Lưu trữ cho từ khóa: sa búi trĩ

Cắt búi trĩ có bị tái phát?

Tôi bị sa búi trĩ, đã đi thắt một lần vào năm 2005, sau khi thắt một thời gian thì bị lại. Tôi có đi chích thuốc để trĩ teo lại ở một bệnh viện y học dân tộc, nhưng chỉ một thời gian ngắn bệnh tái phát. Có người nói, nếu có cắt đi thì thời gian sau cũng sẽ bị lại. Mong được bác sĩ tư vấn.

(kimtienvong@…)

benh-tri

Với mô tả của bạn có thể bạn bị trĩ tái phát, nhưng chưa thăm khám nên không rõ bạn bị trĩ nội độ 3 hay độ 4, hay trĩ hỗn hợp. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị trĩ, như điều trị nội hay điều trị thủ thuật, hay phẫu thuật. Bạn đã điều trị thủ thuật với cả hai phương pháp là thắt trĩ và chích xơ, nhưng bệnh trạng chưa hết. Do đó, phương pháp điều trị được chọn hiện tại là phẫu thuật. Có hai phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng hiện nay là phẫu thuật cắt trĩ và phẫu thuật Longo. Tùy vào chẩn đoán tình trạng, bác sĩ sẽ có chỉ định loại phẫu thuật nào thích hợp. Nếu bạn sau 2 lần điều trị bằng thủ thuật nói trên có thể gây hẹp hậu môn một phần thì không thể phẫu thuật Longo được, mà cần áp dụng phẫu thuật cắt trĩ. Bạn nên đi khám để xác định tình trạng và sẽ được tư vấn phương pháp phẫu thuật thích hợp. Về vấn đề tái phát thì phương pháp nào cũng có thể xảy ra, nhưng tỷ lệ rất thấp, khoảng từ 2-5%.

(Theo Thanhnien)

Khổ như mắc trĩ sau sinh

Kể từ khi sinh bé thứ hai, chị Thu Na (Lý Nhân, Hà Nam) thường xuyên bị táo bón nặng, nhiều lúc phải ngồi hàng giờ đến vã mồ hôi. Gần đây, chị còn thấy một vài giọt máu thấm qua giấy và một “cục thịt” rất đau. Đến khám, mới biết mình mắc bệnh trĩ sau sinh.

“Thủ phạm” không ngờ

Chị Na cho biết: “Tôi mang thai to, cháu đầu 3,5kg, cháu thứ hai 3,4kg và đều đẻ thường. Sau khi sinh đứa đầu tiên, tôi đã hay bị táo bón dù chế độ ăn đầy đủ chất, đặc biệt ăn nhiều rau. Tình trạng trở nên tệ hơn khi sinh cháu thứ hai.  Thấy cháu đi phân loãng, sữa tôi cũng loãng, cực chẳng đã tôi phải uống ít nước đi, ăn nhiều thịt cá. Kết quả là những ngày dài bị táo khiến mặt tôi lúc nào cũng như “héo”. Gần đây tôi thực sự lo lắng khi thấy đau, khó chịu ở hậu môn và xuất hiện vài giọt máu”.

Theo PGS. TS Nguyễn Mạnh Nhâm, chủ tịch hội Hậu môn trực tràng Việt nam cho biết, tỷ lệ phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ đang gia tăng đáng kể đặc biệt là trên phụ nữ đẻ thường, thai to. Nguyên nhân chủ yếu là do táo bón. Sau sinh chị em quá chú ý vào đứa con mà quên chăm lo cho chính bản thân, uống ít nước, ăn ít rau mong cho sữa đặc hơn.

Ngoài ra, ở phụ nữ đẻ thường, do trong lúc sinh phải rạch nên đau, ngại đi vệ sinh nên tình trạng táo bón rồi dẫn đến trĩ càng nặng nề hơn.

Phòng và trị thế nào?

Trước khi nghĩ đến bất kỳ phương pháp điều trị nào, phụ nữ sau sinh cần tự phòng bệnh bằng các cách đơn giản. Không chỉ dừng lại ở việc uống thêm nước, ăn thêm rau mà có thể bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như: xoa bụng theo chiều kim đồng hồ trước khi đi ngủ 30-50 lần, tập đi đại tiện vào một giờ nhất định…  Các món ăn từ mộc nhĩ đen, táo đỏ không những giúp nhuận tràng mà còn bổ máu. Ngoài ra không ăn các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu.

Khi đã có dấu hiệu mắc trĩ (chảy máu, sa búi trĩ), chị em nên đi khám và cân nhắc giữa việc dùng thuốc uống và phẫu thuật. Phẫu thuật có thể nhanh chóng loại bỏ búi trĩ bị sa nhưng ít nhiều ảnh hưởng tới việc chăm sóc con. Ở một số người, sau khi phẫu thuật trĩ có hiện tượng cứ muốn đại tiện là phải đi ngay nên đi làm hay đi đâu xa rất bất tiện.

Lựa chọn thứ hai là sử dụng thuốc uống. Giữa muôn vàn thuốc chữa trĩ hiện nay, thuốc nào thực sự an toàn và hiệu quả đối với phụ nữ sau sinh. Thuốc nào vừa chữa trĩ lại không ảnh hưởng tới khả năng bài tiết sữa?   Tại hội thảo khoa học “Phương pháp mới điều trị bệnh trĩ” được tổ chức tại bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội, PGS.TS Lê Lương Đống, Phó giám đốc Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam chia sẻ: “Trong kho tàng thuốc YHCT, bài thuốc Bổ trung ích khí từ ngàn xưa đã giúp phòng chống bệnh trĩ và nâng cao sức khỏe, ngay cả ở phụ nữ vừa sinh nở, khí huyết kém đều có thể sử dụng”.

Hiện tại, nhờ sự tiến bộ của ngành dược, bài thuốc đến tay người bệnh không còn ở dạng thuốc sắc truyền thống mà dưới dạng viên Thăng Trĩ Nam Dược.

Theo Dantri

Trĩ là gì, bệnh này có liên quan đến lối sống?

Xin hỏi bệnh trĩ là gì? Bệnh này có liên quan tới lối sống không? (Trịnh Bảo, 35 tuổi, Hà Nội).

PGS TS Triệu Triệu Dương: Thực ra trĩ là một biểu hiện sinh lý vì khi sinh ra con người đã có trĩ. Các trĩ là hiện tưởng của búi tĩnh mạnh nằm ở dưới niêm mạc trực tràng tại 2 vị trí tương ứng là phía trên của cơ thắt trong và phía trên của cơ thắt ngoài. Như vậy, khi các cơ thắt trong hoặc ngoài cơ thắt để đóng hậu môn thì trĩ có tác dụng như một van làm cho nó khít lại.

Và bệnh trĩ là hậu quả của một quá trình tắc mạch dẫn đến nhồi máu của các tĩnh mạch trĩ dẫn đến các triệu chứng viêm nhiễm hay chảy máu…

Các quan điểm hiện nay thì họ vẫn chưa rõ nguyên nhân bệnh trĩ. Tuy nhiên, có nhiều giả thiết cho rằng, việc sinh ra bệnh trĩ là quá trình viêm tắc mạch hoặc do các nguyên nhân sa trùng các tổ chức mô đệm dẫn đến trĩ bị sa ra ngoài. Trong đó, vai trò của dầy part đóng vài trò rất quan trọng. Chính vì vậy, quan điểm này đã làm thay đổi phương pháp điều trị bệnh trĩ trong những thời gian hiện nay.

Việc sa trùng trĩ là nguyên nhân khởi phát và việc sau đó dẫn đến hiện tượng viêm tắc mạch trĩ, chảy máu trĩ, hoại tử trĩ…

Bệnh trĩ rất liên quan đến lối sống và thời gian sống. Theo như nguyên lý ở trên, bệnh trĩ thường hay xuất hiện ở bậc tuổi trung niên, ít khi gặp ở trẻ nhỏ. Vì quá trình sống thì dẫn đến việc thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt và những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa làm cho bệnh trĩ gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Theo VOV Online

Bệnh trĩ không ảnh hưởng đến khả năng sinh con

Tôi năm nay 31 tuổi, gần đây, tôi thấy có dấu hiệu bất thường ở hậu môn nên đi khám thì được biết bị bệnh trĩ. Hiện nay, tôi chưa lập gia đình, tôi rất muốn bác sĩ tư vấn cho tôi bệnh trĩ có ảnh hưởng đến khả năng sinh con hay không?

Trần Quang Hùng (Thái Nguyên)

Trĩ là một bệnh lý phổ biến, bệnh được tạo thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ (tĩnh mạch ở vùng hậu môn). Triệu chứng của bệnh là chảy máu và sa búi trĩ. Ngoài ra, bệnh còn có những triệu chứng khác như đau khi đi đại tiện, ngứa quanh hậu môn… Bệnh trĩ được chia làm 3 loại (trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp) và 4 mức độ (từ 1 đến 4) tùy theo triệu chứng và độ lớn của trĩ. Mỗi loại trĩ và mỗi mức độ có những biện pháp điều trị khác nhau.

Bệnh trĩ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để trĩ chảy máu quá lâu làm thiếu máu, đôi khi bị nhiễm khuẩn hay sưng phù, thậm chí bầm tím làm đau đớn, khó chịu và làm giảm chất lượng sống. Bệnh trĩ có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý nguy hiểm khác ở vùng hậu môn trực tràng như ung thư trực tràng, polyp trực tràng… Trong thư, bạn chỉ nói mình bị trĩ nhưng chưa nói rõ ở mức độ nào (vì bạn đã đi khám bác sĩ) nên chúng tôi khó tư vấn cụ thể cho bạn biện pháp điều trị nhưng có thể khẳng định với bạn rằng bệnh trĩ chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh chứ không ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng cũng như khả năng có con của bạn.

BS. Nguyễn Hải Liên

Đi ngoài khó khăn, phân khô và có lẫn máu, có phải bệnh trĩ?

“Một tháng nay tôi thường đi ngoài khó khăn, phân khô và có lẫn máu. Ăn uống vẫn bình thường và không có bệnh gì khác. Có phải tôi bị bệnh trĩ không?”.

Trả lời:

Trĩ là bệnh giãn quá mức các búi tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn. Hiện nay chúng ta chưa có cuộc điều tra dịch tễ học nào về bệnh này. Tuy nhiên, sách y học dân tộc của ta ghi nhận “thập nhân cửu tri”, nghĩa là 10 người có 9 người bệnh trĩ.

Các yếu tố thuận lợi gây ra trĩ bao gồm: táo bón, viêm đại tràng mạn tính, làm việc nặng phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều, những khối u vùng chậu hay thai nhiều tháng gây chẹn tĩnh mạch, cản trở máu hồi lưu.

Đi ngoài ra máu và sa búi trĩ ra ngoài hậu môn là các triệu chứng thường gặp nhất. Bạn không mô tả rõ các triệu chứng nên không thể chẩn đoán bệnh chắc chắn được (ngoài bệnh trĩ còn có những bệnh khác cũng gây chảy máu khi đi ngoài). Bạn nên đi khám bác sĩ ngoại để xác định bệnh và điều trị.

TS Đỗ Trọng Hải, Phụ Nữ Chủ Nhật.

Đối tượng nào thường hay bị trĩ?

Trĩ là một bệnh thường gặp với các triệu chứng như chảy máu, sa và ngứa hậu môn. Theo một thống kê ở nước ngoài cho thấy: những người lớn trên 50 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh trĩ là 50%.

Thật ra từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào cho thấy đối tượng nào hay bị bệnh trĩ. Nếu trong gia đình có người bị bệnh trĩ thì các thành viên khác có bị hay không? Chưa có câu trả lời chính xác nhưng có một số yếu tố rất quan trọng mà khá nhiều nghiên cứu trên thế giới và cả ở Việt Nam đều kết luận, đó là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ:

- Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, thợ may, thư ký…

- Những bệnh nhân mắc bệnh táo bón kinh niên, khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài.

- Những bệnh nhân bị kiết lỵ: Cũng do phải đi cầu nhiều lần trong ngày làm gia tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.

- Ngoài ra trĩ còn xuất hiện ở những bệnh nhân mắc các bệnh khác như: Hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh…

Bệnh trĩ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu khó khăn… đã hành hạ họ và làm cho bệnh nhân suốt ngày ở trong một tình trạng tinh thần rất không thoải mái.

Hơn thế nữa, những bệnh nhân bị bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất trễ vì đây là một bệnh của vùng kín, lúc nào cũng cần được che đậy nên bệnh nhân thường ái ngại khi đi khám bệnh, nhất là đối với phụ nữ.

Theo Thanhnien