhỏ, đặt ở giữa nhà, vài giờ sau mùi sẽ giảm thấy rõ. Cứ làm thế vài lần, ngôi nhà của bạn sẽ không còn mùi của nước sơn nữa.

9. Khử mùi lò vi sóng

Lò vi sóng rất dễ dính mỡ và bám mùi thức ăn.

Xử lý: Dùng vỏ quả chanh hoặc nước chanh cho vào cốc, đậy nắp và đun nóng khoảng 5 phút, sau đó lấy vải sạch thấm nước vừa đun để lau chùi. Nếu vật dụng này bám mùi tanh của cá, bạn có thể dùng nửa ly nước pha giấm đun sôi để ấm, rồi thấm vào vải sạch lau chùi.

Theo Webphunu

Bài thuốc dân gian chữa khản tiếng, mất tiếng

Khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản ảnh hưởng nhiều tới giao tiếp của người bệnh. Một giải pháp có khả năng mang lại hiệu quả cao đơn giản và an toàn là sử dụng các bài thuốc từ y học cổ truyền.

Viêm thanh quản thường gặp ở những người làm công việc phải nói nhiều, nói to (giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên…), người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi… Bệnh gây khản tiếng kéo dài khiến việc nói nhiều làm bạn chóng mệt, thậm chí mất tiếng.

(Ảnh do nhãn hàng Tiêu Khiết Thanh cung cấp)

Để điều trị bệnh viêm thanh quản và các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, bên cạnh những phương pháp hiện đại, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc theo y học cổ truyền như:

- Lấy 100g giá đậu xanh sống, rửa sạch cho vào bát, bóp nát giá, sau đó đổ một lượng nước sôi vào bát, đậy nắp trong 15 phút rồi lọc lấy nước, uống từ 2 – 3 lần/ ngày.

- Lấy một lượng củ cải tươi vừa, bỏ vỏ, giã nhuyễn, vắt lấy nước, pha với một ít nước gừng tươi, uống hàng ngày.

Đặc biệt, vị thuốc quý từ thân rễ cây rẻ quạt (xạ can) cũng được dùng để chữa các bệnh về họng, ho nhiều đờm, khản tiếng. Người bệnh có thể dùng 3g – 6g rễ cây rẻ quạt mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc uống.

Ngày nay, để bệnh nhân có thể sử dụng thuận tiện hơn, rẻ quạt đã được dùng làm thành phần chính và phối hợp với các dược liệu quý khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng… và bào chế dưới dạng viên nén, tiện dụng mang tên thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm này giúp giảm triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, ngăn chặn bệnh tái phát. Tiêu Khiết Khanh ra đời đã đi đầu trong sự lựa chọn cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, được đông đảo bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Để đạt được kết quả hỗ trợ điều trị bệnh viêm thanh quản tốt nhất, bên cạnh việc duy trì uống Tiêu Khiết Thanh hàng ngày, bệnh nhân cần kiêng nói, không hút thuốc lá, nên uống đủ nước…

Tác dụng của Tiêu Khiết Thanh:

Tiêu Khiết Thanh là thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ 100% thảo dược, dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như Viêm thanh quản, viêm amiđan, khản tiếng, mất tiếng; giảm sưng, giảm Viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói và không gây tác dụng phụ, kể cả khi dùng lâu dài. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên dùng Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày 2 lần, 2 – 3viên/lần, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 01 giờ, sử dụng theo từng đợt liên tục từ 3 – 6 tháng.

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707

 
 
 

Những việc bà bầu cần tránh sau khi ăn

Có những việc mẹ bầu không nên làm ngay sau khi ăn để có được một thai kỳ khỏe mạnh!

Ăn trái cây ngay sau khi ăn bữa chính

Nhiều người thường nghĩ rằng, ăn trái cây  ngay sau khi ăn bữa chính sẽ giúp hỗ trợ nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên đây lại là cách ăn hoàn toàn phản khoa học. Sau khi ăn tối, thức ăn vào dạ dày phải cần từ 1 đến 2 giờ để tiêu hóa. Nếu bà bầu ăn nhiều trái cây ngay sau bữa chính thì thời gian thức ăn phải ở lại trong dạ dày sẽ lâu hơn dẫn đến chứng đầy hơi, tiêu chảy hoặc bị táo bón. Tình trạng này kéo dài còn có thể khiến mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa.

Thời gian ăn hoặc uống trái cây tốt nhất chính là trước bữa chính khoảng từ 20 đến 40 phút, điều này có thể giúp ngăn chặn bệnh béo phì. Trong trái cây hoặc nước ép rất giàu chất xơ và đường glucose. Những chất này sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thu, ngăn chặn chứng thèm ăn. Các chất xơ thô trong trái cây cũng giúp dạ dày được ổn định. Ngoài ra, ăn trái cây trước bữa ăn còn có thể ngăn chặn sự tích tụ mỡ trong cơ thể.

Uống trà ngay sau bữa ăn

Thói quen uống trà ngay sau bữa ăn là thói quen không tốt bởi nó sẽ làm loãng dịch vị và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, trong trà có chứa nhiều acid tannic, uống trà sau bữa ăn có thể khiến protein trong cơ thể kết hợp với chất này thành một chất không tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu protein. Quan trọng hơn là nó còn ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể và dẫn đến sự thiếu máu.

Tập thể dục

Sau khi ăn, rất nhiều bộ phận của cơ thể như tuyến tụy, gan, cơ quan tiêu hóa sẽ cùng hoạt động. Tập thể dục ngay sau bữa ăn sẽ khiến cho lượng oxy và máu dồn đến cơ bắp nhiều hơn là dạ dày. Bởi vậy quá trình tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hơn.

nhung-viec-ba-bau-can-tranh-sau-khi-an

Ảnh minh họa.

Hơn nữa, sau khi ăn, tập thể dục  ngay sẽ gây kích thích dạ dày và khiến mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, đau bụng. Tốt nhất là phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi một lúc, tốt nhất là chỉ nên tập thể dục khoảng 2 giờ sau khi ăn.

Tắm

Tắm ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Khi tắm, các mạch mãu giãn ra và có thể khiến chảy máu đường tiêu hóa, rối loạn chức năng tiêu hóa. Chính vì  những lý do đó mà mẹ bầu không nên đi tắm ngay sau khi ăn. Điều này có thể gây ra những cú sốc đối với cơ thể. Tốt nhất là chỉ nên tắm sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

Đọc sách sau khi ăn

Đọc sách là một thói quen tốt nhưng nó không phải là gợi ý hay dành cho khoảng thời gian ngay sau bữa ăn. Khi đọc sách, máu dồn lên não sẽ nhiều và ảnh hưởng đến sự tiết dịch dạ dày. Nếu thói quen này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đau bụng và đầy hơi.

Uống nhiều nước ngay sau khi ăn

Uống nước ngay sau khi ăn có thể cuốn trôi các enzyme và pha loãng chất này. Kết quả là đôi khi ngay sau khi ăn bà bầu đã lại cảm thấy đói. Thói quen uống nước nhiều ngay sau bữa ăn còn có thể khiến mẹ bầu bị ợ hơi. Tốt nhất, thai phụ hãy uống nước sau khi ăn từ 20 đến 30 phút và uống thành từng ngụm nhỏ.

Đối với các loại nước trái cây và nước ép rau quả thì hãy uống sau bữa ăn khoảng từ 1 đến 2 giờ.

(Theo Afamily)

Những việc “cấm kỵ” sau khi ăn

Những thói quen gây ảnh hưởng đến sức khỏe ngay sau bữa ăn như ăn thêm hoa quả tráng miệng, uống trà nóng, tắm rửa, chạy bộ, đã được khuyến cáo nhiều lần.

Những thói quen gây ảnh hưởng đến sức khỏe ngay sau bữa ăn như ăn thêm hoa quả tráng miệng, uống trà nóng, tắm rửa, chạy bộ, đã được khuyến cáo nhiều lần. Để bổ sung vào danh sách này, bạn có thể tham khảo thêm một vài lời khuyên sau.

Hút thuốc

Giáo sư Dương Lực thuộc Viện Y học Trung y Trung Quốc trên “Sinh mệnh thời báo” cho biết, một số người thường hút thuốc ngay sau bữa ăn. Kì thực, việc này chỉ giải quyết “khâu” thoải mái tâm lý cho cơn nghiện thuốc lá, chứ không có lợi cho sức khỏe.

Bởi sau bữa ăn, nhu động dạ dày vào thời điểm hoạt động cao nhất, lượng máu tuần hoàn của hệ tiêu hóa bắt đầu tăng. Nếu như hút thuốc lúc này, phổi và tổ chức hô hấp sẽ phải tiếp nhận khói thuốc, lượng lớn các thành phần có hại trong thuốc lá hấp thụ nhanh chóng vào cơ thể, khiến hệ tiêu hóa phải chịu kích thích theo; dẫn đến các bộ phận trong cơ thể tổn hại nhiều hơn lúc bình thường hút thuốc gấp 10 lần.

Hát karaoke

Dạ dày rộng ra sau khi ăn no, lượng máu lưu thông tăng nhanh, ca hát ngay lúc này sẽ khiến cơ hoành sa xuống, khoang bụng tăng thêm áp lực, khiến việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, nghiêm trọng có thể dẫn đến một số bệnh về dạ dày. Nên để dạ dày được nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng trước khi hát.

Lái xe

Sau bữa ăn, theo yêu cầu của hệ tiêu hóa, phần lớn máu sẽ dồn vào bộ phận dạ dày, tạm thời máu cung cấp cho não bị giảm, lái xe ngay lúc này dễ dẫn đến khó kiểm soát tình huống giao thông, gây tai nạn. Hơn 30 phút sau ăn là thời điểm an toàn để tiếp tục lái xe.

Nới cạp quần

Nếu vừa ăn no mà lập tức nới rộng cạp quần sẽ làm áp lực vùng bụng giảm đột ngột, thức ăn đang bị dồn ép (do cạp quần quấn chặt bụng từ lúc trước khi ăn) sẽ nhanh chóng trôi tự do từ dạ dày xuống ruột, điều này dễ dẫn đến sa dạ dày, xoắn quai ruột. Do đó không nên ăn quá nhiều một lúc, hoặc nới cạp quần trước khi ăn.

Đi ngủ

Rất dễ phát phì nếu sau khi ăn lập tức lên giường “đánh” một giấc. Chuyên gia y tế cảnh báo rằng, phải nghỉ ngơi ít nhất 20 phút rồi mới được đi ngủ. Hơn nữa, sau ăn ngủ ngay sẽ giảm dịch tiêu hóa, thức ăn chưa được tiêu hóa hết đọng lại dạ dày khiến giấc ngủ không chất lượng và gây hại dạ dày.

(Theo Khám phá)

Sa dạ dày vì tập thể dục sau khi ăn no

Phong trào thể dục buổi tối ở khu Bưởi - Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) phát triển khá mạnh khiến chị Hoàng Thị Lan cũng hăng say tập theo chị em. Sau khi ăn tối xong, chị thường cùng bạn bè đi bộ vài vòng quanh khu, sau đó còn tập thêm các động tác thể dục. Nhờ tập luyện, chị thấy mình cũng thon thả hơn, nhưng lại hay bị tức bụng, nhiều hôm càng tập càng đau.

Lời bàn: Buổi tập thể dục chỉ nên được bắt đầu sau khi ăn ít nhất khoảng hai giờ và bữa ăn đó cũng nên nhẹ nhàng, gồm một chút tinh bột và rau quả.

Không nên tập luyện ngay sau khi ăn, dù là những vận động nhẹ nhàng như đi bộ, vì lúc đó máu trong cơ thể được tập trung vào dạ dày ưu tiên cho cơ quan tiêu hóa để xử lý thức ăn.

Nếu luyện tập, máu sẽ phải phân tán cho hệ vận động, các cơ quan ngoại biên và cơ, làm cản trở quá trình tiêu hóa, lâu dần sẽ gây tổn thương hệ cơ quan này. Việc vận động mạnh khi dạ dày còn đầy cũng có thể dẫn đến viêm, sa dạ dày.

T(heo Xaluan)

Phòng tránh chướng bụng sau khi ăn

Bằng cách thay đổi một số thói quen và lựa chọn thực phẩm hợp lý bạn có thể tránh được chứng chướng bụng sau khi ăn.

1. Ngồi ghế khi ăn

Một trong những cách tốt nhất  để tránh chướng bụng đó là luôn ngồi ghế khi ăn. Cách ngồi này không chỉ giúp bạn thoải mái thưởng thức các món ngon và còn giúp đường tiêu hóa được thư giãn và hỗ trợ tiêu hóa đúng cách.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ tâm trạng thoải mái và thư giãn khi ăn, mặc dù stress không trực tiếp gây chướng bụng song nó có thể khiến bạn bị khó tiêu.

2. Ngồi đúng tư thế

Ngồi đúng tư thế  cũng rất quan trọng để tránh bị chướng bụng sau khi ăn. Tư thế cúi gập xuống (ngồi bệt) sẽ gây áp lực lên đường tiêu hóa và làm tăng khả  năng bị chướng bụng.

3. Nhai kỹ

Một cách đơn giản khác để tránh bị chướng bụng là nhai kỹ thức ăn. Hãy tạo thói quen nhai thức ăn khoảng 20 lần trước khi nuốt. Nhai kỹ giúp thức ăn được nghiền nhỏ và dễ dàng tiêu hóa. Nhai kỹ cũng giúp báo hiệu cho các cơ quan tiêu hóa khác sẵn sàng tiếp nhận và tiết dịch tiêu hóa để xử lý thức ăn.

4. Không nên vừa ăn vừa uống

Việc vừa ăn vừa uống không phải lúc nào cũng là một lựa chọn phù hợp. Uống nước khi ăn sẽ làm thức ăn trong miệng trôi xuống dạ dày trước khi nước bọt được tiết ra và hỗ trợ tiêu hóa nhờ quá trình nhai. Nước cũng sẽ làm loãng nước bọt và dịch vị. Nếu bạn thường bị chướng bụng thì hãy cố gắng không uống nước trong 30 phút trước bữa ăn.

5. Uống đủ nước mỗi ngày

Việc uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 lít) cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Cơ thể đủ nước sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp bạn không bị chướng bụng. Nước cũng có tác dụng ngăn ngừa táo bón. Các nghiên cứu cho thấy uống nước ấm hoặc nước nguội tốt hơn là nước lạnh hoặc nước đá.

6. Tránh cafein

Nạp quá nhiều cafein có thể làm trầm trọng thêm các vấn  đề về tiêu hóa. Mặc dù cafein có tác dụng giúp bạn thư giãn song nó cũng làm tăng nồng độ axit dạ dày và gây viêm loét. Vì vậy hãy tránh hoặc hạn chế uống cà phê để phòng ngừa chướng bụng.

7. Tẩy chay nước uống có ga

Một trong những cách hiển nhiên và dễ dàng để phòng ngừa chướng bụng là tránh các loại nước uống có ga. Những loại đồ uống có ga chứa carbon dioxide có thể gây đầy hơi và chướng bụng.

8. Ăn hoa quả đúng cách

Không nên ăn nhiều hoa quả cùng lúc mà chia thành các phần nhỏ và  tốt nhất là nên ăn vào buổi sáng hoặc giữa buổi chiều.

Mặc dù hoa quả là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn song  đường fructose trong hoa quả chuyển hóa chậm và việc tích tụ một lượng lớn có thể làm lên men và đầy hơi.

(Theo Dantri)

17 thói quen nên bỏ

Những thói quen thường ngày vô thức đã gây ra tổn hại đến sức khoẻ của chúng ta. Vì sức khoẻ, chúng ta không nên làm 17 việc sau:

1. Thức dậy lập tức gấp chăn

Bản thân cơ thể của chúng ta cũng là một nguồn ô nhiễm. Trong một đêm ngủ ngon, da của cơ thể sẽ bài tiết ra một lượng hơi nước rất lớn, làm cho chăn bị ướt ở một mức độ nhất định.

Các chất mà hệ hô hấp và toàn bộ lỗ chân lông trên cơ thể chúng ta thải ra có đến 145 loại. Các chất thoát ra qua mồ hôi có 151 loại. Chăn hút lượng nước và các chất khí này. Sau khi thức dậy nếu không để chúng tản đi, “bay” đi mà vội vàng gấp chăn lại thì rất dễ làm cho chăn bị ẩm ướt và bị ô nhiễm của chất hoá học do cơ thể đào thải ra.

2. Không ăn bữa sáng

Đừng bao giờ coi thường bữa sáng!

Những người không ăn bữa sáng thông thường ăn uống không có quy luật nên rất dễ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt và không có sức lực. Lâu dài sẽ gây thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, sức đề kháng thấp và có thể sản sinh ra bệnh sỏi ở mật và tuyến tuỵ.

3. Sau khi ăn lập tức đi ngủ

Lập tức đi ngủ sau khi ăn sẽ làm cho huyết dịch ở não chảy về dạ dày. Do huyết áp hạ thấp nên lượng ôxy cung cấp cho não cũng theo đó mà giảm đi, tạo ra sự mệt mỏi sau bữa ăn, dễ gây ra nhiệt miệng hoặc tiêu hoá không tốt, còn dễ gây ra béo phì.

Nếu cơ thể thiếu máu thì nếu sau khi ăn cơm nằm xuống ngủ ngay còn khiến cơ thể dễ bị trúng gió.

4. Ăn quá no

Ăn quá no dễ làm suy giảm trí nhớ, phản ứng chậm chạp, không tập trung... Thường xuyên ăn no, đặc biệt là buổi tối, dễ tích tụ chất béo dư thừa, mỡ máu tăng cao, dẫn đến xơ cứng động mạch nuôi dưỡng não. Hậu quả của xơ cứng động mạch não là làm cho não thiếu ô xy và thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất cũ mới của tế bào não.

Thường xuyên ăn no còn sẽ dẫn đến sỏi mật, viêm túi mật, tiểu đường, làm cho chúng ta chưa già đã yếu, giảm tuổi thọ.


5. Bụng đói ăn đồ ngọt

Rất nhiều số liệu nghiên cứu đã chứng minh, những người có sở thích ăn đồ ngọt trong lúc đói bụng, thời gian càng dài thì lượng protein cơ thể hấp thụ càng suy giảm.

Vì protein là nguồn dưỡng chất cơ bản nên cơ thể thiếu protein sẽ trở nên ốm yếu, tuổi thọ suy giảm.

6. Ăn quá mặn

Thức ăn quá mặn thường có nhiều Natri (Na). Na đọng lại trong cơ thể dễ hình thành và làm nặng thêm bệnh tim và bệnh cao huyết áp.

7. Để râu dài

Râu tóc có thể hấp thụ các chất có hại. Vì thế khi chúng ta hít thở, những chất có hại mà râu hấp thụ sẽ có thể theo đó vào trong đường hô hấp.

Một nghiên cứu cho thấy trong luồng khí mà người có râu hít vào có hơn 10 chất có hại, trong đó bao gồm một số chất ung thư như: acetone, methylbenzene, phenol... Mức độ ô nhiễm không khí hít thở ở những người để râu cao gấp 4.2 lần. Nếu người để râu ở cằm và để râu quai nón thì chỉ số ô nhiễm có thể cao đến 7,2 lần.  Nếu thêm vào nhân tố hút thuốc lá, chỉ số ô nhiễm sẽ cao gấp 50 lần so với không khí bình thường.

8. Chân bắt chéo

Chân bắt chéo sẽ làm cho máu ở chân khó lưu thông, nếu là những người mắc bệnh viêm khớp, u tĩnh mạch, đau thần kinh, tụ máu tĩnh mạch thì vắt chéo chân càng làm cho bệnh tình nặng thêm, đặc biệt là những người chân dài hoặc phụ nữ có thai, rất dễ bị tắc tĩnh mạch.

9. Nheo mắt, dụi mắt

Nheo mắt là nguyên nhân hình thành nên các nếp nhăn ở đuôi mắt. Nheo mắt do thói quen còn có thể làm cho cơ mắt mệt mỏi, đầu đau hoa mắt.

Khi dụi mắt, vi khuẩn gây bệnh sẽ lây truyền từ tay qua mắt, gây ra sưng viêm mắt, rụng hoặc đứt lông mi.

10. Nhịn tiểu tiện

Cố nhịn tiểu tiện dễ gây ra viêm bàng quang cấp tính, xuất hiện các chứng bụng chướng, đái buốt, đái dắt.

Khi nhịn tiểu, dịch tiểu tích trữ trong bàng quang không được bài tiết kịp thời sẽ gây ra ứ đọng dịch nước tiểu trong cơ thể. Nếu thường xuyên nhịn tiểu sẽ làm cho cơ vòng và cơ đẩy nước tiểu luôn trong trạng thái “căng thẳng”.

Nếu thời gian nhịn tiểu quá dài, lượng nước tiểu trong bàng quang không ngừng gia tăng, còn có thể làm cho nội áp dần tăng cao, thời gian dài sẽ phát sinh cổ bàng quang bị tắc nghẽn, dẫn đến các triệu chứng như đi tiểu khó, không thông suốt, hoặc tiểu dắt, đái dầm.  Khi ứ đọng dịch nước tiểu còn dễ gây ra viêm nhiễm và kểt sỏi, nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận.

11. Gục đầu lên bàn ngủ trưa

Một số người tỉnh giấc sau khi ngủ gục đầu lên bàn thấy xuất hiện triệu chứng mờ mắt một lúc. Nguyên nhân là do nhãn cầu bị chèn ép làm độ cong của giác mạc thay đổi.

Nếu mỗi ngày bạn đều ngủ theo kiểu gục mặt xuống bàn như thế thì về lâu dài thị lực sẽ bị tổn thương.

12. Nằm sấp

Nằm sấp sẽ làm cho cột xương sống bị cong, tăng thêm áp lực của dây chằng và cơ bắp, làm cho cơ thể chúng ta trong lúc ngủ vẫn không được nghỉ ngơi. Ngoài ra nằm sấp còn tăng thêm áp lực cho ngực, mặt, phổi, tim, gây sưng phù vùng mặt, trong mắt xuất hiện những đường máu đỏ sau khi ngủ dậy.

13. Không rửa mặt trước khi ngủ

Đồ mỹ phẩm và chất bẩn ở trên mặt nếu không rửa sạch thì sẽ gây ra mụn trứng cá, dị ứng da, viêm mắt, đau mắt hột.

14. Quên đánh răng trước khi ngủ

Đánh răng trước khi ngủ quan trọng hơn rất nhiều so với đánh răng sau khi tỉnh dậy. Bởi thức ăn thừa, vi khuẩn lưu lại trong  vòm miệng và trên răng suốt đêm sẽ ăn mòn răng rất nhanh và mạnh.

15. Ngủ dậy muộn

Ngủ “lười” sẽ kéo theo chức năng võ não bị khống chế. Cứ như vậy kéo dài thì sẽ gây trở ngại cho chức năng não bộ, trí nhớ sút giảm, suy giảm miễn dịch, rối loạn nhịp sinh học,  làm cho con người lười biếng, uể oải, chậm chạp, đồng thời cũng không có lợi cho hệ thống tiết niệu, khớp và cơ bắp.

Ngoài ra, tuần hoàn máu không lưu thông, dinh dưỡng toàn thân không cung cấp được kịp thời, còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất cũ mới trong cơ thể.

Nếu nằm ngủ hay đóng kín cửa thì sẽ khiến không khí trong phòng vẩn đục. Đến giờ dậy mà vẫn nằm trên giường rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, ho....

16. “Chuyện ấy” quá lâu

Nguyên nhân là do nó vốn dĩ là một loại kích thích mạnh. Nếu “chuyện ấy” quá dài và quá lâu, có thể làm cho hệ thần kinh trung ương thường xuyên ở trạng thái lo lắng cao độ, dễ dẫn đến làm tăng hormon bài tiết, các mạch máu thu nhỏ lại, huyết áp tăng cao, tăng nhịp tim và hô hấp....

17.  Cuộc sống quá căng thẳng

Đối với những người làm việc đầu óc, chân tay hoặc làm nghề kinh doanh, não bộ luôn phải gánh vác trách nhiệm nặng nề và thường xuyên phải lo nghĩ. Mức độ cạnh tranh càng mạnh thì tâm sinh lý của họ càng phải chịu đựng áp lực rất lớn.

Những người lao động đầu óc và chân tay quá nhiều thì khả năng phòng chống bệnh tật và mệt mỏi sẽ theo đó mà giảm đi, từ đó có thể gây ra rất nhiều bệnh tật cho cơ thể.

Meo.vn (Theo Dantri)

4 bí quyết giữ dáng kiểu phương Đông

Người ta nhận thấy người Trung Quốc nạp nhiều calo hơn người dân ở các quốc gia khác tới 30% nhưng cân nặng của họ lại kém hơn 20%.


Ăn nhiều rau củ

Mặc dù ăn nhiều dầu mỡ nhưng các món ăn của người Trung Quốc đa phần là rau củ, họ coi thịt chỉ như một thứ gia vị thêm vào mà thôi.

Áp dụng thuyết “Ngũ hành”

Có 5 vị cơ bản là đắng, ngọt, cay, mặn và chua. Mỗi vị này đều đại diện cho một phần cơ thể chúng ta.Ví dụ, mướp đắng (vị đắng) có tác dụng tốt cho tim, trong khi cà chua (vị chua) lại bổ dưỡng cho gan. Bởi vậy, sự cân bằng trong ăn uống hết sức quan trọng. Nếu ăn quá nhiều một vị, có nghĩa bạn chỉ nuôi dưỡng một phần cơ thể mà thôi.

Áp dụng thuyết “âm-dương”

Sự cân bằng hợp lý trong bữa ăn gồm có những món ăn dương (thực phẩm mang tính nhiệt) như gừng, rau diếp và món ăn âm (thực phẩm mang tính hàn) như các loại đồ ăn cay và thịt. Nếu ăn quá nhiều một loại, cơ thể bạn sẽ trở nên thiếu cân bằng.

Uống trà (nóng)

Thưởng thức một tách trà nóng khoảng nửa tiếng sau khi ăn có tác dụng hiệu quả trong việc phân hủy chất béo trong thực phẩm; nước chè nóng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tai thính, mắt tinh. Lưu ý không nên uống trà lạnh vì sẽ gây mất tác dụng giải nhiệt, hạ đờm của nước chè

Meo.vn (Theo alobacsi)

Nước tiểu có mùi thực phẩm là bệnh gì?

Thời gian gần đây khi tôi ăn uống thứ gì thì đi tiểu thấy mùi của thực phẩm đó.

Chẳng hạn như sau khi ăn hành hay uống càphê, tôi đi tiểu ngửi thấy mùi hành, càphê rất rõ. Xin hỏi có phải biểu hiện của bệnh về đường tiêu hóa không? - (Trần Văn Công - TPHCM)

Trả lời:


Nước tiểu là phương tiện để cơ thể thải ra môi trường các chất có hại và các chất dư thừa trong cơ thể. Mùi của nước tiểu là sản phẩm của các hợp chất không bị chuyển hóa khi thải qua thận.

Các loại thực phẩm gây mùi cho nước tiểu được biết đến nhiều là măng tây, hành tây, rượu, càphê, các loại thực phẩm có nhiều gia vị đặc biệt. Trường hợp của ông không phải là bệnh.

Theo PGS.TS.BS Trần Lê Linh Phương
(BV Đại học Y dược TPHCM)

Meo.vn (Theo Saigontiepthi)