Lưu trữ cho từ khóa: sa nhân

Cá chép kho gừng và sa nhân có chữa được ốm nghén?

Dùng các vị thuốc kết hợp với thực phẩm tạo thành các món ăn trị chứng ốm nghén được y học cổ truyền chú trọng dùng ở 3 tháng đầu.

Tôi mới có thai hai tháng, bị nôn mửa nhiều, phù hai chi dưới, ăn uống kém vậy mà mẹ tôi cứ kho cá chép với gừng và sa nhân bắt tôi ăn bảo để chữa chứng ốm nghén của tôi. Xin hỏi, cách làm của mẹ tôi là đúng hay sai?Nguyễn Thị Yến (Hà Đông, Hà Nội).

ca-chep-kho-gung-va-sa-nhan-co-chua-duoc-om-nghen

Ảnh minh họa.

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn

, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108:

Việc dùng các vị thuốc kết hợp với thực phẩm tạo thành các món ăn trị chứng ốm nghén được y học cổ truyền chú trọng nhằm mục đích hòa trung an vị, giáng nghịch chỉ nôn dùng cho thai phụ nghén nặng ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Bài cá diếc kho gừng cũng nằm trong kinh nghiệm này.

Cách chế: Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ. Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Lý khí ôn vị, tiêu thũng cầm nôn. Dùng cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, có thể có phù nhẹ hai chi dưới. Vì vậy, bạn nên cố ăn sẽ rất tốt cho bạn và thai nhi.

Theo Kienthuc.net.vn

10 vị thuốc quý cho thai phụ

Trong kho tàng dược liệu quý giá của nước ta, nhiều vị thuốc có tác dụng rất tốt cho thai phụ, những dược liệu này được gọi là những thuốc an thai. Với mong muốn năm Nhâm Thìn có được những “rồng con” khỏe mạnh, xin giới thiệu một số vị thuốc quý thường dùng cho phụ nữ mang thai.

Trữ ma căn: Vị thuốc là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây gai, tên khoa học là Boehmeria nivea (L) Gaud, họ gai Urticaceae. Cây sống lâu năm, thuộc loại nửa bụi, có thể cao tới 1,5 – 2m, mọc khắp nơi trong nước, thường lấy sợi và lấy lá làm bánh. Rễ củ thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Trữ ma căn vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh phế, tỳ, can. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, thông lâm, an thai. Dùng trong các trường hợp đơn độc, sang lở, đái buốt, đái dắt, phụ nữ có thai đau bụng, ra huyết, xích bạch đới, viêm cổ tử cung. Liều dùng 10 – 20g.

Tô ngạnhlà cành đã phơi hay sấy khô của cây tử tô có tên khoa học là Perilla frutescens (L) Britt, họ Hoa môi Lamiaceae, là loại rau thơm phổ biến. Tô ngạnh vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế, tỳ. Tác dụng thuận khí, an thai. Dùng trong trường hợp khí nghịch lên gây đau bụng, động thai. Liều dùng 6 -12g.

Tô ngạnh tác dụng thuận khí, an thai.

Bạch truật: Vị thuốc là rễ cây bạch truật, tên khoa học Astractyloides macrocephala, Koidz, họ cúc Asteraceae. Cây mọc lâu năm cao khoảng 70 – 80cm. Rễ phát triển thành củ to và mầm. Rễ cây thu hái vào mùa đông khi lá ngả vàng. Cây được di thực về trồng ở một số nơi kể cả vùng núi và đồng bằng. Thuốc có vị ngọt, đắng, quy kinh tỳ, vị. Tác dụng kiện tỳ vị, tiêu thực, lợi thủy, ráo thấp, cố biểu, liễm hãn, an thai, chỉ huyết. Trường hợp động thai, ra huyết có thể dùng bạch truật. Liều dùng 6 -12g.

Tục đoạn

dùng rễ của cây tục đoạn, tên khoa học là Dipsacus japonicus, Mig, họ tục đoạn Dipsacaceae. Là loại cây thảo, cao chừng 1,5 – 2m, rễ củ không phân nhánh, thân đứng có khía dọc, có gai thưa. Vị thuốc còn có tên tiếp cốt thảo. Cây có ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, nhất là ở Sa Pa (Lào Cai). Tục đoạn có vị đắng, tính hơi hàn, quy hai kinh can, thận. Tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, thông điều huyết mạch, chỉ thống, trị phong thấp, chấn thương, xương khớp sưng đau, an thai, chỉ huyết. Dùng tốt trong các trường hợp động thai, đau bụng, ra huyết. Liều dùng 6 -12g

Tục đoạn bổ can thận, thông điều huyết mạch.

Tang ký sinh

: là toàn thân của cây tầm gửi cây dâu, tên khoa học Loranthus parasiticus (L), Merr, họ tầm gửi Loranthaceae. Thuốc có vị đắng, tính bình, vào hai kinh can, thận. Tác dụng trừ phong thấp, kiện cân, cường cốt, hạ huyết áp, dưỡng huyết, an thai. Dùng cho thai phụ huyết hư dẫn đến động thai, ra huyết. Liều dùng 8 -12g.

Sa nhân: Vị thuốc là hạt của cây sa nhân Amomum (wall ex Bak) vilosum, Lour.Var Xanthioides A, Longiligulare T.L Wu, họ Gừng Zingiberaceae. Cây thảo sống lâu năm, cao chừng 1,5m, phổ biến ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Quả được thu hái vào tháng 8 dương lịch. Thuốc có vị cay, tính ấm, quy vào kinh tỳ, thận, vị. Tác dụng lý khí hóa thấp, trừ thấp, giảm đau. Làm an thai trong trường hợp thai động không yên, ra máu. Liều dùng 2 – 4g.

Ngải diệp là lá của cây ngải cứu tên khoa học Artemisia vulgaris L. Họ cúc Asteraceae. Loại cây thảo, dùng làm rau ăn. Thành phần hóa học chủ yếu là tinh dầu. Ngải diệp vị đắng, cay, tính ấm, quy kinh can, vị. Tác dụng điều hòa khí huyết, ôn kinh, tán hàn, giải cảm, giảm đau, an thần, kiện vị, an thai. Liều dùng 6 -12g.

Đỗ trọng: Vị thuốc là vỏ phơi hay sấy khô của cây đỗ trọng, tên khoa học Eucommia ulmoides olive. Là loại cây gỗ cao 10-20m, được di thực về Việt Nam nhưng chưa nhiều. Trên thị trường chủ yếu là nhập từ Trung Quốc. Đỗ trọng vị cay, tính ấm, quy kinh can, thận. Tác dụng bổ can thận, mạnh cân cốt, bình can, hạ áp, dưỡng huyết, an thai. Dùng trong trường hợp thai động, ra huyết. Liều dùng 8 – 16g.

A giao là cao da lừa. Thành phần hóa học chứa collagen, khi thủy phân cho các amino acid, ngoài ra có chất vô cơ. A giao vị ngọt, tính bình vào 3 kinh phế, can, thận. Tác dụng tư âm, dưỡng huyết, nhuận phế, chỉ huyết, an thai. Dùng cho phụ nữ rong huyết, có thai ra huyết, đau bụng hoặc sau sảy thai vẫn rong huyết. Liều dùng 6 -12g

Ban long còn gọi làlộc giác giao là chế phẩm cao được bào chế từ gạc hươu, nai. Thành phần hoạt chất chủ yếu gồm gelatine, các acid amin, calci phosphat, calcicarbonat, các chất nội tiết kích thích sinh trưởng. Ban long vị ngọt, tính ấm, quy kinh can, tỳ, thận là thuốc ôn bổ hạ nguyên, bồi bổ dương đạo, sinh tinh tủy, mạnh gân cốt, bổ huyết, chỉ huyết, điều hòa chức năng nội tiết, thuốc có tác dụng an thai, cầm máu. Ngày dùng 10g ăn với cháo nóng, hoặc ngâm rượu uống.

DSCKI. Phạm Hinh

Trị lạnh tay chân bằng thuốc nam

Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều người có cảm giác bàn chân, bàn tay luôn lạnh cóng, buốt giá, tay chân đỏ tấy hoặc trắng bệch, đau nhức… mặc dù đã mặc ấm, đi tất.  Cảm giác này thường gặp nhiều ở phụ nữ, người cao tuổi, người ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém.  Đông y cho rằng chân tay lạnh là do thận dương suy yếu, do tỳ hư. Để chữa trị bệnh này cần phải bổ thận dương, bổ tỳ dương, điều hòa thân nhiệt.

Xin giới thiệu một số bài thuốc nam điều trị chứng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng khi cần.

Lạnh tay chân do thận dương suy yếu: Biểu hiện lạnh tay chân, đau lưng mỏi gối, da xanh, sức yếu, ăn uống kém, hay bị hoa mắt chóng mặt. Nếu là nam giới dễ bị tảo tiết, ngủ mơ, tim hồi hộp. Phép trị là ôn bổ thận dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Phá cố chỉ 6g, nhục thung dung 10g, ngũ gia bì 16g, sơn thù 12g, tần giao 12g, hoàng kỳ 12g, mẫu lệ chế 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 3 quả, ngải diệp 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g, quế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Cây và củ đinh lăng.

Bài 2:

Thục địa (sao khô) 12g, đậu đen (sao thơm) 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, ngải diệp 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, khởi tử 12g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 10g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, trần bì 10g, đại táo 3 quả, sinh khương 4g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, ngũ vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: Phòng sâm 12g, đương quy 12g, thục địa 10g, liên nhục 12g, tơ hồng xanh 16g, cẩu tích 16g, phụ tử 6g, sinh khương 4g, ngải diệp (khô) 12g, tần giao 12g, tế tân 10g, dâm dương hoắc 10g, trạch tả 12g, sơn thù 16g, tất bát 12g, lương khương 10g, chích thảo 12g, hoàng kỳ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 10 - 13 ngày một liệu trình.

Lạnh tay chân do tỳ hư: Biểu hiện chân tay lạnh, dày da bụng, da xanh, môi nhợt, bụng đau âm ỉ, thỉnh thoảng sôi bụng, phân lỏng, ăn uống kém, chân tay yếu mềm. Phép trị là ôn bổ tỳ dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, trần bì 12g, đại táo 6 quả, củ đinh lăng 16g, ngũ gia bì 12g, quế 8g, sa nhân 10g, hoàng kỳ (sao mật) 12g, sinh khương 4g, chích thảo 12g, đương quy 12g, hậu phác 10g, thần khúc 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: Cao lương khương 12g, ngũ gia bì 12g, ngải diệp 10g, bạch truật 16g, đương quy 12g, hậu phác 10g, sinh khương 6g, phòng sâm 16g, hà thủ ô 16g, rễ đinh lăng 16g, cây ngấy hương 16g, trần bì 10g, thần khúc 10g, chích thảo 12g, quế 8g, đại táo 6 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Thiên hoa phấn chữa đái tháo đường

Đây là cây mọc hoang trên đất rừng có nhiều tác dụng chữa bệnh: ho, sốt... đặc biệt tác dụng sinh tân, chỉ khát, chữa đái tháo đường hiệu quả.

Thiên hoa phấn là tên vị thuốc trong y học cổ truyền là của rễ cây qua lâu, còn gọi là qua lâu căn, người dân gọi là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (miền Bắc), dây bạc bát, bát bát châu (miền Nam), thau ca (người Tày).

Rễ qua lâu được thu hoạch vào mùa thu đông, tốt nhất là sau khi thu hái quả được ít ngày. Muốn rễ củ mập thì ngắt bỏ hoa để dinh dưỡng tập trung vào rễ. Rễ đào về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi hay sấy khô để bảo quản. Thành phần hóa học của rễ gồm tinh bột, chất nhầy, chất Trichosanthin (loại protein kiềm) với hàm lượng hơn 1%, karasurin, cucurbitacin, kirilowin...


Thiên hoa phấn là tên vị thuốc trong y học cổ truyền là của rễ cây qua lâu.

Dược liệu thiên hoa phấn có màu vàng hoặc nâu nhạt ở mặt ngoài, mặt cắt màu trắng có điểm mạch gân màu vàng, vị nhạt sao hơi đắng, chua, không mùi, tính hàn, có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận táo, giảm đau chữa sốt nóng, đái tháo đường, miệng khô, khát nước, đoản hơi, hoàng đản, lở ngứa, sưng tấy, trĩ rò.

Ho do đờm nhiệt biểu hiện ho khạc đờm vàng đặc (cảm giác tức nặng ở ngực và táo bón): Qua lâu với đởm nam tinh và hoàng cầm.

Đờm, thấp và huyết ứ trệ trong ngực (biểu hiện cảm giác khó thở và đau ngực, đau ngực xuyên ra sau lưng): Qua lâu với thông bạch và bán hạ.

Đờm và nhiệt tích tụ trong ngực và vùng thượng vị (biểu hiện cảm giác đầy chướng ngực và thượng vị): Qua lâu với hoàng liên và bán hạ.

Sốt nóng, da vàng, miệng khô khát: Thiên hoa phấn 8g, rễ cây é lớn đầu 8g hoặc hạt đậu đen 8g, sắc với 200ml còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày.

Đái tháo đường: Thiên hoa phấn 8g, thục địa, hoài sơn mỗi vị 20g, đơn bì, kỷ tử, thạch hộc mỗi vị 12g, sơn thù, sa nhân mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Hoài Vũ

Meo.vn (Theo Bee)

Kinh nghiệm dân gian dùng dế chữa bệnh

Theo Đông y, dế dũi có vị mặn, tính lạnh, dế mèn có vị cay mặn, tính ôn. Có tác dụng chữa bệnh ở bàng quang, tiểu tràng, đại tràng...

Một số phương thuốc ứng dụng:

- Chữa cổ trướng: Dế mèn 7 con, nhái 2 con, quả bầu 15g. Tất cả đem sấy khô, tán bột. Cho bệnh nhân uống ngày 2 lần vào lúc đói, mỗi lần 3g với nước sôi để nguội.

- Chữa tiểu tiện khó:

Cách 1: Bột dế mèn 15g, bột cam thảo 15g. Cả 2 trộn đều cho bệnh nhân uống ngày 3 lần với nước sôi để nguội, mỗi lần 3g bột thuốc.

Cách 2: Dế dũi 5 con, tỏi 3 nhánh. Cả 2 đem giã nhỏ cho vào vải mỏng buộc vào rốn.

- Chữa bí đại tiện: Bột dế mèn 10g, bột vừng đen 20g. Trộn đều 2 vị thuốc với nhau, cho bệnh nhân uống ngày 3 lần, mỗi lần 3g với nước sôi để nguội.


Con dế là vị thuốc chữa thủy thũng, xơ gan, bí đại tiểu tiện.

- Chữa thủy thũng:

Cách 1: Bột dế mèn 10g, bột ngọn nho 10g. Cả 2 trộn đều cho bệnh nhân uống ngày 3 lần, mỗi lần 2g với nước sôi để nguội.

Cách 2: Dế mèn 5 con giã nhỏ, gói vào vải mỏng đắp vào rốn, mỗi ngày thay thuốc một lần.

Cách 3: Dế mèn 7 con, đại phúc bì 20g. Cả hai đem sấy khô, tán bột. Cho bệnh nhân uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g với nước sôi để nguội.

Cách 4: Dế mèn 7 con, rượu 10ml. Dế mèn sấy khô, ngâm vào rượu. Khoảng 30 phút sau lại đem sấy khô rồi tán bột. Cho bệnh nhân ngày uống 2 lần, mỗi lần 2g bột thuốc với nước nguội có pha 50% rượu.

- Chữa viêm bàng quang: Dế mèn 4 con, lá sen tươi 60g. Cả 2 đem sắc lấy 250ml nước thuốc, chia làm 3 lần cho bệnh nhân uống trong ngày. Cần uống khoảng 10 ngày.

- Chữa nấc: Dế mèn 7 con, sữa bò 10ml. Dế mèn sấy khô, tán bột, dùng sữa bò luyện viên bằng hạt ngô; cho bệnh nhân ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 viên.

- Chữa sỏi mật: Dế mèn 5 con, rau dấp cá 30g, kim tiền thảo 30g, mã đề 30g. Dế mèn rang khô, tán bột mịn. Rau dấp cá, kim tiền thảo, mã đề đem sắc lấy 200ml nước thuốc. Chia bột dế mèn làm 3 phần, nước thuốc làm 3 phần. Cho bệnh nhân uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 phần.

- Chữa đau nhức mình mẩy: Dế dũi (bỏ chân, càng, đầu râu… ), sa nhân (bỏ vỏ ngoài), lượng hai vị bằng nhau, phơi khô, sao vàng tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống hai lần, mỗi lần 2 - 3g với rượu.

BS. Phó Thuần Hương

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

4 bài thực dược từ tỏi

Từ xa xưa, loài người đã biết dùng củ tỏi làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh. Sau đây là một số bài thực dược từ tỏi chữa bệnh, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.

Bài 1: Tỏi hầm bồ câu: tỏi 30g, bồ câu thịt 1 con. Bồ câu làm thịt, mổ bỏ ruột rửa sạch. Tỏi đập nát trộn ít muối, rượu, cho vào bụng chim, khâu lại cho vào nồi hầm cách thủy vừa chín mềm lấy ra ăn nóng. Tác dụng ích khí sinh tinh.

Bài 2: Tỏi hầm dạ dày lợn: tỏi 100g, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3g. Rửa sạch dạ dày lợn, tỏi bóc vỏ đập dập, cùng sa nhân nhét vào dạ dày lợn, khâu kín. Tất cả cho vào nồi thêm ít rượu, muối, nước vừa đủ hầm nhỏ lửa đến khi dạ dày chín mềm là được. Ăn trong ngày.Tác dụng bổ tỳ vị trừ hư tổn.


Tỏi không chỉ là gia vị cần thiết trong nhiều món ăn mà còn là vị thuốc chữa bệnh.

Bài 3: Óc lợn hấp tỏi: tỏi 20g, óc lợn 100g, hành củ, gừng, xì dầu vừa đủ. Trước hết nhặt hết gân máu của óc lợn rửa sạch, để ráo. Hành cắt đoạn, gừng giã nhỏ, tỏi giã nhuyễn, trộn với ít rượu, rải lên đĩa. Đặt óc lợn lên trên, hấp trong 30 phút, lấy ra để nguội, chế thêm xì dầu, trộn đều là được, ăn trong ngày. Tác dụng bổ não sinh tinh.

Bài 4: Tỏi nấu thịt dê: tỏi 50g, thịt dê 250g. Thịt dê thái miếng vừa phải, ướp 1 ít tỏi, phi tỏi thơm trong dầu ăn, rồi rán thịt chín tới.Đổ vào một lượng nước vừa đủ nấu thịt chín. Cho toàn bộ tỏi đã bóc vỏ vào nấu tiếp một lúc nữa, thêm gừng, mắm muối, bột ngọt rồi lấy ra ăn. Tác dụng: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh .

Lương y  Minh Chánh

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

4 món ăn thêm tỏi để chữa bệnh

Óc lợn hấp thêm tỏi sẽ bổ não sinh tinh.

Bài 1: Tỏi hầm bồ câu: tỏi 30g, bồ câu thịt 1 con. Bồ câu làm thịt, mổ bỏ ruột rửa sạch. Tỏi đập nát trộn ít muối, rượu, cho vào bụng chim, khâu lại cho vào nồi hầm cách thủy vừa chín mềm lấy ra ăn nóng. Tác dụng ích khí sinh tinh.


Bài 2: Tỏi hầm dạ dày lợn: tỏi 100g, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3g. Rửa sạch dạ dày lợn, tỏi bóc vỏ đập dập, cùng sa nhân nhét vào dạ dày lợn, khâu kín. Tất cả cho vào nồi thêm ít rượu, muối, nước vừa đủ hầm nhỏ lửa đến khi dạ dày chín mềm là được. Ăn trong ngày.Tác dụng bổ tỳ vị trừ hư tổn.

Tỏi không chỉ là gia vị cần thiết trong nhiều món ăn mà còn là vị thuốc chữa bệnh.

Bài 3: Óc lợn hấp tỏi: tỏi 20g, óc lợn 100g, hành củ, gừng, xì dầu vừa đủ. Trước hết nhặt hết gân máu của óc lợn rửa sạch, để ráo. Hành cắt đoạn, gừng giã nhỏ, tỏi giã nhuyễn, trộn với ít rượu, rải lên đĩa. Đặt óc lợn lên trên, hấp trong 30 phút, lấy ra để nguội, chế thêm xì dầu, trộn đều là được, ăn trong ngày. Tác dụng bổ não sinh tinh.

Bài 4: Tỏi nấu thịt dê: tỏi 50g, thịt dê 250g. Thịt dê thái miếng vừa phải, ướp 1 ít tỏi, phi tỏi thơm trong dầu ăn, rồi rán thịt chín tới.Đổ vào một lượng nước vừa đủ nấu thịt chín. Cho toàn bộ tỏi đã bóc vỏ vào nấu tiếp một lúc nữa, thêm gừng, mắm muối, bột ngọt rồi lấy ra ăn. Tác dụng: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh .

Theo Lương y Minh Chánh

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Ếch – Vị thuốc mùa đông

Ếch dùng làm thuốc thường bắt vào mùa đông là tốt nhất.

Ếch thuộc họ ếch nhái, còn có tên là điền oa, điền kê (gà đồng) hay trường cổ, thanh kê. Ếch dùng làm thuốc thường bắt vào mùa đông là tốt nhất. Khi đem chế biến, rửa sạch, lột da, mổ bỏ hết nội tạng, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Theo các nhà dinh dưỡng, thịt ếch có màu trắng, nạc, ngon như thịt gà. Trong 100g thịt ếch có 75g nước, 20g protit, 1,1g lipit, 22mg canxi, 159mg photpho, 1,3mg sắt, 0,04mg vitamin B1, 0,22mg vitamin B12, 2,1mg vitamin PP...cung cấp cho cơ thể khoảng 92kcal.
Theo y học cổ truyền, ếch có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, cường tráng, an thai, lợi tiểu, chữa cam tích ở trẻ em, suy dinh dưỡng, phiền nhiệt, hư lao, ngứa lở, phù thũng…Mỗi liệu trình thịt ếch từ 5 – 7 ngày, mỗi ngày dùng 1 lần.


Dưới đây là một số món ăn chữa bệnh từ ếch.

- Chữa trẻ ra mồ hôi trộm, ngủ không ngon giấc, lười ăn: Thịt ếch 100g, sa nhân bột 30g, lá sen tươi 1 lá, gia vị vừa đủ. Thịt ếch trộn với bột sa nhân, bột gia vị, gói vào lá sen cho vào lồng hấp chưng chín, bỏ lá sen ra để ăn thịt ếch.

- Chữa suy nhược ở trẻ em, đầy bụng, ăn không tiêu hoặc bồi dưỡng khi yếu mệt, ốm dậy: Làm thịt một con ếch khoảng 2 lạng, bỏ đầu, nội tạng, rửa sạch để ráo sau đó chặt thành miếng, ướp gia vị như tiêu, bột nêm cho thấm. Phi dầu ăn với tỏi cho thơm, cho ếch đã chặt vào đun khoảng 3 phút, sau đó cho tiếp 100g gạo tẻ vo sạch vào nấu cháo cho nhừ. Trước khi ăn, nêm thêm hành, gia vị vừa miệng. Ăn nóng.

- Mụn nhọt: Thịt ếch 100g, lá sen tươi một lá, gạo tẻ 150g. Nấu cháo ếch xong nêm muối, lá sen úp lên cháo, tắt lửa, để nguội, bỏ lá sen. Dùng liền 5-7 ngày. Hoặc mụn nhọt hay bị tái phát vào mùa hè: Thịt ếch 250g, lá sen, gia vị vừa đủ. Bọc thịt ếch bằng lá sen. Hấp cách thủy chín ăn nóng.

Thịt ếch rất tốt cho trẻ suy dinh dưỡng, thịt ếch lại ăn lành nhưng để an toàn, khi ăn cần làm sạch ruột, tách những đường gân chỉ trên đùi ếch (chúng là những mạch máu hay gân cơ của ếch, tuy nhiên lại dễ nhầm lẫn với ấu trùng sán) và nấu chín kỹ để hạn chế giun sán.

Meo.vn (Theo alobacsi)

Món ăn, bài thuốc chữa di tinh

Di tinh có thể chia làm 4 thể khác nhau. Về chữa trị, có thể bằng liệu pháp ăn uống, hoặc dùng bài thuốc.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, 4 thể di tinh bao gồm: thể thấp nhiệt hạ trú - thích ăn những thực phẩm rán nóng và thích uống rượu, tỳ vị nóng ẩm thấp xuống âm thiết, hoặc nhập phòng sau khi say rượu, ẩm nóng trong ngoài, xâm nhập buồng tinh gây ra di tinh; thận hư không bền - trước khi kết hôn thường mắc chứng thủ dâm, đã kết hôn rồi thì dâm dục quá độ, tổn thương thận, tiêu hao khí, gây ra hạ nguyên hư, lâu ngày dẫn đến di tinh; lao lực tổn thương tâm tỳ - phần nhiều do suy nghĩ vất vả lâu ngày, tâm tỳ bị tổn thương, sinh hoạt tình dục thái quá, thận mất khả năng tàng trữ lâu ngày gây ra di tinh; âm hư hỏa vượng dẫn đến di tinh.


Nữ trinh tử

Món ăn

- Cháo thỏ ty tử: Thỏ ty tử (vị thuốc) 30-60g, một ít gạo tẻ, đường trắng vừa đủ. Rửa sạch thỏ ty tử rồi giã vụn cho vào nước sắc lấy nước cốt, bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo, khi chín cho đường trắng vào, nấu thêm một chút là được. Dùng hết trong ngày. Dùng 10 ngày là một liệu trình, nếu thấy có hiệu quả thì dùng thêm 2 liệu trình nữa.

- Cháo kim anh tử: Kim anh tử 10-15g, một ít gạo tẻ (hoặc gạo nếp). Sắc (nấu) kim anh tử lấy nước cốt, bỏ bã, rồi cho gạo tẻ hoặc gạo nếp vào nấu cháo, nêm nếm gia vị. Chia làm 2 lần, dùng hết trong ngày, một liệu trình từ 2-3 ngày. Lưu ý, nếu người đang cảm sốt thì không được dùng.

- Cháo sò biển: Sò biển 30g, trứng vịt muối 1 quả, gạo 100g. Vo gạo cho nước nấu cháo, rửa sạch sò biển, đợi cháo gần chín thì cho vào cùng nấu cháo. Trứng muối bóc vỏ, khi cháo chín cho vào cháo. Nấu thêm mươi phút nữa, nêm nếm gia vị vừa dùng. Dùng mỗi buổi sáng, dùng liền trong nhiều ngày.

- Dùng thủ ô 100g, 2 cái trứng gà, cùng các gia vị, hành, gừng, rượu. Rửa sạch thủ ô sắt thành từng đoạn dài 4-5 cm. Cho trứng gà và thủ ô vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu đến sôi thì cho các gia vị vào. Khi trứng chín, nước đặc thì vớt thủ ô ra, bóc vỏ trứng, cho vào trong nước nấu thêm vài phút nữa, nêm nếm gia vị. Dùng trứng và nước, dùng hết trong ngày.


Hoài sơn


Trạch tả


Thục địa - Ảnh: K.Vy

Bài thuốc

- Với thận hư không bền, nếu di tinh nhiều lần, thần sắc mệt mỏi, thường cảm thấy váng đầu hoa mắt, ù tai, mỏi lưng, thì có thể dùng bài thuốc gồm các vị: đảng sâm 15g, hoàng kỳ tươi 18g, thục địa 12g, hoài sơn 10g, phục linh 12g, mẫu đơn bì 8g, kim anh tử (sao tẩm nước muối loãng) 20g, mẫu lệ (sắc trước) 20g, long cốt (sắc trước) 15g, liên tu 10g, trạch tả 8g, cam thảo 6g. Cho 3 chén nước, sắc (nấu) còn 180 ml, chia 3 lần uống nóng trong ngày.

- Với thể âm hư hỏa vượng - nếu thường xuyên váng đầu ù tai, nóng mặt, tim đập mạnh loạn nhịp, ngủ ít, ngủ thì bị mộng tinh, dương vật dễ bị cương lên, mỏi lưng hoạt tinh, thì dùng bài gồm các vị thuốc: thiên động 10g, sinh địa 12g, thục địa 8g, đảng sâm 8g, sa nhân 4g, hoàng bách 12g, tri mẫu 12g, kim anh tử (sao tẩm nước muối loãng) 30g, khiếm thực 15g, trạch tả 10g, nữ trinh tử 12g, đan bì 8g, cam thảo 7g. Cho 3 chén nước, sắc còn 180 ml, chia 3 lần, dùng lúc còn nóng trong ngày.

Ngoài việc dùng món ăn, bài thuốc, thì người bị tình trạng này cần chú ý tiết dục, tránh sinh hoạt tình dục quá mức, tăng cường luyện tập thể dục...

Meo.vn (Theo TNO)

Điều trị chứng “đọa thai”

Phụ nữ có thai thời kỳ đầu khoảng từ 20 - 90 ngày thì bị sẩy được, Đông y gọi là chứng "đọa thai". Nếu bị chứng này từ 2 - 3 lần trở lên thì gọi là "hoạt thai".

Dưới đây là 2 nguyên nhân và cách trị.

Do thận hư không bền, sinh chứng đọa thai

Triệu chứng: Sau khi có thai thường lưng gối ê mỏi, bụng dưới nặng trệ, đầu choáng váng, tai ù, âm đạo ra huyết, hay đi tiểu vặt, mạch bộ xích nhược, đã có một hai lần sẩy thai.

Bài thuốc: Tang ký sinh 50g, a giao 50g, tục đoạn 50g, thỏ ty tử 50g, thung căn bì 20g.
Cách dùng: Các vị thuốc trên tán bột mịn, mỗi lần uống 10g. Uống các ngày trong tháng như sau: Mồng 1, 2 , 3, 11, 12, 13, 21, 22, 23, mỗi ngày uống một lần vào buổi sáng.
http://bee.net.vn/dataimages/201110/original/images787061_T9_thuoc_nam_chua_benh.jpg
Phụ nữ có thai thời kỳ đầu khoảng từ 20 - 90 ngày thì bị sẩy được, Đông y gọi là chứng "đọa thai.
Do tỳ hư thận yếu, thai nhiệt dẫn đến đọa thai

Triệu chứng: Bệnh nhân ăn kém, miệng khô, khát nước, tinh thần mệt mỏi, có khi đau bụng, có khi không đau, bụng dưới nặng, đã có một hai lần sẩy thai.

Bài thuốc: Bạch truật 15g, tang ký sinh 15g, nhân sâm 15g, liên tử 15g, cam thảo 9g , hoàng cầm 15g, tục đoạn 15g, phục linh 15g, sa nhân 2g.

Gia giảm: Nếu đau bụng do huyết hư gia thì dùng đương quy (sao) 6g, hoàng kỳ 30g, bạch thược 15g để bổ khí sinh huyết hòa doanh giảm đau. Nếu thận dương hư đau lưng và lạnh gia ba kích 9g, lộc giác giao 9g (xung phục) để ôn bổ thận dương.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trong thời kỳ mang thai. Mỗi tháng uống 5 thang uống trong 3 tháng. Sau đó uống cách nhật 2 ngày/thang đến tháng thứ 7 của thời kỳ mang thai là đạt yêu cầu.

Meo.vn (Theo Bee)