Lưu trữ cho từ khóa: rụng tóc

Làm thế nào để ngăn chặn quá trình rụng tóc ở đàn ông?

Thoạt đầu là một đường chân tóc ở trán bị lùi lại và xuất hiện những vùng hói đầu tiên, tóc trở nên mỏng hơn, dần dần cả vùng bên trên đầu là một mảng hói, sau đó tóc rụng dần và hói gần như toàn bộ đầu. Vậy làm thế nào để ngăn chặn quá trình rụng tóc ở đàn ông? Sau đây là tư vấn của tiến sỹ – chuyên gia y khoa I.Natalya (Nga) liên quan đến vấn đề này.

- Có sự khác biệt về tóc giữa đàn ông và phụ nữ không?

Có. Tóc của đàn ông có cấu trúc đặc và dầy hơn, giai đoạn tăng trưởng ngắn hơn. Sự hiện diện của một lượng lớn testerone ở nam giới gây bã nhờn, số nang tóc cũng như tuyến mồ hôi và tuyến nhờn nhiều hơn so với da của phụ nữ. Trong khi đó các nội tiết tố nữ estrogene kéo dài tuổi thọ nang tóc ở phụ nữ.

- Tại sao đàn ông dễ bị rụng tóc và hói đầu nhiều hơn phụ nữ?

Đàn ông rụng tóc là do đặc tính về hormone. Ở nam giới tình trạng rụng tóc và tóc mỏng còn do một số lý do. Đó có thể là sự nhạy cảm di truyền thụ thể cao của nang tóc đối với hormone bị thay đổi. Lý do có thể còn do dư thừa lượng tiết tố nam testosteron và hoạt động của các men cao tham gia vào các phản ứng chuyển đổi testosteron thành hormone khác. Ngoài ra, các yếu tố khác như stress, bệnh tật, các loại thuốc dùng, chế độ dinh dưỡng và môi trường kém sẽ làm cho tình trạng của tóc càng trầm trọng hơn.

lam-the-nao-de-ngan-chan-qua-trinh-rung-toc-o-dan-ong

Ảnh minh họa

- Có bao nhiêu tóc rụng mỗi ngày?

Trung bình có khoảng 50 – 100 sợi tóc bị rụng hàng ngày.

- Những yếu tố nào dẫn đến rụng tóc?

Nguyên nhân gây ra rụng tóc bất thường có thể là stress, rối loạn sự trao đổi chất, mất cân bằng hormone, có các độc tố trong cơ thể, sự thiếu hụt hoặc thừa các vi chất thiết yếu, môi trường ô nhiễm, hậu quả của việc dùng các loại thuốc và nhiều nguyên nhân khác nữa. Ngoài ra, thông thường tình trạng hói còn do đặc điểm di truyền có thể xảy ra do có vấn đề nào đó về sức khỏe.

- Làm thế nào giảm thiểu tác động của những yếu tố đó?

Việc giữ gìn tóc cẩn thận rất quan trọng. Nếu như bạn muốn nhuộm tóc thì nên chọn loại thuốc nhuộm có tác động ít nhất. Điều quan trọng là không sấy nóng tóc, lựa chọn đúng sản phẩm dùng cho tóc và có lối sống lành mạnh.

- Di truyền đóng vai trò thế nào trong quá trình bị hói?

Đúng là yếu tố di truyền có đóng một vai trò nhất định, nhưng sự tỷ lệ phần trăm có thể khác nhau.

- Để không bị hói sớm và nói chung không bị hói?

Cần sớm theo dõi sức khỏe từ khi còn nhỏ, bởi phòng chống luôn tốt hơn chữa bệnh.

- Rụng tóc tới mức nào thì đi khám?

Cần đi khám bác sỹ chuyên về nấm tóc, nếu cần thiết có thể tham khảo sự tư vấn của chuyên gia nội tiết.

- Rụng tóc nhiều là vấn đề bên trong hay chỉ là ngoại hình?

Khi tóc rụng nhiều có thể do di truyền, có thể liên quan đến rối loạn chuyển hóa, hoặc tác động của các chất độc hại. Chỉ có chuyên gia mới xác định chính xác vấn đề. Song điều trị càng sớm thì việc khôi phục tóc sẽ càng nhanh có hiệu quả.

- Những phương pháp chữa hói?

Để điều trị da đầu và rụng tóc thì một số phương pháp tiêm đã được chứng minh là có hiệu quả tốt như mesotherapy, các liệu pháp điều trị tóc bằng laser và phương pháp elektrotrihogeneza không chỉ làm ngừng rụng tóc mà còn kích thích mọc mái tóc mới.

- Cấy tóc là cách điều trị hay đó là liệu pháp làm đẹp?

Cấy tóc là điều trị triệu chứng, thông thường không ảnh hưởng đến nguyên nhân gây ra rụng tóc.

- Uống các loại vitamin có ảnh hưởng đến cấu trúc của tóc không?

Có. Việc bổ sung những vitamin và vi chất bị thiếu, các loại vitamin tổng hợp sẽ cải thiện cấu trúc và sự phát triển của tóc.

- Thực phẩm nào giúp tóc phát triển?

Một mái tóc khỏe phụ thuộc không ít vào dinh dưỡng. Chế độ ăn ít protein rất có hại cho tóc. Trên thực tế là có đến 90% tóc được làm từ keratin là chất được hình thành từ protein.

Để mái tóc được dày và khỏe cần những thực phẩm chứa các vitamin A, nhóm B, E cũng như các khoáng chất sắt, kẽm, silic… Buổi sáng nên bổ sung ngũ cốc với sữa hoặc sữa chua, pho mát. Bữa trưa và tối nên có thịt, cá, những món ăn bổ dưỡng khác từ đậu đỗ, đậu Hà lan, bí xanh và rau chân vịt. Thay vì uống cà phê đen nên chuyển sang uống trà xanh. Việc dư thừa các loại carbohydrate cũng có hại cho tóc.

Theo Nongnghiep.vn

Một số thuốc có thể gây rụng tóc

Nghiên cứu gần đây cho thấy, một số loại thuốc như: thuốc điều trị bệnh tim, thuốc đông máu, thuốc chống động kinh, … đều có nguy cơ khiến người dùng bị rụng tóc.

Theo Lynne Goldberg, GĐ BV tóc thuộc Trung tâm Y tế Boston (Mỹ), “Có rất nhiều loại thuốc có nguy cơ gây rụng tóc”. Đây được coi là tác dụng phụ hiếm gặp, tuy nhiên một số loại thuốc lại kích thích quá trình rụng tóc trở nên thường xuyên hơn, bao gồm thuốc chẹn beta (dùng để điều trị bệnh tim mạch), thuốc chống đông máu warfarin, thuốc chống động kinh và thuốc trị mụn retinoids.

mot-so-thuoc-co-the-gay-rung-toc

Một số loại thuốc có thể khiến người tiêu dùng bị rụng tóc. Ảnh minh họa

Hiện nay, mặc dù vẫn còn khá ít các nghiên cứu khoa học cũng như bằng chứng về vấn đề này, tuy nhiên bà Goldberg cho biết, các loại thuốc kể trên có thể ảnh hưởng đến chu kỳ tăng trưởng của tóc. Thông thường, tóc sẽ phát triển trong một vài năm, sau đó tạm dừng vài tuần hoặc vài tháng rồi tiếp tục phát triển.

Khoảng 80-90% các nang tóc của con người luôn trong giai đoạn phát triển mạnh ở mọi thời điểm. Tuy nhiên, thuốc có thể làm tăng số lượng nang tóc bước vào giai đoạn tạm ngừng phát triển, điều này đã gây nên một lớp phủ giữ khuếch tán trên tóc gọi là telogen effluvium.

Trên thực tế, chất ức chế aromatas trong thuốc, đã ngăn chặn quá trình sản xuất của hormone estrogen, dùng cho bệnh nhân ung thư vú, có thể gây mỏng và rụng tóc. Bà Goldberg còn cho hay, hệ quả này cũng tượng tự như hiện tượng rụng tóc ở một số phụ nữ có tuổi khi hàm lượng hormon của họ bị thay đổi.

Vì vậy, thuốc điều trị ung thư cũng gây hiện tượng rụng tóc do thuốc tấn công nhanh chóng các tế bào và nang tóc. Điều này cũng dễ xảy ra đối với các loại thuốc như: thuốc chẹn beta, thuốc warfarin, rentinoids,…

Theo Vietq.vn

Rụng tóc nhiều có phải triệu chứng ung thư không?

Tôi 54 tuổi, đi khám chụp Xquang kết quả bị thoái hóa cột sống thắt lưng và đốt sống cổ, bác sĩ nói do tôi bị viêm đa khớp. Hiện nay 2 tay không làm việc gì nặng được và chân đi không muốn bước. Chẳng những thế tôi còn bị rụng hết tóc, phía sau đầu thì mọc lại nhưng trên đỉnh đầu thì mọc lại chỉ lơ thơ không đều. Tôi không biết mình mắc bệnh gì nữa, có phải tôi bị ung thư không?

Hoàng Quyên (TP. Hồ Chí Minh) Email: [email protected]

rungtoc

Hiện tượng thoái hóa cột sống và đau đa khớp của bác sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống. Chúng tôi xin được chia sẻ như sau: Thứ nhất, hiện tượng rụng tóc nhiều phía sau gáy thường ít liên quan đến bệnh khớp mà liên quan chủ yếu tới thuốc trị bệnh. Rất tiếc, trong thư bác không nói đã uống thuốc hay tiêm thuốc gì. Còn nếu không do thuốc thì hiện tượng rụng tóc có thể liên quan đến dinh dưỡng. Còn ung thư đa phần không gây ra rụng tóc. Nếu bác đang uống thuốc nào đó, có thể thảo luận với bác sĩ về tình hình rụng tóc của mình, để bác sĩ có thể thay đổi thuốc làm giảm rụng tóc.

Cần phải thấy rằng, bệnh viêm đa khớp dạng thấp của bác mới là bệnh chính. Bệnh này có đặc điểm là tự phát, vì là bệnh tự miễn. Gây đau nhức ở nhiều khớp và có tính đối xứng hai bên. Thường đau 2 khớp cổ tay, 2 khớp cổ chân, 2 khớp gối. Bệnh này chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Chỉ có thuốc giảm thiểu triệu chứng và việc điều trị là rất phức tạp. Bác cần phải được khám tại bệnh viện và điều trị bài bản.

BS. Hà Minh Long

Theo Suckhoevadoisong.net

Những nguyên nhân gây rụng tóc

Nguyên nhân khiến bạn rụng tóc có thể do di truyền. Nhưng trong nhiều trường hợp khác, rụng tóc bất thường lại xuất phát từ nguyên do tình trạng sức khỏe bạn không tốt

Đàn ông có nhiều khả năng bị rụng tóc hơn phụ nữ, nên những người bị hói đầu chủ yếu là nam giới.

Nhưng những mái tóc mỏng và rụng tóc cũng rất phổ biến ở phụ nữ – một tình trạng khiến không ít người nản lòng. Lý do có thể đơn giản, tạm thời, nhưng cũng có thể là một tình trạng thiếu vitamin, một tình trạng sức khỏe bạn không tốt.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn bị rụng tóc.

Căng thẳng về thể chất

Bất kỳ loại chấn thương cơ phẫu thuật, một tai nạn, hay một bệnh nặng, thậm chí là bệnh cúm cũng có thể gây ra rụng tóc tạm thời. Các chấn thương này có thể sản sinh ra telogen effluvium – một chất gây nên rụng tóc. Tóc có vòng đời tuần hoàn qua 3 giai đoạn: tăng trưởng, nghỉ ngơi, và rụng. Căng thẳng sẽ gây ra rối loạn chu kỳ tóc, khiến có nhiều tóc hơn bị rơi vào giai đoạn rụng, bác sỹ Marc Glashofer, một bác sỹ da liễu tại thành phố New York nói. Rụng tóc thường xuất hiện từ 3 đến 6 tháng sau khi chấn thương.

Bạn nên làm gì: Nên tạo cho mình tâm lý vui vẻ, giải tỏa stress.

Thừa vitamin A

Lạm dụng vitamin A chứa trong các dược phẩm có thể gây rụng tóc. Theo quy định của Học viện Da liễu Mỹ, lương vitamin A hằng ngày vào khoảng 5000 IU cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi. Nếu lượng vitamin A vào cơ thể quá nhiều sẽ khiến cơ thể không hấp thụ và xử lý hết, dẫn đến rối loạn hoạt động trao đổi chất và gây ra tác dụng phụ là rụng tóc.

Bạn nên làm gì? Nếu đây là nguyên nhân gây rụng thì hãy ngừng sử dụng vitamin A, tóc bạn sẽ mọc trở lại.

nhung-nguyen-nhan-gay-rung-toc

Ảnh minh họa

Thiếu protein

Nếu trong bữa ăn của bạn không có đủ vitamin A, cơ thể bạn sẽ không đủ protein để nuôi tóc, theo Học viện Da liễu Mỹ. Bạn sẽ bị rụng tóc khoảng 2- 3 tháng sau khi giảm lượng protein trong khẩu phần ăn.

Bạn nên làm gì? Có rất nhiều nguồn protein tuyệt vời cho bạn, bao gồm cá, thịt và trứng. Nếu bạn không ăn thịt và sản phẩm động vật, hãy tìm những nguồn protein chay.

Yếu tố di truyền

Chứng rụng tóc ở nữ được gọi là androgen – phiên bản nữ của chứng hói đầu. Nếu bạn được sinh ra từ một gia đình có những người phụ nữ bị hói đầu ở một độ tuổi nhất định, bạn có nguy cơ cũng bị hói như thế, tiến sỹ Glashofer nói.

Bạn nên làm gì? Giống như nam giới bạn cũng có thể dùng kem bôi hoặc thuốc uống để duy trì tóc của mình.

Thay đổi hormone

Cũng như sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể gây ra rụng tóc, vì vậy khi xuất hiện rụng tóc, hãy thay đổi hoặc ngừng sử dụng thuốc tránh thai. Thay đổi hormone kích thích cơ thể tiết ra telogen effluvium gây rụng tóc.

Bạn cũng có thể bị rụng tóc nếu trong gia đình bạn cũng đang phải đối mặt với vấn đề này. Sự thay đổi trong cân bằng nội tiết tố xảy ra ở thời kỳ tiền mãn kinh cũng gây nên vấn đề tương tự. Các nội tiết tố androgen ( nội tiết tố nam) ở da đầu sẽ hoạt động – bác sĩ Mark Hammonds – một bác sỹ da liễu ở Scott & White Clinic tại Round Rock, Texas lý giải. Lúc này, các nang lông sẽ thu hẹp lại và sau đó bạn sẽ bị rụng tóc nhiều hơn.

Bạn nên làm gì? Nếu thuốc tránh thai bạn đang sử dụng gây nên rụng tóc thì hãy nói chuyện với bác sĩ để có một loại thuốc tốt hơn.

Suy giảm tuyến giáp

Suy giảm tuyến giáp là thuật ngữ chỉ một tuyến giáp không khỏe mạnh. Tuyến giáp nhỏ nằm ở cổ giúp bạn sản xuất hormone quan trọng trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển. Khi cơ thể không  được cung cấp đủ hormone, sự trao đổi chất trong cơ thể bị cản trở và hậu quả là bạn rất dễ bị rụng tóc.

Bạn nên làm gì? Bạn nên dùng dược phẩm hỗ trợ tuyến giáp để giúp giải quyết vấn đề này. Khi tuyến giáp của bạn trở lại hoạt động bình thường, tóc bạn sẽ mọc trở lại.

Rối loạn hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn (ví dụ như miễn dịch hoạt động quá mức) thì cơ thể có thể bị nhầm lẫn và cho rằng tóc là yếu tố “ngoại xâm” và cần được loại bỏ. Chính vì vậy, sự đào thải tóc diễn ra thường xuyên hơn, gây ra tình trạng rụng tóc.

Bạn nên làm gì? Bạn nên đi khám để biết tình trạng sức khỏe của mình và được bác sĩ điều trị, ngừa rụng tóc.

nhung-nguyen-nhan-gay-rung-toc

Ảnh minh họa

Bệnh lao da

Giống như các bệnh tự miễn khác, bênh lao da có thể gây rụng tóc. Hệ tự miễn của cơ thể đã có nhầm lần, các tế bào miễn dịch đã tấn công tóc. Thật không may, tóc rụng trong trường hợp này sẽ không mọc trở lại.

Bạn nên làm gì? Nếu tóc rụng ít, bạn nên thử một kiểu tóc mới để ngụy trang, tóc ngắn thì sẽ khỏe hơn tóc dài, vì vậy, hãy cắt ngắn tóc để trông khá hơn.

Giảm cân quá nhiều

Giảm cân đột ngột là một dạng chấn thương vật lý dẫn đến tóc mỏng. Việc ăn uống thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến rụng tóc. Rụng tóc cùng với giảm cân có thể là dấu hiệu của việc rối loạn ăn uống như chán ăn, hoặc ăn quá nhiều.

Bạn nên làm gì? Giảm cân đột ngột có thể gây sốc cho cơ thể bạn và bạn phải mất 6 tháng để cơ thể cũng như tóc của bạn kịp thích nghi và phục hồi.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buống trứng đa nang là sự mất cân bằng hormone giới tính nam và nữ. Sự dư thừa nội tiết tố androgen có thể dẫn đến u nang buồng trứng, tăng cân, tăng nguy cơ bị tiểu đường, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh cũng như làm tóc mỏng đi. Sự tăng vọt của hooc mon nam có thể làm xuất hiện nhiều lông hơn trên mặt và cơ thể bạn.

Bạn nên làm gì? Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang giúp cân bằng nội tiết tố và đảo ngược một số rối loạn. Phương pháp điều trị bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục, thuốc tránh thai cũng như sự các liệu pháp cụ thể để tránh khả năng bị vô sinh hoặc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Theo TTVN.vn

Điều trị rụng tóc do thiếu dưỡng chất thế nào?

Em bị rụng tóc từng vùng, cách đây 3 năm có đi xét nghiệm máu được bác sĩ chẩn đoán là bị rụng tóc do thiếu dưỡng chất.

Sau đó, em tiêm biotin và bepanthene và đã đỡ một thời gian dài. Hiện tại, em bị rụng tóc lại và rụng nhiều. Có phải em bị rụng tóc do thiếu dưỡng chất? Em cần lựa chọn thực phẩm thế nào để tóc bớt rụng?Đinh Thị Yên

dieu-tri-rung-toc-do-thieu-duong-chat-the-nao

Ảnh minh họa – Internet

Mái tóc chỉ đẹp ở một cơ thể khỏe mạnh và đầy đủ dinh dưỡng. Tóc rụng nhiều thường do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu đạm, vitamin nhóm B (vitamin B6, biotin, acid folic), vitamin E, coenzym Q10, các khoáng chất như kẽm, sắt… Ngoài ra, tóc rụng cũng có thể do bệnh lý ở đường tiêu hóa, làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng hoặc các bệnh lý như thiếu máu, giảm chức năng của tuyến giáp cũng thường gây rụng tóc.

Do vậy, cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chứ không phải chỉ tiêm thuốc đơn thuần như trong thư em đã nói. Để đủ các chất dinh dưỡng trên, em hãy chú ý lựa chọn các thực phẩm giàu đạm có nhiều trong thịt, cá, tôm, cua, trứng, các loại đậu; vitamin B có trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, càrốt, cải xanh, biotin có trong gạo đỏ, đậu xanh, đậu nành…; vitamin C có trong rau trái cây tươi (đặc biệt là cam, bưởi, táo…), vitamin E có trong trái bơ, dầu thực vật, các loại hạt, kẽm có trong nguồn thức ăn động vật, hải sản (đặc biệt nhiều ở con hàu, iốt có trong rong biển, cá biển, muối iốt…, coenzym có trong thịt, cá, bông cải xanh, các loại đậu…

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì cần chăm sóc tóc thường xuyên: nên gội đầu 3 lần trong tuần, dùng dầu gội hợp với từng loại tóc, mát-xa nhẹ nhàng khi gội hơn là cào sạch da đầu, hạn chế uốn, sấy, nhuộm tóc… Nếu có các bệnh lý tiêu hóa, tuyến giáp thì cần khám chữa triệt để. Hãy thực hiện các điều khuyên trên để có mái tóc như ý, em nhé!

BS. Vũ Lan Anh

Theo Suckhoedosiong.vn

Thiếu iốt có thể gây rụng tóc

Tiến sĩ Ravindra Gupta thuộc Khoa nội tổng quát Bệnh viện Columbia Asia, Gurgaon (Ấn Độ) cho biết, có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc hoặc hói đầu. Trong đó, tình trạng cơ thể thiếu iốt cũng góp phần gây nên tình trạng này.

thieu-iot-co-the-gay-rung-toc

Ảnh minh họa: internet

Bên cạnh đó, tình trạng rụng tóc cũng có thể gây nên bởi việc chăm sóc tóc không đúng, như sử dụng dầu gội đầu không thích hợp, không massage da đầu, chải tóc khi còn ướt…

Vì sao thiếu iốt có thể gây rụng tóc? Tiến sĩ Ravindra Gupta giải thích: “Như chúng ta đều biết, tình trạng thiếu iốt dẫn đến suy tuyến giáp và bướu cổ. Và suy tuyến giáp có thể gây thiếu hụt hormone tuyến giáp, thường là nguyên nhân dẫn đến rụng tóc”.

Tình trạng rụng tóc hoặc hói đầu là các biểu hiện của sự mất cân bằng hormone tuyến giáp khi đi kèm với các triệu chứng suy giáp khác, như mệt mỏi, trầm cảm, tăng cân, da khô, chuột rút, nhức mỏi, phù chân và buồn ngủ quá mức.

thieu-iot-co-the-gay-rung-toc

Theo tiến sĩ Ravindra Gupta, việc cơ thể thiếu iốt có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như mất cân bằng nội tiết tố, sau thời kỳ mang thai và mãn kinh, bệnh thiếu máu, căng thẳng, chế độ ăn kiêng…

Để bảo đảm cung cấp đủ lượng iốt cho cơ thể, các chuyên gia khuyên những người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 150mcg iốt mỗi ngày. Ngoài việc sử dụng muối iốt, bạn cũng có thể tiêu thụ các nguồn thực phẩm giàu iốt khác bao gồm: khoai tây nướng cả vỏ, sữa, tôm, trứng luộc, gà tây nướng, cá tuyết…

Theo Phunuonline.com.vn

Làm cách nào khắc phục rụng tóc do đội mũ bảo hiểm?

Mũ bảo hiểm nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ khiến tóc bị rụng, ngứa, có thể có vảy hoặc những biểu hiện bất thường trên tóc.
Thời gian gần đây tóc tôi bị rụng nhiều, khi đi khám thì bác sĩ bảo là do mũ bảo hiểm. Vậy xin hỏi tôi phải khắc phục thế nào?Phùng Lan Anh (Hà Nội).
lam-cach-nao-khac-phuc-rung-toc-do-doi-mu-bao-hiem
Ảnh minh họa.

PGS.TS Trịnh Lê Hùng

, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội:
Mũ bảo hiểm là nơi trú ngụ nhiều loại vi khuẩn, nếu không được vệ sinh thường xuyên thì rất có thể khiến tóc bị rụng, ngứa, có thể có vảy hoặc có những biểu hiện bất thường trên tóc và da đầu cần đi khám ngay.
Tốt nhất là phải vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên, đúng cách, không nên lạm dụng các loại thuốc xịt tự làm sạch. Mỗi bộ phận của chiếc mũ cũng cần có cách vệ sinh, tẩy rửa riêng. Nên để mũ bảo hiểm ở những nơi khô thoáng để tránh nấm mốc sinh sôi và dùng khăn khô lau sạch hằng ngày.
Hoặc sử dụng những sản phẩm chuyên dụng dùng để khử mùi và diệt khuẩn có bán ở các siêu thị để vệ sinh mũ bảo hiểm của bạn. Cách tốt nhất để diệt khuẩn mũ bảo hiểm là phơi nắng.
Theo Kienthuc.net.vn
The post Làm cách nào khắc phục rụng tóc do đội mũ bảo hiểm? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Phương pháp tự nhiên ngăn ngừa rụng tóc

Đối với nhiều trường hợp bị rụng tóc, việc điều trị tại các cơ sở thẩm mỹ có thể không mang lại hiệu quả cao bằng cách áp dụng các phương pháp tự nhiên.

Dưới đây là năm bí quyết đơn giản cho bạn.

Điều trị bằng dầu thực vật

Để ngừa rụng tóc, bạn có thể sử dụng các loại dầu thực vật như ôliu, dầu dừa, dầu cải đã được làm ấm, thoa đều lên da đầu, kết hợp với massage. Sau đó, trùm lên đầu một chiếc mũ tắm, để khoảng một giờ rồi gội đầu cho sạch.

phuong-phap-tu-nhien-ngan-ngua-rung-toc

Sử dụng nước ép gia vị

Các chuyên gia cho biết, để ngừa rụng tóc, bạn có thể sử dụng các loại nước ép gia vị như nước ép tỏi, nước ép hành tây hoặc nước ép gừng chà lên da đầu trước khi đi ngủ, để qua đêm rồi gội sạch vào sáng hôm sau.

Massage da đầu

Thực hiện việc massage da đầu của bạn vài phút mỗi ngày sẽ giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu. Việc máu lưu thông tốt da đầu sẽ giúp nuôi dưỡng nang tóc, giúp tóc phát triển. Để tăng hiệu quả, bạn có thể sử dụng một vài giọt tinh dầu oải hương, dầu hạnh nhân hoặc dầu mè xoa lên da đầu trong lúc massage.

Sử dụng chất chống oxy hóa

Hãy thoa nước trà xanh ấm (chừng hai túi lọc trong một ly nước) lên da đầu, để khoảng một giờ, sau đó gội sạch. Theo các chuyên gia, nước trà xanh có chứa mức cao chất chống oxy hóa catechin, có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc cũng như thúc đẩy quá trình tăng trưởng tóc.

Tập thiền

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gốc rễ gây rụng tóc là do bị căng thẳng và trầm cảm. Nghiên cứu cho thấy, việc luyện tập thiền có thể giúp cải thiện tâm trạng căng thẳng và khôi phục sự cân bằng mức hormone trong cơ thể, có tác dụng ngừa rụng tóc.

Theo Phunuonline.com.vn

Bí quyết ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả

1. Quả bưởi

Đối với triệu chứng tóc khô, rụng nhiều và dễ gãy, hãy lấy vỏ bưởi ngâm trong nước ấm qua đêm, sau đó dùng nước đó để gội đầu (không cần dầu gội).

bi quyet ngan toc rung tu buoi
Chăm sóc tóc ngăn ngừa tóc rụng bằng vỏ bưởi khá đơn giản và an toàn.

2. Quả cam

Sử dụng nước cam tươi thoa lên tóc, ủ 20 phút rồi gội lại bằng nước sạch.

3. Quả chanh

Chà xát hoặc massage nước cốt chanh lên tóc rồi gội lại bằng nước sạch giúp tóc mọc nhanh hơn.

4. Quả chuối

Quả chuối chín, bóc bỏ vỏ, lấy thịt quả nghiền nhuyễn rồi bôi lên tóc và da đầu. Cách làm này có thể chữa rụng tóc và giúp bạn có mái tóc bóng khỏe.

5. Dầu ô liu

Pha một chút dầu ô liu với nước, sau đó phun lên tóc sau khi đã gội xong, ủ 30 phút, rồi xả sạch, kiên trì trong khoảng hai tháng sẽ có kết quả rõ rệt.

Theo Webphunu

Kích thích tóc mọc nhanh bằng dầu dừa thiên nhiên

Sử dụng dầu dừa thiên nhiên để kích thích tóc mọc nhanh là cách chăm sóc tóc đơn giản, rẻ tiền nhưng lại cực kì an toàn và hiệu quả.

Dầu dừa giúp dưỡng ẩm cho da đầu để kích thích tóc mọc nhanh và dài hơn nên dầu dừa rất được ưa chuộng trong việc trị rụng tóc. Đặc biệt dầu dừa có tác dụng chống oxy hóa làm cho tóc của bạn luôn được bóng mượt, mọc dày hơn và giảm hẳn hiện tượng rụng tóc trong 1 thời gian ngắn trong việc chăm sóc tóc.

Công dụng giúp tóc nhanh mọc của dầu dừa là do chúng có khả năng thâm nhập vào tóc tốt và ngăn ngừa sự giảm thiểu các phân tử protein – một trong những nguyên nhân khiến tóc rụng và chẻ ngọn.

http://www.dreamstime.com/-image21262617

Dầu dừa có tác dụng kích thích tóc nhanh mọc, chống rụng tóc và giúp tóc bóng mượt

Bên cạnh việc kích thích tóc nhanh mọc, theo nhiều tài liệu, dầu dừa còn chứa khoảng 50% axit lauric – chất có khả năng kháng nấm, vi khuẩn và virus. Dầu dừa giúp làm lành và phục hồi các vùng da bị tổn thương. Mặt khác, chúng ta có thể phòng ngừa chẻ ngọn tóc.

Hãy nhúng chiếc lược chải tóc của bạn (đảm bảo là một chiếc lược sạch sẽ nhé) vào tinh dầu dừa, sau đó chải đều lên tóc để dầu dừa có thể thấm vào da đầu và cung cấp dưỡng chất, cũng như độ ẩm cần thiết cho da đầu. Bạn có thể tiếp tục massage da đầu bằng tay để cho dầu dừa thẩm thấu nhanh hơn. Tiếp theo, búi hoặc quấn tóc lại cho gọn gàng, nhưng đừng siết chặt quá sẽ làm tóc tổn thương.

kich-thich-toc-moc-nhanh-bang-dau-dua-thien-nhien

Sử dụng dầu dừa ủ tóc 1 – 2 lần một tuần giúp tóc bạn nhanh dài và nhanh mọc hơn

Bạn có thể trùm khăn hoặc đội mũ tắm để tinh dầu dễ hấp thụ vào tóc hơn, sau một giờ hãy gội lại với dầu gội như bình thường. Thường xuyên áp dụng cách này, khoảng một tuần một lần giúp tóc bạn được dưỡng ẩm và nuôi dưỡng từ sâu bên trong chân tóc, kích thích tóc mọc nhanh và nhiều hơn.

Bên cạnh việc chăm sóc tóc bằng dầu dừa, bạn cũng cần lưu ý nên cắt tỉa tóc thường xuyên để kích thích tóc mọc nhanh, đồng thời loại bỏ phần tóc khô xơ và chẻ ngọn. Không chỉ vậy, bạn cũng cần lưu ý thực hiện chế độ ăn cân bằng, đầy đủ dưỡng chất và uống nhiều nước để tóc bạn cũng được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và nhanh mọc hơn nhé!

Để có thể tự chế dầu dừa tại nhà, bạn có thể tham hướng dẫn sau đây:

Nguyên liệu:

- 1 kg dừa khô (đã nạo sẵn, mua ở chợ)

- 1 cái rây để lọc nước cốt dừa

- 2 cốc nước

- Chảo hoặc nồi đun

kich-thich-toc-moc-nhanh-bang-dau-dua-thien-nhien

Bạn nên tự chế dầu dừa tại nhà để chăm sóc tóc một cách an toàn và hiệu quả nhất!

Thực hiện

- Bước 1: Cho 1kg dừa đã nạo sẵn vào một chiếc chậu nhỏ đã được rửa sạch sẽ. Sau đó, đổ 2 cốc nước nóng vào chậu dừa đã nạo và trộn đều khoảng 3 phút. Sau khi trộn đều, nên ngâm khoảng 15 phút. Tiếp tục vắt nước cốt dừa ra một chiếc nồi riêng.

- Bước 2: Sau khi vắt nước cốt dừa xong, sử dụng chiếc rây để rây lại nước cốt dừa lần nữa sao cho bã dừa không bị lọt vào trong nước cốt. Bạn cũng có thể sử dụng máy xay sinh tố để cho dừa vào xay nhuyễn rồi vắt lấy nước, bỏ xác.

- Bước 3: Đun nóng nồi nước cốt dừa với lửa lớn cho nước cốt dừa sôi trên bếp. Bạn nên vừa đun vừa khuấy để tránh bị trào.

Bước 4: Khi nước cốt dừa sôi, nên giảm nhỏ lửa và vẫn khuấy thường xuyên để tránh bị cháy ở đáy. Bạn cứ đun cho đến khi nước trong chảo bắt đầu sền sệt thì giảm nhỏ lửa. Lúc này, chảo sẽ cạn dần, nước cũng trong dần. Ở dưới đáy nồi có một lớp cợn sền sệt. Lớp này ban đầu màu trắng ngà, sau chuyển sang vàng.

Bước 5: Tắt bếp và múc dầu dừa ra một chiếc bát để nguội. Sau đó, bạn đổ dầu dừa vào lọ thủy tinh để dùng.

Theo Webphunu.net