Lưu trữ cho từ khóa: sản xuất insulin

Sản xuất insulin từ tế bào gốc để trị bệnh tiểu đường

Các nhà khoa học Anh và Mỹ cho biết họ có thể sử dụng tế bào gốc lấy từ máu trong dây rốn của trẻ sơ sinh để giúp bệnh nhân tiểu đường loại 1 khôi phục khả năng sản xuất insulin trong cơ thể.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Nghiên cứu này được xem là bước đột phá quan trọng trong việc ứng dụng tế bào gốc, mở ra niềm hy vọng lớn lao cho bệnh nhân tiểu đường loại 1.

Theo một báo cáo công bố ngày 26/05/2007, các chuyên gia cho biết sau 4 năm nghiên cứu, đây là lần đầu tiên họ có khả năng phát triển một số lượng lớn tế bào gốc từ máu dây rốn và sử dụng chúng để thay thế những tế bào sản xuất insulin bị hư hại ở tuyến tụy của bệnh nhân tiểu đường.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dây rốn bởi vì đó là nơi đặc biệt chứa rất nhiều tế bào gốc mới của phôi người, và dây rốn cũng dễ được cung cấp bởi những phụ nữ sinh con bằng phẫu thuật mở tử cung để tại các bệnh viện của khoa Y trường Đại học Texas.

Nhóm nghiên cứu cho rằng 'đây là sự chứng minh đầu tiên rằng những tế bào gốc lấy từ dây rốn người có thể được sử dụng để tổng hợp insulin'. Nghiên cứu này vừa được giới thiệu trên tạp chí y học Cell Proliferation, ấn bản tháng 6/2007.

Tiến sĩ Randall Urban, thành viên nhóm nghiên cứu và là giáo sư nội khoa của trường Đại học Texas, phát biểu: 'Khám phá này mang lại cho chúng tôi khả năng tiềm tàng trong việc sản xuất insulin từ tế bào mầm ở người trưởng thành để điều trị cho bệnh nhân tiểu đường'.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Larry Denner, chuyên gia về nội khoa – nội tiết của trường Đại học Texas, những tế bào gốc từ dây rốn có khả năng sản xuất một hợp chất có tên là C-peptide, một chất protein tiền thân của insulin và chỉ hiện diện khi tế bào sản xuất ra insulin. Do đó, sự hiện diện C-pep chứng minh rằng ít nhất đã có một lượng insulin nhất định được sản xuất bởi tế bào gốc được dùng thay thế cho tế bào tụy tạng đã hư hại hoặc bị phá hủy'.

Theo ông, 'điều kiện tiên quyết của chúng tôi trong việc sản xuất insulin là phải có sự hiện diện của C-peptide'.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Các nhà khoa học Anh và Mỹ cho biết họ đã sản xuất được insulin từ tế bào gốc lấy từ dây rốn trẻ sơ sinh để điều trị bệnh tiểu đường. (Ảnh: www.neonet.ch)

Nhóm nghiên cứu cho biết họ hy vọng sẽ tạo ra các mô tụy tạng mới cho bệnh nhân tiểu đường. Ở những người bị tiểu đường loại 1, cơ thể họ không còn khả năng sản xuất insulin bởi vì những tế bào đó đã bị phá hủy.

Theo tiến sĩ Denner, các nhà khoa học đang cố gắng tạo ra một lĩnh vực y học tái tạo mới, trong đó tế bào gốc lấy từ máu bệnh nhân sẽ được nuôi và biến đổi trong phòng thí nghiệm để thay thế cho những tế bào máu hoặc các mô bị hư hại.

Bằng phương thức này, trong việc cấy ghép tế bào và cơ quan nội tạng, các bác sĩ sẽ tránh được một khó khăn lớn nhất, đó là phản ứng thải loại của cơ – một tình trạng mà để tránh được thì người được ghép phải uống thuốc ức chế miễn dịch suốt đời.

Trong báo cáo về nghiên cứu này, các chuyên gia cũng hy vọng rằng trong tương lai, họ sẽ sản xuất được một phương tiện thay thế cho tế bào gốc lấy từ phôi người – một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi hiện nay trên thế giới.

Tại Mỹ, Quốc hội nước này đang tranh luận về việc có nên tăng ngân sách liên bang cho nghiên cứu tế bào gốc hay không. Nhưng người phản đối sử dụng tế bào gốc cho rằng thử nghiệm trên phôi người là một điều sai trái, trong khi những người ủng hộ thì nói rằng đó là điều cần thiết để tạo nên sự chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực y học khác nhau.

Minh Quang (Theo Science Daily, Reuters)/VietNamNet

Chú thích ảnh:

Ảnh 1: Các nhà khoa học Anh và Mỹ cho biết họ đã sản xuất được insulin từ tế bào gốc lấy từ dây rốn trẻ sơ sinh để điều trị bệnh tiểu đường. (Ảnh: www.neonet.ch)

Ảnh 2: Các chuyên gia hy vọng trong tương lai, họ sẽ sản xuất được một phương tiện thay thế cho tế bào gốc lấy từ phôi người – một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi hiện nay. Trong ảnh: Các tế bào gốc của phôi người. (Ảnh: www.news.wisc.edu)

Chế độ ăn của mẹ có thể gây bệnh tiểu đường cho bé

Một chế độ ăn nghèo dinh dưỡng hoặc thiếu cân bằng trong suốt quá trình mang thai sẽ khiến cho con có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường về sau này – đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Tổng hợp Cambridge (Anh) công bố trên tạp chí “National Academy of Sciences” ngày 7.3.


Loại gene Hnf4a có vai trò quan trọng đối với việc hình thành tụy cũng như việc sản xuất insulin trong cơ thể. Làm thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học thấy rằng, phần lớn những con chuột trong thời kỳ mang thai được nuôi dưỡng bằng một chế độ nghèo porotein thì con của chúng sẽ bị bệnh tiểu đường type 2.

Giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học cho biết, đó là do trong quá trình nuôi thai với chế độ dinh dưỡng ấy, loại gene Hnf4a ở những con chuột mẹ bị “thui chột” hoặc có chất lượng kém đi. Do vậy, nó không thể truyền cho con nó gene Hnf4a khỏe mạnh – đó chính là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường cho con.  Bệnh tiểu đường type 2 thường liên quan đến bệnh béo phì, tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, nó còn là hậu quả của việc di truyền gene.

GS Susan Ozanne – trưởng nhóm nghiên cứu – nhấn mạnh: “Không chỉ việc thiếu hụt protein trong thành phần bữa ăn hằng ngày, việc thực đơn có quá nhiều chất béo hoặc không cân bằng các chất dinh dưỡng khác cũng có thể gây hậu quả tương tự. Đương nhiên, việc giữ bữa ăn cân bằng trong suốt cuộc đời có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe mỗi người. Nhưng ở thời kỳ mang thai, nó lại mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà nó còn có thể gây bệnh cho con và thậm chí đến cả đời cháu chúng ta sau này”.

(Theo laodong.vn)

Insulin những điều cần biết

Insulin là thuật ngữ chuyên môn nói về một chất đạm (protein) duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường huyểt (ĐH). Nó được tuyến tụy tiết ra liên tục 24h mỗi ngày, số lượng tùy thuộc vào lượng đường do gan cung cấp và được tiết ra từng lúc theo yêu cầu của cơ thể, phụ thuộc vào lượng thực phẩm con người ăn vào.

Tất cả những người bị đái tháo đường đều cần đến insulin?

Không nhất thiết, ví dụ những người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 1 (5 - 10% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ) là cần insulin, còn ở người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 (90 - 95%) cơ thể không cần đến insulin. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), ở người lớn dù mắc bệnh ĐTĐ týp 1 hoặc týp 2 thì có khoảng 14% số người dùng insulin dưới dạng tiêm hoặc uống; 57% dùng thuốc dạng viên, 10% điều tiết ĐH bằng ăn uống và luyện tập. Vấn đề quan trọng là biết lượng đường cụ thể trong máu để điều chỉnh duy trì ở ngưỡng an toàn.

Dùng insulin có nghĩa là bệnh nặng?

Theo các chuyên gia ở Đại học Y khoa Albert Einstein (Mỹ) thì ĐTĐ là căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết, rất nhiều người ăn uống rất kiêng khem, đúng theo chỉ dẫn nhưng vẫn phải cần đến insulin. Thực tế thì bệnh ĐTĐ týp 2 là căn bệnh “tịnh tiến” phát triển tăng dần đều buộc người trong cuộc phải có phương án ăn uống điều trị phù hợp. Tuy ăn uống đóng vai trò chủ đạo nhưng vẫn phải dùng đến thuốc và mức độ còn phải phụ thuộc vào từng người. Đây là căn bệnh hiện đã và đang chế ngự được, nên người trong cuộc không quá bi quan và không có gì là đáng ngại cả.

Tiêm insulin gây đau?

Không đúng, nếu có cũng không đáng kể, thậm chí việc trích lấy máu trên đầu ngón tay còn đau hơn cả tiêm insulin. Các loại kim tiêm có bán trên thị trường có bộ phận điều chỉnh liều insulin, sử dụng kim nhỏ, thực sự không gây đau.

Insulin gây hạ ĐH nguy hiểm?

Nói chung những người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 thường ít có xu hướng gặp nguy cơ hạ ĐH (đường trong máu thấp) so với những người týp 1. Nếu hạ ĐH quá thấp có thể gây hôn mê, mất ý thức, riêng ở người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 thường dễ nhận biết bằng dấu hiệu như: lo lắng, run rẩy, đổ mồ hôi và đói ăn. Chỉ cần ăn thêm chút đường hoặc chiếc kẹo là giải quyết được tình thế.

Có cần dùng insulin liên tục?

Không nhất thiết phải cần insulin liên tục, ví dụ có người mắc ĐTĐ týp 2 chỉ cần insulin tạm thời. Chẳng hạn như khi mới phát hiện bệnh hoặc trong thời kỳ mang thai, nhưng cũng có người lại cần insulin suốt đời. Một số người bị giảm cân quá nhiều (do phẫu thuật) cũng không nhất thiết phải cần insulin dài kỳ. Nhu cầu về insulin phụ thuộc vào tình trạng tổn thương do bệnh ĐTĐ gây ra đối với tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.

Tiêm insulin rất phiền phức?

Trước đây khi nền kinh tế còn khó khăn, việc tiêm insulin thực sự là khó khăn nhưng ngày nay nhờ khoa học phát triển, người ta đã sản xuất được những loại bút tiêm rất gọn nhẹ nên giảm được nỗi phiền hà cho người bệnh.

Thuốc uống tốt hơn tiêm insulin ?

Thông thường trong điều trị bệnh ĐTĐ thì việc dùng thuốc để hạ ĐH được xem là tối ưu, an toàn nhất như dùng thuốc metformin, tuy nhiên có người lại không phát huy tác dụng. Thuốc chữa ĐTĐ không phải là an toàn, ví dụ thuốc Avardia mới đây đã được Cơ quan Quản lý thực dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo sử dụng hạn chế vì rủi ro gây đau tim.

Insulin làm tăng cân?

Phải nói ngay rằng đây là phản ứng phụ có thật ngoài mong muốn, có người sau khi bắt đầu dùng liệu pháp insulin đã tăng cân, nhưng sau đó thuốc phát huy tác dụng điều tiết lượng đường nên hiện tượng này cũng không đáng ngại, dần dần cơ thể sẽ trở về trạng thái bình thường.

Cơ thể người bệnh ĐTĐ týp 2 không thể sản xuất được insulin?

Không đúng, bởi thực tế cho thấy những người mới mắc bệnh ĐTĐ týp 2 cơ thể sản xuất lượng insulin cao hơn mức bình thường, hiện tượng này được chuyên môn gọi là hyerinsulinemia (tăng insulin huyết). Sở dĩ có hiện tượng nói trên là do bệnh ĐTĐ týp 2 gây nên bởi quá trình kháng insulin, hiện tượng trong đó cơ thể bị mất khả năng đáp ứng bình thường với hormorne. Nếu tiêm insulin sẽ khắc phục được tình trạng trên.

Insulin phải tiêm thường nhật?

Không nhất thiết, tuy nhiên tùy thuộc vào thực tế, có người phải tiêm mỗi ngày 1 lần (thường vào ban đêm), cũng có thể vừa phải tiêm vừa phải uống thuốc. Trường hợp ĐH tăng cao sau khi ăn thì có thể phải tiêm nhiều lần ngay trước khi ăn.

Điều trị ĐTĐ bằng insulin là giải pháp cuối cùng?

Nhiều người đã qua điều trị bằng liệu pháp insulin cho rằng nó giúp người ta cảm thấy dễ chịu nhưng không phải là giải pháp cuối cùng, bởi có người còn mắc phải nhiều căn bệnh có liên quan, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm do hàm lượng ĐH không thích hợp. Một trong những rủi ro lớn là lượng đường trong máu cao sẽ gây bệnh đau tim, đột quỵ. Bởi vậy, điều cần làm đầu tiên là phải giảm được ĐH sau đó mới tìm đến giải pháp điều trị khác.

Meo.vn (Theo HC)

Tăng huyết áp ở người đái tháo đường

Cách đo huyết áp: thường đo ở tư thế ngồi, tay đặt lên mặt bàn ở mức ngang tim. Bệnh nhân được nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo; không dùng các chất kích thích (rượu, chè, cà phê, hút thuốc lá) trước đó một giờ. Không nhỏ thuốc mắt, mũi có hoạt chất kích thích giao cảm. Huyết áp tâm thu là khi nghe tiếng đập đầu tiên. Huyết áp tâm trương là khi mất hẳn tiếng đập. Đo tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 phút. Huyết áp bệnh nhân sẽ là giá trị trung bình của 2 lần đo.

Tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) là hai bệnh ngày càng phổ biến ở những nước phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hai bệnh này có thể độc lập, hoặc có mối liên quan với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy THA và ĐTĐ thường song hành cùng nhau vì chúng có cùng những yếu tố nguy cơ như: thừa cân hoặc béo phì; chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối, đường; lười vận động.

 

THA là một yếu tố làm tăng mức độ nặng của ĐTĐ, ngược lại ĐTĐ cũng làm cho THA trở nên khó điều trị hơn. Người ta thấy rằng tỷ lệ THA ở người  ĐTĐ cao gấp 2 lần so với người không bị ĐTĐ. Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1 (cơ thể ngừng sản xuất insulin hoặc sản xuất quá ít không đủ để điều hòa lượng đường trong máu), THA thường là hậu quả của biến chứng thận. Còn ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (cơ thể có khả năng sản xuất insulin được nhưng mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng sử dụng insulin này), THA có thể xuất hiện trước khi bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ hoặc được phát hiện đồng thời với ĐTĐ trong bệnh cảnh của hội chứng chuyển hóa. Hội chứng này là một nhóm những biểu hiện bất thường về lâm sàng và xét nghiệm bao gồm: THA, béo bụng (chu vi vòng eo ≥ 90cm ở nam và ≥ 80 cm ở nữ), rối loạn chuyển hóa lipid (tăng triglycerid, giảm HDL-C), rối loạn dung nạp glucose. Theo một nghiên cứu của Mỹ, có khoảng 65% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có THA. Dù người bệnh ĐTĐ ở týp 1 hay týp 2, nhưng khi có THA đều làm cho tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt: làm cho tỷ lệ bệnh lý mạch vành và đột qụy tăng gấp 2- 3 lần so với người không bị ĐTĐ. THA và ĐTĐ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch máu lớn và nhỏ: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, tắc mạch chi, bệnh võng mạc mắt, bệnh thận, bệnh lý thần kinh. Việc làm giảm huyết áp sẽ giúp giảm các nguy cơ trên nên được coi là một mục tiêu quan trọng ở bệnh nhân ĐTĐ có THA (song song với điều chỉnh đường huyết tích cực và làm giảm cholesterol máu). Đã có tác giả cho rằng việc kiểm soát tốt huyết áp thậm chí còn quan trọng hơn cả kiểm soát đường máu.

Trong nhiều trường hợp THA, bệnh nhân thường không có triệu chứng nên dễ bị bỏ qua nếu không được đo huyết áp kiểm tra. Tuy nhiên, một số trường hợp THA có thể thấy các triệu chứng: đau đầu, nhìn mờ, đau bụng hoặc đau ngực, khó thở, chóng mặt, buồn nôn. Chính vì các triệu chứng thường không rõ ràng và không đặc hiệu như vậy nên những bệnh nhân ĐTĐ cần được kiểm tra huyết áp định kỳ mỗi khi thăm khám tại chuyên khoa ĐTĐ để kịp thời phát hiện và điều trị THA.

Các y, bác sĩ đo huyết áp cho bệnh nhân.

Tiêu chuẩn chẩn đoán THA

 

- Chẩn đoán tăng huyết áp khi: huyết áp tối đa ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥90mmHg.

- Trong một số trường hợp bệnh nhân cần được đo huyết áp 24 giờ bằng holter huyết áp để loại trừ THA áo choàng trắng (white coat hypertension). Đây là THA do tâm lý bệnh nhân khi đi khám bệnh. Ngoài ra việc đo huyết áp 24 giờ còn giúp cho việc chẩn đoán THA dao động và giúp cho việc đánh giá hiệu quả điều trị một cách chính xác.

Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ

ĐTĐ được chẩn đoán khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:

- Đường huyết lúc đói ≥ 7,0mmol/l (126mg/dl), được lấy 2 lần (đường huyết lúc đói là đường huyết khi đo ở thời điểm nhịn đói ít nhất 8 giờ).

- Đường huyết ≥ 11,1mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết bằng đường uống 75g glucose.

- Có các triệu chứng của ĐTĐ như: khát nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân không có lý do và kết quả xét nghiệm đường máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1mmol/l (200mg/dl).

Ths.BS. Phạm Thị Tuyết Nga (Viện Tim mạch Việt Nam)

Dùng tinh trùng để chữa… tiểu đường

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ phát hiện những chú "tinh binh" còn có thể giúp chữa trị cho những người bị tiểu đường type 1.

Một số nhà khoa học Mỹ đã phát triển kỹ thuật sản xuất insulin bằng cách sử dụng tế bào gốc của tinh trùng. Những phát hiện này tiếp tục được hoàn thiện để đem lại lợi ích cho việc điều trị những người bị bệnh tiểu đường type 1. Bệnh tiểu đường sinh ra do các tế bào sản xuất insulin ở tuyến tụy bị hư hỏng, vì vậy mà cơ thể mất khả năng điều tiết lượng đường trong máu.

Giáo sư Ian G Gallicanp của Trung tâm Y tế Đại học Georgetown, Washington DC đã biến đổi các chất tiền thân của tinh trùng người, được gọi là tế bào gốc spermatogonial (SSCs), trở thành một tế bào beta tiểu đảo. Tế bào beta tiểu bảo này có khả năng sản xuất insulin, thường được sản xuất trong tuyến tụy. Khi tiêm vào chuột, tế bào này đã điều tiết một cách thành công lượng đường trong máu trong cơ thể chuột.

Theo trích dẫn từ trang Guardian, Gallicanp đã trình bày kết quả thử nghiệm của nhóm nghiên cứu của ông tại cuộc họp hằng năm của Hiệp hội Tế bào sinh học Mỹ ở Philadelphia. "Nếu không có tế bào gốc, người trưởng thành hoặc phôi thai bắt buộc phải sản xuất đủ insulin để chữa khỏi bệnh tiểu đường ở người. Nhưng, SSCs có tiềm năng làm những gì chúng ta mong muốn, và chúng tôi biết làm thế nào để phát triển nó," ông Gallicano.

Gallicanp và nhóm của ông thực hiện việc chiết xuất SSCs của người từ tinh hoàn của người đã chết. "Từ tinh hoàn, tế bào này sẽ hình thành ba lớp mầm trong một vài tuần và sẽ phát triển thành các mô trong cơ thể," ông nói.

Từ một gram mô tinh hoàn người sẽ sản xuất được khoảng một triệu tế bào gốc. Chúng chứa các thành phần sinh học giống hệt với các tế bào beta tiểu đảo có thể sản xuất ra insulin. Các tế bào đó được cấy vào cơ thể chuột, vốn đã được xử lý để để không có hệ miễn dịch giúp giảm nồng độ đường máu. Sau một tuần, những con chuột này bắt đầu có khả năng sản xuất insulin để điều tiết lượng đường trong máu.

Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục thí nghiệm trên người, ít nhất là ở những nam giới mắc bệnh tiểu đường type 1, có thể sử dụng mô của tinh hoàn của chính họ để sản xuất chất insulin thay thế. Họ cũng đang thử nghiệm khả năng của tế bào gốc trong các tế bào trứng của phụ nữ.