Lưu trữ cho từ khóa: rửa chén bát

Diệt vi khuẩn ở chậu rửa bát

PGS.TS Ngô Quốc Quyền, Viện Hóa học cho biết: Nếu không được vệ sinh thường xuyên, chậu rửa chén bát rất dễ là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn e.coli gây tiêu chảy rất dễ lây lan, dễ phát sinh trong nguồn nước.

a
Chậu rửa chén bát rất dễ là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn e.coli.
E.coli gây tiêu chảy, viêm phổi, đồng thời là thủ phạm của 80% các trường hợp viêm đường tiết niệu. Việc sử dụng bồn rửa bát vào quá nhiều mục đích (rửa các loại thực phẩm và đồ dùng nhà bếp, rửa tay, giặt khăn lau...) cùng với sự lơ là, chủ quan trong việc làm vệ sinh bồn là những nguyên nhân gây ra tình trạng nói trên.

Các gia đình nên thường xuyên tiến hành diệt khuẩn ở bồn rửa bát bằng cách pha 1 thìa nước javel với 1 lít nước cọ rửa bồn. Để dung dịch bám trên bề mặt bồn trong 10 phút trước khi xả lại bằng nước sạch sẽ giúp bếp sạch hơn.

Meo.vn (Theo Bee)

Bí kíp giữ đồ dùng bằng thuỷ tinh, gốm sứ

Hãy để chúng tôi giúp bạn bảo quản những món đồ bằng thuỷ tinh, gốm sứ... luôn sáng đẹp như mới nhé!

Sau một thời gian sử dụng, đồ gia dụng bằng thủy tinh, sành, sứ, gốm thường bị cáu bẩn và xỉn màu. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số cách làm mới lại đồ dùng yêu thích của gia đình mình nhé!

- Máy rửa chén bát thật sự không thích hợp với những đồ dùng bằng thủy tinh. Nếu để cốc, chén… bằng thủy tinh bị sứt mẻ thì không có cách nào khác là phải bỏ đi. Vì vậy bạn nên cẩn thận hơn và bớt chút thời gian để rửa chúng bằng tay, nhớ nên rửa bằng nước rửa chén cho thật sạch và sáng bóng.

- Khi đánh rửa cốc chén hay bất cứ đồ dùng gì bằng thủy tinh trong nhà bạn cần phải thật nhẹ nhàng, hạn chế tối đa va chạm, cọ xát nếu không rất dễ bị vỡ và sứt mẻ, rạn nứt.

Những vật dụng bằng thuỷ tinh, gốm sứ... rất cần được nâng niu.

- Với chai, lọ trước khi rửa cần phải vứt bỏ nút, nắp (nếu có) vì khi bị bẩn chúng rất dễ bám chặt vào miệng chai và nếu để lâu sẽ khó tháo ra được.

- Để rửa sạch tận đáy chai, lọ nên dùng xơ mướp hay que chuyên cọ rửa để rửa sạch, nên nhớ chọn que rửa đủ độ dài để cọ được tận đến đáy.

Tuy nước rửa chén rất tốt để rửa sạch vết bẩn cho đồ dùng bằng thủy tinh, sành, sứ nhưng đồ dùng cũng rất dễ bị ố vàng do nguồn nước rửa có nhiều vôi, canxi. Bạn có thể áp dụng một số nguyên liệu khác để thay thế bằng các cách dưới đây:

- Để làm sạch chai hoặc bình chứa dầu, mỡ hoặc nước hoa, bạn nên đổ đầy nước cà phê nóng pha loãng với nước vào chai hoặc bình. Chỉ sau một vài giờ, chai, bình trở nên rất sạch và hết mùi.


- Để chén, bát, lọ, bình bằng thủy tinh đủ độ sáng bóng, sạch sẽ, bạn chỉ cần rửa qua bằng nước ấm có pha chanh hoặc giấm sau đó lau khô bằng khăn mịn.

- Với cốc uống nước, bình, lọ hoặc cửa kính và gương, dùng bột có men dùng làm bánh mỳ pha với nước lau qua một lần lên bề mặt, một lúc sau dùng giẻ mềm lau lại. Đồ dùng sẽ sáng bóng trong nhiều tuần lễ.

Sau một thời gian sử dụng, chai và bình trở nên rất bẩn. Nếu bạn muốn tìm lại sự sáng trong như ban đầu thì cách tốt nhất là nên dùng vỏ trứng, chanh và giấm bằng cách vò nát khoảng 6 vỏ trứng vào đồ dùng cần làm sạch sau đó vắt hai quả chanh hoặc một nửa cốc giấm. Ngâm qua một đêm đủ thời gian để cho vỏ trứng tan trong nước chanh hoặc giấm, rửa đồ dùng bằng nước nóng và úp khô.
- Để làm sạch những đồ dùng bị ố vàng do canxi, nhất là bồn rửa, bồn vệ sinh, bạn nên dùng nước cọ nhà vệ sinh (có chất tẩy cực mạnh), đổ trực tiếp chất tẩy lên bề mặt, dùng chổi cọ để cọ sạch sau đó dội bằng nước sạch.

- Tuyệt đối không nên rửa những đồ dùng bằng gốm, sành, sứ mà có hoa văn trang trí dễ bị phai, trôi bằng máy rửa chén bát.

- Nên rửa đồ dùng bằng nước ấm và bằng nước rửa (có tính chất tẩy rửa nhẹ nhàng). Để cẩn thận hơn, bạn nên để đồ dùng vào trong chậu bằng nhựa được lót một tấm cao su dưới đáy để tránh bị vỡ trong trường hợp đồ dùng bị trượt khỏi tay bạn. Rửa lại lần thứ 2 hoặc 3 với nước cùng nhiệt độ và dùng khăn sạch, mềm mại để lau khô trước khi cất.

- Đồ dùng, vật trang trí bằng gốm, sứ hiện đại dễ bị xước dài nếu như được rửa sạch bằng vải có thấm nước Javel.

- Với những vết bẩn cứng đầu hơn cần được rửa sạch bằng cách đổ vào trong chậu 3/4 nước, 1/4 nước oxy già và một vài giọt amoniac. Trước tiên cần làm ẩm vết bẩn bằng vòi nước sau đó lấy khăn thấm hỗn hợp chất trong chậu quét lên bề mặt vết bẩn. Cho vật dụng vào trong một túi nhựa buộc kín miệng, sau nhiều giờ nếu vết bẩn vẫn chưa hết bạn hãy làm lại thao tác từ đầu.

- Chữa một vết nứt hoặc vết mẻ trên đồ gốm, trước tiên cần phải rửa vật dụng (thật cẩn thận và nhẹ tay) bằng nước rửa (tính chất tẩy rửa nhẹ nhàng), sau đó làm khô bằng máy sấy tóc. Nếu là đồ gốm dày, rạch thêm một chút vết nứt sau đó dán chúng lại bằng êpoxit, tiếp theo lau khô bằng một chiếc khăn tẩm cồn. Cột chặt vết rạn nứt bằng dây ít nhất 24 giờ.


- Dán lại chân cốc bị gãy, mặc dù đó là một công việc đòi hỏi thật khéo léo, nhưng cũng dễ dàng thực hiện được nếu dùng chất keo thích hợp. Trước hết phải rửa sạch chiếc cốc bằng cồn hoặc một chất dung môi. Lau khô hai nửa chiếc cốc, sau đó bôi keo vào vết vỡ của một phần cốc. Dính hai phần cốc vào nhau (chú ý không được để lệch) và giữ chặt chúng cho đến khi chúng dính vào nhau. Để khô trong vài giờ theo chỉ dẫn trên tuýp keo.

- Không nên úp ngược đồ thủy tinh (bình, cốc, ly…), điều đó có thể tránh được bụi nhưng sẽ gây nên mùi khó chịu.

- Trong khi bạn sắp xếp đĩa mỏng, hay đồ cổ, bạn nên chèn vào giữa mảnh bìa catong hay giấy báo để tránh rạn nứt, mất đi những hoa văn trang trí. Nếu bạn để úp đĩa thì nên lót bằng một tấm giấy tránh trầy xước trên bề mặt đĩa.

Meo.vn (Theo Eva)

Bạn đã “hiểu rõ” gian bếp nhà mình?

Bạn là bà nội trợ hiện đại, nên ngoài việc quan tâm đến công việc bếp núc bạn còn lo lắng đến vệ sinh và sức khỏe cho cả gia đình. Bạn đã có những kinh nghiệm hữu ích về vấn đề vi khuẩn trong nhà gây hại cho sức khỏe gia đình mình. Thế nhưng bạn có chắc chắn rằng mình hiểu đúng hay chưa? Dưới đây là một số quan niệm quen thuộc của các bà nội trợ, cùng khám phá xem kiến thức khoa học của chúng ta đã đủ chuẩn chưa nhé.

Tôi dọn dẹp nhà cửa hằng ngày, nhà tôi luôn sạch thoáng; vì thế vi khuẩn sẽ không có cơ hội xâm nhập.

Quan niệm này hoàn toàn sai. Thực tế vi khuẩn có mặt khắp nơi trong nhà bạn và gian bếp là nơi đặc biệt cần quan tâm. Dù bề ngoài, gian bếp của bạn trông rất ngăn nắp và sạch sẽ nhưng như vậy không có nghĩa là không có vi khuẩn tồn tại và sinh sôi. Thậm chí, chúng còn sinh sôi rất nhanh. Sau 2 giờ đồng hồ sống trong một mẩu vụn nhỏ xíu thức ăn còn bám lại đâu đó trong nhà bếp, mỗi vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở để có đến 4.000 con cháu, gây nguy hại khôn lường cho gia đình bạn.

Ảnh: iStock

Nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi khuẩn ẩn nấp nhất.

Quan niệm này không chính xác. Nhiều người vẫn nghĩ rằng nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi khuẩn tồn tại nhất nhưng thực tế gian bếp nhà bạn mới là nơi các vi khuẩn ẩn nấp. Kết quả nghiên cứu của nhà vi trùng học cho thấy chậu rửa chén bát và ống thoát nước bên dưới lại có nhiều vi khuẩn hơn bồn cầu tiêu. Đơn cử một dụng cụ nhà bếp quen thuộc là tấm thớt cũng đã chứa một lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bồn vệ sinh. Một số dụng cụ khác như chậu mặt bếp, dao thớt, tay cầm tủ lạnh, khăn vải lau tay, miếng rửa bát cũng chứa khá nhiều vi khuẩn.

Miếng rửa chén là nơi tích tụ nhiều tạp chất nhất, là môi trường tốt để vi khuẩn ký sinh gây bệnh cho cả nhà mình

Ảnh: Shutterstock

Hoàn toàn ĐÚNG. Miếng xốp rửa bát có những lỗ nhỏ và thường được đặt nơi ẩm ướt, tạo thành nơi trú ngụ lý tưởng cho gia đình vi khuẩn. Các kết quả thử nghiệm cho thấy hầu hết vi khuẩn trong số đó là vi khuẩn nguy hiểm, chúng lây lan khắp gian bếp của bạn khi bạn sử dung miếng xốp để rửa bát đĩa. Theo số liệu nghiên cứu thì trên miếng xốp rửa bát có thể đến 20 triệu vi khuẩn trú ẩn. Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thức ăn: E. Coli, Salmonella, lỵ trực trùng, Staphylococcus… Một vài loại virus có thể gây rối loạn tiêu hóa như Rota virus, họ entero virus…

Từ đây, có thể thấy miếng xốp tưởng chừng như nhỏ nhắn vô hại lại chính là nguyên nhân của nhiều nguy cơ khó lường. Tầm ảnh hưởng và hậu quả của nó sẽ vô cùng đáng sợ nếu chúng ta không xử lý đúng cách. Vậy đâu là phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của gia đình và hạn chế vi khuẩn?

Dĩ nhiên, việc ngăn chặn 100% sự xuất hiện của vi khuẩn trong miếng rửa bát là điều không thể; tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn bằng cách lựa chọn sản phẩm nước rửa bát thế hệ mới có công thức diệt khuẩn hiệu quả. Nhờ đó, vi khuẩn sẽ không còn cơ hội sinh sôi nảy nở trong miếng rửa và chén bát nhà bạn sẽ sạch bóng chỉ với một cái gạt tay.

Bát đĩa sạch sẽ góp phần không nhỏ cho một bữa ăn ngon. Hãy chăm chút cho miếng rửa chén nhà bạn luôn sạch sẽ, kháng khuẩn giúp bảo vệ sức khỏe, từ đó mang đến cho gia đình bạn một cuộc sống sung túc, hạnh phúc.

Ảnh: Sunlight