Lưu trữ cho từ khóa: sạch sẽ

Mùa của tiệc tùng: 5 bí quyết giữ góc bếp gọn gàng và sạch khuẩn

Thấm thoát, mùa của tiệc tùng lại về. Bạn đã có ý tưởng gì cho bữa tiệc tại nhà? Tổ chức tiệc cho người thân và bạn bè vào dịp lễ hội là một niềm vui nhưng đó cũng lại là một kỳ công, nhất là khi bạn là đầu bếp chính của bữa tiệc đó. Giữ cho bếp luôn sạch sẽ trong khi nấu ăn vừa tránh lan truyền vi khuẩn, vừa giúp bạn hứng thú hơn trong lúc trổ tài.

Sau đây là 5 bí quyết giúp góc bếp luôn gọn gàng và sạch khuẩn trong quá trình chuẩn bị tiệc:

1. Bồn rửa chén sạch

Trước khi bắt tay vào nấu ăn, bạn nên dọn dẹp và rửa những chén bát còn tồn đọng trong bồn. Nếu quên bước này bạn sẽ khó tránh khỏi tình trạng chất núi chén bát bẩn, đồng nghĩa với chất núi vi khuẩn trong bếp đấy nhé!

2. Nấu và dọn cùng lúc

Ảnh: Inmagine

Một số người thường chờ đến khi nấu xong mới dọn dẹp và rửa chén bát. Điều này nghe hợp lý, nhưng chỉ khi bạn có một căn bếp và một bồn rửa chén lớn. Hầu hết chúng ta chỉ có bồn rửa chén trung bình nên để tránh tình trạng chất núi chén bát thì bạn vừa nấu ăn và dọn dẹp cùng lúc. Cách hiệu quả nhất là trong khi chờ các món có thời gian nấu lâu như món hầm hay nướng lò, bạn có thể tận dụng thời gian này để dọn dần góc bếp. Việc làm này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian dọn dẹp sau tiệc.

3. Chuẩn bị một tấm thớt lớn

Ảnh: Inmagine

Hãy chọn tấm thớt lớn, vì nó sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc thức ăn với mặt đá của bếp, nơi thường có nhiều vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn. Cách này còn giúp bạn có thể chuẩn bị được nhiều thành phần của món ăn cùng một lúc.

4. Tránh lan truyền vi khuẩn

Lan truyền vi khuẩn là một điều cần tránh trong khi nấu ăn. Đặc biệt khi chuẩn bị tiệc cho nhiều người, bạn không những muốn thức ăn phải ngon mà còn phải đảm bảo vệ sinh để tránh tình trạng ngộ độc thức ăn sau tiệc. Bạn không nên xử lý rau củ quả trên thớt đã dùng cho thực phẩm tươi sống. Trong trường hợp chỉ có một tấm thớt thì nên chuẩn bị rau củ trước rồi đến thịt cá.

5. Tổng vệ sinh và khử trùng bếp sau tiệc

Ảnh: Inmagine

Dọn dẹp bếp thường xuyên là một điều cần thiết để bảo vệ sức khoẻ gia đình, và việc làm này càng quan trọng hơn khi bạn có tiệc lớn. Khối lượng thức ăn trong bếp nhiều hơn bình thường nên khả năng tích trữ vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như Salmonella và E.Coli cao hơn. Khử trùng góc bếp thường xuyên, đặc biệt là mặt bếp, thớt, lưới lọc rác trong bồn rửa chén, miếng xốp rửa chén… sẽ hạn chế các loại vi khuẩn này lưu trú và sinh sản. Cách tốt nhất là dùng nước lau bếp có chất tẩy oxy hoá Hydrogen Peroxide (Hiđrô Perôxít) như nước lau bếp đa năng Zonrox. Với hoạt chất này, Zonrox giúp diệt khuẩn nhà bếp vô cùng hiệu quả mà không để lại hoá chất trên mặt bếp.

Nước lau bếp đa năng Zonrox là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có hoạt chất Hydrogen Peroxide.

  • Nhanh chóng loại bỏ các vết dầu mỡ, bụi bẩn lâu ngày .
  • Diệt đến 99.99% các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như Salmonella và E.Coli.
  • Loại bỏ và ngăn ngừa nấm mốc.
  • Lưu lại hương thơm tươi mát cho nhà bếp.

Nước lau bếp đa năng Zonrox do công ty TNHH Green Cross Việt Nam sản xuất và hiện có tại hệ thống siêu thị Metro, Lotte Mart, Maxi Mark và Citimart, giá bán 25.600đ/ chai 500mL.

*Hãy cùng chia sẻ bí quyết giữ vệ sinh nhà bếp tại http://www.facebook.com/zonroxvn

Đẩy lùi dịch bệnh từ môi trường sống

Năm 2012 là năm thứ hai các nước trong khu vực ASEAN phát động “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết”. Tại Việt Nam, sau nhiều năm liền thực hiện chương trình quốc gia phòng chống bệnh sốt xuất huyết nhưng diễn biến bệnh vẫn rất phức tạp, thậm chí có xu hướng gia tăng. Tính từ đầu năm đến tháng 7 vừa qua, số bệnh nhân sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam đã lên đến gần 32.000 ca (tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011). Trong mùa mưa bão hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn còn kéo dài tại một số địa phương ở khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ.

Nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết từ môi trường sống

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh sốt xuất huyết trở nên trầm trọng hơn là con người tạo ra ngày càng nhiều nơi cho muỗi sinh sản :

- Thói quen vứt rác bừa bãi (bao nylon, lon rỗng, hộp xốp, vỏ xe…) không những làm ô nhiễm môi trường mà còn gây ra tình trạng nước đọng tạo môi trường thuận lợi cho lăng quăng phát triển.

- Không vệ sinh thường xuyên các vật chứa nước như: bồn hoa, chậu cây kiểng, hòn non bộ, các lu, vại, hồ chứa nước không có nắp đậy, máng nước đọng trên mái nhà…

- Ngoài ra, các bãi đất trống bỏ không hay những công trình xây dựng đang dang dở cũng là nơi sinh sản lý tưởng của muỗi.

Ảnh do Công ty ROHTO - MENTHOLATUM (Việt Nam) cung cấp

Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết – trách nhiệm của toàn cộng đồng

Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn mang mầm bệnh chích vào người và lan truyền từ người này sang người khác. Chỉ một lần chích, muỗi đã có thể truyền bệnh sốt xuất huyết cho người. Vì vậy, việc phòng chống sốt xuất huyết không phải của riêng ai mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Hiện nay có rất nhiều hoạt động cộng đồng nhằm chung tay phòng tránh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần kết hợp phòng chống tại nhà với phòng chống tại địa phương, khu vực để cùng đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.

Bác sĩ Lê Hoàng San, Viện phó Viện Pasteur - TP.HCM. (Ảnh do Công ty ROHTO - MENTHOLATUM Việt Nam cung cấp)

Biện pháp phòng chống

Với tiêu chí “không lăng quăng, không muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết”, chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết theo những biện pháp sau:

1. Giảm nguồn sinh sản của muỗi:

- Triệt phá, thu dọn những nơi muỗi sinh sản như chai, lọ, những vật dụng thuỷ tinh, nhựa không còn sử dụng; hoặc những hố tường, hàng rào, hố cây, gốc cây, các đồ vật đọng nước quanh nhà như: vỏ đồ hộp, chai lọ, vỏ xe hư cũ, mảnh lu bị bể, gáo dừa…

- Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước để muỗi không thể vào đẻ trứng. Hàng tuần nên cọ rửa sạch sẽ ít nhất một lần, thả cá bảy màu diệt lăng quăng (bọ gậy).

- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, thay nước bình hoa, đổ nước thừa tủ lạnh, bỏ muối vào chén chống kiến bên dưới chân tủ đựng thức ăn…

- Không vứt rác bừa bãi, thực hiện dọn dẹp rác ở các bãi đất trống.

2. Bảo vệ tránh bị muỗi trưởng thành đốt:

- Ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày.

- Mặc quần áo dài tay, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, bụi rậm.

- Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em. Theo tổ chức Y tế Thế giới và Viện bảo vệ môi trường Mỹ, chất Diethyltoluamide (DEET), nồng độ từ 10-30% có hiệu quả xua đuổi muỗi kéo dài từ 5-8 tiếng, an toàn cho người sử dụng và cho cả môi trường.

Phát hiện bệnh kịp thời

Bên cạnh việc phòng chống, cần chú ý theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo khi có những triệu chứng như sốt cao đột ngột, đau đầu, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, đau mỏi cơ bắp, các khớp, xuất huyết dưới da làm lộ những chấm nhỏ màu đỏ, đốm… nên đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Sốt rét, sốt xuất huyết là các dịch bệnh nguy hiểm rất phổ biến ở nước ta với nguyên nhân chính do muỗi đốt. Hiện nay có rất nhiều cách để phòng chống muỗi nhưng liệu các biện pháp đó có mang lại hiệu quả tuyệt đối và an toàn cho sức khỏe?
Sản phẩm chống muỗi Metholatum Remos chứa thành phần Diethyltoluamide – được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận an toàn và hiệu quả xua đuổi muỗi – kết hợp tinh dầu oải hương, vừa bảo vệ gia đình bạn khỏi muỗi đốt trong vòng 8 giờ vừa đem đến hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Hơn nữa, Vitamin E và tinh chất Aloe Vera trong Metholatum Remos giúp giữ ẩm và dưỡng da, an toàn khi xịt lên da.

Ảnh do Công ty ROHTO - MENTHOLATUM (Việt Nam) cung cấp

- Hướng dẫn: Để cách bề mặt da 10-15 cm, phun một lượng vừa đủ, rồi thoa đều. Đối với vùng mặt và cổ, phun dung dịch ra lòng bàn tay rồi thoa lên da, thích hợp cho cả người lớn và trẻ em trên 4 tuổi.
– Để ngoài tầm với của trẻ em.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của Bộ Y Tế – Cục Quản Lý Môi Trường Y Tế: 06/11/MT, ngày 09 tháng 06 năm 2011.
CTY TNHH ROHTO – MENTHOLATUM (VIỆT NAM)
16 VSIP, đường số 5, KCN VN-Singapore, Thuận An, Bình Dương
Tư vấn khách hàng: ĐT: (08 3822 9322
Email: [email protected]

 

Phòng ngừa tắc tia sữa

Trong giai đoạn cho con bú, nếu đầu vú không sạch sẽ dễ bị viêm nhiễm làm tắc ống dẫn và các tuyến sữa gây tắc tia sữa. Bạn có thể đề phòng bằng cách giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú, khi cho con bú xong lại phải lau sạch, khô.

Sữa được sản xuất ra từ các tuyến sữa. Sữa ở các tuyến qua các ống nhỏ đổ vào các ống lớn đi qua đầu vú mỗi khi trẻ bú. Mỗi đầu vú có khoảng từ 5-8 ống, đây cũng chính là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào ống tuyến sữa.

Cách đề phòng tốt nhất là giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi con bú xong lại phải lau sạch, khô. Nếu khi vắt sữa thấy một tia nào tắc hoặc chảy không thành tia thì phải xoa vú cho mềm, sau đó vắt mạnh để thông ống sữa khi cho bú, như vậy sẽ tránh được tắc tia sữa.

Khi thấy một phần của vú bị sưng đỏ đau, sờ thấy nóng thì nhất thiết phải xử lý càng sớm càng tốt. Bạn có thể đến các bệnh viện phụ sản, trạm y tế hoặc đến Trung tâm tư vấn và chăm sóc Vú để xử lý càng sớm càng tốt.

Bằng công nghệ hiện đại ngày nay, sản phụ không còn phải bóp, day, nghiến răng chịu đựng đau đớn nữa. Thực tế tại Trung tâm tư vấn và chăm sóc Vú, kỹ thuật ở đây rất đơn giản nhưng khá hiệu quả . Khi chạy giãn nở tuyến sữa, các nang sữa phình to và vị trí tắc cũng được phình ra theo, làm tia sữa bật ra một cách tự nhiên, các bà mẹ có thể ngủ một giấc dậy là thấy thông hết toàn bộ tuyến sữa rồi. Điều lưu ý ở đây là khi vị trí tắc đã vón cục, có hiện tượng nóng, sưng, đỏ, sốt thì bạn không nên thực hiện phương pháp này mà thay vào đó, nên đến khám tại bệnh viện phụ sản gần nhất để thực hiện các thủ thuật cần thiết (trích, rạch).

Theo bác sỹ Hà Phương Linh, trong hàng nghìn ca đến thực hiện thông tắc tuyến sữa, nhiều ca đã lâm vào tình trạng nổi cục, nóng sốt đỏ đau do áp dụng quá nhiều mẹo trước khi đến, Trung tâm đã từ chối thực hiện những ca trên và khuyên bệnh nhân nên nhập viện siêu âm, chọc xét nghiệm và trích sớm để tránh trường hợp bị hoại tử phải cắt đi một phần của bầu sữa. Trong tình trạng chớm tắc hoặc sau sinh 1 tuần, việc thông sữa rất đơn giản chỉ một lần là xong, nặng quá mới phải làm thêm; nhưng khi đã để thành cục thì phải làm mất nhiều lần mà tỉ lệ thành công chỉ khoảng 95%, số ca không thành công chủ yếu là do vị trí tắc quá căng, không có lối thoát, buộc lòng phải đến các bệnh viện để rạch mới thoát ra được. Do vậy, các bà mẹ khi bị chớm tắc nên xử lý càng sớm càng tốt để tránh lâm vào các tình trạng không may như trên.

Các bà mẹ cũng hãy cho bé bú bên nào hết luôn bên đấy, nếu không bú hết hãy hút hoặc vắt ra, không nên cho bú dở dang mỗi bên, để sữa ứ đọng trong cùng, vón thành cục, gây nên tình trạng tắc và đau đớn. Ngoài ra cũng nên tăng cường ăn nhiều tinh bột, ngủ đủ giấc, cho bé bú sữa mẹ trong 24 tháng đầu.

Chúc các mẹ khỏe và các bé hay ăn chóng lớn.

Trung tâm tư vấn và chăm sóc Vú

Chủ nhiệm: Bác sĩ Hà Phương Linh

Địa chỉ: Số 11A ngõ 54 Nghĩa Dũng – Ba Đình – Hà Nội

Điện thoại tư vấn miễn phí:  0976581867 – 04.3717360

Vợ sạch cũng khổ…

Có những bà vợ lúc nào cũng đặt mọi thứ dưới “kính hiển vi” để săm soi, coi trọng việc sạch sẽ một cách thái quá nên đã gây ra lắm nỗi muộn phiền cho những người xung quanh, đặc biệt là những ông chồng.

Điệp khúc của vợ: “Như thế mất vệ sinh lắm”

Ai đến nhà anh Quyết (Thanh Xuân – Hà Nội) lần đầu đều vô cùng ấn tượng bởi mọi thứ trong nhà sạch sẽ vô cùng. Nhưng sau cái ấn tượng ấy hầu hết không ai muốn quay lại vì sợ vô tình phạm lỗi “mất vệ sinh” trong căn nhà “sạch không tì vết” đó. Điều ấy cũng chính là nỗi phiền muộn của anh Quyết, nỗi phiền muộn đến từ một người vợ quá sạch sẽ và chỉn chu.

Theo những lời anh Quyết tâm sự, chị Hạnh – vợ anh là một người phụ nữ của gia đình, chị chu đáo mọi việc trong nhà. Anh hầu như không có gì phàn nàn về vợ chỉ duy một điều anh thấy sợ cái sự sạch sẽ đến thái quá của chị Hạnh. Mọi thứ trong nhà lúc nào cũng phải sáng bóng lên. Điều đó cũng là cái tốt nhưng nhiều lúc chị cẩn thận tới mức nhìn đâu cũng thấy vi trùng.

Anh Quyết kể lại, lần đó, bạn anh dẫn con tới thăm nhà của hai vợ chồng. Vừa bước chân tới cửa do thằng bé còn nhỏ chưa biết gì nên tung tăng chạy cả giày vào nhà. Ngay lập tức chị Hạnh chạy từ trong chạy ra, không kịp chào hỏi người khách đã giật giọng “Giời ạ, nền nhà cô vừa lau xong đi cả giày vào thế này bẩn lắm, mất vệ sinh lắm”.  Báo hại anh bạn ngượng ngập xin lỗi rồi vội chạy lại túm chặt lấy đứa con ôm khư khư trong lòng không dám cho nó đi đâu nữa. Ngồi một lát anh ấy kiếm cớ về. Nhìn thái độ của bạn, anh Quyết biết anh ấy phật ý và xấu hổ. Anh phân tích cho vợ hiểu nhưng chị Hạnh lí sự: “Không nhắc con giữ lịch sự gì cả, nhà cửa người ta lau bóng lộn lên như thế mà còn phi cả giày vào, đúng là ở bẩn nó quen rồi”.

Họ hàng, người thân tới chơi cũng “hãi hùng” và ngượng chín mặt trước những phản ứng thái quá của chị Hạnh khi họ vô tình làm điều gì đó khiến chị cho rằng “không sạch sẽ”. Nhiều lần anh hỏi mấy người anh họ sao dạo này không tới chơi, họ tếu táo đáp lại làm anh không còn lỗ nẻ nào mà chui: “Đến nhà chú chúng tôi không biết nên đứng hay nên ngồi chỉ sợ không may động tay, động chân làm ‘mất vệ sinh’ cái gì lại khổ cô ấy lau dọn cả ngày”.

Ngay cả mẹ của anh Quyết cũng không phải là ngoại lệ. Lần đó bà đút cháo cho cháu ăn. Đang đưa thìa cháo lên kề miệng để thổi cho bớt nóng, chị Hạnh tiến đến, cuống quýt giật vội bát cháo từ tay mẹ mà than thở: “Mẹ thổi cho nguội thì phải để xa xa cái thìa ra chứ, ai lại dí sát vào miệng thế kia mất vệ sinh lắm mẹ ạ. Mẹ để con đút cho”. Bực mình, mẹ anh Quyết đứng dậy ra về với câu nói dỗi: “Cả đời tôi đẻ 4 người con, trong đó có chồng chị, tôi toàn nuôi kiểu ‘mất vệ sinh’ ấy đấy, mà có đứa nào chết đâu”.

Vợ sạch quá… mất hứng yêu

Cũng chung một nỗi khổ như anh Quyết, anh Hưởng còn gặp phải nhiều tình huống oái oăm hơn do cái sự sạch sẽ của vợ mà ra. Ngoài những việc nhà cửa, bát đĩa, đồ dùng trong nhà phải sạch sẽ ra, nhiều lúc ngay cả trong lúc hai vợ chồng tình cảm, hứng khởi nhất chị Thanh – vợ anh cũng đặt chỉ tiêu “sạch” lên hàng đầu.

Anh Hưởng từng tâm sự, nhiều hôm tắm xong, ra ngoài thấy vợ đang nấu cơm. Muốn vợ vui, anh chạy vội lại ôm vợ từ phía sau, thơm nhẹ lên má vợ định bụng nói yêu vợ lắm. Ai dè, chưa kịp nói gì anh đã giật nảy mình bởi tiếng quát lớn của vợ: “Anh tránh ra, người em đang nấu nướng như thế này ôm với ấp gì. Anh mau mà đi tắm lại đi, như thế thì tắm cũng bằng hòa rồi. Anh mà không tắm lại, tối đừng hòng nằm chung giường với em nhé”. Nghe vợ nói thế, anh Hưởng mất hứng, quay ra phòng khách ngồi chờ cơm, mặc cho vợ kì kèo vì anh không chịu… tắm thêm lần nữa.
Không chỉ có vậy, sau một ngày làm việc vất vả, chỉ có buổi tối hai vợ chồng mới có chút thời gian dành cho nhau. Ấy vậy mà anh nằm trên giường chờ vợ tắm cả tiếng đồng hồ mới xong. Vợ tắm xong, anh vào tắm qua loa cho xong, hí hửng ra đòi “âu yếm” vợ. Nhưng khổ một nỗi, khi anh vẫn còn quấn cái khăn tắm trên người, lao ra ôm lấy vợ thì đã bị chị Thanh đẩy ra: “Anh tắm táp cái kiểu gì đấy, mới có hơn 10 phút đã xong thì sạch làm sao được. Quay vào tắm tiếp đi”. Bực mình, anh để nguyên hiện trạng, lên giường quay mặt vào tường nằm ngủ.

“Thực sự cái ‘sạch’ của vợ mình thái quá không chịu nổi. Nhiều lúc mình đang rất muốn thể hiện tình yêu với vợ cũng bị thói quen đó của cô ấy làm mất hứng. Đúng là khổ vì vợ quá sạch thật” – anh Hưởng chia sẻ.

Vậy đấy, trong cuộc sống đúng là cái gì quá cũng không tốt. Trường hợp của những bà vợ sạch một cách thái quá như vậy làm cho người xung quanh phải đau đầu, thậm chí là phiền toái và khó chịu. Là một người phụ nữ tinh tế hãy giữ thói quen “sạch sẽ” ở một giới hạn tốt nhất nhưng đồng thời cũng nên biết chấp nhận mọi cái ở mức tương đối để thấy tất cả mọi người đều thoải mái nhất.

BACSI.com (Theo AF)